Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

CẢM THỨC lưu VONG TRONG TIỂU HUYẾT vô TRI của MILAN KUNDERA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.87 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN


PHẠM QUỐC HOÀNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CẢM THỨC LƯU VONG TRONG TIỂU HUYẾT
VÔ TRI CỦA MILAN KUNDERA

CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ

: 60220245

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG THỊ HỒNG HÀ

HUẾ, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phạm Quốc Hoàng




Lời Cảm Ơn
Nhân dịp luận văn Thạc sỹ hoàn thành, tôi xin bày tỏ
lòng tri ân sâu sắc tới các thầy cô trong tổ bộ môn Văn học
nước ngoài của trường ĐHSP Huế, ĐHSP Hà Nội với những bài
giảng tâm huyết, khoa học, hữu ích trang bị cho tôi một nền
tảng kiến thức chuyên ngành rộng - vững: GS.TS Lê Huy
Bắc, PGS.TS Bửu Nam, PGS. TS Nguyễn Thị Bích Hải, TS.
Nguyễn Thị Tịnh Thy, TS. Phạm Xuân Hoàng... cùng nhiều
thầy cô khác. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô,
cán bộ Khoa Ngữ Văn và Phòng Đào tạo Sau Đại học thuộc
Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Hoàng Thị Hồng Hà người đã hướng dẫn nhiệt tâm, kiến thức uyên bác và khoa
học. Người đã động viên tôi thực hiện một đề tài khá lí thú,
bổ ích, có chiều sâu. Tôi cảm ơn những người thầy, người cô
đã đồng hành và giúp tôi vững vàng hơn trên con đường tri
thức và truyền cho tôi ngọn lửa say mê cũng như thái độ
nghiêm túc đối với công việc lao động khoa học.
Cảm ơn Bạn Phan Danh Hiếu người đã thắp lên niềm tin
giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cảm ơn gia đình và đồng nghiệp luôn ủng hộ và tin tưởng
sự lựa chọn của tôi.
Thành phố Huế ngày 15 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Phạm Quốc Hoàng


MỤC LỤC

PHỤ BÌA ………………………………………………………………………………….i
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………….ii
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………iii
MỤC LỤC........................................................................................................................iv
...........................................................................................................................................7
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..........................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi khảo sát................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................8
5. Đóng góp của luận văn.............................................................................................8
6. Cấu trúc luận văn......................................................................................................8
Chương 3: Cảm thức lưu vong trong Vô tri nhìn từ kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu..8
NỘI DUNG.......................................................................................................................9
Chương 1..........................................................................................................................9
CẢM THỨC LƯU VONG TRONG TIỂU THUYẾT VÔ TRI NHÌN TỪ THÂN
PHẬN CON NGƯỜI........................................................................................................9
1.1.Khái lược về cảm thức lưu vong và hành trình sáng tạo của Milan Kudera.........9
1.1.1. Cảm thức lưu vong.........................................................................................9
1.1.2. Hành trình sáng tạo của Milan Kundera......................................................13
1.2. Cảm thức lưu vong nhìn từ thân phận con người..............................................17
1.2.1. Thân phận lưu vong.....................................................................................17
1.2.2. Bản nguyên lưu vong...................................................................................24
CHƯƠNG II...................................................................................................................37
CẢM THỨC LƯU VONG TRONG TIỂU THUYẾT VÔ TRI NHÌN TỪ CẢM
QUAN VỀ ĐỜI SỐNG VÀ KHÔNG – THỜI GIAN NGHỆ THUẬT.......................37
1


2.1. Cảm thức lưu vong từ hiện thực cuộc sống........................................................37

2.1.1. Hiện thực không ranh giới...........................................................................37
Theo Nguyễn Hưng Quốc, thân phận lưu vong thường có một trú xứ phi hạn
định. Họ không thuộc quê mới mà cũng không thuộc về quê cũ. Vậy không gian
thực sự của người lưu vong là ở đâu? Ở giữa. Giữa các quốc gia và các nền văn
hoá. Giữa đây và đó. Giữa quá khứ và hiện tại. [41]. Bằng cảm quan của thực tế
cuộc sống. Cảm thức lưu vong khiến cho nhà văn Kundera đã nhìn thấy rõ về
thân phận con người, kiếp đời lưu vong. Họ có một hiện thực cuộc sống không
ranh giới. Điều này được thể hiện khá nhiều trong tiểu thuyết của ông...............37
2.1.2. Hiện thực cuộc sống trong sự đứt gãy, dung hợp các giá trị văn hoá........41
2.2. Cảm thức lưu vong qua không - thời gian nghệ thuật........................................47
2.2.1. Không gian nghệ thuật.................................................................................47
Không – thời gian là một trong những khái niệm của vật lí học hiện đại nhằm chỉ
mối quan hệ gắn bó chặt chẽ không thể tách rời của thời gian với không gian dựa
trên nguyên tắc tính tương đối do Einstein chứng minh. Thực ra khái niệm không
- thời gian nghệ thuật được Bakhtin đặt ra nhằm hướng đến “mối liên quan cơ
bản giữa thời gian và không gian được thể hiện một cách nghệ thuật trong văn
học là chronotope (thời - không gian) trên tinh thần đó Bakhtin hướng sự tập
trung chú ý tìm hiểu “chronotope” vào thể loại tiểu thuyết và xem đó là một sự
thể hiện đầy đủ và có tầm bao quát rộng lớn hơn cả. I.u. Lotman cũng nhấn mạnh
rằng, một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên thế giới tác phẩm chính
là không gian nghệ thuật: “việc chú ý đến vấn đề không gian nghệ thuật là hệ quả
của những quan niệm coi tác phẩm như một không gian hình ảnh được khu biệt,
phản ánh cái hữu hạn của mình về một thế giới vô hạn là không gian bên ngoài
tác phẩm”. Theo đó, mối quan hệ giữa không gian hiện thực và không gian ý
niệm của tác giả được hiểu là những nội dung quan trọng không thể thiếu trong
việc phản ánh thế giới vô hạn mà con người tồn tại trong đó...............................47
Quan niệm của triết học về không gian, là phương thức tồn tại của vật chất.
Không có vật thể nào, kể cả con người trong vũ trụ tồn tại ngoài không gian. Vì
vậy không thể tìm hiểu con người trong sự tách rời không gian mà nó tồn tại. Với
ý nghĩa là một hình thức cho các hiện tượng vật chất tồn tại, không gian mang

tính khách quan. Nó có đặc tính riêng không phụ thuộc vào sự biến đổi chủ quan
của con người. Không gian là đối tượng mà con người luôn hướng tới để khám
phá và chiếm lĩnh. Nhưng sự bất tận của nó có khi vượt ra tầm kiểm soát của con
người. Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, nhà văn thường sử dụng không
gian như một phương tiện thẩm mỹ qua đó thể hiện những quan niệm, tư tưởng

2


trong tác phẩm. Vì vậy không gian trần thuật không còn là không gian khách
quan nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, không gian nghệ thuật được
nhà văn chắt lọc lựa chọn một cách kỹ lưỡng, nhằm sử dụng, với những dụng ý
mang ý nghĩa nhất định, góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm.. . .47
Theo Trần Đình Sử: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ
nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do
đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn không gian địa lý hay không gian
vật lý, vật chất” [32tr.116]. Mỗi nhà văn luôn tạo ra cho đứa con tinh thần của
mình một không gian nghệ thuật riêng là linh hồn của thời đại. Trong mỗi không
gian nghệ thuật mà nhà văn tạo ra luôn tồn tại nhiều nhân vật đặc thù,mỗi không
gian riêng đó góp phần tạo nên sự phong phú cho không gian nghệ thuật trong
tác phẩm. Đối với Milan Kundera hầu hết trong các tác phẩm của ông, điều
người đọc dễ nhận thấy trong cảm thức của ông, là kiểu không gian lưu vong: ở
giữa tất cả những đường biên giới.........................................................................48
2.2.1.1. Không gian dịch chuyển.......................................................................48
2.2.1.2. Không gian tâm tưởng..........................................................................51
“Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của sự sống con người, gắn liền
với ý niệm về giá trị và sự cảm nhận về giá trị giới hạn của con người. Không
gian nghệ thuật có thể xem là “không quyển” tinh thần bao bọc cảm thức con
người là một hiện tượng tâm linh nội cảm” [, tr143]. Xét về mặt chiều kích tồn
tại khác của không gian, không gian không đơn thuần là hiện tượng địa lý, vật

