Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Khảo sát hình tượng bát bửu trong mỹ thuật cung đình nguyễn tại đại nội huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.14 KB, 48 trang )

Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế

Lời cảm ơn
4 năm đại học đã qua, giờ là lúc em gấp rút chuẩn bị mọi thứ cho việc tốt nghiệp
của mình để bước chân ra khỏi giảng đường Đại học và đi trên một con đường mới.
Đến hôm nay, em mới có thể bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến với các vị
thầy cô kính mến đã tận tình chỉ dạy em trong suốt quãng thời gian qua.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất em muốn gửi đến Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phan Thanh
Bình, Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật Huế, người đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt quá trình em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Dù luôn bận
rộn với công việc giảng dạy và còn ở cương vị một người lãnh đạo nhưng thầy vẫn
dành thời gian để hướng dẫn em từng chi tiết cụ thể nhất. Để hôm nay em có thể hoàn
thành tốt bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy !
Với một chặng đường dài như vậy em không thể bước đi một mình nếu không có
sự quan tâm, tận tình chỉ dạy và hết mực yêu thương của quý thầy, quý cô trong khoa
Việt Nam học chúng ta. Trên cả tình thầy trò, đó là tình cảm gia đình, đại gia đình
Việt Nam học. Em xin gửi lời cảm ơn và lời tri ân sâu sắc đến tất cả các thầy, các cô !
Qua đây, em cũng xin cảm ơn đoàn trường Đại học Ngoại ngữ Huế đã tạo cho
em một môi trường học tập và sinh hoạt năng động để em có thể học tập và tham gia
các hoạt động thật tốt, rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Huế, tháng 05 năm 2016
Huỳnh Thị Anh Khuyên

Khóa luận tốt nghiệp

1

Huỳnh Thị Anh Khuyên



Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTBTDT: Trung tâm bảo tồn di tích
NXB: Nhà xuất bản
XB: Xuất bản
CB: Chủ biên
NCKH: Nghiên cứu khoa học
ĐHNT: Đại học Nghệ thuật
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

Khóa luận tốt nghiệp

2

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
MỤC LỤC

Khóa luận tốt nghiệp

3

Huỳnh Thị Anh Khuyên



Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Trong những bước hội nhập và phát triển thì du lịch luôn đi đầu và là mũi
nhọn trong cơ cấu phát triển của Thừa Thiên Huế. Có được điều này bởi thiên nhiên
đã ưu ái ban tặng cho mảnh đất Thuận Hóa - Phú Xuân với nhiều cảnh quan thiên
nhiên thơ mộng và trữ tình. Đến với Huế là đến với mảnh đất Cố Đô đã hơn 700
năm lịch sử, là đến với núi Ngự hằng ngày vẫn soi bóng bên dòng sông Hương thơ
mộng. Nói đến Huế, người ta còn nghĩ ngay đến hệ thống chùa chiền cổ kính, độc
đáo, nổi tiếng như chùa Thiên Mụ, ngôi chùa hơn 400 năm tuổi, một biểu tượng tôn
giáo của nơi đây. Tuy nhiên, nhắc đến Huế thì không thể không nhắc đến Quần thể
Di tích Cố Đô Huế với hệ thống các công trình di tích được xây dựng trong trong
khoảng thời gian từ dầu thế kỷ XIX đến nữa đầu thế kỷ XX trên vùng đất kinh đô
Huế xưa. Đặc biệt đó là hệ thống lăng tẩm và kinh thành của các vua nhà Nguyễn,
mang trong mình những giá trị to lớn về cả lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.
Ngày nay, đã có những công trình nghiên cứu về kiến trúc, nghệ thuật và
những yếu tố văn hóa truyền thống của quần thể này. Nói đến nghệ thuật thì phải
nói đến mỹ thuật trang trí trong cung đình nhà Nguyễn. Có thể nói nổi bật nhất
trong nghệ thuật thời kì bấy giờ đó là nghệ thuật trang trí. Bất cứ du khách nào khi
đến thăm quan nơi đây điều ấn tượng với hệ thống trang trí đa dạng, độc đáo và
sống động trên những bức tường, trên hành lang hay trên cả những vật dụng
thường ngày của vua quan nhà Nguyễn. Có thể thấy hình tượng rồng luôn được
trang trí nhiều bởi đây là hình ảnh tượng trưng cho đấng chí tôn, cho vua, cho
hoàng tộc, nhưng không phải ai cũng biết rằng bên cạnh việc trang trí hình rồng thì
một đề tài được sử dụng khá rộng rãi và có tần suất dày đặc khác đó là bộ đề tài Bát
bửu.
Đề tài Bát bửu gồm các món đồ biểu tượng nghệ thuật của Nho, Lão, Phật. Có
thể nói việc sử dụng đề tài Bát bửu trong mỹ thuật cung đình thời Nguyễn là thành
quả sáng tạo của các nghệ nhân. Tuy nhiên, hẳn không phải ai cũng hiểu được ý

nghĩa đằng sau những hình mẫu trang trí ấy. Cùng với đó, theo thời gian, sự hủy
hoại của tự nhiên và sự can thiệp của bàn tay con người, các giá trị nghệ thuật ấy
đang dần bị hư hại và xuống cấp. Để giúp cho chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ý nghĩa
Khóa luận tốt nghiệp

44

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
của các hình tượng trang trí Bát bửu trong Đại Nội Huế và nhằm góp thêm tư liệu
cho công cuộc bảo tồn Quần thể di tích Cố Đô nên tôi chọn đề tài “Khảo sát hình
tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội Huế” cho bài khóa
luận cuối khóa của mình, nhằm làm rõ hơn về mảng đề tài trang trí này.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn nói chung và việc sử dụng hình tượng Bát
bửu trong trang trí đó là kết quả của việc ảnh hưởng và giao thoa với nhiều nền văn
hóa khác nhau, đặc biệt là văn hóa Trung Hoa. Có thể nói nghiên cứu về hình tượng
Bát bửu trong mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn thì chưa có một đề tài thực thể nào
đi sâu vào nghiên cứu. Tuy nhiên, khi nhắc đến mảng nghiên cứu mỹ thuật Huế thì
không ít các đề tài nghiên cứu đã được thực hiện và cho ra những kết quả khách
quan và chính xác. Đây là những nguồn tư liệu quý và quan trọng đối với tôi trong
việc tham khảo, nghiên cứu và hoàn tất đề tài của mình.
Khởi nguồn và chủ lực nghiên cứu mỹ thuật Huế từ đầu thế kỉ XX cho tới
trước năm 1945 là những tác giả người Pháp và người nước ngoài, được công bố
trên tập san Bulletin des amis du Vieux Hue (Những người bạn Cố đô Huế - B.A.V.H),
tất cả có hơn 190 tác giả. Với số lượng đông các nhà nghiên cứu như vậy nên có thể
nói toàn bộ chân dung của Mỹ thuật Huế như phần nào được phác họa rõ nét. Các

tác giả đã miêu tả hầu như toàn bộ các công trình mỹ thuật cổ ở Huế từ thành
quách, cung điện, lăng mộ, ... tới những khí vật như vạc đồng, cửu đỉnh, thần công, ...
trong loạt bài viết trên khi nghiên cứu về mỹ thuật trang trí thì họ đã có những
bước tiến khá xa khi đã phân loại, phân tích, so sánh những kiểu thức trang trí để
tìm bản chất, ưu và nhược điểm của mỹ thuật Huế. Hơn hết, qua các mô típ trang
trí, các tác giả còn nhìn nhận có cả đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng, cả thể thức Trung
Hoa hay Nhật Bản và rộng hơn nữa là cả mẫu số chung với Viễn Đông. Có thể coi
đây là bộ công trình nghiên cứu đồ sộ nhất khi viết về Huế.
Cuốn Mỹ thuật Huế do Nguyễn Tiến Cảnh chủ biên cũng được xem là một
công trình hết sức công phu khi ông đã cho thấy được những mặt độc đáo của nghệ
thuật trang trí của Huế và đưa ra những nhận định khách quan cũng như dẫn
chứng bác bỏ quan điểm nghệ thuật Huế “tầm thường” và chỉ có “bắt chước”. Bằng
việc nói lên quan điểm của mình các tác giả cũng đã cho thấy những điểm độc đáo
Khóa luận tốt nghiệp

