Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về bảo hộ lao động của công nhân công ty cổ phần đường bộ i, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.9 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ HUYỀN

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH
VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ I,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG

Người hướng dẫn luận văn:
ThS.BS NGUYỄN ĐÌNH MINH MẪN

Huế - 2016


Lời Cảm Ơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng
Đào tạo Đại học – Công tác Sinh viên, Khoa Y tế công cộng cùng
toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Y Dược Huế đã tận tình giảng
dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập tại trường cũng như làm luận văn.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thạc só, Bác só Nguyễn
Đình Minh Mẫn là cán bộ thuộc bộ môn Sức khỏe môi trường – Sức
khỏe nghề nghiệp, Khoa Y tế công cộng người Thầy đã trực tiếp
hướng dẫn em tận tình trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường
Đại học Y Dược Huế hỗ trợ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu


tham khảo.
Tôi xin cảm ơn Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế,
cán bộ và công nhân công ty Cổ phần đường bộ I đã tạo điều kiện
thuận lợi tốt nhất cho tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu để
hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã giúp đỡ,
động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cám ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Nguyễn Thò Huyền


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn
toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Huế, tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATLĐ:


An toàn lao động

BHLĐ:

Bảo hộ lao động

BNN:

Bệnh nghề nghiệp

ILO:

International Labour Organization
Tổ chức Lao động quốc tế

MTLĐ:

Môi trường lao động

TĐHV:

Trình độ học vấn

THCS:

Trung học cơ sở

THNN:

Tác hại nghề nghiệp


TNLĐ:

Tai nạn lao động

WHO:

World Health Organization
Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
...................................................................................................................3
1.1.1. Yếu tố tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động......................................3
1.1.2. Yếu tố liên quan đến tâm sinh lý lao động - Ergonomic.....................................3
1.1.3. Tai nạn lao động................................................................................................4
1.1.4. Bệnh nghề nghiệp.............................................................................................4

1.2. TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP............5
1.2.1. Trên thế giới......................................................................................................5
1.2.2. Tại Việt Nam......................................................................................................6
1.2.3. Tại Thừa Thiên Huế...........................................................................................7

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG............................8
1.3.1. Định nghĩa bảo hộ lao động...............................................................................8
1.3.2. Mục đích của công tác bảo hộ lao động [21], [28]..............................................8


1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ LAO ĐỘNG........9
1.5. VẤN ĐỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở CÁC CÔNG TY ĐƯỜNG BỘ VIỆT
NAM .......................................................................................................10
1.5.1. Vấn đề bảo hộ lao động và một số yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe công nhân
.................................................................................................................................. 10
1.5.2. Công ty Cổ phần đường bộ I, tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................12

Chương 2........................................................................................................13
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................13
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................13
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................13


2.1.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................................13
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.......................................................................................13

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................13
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................13
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu..............................................................................13
2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin...............................................................................14
2.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................14
2.2.3.2. Công cụ thu thập số liệu............................................................................14

2.3. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.............................................................14
2.3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu......................................................................14
2.3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu...........................................14
2.3.1.2. Đặc điểm môi trường làm việc của đối tượng nghiên cứu.........................15
2.3.1.3. Đặc điểm sức khỏe của công nhân...........................................................15
2.3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về bảo hộ lao động........................................15

2.3.2.1. Kiến thức về BHLĐ...................................................................................15
2.3.2.2. Thái độ về BHLĐ.......................................................................................16
2.3.2.3. Thực hành về BHLĐ.................................................................................16
2.3.3. Cách đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về BHLĐ................................16
2.3.3.1. Cách đánh giá theo các nội dung cụ thể về kiến thức BHLĐ....................17
2.3.3.2. Cách đánh giá theo các nội dung cụ thể về thái độ BHLĐ........................18
2.3.3.3. Cách đánh giá theo các nội dung cụ thể về thực hành BHLĐ...................18

2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU..........................................................18
2.5. KIỂM SOÁT SAI LỆCH THÔNG TIN....................................................19
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.......................................................................19
2.7. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU..............................................................20
Chương 3........................................................................................................21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................21


