Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT QUY TRÌNH HƠI QUÁ NHIỆT TRONG LÒ HƠI CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ MỞ RỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 130 trang )

[Type the document title]
ĐÊ TÀI: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT QUY TRÌNH
HƠI QUÁ NHIỆT TRONG LÒ HƠI CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN UÔNG
BÍ MỞ RỘNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LÒ HƠI TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN
1.1.

Tổng quan về nhà máy nhiệt điện Uông Bí
1.1.1. Giới thiệu chung
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí đã được thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt nền

móng đầu tiên khi khởi công xây dựng vào ngày 19/5/1961 nhằm đưa cách mạng
vào hiện thực cuộc sống. Đây là nhà máy phát điện lớn nhất được xây dựng trong
kế hoạch 5 năm lần đầu tiên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc.
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc tập
đoàn Điện Lực Việt Nam. Nhà máy nằm giữa trung tâm thị xã Uông Bí, Quảng
Ninh nằm ngay cạnh con sông Uông chảy êm đềm.
Trong tình hình đất nước vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, song Đảng và
Chính Phủ đã quan tâm đặc biệt đến tình hình phát triển công nghiệp của nhà nước.
Với sự giúp đỡ về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật của nhà nước và nhân dân Liên Xô
nhà máy nhiệt điện Uông Bí do phân viện Lê-nin-Grat thiết kế với tổng công suất
153MW gồm 8 lò hơi, 4 lò trung áp và 4 lò cao áp, 6 tổ tuabin – máy phát được lắp
đặt theo 4 giai đoạn:

[Type text]

Page 1



[Type the document title]
Giai đoạn 1: Lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào vận hành 2 lò trung áp (bk3 – 15 – 39
– Φb), 2 tua bin (K12 – 35T), 2 máy phát (T 2 – 12 – 2TB) 12MW được khánh
thành hòa vào lưới điện quốc gia phục vụ nền kinh tế quóc dân ngày 18/1/1964.
Giai đoạn 2: Nhà máy vừa sản xuất vừa tiếp tục mở rộng đến ngày 2/9/1965 đã
khánh thành lò số 3 và số 4 nâng tổng công suất của nhà máy lên 48MW.
Giai đoạn 3: Trước sự đòi hỏi về điện Quốc gia ngày càng tăng cao mà các nhà
máy điện lúc bấy giờ không thể đáp ứng nổi. Năm 1974 Đảng và Chính Phủ đã
quyết định mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí nhằm giải quyết nhu cầu trước
mắt và những đòi hỏi cấp bách về điện.
Đến ngày 3/2 /1975 đã cắt băng khánh thành lò hơi cao áp (πK20-3 năng suất
110 tấn/h) số 5 và số 6, tua bin số 5 (K50-90-3 công suất 50MW. Năm 1998 nâng
lên 55MW) và máy phát số 5 (TBΦ60-2T-55MW) nâng tổng số công suất của nhà
máy lên 98MW.
Giai đoạn 4: Tiếp tục mở rộng nhà máy đến ngày 15/12/1977 đã khánh thành giai
đoạn 4 đưa vào vận hành 2 lò cao áp 7 và 8 (πK20-3 năng suát 110 tấn/h). Tua bin
số 6 (K50-90-3), máy phát số 6 (TBΦ60-2T-55MW).
Nhà máy nhiệt điện Uông Bí giữ vai trò quan trọng trong lưới điện Quốc Gia
và đặc biệt là trong hệ thống điện miền Đông Bắc Việt Nam, với vị trí đó đến năm
1997 Chính Phủ đã quyết định mở rộng nhà máy nhiệt điện Uông Bí nâng tổng
công suất lên 490MW, với công nghệ cao nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi
trường. Cho đến nay nhà máy mới đã xây dựng và không ngừng mở rộng, cải tiến
công nghệ để trở thành một trong những nhà máy nhiệt điện lớn nhất cả nước.
1.1.2.

Hệ thống tổ chức trong nhà máy nhiệt điện Uông Bí

[Type text]

Page 2



[Type the document title]

CHỦ TỊCH KIÊM GIÁM ĐỐC
KIỂM SOÁT VIÊN

1.
2.
PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT SỬA
CHỮA

PHÓ GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT ĐH SẢN
XUẤT

Phân xưởng
Nhiên liệu

Phân xưởng
Cơ nhiệt

Văn phòng

Phòng
Tổ chức - LĐ

Phân xưởng
Lò - Máy


Phòng
Kế hoạch

Phân xưởng
Điện- Kiểm nhiệt

Phòng Kỹ
Thuật

Phân xưởng
Hóa

Phòng Tài
chính Kế toán

PHÓ GIÁM ĐỐC
QLDA VÀ CBSX
UBMR2

Phòng Tổng hợp
CBSX

Phòng
Kinh tế- Kế hoạch

Phòng
Kỹ thuật-GS
QLDA


Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức và
hoạt
động của côngPhòng
ty MTV
nhiệt điện Uông Bí
Phân
xưởng
Vật tư
Vận năng
hành 1của nhà máy nhiệt điện Uông Bí
1.2.
Quy trình sản xuất điện
Cũng như các nhà máy nhiệt điện hiện nay ở nước ta, nhà máy nhiệt điện