55

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
trong mỹ thuật Huế nói chung, mỹ thuật nhà Nguyễn nói riêng và khẳng định rằng
mỹ thuật Huế chính là mỹ thuật nhà Nguyễn, đặc trưng đó là mỹ thuật cung đình.
Không ít nhà nghiên cứu đã thực hiện việc nghiên cứu mỹ thuật trong cung
đình nhà Nguyễn với những công trình mang tính tư liệu hết sức quý giá bởi trước
đây nơi đây vẫn giữ hầu như nguyên vẹn bản gốc. Trong đó nổi lên là cuốn sách Huế
luôn luôn mới của Hội Văn nghệ thành phố Huế được xuất bản năm 1988. Cuốn sách
cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về nghệ thuật Huế nói chung và mỹ
thuật Huế nói riêng, cũng từ cuốn sách trên mà người đọc mới có thể nhận diện một

cách chân thực nhất và có cái nhìn so sánh chính sác nhất với các giá trị gốc và giá
trị đã qua trùng tu, hơn hết tác phẩm còn nâng tầm nền nghệ thuật Huế trở thành
một di sản đáng trân trọng của dân tộc.
Nếu những tài liệu trên là cái nhìn chung về nghệ thuật Huế, còn dưới góc độ
hình tượng thì Mỹ thuật Huế-nhìn từ góc độ ý nghĩa và biểu tượng trang trí của
Nguyễn Hữu Thông lại là tài liệu nghiên cứu, thống kê về những hình tượng được
sử dụng phổ biến trong nghệ thuật trang trí Huế và ý nghĩa, biểu tượng mà chúng
hàm chứa trong mình. Những đặc trưng trong chất liệu sử dụng trang trí cũng là
mảng đề tài mà tác giả đã nghiên cứu khá kĩ. Từ đó, cho người đọc cái nhìn rõ hơn
từ cả chất liệu, cách trang trí và những hình tượng mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn.
Gần đây nhất có đề tài “Ý nghĩa văn hóa-tâm linh của các chủ đề trang trí cơ
bản trong mỹ thuật thời Nguyễn” của thạc sĩ Phạm Minh Hải, giảng viên Trường
Đại học Nghệ thuật Huế cũng là một công trình có tính tham khảo cao khi tác giả đã
liệt kê được khá đầy đủ các mô típ trang trí đặc trưng trong mỹ thuật cung đình
nhà Nguyễn và ý nghĩa của từng bộ đề tài trang trí ấy.
Qua nhiều tài liệu và so sánh đối chiếu với các di tích hiện nay có thể thấy phần
lớn những di tích mỹ thuật đã không còn nguyên vẹn, thậm chí là biến mất. Cũng từ
những tài liệu nghiên cứu đi trước, những thế hệ nghiên cứu sau mới thấy được những
di tích hiện nay khi đã qua trùng tu thì đã mất đi giá trị gốc ban đầu, trên cơ sở đó, đặt
ra cho người nghiên cứu phải có sự phân tích chính xác và đúng với bản chất mỹ thuật
Huế.
3. Mục tiêu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung

Khóa luận tốt nghiệp

66

Huỳnh Thị Anh Khuyên



Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
Đề tài nhằm thực hiện một cuộc khảo sát việc sử dụng bộ đề tài Bát bửu
trong mỹ thuật nhà Nguyễn, qua đó có thể đóng góp cho công cuộc bảo tồn nghệ
thuật trang trí trong Đại Nội Huế và giúp hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa, nghệ
thuật thời Nguyễn thời bấy giờ.
3.2. Mục tiêu cụ thể
-

Khảo sát về các bộ đề tài Bát bửu được sử dụng để trang trí trong Đại Nội Huế.
Thống kê tần suất sử dụng của các bộ đề tài và các chất liệu được sử dụng trang trí

-

Bát bửu.
Tìm hiểu ý nghĩa của các hình tượng Bát bửu và chức năng biểu hiện trong mỹ
thuật trang trí.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Tìm hiểu về các hình tượng Bát bửu được sử dụng trong Đại Nội Huế. Số lượng và

-

sự khác nhau trong việc sử dụng các hình tượng tại mỗi khu di tích khác nhau.
Ý nghĩa của một số bộ đề tài Bát bửu được sử dụng
Vai trò của việc tìm hiểu về các hình tượng Bát bửu và ý nghĩa của chúng trong
công tác giáo dục, bảo tồn văn hóa và di sản.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bộ đề tài Bát bửu trong mỹ thuật cung đình nhà Nguyễn tại Đại Nội Huế
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đại Nội Huế qua một số công trình kiến trúc tiêu biểu
6. Phương pháp nghiên cứu, thực hiện đề tài
6.1. Nghiên cứu điểm:
Xác định phạm vi nghiên cứu đó là Đại Nội Huế nằm trong quần thể di tích Cố
Đô Huế, trong đó nghiên cứu hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình nhà
Nguyễn.
6.2. Phương pháp điền dã:
Khảo sát thực tế tại Đại Nội Huế về số lượng bộ đề tài được sử dụng, chất liệu
trang trí nhằm đưa ra những số liệu thống kê cụ thể và chính xác nhất.
6.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Trên cơ sở tiếp thụ có chọn lọc những đề tài liên quan và phân tích, xử lí các
số liệu thu được nhằm hệ thống hóa vấn đề nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu và
Khóa luận tốt nghiệp

77

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
nhiệm vụ đề tài đặt ra. Thực tế điền dã tại Đại Nội Huế, phân tích, thống kê số liệu
thu thập được.
7. Giả thiết nghiên cứu
7.1. Về mặt khoa học
Góp phần vào quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị nghệ thuật độc đáo

trong cung đình nhà Nguyễn. Trên cơ sở đó có thể hiểu hơn về các giá trị nghệ thuật
và văn hóa trong cung đình xưa.
7.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Việt
Nam học trường Đại học Ngoại ngữ Huế trong mảng văn hóa, nghệ thuật. Bên cạnh
đó còn giúp cho công cuộc nghiên cứu, trùng tu, bảo tồn di tích nghệ thuật Huế.
8. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, bài khóa luận có
phần nội dung gồm các chương chính sau:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT BỘ ĐỀ TÀI BÁT BỬU VÀ CÁC KIỂU THỨC TRANG
TRÍ TRONG ĐẠI NỘI HUẾ
CHƯƠNG 3. HIỆU QUẢ THẨM MỸ TẠO HÌNH VÀ NHỮNG Ý NGHĨA NHÂN
VĂN-GIÁO DỤC CỦA ĐỀ TÀI BÁT BỬU

