Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Tin đồ họa trên báo tuổi trẻ online

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.76 MB, 99 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp
của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại Trường
Đại học Khoa học Huế đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.
Và đặc biệt, trong học kỳ cuối này em đã may mắn được làm
Khóa luận. Qua thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay em đã hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp “Tin đồ họa trên báo Tuổi trẻ Online”.
Xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S. Phan Quốc
Hải – người Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Khoa Báo chí –
Truyền thông, thầy Phan Thanh Thích đã giúp đỡ em trong việc tìm
kiếm tài liệu phục vụ cho khóa luận. Cám ơn những chia sẻ, góp ý của
bạn bè trong lớp và trong khoa báo chí để khóa luận được hoàn chỉnh.
Trong quá trình thực hiên, mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài
một cách hoàn chỉnh nhất. Song do lần đầu tiếp cận với công tác nghiên
cứu khoa học cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót nhất đònh mà bản thân chưa thấy được.
Em rất mong nhận được sự góp ý, đánh giá của Thầy, Cô để khóa luận
được hoàn chỉnh đồng thời em học thêm được nhiều kinh nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 05 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Văn Tụ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1


1. Mục đích, ý nghĩa đề tài.................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài...............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài........................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................6
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:........................................................................6
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:.....................................................................6
5. Kết cấu đề khóa luận......................................................................................................6

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.........................................................8
1.1. Thông tin đồ họa và thông tin đồ họa trên báo chí..................................................8
1.1.1. Khái niệm.........................................................................................................8
1.1.1.1. Thông tin đồ họa.......................................................................................8
1.1.1.2. Thông tin đồ họa trên báo chí....................................................................9
1.1.1.3. Đặc điểm..................................................................................................10
1.2. Tin đồ họa..............................................................................................................12
1.2.1. Khái niệm.......................................................................................................12
1.2.2. Đặc điểm.........................................................................................................13
1.2.3. Phân loại.........................................................................................................17
1.2.3.1. Bản đồ......................................................................................................17
1.2.3.2. Biểu đồ....................................................................................................18
1.2.3.3. Sơ đồ........................................................................................................19
1.2.3.4. Bảng biểu.................................................................................................20
1.2.3.5. Tranh minh họa.......................................................................................21
1.2.4. Lịch sử sử dụng..............................................................................................23
1.2.4.1. Trên thế giới................................................................................................23
1.2.4.2. Ở Việt Nam.............................................................................................24
1.3. Vai trò của tin đồ họa............................................................................................26
1.4. Quá trình hình thành và phát triển của báo Tuổi trẻ Online..................................29
1.4.1. Lịch sử hình thành..........................................................................................29
1.4.2. Sự phát triển và thành tựu đạt được...............................................................30

1.4.2.1. Là trang tin tức được quan tâm và yêu thích...........................................31
1.5. Các lý thuyết tiếp cận nghiên cứu.........................................................................33
1.5.1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự........................................................33
1.5.2. Lý thuyết sử dụng và hài lòng........................................................................34
1.5.3. Thuyết đóng khung.........................................................................................35

Chương 2........................................................................................................36
THỰC TIỄN SỬ DỤNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN TUỔI TRẺ ONLINE.....36
2.1. Các dạng tin đồ họa trên Tuổi trẻ Online..............................................................36
2.1.2. Biểu đồ...........................................................................................................46
2.1.3. Sơ đồ...............................................................................................................50
2.1.4. Bảng biểu........................................................................................................54
2.1.5. Tranh minh họa..............................................................................................56
2.2. Đặc điểm tin đồ họa trên Tuổi trẻ Online..............................................................59
2.2.1. Tin đồ họa diễn đạt ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ nội dung thông vấn đề...........60


2.2.2. Thể hiện thông tin trực quan mà ngôn ngữ viết không thể hiện được...........61
2.2.3. Tin đồ họa tác động trực tiếp đến mắt người đọc...........................................62
2.2.4. Tin đồ họa được đầu tư kỹ về nội dung và hình thức.....................................63
2.3. Phương thức sử dụng tin đồ họa trên Tuổi trẻ Online...........................................64
2.3.1. Tin đồ họa chủ yếu được sử dụng trong các mục: kinh tế, thời sự , chính trị,
xã hội trong nước và thế giới....................................................................................65
2.3.2. Sử dụng tin đồ họa của các hãng truyền thông lớn trên thế giới....................66
2.3.3. Có sự kết hợp giữa nhiều dạng thức thông tin đồ họa có kèm theo hình ảnh
để tạo hiệu quả thông tin..........................................................................................67

Chương 3........................................................................................................70
XU HƯỚNG SỬ DỤNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TIN ĐỒ HỌA TRÊN..........71

TUỔI TRẺ ONLINE.....................................................................................71
3.1. Xu hướng sử dụng tin đồ họa trên báo điện tử hiện nay.......................................71
3.1.1. Hình thức thể hiện ngắn gọn, logic, tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.......71
3.1.2. Sử dụng thông tin đồ họa hiện đại, đa phương tiện........................................73
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tin đồ họa trên Tuổi trẻ Online..................76
3.2.1. Đánh giá.........................................................................................................76
3.2.2. Giải pháp........................................................................................................79
3.2.2.1. Về mặt nội dung......................................................................................79
3.2.2.2. Về mặt hình thức.....................................................................................80
3.3. Mô hình tin đồ họa trên Tuổi trẻ Online trong tương lai.......................................81
3.3.1. Tạo lập bộ phận xử lý và thiết kế thông tin đồ họa chuyên biệt cho tờ báo...81
3.3.2. Sử dụng tin đồ họa chuyên biệt cho tất cả các chuyên mục, lĩnh vực............83

KẾT LUẬN....................................................................................................86
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