Phân xưởng

Phân xưởng

Uông
Bí cũng sử dụng nhiênPhân
liệu xưởng
chính là than và Phòng
khí thiên
Bảonhiên.
vệ
Sản xuất
Vận từ
hành
Nguyên


sản
suất
điện
của
nhà
máy
điện
là
chuyển
hóa nhiệt năng
đốt2
Tự động- ĐK
VL&DV
cháy các loại nhiên liệu trong lò hơi thành cơ năng quay Turbine, chuyển cơ năng
thành năng lượng điện trong máy phát điện. Nhiệt năng được dẫn đến Turbine qua
một môi trường dẫn nhiệt là hơi nước. Hơi nước chỉ là môi trường truyền tải nhiệt
năng đi, nhưng hơi vẫn phải đảm bảo chất lượng( như phải đủ áp suất…) trước khi
[Type text]

Page 3


[Type the document title]
đi vào Turbine để sinh công. Nhiệt năng cung cấp càng nhiều thì năng lượng điện
phát ra càng lớn và ngược lại. Điện áp phát ra từ đầu cực máy phát điện sẽ được
đưa qua hệ thống trạm biến áp nâng lên cấp điên áp thích hợp trước khi hòa vào
lưới điện quốc gia.
Quá trình chuyển hóa năng lượng của nhà máy nhiệt điện.

Hình 1.2: Quá trình chuyển hóa năng lượng

Trong nhà máy nhiệt điện Uông Bí, quá trình sản xuất điện năng được thực
hiện như sau:

[Type text]

Page 4


[Type the document title]

Hình 1.3: Sơ đồ khối quá trình sản xuất điện năng của nhà máy
Kho nhiên liệu dùng để dự trữ và pha trộn than trước khi cấp lên lò.

(1)

Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho lò. Thiết kế hệ thống băng tải cung cấp

(2)

cho lò, hai hệ thống này làm việc độc lâp kể cả phần cung cấp điện để đảm bảo
luôn luôn cung cấp đủ than cho lò trong trường hợp sự cố băng tải hoặc sự cố mất
điện.
Hệ thống nghiền than :được thiết kế kiểu lò hơi đốt than trực tiếp

(3)

( không có than bột trung gian). Mỗi lò bao gồm 4 máy nghiền than bằng bi, than
cấp vào máy nghiền qua máy cấp than nguyên và nó được sấp nóng bởi gió cấp
1và sau đó dược thổi thẳng vào lò.
[Type text]


Page 5


[Type the document title]
Lò hơi của dây truyền là lò hơi kiểu tuần hoàn tự nhiên, có kết cấu xung

(4)

quanh là các giàn ống sinh hơi, trong lò than được đốt cháy sinh nhiệt trao đổi với
nước ngưng trong các giàn ống sinh hơi để tạo ra hơi bão hòa tích tụ trong bao hơi,
sau đó hơi này được đua qua các phân ly dạng xyclon và được đưa qua các giàn
quá nhiệt để tạo ra hơi quá nhiệt khô có nhiệt độ và áp suất yêu cầu của Turbine.
Turbine được thiết kế gồm 3 cấp áp lực. Hơi từ lò được đưa vào Turbine

(5)

cao áp, sau khi giãn nở sinh công ở cao áp nó lại được đưa qua giàn quá nhiệt trung
gian để nâng nhiệt độ đẳng áp, sau đó được đưa vào Turbine trung áp và sang
Turbine hạ áp về bình ngưng. Công sinh ra trên trục Turbine quay máy phát điện,
máy phát điện sẽ biến năng lượng cơ đó thành năng lượng điện phát lên lưới.
Bình ngưng : có nhiệm vụ ngưng hơi thoát từ Turbine hạ áp thành nước

(6)

ngưng
Bơm tuần hoàn: dùng để cung cấp nước làm mát từ sông cho bình ngưng,

(7)


nước làm mát đầu ra bình ngưng một phần cung cấp cho hệ thống xử lý nước, còn
lại đổ ra kênh thải ra sông.
Bơm ngưng: Bơm ngưng dùng để cung cấp nước ngưng cho khử khí.

(8)

Hệ thống gia nhiệt hạ áp: dùng để nâng nhiệt độ nước ngưng trước khi

(9)

vào khử khí.
Bình khử khí: sẽ nhận hơi trích từ Turbine trung áp để gia nhiệt nước

(10)

ngưng tới trạng thái gần bão hòa để tách khí không ngưng.
(11)

Bơm cấp: dùng để cung cấp nước cho bao hơi.

(12)

Hệ thống gia nhiệt cao: dùng để nâng nhiệt độ nước cấp.