lý. Trên bình diện này, tồn tại đồng nghĩa với “tồn tại trong”. Nhân vật được
tồn tại trong hai đời sống, hai trạng thái tồn tại: đời sống hiện thực trong mối
quan hệ với các nhân vật khác, và đời sống nội tâm bên trong. Đó là không
gian tâm tưởng....................................................................................................51
Với Milan Kundera xây dựng nhân vật không dựa trên tâm lý, đó là sự độc đáo
trong tiểu thuyết của ông. Với những nguyên tắc mà chủ nghĩa hiện thực đã
xác lập, khó có thể hình dung một tiểu thuyết thiếu vắng phương diện tâm lý
khi xây dựng nhân vật. Milan Kundera trong khi sáng tác không tránh khỏi
quán tính ấy. Điều dễ nhận thấy những dấu hiệu như lời nửa trực tiếp hoặc độc
thoại có mặt thường xuyên trong tác phẩm của ông. Trong Nghệ thuật của tiểu
thuyết ông thừa nhận mình không loại trừ đời sống nội tâm của nhân vật. Vấn
đề là ông đã làm khác đi khi xử lý nội tâm. Tương tự với sự biến đổi khi ông
mô tả ngoại hình – từ đôi mắt thành cái nhìn – nội tâm từ chỗ chủ yếu là cảm
xúc, đã chuyển hẳn sang các suy nghĩ của nhân vật. Trong Nghệ thuật của tiểu
thuyết - Bảy mươi hai từ - dành riêng một mục cho “suy nghĩ”. Ở đó ông nêu
lên một yêu cầu với dịch giả, cho thấy quan niệm của ông, hoạt động nội tâm

3


này thành tố quan trọng trong tiểu thuyết: “Khó dịch hơn cả: không phải đối
thoại, mô tả, mà là những đoạn suy nghĩ. Phải tuyệt đối chính xác (mỗi sự
không trung thành về ngữ nghĩa sẽ khiến cho suy nghĩ trở thành giả) đồng thời
giữ được vẻ đẹp của chúng” [13tr151]. Từ thế giới nội tâm của nhân vật Milan
Kundera đã xây dựng những không gian tâm tưởng mang đậm bi kịch sắc thái
lưu vong..............................................................................................................51
Không gian trong tiểu thuyết của Milan Kundera không chỉ là không gian vật
lý mà còn là không gian mở và trống. Không có chỗ dựa vững chắc, cái không
gian mở và trống ấy thành một khoảng chân không trôi nổi. Nhân vật trong
tiểu thuyết của Milan Kundera đều có một không gian suy nghĩ của riêng

mình. Bất kỳ lúc nào nhân vật cũng chìm trong dòng suy tư tâm tưởng: Tomas
đi vào giấc ngủ “giữa không gian lãng đãng với những ý niệm hỗn độn mơ hồ”
Ruben ngồi sau bàn và xoè bàn tay đỡ lấy đầu suy nghĩ miên man về số phận,
cuộc đời trong Đời nhẹ khôn kham. Trong tiểu thuyết Cuốn sách của tiếng
cười và sự lãng quên. thế giới nội tại của mỗi con người được “tạo hình bằng
máu và suy nghĩ” chứ không phải bằng tình cảm. Trong tiểu thuyết Vô tri
không gian của niềm hoài nhớ về ký ức luôn chập chờn, lảng vảng trong tâm
tưởng của nhân vật, đó không phải là một cơn mơ mộng dài và có ý thức, được
mong muốn. Trong những ngày đầu xuất cư những cảnh trí của đất nước luôn
cháy bùng trong đầu Irena, đầy bất ngờ, đột ngột, nhanh chóng, và ngay lập
tức biến đi. “Cô đang nói chuyện với sếp, thì bỗng nhiên như một tia chớp, cô
nhìn thấy một con đường đang chạy ngang qua cánh đồng. Cô bị xô đẩy trong
toa tàu điện ngầm và, đột ngột, một lối đi nhỏ trong một khu phố đầy cây xanh
của Praha hiện ra trong khoảnh khắc. Cả ngày những hình bóng ấy đến thăm
cô để làm nguôi ngoai nỗi nhớ hướng về Bohême đánh mất của cô.[19]. Cái
không gian lẻ loi của hồi ức ấy càng làm tăng thêm nỗi đau của sự cô đơn, hờn
tủi, của những ngày tháng lịch sử mới chụp lấy cuộc đời của cô. “một người
phụ nữ trẻ đang đau đớn vì bị đuổi khỏi đất nước của mình” [27]. Nỗi buồn
luôn vây bủa cuộc đời của cô. Để minh hoạ chính xác cho những suy nghĩ và
nỗi buồn của Irena và những người xuất cư Milan Kundra trích bốn câu thơ
của Jan Skacel, nhà thơ Séc lừng danh thời ấy: “ông nói đến nỗi buồn vây bủa
ông; nỗi buồn đó, ông muốn nhấc nói lên, mang nó đi thật xa, dùng nó dựng
lên một ngôi nhà, ông muốn tự nhốt mình trong đó ba trăm năm và suốt trong
ba trăm năm ấy không mở cửa, không mở cửa cho ai hết![15]. Không gian tâm
lý gắn với điểm nhìn, trường nhìn của nhân vật và luôn nhuốm màu sắc tâm
trạng của nhân vật. Cuộc sống bấp bênh, đầy biến cố, dồn đẩy Irena qua nhiều
không gian vật lý, từ đó mở ra miên man không gian tâm lý xuất hiện trong cô.
Không gian quê nhà, luôn làm sống dậy bao ký ức tuổi thơ của cô “cái Praha
của tuổi thơ cô, nơi vào mùa đông cô trượt tuyết trên những phố nhỏ lên xuống
liên tiếp, Praha nơi những khu rừng bao quanh, vào lúc hoàng hôn, bí mật tiến

4


hành lan toả mùi hương (...) với những ngôi nhà nhỏ bé trong những khu vườn
trải dài đến hết tầm mắt trên một mặt đất gặp ghềnh lên xuống (...) Praha với
những nhà hát nhỏ và những quán rượu nhỏ của những năm sáu mươi, tự do
đến vậy với cái không khí đầy bất nhã của chúng; đó là hương vị bất khả thông
ước của đất nước cô, cái tính phi vật chất mà cô đã mang theo cùng khi đi
Pháp”[145]. Trong suốt quãng thời gian nhập cư của cô, cô đã lưu giữ chính
hình ảnh này như biểu tượng của đất nước đã mất đi của cô. Chính cái không
gian yên tĩnh điền viên này như một mối dây liên hệ của cái đẹp để cô gắn chặt
và cảm thấy hạnh phúc tại Pari. Chính sự yên tĩnh ấy cô đã tìm thấy tự do của
cô đơn. “Cô nhìn thật lâu những mái nhà, sự đa dạng của các ống khói được
làm thành những hình thù kỳ quặc nhất, cái thảm thực vật Pari từ lâu nay với
cô đã thay thế màu xanh cây cỏ của những khu vườn Séc, và cô nhận ra mình
hạnh phúc biết bao nhiêu vì được ở thành phố này”[26]..................................52
Sống trong không gian xa lạ nơi nhập cư con người buộc phải sống bên ngoài
các giới hạn và khuôn khổ vốn có của mình, một mình phải đương đầu với
không gian sống đó bằng nội lực vốn có mà Bakhtin coi đó là không gian làm
bộc lộ “con người trong con người” không gian của cuộc sống thực tại đầy phủ
phàng đã làm nền cho không gian tâm tưởng. Nhân vật Josef anh như chối bỏ
tất cả thậm chí ngay tình yêu của Irena người sẽ đem đến hạnh phúc cuối cùng
và tương lai trong cuộc đời của anh, nhưng anh đã chọn một thế giới riêng cho
mình một thế giới của sự cô đơn nhưng đem lại hạnh phúc cho anh “ như vậy
là anh quyết định sống với người chết như đã từng sống với người sống. Anh
không đến mộ để nhớ về cô nữa, mà là được ở với cô; để nhìn đôi mắt cô đang
nhìn anh, và nhìn anh không phải từ quá khứ, mà là từ thời điểm hiện tại, đối
với anh cuộc đời mới bắt đầu :sống chung với người chết. Một cái đồng hồ
mới bắt đầu tổ chức thời gian của anh. Kể từ nay anh dọn dẹp nhà cửa một
cách kỹ càng. Bởi vì anh yêu nhà của họ hơn khi cô còn sống: hàng rào thấp

