Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nghiên cứu phát triển chương trình giao lưu văn hóa dành cho sinh viên trong chuỗi hoạt động hưởng ứngfestival huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.67 KB, 52 trang )

Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này, em xin gửi lời cám ơn
chân thành nhất đến các thầy giáo, cô giáo tại Khoa Du Lịch – Đại học Huế
đã hết lòng giảng dạy và trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học
tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô Phan Thị Diễm
Hương – người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, động viên em
trong suốt q trình làm khóa luận này.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tập thể cán bộ và nhân
viên của Trung tâm Festival Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em
trong quá trình thực tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp này.
Xin cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ và động viên của tồn thể
bạn bè, người thân trong suốt q trình làm đề tài chuyên đề này.
Mặc dù đã có những cố gắng song chuyên đề không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong q thầy giáo, cơ giáo cùng tồn thể bạn bè
góp ý thêm để đề tài được hồn thiện hơn.
Huế, tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Hà Gia Quý Khánh

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng, đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu
thu thập được và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không
trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Hà Gia Quý Khánh

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................3
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài:.............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................................................................5
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN:.....................................................................................................................5
1.1. Khái quát về văn hóa......................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm văn hóa.......................................................................................................5
1.1.2. Giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam..................................................................6
1.1.3. Giá trị đặc trưng của văn hóa Huế...............................................................................7
1.2. Khái quát về Tổ chức sự kiện.........................................................................................9
1.2.1. Khái niệm Tổ chức sự kiện...........................................................................................9
1.2.2. Quy trình tổ chức sự kiện..........................................................................................10
1.3. Sự kiện giao lưu văn hóa là gì?.....................................................................................11
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN................................................................................................................11

1.4. Khái quát về Festival Huế.............................................................................................11
1.4.1. Lịch sử Festival...........................................................................................................11
1.4.2. Ý nghĩa biểu tượng.....................................................................................................18
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN ...........................................................20
ĐỐI VỚI VIỆC TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU VĂN HĨA .......................................................20
DÀNH CHO SINH VIÊN TRONG CHUỖI HOẠT ĐỘNG .......................................................................20
CỦA FESTIVAL HUẾ..........................................................................................................................20
2.1. Đánh giá của nhu cầu của sinh viên về việc tổ chức sự kiện giao lưu văn hóa.............20
2.2. Đánh giá chung............................................................................................................26
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH SỰ KIỆN GIAO LƯU VĂN HÓA
DÀNH CHO SINH VIÊN TRONG CHUỖI HOẠT ĐỘNG HƯỞNG ỨNG FESTIVAL HUẾ..........................28
3.1. Định hướng chương trình giao lưu văn hóa dành cho sinh viên trong chuỗi hoạt động
hưởng ứng Festival Huế...........................................................................................................28
3.1.1. Xác định nhu cầu của sinh viên.................................................................................28
3.1.2. Khái qt về chương trình giao lưu văn hóa.............................................................29

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
3.2. Xây dựng chương trình giao lưu văn hóa dành cho sinh viên trong chuỗi hoạt động
hưởng ứng Festival Huế...........................................................................................................29
3.2.1. Đối tượng mục tiêu: Là học sinh – sinh viên của của các quốc gia được mời tham dự,
dự kiến: Việt Nam, Pháp, Mỹ, Anh, Nga, Nhật, Chi-lê, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc.............29
3.2.2. Thời gian: 5 ngày 4 đêm (diễn ra 1 tuần trước khi diễn ra lễ khai mạc của Festival
Huế)....................................................................................................................................29
3.2.3. Số lượng tham gia: 100 người đến từ 10 quốc gia (10 người/quốc gia)...................30
3.2.4. Chủ đề: “Sinh viên Huế với bạn bè năm châu”.........................................................30
3.2.5. Lịch trình “Chương trình giao lưu văn hóa dành cho sinh viên”...............................30
3.2.6. Chương trình chi tiết Chương trình giao lưu văn hóa dành cho sinh viên................31

3.2.7. Bảng phân công công việc ........................................................................................35
3.2.8. Bảng dự trù kinh phí (đồng)......................................................................................36
3.2.9. Quản trị rủi ro – giải pháp khắc phục........................................................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO: (xếp theo bảng chữ cái)..............................................................................40
PHỤ LỤC..........................................................................................................................................41

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, vấn đề giao lưu văn hóa là
một quy luật của thời đại, là một hiện tượng phổ biến của xã hội loài người.
Trong mọi hoạt động văn hóa, Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao
định đề biện chứng: Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu
tinh hoa văn hóa của nhân loại. Trong q trình giao lưu văn hóa với các
nước phát triển, chúng ta đã tiếp thu nhiều tác phẩm tiêu biểu và nhiều kinh
nghiệm sáng tạo. Giao lưu văn hóa giúp chúng ta giới thiệu được lịch sử,
đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với thế giới. Trong q trình tồn
cầu hóa, quả thực giao lưu văn hóa đã có những bước phát triển đột phá,
Việt Nam đã và đang tiếp thu những tinh hóa văn hóa của nhân loại, cũng
như giữ gìn những bản sắc văn hóa của dân tộc.
Văn hóa được xem là nét đặc trưng để phân biệt quộc gia này với
quốc gia khác, đồng thời đây còn là yếu tố khai thác nhằm mục đích phục
vụ q trình giao lưu, hội nhập và phát triển, nối nhịp cầu để đưa các quốc
gia đến lại gần nhau hơn. Trên tinh thần đó, Festival Huế được tổ chức
định kỳ hai năm một lần được xem là một hoạt động văn hóa mang tầm vóc
quốc tế của Việt Nam. Đây là lễ hội chọn lọc, kết tinh những giá trị văn

hóa tiêu biểu của nước nhà, góp một phần khơng nhỏ cho việc tơn vinh văn
hóa Việt Nam và đưa hình ảnh của Việt Nam ra trường quốc tế.
Trước yêu cầu khách quan của việc tơn vinh văn hóa Việt Nam,
quảng bá văn hóa Việt trên trường quốc tế và yêu cầu phát triển đưa du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đặc biệt là nhu cầu quảng bá hình ảnh
Việt Nam ra thế giới; ngoài ra tác giả nhận thấy Festival Huế là một sự
kiện văn hóa tiêu biểu, nơi các yếu tố văn hóa lớn của Việt Nam được khai
thác có chọn lọc và tạo nên những tác động về nhiều mặt và đến nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội trong đó có ngành du lịch nên tác giả quyết định
nghiên cứu đề tài này.
Hơn nữa, tác giả là một người con của xứ Huế nói riêng và một
người con của đất Việt nói chung. Với tấm lịng u q hương đất nước,
đặc biệt là yêu Huế - cố đô cổ kính thơ mộng, u văn hóa và truyền thống
Huế cùng với trách nhiệm và nghĩa vụ của một sinh viên ngành du lịch là
phải có đóng góp trong việc nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa truyền thống Huế
cũng như văn hóa Việt Nam. Bản thân tác giả đã được tham dự qua các kỳ
SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 1