Khóa luận tốt nghiệp

88

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Bát bửu là gì?
Bát bửu là bộ đề tài trang trí gồm tám vật quý. Tám vật quý này không bắt
buộc theo một mẫu chung mà có thể thay đổi tùy theo văn hóa, ý nghĩa của từng

vật. Chỉ cần đủ tám vật quý trong một bộ đề tài đều được gọi chung là Bát bửu.
Trên đất Việt, Bát bửu không phải tới nhà Nguyễn mới có. Niên đại sớm nhất
và cụ thể của nó có thể định ra được ở lan can đá tòa thượng điện chùa Bút Tháp
(1647) hay ở bệ tượng Quan Âm Nam Hải của chùa này (1656). Đề tài Bát bửu
được du nhập từ Trung Hoa và bước đường phát triển của chung trên đất Việt khá
thuận lợi, từ ít tiến tới nhiều, từ phụ trở thành đề tài trang trí chính trong quá trình
Việt hóa về mặt tư tưởng và thẩm mỹ.
“Dưới thời Nguyễn, ngay ở Huế, đề tài Bát bửu cũng có hai giai đoạn phát
triển, giai đoạn đầu chưa được làm lớn, thường chạm vào gỗ nền, giai đoạn sau đã
có hiện tượng sản xuất hàng loạt rồi gắn vào nền... đi cùng với hai giai đoạn đó thì
tính linh của bộ đề tài này trong quan điểm của người Huế như nhẹ dần đi, mà cái
hình thể được chú ý mạnh hơn với nhiều hình thức tỉa tót công phu.” [6, tr 73]
1.1.2. Những bộ đề tài Bát bửu chủ yếu trong trang trí thời Nguyễn
Với cách hiểu đơn giản, Bát bửu là tám vật quý thì việc sử dụng bộ đề tài này
cho nghệ thuật trang trí cũng có những điểm độc đáo riêng. Chúng có thể được
trang trí theo bộ với tám vật chọn lọc nhưng phần lớn vẫn là từng vật rời tùy theo
chức năng, ý nghĩa, vị trí và tầm quan trọng của mỗi công trình.
Các học giả Pháp nghiên cứu về mỹ thuật Huế đã đưa ra các bộ Bát bửu như
sau:
- Bầu trời, quạt vả, gương, đàn, hòm sách, bút lông, đôi sáo, chủ phất.
- Pho sách, cây như ý, cuốn thư, lẵng hoa, bầu rượu, đàn, quạt, phát trần.
- Đôi sáo, đàn tỳ bà, lẵng, sáo, quạt, pho sách, cuốn thư, khánh, quả cau.
Bát bửu Phật giáo gồm có: Lá đề (thay quạt), tù và ốc, ô lọng, cờ, hoa sen,
bình hình quả bầu, cá và hồ nước
Bát bửu tượng trưng cho sự giàu có bao gồm: Đồng tiền, ô trám, gươm, đàn,
sáo, sách, tù và sừng, quạt hình lá, khánh.

Khóa luận tốt nghiệp

99


Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
Bát bửu của sự bất tử bao gồm: Quạt vả, kiếm, bầu rượu, phách, lẵng hoa,
ống bút, chiếc tiêu, hoa sen... (chủ yếu đạo Lão) [9]
Nhìn chung đồ Bát bửu được gán cho những ý nghĩa tượng trưng nào đó, chủ
yếu tập trung vào các đề tài hạnh phúc, vật chất và tinh thần. Cũng tùy vào ý nghĩa
tượng trưng mà chúng được sử dụng ở những công trình kiến trúc khác nhau trong
các di tích dưới thời Nguyễn ở Huế.
1.2. Huế - Trung tâm chính trị, văn hoá nghệ thuật thời Nguyễn
1.2.1. Vài nét về lịch sử xứ Huế
Từ thế kỷ II đến đầu thế kỷ XIV, xứ Huế nằm trong khu vực cực Bắc của quốc
gia Chămpa. Đến năm Bính Ngọ (1306), cuộc hôn nhân lịch sử Chiêm-Việt giữa vua
Chế Mân (Simhavarman III) và Huyền Trân công chúa, dưới triều Trần Anh Tông
nước Đại Việt, đã chính thức sát nhập “của hồi môn” đó là châu Lý và châu Ô vào
lãnh thổ Đại Việt, sau đó châu Lý được đổi thành châu Hóa, châu Ô thành châu
Thuận. Kể từ đó những đợt di dân của người Việt từ Bắc vào Nam với nhiều quy mô
lớn nhỏ khác nhau bắt đầu diễn ra trên đất Huế. Vùng đất Hóa Châu (bao gồm Thừa
Thiên Huế và một phần Quảng Nam-Đà Nẵng ngày nay) trong buổi đầu là vùng đất
xa xôi, nên nhà Trần đã xây dựng một căn cứ quân sự bề thế ở làng Thành Trung
gần ngã ba Sình thuộc huyện Quảng Điền. Tòa thành này gọi là thành Hóa Châu,
được tu bổ vào năm Đại Trị thứ năm (1362) đời vua Trần Dụ Tông trở thành trung
tâm quân sự-chính trị của Hóa Châu và lộ Thuận Hóa.
Trong tiến trình mở rộng bờ cõi về phương Nam, với việc là trung tâm của cả
nước thì từ xa xưa mảnh đất xứ Huế đã là địa bàn giao tiếp của nhiều cộng đồng
dân cư mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau cùng cư trú và cùng phát triển. Đó
là một đặc điểm lớn về mặt địa lý, lịch sử, văn hóa mà trong nghiên cứu văn hóa,

nghệ thuật cần phải lưu ý để thấy được tính đa dạng về văn hóa và sự giao thoa liên
tục trong bước đường phát triển về cả mọi mặt để rồi hôm nay chính điều đó đã tạo
ra những giá trị rất riêng của Huế.
Với bề dày lịch sử hơn 700 năm và những biến cố lịch sử mang bước chuyển
của thời đại tưởng chừng như nghệ thuật Huế sẽ bị ảnh hưởng và gián đoạn. Tuy
nhiên, không những không bị ảnh hưởng mà có thể nói nghệ thuật Huế còn có sự

Khóa luận tốt nghiệp

10

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
tiếp nhận những luồng tư tưởng mới, phóng khoáng và táo bạo hơn, tạo cho nghệ
thuật Huế càng độc đáo. Điều đó được thể hiện qua hầu hết các khía cạnh của nghệ
thuật như kiến trúc, hội họa, điêu khắc và nhiều mảng khác.
Dưới thời nhà Hồ, lộ Thuận Hóa được đổi thành phủ Thuận Hóa và có trọng
binh trấn giữ. Nhà Hồ cũng có nhiều nỗ lực phát triển mạng lưới giao thông để nối
Hóa châu với đất Bắc. Thời nhà Mạc (1527-1595), chính quyền Lê -Trịnh ở Tây Đô
(Thanh Hóa) sai Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vào trấn phủ Thuận Hóa (1558).
Vùng Hóa Châu liền được xây dựng ngày càng nhanh theo mưu đồ của họ Nguyễn.
Năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao kiêm nhiệm thêm vùng Quảng Nam. Năm
1600, dưới thời Hậu Lê, với sự chuyên quyền của họ Trịnh ngày càng lớn, Nguyễn
Hoàng liền tìm kế tách rời Thuận Hóa và bắt đầu khởi nghiệp bá vương. Năm 1626,
khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên dời lỵ sở từ Dinh Cát (Quảng Trị) vào Phước Yên
(Quảng Điền ) và gọi là phủ. Năm 1636 phủ chúa được dời từ Phước Yên về Kim
Long (Huế). Vùng đất xứ Huế dần dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị của