bằng gỗ với một cánh cổng nhỏ; khu vườn; cây thông trước ngôi nhà xây bằng
gạch đỏ sẫm; hai cái ghế phô tơi đặt đối diện nhau, nơi họ ngồi khi đi làm về;
bệ cửa sổ nơi cô đặt chậu hoa, bên cạnh là một cái đèn (...) anh tôn trọng tất cả
những thói quen ấy mà cô thích. [140]. Chính không gian tâm tưởng ấy như bệ
đỡ tinh thần mà Josef phải đi hết cuộc hành trình mà mình đã chọn................53
Với cảm thức lưu vong trước những biến động của xã hội, Kundera đã thấy rõ
sự khủng hoảng sâu sắc tâm lý cá nhân khi con người sống trong thời hiện đại
đánh mất bản thể của mình, vì bao sức ép bên ngoài, và chính họ cũng không
hiểu nổi mình. Đó là sự đánh mất cả bên ngoài lẫn bên trong của cá nhân;
những biến động về chính trị, xã hội; những thiết chế của xã hội toàn trị;
những thúc đẩy từ cõi vô thức khiến cho giá trị con người nhẹ bồng, cái nhẹ
bồng không thể giải thích nhưng lại mang một sức nặng ghê gớm. Tiểu thuyết

5


Vô tri không gian tâm tưởng trở thành nỗi ám ảnh của nhân vật. Không gian
tâm tưởng trong dòng cảm thức nhân vật mất phương hướng và mất hết trọng
lượng. Chính vì cái hoang mang, hoài nghi của con người lại càng rơi vào cái
tận cùng của nỗi cô đơn hay phải tìm hạnh phúc hư ảo. Từ vấn đề tình dục
Kundera không chỉ phản ánh hiện thực mà còn bộc lộ cái nhìn hoài nghi hiện
thực. Đó là sự phản tỉnh của nhà văn về một thế giới hỗn loạn và phi lý.........54
2.2.2. Thời gian lịch sử - xã hội.............................................................................54
2.2.2.1. Thời gian lịch sử - xã hội tuyến tính.....................................................54
Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phương
thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới thực tại tồn tại
trong thời gian thì cũng thế, thế giới nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian
nghệ thuật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật là “hình
thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng
như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao

giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được
trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần
thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật,
một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian
khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo
ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén
một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô
tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp
lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ,
chia tay, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy, thời
gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi
nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi
nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại. Thời gian nghệ thuật thể
hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Có thời gian nghệ thuật
không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thời gian nghệ
thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết, có tác phẩm
dừng lại chủ yếu trong quá khứ khép kín trong tương lai, có thời gian nghệ
thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian gắn với vận động của
thời đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng ngoài
thời gian như thần thoại. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian
của con người trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể
hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người
trong thời gian. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như
một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác
phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương thức, phương
6


tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng”. [Từ
điển thuật ngữ văn học, tr.322-323]...................................................................54

2.2.2.2. Thời gian đảo ngược, hồi cố và đồng hiện...........................................56
CHƯƠNG III..................................................................................................................59
CẢM THỨC LƯU VONG TRONG “VÔ TRI”............................................................59
NHÌN TỪ KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU..............................................59
3.1. Kết cấu liên văn bản............................................................................................59
3.1.1. Liên văn bản trong chủ đề............................................................................59
3.1.2. Kết cấu đa tuyến..........................................................................................62
3.2. Ngôn ngữ.............................................................................................................65
3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện..........................................................................65
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật.......................................................................................67
3.3. Giọng điệu...........................................................................................................68
3.3.1. Giọng điệu triết lý hoài nghi – suy nghiệm.................................................68
3.3.2.Giọng điệu giễu nhại, châm biếm.................................................................70
C. KẾT LUẬN................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................76

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Lưu vong” là một trong những tình thế mà cảm xúc mà nhận thức về nó vừa có
tính cá nhân sâu sắc vừa có tính phổ quát trong thời đại nhiều biến động lịch sử - kinh
tế - chính trị - xã hội như những năm cuối thế kỷ XX. Dòng cảm thức này trở thành
nguồn mạch sáng tác của biết bao thế hệ nhà văn, dòng cảm thức ấy có lẽ xuất phát
chính hoàn cảnh nghiệt ngã, cuộc sống trôi nổi, số phận bi thương, sự kỳ thị của cộng
đồng xã hội. Hay chính những hoàn cảnh bi đát đó trở thành động lực, thành nỗi ám
ảnh đối với nhiều nhà văn.
Nếu không phải trải qua những đau đớn giằng xé trong tình cảm gia đình, nỗi
ám ảnh chịu cảnh lưu đày trong 15 năm, chứng kiến biết bao nỗi đầy đoạ của những

kiếp người cùng khổ thì làm sao có được một Victor Hugo với kiệt tác Những người
khốn khổ. Nếu không dấn thân vào Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, và bị lưu lạc từ
Pháp đến Tây Ban Nha sang Cu Ba và mang vết thương thời đại thì Hemingway cũng
khó có thể gióng được tiếng Chuông nguyện hồn ai bi thiết cho nhân loại. Không có
một Trung Hoa loạn lạc bởi chủ nghĩa Mao thì sao có một Cao Hành Kiện với Linh
Sơn kia giữa bao thế thái nhân tình. Có thể nói chính cuộc sống lưu vong nổi trôi đã
mang đến cho các nhà văn nhiều trăn trở với cuộc đời, nhiều trải nghiệm quý giá.
Nhưng sức nặng bên trong từng thân phận, từng cuộc đời mới trở thành dòng cảm
thức tạo nên những kiệt tác. Và Kundera, một hiện tượng độc đáo trên văn đàn nhân
loại cũng không nằm ngoài quy luật trên.
Milan Kundera (sinh ngày 1/4/1929 tại Brno, Tiệp Khắc) là một nhà văn Tiệp
Khắc,di cư sang Pháp.Vốn sinh trưởng ở vùng Đông Âu gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Từ khi còn rất trẻ, ông đã gia nhập Đảng, tham gia các cuộc đấu tranh giành quyền tự
do dân chủ. Ông góp mặt vào Hội nhà văn Tiệp Khắc, và có chân trong cánh văn học
của phong trào. Ngay những bài phát biểu đầu tiên của Kundera về các vấn đề của lý
luận văn học , bài viết “Quanh những cuộc bàn cãi về di sản” đã gây tiếng vang lớn
trong xã hội Séc, đem lại những diện mạo mới cho nền văn học Séc lúc bấy giờ. Đặc
biệt, tiểu thuyết đầu tay Chuyện đùa (1967) khi ra mắt đã gây tiếng vang trong dư luận
vì đã cho thấy một cái nhìn mỉa mai về đời sống chủ nghĩa xã hội. Khi Đông Âu rơi
1


vào chế độ Cộng Sản Xô Viết, cuộc sống Kundera gặp rất nhiều khó khăn. Bị trục
xuất khỏi Đảng, bị cấm xuất bản tiểu thuyết, bản thân ông phải mang thân phận lưu
vong sang Pháp. Những biến động thời đại và bản thân càng tạo cho Kundera sức sáng
tạo mãnh liệt . Bằng cảm quan, thực nghiệm của đời sống Ông đã đem lại dấu ấn
riêng trong sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết, giữa lý luận và thực tiễn sáng tác, giữa
những quan niệm sâu sắc đến những trang văn khớp chặt với hệ thống “đường ray” lý
luận ấy. Lý thuyết tiểu thuyết độc đáo của Kundera trong cuốn Tiểu luận (Sự kết hợp
của 2 tiểu luận: Nghệ thuật tiểu thuyết và Những di chúc bị phản bội) là một minh