GS

Giáo sư

ĐH

Đại học


NXB

Nhà xuất bản

PGS, TS

Phó giáo sư, tiến sĩ

PTTT

Phương tiện truyền thông

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ

TTO

Tuổi trẻ Online


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Trang


Bảng 2.1: Tỉ lệ sử dụng các dạng thông tin đồ họa trên báo Tuổi trẻ
Online 4 tháng cuối năm 2015......................................................................37
Bảng 2.2: Tỷ lệ sử dụng dạng thông tin đồ họa trong từng chuyên mục
trên Tuổi trẻ Online cuối năm 2015 đầu năm 2016....................................65
Bảng 3.1: Xu hướng sử dụng dạng thông tin đồ họa chuyên biệt dành cho
các chuyên mục trên báo Tuổi trẻ Online...................................................84

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta............................12


DANH MỤC HÌNH
Hình

Trang

Hình 1.1: Đồ họa thông tin cấm hút thuốc lá..............................................11
Hình 1.2: Đồ họa triệu chứng và cách phòng chống vi rút Zika...............14
Hình 1.3: Đồ họa triệu chứng và cách phòng chống vi rút Zika...............14
Hình 1.4: Tin đồ họa về giải Cánh diều vàng 2015. Nguồn: Tuổi trẻ
Online.............................................................................................................15
Hình: 1.5: Hai dạng thức thể hiện thông tin cùng một đề tài....................16
Hình 1.6: Thổ Nhĩ Kỳ và Nga công bố đường đi và tọa độ của chiếc máy
bay Nga ở vùng gần biên giới Syria của Thổ Nhĩ Kỳ. - Ảnh: New York
Time................................................................................................................18
Hình 1.7: Nợ công tăng qua mỗi năm. Nguồn: Tuổi trẻ Online................18

Hình 1.8: Đường phổ điểm môn Toán với 5410 thí sinh bị điểm 0 trong.19
kỳ thi THPT năm 2015. Nguồn: Tuổi trẻ Online (24/07/2015)..................19
Hình 1.9: Sơ đồ trục vớt chìm phà Sewol – Đồ họa Yonhap/ Việt Thái...20
Hình 1.10: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo cao cấp.........................21
Hình 1.11: Loạt tranh biếm họa về “Tiết kiệm điện”................................23
Hình 1.12: Đồ họa trên báo Quân đội Nhân dân, số 4989 ra ngày
24/3/1975.........................................................................................................25
Hình 1.13: Động đất ở Nepal ảnh hưởng đến Nam Á. Nguồn Tuổi trẻ
Online.............................................................................................................28
Hình 1.14: Báo cáo của Kelly Barty về “Biên tập và đăng tải...................28
đồ họa trên báo chí”......................................................................................28
Hình 1.15: Thống kê Google Analytics lúc 16g chiều 11-01-2013 cho thấy
lượng bạn đọc mới truy cập TTO tăng 63%. Nguồn: Tuổi trẻ Online.. . .31
Hình 1.16: Ý kiến của các chuyên gia, bạn đọc nhận xét về tờ báo mạng32
Tuổi trẻ Online nhân dịp 12 năm thành lập...............................................32
Hình 2.1: Hành trình tìm kiếm máy bay MH370 mất tích bí ẩn 2014.....39


TTO, 08/03/2016............................................................................................39
Hình 2.2: Hành trình tìm kiếm máy bay MH370 mất tích bí ẩn năm 2015.
TTO,08/03/2016.............................................................................................39
Hình 2.3: Đường Sài Gòn khi mưa lớn nhớ kỹ 66 điểm này. TTO,
26/9/2016.........................................................................................................40
Hình 2.4: Ngày 26-09, xe từ quận 1, quận 7 đi ra sao. TTO, 25/09/2015. 40
Hình 2.5: Cán cân thương mại Việt Nam với các quốc gia TPP...............40
TTO, 6/10/2015..............................................................................................40
Hình 2.6: Bản đồ hiện trạng và dự báo xâm nhập mặn 03/2016...............40
tại ĐBSCL......................................................................................................40
Hình 2.7: 5 cánh quân tinh nhuệ làm nên chiến thắng lịch sử..................42
Hình 2.8: Những điều cần biết cho thí sinh thi THPT Quốc gia năm 2015

.........................................................................................................................42
Hình 2.9: Toàn cảnh dự án tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên.....43
Hình 2.10: Máy bay Airbus A320 chở 150 người vỡ vụn ra sao...............43
Hình 2.11: Inforgraphic đánh bom ở Paris. TTO, 14/11/2015..................45
Hình 2.12: Biểu đồ chí số giá xuất khẩu và chỉ số NIKKEL 225 tại Nhật
Bản. TTO, 21/08/2015...................................................................................46
Hình 2.13: Biểu đồ thể hiện chỉ số phần trăm mà các Doanh nghiệp.......47
phải lót tay cho cán bộ thuế.........................................................................47
Hình 2.14: Biểu đồ thể hiện cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp...................48
Hình 2.15: Biểu đồ so sánh mức giá đầu vào cuối năm của loạt...............49
Smartphone cao cấp......................................................................................49
Hình 2.16: Sơ đồ tàu Sewol trong vụ chìm tàu kinh hoàng vào tháng
4/2014..............................................................................................................50
Hình 2.17: Sơ đồ Tàu Sewol di chuyển. Ảnh: Việt Thái............................51
Hình 2.18: Chiếc tài bị nghiêng và chìm dần hẳn. Ảnh: BBC...................52
Hình 2.19: Sơ đồ 10 vụ án chấn động năm 2015. TTO, 30/12/2015..........53