(13)

Bộ hâm: bộ hâm có tác dụng nhận nhiệt trong khói thoát sau các giàn quá
nhiệt để nâng nhiệt độ nước cấp gần bằng nước trong nhiệt độ bao hơi
Bộ sấy không khí kiểu quay: bộ sấy không khí kiểu quay dùng để sáy


(14)

không khí từ các quạt gió trước khi vào lò.
[Type text]

Page 6


[Type the document title]
Quạt gió cấp 1: dùng để cung cấp gió đi sấy than và vận chuyển than vào

(15)

lò.
Quạt gió chính: để cung cấp gió cho quạt gió cấp 1 và cung cấp oxi cho

(16)

lò.
Quạt khói: dùng để hút khói thoát của lò và để duy trì chân không buồng

(17)

lửa.
Nguyên lý hoạt động
Từ kho nhiên liệu (than, dầu, đá vôi), qua hệ thống cung cấp nhiên liệu 2 được
đưa và lò 3. Nhiên liệu than từ kho nhiên liệu (1) qua hệ thống cung cấp nhiên liệu
(2), sau đó được đưa vào hệ thống nghiền than (3). Tại đây than được sấy bởi gió
nóng cấp 1 từ quạt gió cấp 1(15), qua bộ sấy không khí(14) và thổi trực tiếp vào lò
(4).

Nước được xử lý hóa học, qua bộ hâm 13 đưa vào bao hơi của lò. Trong lò
xảy ra phản ứng cháy tạo ra nhiệt năng. Khói thoát ra có nhiệt độ cao được qua các
dàn quá nhiệt, qua bộ hâm và bộ sấy không khí để tận dụng nhiệt sau đó thoát ra
ngoài ống khói nhờ quạt khói (17).
Nước trong bao hơi được cấp xuống các giàn ống sinh hơi xung quanh lò, trao
đổi nhận nhiệt của lò biến thành hơi có thông số cao và được dẫn đến Turbine (5).
Tại đây hơi giãn nở sinh công quay Turbine_ máy phát. Máy phát điện sẽ biến
công suất cơ nhận trên trục Turbine thành công suất điện phát lên lưới. Hơi sau khi
sinh công có thông số thấp thoát về bình ngưng (6). Trong bình ngưng hơi nước
động thành nước nhờ hệ thống nước làm mát tuần hoàn lấy từ sông.
Trong bình ngưng (6), nước ngưng được qua các bình gia nhiệt hạ (9) sau đó
được đưa đến bình khử khí (10) nhờ bơm ngưng (8). Nước sau khi được khử khí sẽ
[Type text]

Page 7


[Type the document title]
được bơm cấp (11) bơm qua các bình gia nhiệt cao(12), qua bộ hâm sau đó đưa vào
bao hơi. Người ta dùng hơi trích từ Turbine để cung cấp cho các bình gia nhiệt cao,
gia nhiệt hạ và bình khử khí.
1.3.

Phân loại lò hơi
Việc phân loại lò hơi thường được thực hiện căn cứ theo một đặc tính nào đó
của lò.
Nếu dựa vào thông số hơi:


Lò hơi thông số thấp, thường được quy ước với áp suất p < 15 bar, nhiệt độ




t< 350oC, thường dùng hơi bão hòa.
Lò hơi thông số trung bình, thường được quy ước với áp suất từ 15 bar đến




60 bar, nhiệt độ từ 350-450oC.
Lò hơi thông số cao, áp suất trên 60 bar, nhiệt độ từ 450-540oC.
Lò hơi thông số siêu cao, áp suất trên 140 bar (trong loại này, có thể chia
thành lò hơi trên thông số tới hạn và dưới thông số tới hạn).

Nếu dựa vào chế độ chuyển động của nước trong lò hơi( nước là môi chất dẫn
nhiệt):


Lò hơi đối lưu tự nhiên, môi chất chỉ chuyển động đối lưu tự nhiên do sự
chênh lệch về mật độ trong nội bộ môi chất mà không tạo được vòng tuần



hoàn tự nhiên, thường gặp ở các lò hơi có công suất nhỏ.
Lò hơi tuần hoàn tự nhiên, thường gặp nhất là trong phạm vi công suất trung
bình và lớn, khi vận hành, môi chất tạo được vòng tuần hoàn tự nhiên nhờ sự
chênh lệch về mật độ trong nội bộ môi chất, tuy nhiên cũng chỉ có lò hơi
thông số dưới tới hạn mới có thể có vòng tuần hoàn tự nhiên.