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
Festival Huế từ năm 2006 đến năm 2014 và cảm thấy rất thích thú và muốn
tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Đó là những lý do chính thúc thơi thúc tác giả chọn và nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu phát triển chương trình giao lưu văn hóa dành cho
sinh viên trong chuỗi hoạt động hưởng ứngFestival Huế”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá nhu cầu của sinh viên Huế đối
với việc tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa dành cho sinh viên. Từ

đó đề xuất kế hoạch xây dựng một chương trình giao lưu văn hóa đặc sắc
và cực kỳ hấp dẫn dành cho sinh viên.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về những nét
đặc sắc trong văn hóa Huế nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung; hệ
thống lý thuyết về việc xây dựng kế hoạch và tổ chức sự kiện.
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu.
- Khảo sát nhu cầucủa các tình nguyện viên là sinh viên đang theo
học tại các trường Đại học, Cao đẳng Huế đối với việc tổ chức các chương
trình giao lưu văn hóa dành cho sinh viên.
- Đánh giá kết quả của quá trình nghiên cứu khảo sát; đề xuất kế
hoạch xây dựng một chương trình giao lưu văn hóa dành cho sinh viên
trong chuỗi hoạt động hưởng ứng của Festival Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: thành phố Huế; Trung tâm Festival Huế
+ Thời gian: Từ tháng 02/2016 đến tháng 05/2016
+ Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu của sinh viên Huế đối với việc tổ
chức chương trình giao lưu văn hóa dành cho sinh viên.
- Đối tượng khảo sát: tình nguyện viên là học sinh sinh viên đang
học tập tại các trường Đại học, cao đẳng tại Huế.
- Từ năm 2000 đến nay, Huế đã tổ chức 7 kỳ Festival và đang trong
quá trình tổ chức kỳ Festival thứ 8, song thời gian và tư liệu nghiên cứu cụ
thể bị hạn chế nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về các chương trình
Festival từ năm 2006 đến năm 2014 và một vài tư liệu tổ về kế hoạch tổ
chức Festival Huế 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 2



Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: Tài liệu được thu thập thơng qua q trình điều tra,
khảo sát ý kiến của sinh viên tình nguyện thơng qua bảng hỏi.
Số liệu thứ cấp: tìm và tập hợp thơng tin số liệu từ các bài báo, tạp chí,
từ các báo cáo của Trung tâm Festival Huế. Trên cơ sở đó, chọn lọc và rút ra
nội dung đáp ứng được yêu cầu của đề tài.
4.2. Phương pháp xử lý số liệu và tài liệu
Phương pháp đánh giá thang đo, phương pháp phân tích so sánh,
phương pháp phân tích và xử lý số liệu (Thống kê tần suất – Frequency,
Phần trăm – Percent, Giá trị trung bình – Mean, Thống kê mô tả Descriptive) bằng phần mềm SPSS 20.0
-

Sử dụng thang đo Likert, với 5 mức độ:

1 – Rất không đồng ý, 2 – Không đồng ý, 3 –Trung lập, 4 – Đồng ý,
5 – Rất đồng ý
 Phương pháp nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận:
Để có những số liệu thống kê phù hợp và cần thiết, đề tài cần sự thống kê
phân tích và hệ thống hóa các số liệu sơ cấp, thứ cấp và lý thuyết nhằm
phục vụ cho việc nghiên cứu.

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 3


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương

Cấu trúc của báo cáo chuyên đề tốt nghiệp như sau:
Phần I: Đặt vấn đề: Phần này tác giả đã nêu ra lý do lựa chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu.
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về tổ chức lễ hội sự kiện và sự kiện giao lưu
văn hóa.
Chương 2: Đánh giá nhu cầu của các tình nguyện viên là sinh viên
đang theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng tại Huế đối với việc tổ
chức các chương trình giao lưu văn hóa dành cho sinh viên.
Chương 3: Đề xuất kế hoạch xây dựng và tổ chức chương trình giao
lưu văn hóa dành cho sinh viên trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival
Huế nhằm nâng cao hình ảnh một đất nước Việt Nam với một nền văn hóa
phong phú, đa dạng và đặc sắc.
Kết luận và kiến nghị
Kết luận và đề xuất các kiến nghị đối với các cấp, ngành liên quan
nhằm thực hiện được chương trình đã nêu ra.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 4


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

A. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.1. Khái quát về văn hóa

1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là một định nghĩa gây nhiều tranh cãi nhất từ trước tới nay.
Từ năm 1952, hai nhà dân tộc học người Mỹ là A.L. Kroeber và C.L
Kluckhohn đã sưu tầm được hơn 300 định nghĩa về văn hóa.Sau đây là một
số định nghĩa mà tác giả cho là tiêu biểu:
* Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là tồn bộ phức thể bao
gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và
những khả năng, tập quán khác mà con người có được với tư cách là một
thành viên của xã hội (Taylor, 1989, tr. 4)
* Trong một bài viết in trong cuốn Văn hóa học đại cương và cơ sở
văn hóa Việt Nam, PGS. Từ Chi có nhắc lại một định nghĩa rất thú vị của
một nhà dân tộc học nào đó: Tất cả những gì khơng phải thiên nhiên đều là
văn hóa (Trần Quốc Vượng.1996, tr. 54)
* Định nghĩa của UNESCO: Văn hóa là một tổng thể những hệ thống
biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong một cộng
đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng (Hữu Ngọc, 1995).
* Trong cuốn giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm
đã đưa ra định nghĩa như sau: “VĂN HÓA là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với mơi trường tự
nhiên và xã hợi”.
Vậy, văn hóa là một phạm trù khái niệm rất rộng mà đến nay vẫn
chưa có một định nghĩa thống nhất cụ thể về nó. Tuy nhiên, tác giả xin
trình bày dung một khái niệm gần gũi nhất với nội dung nghiên cứu của đề
tài. Đó là định nghĩa văn hóa của UNESCO được đưa ra vào năm 2002:
“Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về
tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm những
người trong xã hội và nó chứa đựng, ngồi văn học và nghệ thuật, cả cách
sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”


SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 5


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
1.1.2. Giá trị truyền thống của văn hóa Việt Nam
Trần Ngọc Thêm trong cuốn giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam đã
bàn đến những giá trị cơ bản của văn hóa Việt Nam như sau:
Một là, tính cộng đồng làng xã, thể hiện rõ ở 6 phẩm chất: Tính đồn
kết, giúp đỡ; Tính tập thể thương người; Tính dân chủ, làng xã; Tính trọng thể
diện; Tình u q hương, làng xóm; Lịng biết ơn. Bên cạnh những phẩm
chất tốt, tính cộng đồng làng xã cũng để lại nhiều tật xấu trong văn hóa: Thói
dựa dẫm; Thói cào bằng, chụp mũ; Bệnh sĩ diện, háo danh; Bệnh thành tích;
Bệnh phong trào; Bệnh hình thức v.v..
Hai là, tính trọng âm. Bảy phẩm chất tốt được biểu hiện trong tính
trọng âm là: Tính ưa ổn định; Tính hiền hịa, bao dung; Tính trọng tình, đa
cảm; Thiên hướng thơ ca; Sức chịu đựng, nhẫn nhịn; Lịng hiếu khách. Bên
cạnh đó, tính trọng âm cũng là mảnh đất hình thành những bệnh xấu như:
Bệnh thụ động, khép kín; Bệnh lề mề, chậm chạp; Bệnh tủn mủn, thiếu tầm
nhìn; Bệnh sùng ngoại v.v..
Ba là, tính ưa hài hịa, thể hiện ở bốn phẩm chất: Tính mực thước; Tính
ung dung; Tính vui vẻ, lạc quan; Tính thực tế. Tuy nhiên, tính ưa hài hịa
cũng gây mặt hạn chế, như: Bệnh đại khái, xuề xòa; Bệnh dĩ hòa vi q; Bệnh
trung bình chủ nghĩa; Bệnh nước đơi, thiếu quyết đốn...
Bốn là, tính kết hợp, thể hiện ở hai khả năng: Khả năng bao quát tốt;
Khả năng quan hệ tốt. Mặt trái của tính kết hợp này cũng tạo ra những hậu
quả xấu như: Thói hời hợt, thiếu sâu sắc; Bệnh sống bằng quan hệ…
Năm là, tính linh hoạt. Biểu hiện của tính linh hoạt được thể hiện ở 2
phẩm chất tốt: Khả năng thích nghi cao; Tính sáng tạo. Tính linh hoạt nhiều

khi cũng dẫn đến hậu quả xấu như: Thói tùy tiện, cẩu thả; Bệnh thiếu ý thức
pháp luật…
Tổng hợp 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam ta thấy phẩm chất,
giá trị cốt lõi tốt nhất là lòng yêu nước; tinh thần dân tộc; lịng nhân ái,
thương người; tính cộng đồng làng xã; tính tinh tế.
Văn hóa, đặc trưng của văn hóa khơng phải là phạm trù bất biến, mà
luôn vận động, phát triển cùng với sự biến đổi của điều kiện tự nhiên và sự
phát triển của xã hội loài người. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và tồn cầu
hóa cùng với sự tác động và nảy sinh của các yếu tố bên ngoài và nội tại xã
SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 6


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
hội Việt Nam, sự xung đột về hệ giá trị giữa văn hóa nơng nghiệp - nơng thơn
truyền thống với văn hóa cơng nghiệp - đơ thị hiện đại vẫn tiếp diễn. Những
năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu, đề xuất
nhiều hướng đi, nhiều giải pháp phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong
hiện tại và tương lai với mong muốn 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt
Nam sẽ được bảo tồn và dịch chuyển theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.3. Giá trị đặc trưng của văn hóa Huế
Văn hóa Huế, một nền văn hóa của sự hài hịa và gắn bó giữa mơi
trường sống và chủ nhân của nó
Người ta thường nói văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con
người trong cuộc sinh tồn của mình, thì con người Huế trong lịch sử vươn lên
phía trước đã ứng xử hợp với tự nhiên, để rồi tự nhiên hữu tình vì có con
người và cho con người. Huế không chỉ là xứ sở của sông Hương – núi Ngự
mà Huế có đủ núi – đồi, sơng – biển, đầm – phá, đất – cát, cồn – bàu. Huế có
núi đồi nhấp nhơ với Kim Phụng, Ngự Bình, Vọng Cảnh; có dịng sơng êm

đềm với Hương Giang, An Cựu, Như Ý, Lợi Nơng; có đầm Chuồn, Cầu Hai;
có phá Tam Giang; lại có Cồn Hến, Giã Viên v.v… Huế có tất cả đất núi đồi,
đất thịt và cả đất cát ven phá, ven biển… Không những thế, thiên nhiên Huế
lại quyện vào nhau, sơn thủy hữu tình, phong cảnh kỳ thú. Sống trong khung
cảnh thiên nhiên hòa quyện như vậy, con người Huế đã sớm đùm bọc, gắn bó
với nhau, kể từ ngày vào mảnh đất làm “quà cưới” này lập làng, sinh sống.
Con người đã biết dựa vào và biến đổi cái tự nhiên của Huế để sáng
tạo nên lịch sử – văn hóa Huế.
Cái hài hịa, êm đềm của phong cảnh Huế đã ăn nhập vào con người
Huế nhuần nhị và sâu lắng. Văn hóa Huế, một nền văn hóa được làm giàu bởi
các dịng văn hóa đơ thị – văn hóa làng (chùa) và văn hóa cung đình (bác học)
– văn hóa dân gian khơng có sự đối lập, loại trừ. Năm 1802, vua Gia Long lập
ra triều Nguyễn, định đô ở Phú Xuân, Huế trở thành kinh đô của cả nước
thống nhất từ Đồng Văn đến Cà Mau. Di sản kiến trúc hiện nay chủ yếu được
xây dựng từ thời Gia Long trở đi. Q trình đơ thị hóa khái qt ở trên cũng là
quá trình Huế trở thành xứ sở mang đặc điểm của một nền văn hóa Huế đơ
thị. Ở chốn thần kinh, tinh hoa văn hóa được dịp hội tụ và phát triển, dịng
văn hóa cung đình – bác học xuất hiện với những di sản tinh thần quý giá về
các lĩnh vực thơ ca, âm nhạc, kiến trúc, nghệ thuật múa, nghệ thuật trang trí.
SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 7


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
Trong khi đó, khơng xa kinh thành Huế, vẫn là các làng quê với lối sống làng
quê của mình. Các làng An Hòa, Vĩ Da… sát nạc. Kinh thành vẫn là các làng
chủ yếu sinh sống bằng kinh tế nông nghiệp. Ngồi nghề nơng làm ruộng,
nhiều làng có thêm nghề làm vườn với những loại cây trái đặc sản: quýt
Hương Cần, nhãn lồng Kim Long, thanh trà Nguyệt Biều, chè Tuần…