chứng thuyết phục cho sự dung hòa giữa lý luận và thực tiễn.Các bản dịch tiểu thuyết
của Kundera thuộc vào danh mục các sách bán chạy và được trao nhiều giải thưởng uy
tín, danh giá, mang tầm quốc tế.
Là một cây bút nổi bật của văn học Hậu hiện đại phương Tây, Milan Kundera
được xem như một hiện tượng độc đáo, không chỉ của văn học châu Âu mà còn là
một tiểu thuyết gia đóng góp nhiều cái mới cho văn học thế giới, đáng chú ý, đáng
nghiên cứu sâu đối với người đọc và giới nghiên cứu. “Nhà văn uyên bác nhất hành
tinh” là sự đánh giá đầy ưu ái mà Russell Banks đã dành cho Kundera. Những tiểu
thuyết cô đọng của Kundera mang lại cho độc giả một cái nhìn độc đáo về thế giới
hiện đại và thân phận con người trong đó, một thứ triết học riêng về cuộc sống và các
quan hệ liên cá nhân. Ta luôn bắt gặp trong những sáng tác ấy các hệ chủ đề khá riêng
biệt, hệ thống chi tiết sắc sảo và cá tính cách nhân vật sinh động được kết hợp với
những suy tư về các đề tài triết học và hiện sinh mang tính toàn cầu. Ông đã mang đến
làn gió mới lạ cho văn đàn thế giới.
Rất nhiều tác phẩm của Milan Kundera đã được dịch ra tiếng Việt như: Điệu
Valse giã từ, Đời nhẹ khôn kham, Sự bất tử, Chậm rãi, Bản nguyên,Vô tri,...kể cả ba
tập tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết, Những di chúc bị phản bội, Màn. Thế nhưng ở
Việt Nam, việc nghiên cứu về ông cho tới nay vẫn chưa được chú ý nhiều. Còn ít công
trình đề cập đến những sáng tạo của Kundera. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Cảm thức
lưu vong trong tiểu thuyết Vô tri của Milan Kundera, nhằm mục đích khám phá sự
chi phối của cảm thức lưu vong đến việc kiến tạo thế giới nghệ thuật, khẳng định giá
trị của tác phẩm, phong cách của nhà văn, từ đó có một cái nhìn trọn vẹn về tài năng
văn chương cũng như những đóng góp của Milan Kundera trên văn đàn thế giới.


Tuy nhiên, đề tài, như một sự tất yếu, việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở tiểu thuyết
Vô tri. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi sử dụng nhiều tác phẩm khác trong mối
tương quan làm bật lên những vấn đề của Vô tri, đồng thời, từ Vô tri, nhiều chi tiết,
chủ đề, nhân vật của những tác phẩm khác sẽ được soi rọi trong sự liên quan chặt chẽ.
2. Lịch sử vấn đề

Milan Kundera tác giả giành được nhiều sự chú ý trong văn học quốc tế nói
chung và ở Việt Nam nói riêng. Chưa thể tiếp cận hết các nguồn tư liệu và các công
trình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước đối với nhà văn này, bên cạnh
những tài liệu dịch bằng tiếng Việt, người viết chọn lọc thêm một số công trình nghiên
cứu ở nước ngoài.
2.1. Nghiên cứu ở Việt Nam
Độc giả Việt Nam biết đến Kundera gần 20 năm qua, từ năm (1996) khi tạp chí
văn học với bản dịch tiểu thuyết Sự bất tử. sau đó hàng loạt các tác phẩm chính của
Milan Kundera được dịch và ấn hành gồm bảy tiểu thuyết Sự bất tử, Bản nguyên,
Chậm rãi, Đời nhẹ khôn kham, Điệu valse giã từ, Cuộc sống không ở đây, Vô tri. tập
truyện ngắn Những mối tình nực cười hay tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết, Những di
chúc bị phản bội.
Công trình Văn học hậu hiện đại thế giới: những vấn đề lý thuyết (NXB Hội
nhà văn và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây) là tuyển tập những bài viết, bài
nghiên cứu . Trong đó, tên tuổi Milan Kundera luôn được liệt kê vào hàng ngũ những
nhà văn (hậu) hiện đại cùng với Umberto Eco và Italo Calvino (Ý), Gabriel Márquez
(Colombia), J.M.Coetzee (Nam Phi), John Barth, Paul Auster, Donald Barthelme
(Mỹ),... Giới thiệu về đặc trưng phong cách của Milan Kundera, Antonio Blach, một
nhà nghiên cứu người Tây Ban Nha, đã chỉ ra trong bài viết Vài suy nghĩ về cái gọi là
tiểu thuyết hậu hiện đại đó là thái độ khôi hài. Sáng tạo nghệ thuật của Kundera luôn
song hành cùng tiếng cười. Theo Antonio, tiếng cười của Kundera là hình thức phản
ứng trước những tín điều của tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa, thể hiện tinh thần tự do,
và nó khiến ông nhớ đến Rabelais, Cervantes.
Những quan điểm về nghệ thuật tiểu thuyết của Milan Kundera qua bài viết Sứ
mệnh của tiểu thuyết trong thời đại cáo chung của văn học của (Svetlane
Sherlaimova, (Ngân Xuyên dịch),Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6/2005), Milan


Kundera và quan niệm về nghệ thuật tiểu thuyết (Nguyễn Văn Tùng, Tạp chí Nghiên
cứu văn học số 6/2005). Svetlae Sherlaimova nhấn mạnh kỳ vọng của Kundera với thể

loại tiểu thuyết. Theo Sherlaimova, tính chất sứ mệnh mà Kundera đặt lên vai tiểu
thuyết – nghệ thuật mang tính châu Âu nhất, đầy hoài nghi và vô can trước hiện thực –
có thể hơi cường điệu nhưng rất “khiêu khích”, gợi mở.
Milan Kundera – người đi tìm những giá trị hiện sinh (Đoàn Tử Huyến, 108
nhà văn thế kỷ XX – XXI , NXB lao động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây
ấn hành 2011) là một cố gắng điểm lại các tiểu thuyết của Milan Kundera, giúp độc
giả tiếp nhận con đường sáng tác, sáng tạo của Milan Kundera , từ những sáng tác đầu
tay viết về người trí thức Séc dưới thời Xô Viết đến những tác phẩm khám phá khía
cạnh con người riêng tư, kể cả tính dục, kết hợp đa giọng điệu, đa thể loại trong cùng
một tác phẩm, đến những suy tư đậm chất triết học như một trong những đặc trưng
phong cách nổi bật của nhà văn này.
Tiểu luận Cảm thức lưu vong trong tiểu thuyết của Milan Kundera của Trần
Thanh Hà (Tạp chí nghiên cứu văn học 2012) khảo sát sâu hơn và khám phá sự chi
phối của cảm thức lưu vong, vốn không chỉ mang đến cho Kundera những chiêm
nghiệm, suy tư về thân phận con người trong thời đại ngày nay mà cảm thức đó còn là
một nội lực bí ẩn tác động đến tư duy nghệ thuật của ông.
Bàn về tính chất bất định của tiểu thuyết. Lukac đã có một hình ảnh ẩn dụ rất
thú vị khi cho rằng : “Tiểu thuyết diễn tả về cõi không nhà siêu việt”. Còn với
Kundera, ông cho rằng bản mệnh của tiểu thuyết gắn chặt với bản mệnh con người
trong xã hội hiện đại; Nên chăng vì thế, cảm thức lưu vong đã mang đến cho ông quan
niệm về tiểu thuyết mới mẻ, những điều mà Kundera đã đề cập trong Nghệ thuật tiểu
thuyết
Luận án tiến sĩ Quan niệm của Milan Kundera về tiểu thuyết qua lý luận và
thực tiễn sáng tác của Trần Thanh Hà (bảo vệ tháng 03/2011 tại Viện Khoa học Xã
hội) là một công trình nghiên cứu so sánh ba tiểu luận và bảy tiểu thuyết của Kundera
(Những mối tình nực cười, Cuộc sống không ở đây, Điệu valse giã từ, Đời nhẹ khôn
kham, Sự bất tử, Chậm rãi, Bản nguyên). Tác giả luận án kết luận giữa hai bộ phận


này “có sự tương đồng về kết cấu, cách viết giọng điệu” [8,tr.105] . Đặc biệt tác giả