[Type text]


Page 8


[Type the document title]


Lò hơi tuần hoàn cưỡng bức, dưới tác dụng của bơm, môi chất chuyển động
theo quỹ đạo khép kín, thường gặp trong lò hơi thông số cao, còn với lò hơi



siêu tới hạn chỉ có thể có vòng tuần hoàn cưỡng bức.
Lò hơi đối lưu cưỡng bức, đây là loại lò hơi trực lưu hoặc đơn lưu, trong loại
lò hơi này, dưới tác dụng của bơm, môi chất chỉ đi theo một chiều, nhận
nhiệt, biến dần thành hơi đưa ra sử dụng mà không có tuần hoàn đi lại, tuy
nhiên cũng có thể xếp loại lò hơi này thành loại tuần hoàn cưỡng bức.

Nếu dựa theo cách đốt nhiên liệu:


Lò hơi đốt theo lớp, nhiên liệu rắn(than, củi, bã mía…) được xếp thành lớp
trên ghi để đốt, trong đó có loại cố định, có laoị ghi chuyển động thường
được gọi là ghi xích, có loại ghi xích thuận chiều, có loại ghi xích ngược



chiều.
Lò hơi đốt phun, nhiên liệu khí, nhiên liệu lỏng phun thành bụi, nhiên liệu
rắn nghiền thành bột được phun vào buồng lửa, hỗn hợp với không khí và




tiến hành các giai đoạn của quá trình cháy trong không gian buồng lửa.
Lò hơi đốt đặc biệt, thường gặp 2 loại buồng lửa xoáy và buồng lửa tầng sôi.

Buồng lửa xoáy có thể đốt than cám nguyên khai và nghiền sơ bộ. Nhiên liệu và
không khí được đưa vào buồng lửa hình trụ theo chiều tiếp tuyến với tốc độ cao.
Dưới tác dụng của lực ly tâm, xỉ lỏng và các hạt nhiên liệu có kích thước lớn bám
sát thành lớp vào tường lò, rồi đến các hạt có kích thước nhỏ hơn, những lớp này
cháy hoàn toàn theo lớp, còn các hạt than nhỏ cùng với chất bốc chuyển động ở
vùng trung tâm và cháy trong không gian. Buồng lửa tầng sôi(tầng lỏng) , nhiên
liệu rắn nguyên khai hoặc nghiền sơ bộ sau khi được đưa vào, dưới tác dụng của
gió có tốc độ đủ lớn, dao động lên xuống trong một khoảng không gian nhất định
của buồng lửa và tiến hành các giai đoạn của quá trình cháy.

[Type text]

Page 9


[Type the document title]
Ngoài ra, người ta có thê phân loại lò hơi theo đặc điểm sau:
-

Dựa theo trạng thái xỉ ra, chia thành 2 loại thải xỉ khô và thải xỉ lỏng.
Dựa theo áp suất của không khí và sản phẩm cháy trong buồng lửa, có loại
buồng lửa áp suất âm, buồng lửa áp suất dương, trong lò hơi áp suất dương,

1.4.


có loại đốt cao áp, có loại đốt dưới áp suất bình thường.
Dựa theo cách lắp đặt, có loại di động, loại tĩnh và loại nửa di động.
Dựa theo công dụng có loại lò hơi cấp nhiệt, có loại động lực.
Dựa theo đặc điểm bề mặt truyền nhiệt, có loại hơi ống lò, có loại hơi ống
lửa, có loại nằm, có loại đứng.
Nguyên lý làm việc của lò hơi trong nhà máy nhiệt điện
Bản chất làm việc lò hơi chính là quá trình hóa hơi. Trong quá trình biến đổi

từ nước sang hơi, nhiệt năng có tác dụng đưa nhiệt độ của nước lên đến ngưỡng
hóa hơi là 100oC tương ứng với áp suất khí quyển. Tuy nhiên, khi áp suất tăng thì
giá trị nhiệt độ tại ngưỡng hóa hơi của nước sẽ bị tăng cao tương ứng. Và khi nước
hóa hơi, nhiệt lượng cung cấp tiếp tục cũng không làm cho nhiệt độ của hơi nước
tăng thêm nữa, do vậy ta có được giá trị nhiệt độ bão hòa. Trong quá trình chuyển
hóa thành hơi, lượng nhiệt đưa thêm vào sẽ không làm tăng nhiệt độ hơi bão hòa
nhưng sẽ làm bay hơi tiếp lượng nước đang còn ở dạng lỏng. Nếu hơi không còn
lẫn nước thì người ta gọi là hơi khô, còn nếu vẫn lẫn nước chưa hóa hơi hết thì gọi
là hơi ướt. Phần trăm về khối lượng các giọt nước trong hơi nước được gọi là % độ
ẩm. Đối với hơi khô, nếu tiếp tục gia nhiệt vừa phải thì nhiệt độ của hơi vượt quá
nhiệt độ bão hòa, khi đó người ta thu được hơi quá nhiệt.
Trong các lò hơi của nhà máy nhiệt điện thì hơi cần được sản xuất ra là hơi
quá nhiệt. Hơi quá nhiệt là hơi nhận được nhờ các quá trình như: đun nóng nước
đến sôi, sôi để đến khi biến thành hơi bão hòa và quá nhiệt hơi bão hòa để thành
hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao trong các bộ phận của lò. Công suất của lò hơi phụ
[Type text]