3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......21
3.1.1. Đặc điểm cá nhân đối tượng nghiên cứu.........................................................21
3.1.2. Đặc điểm môi trường lao động của đối tượng nghiên cứu..............................22
3.1.2.1. Môi trường lao động đặc thù.....................................................................22
3.1.2.2. Một số yếu tố tác hại nghề nghiệp chủ yếu trong môi trường lao động.....22
Các công việc chủ yếu của công nhân..................................................................22
Bốc xếp thủ công...................................................................................................22
Đổ, trộn bê tông, xây dựng công trình mới.............................................................22
Pha chế sơn, phun sơn; cấp nhựa, nấu tưới nhựa đường....................................22
Đào đất, đá, phá đá...............................................................................................22
Lái máy (máy ủi, cần trục, xe lu…).........................................................................22
Các yếu tố THNN chủ yếu trong MTLĐ..................................................................22
3.1.2.3. Tình hình tai nạn lao động, bệnh tật trong vòng 6 tháng qua của công ty. 23
3.1.2.4. Sự giám sát, quản lý của công ty..............................................................23


3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
CỦA CÔNG NHÂN................................................................................24
3.2.1. Kiến thức về bảo hộ lao động..........................................................................24
3.2.1.1. Kiến thức về khái niệm và mục đích của bảo hộ lao động........................24
3.2.1.2. Kiến thức về phòng tránh, giảm thiểu TNLĐ, BNN của việc sử dụng các
phương tiện BHLĐ và hậu quả khi không sử dụng BHLĐ......................................24
3.2.1.3. Kiến thức về đối tượng có nguy cơ bị TNLĐ và BNN................................25
3.2.1.4. Kiến thức về việc sử dụng các phương tiện BHLĐ...................................25
3.2.1.5. Kiến thức về trách nhiệm của công tác BHLĐ...........................................26
3.2.1.6. Kiến thức về một số biện pháp làm giảm tác hại nghề nghiệp trong MTLĐ
............................................................................................................................... 26
3.2.1.7. Phân loại các kiến thức về BHLĐ của công nhân.....................................27
3.2.1.8. Phân loại kiến thức chung về bảo hộ lao động..........................................28
3.2.2. Thái độ về bảo hộ lao động.............................................................................28


3.2.2.1. Thái độ về việc trang bị kiến thức BHLĐ cho công nhân...........................28
3.2.2.5. Phân loại các thái độ về bảo hộ lao động..................................................30
3.2.2.6. Phân loại thái độ chung về bảo hộ lao động..............................................30
3.2.3. Thực hành về bảo hộ lao động........................................................................31
3.2.3.2. Kiểm tra thường xuyên các phương tiện, đọc/tìm hiểu thông tin BHLĐ....32
3.2.3.3. Phân loại thực hành về BHLĐ của công nhân...........................................32
3.2.3.4. Phân loại thực hành chung về BHLĐ của công nhân................................32

3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC
HÀNH VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN.........................33
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về BHLĐ..................................................33
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ về BHLĐ của công nhân..............................34
3.3.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành về BHLĐ của công nhân.........................35

3.3.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành về BHLĐ và bệnh mắc kéo dài
trên 6 tháng............................................................................................................... 36

Chương 4........................................................................................................37
BÀN LUẬN....................................................................................................37
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......37
4.1.1. Nhóm tuổi, tuổi nghề........................................................................................37
4.1.2. Giới tính........................................................................................................... 37
4.1.3. Dân tộc và tôn giáo..........................................................................................37
4.1.4. Trình độ học vấn..............................................................................................37
4.1.5. Các đặc điểm về môi trường lao động.............................................................38

4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
CỦA CÔNG NHÂN................................................................................39
4.2.1. Kiến thức về BHLĐ của công nhân..................................................................39
4.2.2. Thái độ về BHLĐ của công nhân.....................................................................42
4.2.3. Thực hành về BHLĐ của công nhân................................................................43


4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC
HÀNH VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN.........................45
4.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức chung về vấn đề BHLĐ............................45
4.3.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ chung về BHLĐ của công nhân...................45
4.3.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành chung về BHLĐ......................................46

KẾT LUẬN....................................................................................................49
1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
CỦA CÔNG NHÂN................................................................................49
2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC
HÀNH VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN (p<0,05)..........49

2.1. Liên quan đến kiến thức về bảo hộ lao động của công nhân..............................49
2.2. Liên quan đến thái độ về bảo hộ lao động của công nhân..................................49
2.3. Liên quan đến thực hành về bảo hộ lao động của công nhân............................49
2.4. Liên quan đến bệnh mắc kéo dài trên 6 tháng của công nhân............................49

KIẾN NGHỊ...................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1
PHỤ LỤC.........................................................................................................6