Hình 2.20: Bảng biểu bảng xếp hạng môi trường đầu tư của các nước
EIU..................................................................................................................54
Hình 2.21: Bảng biểu giá khám và giường bệnh viện từ ngày 15-11-2015.
TTO, 27/10/2015............................................................................................55
Hình 2.22: Cách phát âm và nghĩa Tiếng Việt của các từ vựng Tiếng Anh.
TTO................................................................................................................56
Hình 2.23: Tranh minh họa “giải thích sóng hấp dẫn:. TTO, 16/02/2106
.........................................................................................................................57
Hình 2.24: Bức tranh biếm họa của Charlie Hebdo trong số mới bị chỉ
trích.................................................................................................................58
Hình 2.25: Biếm họa sức mạnh của điện thoại thông minh.......................59
Hình 2.26: Chân dung Chủ tịch nước Trần Đại Quang............................60

Hình 2.27: Các lực lượng tham chiếm và những lợi ích phúc tạp ở Syria.
.........................................................................................................................61
TTO, 03/10/2015............................................................................................61
Hình 2.28: Đồ họa vụ thảm sát kinh hoàng tại Bình Phước......................62
Hình 2.29: Toàn cảnh vụ án con ruồi trong chai nước ngọt Number One
.........................................................................................................................63
Hình 2.30: Máy bay Indonexia rơi...............................................................67
Hình 2.31: Đường bay của máy bay Algeria...............................................67
Hình 2.32: Những vụ giẫm đạp đãm máu. TTO, 25/09/2015....................68
Hình 2.33: 4 đồ họa được sử dụng trong một tin. TTO, 25/09/2015.........69
Hình 3.1: Chân dung 19 Ủy viên Bộ chính trị khóa XII, 28-01-2016.......72
Hình 3.2: Khai ấn đền Trần năm nào cũng náo loạn, 22-02-2016............72
Hình 3.3: Toàn cảnh diễn biến bầu cử Tổng thống Mỹ, 24-02-2016........72
Hình 3.4: 10 thỏa thuận thương mại quan trọng giữa Việt Nam và EU.. 73
TTO, 8-08-2015..............................................................................................73
Hình 3.5: Giá vàng và USD nhảy múa, chứng khoáng thụt lùi.................74
(TTO, 14-08-2016)........................................................................................74


Hình 3.6: Sân bay Tân Sơn Nhất được mở rông ra sao. TTO, 14-10-2015
.........................................................................................................................76
Hình 3.7: Sơ đồ phân luồng giao thông ở Lăng Chả Cả TTO, 7-11-2015 76
Hình 3.8: Tin đồ họa xuất hiện nhiều ở chuyên mục Kinh tế. Trong bài 78
“Cán cân xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc”.................................78
Hình 3.9: Tin đồ họa của Thông tấn xã Việt Nam. Trong bài..................82
“Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập”, ngày 17-03-2016.........82


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa đề tài

Trong xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
thông tin, các loại hình truyền thông mới đã ra đời và ngày càng thu hút nhiều
sự quan tâm của công chúng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các hình ảnh đồ họa
trong mỗi tác phẩm báo chí cũng như toàn bộ tờ báo, ấn phẩm có thể xem là
một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm làm tăng hiệu quả truyền tải thông
tin đến với độc giả.
Kết quả nghiên cứu công chúng của New Directions for News – một
nhóm chuyên gia về nhật báo thuộc Tập đoàn báo chí Mỹ Gannet – đã chỉ ra
rằng: công chúng báo chí hiện đại mong muốn đọc được những bài báo không
chỉ kịp thời, chính xác về nội dung mà còn hấp dẫn về hình thức. Công chúng
ngày nay đã chú trọng hơn đến phương diện hình ảnh.
Một đòi hỏi khác của họ là tiết kiệm thời gian: trong một khoảng thời
gian tối thiểu, có thể nắm bắt một lượng thông tin tối đa, thỏa mãn nhu cầu tiếp
nhận của họ. Đó là kết hợp nhiều yếu tố ngoài văn bản như: hình ảnh, đồ thị,
bản đồ, biểu đồ, danh sách và phần tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau…
Nhận thức được điều này, các cơ quan báo chí hiện đại trên thế giới
đang cung cấp cho công chúng những “món ăn nhanh” với xu hướng tích hợp
nhiều yếu tố thông tin trong một tác phẩm báo chí như: văn bản, hình ảnh
động, hình ảnh tĩnh, box thông tin, phần trích dẫn… và đồ họa. Đối với các
nền báo chí lớn thên thế giới như châu Âu, châu Mỹ, việc sử dụng đồ họa
trong các tác phẩm báo chí đã trở nên phổ biến và được coi như một thứ “vũ
khí” nhằm thu hút độc giả. Ý nghĩ của đồ họa trong báo chí không chỉ dừng
lại ở việc làm cho hình thức của tác phẩm trở nên bắt mắt mà còn ở những ưu
điểm về mặt nội dung mà nó đem lại.
Trong một bài phỏng vấn, ông Eric Scherer – Giám đốc chiến lược kế
hoạch và hợp tác tại Agence France Presse (Pháp) đã khẳng định: “báo chí
trực quan đang là một trong những xu hướng không chỉ của các phương tiện
1