Page 10


[Type the document title]

thuộc vào nhiệt độ, lưu lượng, và áp suất của hơi. Các giá trị này càng cao thì công
suất lò càng cao.
Hiệu quả của quá trình trao đổi nhiệt giữa ngọn lửa và khói với môi chất trong
lò hơi phụ thuộc vào tính chất vật lý của môi trường ( sản phẩm cháy) và của môi
chất tham gia quá trình (nước hoặc hơi) và phụ thuộc vào hình dáng, cấu tạo và đặc
tính của các phần tử lò hơi.
Nguyên lý cấu tạo của một lò hơi tuần hoàn tự nhiên hiện đại trong nhà máy
nhiệt điện được trình bày dưới hình sau:

Hình 1.4: Nguyên lý cấu tạo của lò hơi
1.Vòi phun nhiên liệu + không khí ; 2. Buồng đốt ; 3. phễu tro lạnh ;

4. Đáy xả

xỉ ; 5. Dàn ống sinh hơi ; 6. Bộ quá nhiệt bức xạ ; 7. Bộ quá nhiệt nửa bức xạ ; 8.
[Type text]

Page 11


[Type the document title]
ống hơi lên ; 9. Bộ quá nhiệt đối lưu ; 10. Bộ hâm nước ; 11. Bộ sấy; 12. Bộ khử
bụi ; 13. Quạt khói ; 14. Quạt gió ; 15. Bao hơi ; 16.Ống nước xuống; 17. Ống góp
nước
Nguyên lý làm việc:
Nhiên liệu và không khí được phun qua vòi phun số (1) vào buồng đốt số (2),
tạo thành một hỗn hợp cháy và được đốt cháy trong buồng lửa, nhiệt độ ngọn lửa
có thể đạt tới 1900 C. Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu cháy truyền cho nước trong
dàn ống sinh hơi (5), nước tăng dần nhiệt độ đến sôi, biến thành hơi bão hòa. Hơi
bão hòa theo dàn ống sinh hơi (5) đi lên, tập trung vào bao hơi số (15). Trong bao

hơi số (15), hơi được phân li ra khỏi nước, nước tiếp tục đi xuống theo ống nước
xuống (16) đặt ngoài tường lò rồi lại sang dàn ống sinh hơi số (5) để tiếp tục nhận
nhiệt. Hơi bão hòa từ bao hơi số (15) sẽ qua ống góp hơi rồi lần lượt đi vào bộ quá
nhiệt bức xạ số (6), bộ quá nhiệt nửa bức xạ số (7) và cuối cùng là bộ quá nhiệt đối
lưu số (9). Ở các bộ quá nhiệt, hơi bão hòa chuyển động trong các ống xoắn sẽ
nhận nhiệt do trao đổi nhiệt bằng bức xạ và đối lưu từ khói nóng chuyển động phía
ngoài ống để biến thành hơi quá nhiệt có nhiệt độ cao hơn và cuối cùng đi vào ống
góp để sang Tuabin hơi và biến đổi nhiệt năng thành cơ năng là quay Tuabin. Ở
giữa hai cấp của bộ quá nhiệt đối lưu người ta đặt bộ phun nước giảm ôn để điều
chỉnh nhiệt độ hơi quá nhiệt nhằm ổn định nhiệt độ hơi quá nhiệt ở một giá trị yêu
cầu trước khi đưa vào Tuabin.
Ở đây, dàn ống sinh hơi số (5) đặt phía trong tường lửa nên môi chất trong
ống nhận nhiệt và sinh hơi liên tục do đó trong dàn ống sinh hơi (5) là hỗn hợp hơi
và nước, còn ống nước xuống (16) đặt ngoài tường lò nên môi chất trong ống hầu
[Type text]

Page 12


[Type the document title]
như không nhận nhiệt do đó trong ống nước xuống (16) chỉ là nước. Khối lượng
riêng của hỗn hợp hơi nước trong dàn ống sinh hơi (5) nhỏ ở khối lượng nước
trong ống nước xuống (16) nên hỗn hợp trong dàn ống sinh hơi (5) đi lên, còn nước
trong ống xuống (16) đi xuống liên tục tạo nên quá trình tuần hoàn tự nhiên, bởi
vậy lò hơi loại này được gọi là lò hơi tuần hoàn tự nhiên.
Ở đây, buồng lửa là buồng lửa phun, nhiên liệu được phun vào và cháy lơ
lửng trong buồng lửa. Quá trình cháy nhiên liệu xảy ra trong buồng lửa và đạt nhiệt
độ rất cao từ 1300 C đến 1900 C, chính vì vậy hiệu quả trao đổi nhiệt giữa bức xạ
ngọn lửa và dàn ống sinh hơi rất cao và lượng nhiệt dàn ống sinh hơi thu được từ
ngọn lửa chủ yêu là do trao đổi nhiệt bức xạ. Để hấp thụ có hiệu quả nhiệt lượng