Văn hóa Làng của những làng quê Huế phản ánh quan phong tục, tập
quá của cư dân làm ruộng, làm vườn và nghề thủ cơng. Riêng trong lĩnh vực
tín ngưỡng dân gian, hằng năm đều đặn diễn ra những lễ hội, cúng tế ở các
làng. Ngồi ra cịn có những lễ hội mang tính truyền của làng hoặc lễ hội của
những làng nghề: Làng Sình mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng Âm lịch,
làng Thai Dương có hội Cầu Ngư vào ngày 12 tháng Giêng Âm lịch, làng
Hiền Lương có lễ cúng tổ nghề rèn vào 18/12 v.v… rong làng có đình, nơi thờ
cúng chư thần, cử hành tế lễ và hội họp của làng. Trong làng lại có chùa. Hầu
hết các làng ở Huế đều có chùa. Trong chùa gian chính thờ các vị Phật, cịn ở
án hậu thờ ngài khai canh các họ của làng. Với số lượng trên 150 ngôi chùa
lớn, nhỏ, Phật giáo đã và đang có một vai trị quan trọng trong văn hóa dân
gian Huế. Có người cho rằng Huế cịn là kinh đơ của Phật giáo, ở Huế đã hình
thành dịng văn hóa chùa, tiêu biểu cho bản sắc của văn hóa Huế… Sự dung
hợp giữa các dịng văn hóa trên đã làm giàu cho văn hóa Huế. Theo thời gian,
chúng bổ sung và nâng cao cho nhau, làm nên cái bản sắc, “cái hồn” của văn
hóa Huế.
Văn hóa Huế, một nền văn hóa của cái đẹp trong nghệ thuật kiến trúc
và phong cách sống.
Nói đến Huế khơng thể khơng nói đến di sản kiến trúc ở Huế và phong
cách nghệ thuật sống của người Huế. Không phải ngẫu nhiên mà người ta vẫn
quen gọi thành những cụm từ mang sắc thái tiêu biểu riêng cho Huế, như:
người Huế, kiến trúc Huế, nhà vườn Huế, món ăn Huế, màu tím Huế, nón lá
Huế, giọng Huế – tiếng Huế, ca Huế… Tất nhiên không phải cái gì thuộc về
Huế đều là bậc nhất cả. Song trong nghệ thuật kiến trúc và phong cách sống,
cái đẹp vẫn là nét trội, nét tiêu biểu. Cái đẹp trong nghệ thuật kiến trúc ở Huế
được thể hiện trước hết là ở sự hịa hợp, gắn bó giữa cơng trình với mơi
trường tự nhiên, một bên là tạo hóa, đất trời, một bên là sáng tạo của thường
dân, phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, tạo nên một thể thống nhất, chặt chẽ
mà nên thơ, hùng vĩ và duyên dáng… Kiến trúc ở Huế không nguy nga đồ sộ
và xa hoa lộng lẫy, nhưng Huế vẫn hấp dẫn con người bởi những cơng trình

SVTH: Hà Gia Q Khánh – K46 TC&QLSK

Page 8


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
kiến trúc dung hợp với cảnh quan tự nhiên đó. Nét đẹp của nghệ thuật kiến
trúc ở Huế còn ở chiều cao của cơng trình (ngơi tháp Phước Dun cao 7 tầng
cũng chỉ 21 m). Lâu đầu, cung điện, lăng tẩm, đình chùa… khơng vượt q
cao so với hàng cây làm đẹp cho khơng gian kiến trúc.
Nét riêng của văn hóa Huế cịn được thể hiện qua ăn nói, ăn mặc, ăn
uống, ăn học và cả ăn chơi của người Huế. Trong ăn nói, người Huế ln tơn
trọng thứ bậc thể hiện qua cách xưng hô ở làng, họ và gia đình, khơng phân
biệt tuổi tác, giàu sang, nghèo hèn (có cả một hệ thống xưng hô khác với
nhiều vùng). Đối với xóm giềng, lạ cũng như quen đều căn cứ vào tuổi tác mà
ăn nói. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện nay đều có chung một thứ tiếng là
tiếng Huế, chung là thứ giọng là giọng Huế, không phân biệt dân làng hay
thành phố. Người ta vẫn biết đến giọng Huế nhẹ nhàng, có phần e ấp của
những cơ gái Huế.
(Nguồn: dulichhue365.com/van-hoa-hue)
1.2. Khái quát về Tổ chức sự kiện
1.2.1. Khái niệm Tổ chức sự kiện
Việt Nam với gần 90 triệu dân, hơn 60 tỉnh thành, hơn 500 quận
huyện với hàng chục ngàn thôn xã, nên kinh tế nước ta lại bao gồm nhiều
thành phần với hàng trăm ngàn doanh nghiệp thuộc các ngành với nhu cầu
đa dạng về tổ chức sự kiện. Là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, với
hơn 60 dân tộc ở các miền khác nhau nên nền văn hóa Việt Nam rất phong
phú và đa dạng. Hơn nữa, Việt Nam còn là nơi giao thoa của các nền văn
hóa lớn như Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây càng làm cho nền văn hóa
Việt Nam hiện đại phong phú và đa dạng hơn. Chính những yếu tố đó cũng

tác động mạnh vào nhu cầu tổ chức sự kiện, làm nhu cầu tăng cao hơn với
nhiều phân đoạn hơn.
Tổ chức sự kiện là một ngành rất mới và nó cũng có rất nhiều cách để
định nghĩa. Theo nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân thì tổ chức sự kiện
được định nghĩa như sau: Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm sự kết
hợp các hoạt động lao động với các tư liệu lao động cùng với việc sử dụng
máy móc thiết bị, công cụ lao động thực hiện các dịch vụ đảm bảo tồn bộ
các cơng việc chuẩn bị và các hoạt động sư kiện cụ thể nào đó trong một
thời gian và không gian cụ thể nhằm chuyển tới đối tượng tham dự sự kiện

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 9


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
những thông điệp truyền thông theo yêu cầu của chủ sở hữu sự kiện và thỏa
mãn nhu cầu của khách tham dự sự kiện.
Các hoạt động dịch vụ cung cấp trực tiếp cho nhóm tập thể đối tượng
những giá trị phải thanh tốn hoặc miễn phí nhằm truyền đạt một thơng điệp
nào đó của người chủ sở hữu có thể được coi là tổ chức sự kiện.
Qua khái niệm trên, tổ chức sự kiện là một quá trình hoạt động, quá
trình này có sự kéo dài về thời gian, từ các công việc chuẩn bị tới các hoạt
động sự kiện tiếp đến là không gian cụ thể, những nơi diễn ra các hoạt
động trên.
1.2.2. Quy trình tổ chức sự kiện
Tổ chức lễ hội và sự kiện: Được hiểu như sự huy động – sự tổ chức và
điều hành các nguồn lực nhằm tạo ra một sản phẩm lễ hội và sự kiện đáp
ứng các mục tiêu đã xác định trước của tổ chức có tư cách pháp nhân sở hữu
sự kiện. Đó là cơng việc quản lý một dự án sáng tạo sản phẩm lễ hội và sự

kiện. Trong trường hợp này, quản lý lễ hội và sự kiện được coi như một loại
công việc, một công nghệ hay một phương pháp. Quá trình này bao gồm 4
giai đoạn: xác định và tổ chức dự án sự kiện (định hình sự kiện), lập kế
hoạch sự kiện, tổ chức dàn dựng sự kiện, kết thúc sự kiện. (theo TS. Cao
Đức Hải & ThS. Nguyễn Khánh Ngọc - Quản Lý Lễ Hội & Sự Kiện của
NXB Lao Động Hà Nội, tr. 17-18)
Tổ chức sự kiện là một ngành nghiên cứu phương pháp chung nhất
xây dựng và thực hiện quá trình tổ chức sự kiện. Quá trình tổ chức sự kiện
bao gồm quá trình chuẩn bị cho sự kiện, quá trình thực hiện sự kiện và các
hoạt động sau sự kiện. Tổ chức sự kiện địi hỏi phải có sự khái qt tồn bộ
sự kiện đồng thời cũng phải chi tiết, cụ thể đối với từng khâu, từng bước
cơng việc, thậm chí phải xác định phương pháp cho từng cơng việc. Bên
cạnh đó, ngành cịn nghiên cứu phương pháp xác định thời gian, khơng gian
và môi trường. Đây là những bộ phận quan trọng cấu thành sự kiện và sự
thành công của sự kiện.
Các hoạt động sự kiện được thực hiện theo kịch bản, kế hoạch đã
chuẩn bị trước. Có những hoạt động trong q tình này sử dụng máy móc
thiết bị, cơng cụ để tạo nên những sản phẩm hàng hóa cụ thể như phòng ốc,
sân khấu, bàn ghế, v.v... Những hoạt động khác nhằm tạo ra dịch vụ như
thiết kế thiệp mời, lên danh sách khách mời, âm thanh, ánh sáng, vận
chuyển, khách sạn, v.v... tất cả đều hướng tới phục vụ các hoạt động sự kiện,
SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 10