Đàng Trong. Chúa Nguyễn cho xây dựng cung điện, nhà cửa, đường sá, công
xưởng,... khang trang, đẹp đẽ, xứng đáng với tầm vóc đô thành của Đàng Trong. Từ
Kim Long, các chúa Nguyễn còn dời phủ thêm mấy lần nữa như Phú Xuân (1687),
Bác Vọng (1712), Phú Xuân (1738). Sang thế kỷ XVIII các chúa Nguyễn đã thiết lập ở
Đàng Trong những phủ chúa, những trung tâm văn hóa có một sức tồn tại, lan tỏa
mạnh mẽ và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của vùng đất Thuận Hóa. Nhà bác
học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) đã mô tả Phú Xuân vào đầu thế kỷ XVIII và cho biết
lúc bấy giờ nghệ thuật trang trí kiến trúc đã rất phát triển, các phủ đệ được xây cất
bằng gạch ở khắp nơi với tường cao dày, cửa rộng. Nhiều vị trí nội phủ và ngoại
thất trang trí công phu. Các bình phong xây đẹp và trang nhã với các trang trí theo
đề tài tứ linh và hoa văn hoa lá quả cành bằng sành sứ. Không gian nhà vườn với bể
cạn, núi giả sơn đá quí, đào ao, xây cầu thủy tạ, tạo nên cảnh trí bồng lai quý phái.
Năm 1786, Tây Sơn Nguyễn Huệ kéo đại binh đánh ra Thuận Hóa sau đó
Nguyễn Huệ tiến thẳng ra Bắc đánh vào Thăng Long, đập tan toàn bộ cơ đồ họ Trịnh,
khôi phục vương quyền cho nhà Lê. Khi Nguyễn Nhạc xưng Trung Ương Hoàng Đế,
đóng đô ở Quy Nhơn, Nguyễn Huệ được phong là Bắc Bình Vương ở đất Thuận Hóa,

Khóa luận tốt nghiệp

11

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
đóng quân tại thành Phú Xuân, đến năm 1788, khi Lê Chiêu Thống dẫn quân Thanh
về giày xéo đất Bắc, Nguyễn Huệ liền lên ngôi hoàng đế tại núi Bân (Phú Xuân) và
phát binh tiến đánh Thăng Long. Chiến thắng của Tây Sơn đập tan 20 vạn quân
Thanh xâm lược vào đầu năm 1789 đã tạo tiền đề căn bản cho một nước Việt Nam

tiến mạnh trên con đường thống nhất. Song sự tồn tại của hoàng đế Quang Trung tại
Phú Xuân lại quá ngắn ngủi (1788-1792) kinh đô Phú Xuân vẫn chưa thể là trung tâm
của cả nước. Năm 1802, chúa Nguyễn Ánh đánh bại triều đình Tây Sơn, lập ra vương
triều nhà Nguyễn. Nguyễn Ánh lên ngôi đặt niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú
Xuân, xác lập sự thống trị trên phạm vi cả nước. Năm 1804, vua Gia Long chính thức
đặt quốc hiệu là Việt Nam, đến năm 1811 trở lại tên cũ là Đại Việt, năm 1838 Minh
Mạng đổi là Đại Nam. Nếu thời Tây Sơn đã đặt nền móng cho sự thống nhất thì Gia
Long đã xây dựng được một sự thống nhất toàn diện hơn. Đất nước được mở ra rộng
lớn, ban đầu gồm 11 trấn phía Bắc hợp thành tổng trấn Bắc Thành và 5 trấn cực
Nam hợp thành tổng trấn Gia Định Thành. Đến năm 1830 - 1831 Minh Mạng chia cả
nước ra thành 30 tỉnh và Phủ Thừa Thiên, tất cả đều trực thuộc triều đình. Vua nắm
giữ mọi quyền hành trị vì đất nước, đề ra lệ không đặt tể tướng, không lấy trạng
nguyên, không lập hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài họ tộc nhà
Nguyễn. Với một nước Đại Nam có đất đai vật lực, tiềm năng mọi mặt dồi dào và
phong phú, với vị trí là kinh đô của nước Đại Nam, xứ Huế trở thành trung tâm chính
trị-văn hóa của quốc gia suốt thế kỷ XIX.
Năm 1802, sau khi chiến thắng triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh bắt tay vào thiết
kế kinh thành Huế. Việc xây dựng kinh đô mới được triều đình đặt ra khẩn thiết, tạo
điều kiện cho nghệ thuật trang trí-hội họa-điêu khắc và nhiều nghành nghề thủ
công mỹ nghệ phát triển. Trước yêu cầu to lớn của việc xây dựng kinh thành mới,
nhà Nguyễn đã trưng tập nhiều thợ giỏi khắp nước về kinh đô, trong đó có những
người thợ, phường thợ được gọi từ xứ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Hà
Nam, họ được tập hợp lại tạo nên các làng nghề và làm nên nhiều công trình trang
trí rực rỡ, nhiều người trong số họ được triều đình ban tặng phẩm hàm cao.
Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng cai trị Việt Nam trong lịch sử
Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, được thành lập sau khi hoàng đế Gia Long lên

Khóa luận tốt nghiệp

12


Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và chấm dứt hoàn toàn khi hoàng đế
Bảo Đại thoái vị vào năm 1945–tổng cộng là 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn là
một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược
của người Pháp giữa thế kỷ XIX.
Triều nhà Nguyễn có thể được chia ra hai giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn độc
lập và giai đoạn bị đế quốc Pháp xâm lăng và đô hộ. Giai đoạn độc lập (1802-1858)
là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn đang nắm toàn quyền quản lý đất nước, kéo
dài 56 năm và trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Gia Long
và con trai Minh Mạng (1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam trên nền tảng tư
tưởng Nho giáo. Từ thập niên 1830, giới trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là
Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công
nghiệp-thương mại, nhưng họ chỉ là thiểu số. Đáp lại, vua Minh Mạng và những
người kế tục Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1847-1883) chọn chính sách đã lỗi
thời là coi trọng phát triển nông nghiệp (dĩ nông vi bản) và ngăn cản Công giáo, tôn
giáo từ phương Tây.
Giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ (1858-1945) là giai đoạn kể từ việc
quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng 8
năm 1858, hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm
chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền
Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành
một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở
Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của
Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Giai đoạn này kết thúc khi Bảo
Đại tuyên bố thoái vị năm 1945.

1.2.2. Một số thành tựu kiến trúc thời Nguyễn
Gần 150 năm, triều Nguyễn trải qua 13 đời vua trị vì với nhiều biến cố lịch sử
cũng như đã để lại nhiều di sản văn hóa, lịch sử cho nhân loại. Mà đến nay, những
công trình, những di sản ấy vẫn tồn tại theo thời gian và đem đến cho Huế một bộ
mặt du lịch mới và phát triển.
Nền kiến trúc dân tộc ta trải qua hàng chục thế kỉ phát triển, thăng trầm, có

Khóa luận tốt nghiệp

13

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
được và mất đi cũng nhiều, để lại một di sản không lấy làm phong phú lắm. Thời Lý,
Trần với nền văn hóa Thăng Long đầy sức mạnh khai phá và tinh thần dân tộc, để lại
rải rác đó đây những nền, những mảng của các công trình kiến trúc đã tan thành tro
bụi, khó mà khôi phục lại được, dù chỉ là trên giấy. Thời Hậu Lê kéo dài ròng rã bốn
thế kỷ, cũng chỉ để lại rất ít di tích: thành lũy, đền đài, hầu như tan biến hết. Thời
Nguyễn cũng đã lùi vào dĩ vãng, di sản kiến trúc bị hư hại nhiều và tập trung chủ yếu
ở Huế.
Trên đất Huế, kinh đô cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, mặc dù bị
mất mát nặng nề nhưng vẫn còn lại một di sản kiến trúc thật sự phong phú về số
lượng, về loại hình cũng như chất lượng nghệ thuật.
Với gần 150 năm tồn tại của mình, triều đình nhà Nguyễn đã cố gắng xây
dựng Huế thành một kinh đô tráng lệ. Họ muốn tạo nên trên mảnh đất miền Trung
này một trung tâm văn hóa và chính trị mới, thay cho Thăng Long vốn là nơi đô hội
bao đời nay. Với mục đích ấy, hàng loạt các công trình kiến trúc quy mô tầm cỡ đã