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe công nhân là cần thiết, điều này không chỉ
đảm bảo sức khỏe cho bản thân công nhân mà còn tác động gián tiếp tới năng
suất và chất lượng lao động, qua đó tác động tới sự phát triển chung của xã
hội [18].
Sức khỏe của công nhân có liên quan mật thiết với các yếu tố độc hại
phát sinh, tồn tại trong môi trường lao động. Công nhân trong các ngành hoá
chất, luyện kim, vật liệu xây dựng, khai thác mỏ... thường xuyên phơi nhiễm
trong môi trường bị ô nhiễm bởi bụi, hoá chất độc hại, tiếng ồn, vi khí hậu, sẽ
làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, công việc nặng nhọc,
điều kiện làm việc nguy hiểm, vấn đề an toàn lao động chưa được đảm bảo
cũng làm tăng tỷ lệ tai nạn lao động [14].
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trên thế giới, cứ mỗi 15 giây, có
160 công nhân bị tai nạn lao động và có một công nhân chết vì tai nạn lao
động hoặc bệnh nghề nghiệp [35].
Tại Việt Nam, năm 2015, trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ tai nạn lao
động với 7.785 nạn nhân, trong đó, lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất
với 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9% tổng số người chết [10].
Tại Thừa Thiên Huế, thống kê năm 2015 cho thấy đa số các cơ sở sản

xuất kinh doanh trong địa bàn còn hạn chế trong việc ý thức về vệ sinh an
toàn lao động, chưa nắm hết các văn bản pháp luật có liên quan. Do vậy, vấn
đề bảo hộ lao động tại các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh và ngay cả ý
thức của người lao động còn nhiều bất cập [25].
Công ty cổ phần đường bộ I, ngoài việc tiếp xúc với các tác hại nghề
nghiệp như làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao, tiếng ồn,
rung chuyển… công nhân còn phải thường xuyên tiếp xúc với các loại bụi
đá và các hóa chất độc hại, đặc biệt là các hợp chất dung môi công nghiệp có
trong nhựa đường. Phơi nhiễm lâu dài với các yếu tố tác hại nghề nghiệp này


2
trong điều kiện vệ sinh an toàn lao động không đảm bảo, công nhân sẽ có
nguy cơ cao bị một số bệnh ảnh hưởng đến thính lực, bệnh đường hô hấp,
một số bệnh mãn tính khác… Việc nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành
về bảo hộ lao động, giúp hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố tác hại nghề
nghiệp là vấn đề cấp thiết góp phần đảm bảo sức khỏe công nhân và nâng
cao năng suất cho công ty. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành về bảo hộ lao động của công
nhân công ty Cổ phần đường bộ I, tỉnh Thừa Thiên Huế” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về bảo hộ lao động của công
nhân công ty Cổ phần đường bộ I, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành
về bảo hộ lao động của đối tượng nghiên cứu.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
1.1.1. Yếu tố tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động
Tất cả các yếu tố liên quan đến lao động ở nơi làm việc làm hạn chế
khả năng lao động, gây chấn thương hoặc ảnh hưởng không có lợi cho sức
khỏe của người lao động thậm chí gây tử vong cho người lao động được gọi
là THNN. Các yếu tố THNN thường gặp như : Vi khí hậu, bụi, tiếng ồn, rung
chuyển, hơi khí độc…Yếu tố THNN là nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến
chấn thương nghề nghiệp, bệnh tật của người lao động. Số lượng yếu tố
THNN càng nhiều cũng như tác động phối hợp thì nguy cơ gặp rủi ro càng
lớn và cao hơn [7], [19].
Con người và môi trường có mối quan hệ khăng khít và ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau. Môi trường càng có nhiều yếu tố bất lợi, con người càng dễ tiếp
xúc với các yếu tố độc hại. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với từng
cá thể khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, giới tính, điều kiện
sinh lý... Sức khỏe người lao động và MTLĐ cũng có mối quan hệ mật thiết
với nhau. MTLĐ bị ô nhiễm sẽ làm suy giảm sức khỏe người lao động, thậm
chí có thể dẫn đến tử vong, khi người lao động tiếp xúc với các yếu tố nguy
cơ có thể mắc các BNN hoặc có thể gây các rối loạn cơ năng, suy giảm sức
khỏe, giảm khả năng lao động [6].
1.1.2. Yếu tố liên quan đến tâm sinh lý lao động - Ergonomic
Có từ 10 đến 30% lực lượng lao động ở các nước phát triển, 50 đến
70% lực lượng lao động ở các nước đang phát triển phải chịu gánh nặng thể
lực lớn và điều kiện làm việc phi Ergonomic như: nâng, di chuyển vật nặng
bằng tay, thao tác thủ công đơn điệu, tư thế lao động gò bó [7].