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
các hoạt động trên nối tiếp nhau, đan xen nhau tạo thành dòng chảy theo thời
gian định hướng tới sự kiện.
Lập kế hoạch

dự tốn ngân
sách

Cơng việc
Chuẩn bị

Khai mạc sự
kiện

Cơng việc trong

Bế mạc sự kiện

Sự kiện

Cơng việc
Sau sự kiện

Sơ đồ 1. Dịng công việc tổ chức sự kiện
1.3. Sự kiện giao lưu văn hóa là gì?
Sự kiện giao lưu văn hóa là một quá trình hoạt động để chuẩn bị cho
một chuỗi chương trình giao lưu văn hóa; thơng qua hình thức giao lưu gặp
gỡ giữa các đại diện thuộc các quốc gia, các nền văn hóa khác nhau để nhằm
mục đích giới thiệu, quảng bá hình ảnh về đất nước, con người của các quốc
gia, nền văn hóa đó. Các loại hình văn hóa được diễn ra trong sự kiện giao lưu
văn hóa phải thể hiện được đặc trưng của các bên tham gia chúng bao gồm
một số hình thức sau: Thơ văn, âm nhạc, hội họa, kịch, ẩm thực, thời trang,
trò chơi dân gian,...
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.4. Khái quát về Festival Huế

1.4.1. Lịch sử Festival
Xuất phát từ những kết quả bước đầu của Festival Việt - Pháp 1992
giữa thành phố Huế và Codev Việt Pháp, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm hình
thành ý tưởng tổ chức một Festival với qui mô lớn hơn, chất lượng cao
hơn. Ý tưởng ấy đã được sự đồng tình của nhiều bộ, ngành Trung ương và
Ðại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ
đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ðại sứ quán
Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000.
Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt - Pháp đã phối hợp
khẩn trương chuẩn bị theo hướng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện
văn hóa lớn của Việt Nam, vừa có quy mơ quốc gia và có tính quốc tế, thu
hút sự tham gia của các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với
nghệ thuật đương đại của Pháp, gắn mở rộng giao lưu văn hóa với phát

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 11


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
triển kinh tế du lịch, từng bước tiếp thu công nghệ Festival quốc tế, xây
dựng Huế xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam.
Từ cuối năm 1998, đầu năm 1999 - thời điểm chuẩn bị bước vào thế kỷ
XXI và thiên niên kỷ mới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với sự phối hợp, hỗ
trợ của Chính phủ Pháp và Đại sứ quán nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, sự
giúp đỡ trực tiếp của Bộ Văn hóa Thơng tin, Tổng cục Du lịch, Bộ Ngoại giao
và các bộ, ngành đã chính thức đề nghị Chính phủ cho phép tỉnh Thừa Thiên
Huế phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000 một lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mơ quốc gia và tính quốc tế đầu
tiên ở Việt Nam. Sau thành công của Festival Huế 2000, Festival Huế 2002
tiếp tục được tổ chức với sự phối hợp giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại sứ

quán Pháp, sự tham gia của nhiều nước ASEAN và các đối tác Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc tạo tiếng vang lớn trong và ngoài nước, làm cơ sở để
Chính phủ cho phép xây dựng thành phố Huế trở thành thành phố Festival của
Việt Nam và tiếp tục chỉ đạo tổ chức các kỳ Festival quốc tế định kỳ 2 năm
một lần.
Từ năm 2000, được sự cho phép của Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ,UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng sự phối hợp, hỗ trợ của Chính phủ
Cộng hòa Pháp và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, sự giúp đỡ trực tiếp của
Bộ Văn hóa Thơng tin, Tổng cục Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành
Trung ương, các địa phương... đã phối hợp tổ chức Festival Huế 2000 - một
lễ hội văn hóa nghệ thuật, du lịch có quy mơ quốc gia và tính quốc tế đầu
tiên ở Việt Nam.Từ đó đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức thành
công 8 kỳ Festival với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”,
đã có sự tham gia của 144 lượt quốc gia đến từ 5 châu lục; trong đó có 219
lượt đoàn nghệ thuật quốc tế và 160 lượt đoàn nghệ thuật trong nước tham
gia biểu diễn, thu hút 12,5 triệu lượt người tham dự, trong đó có gần 3 triệu
lượt khách quốc tế. Festival Huế đã tạo được tiếng vang lớn, mang tầm vóc
quốc gia và quốc tế, tạo tiền đề để xây dựng Huế trở thành thành phố
Festival của Việt Nam.
Festival Huế đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan truyền thơng,
các đơn vị báo chí như: Khai mạc, Bế mạc, lễ hội Áo dài được truyền hình
trực tiếp vào các khung giờ vàng trên VTV1 (2012), VTV2 (2014),VTV3
(2008), VTV4 (2014)… Chỉ riêng Festival Huế 2014 đã có 19 đơn vị bảo
trợ thơng tin như: Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,
SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 12


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương

Thông tấn xã Việt Nam, Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Báo Dân trí, Báo
Lao động, Báo Văn hóa, Báo Nhân dân…; 740 phóng viên đến từ 131 cơ
quan thơng tấn báo chí trong nước và 25 phóng viên từ 11 cơ quan nước
ngoài đến dự và đưa tin với gần 5.000 tin, bài được đăng tải và trích đăng
trên các trang thông tin và báo điện tử.
Festival Huế 2000 diễn ra 12 ngày đêm, với sự tham gia của trên 30
đơn vị nghệ thuật của Việt Nam và Pháp với trên 1000 nghệ sĩ, diễn viên
chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, thu hút hơn 410.000 lượt người
tham dự festival, trong đó có 41.000 lượt khách du lịch, với 6000 lượt
khách quốc tế... Đây thực sự là ngày hội văn hóa, nghệ thuật và du lịch có
quy mơ quốc gia và quốc tế, một đợt tổng diễn tập hoạt động giao lưu có
tính chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, thúc đẩy sự hồi sinh của tỉnh
Thừa Thiên Huế sau cơn lũ lịch sử năm 1999, phát huy được lợi thế so sánh
của tỉnh Thừa Thiên Huế trên lĩnh vực văn hóa - du lịch.
Festival Huế 2002 tiếp tục phát triển chủ đề “Khám phá nghệ thuật
sống của cố đô Huế” đi liền với mở rộng giao lưu quốc tế, diễn ra 12 ngày
đêm và 1 tháng trước ngày khai mạc được khởi động bằng Trại Điêu khắc
Quốc tế “Ấn tượng Huế - Việt Nam” với sự tham gia của 33 đoàn nghệ
thuật tiêu biểu đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia và các đoàn trong nước gồm 1554
nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ kỹ thuật, thu hút trên 1 triệu lượt người tham dự,
75.000 lượt khách du lịch, trong đó có 18.000 lượt quốc tế (tăng gấp 3 lần
so với Festival Huế 2000). Festival Huế 2002 đã tạo được tiếng vang lớn,
mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, tạo tiền đề để xây dựng Huế trở thành
thành phố Festival của Việt Nam.
Festival Huế 2004 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát
triển” diễn ra trong 9 ngày đêm gắn với 1 tháng khởi động của Trại Điêu
khắc Quốc tế “Ấn tượng Huế - Việt Nam”, Trại Điêu khắc dân gian,
Festival Thơ Huế và nhiều hoạt động dạo đầu, đã quy tụ 15 đoàn nghệ
thuật nước ngoài đến từ các nước Pháp, Trung Quốc, Argentina, Australia,