được xây dựng, qua nhiều đời vua, các công trình ấy đã thành một hệ thống kiến
trúc cung đình độc nhất vô nhị, mang tính nghệ thuật cao gồm thành quách, cung
điện, đền miếu, lăng tâm,... những công trình mà chỉ Huế mới có.
Công trình kiến trúc quy mô nhất của triều Nguyễn là kinh thành Huế với
diện tích 500 ha và chu vi hơn 10km, được xây dựng để bảo vệ cho mọi cơ quan và
các sinh hoạt hành chánh của triều đình. “Xây dựng suốt 27 năm (1804-1832) với
hàng triệu nhân công, Kinh Thành Huế là một kỳ công của dân tộc. Bên trong Kinh
Thành là Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, với hơn 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ,
trong đó có hàng chục cung điện lộng lẫy, vàng son, dành cho vua cùng các đình
thần làm việc và hoàng gia ăn ở.” [3, tr 7] Tất cả các công trình kiến trúc thời
Nguyễn đều mang đặc điểm tinh tế trang nhã, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và
trang trí, giữa cảnh trí thiên nhiên và nghệ thuật kiến trúc, giữa đất nước với con
người. Điều đó làm cho các công trình ở Huế mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lại
vừa thể hiện những nét đặc trưng cơ bản của văn hóa Huế.
Một hệ thống kiến trúc tiêu biểu dưới thời Nguyễn không thể bỏ qua đó là các
lăng tẩm, lăng tẩm các hoàng đế được kiến trúc rất qui mô, tài vật quốc gia dồn cả
cho xây dựng và đích thân các vua bỏ hết tâm trí cho công việc lớn lao này. Vào năm

Khóa luận tốt nghiệp

14

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
1914, một người phương Tây là Ph.Eberhard đã viết: “Huế là một trung tâm du lịch
hấp dẫn, nơi có Kinh Thành, cung điện và lăng tẩm, có một sức cuốn hút sự chú ý
đặc biệt của du khách và các nghệ sĩ. Chỉ riêng lăng tẩm các vua nhà Nguyễn không

thôi cũng đủ có giá trị đối với cuộc du lịch rồi; theo ý kiến chung, lăng tẩm Huế đẹp
hơn lăng tẩm các vua nhà Minh ở Trung Quốc” [3, tr 70]. Mãi cho đến ngày nay thì
những nhà làm công tác nghiên cứu nghệ thuật trong nước và trên quốc tế điều
khẳng định rằng lăng tẩm Huế là một thành tựu rực rỡ nhất của nền kiến trúc cổ
Việt Nam. Cấu trúc lăng tẩm Huế gồm tượng chầu, bái đình, nhà bia, trụ biểu, tẩm,
điện, hồ, cầu, la thành, nghi môn, cổng. Việc chọn đất xây lăng theo các nguyên tắc
phong thủy“vạn niên cát địa” (đất tốt vạn năm), “tiền án hậu chẩm” (núi án phía
trước, núi gối phía sau), “tả long hữu hổ” (núi chầu phải trái như rồng cuộn, hổ
phục) ,“huyền thủy chi lưu” (nước chảy lặng lẽ vòng vèo hình chữ chi), “sơn triều
thủy tụ”(núi hướng về, nước tụ về).
Các vua Nguyễn khá đề cao Nho giáo trong trang trí nghệ thuật nhưng trong
việc tạo kiến trúc cho lăng tẩm của mình thì họ lại thiên về Phật giáo, về Thiền, để
rồi lăng mộ của họ có một nét chung là cảnh thanh tịnh, thư nhàn phần nào đối
ngược với cảnh ồn ào ở chốn cung đình.
Lăng Gia Long (Thiên Thụ lăng) của vị vua sáng lập Vương triều xây dựng từ
1814-1820 tại chân núi Thiên Thụ hướng Bắc-Nam. Tổng diện tích 2.875 ha. Mặt
bằng lăng hình rẽ quạt đáy nhỏ 60m, mỗi cạnh bên 300m. Trước mặt Thiên Thụ sơn
án ngữ với hai trụ biểu cao vút, 14 ngọn núi che chắn hai bên, 6 quả đồi kề sau lưng,
trung tâm là khu mộ, bắt đầu từ sân chầu với hai hàng tượng chầu gồm 2 voi, 2
ngựa, 10 quan hầu đối xứng qua thần đạo.
Lăng Minh Mạng (Hiếu lăng) do đích thân Vua Minh Mạng (1820-1840) cùng
mười quan đại thần, viện Khâm Thiên giám và các thầy địa lý lên đồ án chọn đất.
Năm 1840, ông mất, công trình dở dang được Thiệu Trị (1840 -1847) giao cho 4 đại
thần hoàn thành từ 1840-1843. Lăng xây trên núi Thọ Sơn, diện tích 745 ha khoảng
35 công trình vây bọc bởi la thành chu vi độ 2 km. Lăng Minh Mạng chịu ảnh hưởng
sâu sắc của đạo Nho, nghệ thuật ở lăng cũng giống như nghệ thuật của những công
trình bên trong kinh thành do ông cho xây dựng hoặc trùng tu đều có những nét

Khóa luận tốt nghiệp


15

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
giản đơn, những hình tượng được sử dụng mang đậm chất Nho giáo. Lăng Minh
Mạng thâm nghiêm thăm thẳm mà cao sáng, chặt chẽ mà sinh động hài hòa.
Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng ) được xây năm 1847 ở chân núi Thuận Đảo,
tổng diện tích đất quan phòng 475 ha. Lăng Thiệu Trị phân làm hai khu, khu mộ và
khu thờ. Tiền án là núi Chằm, hậu chẩm là quả đồi nhân tạo. Từ xa có đồi Vọng Cảnh
và núi Ngọc Trản chầu về trước lăng theo vị thế “tả long hữu hổ” tức rồng chầu, hổ
phục.
Lăng Tự Đức (Khiêm lăng) được xây từ năm 1864 đến năm 1867 khi nhà Vua
còn tại vị và là nơi ông thường lánh mình khi chán nản, bất lực.Trong lăng Tự Đức
có sân chầu với hai hàng tượng bê - tông gồm 2 voi, 2 ngựa và 8 tượng người, có
thể nói lăng như một công viên đầy thi hứng, lãng mạn cảnh sắc thiên nhiên bởi mỗi
công trình trong lăng đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình:
không trùng lặp, rất sống động. Tại đây còn có những lối đi uốn lượn mềm mại theo
thế đất rất tự nhiên hoặc do bàn tay con người tạo dáng. Đường nét kiến trúc
phóng khoáng, hài hòa với thiên nhiên. Kiến trúc và thiên nhiên nơi đây gây được
nhiều cảm xúc thẩm mỹ mới lạ cho người đến tham quan và phản ánh được tâm
hồn lãng mạn, trữ tình của một ông vua thi sĩ. [3]
Lăng Khải Định (Ứng lăng), xây từ 1920 - 1931 cách kinh thành Huế 10km ở núi
Châu Ê. Các nghệ nhân nổi tiếng như thợ mộc Kiểm Khả, thợ nề Phan Văn Tánh, thợ vẽ
Hường Duyệt được điều đến phục vụ công trình này. Chiếm trọn cả độ cao quả núi, lăng
chia làm ba tầng. Tầng 1 qua 36 bậc đá dốc có trụ cột và tháp nhọn và cửa sắt làm
hàng rào. Tầng 2 qua 26 bậc đá làm Bi Đình, hai trụ biểu, tượng chầu 4 hàng tượng
(mỗi bên hai hàng) gồm hai voi, hai ngựa, 20 quan và lính, từ Bái Đình 3 cấp qua 47

bậc đá là Thiên Định cung. Tòa nhà bê tông này có 3 phòng: Điện Khải Thành phía
ngoài, chính tẩm có Bửu Tán và tượng Vua Khải Định, trong cùng là Hậu Cung, toàn bộ
nội thất được trang trí, vẽ và ghép tranh mảnh gốm và kính màu dày đặc, rực rỡ.
Với kiến trúc xây dựng độc đáo, và nghệ thuật trang trí đặc sắc, phản ánh
khá rõ một bức tranh văn hóa lịch sử lúc bấy giờ. Khi mà nền văn hóa cổ truyền
phương Đông đang va chạm và tiếp xúc với văn hóa phương Tây để tạo nên những
công trình kiến trúc mang dấu ấn thời đại khá rõ. Có lẽ, chính vì sự độc đáo ấy mà