4
Thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi: lao động ca kíp làm thay đổi
nhịp sinh học cơ thể con người cũng là một trong các nguyên nhân gia tăng sự
mệt mỏi. Những người lao động mới làm việc sẽ cảm thấy rất vất vả phải đấu

tranh với những cơn buồn ngủ vào ca đêm; họ lâm vào trạng thái “mơ màng”,
không tỉnh táo dễ dẫn đến TNLĐ; tuy vậy ở các ngành nghề có cường độ lao
động khác nhau thì đặc điểm về TNLĐ cũng rất khác nhau [29].
1.1.3. Tai nạn lao động
TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn
liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải
quyết các nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ Luật Lao động
quy định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh
nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công
việc [20], [35]. Tai nạn được coi là TNLĐ trong các trường hợp sau:
- Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc
và nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người lao động hoặc nơi người lao
động đến nhận tiền lương, tiền công.
- Tai nạn xảy ra do những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, hoả
hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc,
nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được người gây ra tai nạn xảy ra tại
nơi làm việc.
1.1.4. Bệnh nghề nghiệp
BNN là sự suy yếu dần dần sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng
làm việc và sinh hoạt của người lao động do kết quả tác động của những điều
kiện làm việc bất lợi (tiếng ồn, rung chuyển…) hoặc do thường xuyên tiếp
xúc với các hóa chất độc hại như sơn, bụi… BNN có ảnh hưởng làm suy yếu
sức khỏe một cách dần dần và lâu dài [31], [35]. Như vậy cả TNLĐ và BNN
đều gây hủy hoại sức khỏe người lao động thậm chí tử vong, nhưng khác


5
nhau ở chỗ TNLĐ gây hủy hoại đột ngột (còn gọi là chấn thương), còn BNN
thì gây suy giảm từ từ trong một thời gian nhất định.

1.2. TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1.2.1. Trên thế giới
Theo ước tính của ILO, hàng năm có khoảng 337 triệu vụ TNLĐ xảy ra
trên thế giới và 2,3 triệu chết do bệnh liên quan đến lao động [44]. Các số liệu
thống kê tại Cộng đồng Châu Âu cho thấy, trong số 115 triệu người lao động
của Cộng đồng Châu Âu đã có hơn 10 triệu người bị TNLĐ hoặc BNN hàng
năm. Số người chết vì TNLĐ là hơn 8.000 người/năm. Thiệt hại kinh tế
khoảng 26 tỉ euro/năm. Ở Đức, điều kiện lao động xấu gây thiệt hại là 52 tỉ
Mác/năm. Ở Anh, chi phí cho người bị tai nạn bằng 4 - 8% tổng lợi nhuận của
các công ty thương mại và công nghiệp của Anh. Tại Hà Lan, chi phí cho
BNN, TNLĐ bằng khoảng 4% GNP [3].
Tại Mỹ, mỗi ngày có khoảng 9.000 người bị thương tật do TNLĐ và
153 người chết do TNLĐ, BNN, thiệt hại kinh tế hàng năm do TNLĐ xảy ra
trong công nghiệp là 190 tỉ đô la Mỹ [3].
Tại Châu Á, nhiều nước với sự năng động và việc tập trung mọi nỗ lực
cho phát triển kinh tế bắt đầu từ thập kỉ sáu mươi của thế kỉ 20 đã đem đến
cho khu vực một sự khởi sắc mới về phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện chất
lượng cuộc sống. Nhiều công nghệ, kĩ thuật mới được đưa vào ứng dụng đã
giải phóng sức lao động con người, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Tuy nhiên do quá tập trung cho phát triển kinh tế và chưa coi trọng đến
công tác an toàn - vệ sinh lao động nên số vụ TNLĐ, ốm đau, bệnh tật đã tăng
nhanh [3].
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2011 cũng đã cho thấy:
điều kiện lao động rủi ro, có hại đã góp phần làm gia tăng một số bệnh trên
thế giới, cụ thể: 37% số người bị bệnh đau lưng, 16% số người bị tổn thương
thính lực, 11% số người bị bệnh hen xuyễn, 10% số người bị thương tật, 9%