Ấn Độ, Đức, Mỹ; 25 đoàn nghệ thuật trong nước với 1.300 diễn viên
chuyên nghiệp, gần 2.000 diễn viên không chuyên và đội ngũ cán bộ kỹ
thuật từ nhiều lực lượng tham gia phục vụ festival, thu hút 1,2 triệu lượt
người tham dự, 101.950 lượt khách du lịch, trong đó có 11.950 lượt khách
quốc tế. Đây là một lễ hội văn hóa du lịch có quy mơ quốc gia và quốc tế,
SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 13


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
giới thiệu được những giá trị nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam, của Huế và
nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời là dịp tơn vinh Nhã nhạc cung đình Huế kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO
công nhận, tiếp tục tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế du lịch và văn hóa phát triển,
khẳng định lợi thế của một thành phố Festival của Việt Nam.
Festival Huế 2006 với chủ đề “700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân Thừa Thiên Huế, Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển ” - quy tụ 1.440
nghệ sĩ, diễn viên của 22 đoàn nghệ thuật trong nước (1171 diễn viên) và
22 đoàn nghệ thuật quốc tế (269 diễn viên) đến từ các nước: Pháp, Trung
Quốc, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Anh, Argentina, Indonesia,
Australia. Festival Huế 2006 tiếp tục phát huy được những kết quả và các
kinh nghiệm của các kỳ Festival trước, đã đạt được các yêu cầu đặt ra, thu
hút 1,5 triệu lượt người tham dự vào các hoạt động tại Festival Huế. Một
tháng khởi động trước khai mạc và 9 ngày đêm liên tục từ 3/6 đến
11/6/2006, Festival Huế 2006 đã mang đến cho công chúng 138 suất diễn,
trên 40 hoạt động văn hóa và lễ hội cộng đồng. Chương trình đã được cơng
luận đánh giá là một lễ hội mang đậm chất dân tộc, hiện đại, hoành tráng,
hấp dẫn và an toàn, thể hiện được đẳng cấp của một Festival chun nghiệp
và có tính quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, Festival Huế 2006 đã tiếp tục
đánh thức, khơi dậy những giá trị văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, tiếp thị
một cách có hiệu quả với bạn bè năm châu hình ảnh của cố đơ Huế, thành

phố Festival của Việt Nam.
Festival Huế 2008 đã diễn ra với sự góp mặt hơn 1500 nghệ sĩ của
37 đơn vị nghệ thuật trong nước và 457 nghệ sĩ của 31 đoàn nghệ thuật
quốc tế đã mang đến cho cơng chúng 133 suất diễn, gần 90 hoạt động văn
hóa và lễ hội cộng đồng, thổi vào Festival Huế một luồng sức sống mới,
một hương vị mới, xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam. Từ 3-52008, với việc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ V tại Abalone
Resort, Festival đã thực sự khởi động sôi nổi, rộn ràng, và sau đó một
tháng, Festival Huế 2008 đã chính thức khai mạc từ ngày 3-6 và kết thúc
vào ngày 11-6-2008. Suốt một tháng khởi động và 9 ngày chính thức, cả
thành phố Huế và các vùng lân cận náo nức trong bầu khơng khí lễ hội với
nhiều loại hình nghệ thuật tạo nên diện mạo mới, bừng dậy sức sống mới
của vùng đất cố đô, khẳng định vị thế là một trung tâm văn hoá du lịch,
thành phố di sản, thành phố Festival đặc trưng của Việt nam. Festival Huế
SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 14


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
2008 tiếp tục khai thác, tôn vinh những giá trị văn hố Việt nam, văn hố
Huế, tiếp thị có hiệu quả với bạn bè trong nước và quốc tế hình ảnh Huế, tổ
chức qui mơ hồnh tráng, có chất lượng và có tính chun nghiệp cao.
Festival Huế 2010vẫn tiếp tục chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập
và phát triển”, có sự góp mặt của 27 quốc gia với hơn 70 đồn nghệ
thuật,1906 nghệ sĩ biểu diễn (trong đó có trên 500 nghệ sĩ quốc tế), hơn
5500 diễn viên không chuyên, các nhạc sỹ, hoạ sĩ, nhiếp ảnh đến từ mọi
miền đất nước Việt Nam và thế giới, đã mang đến cho công chúng hơn 10
buổi quảng diễn đường phố sơi động, 9 lễ hội chính thức, hàng chục lễ hội
cộng đồng ở các địa phương trong tỉnh và trên 40 cuộc triển lãm, trưng
bày, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình diễn, các hoạt động âm nhạc

đường phố, hoạt động thể thao, hoạt động ẩm thực...Thu hút hơn 3 triệu
lượt người tham gia các hoạt động festival, hơn 130 ngàn lượt khách du
lịch đến Huế, trong đó có hơn 30 ngàn lượt khách quốc tế, tăng 62,58% so
với năm 2008.
Festival Huế 2012 là Festival có qui mơ quốc tế được tổ chức lần
thứ bảy tại Thừa Thiên Huế, cũnglà năm TT Huế được chọn tổ chức Năm
Du lịch Quốc gia. Đặc biệt, Hội nghị thường niên lần thứ 13 Liên đoàn các
thành phố lịch sử (LHC–The League of Historical Cities) gồm 80 thành
phố của 55 quốc gia đã tổ chức tại Huế 3 ngày trong thời điểm diễn ra
Festival Huế.Vì vậy, chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”
năm 2012 được gắn với“ Nơigặp gỡ các thành phố lịch sử. Festival Huế
2012 diễn ra 9 ngày, khai mạc thứ bảy 7/4/2012 (đồng thời cũng là khai
mạc năm Du lịch quốc gia) và bế mạc chủ nhật 15/4/2012. Festival Huế
2012 có mặt 65 đơn vị và nhóm nghệ thuật đến từ các vùng, miền Việt
Nam và quốc tế, với trên 2.000 nghệ sỹ chuyên nghiệp biểu diễn, các nhạc
sỹ, họa sĩ, nhiếp ảnh đến từ mọi miền đất nước Việt Nam và của 27 nước
bạn bè quốc tế (trong đó có trên 500 nghệ sĩ quốc tế), hơn 3.000 diễn viên
không chuyên. Với 189 xuất diễn trên 29 sân khấu (Đại nội: 9, Cung An
Định: 02, TP Huế: 9 và các Huyện, Thị Xã: 9), 22 hoạt động cộng đồng, 16
buổi biểu diễn đường phố. Trên 60 hoạt động hưởng ứng, trong số có Hội
chợ thương mại quốc tế, 14 hội thảo, 24 cuộc triển lãm, 2 lễ hội của các
đơn vị sản xuất, cuộc thi áo dài của Big C... Festival đã thu hút hơn 2 triệu
lượt người tham dự. Festival Huế 2012 là Festival có chất lượng tốt nhất từ
trước đến nay, tổ chức qui mơ hồnh tráng, tính cộng đồng rõ nét và có tính
SVTH: Hà Gia Q Khánh – K46 TC&QLSK