Khóa luận tốt nghiệp

16

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
hệ thống các lăng tẩm ở Huế được Tổ chức Văn hóa Thế giới đánh giá khá cao và
xếp lăng tẩm thời Nguyễn ở Huế vào vị trí những di sản kiến trúc qúy báu của nhân
loại.
Nói đến kiến trúc Huế là phải nói đến chùa Huế bởi từ lâu xứ Huế đã nổi tiếng
là một trong những trung tâm của Phật giáo với hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ, từ
xưa đã có những ngôi chùa nổi tiếng, trong đó có chùa Sùng Hóa được ghi trong Ô
Châu cận lục của Dương Văn An.
Chúa Nguyễn Hoàng khi đặt chân đến Thuận Hóa, sau khi nghe câu chuyện về
bà già mặc áo đỏ, quần lục thường xuất hiện ban đêm và nói: rồi sẽ có chân chúa
đến lập chùa ở đây để tụ long khí cho bền long mạch, ông đã nhận mình là vị chân
chúa ấy và đã cho sửa sang chùa Thiên Mụ thuộc tả ngạn sông Hương. Chùa Thiên
Mụ xây dựng năm 1601vào thời chúa Nguyễn Hoàng. Năm 1605 chúa Nguyễn Phúc
Tần cho trùng tu. Năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc Đại Hồng chung và

khắc bài minh. Năm 1907, Vua Thành Thái cho tu sửa sau đợt bão 1904. Sau này lại
tiếp tục trùng tu vào năm 1920 và đến năm 1957 chùa được sửa sang lại như ngày
nay. Trên một ngọn đồi được san bằng, dài 280m, rộng 100m, kiến trúc chùa hướng
bắc nam, 4 mặt tường bao quanh. Tổng diện tích gần 4 ha. Bắt đầu với: ba tầng 49
bậc cấp dẫn từ sông Hương lên Tam quan. Dưới triều vua Minh Mạng có chùa Giác
Hoàng danh tiếng( năm 1885 chùa bị triệt bỏ, nay là Tam Tòa) với bài thơ ca tụng
Giác Hoàng Phạn ngữ của vua Thiệu Trị. Sau này lần lượt các chùa danh tiếng khác
ra đời như Báo Quốc (1674), Từ Đàm (1683), Thuyền Tôn (1709), Từ Hiếu (1743),
Diệu Đế (1844), Bà La Mật (1886), Trúc Lâm (1909),...
Ngày nay, có thể thấy các công trình kiến trúc trong quần thể Cố đô Huế đã
không còn nguyên vẹn hoặc biến mất hoàn toàn bởi nhiều lý do như thời gian, chiến
tranh, do chính người dân tàn phá bởi chưa nhận diện được những giá trị mà các
công trình này chứa đựng.
Đó là trong cung đình, còn kiến trúc Huế trong đời sống thường ngày của
người dân thì phải nói đến kiến trúc là phải nói đến nét tiêu biểu độc đáo của nhà
vườn. Người Huế có cuộc sống gắn liền với thiên nhiên đậm nét, ngôi nhà của người
dân và phủ đệ của quan lại triều đình và ngay cả lăng tẩm cũng có yếu tố thiên

Khóa luận tốt nghiệp

17

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
nhiên- vườn đan xen. Trong bố cục chung của Kinh thành thời Nguyễn đã cho thấy
các vua Nguyễn xưa kia đã rất dựa vào thế sông, thế núi để bài trí kiến trúc. Ngày
nay yếu tố, phẩm chất bố cục đó vần còn khá rõ qua các khu vực nội ngoại kinh

thành thời Nguyễn như nội đô có Hoàng Thành, Đại Nội, Tử Cấm thành, khu vực
ngoại ô có nhà vườn phụ đệ ở Kim Long, Vĩ Dạ, Gia Hội, Thụy Biều. Hiện có một số
nhà vườn xưa vẫn còn danh tiếng và đang được phục hồi như nhà vườn An Hiên,
nhà vườn Ngọc Sơn Công chúa, Lạc Tịnh,... Nhà vườn An Hiên (xây khoảng 18901895) tại Hương Long với diện tích hơn 4 ngàn m2, nguyên nơi đây là phủ của công
chúa thứ 18 con của vua Dục Đức. Cổng của nhà vườn An Hiên có khảm sành sứ hai
bên cuốn thư, hình mặt hổ phù đắp nổi và trên bức hoành chữ Hán mang tên An
Hiên. Tiếp đến là nhà vườn Lạc Tĩnh hơn 2 ngàn m2 ở Dương Xuân xây dựng vào
năm 1889. Nhà vườn mang tên công chúa Ngọc Sơn (Tại phía Nam thành Huế) con
của vua Đồng Khánh là một nhà vườn còn lưu giữ được nhiều cảnh quan và hiện
vật cổ quý giá. Ngay trong cổng Thượng Tứ còn có Tỳ Bà Trang của nhạc sỹ lừng
danh xứ Huế những năm 50 là Nguyễn Hữu Ba với hơn 1 ngàn m2. Ngoài ra còn có
một số nhà vườn khác như Tịnh Gia Viên, Ý Thảo, Vỹ Dạ xưa, Bội Trân ở Thiên An...
cũng được nói đến trong các địa chỉ văn hóa Huế hiện nay.
Đó là những công trình tiêu biểu cho kiến trúc Huế và chính những công
trình ấy đã nâng kiến trúc Huế lên một tầm di sản bậc nhất với những đặc điểm nổi
trội và “có một không hai”:
Di sản kiến trúc Huế là một tập hợp có một không hai trong những công trình
kiến trúc điển hình của một thời kì lịch sử gồm thành lũy, cung điện, đền miếu, lăng
tẩm, chùa chiền, nhà ở, phố phường. Muốn nghiên cứu, hiểu biết tường tận những
loại hình kiến trúc của thời phong kiến Việt Nam, chỉ có thể thông qua di sản kiến trúc
Huế.
Các công trình kiến trúc Huế được bài trí phong phú và cầu kì. Các kỹ thuật
chạm trổ, sơn son thiếp vàng, khảm xà cừ, khảm sứ, pháp lam, ... đạt trình độ hoàn
nĩ. Các đề tài trang trí tuy phần lớn có xuất xứ Trung Hoa nhưng đã được Việt hóa
và có cách thể hiện rất Huế.