6
số người bị ung thư và 2% số người bị bệnh bạch cầu. Ngoài ra, điều kiện lao

động xấu cũng tác động không nhỏ đến cộng động xã hội, làm mỗi năm có
thêm khoảng gần 310.000 người chết do bị những tổn thương liên quan đến
lao động và 146.000 người chết vì bị bệnh ung thư liên quan đến lao động [3].
Như vậy, BNN đã và đang tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn cho người
lao động, gia đình của họ, cũng như sự phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2. Tại Việt Nam
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết hướng dẫn về công
tác BHLĐ. Các ngành chức năng của nhà nước (Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, tổng liên đoàn Lao động Việt Nam…) đã có nhiều cố gắng trong
công tác BHLĐ. Tuy nhiên, các cơ quan, doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức
một cách nghiêm túc về BHLĐ, bên cạnh đó một số văn bản pháp luật liên
quan vẫn chưa hoàn chỉnh, điều kiện làm việc còn nhiều nguy cơ đe dọa về
ATLĐ. Vì vậy, tình hình TNLĐ và BNN vẫn còn là thách thức lớn đối với
nước ta [26].
Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, năm
2015 trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ TNLĐ, tăng 16,3% số vụ và tăng
5,7% số người tử vong so với năm 2014. Trong đó Đồng Nai là địa phương có
số vụ TNLĐ nhiều nhất với 2.230 vụ và thành phố Hồ Chí Minh là địa
phương có số vụ tai nạn chết người cao nhất cả nước với 105 vụ [10].
Các ngành nghề xảy ra tai nạn chết người nhiều nhất là khai thác
khoáng sản, xây dựng, kinh doanh điện, cơ khí và chế tạo máy. Nguyên nhân
xảy ra tai nạn chết người chủ yếu do nhận thức của người lao động về BHLĐ
còn kém (chiếm 18,9%) và đặc biệt là do người sử dụng lao động (chiếm
52,8%) [10]. Do người sử dụng lao động không huấn luyện ATLĐ, trang bị
phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động, không xây dựng quy trình,
biện pháp làm việc an toàn.


7
BNN có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh. Tổng

số cộng dồn trường hợp mắc BNN đến ngày 31/12/2014 là 28.274 trường
hợp. Tại cuộc họp về ATLĐ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ
chức, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), năm 2015, số người lao động
mắc BNN tăng 31,9%, tập trung vào các bệnh bụi phổi silic, bụi phổi bông,
viêm phế quản nghề nghiệp, nhiễm độc chì, điếc nghề nghiệp [1].
1.2.3. Tại Thừa Thiên Huế
Năm 2015, với sự quan tâm của các cấp, các ngành và các doanh
nghiệp, việc tuyên truyền và thực hiện về an toàn vệ sinh lao động cho người
lao động đã có chuyển biến. Trong năm, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất
đã huấn luyện cho hơn 22 ngàn người lao động về an toàn vệ sinh lao động;
có 254 doanh nghiệp đã thực hiện việc giám sát môi trường lao động; trên 45
ngàn lao động được khám sức khỏe định kỳ (tăng 10 ngàn so năm 2014) và
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho hơn 4.500 người lao động. Tuy nhiên,
tình hình tai nạn lao động và sự cố cháy nổ năm 2015 vẫn xảy ra với 47 vụ tai
nạn lao động làm chết 4 người và 32 vụ cháy tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh, gây thiệt hại gần 33 tỷ đồng [9]. Nguyên nhân xảy ra TNLĐ có
đến trên 72% do người sử dụng lao động không chấp hành đầy đủ các quy
định pháp luật về ATLĐ; không quan tâm tới việc cải thiện điều kiện lao
động, bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động. Người lao
động lại thiếu ý thức, thường xuyên vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc
an toàn; không ý thức được việc tự bảo đảm ATLĐ cho mình, cho những
người làm việc xung quanh [25].


8
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.3.1. Định nghĩa bảo hộ lao động
BHLĐ là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức,
hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật... nhằm mục đích cải thiện điều
kiện lao động, ngăn ngừa TNLĐ, BNN, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người

lao động [21].
BHLĐ là một môn khoa học về an toàn và vệ sinh lao động, an toàn
phòng chống cháy nổ (tức là các mặt về an toàn và vệ sinh môi trường lao
động). Cụ thể, BHLĐ nghiên cứu nguyên nhân và tìm các giải pháp phòng
ngừa: TNLĐ, BNN, các yếu tố gây độc hại trong lao động, sự cố cháy nổ
trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp đảo bảo sức khỏe và an toàn tính
mạng cho người lao động [28].
1.3.2. Mục đích của công tác bảo hộ lao động [21], [28]
- Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn,
vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất.
- Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh
phúc cho người lao động.
- Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực
lao động.
- Nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết
là của người lao động.
Đây cũng là chính sách đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phương tiện BHLĐ
phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy
hiểm, độc hại trong MTLĐ nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản, không
gây tác hại khác. Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp kỹ
thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm độc hại