truyền thông truyền thống mà còn của các phương tiện truyền thông mới. Một
bức ảnh hoặc đồ họa tốt có thể đáng giá hơn 1.000 – 2.000, thậm chí 3.000
từ”.[21]
Vì vậy, việc sử dụng đồ họa sẽ là xu hướng phát triển quan trọng bậc
nhất của mỗi loại hình báo chí hiện tại và trong tương lai. Ngày nay, công
chúng đã ít mặn mà với những bài viết, trang báo dày đặt chữ, nhiều văn tự
nhưng lại không bắt mắt và hấp dẫn bằng hình ảnh đồ họa. Hơn nữa, với nhịp
sống gấp gáp khiến cho quỹ thời gian của con người trở nên eo hẹp hơn, nên họ
cần những tác phẩm có thể đáp ứng một cách nhanh nhất nhu cầu thông tin trực
quan, sinh động, đáp ứng nhu cầu thông tin trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Vậy nên, việc sử dụng đồ họa sẽ là hướng mà các loại hình báo chí
hướng tới. chính nhờ đồ họa với việc mã hóa thông tin dưới dạng hình vẽ,
biểu đồ nên thông tin sẽ được diễn đạt một cách nhanh gọn, súc tích, dễ hiểu,
gây ấn tượng, giúp độc giả lưu nhớ dễ dàng và dài lâu hơn.
Là một phiên bản điện tử của báo Tuổi trẻ, Tuổi trẻ Online ngày từ khi
ra đời đã chứng tỏ những ưu thế vượt trội, khả năng định hướng thông tin
nhạy bén và tin cậy nhất cho công chúng, giúp công chúng tiếp cận thông tin
dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Một trong những yếu tố tạo nên thành
công cho tờ báo chính là việc sử dụng thông tin đồ họa trong việc chuyển tải
thông tin đến công chúng.
Qua việc nhiên cứu, cung cấp những kiến thức lý thuyết cũng như thực
tiễn về tin đồ họa trên báo Tuổi trẻ Online” khóa luận sẽ là tài liệu tham khảo
đối với những người thể hiện đồ họa thông tin nói riêng và người làm báo nói
chung. Khóa luận cũng mang đến cái nhìn tổng quan về tin đồ họa trên thế
giới, ở Việt Nam nói chung và trên báo Tuổi trẻ Online nói riêng.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Tin đồ họa
trên báo Tuổi trẻ Online” làm đề tài khóa luận nghiên cứu của mình.

2



2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, việc sử dụng đồ họa trong các tác phẩm báo chí từ lâu đã trở
thành một vấn đề quan trọng, phổ biến và cũng đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu được công bố. Trong đó phải kể đến một số công trình đáng chú ý sau:
“A practical guide to Graphics reporting – Information graphics for
print, web, broadcast” của Jennifer George – Palionis do NXB Linacre phát
hành năm 2006, trong tác phẩm này, tác giả đã xem xét các vấn đề của đồ họa
trong tác phẩm báo chí một cách có hệ thống, đồng thời đưa ra những lý
thuyết, khái niệm cơ bản.
Theo quan điểm của Jennifer George – Palionis thì đồ họa thông tin
thường thúc đẩy nhiều sự động não hơn bởi vì chúng hấp dẫn với cả hai bán
cầu hình ảnh và nhận thức. Đồ họa thông tin có thể kể những câu chuyện với
mức độ chi tiết mà bình thường đáng lẽ không thể. Nó cung cấp cho người
dùng một kinh nghiệm “đọc” phong phú kinh ngạc và mang lại cho các nhà
báo một công cụ đầy quyền lực để kể những loại câu chuyện khác nhau . đồ
họa thông tin có một vai trò cực kỳ quan trọng trọng việc kể chuyện bằng
hình ảnh – một khái niệm có ảnh hưởng sâu sắc tới nghành báo chí trong nền
văn hóa hình ảnh ngày càng tăng.
“Thiết kế, tạo mẫu và dàn trang” của Roger C.Parkers do NXB Trẻ
phát hành năm 2003. Tác giả đã đề cập tới vai trò, tầm quan trọng của đồ họa
trên báo chí và những hướng đi mới nhằm phát huy tối đa hiệu quả của dạng
thức đưa tin độc đáo này.
Báo cáo kết quả nghiên cứu về đồ họa trên báo chí “Reporting and
editing news” (Báo cáo và biên tập đồ họa thông tin) của Kell Barry – Phó
tổng biên tập mảng đồ họa của tờ USA Today – đã đưa ra những con số, số
liệu thống kê cụ thể về tình hình phát triển của đồ họa trên báo chí, đưa ra cái
nhìn tổng quan về các dạng đồ họa, đồng thời chỉ ra những ưu điểm của dạng
thức này.


3


Bản báo cáo “Newspaper design: Inforgraphics” (Thiết kế báo: Đồ họa
tin tức) của Peter Ong tại Hội thảo “Update on Communication Technology”
do Trung tâm Thông tin Truyền thông châu Á (AMIC) tổ chức năm 1994.
Báo cáo đã nêu rõ sự cần thiết phải tư duy trực quan đối với các nhà báo và đề
ra hướng đổi mới hình thức đưa tin cho các tòa soạn.
Về mảng kỹ thuật đồ họa, có thể kể đến giáo trình “Information
visualization” (Trực quan hóa thông tin) của Tiến sỹ Keith Andrews tại Đại
học Kỹ thuật Graz (Áo) năm 2002. Tài liệu này đã cung cấp cho người đọc
những khái niệm về trực quan hóa thông tin và những nguyên tắc chung của
trực quan hóa thông tin.
Ở Việt Nam, đồ họa trong tác phẩm báo chí dù không còn là mới mẻ,
song cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức và cũng chưa có nhiều
công trình nghiên cứu, sách, tài liệu nói về vấn đề này.
Về báo mạng điện tử, Luận văn thạc sĩ báo chí học: “Đồ họa trong tác
phẩm báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” (2013) của tác giả Đào
Thu Trang bảo vệ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn Hệ thống cơ
sở lý luận về đồ họa trên báo chí nói chung và đồ họa trên báo mạng điện tử nói
riêng làm cơ sở cho quá trình khảo sát, nghiên cứu. Phân tích, nghiên cứu, đánh
giá thực trạng việc sử dụng đồ họa trong tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử
VnExpress, Dantri và VnEconomy. Thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và điều
tra xã hội học nhằm thu thập ý kiến nhận xét, đánh giá về những thành công, hạn
chế của việc sử dụng đồ họa trong tác phẩm báo chí trên các trang báo mạng
trong diện khảo sát. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đồ họa trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay.
Khóa luận “Thông tin đồ họa trên VnExpress” (2014) của Nguyễn Thị
Lệ Quyên, Trường Đại học Khoa học Huế đã nghiên cứu các khái niệm về đồ
họa, đi sâu phân tích, đánh giá để chứng minh cho các lập luận. Đồng thời nêu

rõ việc sử dụng thông tin đồ họa trên báo điện tử VnExpress với những ưu,
nhược điểm của nó, đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng thông
tin đồ họa trên báo VnExpress.