Khóa luận tốt nghiệp

18


Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
Một trong những thành tựu nổi bật nhất của kiến trúc Huế mà không thể
không kể đến đó sự kết hợp chặc chẽ giữa công trình kiến trúc với môi trường thiên
nhiên. Các công trình dù là đền đài, cung điện, lăng tẩm hay cả nhà ở đều được đặt,
bổ sung vào khung cảnh thiên nhiên, với nhữngách giải quyết rất riêng, rất nhuần
nhuyễn, như cách bố cục chuyển tiếp không gian, cách chọn tỉ xích, cách bài trí,
phân bố màu sắc, cách tạo cảnh, ...cũng quán triệt ý đồ kiến trúc đó.
1.2.3. Đại Nội Huế
Đại Nội là tên gọi dùng để chỉ chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành – cơ
quan đầu não của triều Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử đất nước
ta.
Vị trí của Đại Nội ngày nay là nơi mà chúa Nguyễn Phúc Thái (1687-1691) đã
xây dựng Thủ phủ của Đàng Trong vào năm 1687 khi ông dời Thủ phủ từ làng Kim
Long về. Sau đó, Thủ phủ Phú Xuân được dời đi nơi khác.
Đến thời Gia Long (1802-1819), sau khi chọn Phú Xuân làm kinh đô cho cả
nước thống nhất vào năm 1802, nhà vua lại dùng vị trí ấy để xây dựng tạm thời một
số cung điện đơn giản dành cho hoàng gia ăn ở và triều đình làm việc. Việc quy
hoạch tổng thể mặt bằng hệ thống kiến trúc cung đình triều Nguyễn đã diễn ra vào
năm 1803. Năm sau, vua Gia Long đã giao cho hai đại thần Nguyễn Văn Trương và
Lê Chất đứng ra điều khiển công tác xây dựng Hoàng Thành và Cung Thành. Cung
thành nằm trong lòng Hoàng Thành. Vào năm 1822 dưới thời Minh Mạng (18201840), Cung thành được gọi là Tử Cấm thành. Một số cung điện và miếu thờ tổ tiên
nhà Nguyễn trong Đại Nội, đã được xây dựng vào năm 1804. Đến năm 1833, vua
Minh Mạng đã mở đợt công tác xây dựng khác ở Đại Nội, nhà vua đã cho quy hoạch
lại, nâng cấp và hoàn chỉnh hầu hết các công trình kiến trúc tại đây.
Trải qua 13 đời vua từ Gia Long cho đến Bảo Đại (1802-1945) tất cả mọi
công trình kiến trúc trong Đại Nội đều đã thêm bớt, cải biến, thay đổi vị trí và tính

chất nghệ thuật một phần nào theo sở thích, sở trường và sở đoản của từng đời vua
cũng như thời đại. Tuy nhiên, cốt cách chính vẫn là của thời Gia Long và Minh
Mạng.

Khóa luận tốt nghiệp

19

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
Ngọ Môn vừa là cổng chính vừa là bộ mặt của Hoàng Thành. Mặc dù đã trải
qua gần hai thế kỷ với bao cơn bão táp của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá,
nhưng nhờ có kỹ thuật xây dựng khéo léo, nhất là nghệ thuật kiến trúc rất thành
thạo, cho nên, Ngọ Môn vẫn đứng vững với thời gian để trở thành một trong những
công trình cổ tiêu biểu nhất của miền sông Hương núi Ngự.
Ban đầu Ngọ Môn có tên là Nam Khuyết Đài, về sau vua Minh Mạng đổi thành
Ngọ Môn và được gọi cho đến bây giờ. Ngọ Môn không đơn giản chỉ là một cái cổng
mà nó còn là cả một tổng thể kiến trúc phức tạp: bên trên còn có lầu Ngũ Phụng
được xem như một lễ đài, dùng để tổ chức một số lễ hàng năm của triều đình, như lễ
Truyền Lô (đọc tên các sĩ tư đậu Tiến sĩ), lễ Ban Sóc (phát lịch), Lễ Duyệt Binh, ... và
đây cũng là nơi diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Đại vào ngày 30-8-1945. [3]
Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong tổng số các công
trình trong Đại Nội. Đây là nơi đặt ngai vàng của nhà vua, là nơi diễn ra các buổi
thiết triều quan trọng để báo cáo những việc đại sự của quốc gia. Ngày nay, trải qua
bao thăng trầm lịch sử, điện Thái Hòa vẫn tồn tại với những nét vàng son, lộng lẫy
một thời và mang trên mình những dấu ấn văn hóa truyền thống sâu đậm.
Về lịch sử xây dựng thì có thể tạm chia thành ba giai đoạn chính, tạm gọi là

thời Gia Long, thời Minh Mạng, thời Khải Định, trong mỗi thời kỳ đều có một số thay
đổi, cải tiến về kiến trúc, trang trí, ...
-

Thời Gia Long (1802-1819): Sử sách nhà Nguyễn cho biết vua Gia Long lên ngôi
ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất, tức ngày 1-6-1802 đến ngày 20 tháng giêng
năm Ất Sửu, tức ngày 21-2-1805, điện Thái Hòa mới bắt đầu được xây dựng. Ngôi
điện được hoàn thành vào tháng 8 âm lịch năm ấy. Ngày 28-6-1806, vua Gia Long
mới cho “đặt nghi vệ đại triều ở điện Thái Hòa” và cử hành lễ Đăng quang chính
thức tại đây. Bấy giờ ngôi điện tọa lạc tại vị trí Đại Cung Môn được vua Minh Mạng

-

cho xây dựng về sau (1833), cách vị trí hiện nay 50m về phía Tây Bắc.
Thời Minh Mạng (1820-1840): Tháng Giêng năm Quý Tỵ, tức tháng 3-1833, khi tái
hoạch và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc cung đình Hoàng Thành và tử cấm thành,
vua Minh Mạng đã cho “dời điện Thái Hòa hơi dé về phía nam, đồ sộ và rộng lớn.
Dưới thềm điện ấy làm bệ đỏ, dưới bệ đỏ là long trì...” [3, tr 53] bấy giờ nhà vua đã

Khóa luận tốt nghiệp

20

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
cho nâng cấp kiến trúc Nam Khuyết Đài và Càn Nguyên Điện thời Gia Long thành
-


nền đài Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng xây trên nền đài ấy.
Thời Khải Định (1916-1925): năm 1923 vua Khải Định cho “đại gia trùng kiến”, tức
là đại tu điện Thái Hòa để chuẩn bị cho lễ Tứ Tuần Đại khánh tiết (mừng vua tròn
40 tuổi) vào năm sau 1924. Trong đợt này, ngôi điện được thay đổi và làm mới
nhiều bộ phận. Cụ thể đó là lắp ráp thêm hai hệ thống cửa kính ở mặt trước và mặt
sau ngôi điện. Nguyên thời Gia Long và Minh Mạng, hai mặt này để trống chỉ treo
sáo để che mà thôi. Tiếp theo đó là việc trổ cửa sổ hình tròn lớn, giữa gắn chữ “Thọ”,
ở hai mảng tường gạch chịu lực ở hai mặt tiền hai chái của ngôi điện. Cuối cùng là
làm mới cái bửu tán bằng pháp lam và các lớp diềm bằng gỗ chạm lộng thiếp vàng,
thay cho cái bửu tán cũ bằng nỉ thêu. Đặc biệt, tất cả các bộ phận bằng gỗ ở nội thất
đều được sơn son thiếp vàng. [3]
Nhìn chung, điện Thái Hòa được sửa sang rất nhiều lần, cho nên, vẻ cổ kính
ngày xưa đã giảm đi một phần. Tuy nhiên, cái cốt cách cơ bản của nó thì vẫn bảo
lưu được nhất là phần kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật.