của ngọn lửa đồng thời bảo vệ tường lò khỏi tác dụng của nhiệt độ cao và ảnh
hưởng xấu của tro nóng chảy, người ta bố trí dàn ống sinh hơi (5) xung quanh
tường buồng lửa.
Khói ra khỏi buồng lửa trước khi vào bộ quá nhiệt đã bị làm nguội một phần ở
cụm phecston, ở đây khói chuyển động ngoài ống truyền nhiệt cho hỗn hợp hơi
nước chuyển động trong ống. Khói ra khỏi bộ quá nhiệt có nhiệt độ còn cao, để tận
dụng phần nhiệt thừa của khói khi ra khỏi bộ quá nhiệt, ở phần đuôi lò người ta
còn đặt thêm bộ hâm nước (10) và bộ sấy không khí (11).
Bộ hâm nước (10) có nhiệm vụ gia nhiệt cho nước để nâng nhiệt độ của nước
từ nhiệt độ ra khỏi bình gia nhiệt lên gần đến nhiệt độ sôi và cấp vào bao hơi (15).
Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình cấp nhiệt cho nước để thực hiện quá trình
hóa hơi đẳng áp nước trong lò. Sự có mặt của bộ hâm nước sẽ làm giảm tổng diện
tích bề mặt đốt của lò hơi và sử dụng triệt để hơn nhiệt lượng tỏa ra khi cháy nhiên
[Type text]

Page 13


[Type the document title]
liệu, làm cho nhiệt độ của khói thoát ra từ lò giảm xuống, làm tăng hiệu suất của
lò.
Không khí lạnh ngoài trời được quạt gió (14) hút vào và thổi qua bộ sấy
không khí (11). Ở bộ sấy, không khí nhận nhiệt của khói, nhiệt độ được nâng từ
nhiệt độ môi trường đến nhiệt độ yêu cầu và được đưa vào vòi phun số (1) để cung
cấp cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Như vậy bộ sấy không khí và bộ hâm nước đã hoàn trả lại buồng lửa một phần
nhiệt đáng lẽ bị thải ra ngoài. Chính vì vậy người ta gọi bộ hâm nước và bộ sấy
không khí là bộ tiết kiệm nhiệt.Từ khi vào bộ hâm nước cho đến khi thoát ra khỏi
bộ quá nhiệt của lò hơi, môi chất (nước và hơi) đã trải qua các giai đoạn hấp thụ
nhiệt trong các bộ phận sau: Nhận nhiệt trong bộ hâm nước đến sôi, sôi trong dàn

ống sinh hơi, quá nhiệt trong bộ quá nhiệt. Nhiệt lượng môi chất hấp thụ được biểu
diễn theo phương trình:
Qmc = [ i”hn – i’hn ] + [ is – i”hn + rx] + [ r( 1 – x) + ( i”hn – i’qn ) ]
Qmc = i”qn – i’qn + is + r - i”hn
Trong đó :
Qmc : nhiệt lượng môi chất nhận được trong lò hơi
i’ , i” : Entapi của nước vào và ra khỏi bộ hâm nước
r : Nhiệt ẩn hóa hơi của nước
x : Độ khô của hơi ra khỏi bao hơi;
i’qn , i”qn : Entapi của hơi vào , ra khỏi bộ quá nhiệt

[Type text]

Page 14


[Type the document title]
1.5.

Quá trình biến đổi năng lượng trong lò hơi
Quá trình biến đổi năng lượng trong lò hơi bao gồm các quá trình như:

-

Biến đổi hóa năng của nhiên liệu thành nhiệt năng.
Biến đổi nhiệt năng thành cơ năng.
Biến đổi cơ năng thành điện năng.
Trong quá trình biến đổi năng lượng từ hóa năng của nhiên liệu (than đá,
dầu mỏ, khí đốt…) thành nhiệt năng của sản phẩm cháy thực hiện trong
buồng đốt của lò nhờ quá trình đốt cháy nhiên liệu. Nhiệt lượng này khi khởi