“bàn về kết cấu của tiểu thuyết, có thể nói quan niệm của Kundera tiếp thu và phát
triển quan niệm giản hoá trong thuyết hoàn thành, cấu trúc văn bản của chủ nghĩa cấu
trúc, đề cao tính tự trị của văn chương và tính tổng thể của chủ nghĩa hình thức Nga”
[8,tr176] . Theo đánh giá của hội đồng, luận án này là công trình đầu tiên ở Việt Nam
nghiên cứu khá toàn diện và hệ thống về các quan niệm về tiểu thuyết của Kundera ở
cả lý luận và thực tiễn sáng tác.
Luận văn thạc sĩ Một vài đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera của
ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã
giới thiệu khái quát về những đặc trưng trong phong cách sáng tác của Kundera.
Trong công trình này, ThS. Nguyễn Thị Lan Anh đã khám phá thế giới nghệ thuật tiểu
thuyết của Milan Kundera trên ba bình diện là kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ. Tác giả
luận văn nhấn mạnh vào kết cấu con số bảy – kết cấu âm nhạc, thủ pháp cô đặc và tính
đa âm. Về nhân vật Kundera khắc hoạ nhân vật từ chi tiết nhỏ hình dánh, cử chỉ; diễn
tả tâm lý nhân vật bằng cách để nhân vật tách rời với bản thể, ít khi miêu tả suy nghĩ,
cảm xúc. Về ngôn ngữ văn phong, Nguyễn Thị Lan Anh nhận xét Kundera có lối viết
súc tích, đậm tính triết lý và rất tỉnh táo.
Luận văn thạc sĩ Những thể nghiệm của Milan Kundera trong sáng tạo tiểu
thuyết của ThS. Dương Bảo Linh (bảo vệ năm 2014 tại trường ĐH KHXH& NV
TPHCM) tác giả luận văn khám phá thể nghiệm của Milan Kundera trong sáng tạo
tiểu thuyết phản ánh tinh thần chung của tư tưởng văn học thế giới cuối thế kỷ XX.
Tác giả luận văn nhấn mạnh giá trị những thể nghiệm trước hết là sự độc lập trong tư
duy. Kundera chủ ý xây dựng hệ thống luận điểm và thuật ngữ riêng ông đã sử dụng
rất nhiều kỹ thuật trong quá trình thể nghiệm nhằm tác động lên hầu hết các yếu tố cấu
thành tiểu thuyết: kết cấu, nhân vật, cốt truyện. Dương Bảo Linh kết luận hiệu quả
nghệ thuật và độ khả dụng các nhóm thể nghiệm không đồng đều. Dù chưa đạt hiệu
quả như mong muốn, đó vẫn là sự đối chọi mang tính khiêu khích với truyền thống đã
ổn định trong một thời gian dài trong lịch sử thể loại. Thể nghiệm của Kundera thể
hiện nỗi băn khoăn về cá nhân tính trong bối cảnh xã hội hỗn loạn, vừa đề cao vừa
chực chờ đẩy con người đến chỗ tha hoá - nỗi băn khoăn ông từng trăn trở khi viết
tiểu luận.



2.2. Nghiên cứu ở nước ngoài
Đối với các công trình tìm hiểu tác phẩm của Milan Kundera như một hệ thống,
các tác giả thường được tập trung khảo sát xem tiểu sử nhà văn và bối cảnh xã hội đã
ảnh hưởng đến nghệ thuật của tiểu thuyết. Với điều kiện tiếp cận hạn chế, có thể nói
đến: Milan Kundera: về chính trị và tiểu thuyết (Milan Kundera on politic anh the
Novel, History of intellectual Culture) của Yvon Grenier trên tạp chí Lịch sử Văn hoá
Trí tuệ tập 6 1/2006. Bài viết khảo sát quan điểm của Milan Kundera vế cái nhìn của
nhà tiểu thuyết đối với chính trị trong tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết và các tác phẩm
Đời nhẹ khôn kham, Sự bất tử, Cuốn sách của tiếng cuời và sự lãng quên. Sự mơ hồ
của Milan Kundera (The Ambiguities of Milan Kundera, Roger Kimball, Tạp chí tiêu
chuẩn mới tập 4 tháng 6/1986), chỉ ra thái độ không rõ ràng của Milan Kundera đối
với chính trị và cách miêu tả thân phận con người trong xã hội hiện đại qua việc phân
tích các tiểu thuyết Chuyện đùa, Đời nhẹ khôn kham, Cuốn sách của tiếng cười và sự
lãng quên và tập truỵên ngắn Những mối tình nực cười…
Đi sâu vào nghệ thuật tiểu thuyết của Milan Kundera, có “Sự di cư và văn học”
(Miggaration and Literature, Soren Frank, NXB Palgrave Macmillan, New York
2008) với lời nhận xét “Phương thức bố cục các khảo sát có tính “di cư” xuất phát từ
những quan điểm khác nhau làm nên giá trị thi pháp tiểu thuyết Kundera: chúng có
tính ẩn dụ hệ thống hơn là ngữ đoạn…chúng kìm hãm thời gian và mở rộng không
gian, kết hợp ý nghĩa lại với nhau xung quanh một tình thế cho trước” [47]
Nghiên cứu về tiểu thuyết Sự bất tử, có bài viết A Way of Life and Death: Milan
Kundera’s National Dilemma as Represented in his Novel “Immortality” (Tạm dịch:
Một phương diện của cuộc sống và cái chết: Tình trạng lưu vong của Milan Kundera
như vấn đề tiêu biểu trong tiểu thuyết “Sự bất tử” của ông) của Ore Koren. Trong bài
viết này, Ore Koren đã chứng minh nhân vật tôi và nhân vật giáo sư Avenarius là cùng
là hình ảnh của tác giả. Hai nhân vật luôn mang những khác biệt trong lối sống, cách
suy nghĩ cũng giống như con người thời trẻ của tác giả ở Tiệp Khắc và con người hiện
tại đang sống ở Pháp.



Bằng việc xác lập mối quan hệ giữa tiểu thuyết và triết học, tiểu thuyết và thuyết
hiện sinh, bài viết Filling an empty sky: Milan Kundera’s novels “The Unbearable
Lightness of Being” and “Immortality” as literary existentialist texts (Tạm dịch: Lấp
đầy bầu trời trống – Tiểu thuyết Đời nhẹ khôn kham và Sự bất tử của Milan Kundera
như một văn bản hiện sinh) của Kila van der Starre đã chỉ ra những vấn đề hiện sinh
trong hai tác phẩm Đời nhẹ khôn kham và Sự bất tử của Milan Kundera lần lượt là
tính xác thực và nỗi đau hiện hữu, cái khác, những cảm xúc hiện hữu, không gian nhỏ,
thân thể, cử chỉ. Starre cho việc kết hợp nghiên cứu tiểu thuyết của Kundera với triết
học hiện sinh không chỉ là cách để tìm điểm tương đồng giữa triết học và văn học mà
còn là cách sử dụng triết học để giải thích văn học.
Sự thật hư cấu và nguỵ tạo: Lịch sử, tường thuật và thực tế hậu hiện đại, từ Woolf
đến Roshdie (Fact, Fiction and Fabrication: History, Narrative, and the Postmodern
Real from Woolf to Roshdie, Eric L.Berlatsky, luận án Tiến sĩ Triết học, Viện ĐH
Marylan, College Park, 2003) là một luận án nghiên cứu trần thuật và hư cấu trong
tiểu thuyết. Tác giả luận án đã chú ý phân tích cách Milan Kundera mô tả lại những sự
kiện lịch sử như một phần kí ức của con người hậu hiện đại. Nhân vật chối bỏ hồi ức
của mình nhưng họ vẫn được miêu tả cùng những câu chuyện riêng tư và hoàn cảnh
lịch sử chính trị. Họ là nhân vật hư cấu nhưng đồng thời người đọc là cái tôi thử
nghiệm mà Kundera nhắc đến nghệ thuật trong tiểu thuyết.
Tóm lại các nhà nghiên cứu ở thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều có
những nghiên cứu về nội dung chính trị lưu vong trong sáng tác của Milan Kundera
và nghệ thuật của tiểu thuyết. Trong đó, cảm nhận và ý thức của nhà văn đối với thân
phận lưu vong như một biến động lịch sử mang tầm châu lục, cũng là một biến động
có tính định mệnh đối với cá nhân nhà văn, là một nỗi ám ảnh lớn, có ảnh hưởng đến
tư duy nghệ thuật và nhiều phương diện tinh tế khác của tác phẩm. Điểm gặp nhau
của các nhà nghiên cứu cũng là cơ sở chúng tôi triển khai đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi khảo sát.
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tiểu thuyết Vô tri (2000). Xuất bản năm:2010, dịch năm 2008 .Cao Việt Dũng
dịch.