Khóa luận tốt nghiệp

21

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
CHƯƠNG 2.
KHẢO SÁT BỘ ĐỀ TÀI BÁT BỬU VÀ CÁC KIỂU THỨC TRANG TRÍ TRONG ĐẠI
NỘI HUẾ
Đại Nội Huế là quần thể công trình kiến trúc còn khá nguyên vẹn và giữ được
khí chất của một thời vàng son. Đến với Đại Nội Huế, chúng ta có thể cảm nhận khá

rõ sự đồ sộ và tráng lệ qua những công trình đã được trùng tu và bảo tồn nhưng
song song với đó, màu thời gian và sự tiếc nuối cho một thời vàng son đã đi qua
cũng tồn tại ở chính nơi đây. Tuy vậy, dù kiến trúc có bị phá hủy do các yếu tố khách
quan hay chủ quan hoặc hoàn toàn biến mất thì nghệ thuật vẫn không bao giờ thay
đổi. Ngày nay, khi công cuộc trùng tu và bảo tồn di tích Huế đang được đẩy mạnh
thì Đại Nội Huế lại một lần nữa được tái hiện như lúc ban đầu, theo với đó là nghệ
thuật trang trí cung đình lúc bấy giờ cũng được phục dựng. Những công trình kiến
trúc quan trọng như điện Thái Hòa, Thế Miếu, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh, ...
lại trở về với vẻ uy nghi vốn có của nó. Tuy nhiên, khi khảo sát hình tượng Bát bửu
trong Đại Nội Huế, tất cả số liệu thu được cũng cũng chỉ mang tính tương đối bởi
không ít các công trình trong Đại Nội vẫn chưa được trùng tu xong, một số công
trình khác lại biến mất hoàn toàn chỉ còn lại phần nền. Dù chỉ khảo sát trên một vài
công trình tiêu biểu như điện Thái Hòa, Thế Miếu, Trường lang, cung Diên Thọ, cung
Trường Sanh nhưng cũng phần nào cho thấy được những đặc trưng cơ bản trong
mỹ thuật cung đình thời Nguyễn đương thời.
2.1. Điện Thái Hòa
Trải qua nhiều đợt trùng tu và làm mới, điện Thái Hòa ngày nay đã thay đổi
nhiều so với ban đầu về kiến trúc. Tuy nhiên, nghệ thuật trang trí trong điện dường
như vẫn không thay đổi thậm chí là vẫn giữ nguyên vẹn những hình tượng trang trí
ban đầu. Trải qua hơn 200 năm, những hình tượng trang trí ấy vẫn giữ được những
nét độc đáo và mềm mại, tinh tế vốn có. Thống kê về số lượng cũng như những mô
típ trang trí phổ biển trong điện Thái Hòa thì có thể thấy, phần trang trí trong điện
ngoài hình tượng rồng là thể hiện cho vua được trang trí và thể hiện ở hầu hết kiến
trúc thì còn một đề tài nữa đó là Bát bửu. Ở những vị trí khác nhau thì những hình
(i)

tượng Bát bửu cũng như chất liệu cũng khác nhau.
Trang trí Bát bửu trên nền vôi vữa-khảm sành sứ
Khóa luận tốt nghiệp


22

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
Hình tượng
Số lượng
Cây đàn
6
Bầu rượu
10
Cuốn thư
20
Quạt
4
Pho sách
6
Bút nghiên
2
Sáo
6
Có thể thấy việc trang trí trên nền vôi vữa-khảm sành sứ là một kiểu trang trí
quen thuộc đối với cung điện nhà Nguyễn, chủ yếu ở phần trên mái. Dựa vào bản
thống kê trên, chúng ta có thể thấy hình tượng Bát bửu được sử dụng khá nhiều với
nhiều hình tượng. Tuy nhiên, không giống các cung điện hoặc công trình khác, đối
với phần mái của điện Thái Hòa thì hình tượng Bát bửu khảm sành sứ được lấy làm
phần chính và hình tượng được sử dụng cũng có chọn lọc với chung một trường ý
nghĩa thể hiện cho khí phách quân tử, sự giàu sang và quý phái. Đó là cây đàn, bầu

rượu, cuốn thư, quạt, pho sách, bút nghiên và sáo.

Hình 1. Trang trí khảm sứ ở điện Thái Hòa
(ii)

Trang trí Bát bửu chạm gỗ của kẻ cổ ngỗng

Khóa luận tốt nghiệp

23

Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế

Hình tượng
Quạt
Cuốn thư
Kiếm
Pho sách
Bàn cờ
Bầu rượu
Bút
Tù và
Đàn

Số lượng
12

52
2
16
8
4
2
12
6

Hình 2. Hình tượng đàn nguyệt trên kẻ cổ ngỗng tại điện Thái Hòa
Trang trí Bát bửu trên kẻ cổ ngỗng là điểm đặc biệt nhất mà chỉ vài điện
quan trọng mới có và điện Thái Hòa là một điện quan trọng với ô cách kẻ cổn ngỗng
trang trí khá nhiều. Kẻ cổ ngỗng là kèo đỡ của điện được tạo hình uốn lượn cách
điệu giống như cổ ngỗng. Và một điều đặc biệt nữa đó là những hình trang trí Bát
bửu trên đây điều còn nguyên vẹn và giữ được những hình tượng cổ. Đối với kẻ cổ
ngỗng thì có thể thấy cuốn thư, pho sách, quạt và tù và được đặc biệt sử dụng nhiều
hơn. Có lẽ không phải là ngẫu nhiên bởi những hình tượng trên điều tiêu biểu cho
người quân tử, với tri thức, sự đỗ đạt và quyền quí.
(iii)

Trang trí bích họa
Hình tượng
Cuốn thư
Quạt
Khóa luận tốt nghiệp

Số lượng
2
4
24


Huỳnh Thị Anh Khuyên


Khảo sát hình tượng Bát bửu trong mỹ thuật cung đình Nguyễn tại Đại Nội
Huế
Pho sách
Bút nghiên
Bầu rượu
Cây như ý
Cặp sênh
Tam Sơn
Tù và

4
6
6
4
6
4
2

Không phải đơn giản mà nghệ thuật trang trí bích họa Huế lại đặc biệt và đạt
đến một trình độ cao như vậy. Bởi nghệ thuật tạo mảng màu đạm nhạt đã khiến cho
bức vẽ trở nên sống động và mềm mại hơn. Trên bờ mái của điện Thái Hòa, những
bức tranh bích họa được vẽ hết sức tỉ mĩ với nhiều đề tài cảnh vật, hoa, Bát bửu, ...
Đới với chất liệu và hình thức trang trí này, những đồ vật Bát bửu được về đúng với
màu sắc tươi sáng vốn có. Những dải lụa đi kèm vừa làm cho những đồ vật trở nên
tinh tế, mềm mại, hơn nữa còn làm chức năng liên kết khiến cả bờ mái ngôi điện
như tổng thể một bức tranh cảnh vật.

Một điều có thể thấy ở hầu hết các công trình quan trọng trong Đại Nội đó là
hình tượng bầu thái cực trên đỉnh mái. Ở điện Thái Hòa, bầu thái cực lớn hơn so với
những công trình khác. Với ý nghĩa tượng trưng cho bầu vũ trụ và được đặt trên
đỉnh mái, bầu thái cực như thể hiện cho sự thâu tóm thế gian, hút sinh khí của trời
đất cho mọi vật hồi sinh và phát triển.
Điện Thái Hòa là công trình quan trọng nhất trong tổng thể kiến trúc, chính
vì vậy, mặc dù số lượng hình tượng Bát bửu không nhiều nhưng điều mang những ý
nghĩa đặc biệt có tính chọn lọc.
2.2. Thế Miếu
Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu tọa lạc ở góc Tây Nam bên trong Hoàng
thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các
vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các
cuộc lễ này. Nguyên ở nơi này trước kia là miếu thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân
sinh vua Gia Long gọi là tòa Hoàng Khảo Miếu. Đến năm Minh Mạng thứ 2 (1821),
Hoàng Khảo Miếu được dời lùi về phía bắc khoảng 50m để dành vị trí xây tòa Thế
Tổ Miếu thờ vua Gia Long và Hoàng hậu. Miếu được xây dựng trong 2 năm (1821-

Khóa luận tốt nghiệp

25

Huỳnh Thị Anh Khuyên


×