động lò sẽ có nhiệm vụ truyền nhiệt tích trữ năng lượng cho các thành phần
cấu tạo lò như thành lò, các đường ống dẫn, các giàn sinh nhiệt , hâm nước…
đảm bảo chế độ hoạt động lò. Sau khi khởi động lò (quá trình này diễn ra
trong khoảng 2-3 ngày) nhiệt năng thực hiện nhiệm vụ chính là truyền nhiệt
cho môi chất (nước) qua bộ hâm nước, giàn sinh hơi biến một phần nhiệt năng
thành hóa năng (nước hóa hơi). Hơi tiếp tục được truyền nhiệt năng qua bộ
hơi quá nhiệt, mang nhiệt năng tới turbine. Tại đây, quá trình biến đổi năng
lượng từ nhiệt năng thành cơ năng xảy ra , hơi mang nhiệt năng bắn vào
turbine biến nhiệt năng và cơ năng của hơi thành cơ năng làm turbine quay.
Quá trình tiếp theo biến đổi từ cơ năng thành điện năng nhờ turbine quay rotor
máy phát. Chính vì qua nhiều giai đoạn biến đổi năng lượng như vậy mà năng
lượng tổn thất là khá lớn, tổng nhiệt năng đầu vào xác định bằng tổng năng
lượng chứa trong nhiên liệu, năng lượng hữu ích được xác định bằng năng
lượng điện phát ra. Có nhiều dạng tổn thất như tổn thất do nhiệt năng tro xỉ,
nhiệt năng tổn thất trên các đường ống dẫn, năng lượng do bức xa, tổn thất do
khói thải ra ngoài, tổn thất do ma sát cơ của turbine… vì vậy hiệu suất của lò
hơi trong nhà máy nhiệt điện ngưng hơi chỉ đạt 40-43%.

[Type text]

Page 15


[Type the document title]
1.6.

Các đặc tính kĩ thuật của lò hơi
Các đặc tính kĩ thuật của lò hơi là các đại lượng biểu thị cho chất lượng của
hơi được sinh ra và sản lượng hơi sản xuất được.
1.6.1. Thông số hơi của lò

Đối với lò hơi của nhà máy điện, hơi sản xuất ra là quá nhiệt nên thông hơi
của lò được biểu thị bằng áp suất và nhiệt độ hơi quá nhiệt: Pqn(Mpa), tqn(oC).
1.6.2. Sản lượng hơi của lò
Sản lượng hơi là lượng hơi mà lò sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian, đo bằng
tấn/h. kg/h hoặc kg/s. Thường chú ý 3 loại sản lượng:
• Sản lượng hơi định mức Dđm: là sản lượng lớn nhất mà lò hơi có thể đạt
được, đảm bảo vận hành trong thời gian lâu dài, ổn định với các thông số hơi
đã cho mà không phá hủy hoặc gây ảnh hưởng xấu đến chế độ lamd việc


của lò.
Sản lượng hơi kinh tế D kt: là sản lượng hơi mà ở đó lò làm việc với hiệu quả



kinh tế cao nhất. Sản lượng hơi kinh tế bằng:
Dkt = (0.8 -0.9)Dđm
Sản lượng hơi cực đại (Dmax): là sản lượng hơi lớn nhất mà lò có thể đạt được,
nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, nghĩa là lò không thể làm việc lâu dài
với sản lượng hơi cực đại được. Sản lượng hơi cực đại bằng:
Dmax = (1.1 -1.2)Dđm
1.6.3. Hiệu suất của lò
Hiệu suất của lò là tỉ số giữa lượng nhiệt mà môi chất hấp thụ được (hay còn

gọi là lượng nhiệt có ích) với lượng nhiệt cung cấp vào cho lò.
Hiệu suất của lò ký hiệu η
η=
Trong đó:
D là sản lượng hơi (kg/h)
iqn là entanpi của hơi quá nhiệt(Kj/kg)

i'hn là entanpi của nước đi vò bộ hâm nước(Kj/kg)
B là lượng nhiên liệu tiêu hao trong 1 giờ(kg/h)
Qtlv là nhiệt trị thấp làm việc của nhiên liệu (Kj/kg)
1.6.4. Nhiệt thế thể tích của buồng lửa
Nhiệt thế thể tích buồng lửa là lượng nhiệt sinh ra trong một đơn vị thời gian
trên một đơn vị thể tích của buồng lửa.
[Type text]

Page 16


[Type the document title]
qv = (W/m3)
Vbl : thể tích buồng lửa (m3)
B(kg/s)
1.6.5. Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi
Năng suất bốc hơi của bề mặt sinh hơi là khả năng bốc hơi của một đơn vị

1.7.

diện tích bề mặt đốt (bề mặt sinh hơi) trong một đơn vị thời gian, kí hiệu S.
S = (kg/m2h)
D: sản lượng hơi của lò (kg/h)
H: diện tích bề mặt sinh hơi (bề mặt đốt)(m2)
Các hệ cân bằng khối lượng và năng lượng trong lò hơi
Các đại lượng đầu vào và các đại lượng đầu ra của lò hơi phải tuân theo 2 định
luật bảo toàn về khối lượng và năng lượng, tức là tổng năng lượng hay khối lượng
vào cũng phải bằng tổng năng lượng hay khối lượng ra. Dựa vào đó ta có được các
hệ cân bằng sau:
- Cân bằng về khối lượng giữa lượng nước cấp vào và hơi nước.