Bên cạnh đó, người viết còn tham khảo thêm những tiểu thuyết khác của Milan
Kundera như: Điệu valse giã từ (1976), Đời nhẹ khôn kham (1984), Sự bất tử (1990),
Chậm rãi (1993) , Bản nguyên (1998)…để đối chiếu so sánh góp phần làm rõ vấn đề
của đề tài.
3.2. Phạm vi khảo sát
Khảo sát cảm thức lưu vong trong tiểu thuyết Vô tri của Milan Kundera, sự chi
phối của cảm thức lưu vong đến các bình diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện trong
tác phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài này được người viết tiến hành theo những phương pháp
nghiên cứu cơ bản như:
- Phương pháp lịch sử: đặt tác phẩm trong hoàn cảnh xã hội hiện đại với những
biến động của lịch sử - xã hội tác động đến tâm lý, suy nghĩ của nhà văn.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: dựa trên những tài liệu nghiên cứu sau đó
phân tích, tổng hợp để đưa ra cái nhìn chung nhất và khách quan về các vấn đề trong
tiểu thuyết Vô tri của Milan Kundera, và trong tương quan với các tác phẩm khác
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: nhằm chỉ ra những điểm tương đồng, cũng
như khác biệt dựa trên mối quan hệ liên văn bản giữa các tác phẩm, tập trung vào việc
xác định những đặc điểm nổi bật của tác phẩm được nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu làm rõ sự chi phối cảm thức lưu vong đến việc kiến tạo thế giới
nghệ thuật tác phẩm Vô tri của Milan Kundera, nhằm khẳng định: giá trị của tác
phẩm, phong cách của nhà văn. Từ đó, góp phần xác lập vị trí của tác phẩm Vô tri
trong sự nghiệp của Milan Kundera.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn được

triển khai thành ba chương:
Chương 1: Cảm thức lưu trong tiểu thuyết vô tri nhìn từ thân phận con người
Chương 2: Cảm thức lưu vong trong tiểu thuyết vô tri nhìn từ cảm quan về đời sống
và không - thời gian nghệ thuật
Chương 3: Cảm thức lưu vong trong Vô tri nhìn từ kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu


NỘI DUNG
Chương 1
CẢM THỨC LƯU VONG TRONG TIỂU THUYẾT VÔ TRI NHÌN
TỪ THÂN PHẬN CON NGƯỜI
1.1.

Khái lược về cảm thức lưu vong và hành trình sáng tạo của Milan Kudera
1.1.1. Cảm thức lưu vong
Khái niệm “lưu vong” đã xuất hiện trong tiếng Hy Lạp nhiều thế kỷ trước công

nguyên, được dùng để chỉ một hiện tượng, cũng là một lịch sử, khởi đầu từ việc người
Do Thái bị đánh bật khỏi quê hương của họ và tản mát khắp nơi hàng thế kỷ. Lưu
vong, bản chất là một khái niệm xã hội, song do sự phổ quát của nó, đã dần dịch
chuyển thành một khái niệm mang tính triết học.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều số phận con người bị buộc khỏi quê
hương xứ sở, sống lưu đày xa xứ nơi đất khách quê người, chịu nhiều bất công, kỳ thị
về màu da, sắc tộc, văn hoá…khái niệm lưu vong tập trung chủ yếu vào cách thức con
người lìa bỏ quê hương, chính bởi vậy mới có sự phân biệt với hiện tượng sống xuyên
quốc gia. Những người sống xuyên quốc gia thường ra đi một cách tự nguyện và có
thể trở về bất cứ lúc nào, những người lưu vong thường là những di dân bị ép buộc: họ
không thể không ra đi, và khi ra đi rồi, họ không thể trở về hoặc nếu trở về được thì
cũng chỉ trở về trong một số điều kiện khắc nghiệt nào đó khiến họ không muốn chấp
nhận.

Khái niệm lưu vong cũng dùng để chỉ con người sống trong một trú xứ phi hạn
định (nonlimited locality): trú xứ đó nằm giữa các biên giới hoặc vượt qua các biên
giới. Không gian của họ là ở giữa các quốc gia và các nền văn hoá, giữa quá khứ và
hiện tại. Cũng do đó mà khái niệm lưu vong có phần nào là vấn đề mang bản chất màu
sắc bi kịch. “Lưu vong không phải là một hình thái xã hội (Social form) mà còn có
một kiểu ý thức (type of conciousness) và là một phương thức sản xuất văn hoá (mode
cultural production)” (James Clifford)
Đặc điểm nổi bật nhất của lưu vong chính là tính phi – yếu tính luận
(nonessentialism), mà trong đó bản sắc là một quá trình, luôn luôn là một cái gì đó


đang – hình – thành và đang – thay – đổi, do sự tương tác của vô số điều kiện khác
nhau, trong đó ngày càng có nhiều những điều kiện mang tính toàn cầu.
Lưu vong – ý thức sáng tạo nghệ thuật
Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị và kết thúc bằng một
bi kịch văn hoá. Khi một nhà văn rời quê hương ra định cư và sáng tác ở nước ngoài,
hẳn không phải chỉ thay đổi một chỗ ở và một bàn viết mà còn thay đổi hẳn một thế
giới với những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, để rồi, một cách tự giác hay không,
dần dần thay đổi cách nghĩ, cách cảm, cách viết. Cuộc sống nổi trôi đã mang đến cho
các nhà văn nhiều trải nghiệm quý giá, vốn sống phong phú. Nhưng sức nặng bên
trong mới là căn nguyên tạo nên những kiệt phẩm. Và Kundera, một hiện tượng trên
văn đàn nhân loại cũng không nằm ngoài quy luật trên. Là một người Tiệp di cư sang
Pháp, Kundera trải qua kiếp sống lưu vong và điều này in bóng trong nhiều tiểu thuyết
và tiểu luận của ông. Cũng là một sự khẳng định tài năng và sức sáng tạo của ông
Theo các nhà Phân tâm học thì bao giờ những ẩn ức bị dồn nén cũng tìm cách
bộc lộ ra ngoài, nhiều khi sự bộc phát nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ thể. Vậy nên,
trong tác phẩm văn chương ta vẫn nhận ra thấp thoáng cuộc đời, thân phận, tâm trạng
của nhà văn. Với Milan Kundera viết là để thấy mình tồn tại và tồn tại có ý nghĩa.
Viết để giải toả những ẩn ức đời sống. Đọc những trang tiểu luận của Milan Kundera,
chúng ta thấy rằng ông luôn bộc lộ cái nhìn nghiêm khắc, cái nhìn đầy ý thức của