4


Các niên luận Thông tin đồ họa trên báo thế giới và Việt Nam (2011)
của tác giả Lê Thị Hồng Thủy; Thông tin đồ họa trên báo Tuổi trẻ (2012) của
tác giả Lê Phước Tâm đã đề cập đến hiệu quả sử dụng yếu tố thông tin đồ họa
trên loại hình báo in, cụ thể là báo Thế giới và Việt Nam cùng với báo Tuổi
trẻ. Những khái niệm về loại hình đồ họa thông tin trên báo in được tác giả
phân tích và chứng minh rõ ràng. Thông qua khảo sát, nghiên cứu để có cái
nhìn tổng quan hơn về tình hình sử dụng đồ họa trên báo giấy, từ đó đưa ra
nhưng ưu điểm, hạn chế trong việc sử dụng đồ họa trên báo in ở hiện tại và
trong tương lai. Những đề xuất và hướng giải pháp cũng được trình bày cụ thể
trong các niên luận này.
Về trình bày nội dung tác phẩm báo chí phải kể đến công trình “Tổ
chức nội dung, thiết kế, trình bày báo in” (2006) của TS. Hà Huy Phượng.
Công trình đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nguyên tắc trình bày, tổ
chức thiết kế nội dung của tác phẩm báo chí, cũng như nghiên cứu về đặc
điểm và thói quen tiếp nhận thông tin của độc giả, qua đó đưa ra những
nguyên tắc trình bày, thiết kế tác phẩm báo chí để đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của công chúng khi tiếp nhận thông tin.
Tập sách“Những trang báo đẹp – Cẩm nang dành cho các nhà thiết kế”
(2010) của tác giả Phạm Thị Thúy Hằng – Mats Wikman. Đây là tập sách
mỏng gồm 92 trang dó Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Đại sứ
quán Thụy Điển tại Việt Nam xuất bản. Đây là tài liệu được đúc kết trong quá
trình hợp tác đào tạo về trình bày báo của Viện đào tạo báo chí Fojo (Thụy
Điển) với Việt Nam. Tập sách này giới thiệu một số trang báo, tạp chí đoạt

giải, cách thiết kế báo hiện đại và một số phần thiết kế lại (Redesign) rất thú vị.
Tác phẩm “Thực hành thiết kế và trình bày báo” (2007) do Hội Nhà
báo Việt Nam – Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí.
Tác phẩm “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào đã nêu bật
những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí. Trong đó thông tin
đồ họa cũng là một hình thức thể hiện của ngôn ngữ báo chí hiện đại được đề
cập đến.

5


Với những công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ở trên đã
giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận. Đây là
những cơ sở để phân tích, đánh giá và so sánh trong quá trình thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và xem xét
các Tin đồ họa trên báo Tuổi trẻ Online từ tháng 2/2015 đến tháng 2/2016.
Bằng những cuộc khảo sát, chúng tôi xem xét cách thức sử dụng tin đồ
họa trên báo Tuổi trẻ Online diễn ra như thế nào, từ đó nhận xét những ưu,
nhược điểm cũng như đưa ra được giải pháp, xu hướng nhằm nâng cao chất
lượng, vai trò và vị trí của dạng thông tin này trên báo điện tử nói chung và
báo Tuổi trẻ Online nói riêng trong nền báo chí Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng hai phương pháp
nghiên cứu chính: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp phân tích tổng hợp: được sử dụng để phân tích tổng hợp
lý thuyết trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và các nghiên cứu có liên quan từ
đó rút ra cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp thảo luận, trao đổi: gặp gỡ bạn đọc của báo Tuổi trẻ

Online trao đổi, xin ý kiến về việc sử dụng tin đồ họa trên Tuổi trẻ Online từ
đó hình thành bảng hỏi phỏng vấn.
Phương pháo so sánh, đối chiếu: dùng để so sánh những ưu điểm, nhược
điểm khi sử dụng dạng thức thông tin này so với các loại hình báo chí khác.
4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phương pháp điều tra xã hội học: nhằm điều tra, thống kê ý kiến và
nhận xét của độc giả thông qua bảng hỏi phỏng vấn.
Phương pháp thống kê: từ kết quả đã điều tra, thống kê và đưa ra nhận
xét cuối cùng cho đề tài cũng như nhằm đưa ra các giải pháp, xu hướng phát
triển mới cho “Tin đồ họa trên báo Tuổi trẻ Online” nói riêng và cho loại
hình báo chí nói chung.
5. Kết cấu đề khóa luận
6


Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
Chương 2: Thực tiễn tin đồ họa trên Tuổi trẻ Online
Chương 3: Xu hướng sử dụng tin đồ họa trên báo điện tử và giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng tin đồ họa trên Tuổi trẻ Online