Page 15


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương

chuyên nghiệp cao, tiếp tục khẳng định vị thế và tiêu chí “ Truyền thống,
hiện đại, hồnh tráng, ấn tượng, an tồn và đầy tính nhân văn”.
Festival Huế 2014 Tiếp tục chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập
và phát triển”, Festival Huế lần thứ 8 diễn ra từ ngày 12/4 đến ngày
20/4/2014 sẽ là nơi tụ hội của các thành phố Cố đô của Việt Nam và một số
quốc gia trên thế giới. Festival Huế 2014 tiếp tục là hoạt động văn hóa đặc
biệt trong khn khổ diễn đàn giao lưu văn hóa Đơng Á – Mỹ La tinh do
Bộ Ngoại giao Việt Nam đề xướng.
Festival Huế 2014 quy tụ các chương trình nghệ thuật tiêu biểu, đặc
trưng cho những vùng văn hóa và các thành phố cố đơ của Việt Nam, giới
thiệu nghệ thuật ca múa nhạc cung đình và các làn điệu dân ca độc đáo của
Huế; các chương trình nghệ thuật truyền thống và đương đại chất lượng cao
của của trên 23 quốc gia đến từ 5 châu lục diễn ra hàng đêm tại các sân
khấu ở Đại Nội, Cung An Định và các sân khấu cộng đồng khắp các vùng
thị trấn vùng xa của tỉnh TT Huế và các chương trình biểu diễn giao lưu
đặc biệt dành cho những người khơng có điều kiện tham dự Festival đang ở
tại các bệnh viện, nhà máy...
Festival Huế 2014 tiếp tục tái hiện nhiều lễ hội cung đình độc đáo,
các lễ hội đầy màu sắc và hoạt động văn hóa cộng đồng phong phú, đa
dạng diễn ra liên tục trong 9 ngày đêm, với sự tham gia của đông đảo của
lực lượng nghệ sĩ, diễn viên và công chúng: bao gồm các cuộc triển lãm,
trưng bày, nghệ thuật thả Diều Huế, thư pháp, các hoạt động nghệ thuật sắp
đặt, nghệ thuật âm nhạc – mỹ thuật đường phố, hội thảo khoa học, hội chợ
thương mại quốc tế, hội chợ du lịch, Festival dành cho thiếu nhi với nhiều
hoạt động đầy sắc màu hướng tới những trẻ em bị thiệt thòi, hoạt động thể
dục thể thao, ẩm thực, tour, tuyến du lịch … sẽ thu hút đông đảo khách du
lịch và công chúng tham dự cả ngày lẫn đêm.
Qua 8 kỳ được tổ chức, Festival Huế đã khẳng định thương hiệu và
phần nào định hình trong cộng đồng festival chuyên nghiệp trên thế giới.
Năm 2016, Huế tiếp tục tổ chức Festival Huế 2016 nhằm phát triển tỉnh

Thừa Thiên Huế và đơ thị Huế theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh
quan và thân thiện với môi trường”. Xứng tầm là một trong những trung
tâm văn hóa - du lịch đặc sắc, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm giáo

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 16


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm khoa học – công nghệ của cả
nước và khu vực.
Festival Huế 2016 tiếp tục quy tụ các đoàn nghệ thuật của các quốc
gia ở cả 5 châu lục như: Pháp, Bỉ, Nga, Anh, Đan Mạch, Ba Lan, Maroc,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel, SriLanka, Australia, Hoa Kỳ,
Mêhicô, Chi Lê, Colombia...; Ngoài việc huy động tối đa lực lượng nghệ sĩ
biểu diễn của địa phương từ Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế, Nhà hát
nghệ thuật Ca kịch Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Festival Huế 2016 tiếp
tục có sự tham gia biểu diễn của các đoàn nghệ thuật đặc sắc trong cả
nước: Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long - Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc
Dân gian Việt Bắc - Thái Nguyên, Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bơng Sen
- TP Hồ Chí Minh, Liên đồn Xiếc Việt Nam...
Festival Huế 2016 tập trung khai thác không gian văn hóa truyền
thống của các kỳ Festival Huế trước đây. Trung tâm Đại Nội là hạt nhân
của các kỳ Festival Huế với các sân khấu ngoài trời và trong nhà, quy tụ
các chương trình nghệ thuật đặc sắc của các đoàn nghệ thuật trong nước và
quốc tế. Sân khấu Cung An Định và sân khấu Sân Vận động Tự Do cho các
chương trình âm nhạc đương đại. Các sân khấu ở các khu vực quảng trường
trong thành phố: Ngọ Môn, Bia Quốc Học, Công viên Tứ Tượng, Công
viên đường Trịnh Công Sơn và một số địa điểm cho lễ hội: Thị xã Hương

Thuỷ, huyện Phong Điền tiếp tục được bố trí một số chương trình nghệ
thuật của các đồn nghệ thuật trong và ngoài nước biểu diễn.
BTC đã giới thiệu các chương trình sẽ được tổ chức trong 6 ngày
đêm diễn ra Festival Huế 2016: Chương trình nghệ thuật Khai mạc; Lễ Tế
Giao; Đêm Hồng Cung; Chương trình giới thiệu Tinh hoa nghệ thuật
truyền thống Huế; Ngày hội Phật Giáo Huế và Lễ hội Đèn Quảng Chiếu;
Chương trình nghệ thuật của các đoàn trong nước và quốc tế; Lễ hội đường
phố“Di sản và sắc màu văn hóa các nước Đơng Á - Mỹ La Tinh”; Lễ hội
“Hương Xưa làng Cổ” (tại làng cổ Phước Tích - Huyện Phong Điền); Lễ
hội “Chợ q ngày hội” (tại Cầu Ngói Thanh Tồn - Thị xã Hương Thủy);
Chương trìnhÂm nhạc Trịnh Cơng Sơn; Chương trình áo dài “Rực rỡ Kinh
kỳ”; Chương trình nghệ thuật Bế mạc. Ngồi ra, cịn có các sự kiện,
chương trình hưởng ứng Festival, các chương trình xã hội hóa, các hoạt
động văn hóa cộng đồng: Liên hoan“Ẩm thực Quốc tế”,Hội chợ “Thương
mại Quốc tế Festival Huế 2016”, Festival Khoa học Huế 2016 "Thành tựu
SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 17