mình đối với trách nhiệm, với sứ mệnh của tiểu thuyết, cũng là sứ mệnh của việc
“viết”, của sự sáng tạo: “Cuốn tiểu thuyết nào không khám phá thêm được một mẩu
sự sống trước nay chưa từng biết là một cuốn tiểu thuyết vô đạo đức. Hiểu biết là đạo
đức duy nhất của tiểu thuyết”. Ông đề cao sự khám phá, sự hiểu biết trong tiểu thuyết
như là chuẩn mực đạo đức của nó vậy. Đi từ những khám phá nơi chính bản thể con
người đến sự quan sát, nắm bắt những chuyển vận của thế giới bên ngoài, tiểu thuyết
đang dần thể hiện những khả năng, thực thi những sứ mệnh vốn thuộc về mình.
Cảm thức lưu vong không chỉ mang đến cho Kundera những chiêm nghiệm, suy
tư về thân phận con người trong thời đại ngày nay mà cảm thức đó còn là một nội lực
tác động đến tư duy nghệ thuật của ông. Khi bàn về tính chất bất định của tiểu thuyết
trong thời hiện đại Lukac đã quan niệm rằng : “ Tiểu thuyết diễn tả về cõi không nhà


siêu việt”. Với Kundera, ông cho rằng bản mệnh của tiểu thuyết gắn chặt với bản thể
nhà văn, với vận mệnh con người trong xã hội hiện đại; Vì thế, cảm thức lưu vong đã
mang đến cho ông quan niệm về tiểu thuyết khá mới mẻ, mang đậm dấu ấn của thời
đại. Từ cuộc sống nổi trôi, bất ổn của thân phận lưu vong, Kundera chỉ ra tính bất định
của tiểu thuyết. Tính bất định được thể hiện qua quan niệm của ông về những khả
năng, về tính ngẫu nhiên, về “cái hiền minh của sự lưỡng lự”, nghĩa là khi con người
không thể dự định được tương lai sẽ đưa mình về đâu thì cuộc sống (cũng như tiểu
thuyết) sẽ chỉ là cách đưa ra những tình thế giả định mà thôi. Bởi vậy khi chính mình
không thể làm chủ cuộc sống của chính mình thì cuộc đời chỉ là tập hợp của vô vàn
những sự kiện ngẫu nhiên, mang tính tình thế. Cuộc sống lưu vong cũng như tiểu
thuyết sẽ giúp cho con người khám phá, nhận thức được những tình thế của cõi người
và những mặt khác nhau của sự tồn tại. Tiểu thuyết đưa ra những khả năng, tính ngẫu
nhiên, các tình thế của cõi người. Và, khi tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh và nhiều quan
niệm khác nhau thì con người sẽ nhận ra không tồn tại một chân lý vĩnh hằng. Chính
những quan điểm mới mẻ, có phần được phức tạp hóa như bản thân phong cách của
ông, này đã đem đến cho Milan Kundera những cách tân, và sáng tạo độc đáo.. . điều
này được thể hiện rõ trong Nghệ thuật tiểu thuyết.

.

Lưu vong - quá trình tái hiện ký ức
Ký ức là một loại nguyên liệu đặc biệt tồn tại trong tâm thức của mỗi con người,

với người sống lưu vong, ký ức là một ám ảnh, một nỗi day dứt, một âm bản của quê
hương. Ký ức trở thành quê hương. Có thể nói người lưu vong không có quê hương
nào ngoài ký ức
Ký ức đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với người lưu vong. Không có ai
sống mà không cần ký ức: ký ức là chất liệu của lịch sử và là nền tảng của văn hoá.
Nhưng có lẽ không ai cần ký ức và bị ám ảnh bởi ký ức một cách day dứt cho bằng
người lưu vong: ký ức không những là tài sản mà còn là hơi thở trong đó người lưu
vong tồn tại, hơn nữa, là điều kiện mang tính bản thể luận để người lưu vong ý thức
được thân phận lưu vong của mình.
Ký ức không phải là cái gì bất biến. Ký ức thay đổi theo thời gian, dĩ nhiên. Ký
ức còn thay đổi theo nhu cầu tâm lý cũng như chính trị khi con người đối diện với


những thử thách mới: ký ức không những được duy trì mà còn được sáng tạo và tái
tạo.
Lưu vong - cảm thức tha hoá và tâm thế phê phán
Tha hoá là quá trình con người tự đánh mất mình biến thành hay tự xem mình
như một thực thể khác mình. Lưu vong do bản chất của vấn đề nên luôn gắn bó với
tiến trình tha hoá của con người. Con người lưu vong bị tách khỏi gốc rễ bản nguyên,
bị đặt vào môi trường khác, buộc phải tái cấu trúc bản thân nên rơi vào trạng thái bất
tín về bản thể và hiện thực đời sống “luôn phải tự tìm kiếm và tự định nghĩa chính
mình”. Ở đâu cũng chỉ thấy mình “thất lạc bản vị”, luôn lạc lõng, cô đơn, hụt hẫng
giữa hai hiện thực, quá khứ và hiện tại, hoang mang tương lai…
Cùng với cảm thức tha hoá, tâm thức phê phán cũng là một đặc điểm của lưu
vong. “Người lưu vong, một mặt, bắc cầu giữa các nền văn hoá, mặt khác, giữ một

khoảng cách nhất định đối với các nền văn hoá ấy, nghĩa là nói cách khác, vừa là sứ
giả, vừa là kẻ đối lập” (Nguyễn Hưng Quốc). Do được tiếp xúc văn hoá đa chiều, nên
người lưu vong có được cái nhìn đa diện trong việc đánh giá các nền văn hoá.
Thân phận lưu vong của con người có những tương thích, phù hợp với tâm thế
hậu hiện đại. Theo J. Hawthorne, “sự tha hoá gần như trở thành một hình ảnh sáo
mòn (cliché) trong nền văn học hiện đại chủ nghĩa” Mô típ tha hoá ấy cũng là một
đặc điểm của văn học hậu hiện đại: khi mọi đại tự sự đều bị đặt thành nghi vấn, con
người không còn tự đồng nhất mình với bất cứ một niềm tin hay một ý thức hệ nào,
hơn nữa, sẵn sàng chấp nhận sống trong một thế giới đa trung tâm, lai ghép và bất
định, ở đó, mọi ranh giới và biên giới đều bị xoá nhoà. Salman Rushdie có lần gợi ý:
trong thế kỷ lang thang như thế kỷ chúng ta đang sống, chính những người di dân
hay lưu vong mới là những hình ảnh trung tâm trong sinh hoạt văn học: kinh nghiệm
bị đứt lìa với gốc rễ, với mọi người chung quanh và phải hoá thân thành một cái
khác của họ là những ẩn dụ hữu ích nhất để mô tả tính chất lẫn lộn và đầy mâu thuẫn
của thế giới hậu hiện đại.
Tóm lại xây dựng trên những nỗ lực tái cấu trúc và tái định nghĩa liên tục như
vậy, văn chương lưu vong, một mặt, nhìn trên tổng thể, có thể được xem như một hình
thức thăng hoa của ký ức, hơn nữa, một thứ tu từ học của ký ức; mặt khác, cũng như
bản thân khái niệm lưu vong, có tính chất bất định. Với tính chất bất định ấy, lưu vong


bao giờ cũng ở trong trạng thái trở thành một cái gì đó: bản sắc lưu vong, do đó, là
một quá trình sản xuất không bao giờ hoàn tất; thân phận của người cầm bút lưu vong,
do đó, thường trực bất an: luôn luôn phải tự tìm kiếm và tự định nghĩa chính mình.
1.1.2. Hành trình sáng tạo của Milan Kundera
Sáng tác ở Tiệp Khắc.
Milan Kundera - nhà văn Séc (Tiệp Khắc) sinh năm 1929, hiện đang định cư ở
Pháp. Ông nổi tiếng chủ yếu với tư cách là nhà tiểu thuyết. Bằng nhãn quan của thời
đại cũng như tâm huyết của một người nghệ sĩ, Milan Kundera đã góp phần tạo dựng
một sắc diện mới cho tiểu thuyết. Tiểu thuyết của ông không chỉ chứa đựng những suy