7


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Thông tin đồ họa và thông tin đồ họa trên báo chí
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Thông tin đồ họa
Thông tin đồ họa là một thuật ngữ tuy ra đời muộn nhưng đã nhanh

chóng khẳng định vai trò và trị trí của mình. Hiện nay, trên thế giới và tại Việt
Nam đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về “thông tin đồ họa”:
Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Đồ họa là nghệ thuật tạo hình lấy nét
vẽ, nét khắc họa mảng hình tách bạch làm ngôn ngữ chính” [40, tr.651].
Còn theo từ điển Oxfort Advanced learner’s xuất bản năm 1995 thì đồ
hoạ (Graphics) là tranh ảnh, hình vẽ được dùng chủ yếu cho mục đích thương
mại. Cũng theo từ điển này, đồ họa nhằm cung cấp một hình ảnh rõ
ràng, sống động, đầy đủ các chi tiết và dễ tưởng tượng. Thuật ngữ Graphics
có gốc là từ Graph có nghĩa là thứ được viết hay được vẽ ra theo một cách
nào đó. Từ này còn có nghĩa là đồ thị, biểu đồ [43, tr.518].
Ở Việt Nam, việc sử dụng các thuật ngữ đồ họa chỉ là tương đối, bởi
việc đặt tên các thuật ngữ đồ họa là dựa trên ý nghĩa sử dụng của nó. Ví dụ:
đồ họa thương nghiệp, đồ họa vẽ tem, đồ họa quảng cáo... Và thiết kế đồ
họa vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi. Một số cơ sở đào tạo nghệ thuật ở Việt
Nam vẫn theo quan điểm đồ họa là nghệ thuật trang trí, gần với hội họa. Một
số trung tâm đào tạo kỹ thuật, công nghệ, trong đó có đào tạo về sử dụng
các phần mềm đồ họa đã coi lĩnh vực đồ họa là một phần của công nghệ tin
học dưới góc nhìn kỹ thuật.
Một số nhà nghiên cứu của các nước phương Tây thì cho rằng, đồ họa
là một lĩnh vực truyền thông, trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con
đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các
vấn đề truyền thông. Chính vì thế có hai thuật ngữ là đồ họa thông tin

8


(information graphics) và đồ hoạ tin tức (newsgraphics). Phân định như vậy bởi
thông tin bao gồm thông tin nói chung và thông tin dùng cho báo chí nói riêng.
Đồ họa là dạng thức thể hiện các thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức bằng
hình ảnh trực quan. Theo Đại từ điển Tiếng Việt do tác giả Nguyễn Như Ý

chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin xuất bản năm 1999: “Trực quan hóa là
việc sử dụng bất kỳ kỹ thuật nào để tạo ra hình ảnh, sơ đồ hoặc hình ảnh
động để truyền tải một thông điệp” [9, tr.196].
Thuật ngữ báo chí – truyền thông của tác giả Phạm Thành Hưng nêu
khái niệm của đồ họa như sau: “Đồ họa là một loại hình nghệ thuật tạo hình
truyền thống, mô tả sự vật và sáng tạo hình ảnh chỉ bằng đường nét, không
dùng màu sắc, thường dùng bút kim loại để vẽ khô”.[20]
1.1.1.2. Thông tin đồ họa trên báo chí
Trong tiếng Anh, đồ họa trong lĩnh vực báo chí, truyền thông được gọi
dưới nhiều cái tên khác nhau như: information graphics, newspaper
information graphics; infographics news… nhưng nhìn chung, những thuật
ngữ trên điều chưa đựng 2 yếu tố là thông tin (information) và đồ họa
(graphic).
Đồ họa sử dụng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông (Information
graphic, Newsgraphic) là dạng thức thông tin diễn tả sự kiện, vấn đề bằng
hình vẽ. Hình vẽ có thể kết hợp với chữ viết hoặc hình ảnh chụp để biểu đạt
các chi tiết, tình tiết, sự kiện hoàn chỉnh. [21,tr.96]
Đồ họa là một ngôn ngữ nghệ thuật để nhấn mạnh thông tin và chuyển
tải thông tin đó một cách rõ ràng nhất với độc giả. Nói cách khác, đồ họa có
thể thay thế cho rất nhiều chữ. [14,tr41]
“Đồ họa là hình thức đưa tin băng cách kết hợp giữa các yếu tố văn
bản, hình ảnh và hình vẽ để thông báo về các sự kiện, vấn đề một cách ngắn
gọn và trực quan”. Theo Graphics News – một công ty nổi tiếng về thiết kế
và cung cấp các đồ họa cho các tờ báo, tạp chí tại Anh và trên toàn thế giới.
Theo định nghĩa trên thì đồ họa là một hình thức dưa tin hiện đại, với
sự kết hợp của nhiều yếu tố lại với nhau như: văn bản, hình ảnh, hình vẽ, sơ
9


đồ, bảng biểu... khác với cách đưa tin truyền thống là chỉ có văn bản kèm theo

hình ảnh minh chứng, thì cách đưa tin đồ họa hiện đại góp phần làm ngắn gọn
hơn bài viết, những chi tiết, tiểu tiết về sự kiện vấn đề sẽ được thể hiện một
cách bao quát, ngắn gọn nhất có thể. Đây là yếu tố làm cho trang bái thêm
sinh động, hấp dẫn bạn đọc, giúp dễ dàng tìm kiếm và nhận biết thông tin.
Đồ họa là một trong những dạng thức của thông tin trực quan (cùng với
video, hình ảnh động…). Người tiếp nhận dễ dàng giải mã thông điệp bằng
thông tin đồ họa hơn là chữ viết.
Trong cuốn “Tổ chức nội dung, thiết kế và trình bày báo in” của tác giả
Hà Huy Phượng đã định nghĩa: “Đồ họa thông tin như một dạng thức thông
tin diễn tả sự kiện, vấn đề bằng hình vẽ. Hình vẽ có thể kết hợp với chữ viết
hoặc hình ảnh chụp để biểu đạt chi tiết, tình tiết sự kiện hoàn chỉnh”.[9, tr.96]
Diễn tả sự kiện, vấn đề bằng dạng thức thông tin đồ họa cũng giống
như diễn tả bằng chữ viết hay hình ảnh. Mục đích cuối cùng vẫn là mang đến
thông tin cho độc giả biết và hiểu. Tuy nhiên, với lợi thế mới mẻ, sinh động
và vô cùng hấp dẫn việc đưa tin sự kiện bằng hình vẽ, hình vẽ kết hợp chữ
viết hoặc hình ảnh để thể hiện là xu hướng mà những tờ báo, trang báo đang
hướng tới.
1.1.1.3. Đặc điểm
1. Đồ họa thông tin là một dạng ngôn ngữ phi văn tự, một dạng thức
thông tin trực quan. Ngôn ngữ báo chí bao gồm ngôn ngữ văn tự (chữ viết) và
ngôn ngữ phi văn tự (hình ảnh, tranh minh họa, đồ họa...). Thông điệp của đồ
họa, hình ảnh dễ được giải mã, tiếp nhận.
Ví dụ: Người tiếp nhận dù sử dụng ngôn ngữ nào, dù có biết chữ hay
không thì chỉ cần nhìn tấm biển vẽ điếu thuốc lá có gạch chéo thì ngay lập tức
hiểu rằng mình không được phép hút thuốc.