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
y học với sức khỏe cộng đồng"; Chương trình nhạc Rock, Festival Thơ
Huế; Liên hoan “Sắc màu tuổi thơ” của thiếu nhi Huế, Lễ hội Đua thuyền
truyền thống trên sông Hương, Lễ hội Diều Huế và trưng bày Diều, Lễ hội
Bia…
Là một trong những lễ hội lớn, Festival Huế với nhiều chương trình
lễ hội cộng đồng được tái dựng với một khơng gian rộng lớn cả trong và
ngồi thành phố, góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế.
Nhiều chương trình như: Đêm Hồng Cung, lễ tế Đàn Nam Giao, lễ
tế Truyền lô và Vinh quy bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ,

diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, đua trải...
Thành phố Huế, còn phục dựng những lễ hội khác nhau như: Tái hiện
lễ hội Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế lấy niên hiệu Quang Trung, tổ chức
lễ hội thi Tiến sĩ võ, khai thác khơng gian văn hóa tại khu Hổ Quyền – Voi
Ré... từ những lễ hội này, có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đa
dạng dần hồi phục, tạo được dấu ấn riêng khá rõ và góp phần làm giàu
thêm cho vùng đất Cố Đô.
Qua 8 kỳ Festival, Huế đã từng bước thu hút hàng trăm chương trình
nghệ thuật của các quốc gia ở 5 châu lục có mặt, trở thành điểm hẹn của di
sản văn hóa và nghệ thuật đương đại của Huế, Việt Nam và nhiều nền văn
hóa khác trên thế giới. Có thể nói Festival Huế là “lễ hội bảo tồn – phát
triển” của Huế. Festival đã góp phần đáng kể về một cách nhìn mới về di
sản Huế của chính con người Huế.
1.4.2. Ý nghĩa biểu tượng
Logo Festival Huế đã được thiết kế là sự tiếp nối của logo Festival
Huế qua các lần tổ chwscvaf đã trở thành một biểu tượng chung duy nhất
cho tất cả các kỳ Festival Huế sau này.
Mẫu logo gồm 2 phần:
- Phần chữ Festival Huế và năm tổ chức là tác phẩm được tuyển
chọn của họa sĩ Pháp De L’Estraint vào năm 1999, khi chuẩn bị tổ chức
Festival Huế 2000.
Ý tưởng cơ bản của biểu tượng là sử dụng màu nền cờ đỏ sao vàng
của quốc kỳ Việt Nam, đi liền với màu cờ là hình Ngọ Mơn ở Đại Nội Huế
được cách điệu và dòng chữ Festival Huế được bố trí theo cấu trúc ngữ
pháp của tiếng Pháp và tiếng Việt.
SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 18



Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
- Dưới nền logo chính của De L’Estraint, ban tổ chức Festival Huế
đưa thêm hình ảnh của linh vật Long Mã.
Long Mã – ngựa hóa rồng – là linh vật đặc trưng thường được trang
trí nên một số kiến trúc Huế. Biểu tượng Long Mã được cách điệu từ hình
tượng Long Mã tại bình phong trường Quốc Học, di tích lưu niệm thời Bác
Hồ theo học tại trường Quốc Học Huế.

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 19


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA TÌNH NGUYỆN VIÊN
ĐỐI VỚI VIỆC TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU VĂN HĨA
DÀNH CHO SINH VIÊN TRONG CHUỖI HOẠT ĐỘNG
CỦA FESTIVAL HUẾ

2.1. Đánh giá của nhu cầu của sinh viên về việc tổ chức sự kiện
giao lưu văn hóa
Tần suất
Tỷ lệ
(lần)
(%)
Khơng mong muốn
0
0
Ít mong muốn
1

1.0
Bình thường
8
8.2
Mong muốn
48
49
Rất mong muốn
41
41.8
Tổng cộng
98
100
Bảng 1: Đánh giá mong muốn có một chương trình giao lưu văn hóa
dành cho sinh viên
(Nguồn: số liệu điều tra, 2016)
Từ bảng 1, ta thấy nhu cầu của sinh viên là mong muốn (49%) và rất
mong muốn (41.8%) có một chương trình giao lưu dành cho sinh viên. Qua
đó cho thấy nhu cầu của sinh viên là rất lớn về việc có một chương trình
giao lưu về sinh viên.
Tần suất
Tỷ lệ
(lần)
(%)
Khơng mong muốn
0
0
Ít mong mn
1
1.0

Bình thường
5
5.1
Mong muốn
48
49.0
Rất mong muốn
44
44.9
Tổng cộng
98
100.0
Bảng 2: Nhu cầu của sinh viên về việc tìm hiểu và mở rộng vốn hiểu
biết về văn hóa thế giới
(Nguồn: số liệu điều tra, 2016)
Từ bảng 2, ta thấy nhu cầu của sinh viên là mong muốn (49%) và rất
mong muốn (44.9%) tìm hiểu và mở rộng vốn hiểu biết về văn hóa thế giới.

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 20


Chuyên Đề Tốt Nghiệp – GVHD Phan Thị Diễm Hương
Ngày nay, việc du nhập của các nền văn hóa mới về mọi mặt tạo nên
các xu thế văn hóa mới như văn hóa Hàn Quốc về trang phục, ẩm thực; hay
văn hóa Nhật Bản về thơ văn, tiểu thuyết,... điều này, khiến giới trẻ là đặc
biệt là các bạn sinh viên kích thích trí tị mị của bản thân và bằng cách này
hay cách khác khiến nhu cầu tìm hiểu và mở rộng vốn hiểu biết về văn hóa
thế giới tăng lên.

Tần suất
Tỷ lệ
(lần)
(%)
Khơng mong muốn
1
1.0
Ít mong muốn
0
0
Bình thường
3
3.1
Mong muốn
37
37.8
Rất mong muốn
57
58.2
Tổng cộng
98
100
Bảng 3: Nhu cầu của sinh viên về việc giới thiệu hình ảnh đất nước con
người Việt Nam
(Nguồn: số liệu điều tra, 2016)
Từ bảng 3, ta thấy nhu cầu của sinh viên là rất mong muốn (58.2%)
và mong muốn (37.8%) giới thiệu và đưa hình ảnh đất nước con người Việt
Nam ra giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Là một đất nước có một nền văn hóa đa dạng phong phú, với các đặc
trưng riêng và rất độc đáo thì hình ảnh đất nước con người Việt Nam rất

đáng chúng ta tự hào và đặc biệt là giới trẻ - thế hệ kế thừa và phát huy các
truyền thống văn hóa đó. Qua đây, ta có thể thấy được rằng niềm tự hào
của giới trẻ đặc biệt là các bạn sinh viên về đất nước con người Việt Nam
là rất lớn bằng chứng là mong muốn về việc giới thiệu hình ảnh đất nước
con người Việt Nam là rất lớn.

SVTH: Hà Gia Quý Khánh – K46 TC&QLSK

Page 21


×