tư về cuộc sống, về con người mà còn ghi dấu những sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Khi
tiểu thuyết đang trên đường cạn kiệt sức sáng tạo, Milan Kundera đã tìm kiếm sức
sống mới cho tiểu thuyết không ở đâu xa xôi mà bằng cách quay ngược lại những di
sản đã mất, đã bị lãng quên trong tiếng cười phát ra từ Gargantua và Pantagruel của
Rabelais, Don Quixote của Cervantes, những tác phẩm của Kafka,... Hơn nữa, ông còn
kết hợp âm nhạc với văn học, triết học với văn học, lịch sử với văn học để hình thành
nên một phong cách riêng.
Milan Kundera bắt đầu sáng tác văn học từ những năm 50 thế kỷ XX, đầu tiên
xuất hiện trên văn đàn với tư cách nhà thơ trẻ. Tập thơ đầu tay Con người, một vườn
hoa bao la (1953). Năm 1955, ông căn cứ vào ký sự văn học nổi tiếng Viết dưới giá
treo cổ của anh hùng dân tộc Julius Fucik viết trong trại tập trung phát xít để sáng tác
tập thơ dài mang màu sắc tự sự Mùa xuân cuối cùng. Tập thơ khắc họa tâm lý của chủ
nghĩa anh hùng của nhân vật chính. Lần đầu viết lý luận văn học, công trình Quanh
những cuộc bàn cãi di sản (1955) đã giúp ông có tiếng nói nhất định trong giới hoạt
động văn chương Séc.
Thời kỳ đầu trong thơ của Milan Kundera đã chứa đựng những chủ đề tư tưởng
liên quan đến sáng tác thời kỳ sau này, nghi ngờ đối với “niềm tin” và “chân lý”, đào
sâu vào suy nghĩ đối với lịch sử.
Những năm 60 thế kỷ XX, Kundera dạy ở trường điện ảnh cao cấp Praha. Ở
phương diện điện ảnh, ông và học sinh của ông đều lập nên thành tích rất lớn để phục


hưng sự nghiệp điện ảnh dân tộc Tiệp Khắc. Về văn học, những công trình lý luận tạo
dấu ấn trong giới hoạt động nghệ thuật. Đó là chuyên luận Nghệ thuật tiểu thuyết Con đường của Vladislav Vanchuara đi đến sử thi (1960) so sánh tiểu thuyết Anh thợ
bánh mì Jan Margoul của phái tiền phong Séc với tiểu thuyết kiểu Balzac để nói lên
quá trình tiến triển của thể loại tiểu thuyết - từ phác hoạ chân dung xã hội đến phản
ánh con người riêng rẽ. Năm 1967 ông có bài phát biểu Đại hội Nhà văn lần thứ IV
khẳng định động lực nội tại của văn học, chống chủ nghĩa tuyên truyền trong nghệ
thuật. Trong thời gian nay với tiểu thuyết đầu tay Chuyện đùa, Kundera mang đến một
cái nhìn châm biếm về tính chất toàn trị của chủ nghĩa cộng sản. Và cũng bởi những

phê phán của ông đối với chế độ Xô Viết, năm 1968, Kundera đã bị đưa vào sổ đen và
tác phẩm bị cấm lưu hành chỉ một thời gian ngắn sau khi Liên Xô tiến vào Tiệp Khắc.
Sau khi cuốn tiểu thuyết Chuyện đùa xuất bản, Kundera trở thành hiện tượng độc đáo
về tiểu thuyết, và bắt đầu được thế giới chú ý. Chuyện đùa được dịch ra tiếng Pháp với
lời tựa của L.Aragon: “Đây là cuốn tiểu thuyết tôi cho là tuyệt vời” năm 1969 bản dịch
đầu tiên bằng tiếng Anh xuất hiện.
Năm 1969 Kundera hoàn thành tác phẩm quan trọng của ông Cuộc sống không
ở đây, xét từ trạng huống đương thời, tác phẩm đó đã không thể xuất bản ở tổ quốc
ông, mà vào năm 1973 lần đầu ra đời bằng bản Pháp văn. Cuộc sống không ở đây,
khiến Kundera được giải thưởng văn học ngoại quốc của Pháp năm 1973 - giải thưởng
Médicis.
Từ những sáng tác của Milan Kundera trong thời gian ở Tiệp Khắc, có thể thấy
thực tế là tất cả những gì ông viết ra, kể từ những tập thơ đầu tiên xuất bản vào những
năm 50, đều thu hút sự chú ý của độc giả và làm dấy lên những cuộc tranh cãi phê
bình, mặc dù nhìn chung thơ của ông, cũng như vở kịch Người giữ nguồn nước (1962)
vẫn nằm trong khuôn khổ những quan niệm vốn có hồi ấy về văn học xã hội chủ nghĩa,
còn những xung đột tình yêu từng được coi là mạnh bạo, cho dù có đến như trong tập
thơ Độc thoại (1957) xét về mặt tính dục, thì với nhãn quan văn học hậu hiện đại hôm
nay vẫn thấy là bình thường. Có thể nói tận trong tính cách và tài năng của Kundera
ngay từ đầu đã có tính phi chuẩn mực, tính luận chiến, chúng sẽ được bộc lộ đầy đủ


trong văn xuôi và các bài luận lý thuyết của ông.
Sáng tác tại Pháp.
Năm 1975, Kundera bị buộc rời khỏi tổ quốc, lưu vong sang Pháp. Đây được
xem như là bước ngoặt lớn trong sự nghiệp sáng tác của ông.Ở Pháp ông tiếp tục
khẳng định tài năng của mình bằng việc sáng tạo tiểu thuyết và tiểu luận về tiểu thuyết.
Nhà nghiên cứu người Séc K.Hvatik đã có nhận xét đúng đắn: “Cái chế độ muốn bắt
Milan Kundera im tiếng, ngược đời sao, lại đã tặng cho châu Âu một trong những nhà
tiểu thuyết lớn nhất thế kỷ XX.” Chúng ta có thể nói thêm không chỉ cho văn học châu

Âu. Các bản dịch tiểu thuyết của Kundera thuộc vào danh mục các sách bán chạy và
được trao nhiều giải thưởng uy tín không chỉ ở các nước Tây Âu mà còn ở Mĩ, sách
của Kundera còn được dịch ra tiếng Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và các thức
tiếng châu Á khác… Năm 1976, ông xuất bản tiểu thuyết dài Điệu valse giã từ, miêu
tả chặng đường sống và chặng đường tư tưởng của một trí thức Tiệp Khắc. Tác phẩm
này được giải thưởng văn học nước ngoài của Italia - giải thưởng Mondro.
Trong giai đoạn lịch sử đặc thù sau chiến tranh, tác phẩm của Kundera vẫn thể
hiện suy nghĩ đối với lịch sử và số phận, vừa tự trào, vừa hí hước vừa bất lực. Năm
1979 Kundera còn xuất bản tiểu thuyết dài Sách cười và lãng quên. Trong tác phẩm
này, Kundera thể hiện sự thăm dò tìm kiếm tự giác đối với văn thể, trong việc cánh
tân nghệ thuật của tiểu thuyết, các tác phẩm về sau dần dần chệch khỏi các các phẩm
thời kỳ đầu vốn gần với truyền thống, mà bắt đầu đi theo hướng phong cách “lượn
tròn”, “phức điệu” và “kiểu tản văn” mà tác phẩm thời kỳ sau thể hiện. Kundera tiến
hành sự phân tích và suy nghĩ sâu sắc đối với mệnh đề “cười” và “quên”, chỉ ra “cuộc
đấu tranh của con người với cường quyền là cuộc đấu tranh của “nhớ” và “quên”. Tất
cả cái đó đều khiến Sách cười và lãng quên có một phong cách riêng, và lại lần nữa
tăng cường chất tự vấn, suy tư trong tác phẩm của Kundera: cường quyền và nhân
tính, lịch sử và tồn tại. Năm 1984, Kundera xuất bản tiểu thuyết Đời nhẹ khôn kham.
Tác phẩm này là một bước tiến xây dựng vững chắc địa vị của Kundera, một nhà văn
vĩ đại, “một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỷ XX”. Đời nhẹ khôn kham là tác
phẩm tiêu biểu thời kỳ sau của Kundera. Trong tác phẩm này, không chỉ phong cách


×