10


Hình 1.1: Đồ họa thông tin cấm hút thuốc lá

Đồ họa giúp công chúng tóm lược thông tin chính của sản phẩm một
cách nhanh nhất, trực quan và không kém phần bắt mắt, sinh động. Vì thế,
đây được xem là một hướng đi quan trọng cho tất cả các loại hình báo chí,
bao gồm cả báo in, truyền hình hay báo mạng điện tử.
2. Đồ họa là một hoạt động thiết kế thẫm mỹ mang bản chất truyền
thông. Nhà thiết kế đồ họa sẽ sử dụng những yếu tố thiết kế như con chữ,
mảng màu, hình vẽ để phát đi các thông điệp cụ thể. Người thiết kế sử dụng
các ngôn ngữ thiết kế như hình khối, màu sắc, tương quan, bố cục, tỷ lệ, cách
điệu... để thể hiện các thông tin, dữ liệu báo chí bằng các sản phẩm có tính
thẫm mỹ nhằm chuyển tải nội dung hay thông điệp nào đó.
3. Đồ họa thông tin còn mang tính đa dạng và phổ biến. Những hình
ảnh đồ họa thường dễ hiểu do thông tin được diễn đạt một cách đơn giản hóa
thông qua các hình ảnh mang tính ẩn dụ.
Ví dụ: Lấy hình tròn để thể hiện 100% hay sự thay đổi về độ dài để làm
phép so sánh sự tăng lên hay giảm xuống. Vì thế, thông điệp của các hình ảnh
được người đọc giải mã và tiếp nhận một cách dễ dàng hơn.
Để so sánh cơ cấu dân số théo nhóm tuổi ở nước ta trong hai năm: 1999
và 2005 thì cách thể hiện tốt nhất và rõ ràng nhất chỉ có thể là sử dụng đồ họa
biểu đồ. Vì với những con số, số liệu cùng với những chú thích, độ tuổi mà
thể hiện thành một bài viết chằn chịt chữ và số liệu thì sẽ rất khó khăn trong
11


việc so sánh tiếp nhận và nhớ lâu của độc giả. Với việc sử dụng biểu đồ hình
tròn được phân chia tỷ lệ theo phần trăm, mỗi nhóm tuổi được thể hiện bằng
một màu sắc bắt mắt nhất sẽ giúp cho độc giả nhìn vào và có thể so sánh được
ngay như biểu đồ 1.1 ở dưới.
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta.

(Nguồn: Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. Dự báo dân số, gia đình và

trẻ em Việt Nam đến 2025. Hà Nội, 6-2006)
1.2. Tin đồ họa
1.2.1. Khái niệm
Theo Đại từ điển Tiếng Việt.“Tin đồ họa là nghệ thuật tạo hình lấy nét
vẽ. Nét khắc hoặc mảng hình tách bạch làm ngôn ngữ chính” [14, tr.86].
Nghĩa là thay vì sử dụng ngôn ngữ chữ viết để truyền tải thông tin đến với
công chúng, người ta sử dụng những nét vẽ, nét khắc họa hoặc những mảng
hình để thay thế chữ viết mang thông tin đến bạn đọc.
“Tin đồ họa là hình thức đưa tin bằng cách kết hợp giữa các yếu tố
văn bản, hình vẽ, hình ảnh để thông báo về các sự kiện, vấn đề một cách ngắn
gọn và trực quan” theo Graphic News. Sự kết hợp giữa các yếu tố chữ viết,
hình vẽ, hình ảnh sẽ làm cho bài viết thêm sinh động, hấp dẫn hơn rất nhiều,
12


thông tin thể hiện sẽ trực quan, dễ hiểu và dễ tiếp nhận. Với định nghĩa này
chúng ta sẽ dễ dàng hình dung ra được những yếu tố góp phần tạo nên một thể
loại đó chính là “tin đồ họa”.
Trong cuốn “Tổ chức nội dung, thiết kế và trình bày báo in” của tác giả
Hà Huy Phượng đã định nghĩa: “Đồ họa thông tin như một dạng thức thông
tin diễn tả sự kiện, vấn đề bằng hình vẽ. Hình vẽ có thể kết hợp với chữ viết
hoặc hình ảnh chụp để biểu đạt chi tiết, tình tiết sự kiện hoàn chỉnh”.[9, tr.96]
Cũng giống như các định nghĩa trên, trong định nghĩa của mình tác giả
Hà Huy Phượng cho rằng để hình thành nên thể loại “tin đồ họa” cần phải có
sự kết hợp của các yếu tố hình ảnh, hình vẽ, chữ viết... lại với nhau.
Thông qua các quan niệm và định nghĩa trên thì tin đồ họa được hiểu là
một dạng thức thông tin diễn tả sự kiện, vấn đề bằng hình vẽ. Hình vẽ có thể
kết hợp với chữ viết hoặc hình ảnh để biểu đạt các chi tiết, tình tiết sự kiện
hoàn chỉnh. Đồ họa là một lĩnh vực truyền thông trong đó thông điệp được
tiếp nhận qua con đường thị giác.