9
đến mức có thể để cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp
trang bị BHLĐ cá nhân. Người lao động khi được trang bị BHLĐ cá nhân thì
bắt buộc phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định sử dụng trong khi
làm việc, không sử dụng vào mục đích riêng [11], [19].
Tóm lại ở đâu có sản xuất, công tác, có con người làm việc thì ở đó

phải tiến hành công tác BHLĐ. BHLĐ trước hết là phạm trù của sản xuất, gắn
liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất
là người lao động, đồng thời chăm lo sức khỏe cho người lao động, mang lại
hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ, do đó công tác BHLĐ còn có một hệ
quả nhân đạo và xã hội to lớn.
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan
đến vấn đề lao động, sức khỏe nghề nghiệp, nhưng chủ yếu các nghiên cứu
này tập trung vào MTLĐ, THNN hoặc mối liên quan giữa MTLĐ và sức khỏe
công nhân. Chỉ có một số lượng hạn chế nghiên cứu về kiến thức, thái độ,
thực hành của công nhân đối với BHLĐ.
Trên thế giới, theo tác giả Kripa Ram Haldiya và cộng sự nghiên cứu
kiến thức, thái độ, thực hành trên công nhân làm muối ở Ấn Độ (2005), hầu
hết công nhân (85,8%) có kiến thức về BHLĐ, tuy nhiên chỉ có 31,5% số
công nhân sử dụng một số loại phương tiện BHLĐ trong khi làm việc, như
quần áo, khẩu trang, giày/ủng [37].
Tác giả Parimalam Paramasivam và cộng sự nghiên cứu ở công nhân
nhà máy nhuộm và in vải ở Southern Tamil Nadu (2010) cho thấy có 73% số
công nhân sử dụng phương tiện BHLĐ trong khi làm việc, tuy nhiên chỉ có
50% số công nhân có thái độ đạt về vấn đề BHLĐ [40].
Ở Nepal, kết quả một nghiên cứu về việc sử dụng các phương tiện
BHLĐ của công nhân khu công nghiệp Nawalparasi năm 2014, tác giả


10
Acharya và cộng sự chỉ ra rằng 87,2% số công nhân có sử dụng phương tiện
BHLĐ trong khi làm việc, nhưng chỉ có 35% số công nhân sử dụng trong suốt
thời gian làm việc và có đến 61,5% số công nhân không được đào tạo về cách
sử dụng các phương tiện BHLĐ [30].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Lan năm 2008 ở

công nhân công ty Uông Bí cho thấy có 69% số công nhân có kiến thức đạt về
việc sử dụng các phương tiện BHLĐ [17]. Theo kết quả nghiên cứu của tác
giả Âu Hiền Sĩ và Lê Thành Tài ở công nhân nhà máy bia Sài Gòn 2009, có
71,7% số công nhân hiểu biết MTLĐ có thể ảnh hưởng sức khỏe, tuy nhiên
chỉ có 66% số công nhân sử dụng phương tiện BHLĐ trong khi làm việc [23].
Tại Thừa Thiên Huế vẫn chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ
và thực hành của công nhân liên quan đến vấn đề BHLĐ.
1.5. VẤN ĐỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Ở CÁC CÔNG TY ĐƯỜNG BỘ
VIỆT NAM
1.5.1. Vấn đề bảo hộ lao động và một số yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe
công nhân
Lao động xây dựng đường bộ ở Việt Nam hiện nay bao gồm tổng hợp
các kỹ thuật và các yếu tố MTLĐ của các công trình giao thông đường bộ như
công trình bê tông, làm đường mới, đổ nhựa mặt cầu, mặt đường… Trong quá
trình thi công các công trình đường bộ có nhiều yếu tố tác động như: nổ mìn,
khoan đá, hàn cắt, hoạt động của các xe thi công, phát sinh ra nhiều yếu tố
(bụi, ồn, hơi khí độc...) bất lợi cho sức khoẻ người lao động. Theo nghiên cứu
của Vũ Văn Triển tại công trình cầu Nhật Tân, MTLĐ trong thi công nói
chung, thi công các công trình giao thông nói riêng, đặc biệt thi công hầm
đường bộ rất khắc nghiệt về vi khí hậu; ô nhiễm về bụi, tiếng ồn, hơi khí độc
(nồng độ khí CO, NO2, CO2...) vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần; nồng độ
khí O2 dưới mức cho phép. Đối với công nhân thi công cầu đường thì hơi khí


11
độc có thể sinh ra từ các loại hóa chất hoặc nguyên liệu sử dụng trong quá
trình thi công, chủ yếu ở vị trí công nhân, hàn hơi, hàn điện. Ảnh hưởng của
hơi khí độc đến sức khỏe người lao động phụ thuộc vào điều kiện vệ sinh
trong lao động, tình trạng sức khỏe công nhân, thâm niên tiếp xúc và nhiều
yếu tố khác. Nồng độ các chất độc hại, hơi khí độc trong MTLĐ có liên quan

trực tiếp đến khả năng và mức độ xâm nhập vào cơ thể. Khi nồng độ vượt quá
tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép thì sẽ gây ra những tác hại xấu đến sức
khỏe người lao động, tỷ lệ mắc BNN sẽ tăng cao (viêm phế quản mạn tính,
viêm mũi dị ứng, hen phế quản…) [27].
Trong quá trình lao động, ngoài tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: yếu tố
vật lý, hóa học, sinh học, công nhân còn thường xuyên phải làm việc trong
điều kiện không hợp lý về ecgônômi và một số loại hình lao động nặng nhọc
về thể lực, căng thẳng về thần kinh, tâm lý, phối hợp với nhiều vấn đề xã hội
và tâm lý khác được xác định là các yếu tố nguy cơ hoặc điều kiện làm việc
có hại xuất hiện thường xuyên, phối hợp và tác động qua lại với nhau. Các
yếu tố này là các nguy cơ gây tổn thương nghề nghiệp, BNN, căng thẳng nghề
nghiệp [7].
Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác BHLĐ nhưng tình hình
TNLĐ, BNN trong ngành đường bộ vẫn không giảm, nguyên nhân chủ yếu là
do ý thức chấp hành các quy định BHLĐ của người sử dụng lao động và
người lao động chưa cao. Chính vì thế công tác BHLĐ cần phải được tăng
cường và củng cố, nhằm đảm bảo điều kiện lao động tối thiểu cho người lao
động đúng theo quy định của nhà nước mà không ảnh hưởng đến sản xuất.


12
1.5.2. Công ty Cổ phần đường bộ I, tỉnh Thừa Thiên Huế
Công ty cổ phần Đường bộ I, tỉnh Thừa Thiên Huế, trước đây là Công
ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên bảo trì đường bộ Thừa
Thiên Huế, chuyển sang Công ty cổ phần từ tháng 7/2009. Công ty có nhiệm
vụ là: Quản lý, duy tu và bảo trì đường bộ; xây dựng công trình giao thông,
thủy lợi, thủy điện, dân dụng, công nghiệp; tư vấn, khảo sát, thí nghiệm vật
liệu các công trình giao thông, thủy lợi, thoát nước, hè đường; san lắp mặt
bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Công ty có 04 phòng ban chuyên môn
nghiệp vụ và 10 xí nghiệp trực thuộc, với 132 công nhân lao động trực tiếp

trên tổng số 145 nhân viên, công nhân của công ty[8].
Do đặc điểm công việc nặng nhọc, vất vả và MTLĐ với những yếu tố
THNN đặc thù, công nhân phải tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố THNN
này, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe công nhân. Hàng năm, công ty
thường được đo kiểm môi trường và khám sức khỏe định kỳ cho công nhân
tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế.


13
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả 132 công nhân đang làm việc trực tiếp tại công ty Cổ phần
đường bộ I, Thừa Thiên Huế (loại trừ các bộ phận quản lý hành chính, chỉ
đạo, bộ phận văn phòng...).
Công nhân đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
Công nhân có thời gian làm việc trên 6 tháng.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Phòng khám đa khoa của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên
Huế và công ty Cổ phần đường bộ I, Thừa Thiên Huế.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 02 năm 2016.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang [16].
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Tất cả 132 công nhân đang làm việc trực tiếp tại công ty Cổ phần
đường bộ I, Thừa Thiên Huế (loại trừ các bộ phận quản lý hành chính, chỉ

đạo, bộ phận văn phòng…). Danh sách công nhân do khoa Sức khỏe nghề
nghiệp, trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý và khám sức
khỏe định kỳ.
Công nhân có thời gian làm việc trên 6 tháng.


14
2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Liên hệ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế để biết lịch
khám sức khỏe định kỳ cho công nhân công ty Cổ phần đường bộ I.
Tập huấn bộ câu hỏi cho 10 điều tra viên tham gia phỏng vấn.
Tổ chức điều tra thử và chỉnh sửa lại bộ câu hỏi trước khi thực hiện tại
đợt khám sức khỏe của công nhân.
Phỏng vấn toàn bộ công nhân công ty trong đợt khám sức khỏe định kỳ
tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế bằng bộ câu hỏi kiến thức,
thái độ, thực hành về bảo hộ lao động và các yếu tố liên quan.
2.2.3.2. Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên mục tiêu nghiên cứu (xem chi tiết
phụ lục 1), bao gồm các nội dung sau:
Phần A: Thông tin chung về đối tượng
Phần B: Kiến thức về bảo hộ lao động
Phần C: Thái độ về bảo hộ lao động
Phần D: Thực hành về bảo hộ lao động
Phần E: Một số thông tin liên quan
2.3. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
2.3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi (theo năm) của đối tượng tính đến thời điểm điều tra.
- Giới tính: nam, nữ.