1.2.2. Đặc điểm
1. Tin đồ họa giúp diễn đạt ý tưởng bài viết một cách sinh động, ấn
tượng và logic mà việc diễn đạt bằng từ ngữ hay ảnh báo chí khó đạt được,
góp phần giúp công chúng ghi nhớ thông tin lâu hơn. Đồ họa làm cho bài báo
trở nên bắt mắt và nổi bật, đó là một yếu tố gây chú ý cho bạn đọc và khiến
họ ghi nhớ thông tin mà đồ họa mang lại. Đồ họa có khả năng giải thích câu
chuyện nhanh hơn, giúp người đọc tiếp cận thông tin dễ dàng và nhanh chóng.
Điều này đặc biệt đúng với những con số, miêu tả các mốc thời gian và hình
ảnh khó có thể diễn tả hết được bằng chữ.
Ví dụ: Thông tin về một loại vi rút có tên Zika gây ra chứng teo não ở
trẻ em đang được rất nhiều người quan tâm trên thế giới. Tin tức này càng
nóng hơn khi Việt Nam đã phát hiện ra có 2 trường hợp nhiễm loại vi rút đặc
biệt nguy hiểm này. Và để thông tin chi tiết về toàn bộ về các triệu chứng,
cách phòng tránh và các con đường lây truyền, Tuổi trẻ Online đã thể hiện

13


bằng dạng thức tin đồ họa một cách sinh động, hấp dẫn hơn so với cách đưa
tin truyền thống.

Hình 1.2: Đồ họa triệu chứng và cách phòng chống vi rút Zika
Nguồn: Tuổi trẻ Online (07-04-2016)
Rõ ràng, với đồ họa trên thì thông tin, chi tiết bãi viết được thể hiện
một cách sinh động, hấp dẫn và vô cùng ấn tượng với bạn đọc.
2. Tin đồ họa trên báo mạng điện tử có khả năng dung nạp nhiều sơ
đồ trong cùng một đồ họa, giúp biểu đạt thông tin một cách đa dạng, phong
phú hơn.

Hình 1.3: Đồ họa triệu chứng và cách phòng chống vi rút Zika

Nguồn: Tuổi trẻ Online (07-04-2016)
14


Với đồ họa trên, thông tin được diễn tả một cách có hệ thống, rõ ràng,
sinh động và bắt mắt, giúp bạn đọc nắm được thông tin. Thông tin biểu đạt có
tính thẩm mỹ, không tốn quá nhiều chữ. Với cách thể hiện này, độc giả có thể
dễ dàng nắm bắt thông tin quan trọng liên quan đến thời tiết mà mình quan
tâm.
3. Tin đồ họa là một trong các yếu tố góp phần làm phong phú những
hình thức thông tin báo chí.
Ngoài khả năng diễn tả độc lập sự kiện, đồ họa còn đóng vai trò là yếu
tố minh họa giống như những bức ảnh trong một tác phẩm báo chí. So với
những bài viết dày đặc chữ tạo không gian eo hẹp, rối mắt cho trang báo thì
với những tin đồ họa trang báo phần nào tạo cảm giác bắt mắt, hấp dẫn hơn.
Với nhiều dạng thức thể hiện như sơ đồ, bản đồ, biểu đồ, hình vẽ, tranh minh
họa... trong tin, bài dẽ làm tăng yếu tố hình thức cho trang báo.
4. Tin đồ họa là loại ngôn ngữ tạo hình, cấu tạo bằng đường nét, hình
vẽ và màu sắc, hình khối.
Tất cả điều là cái khung bao bọc bên ngoài để giới hạn với những nội
dung được chứa đựng bên trong của thông tin đồ họa.

Hình 1.4: Tin đồ họa về giải Cánh diều vàng 2015. Nguồn: Tuổi trẻ Online
15


Đồ họa ở hình 1.4 được mô phỏng thành một thước phim với những
đường nét rõ ràng, có phần chữ viết và hình ảnh kèm theo. Đặc biệt, màu sắc
nổi bật giúp cho tổng thể đồ họa thêm hấp dẫn, bắt mắt hơn.
5. Tin đồ họa giúp tạo lập tư duy ngôn ngữ có mục đích, có mối quan

hệ tương tác để hiển thị thông tin rõ ràng và sinh động giữa ảnh đồ họa và
người tiếp nhận giá trị truyền thống.
6. Tin đồ họa là dạng thức thông tin hiện đại giúp người đọc nắm bắt
nhanh, ngắn gọn và tiết kiệm thời gian. Công chúng dựa vào các thông tin đồ
họa để nâng tầm tư duy, phân tích và đánh giá sự kiện, vấn đề. Các thông tin
bằng văn tự bên cạnh đồ họa có thể giúp đối chiếu, khái quát được vấn đề nêu
ra. Từ đó, nó không chỉ giúp nhận định vấn đề nhanh hơn qua hình ảnh minh
họa mà còn tạo ra tư duy ngôn ngữ hình ảnh có mục đích, có mối quan hệ
tương tác để hiển thị thông tin rõ ràng, sinh động hơn.
Ví dụ:

Hình: 1.5: Hai dạng thức thể hiện thông tin cùng một đề tài
Đặc điểm cuối cùng dạng tin đồ họa chính là giúp công chúng nắm bắt
nhanh thông tin. Ví dụ ở hình 1.5 với cùng một đề tài nhưng được Tuổi trẻ
Online đưa tin dưới hai dạng thức đó là chữ viết và đồ họa. Rõ ràng so với
chữ viết thì dạng thức đồ họa bắt hơn rất nhiều, độc giả hứng thú và tiếp nhận
thông tin nhanh hơn.
16


×