- Dân tộc: kinh, dân tộc khác.
- Tôn giáo: tôn giáo hiện tại của đối tượng (không tôn giáo, Phật giáo,
Thiên chúa giáo...).
- TĐHV: Mù chữ, tiểu học, THCS, trung học phổ thông và trên trung
học phổ thông.


15
2.3.1.2. Đặc điểm môi trường làm việc của đối tượng nghiên cứu
- Công việc hiện tại: Bốc xếp thủ công; đổ, trộn bê tông, xây dựng công
trình mới; pha chế sơn, phun sơn; cấp nhựa, nấu, tưới nhựa đường; đào đất,
đá, phá đá; lái máy.
- Số giờ lao động trong ngày: ≤ 8 giờ/ngày, > 8 giờ/ngày.
- Thời gian nghỉ giải lao giữa các ca làm việc chính: Không nghỉ, dưới
15 phút, từ 15 - 30 phút, trên 30 phút.
- Vị trí làm việc chủ yếu: Trong nhà, ngoài trời, cả trong nhà và ngoài trời.
- Tính chất công việc hiện tại: Căng thẳng, nặng nhọc, tư thế gò bó,
đơn điệu.
- Tư thế lao động chủ yếu: Đứng, ngồi, cúi khom.
- Các yếu tố THNN thường xuyên phải tiếp xúc: Vi khí hậu, tiếng ồn,
bụi, rung chuyển, hóa chất độc hại, điện, cháy nổ.
- Sự giám sát, quản lý của công ty: Phổ biến các quy tắc về BHLĐ, đào
tạo công nhân về cách sử dụng các phương tiện BHLĐ, quy chế xử phạt trong
trường hợp vi phạm.
2.3.1.3. Đặc điểm sức khỏe của công nhân
Khám sức khỏe định kỳ, tai nạn trong vòng 6 tháng gần đây, bệnh mắc
kéo dài trên 6 tháng.
2.3.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về bảo hộ lao động
2.3.2.1. Kiến thức về BHLĐ
- Kiến thức về khái niệm và mục đích của BHLĐ: nêu được khái niệm

về BHLĐ; kể tên các mục đích của BHLĐ.
- Kiến thức về việc phòng tránh, giảm thiểu TNLĐ/BNN của các
phương tiện BHLĐ.
- Kiến thức về hậu quả có thể xảy ra nếu không sử dụng các phương
tiện BHLĐ trong khi làm việc.
- Kiến thức về đối tượng có nguy cơ bị TNLĐ và BNN.


16
- Kiến thức về việc sử dụng các phương tiện BHLĐ: thời điểm cần sử
dụng các phương tiện BHLĐ; kể tên các loại phương tiện BHLĐ được sử
dụng trong khi làm việc.
- Kiến thức về trách nhiệm BHLĐ.
- Kiến thức về một số biện pháp giúp làm giảm THNN trong MTLĐ:
kể tên một số biện pháp.
2.3.2.2. Thái độ về BHLĐ
- Thái độ về việc trang bị kiến thức BHLĐ cho công nhân.
- Thái độ đối với các quy định của công ty về vấn đề BHLĐ.
- Thái độ về việc sử dụng các phương tiện BHLĐ trong khi làm việc.
- Thái độ đối với việc nhắc nhở đồng nghiệp sử dụng phương tiện BHLĐ.
2.3.2.3. Thực hành về BHLĐ
- Thực hành về việc sử dụng các phương tiện BHLĐ trong khi làm
việc: có sử dụng phương tiện BHLĐ trong khi làm việc không; kể tên các loại
phương tiện BHLĐ đang sử dụng; có sử dụng trang thiết bị BHLĐ mới khi
được trang cấp định kỳ không.
- Thực hành về mức độ thường xuyên kiểm tra các phương tiện BHLĐ
trước khi làm việc và mức độ thường xuyên đọc/tìm hiểu các thông tin liên
quan về BHLĐ đối với công việc đang làm.
2.3.3. Cách đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về BHLĐ
Cách đánh giá cho từng nội dung nghiên cứu: Bằng cách cho điểm từng

câu trả lời cho từng nội dung cụ thể, cách cho điểm như sau:
- Cộng 1 điểm cho câu trả lời đúng
- Cho 0 điểm cho câu trả lời sai
Tổng điểm từng nội dung bằng cách cộng tất cả các nội dung cụ thể
thuộc nội dung đó.


×