- Cân bằng khối lượng giữa nhiên liệu + gió với khối lượng khói thải và tro xỉ.
- Cân bằng thành phần hóa học chứa trong nước cấp và hơi.
- Cân bằng thành phần hóa học giữa nhiên liệu + gió thứ cấp với khói thải và
tro xỉ.
- Cân bằng năng lượng của lò hơi.
1.7.1. Cân bằng về khối lượng giữa hơi và nước cấp
Nước được cấp đến bao hơi, ở bao hơi nước nhận nhiệt năng từ quá trình cháy
trong lò hơi và chuyển hóa thành hơi nước bão hòa. Ngoài lượng hơi chính thoát ra
từ bao hơi được dẫn tới turbine thì còn có một lượng nước đi xuống quay trở lại
bao hơi. Đây chính là lượng nước được tách ra từ hơi bão hòa qua bộ phận lọc hơi.
Mặc dù năng lượng mang đi bởi lượng nước này không phải là năng lượng có ích
từ quan điểm của hiệu suất lò nhưng năng lượng đó là không đáng kể bởi vì lò hơi
hầu như truyền nhiệt toàn bộ từ nhiệt chứa trong nhiên liệu cho nước cấp để trở
thành hơi bão hòa. Trong cân bằng này thì thông thường lượng hơi sẽ chiếm
khoảng 90-99% khối lượng đầu ra.
[Type text]

Page 17


[Type the document title]
Hơi bão hòa
Nước cấp
Nước đi xuống
Lò hơi

Hình 1.5: Cân bằng về khối lượng giữa nước cấp và hơi
1.7.2. Cân bằng khối lượng nhiên liệu và gió với khói thải và tro xỉ
Nhiên liệu được đưa vào lò cộng với không khí để cung cấp O 2 cho quá trình
cháy của lò hơi. Không khí đưa vào lò thường lớn hơn rất nhiều so với nhiên liệu

(gấp khoảng 12-18 lần). Sau quá trình cháy, những chất rắn không cháy được sẽ
tạo thành tro xỉ. Tro là những chất rắn không cháy nhưng không bị nóng chảy, còn
xỉ chính là tro nóng chảy tạo thành. Đồng thời một lương khói thải lớn được đưa ra
ngoài trời qua ống khói. Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có cân bằng giữa
đầu vào là nhiên liệu, gió với đầu ra là khói thải, tro xỉ.
Nhiên liệu

Khói

Gió
Tro xỉ
Hình 1.6: Cân bằng khối lượng
Lògiữa
hơi nhiên liệu, gió và khói thải, tro xỉ
1.7.3. Cân bằng thành phần hóa học
Hóa chất trong
Nước cấp

Hóa chất trong hơi chính
Lò hơi

Hóa chất trong lắng cặn

Hình 1.7: Cân bằng thành phần hóa học trong nước cấp và hơi
Nước cấp đưa vào lò bao gồm rất nhiều các thành phần hóa học khác nhau
như Ca2+, Mg2+, Na+, K+, HCO3-, SO42-, Cl-, …. Ngoài ra còn có các chất keo, chất
bùn. Hơi quá nhiệt đi vào turbine phải đảm bảo sạch, chứa ít hóa chất, điều này là
cần thiết để tránh hư hại ăn mòn đường ống và làm hỏng cánh của turbine.
Hơi bão hòa từ bao hơi vào bộ quá nhiệt mang theo những hạt nước có nồng
độ tạp chất khá cao. Khi qua bộ quá nhiệt, nước bốc hơi dần còn cáu cặn thì một


[Type text]

Page 18


[Type the document title]
phần bám lại trên bề mặt ống bộ quá nhiệt phần còn lại bay theo hơi vào các thiết
bị phía sau như ống dẫn hơi, turbine…

Nhiên liệu H2
C, S, N2, O2, H2O

Khói CO2, CO, O2, N2, NOx,
NOx, SOx
Tro xỉ C

Gió
Lò hơi
N2, H2O, O2
Hình 1.8: Cân bằng hóa học đầu vào và đầu ra
Hình 1.8 biễu diễn cân bằng đầu vào và đầu ra của quá trình cháy của lò hơi.
Cũng như cân bằng hóa học của nước cấp và hơi bão hòa thì sơ đồ này cũng cho
thấy cân bằng của mỗi thành phần hóa học. Nhiên liệu và gió đưa vào lò cũng bao
gồm nhiều thành phần hóa học khác nhau như O2, C, N2, S, H2, oxit nitơ, CO2…
Sản phẩm của quá trình cháy là khói và lượng tro xỉ. Những hạt xỉ lỏng, rơi xuống
phía đáy buồng lửa, ở đó có thể thải ra ở thể lỏng gọi là phương pháp thải xỉ lỏng,
cũng có thể được làm nguội, đông đặc lại rồi thải ra ngoài theo phương pháp thải xỉ
khô. Nhũng hạt quá nhỏ không tách ra được đi theo khói ra ngoài khí quyển.
1.7.4. Cân bằng năng lượng của lò hơi

Năng lượng đầu vào của lò được xác định bởi tổng năng lượng chứa trong
nhiên liệu cấp vào lò (gồm năng lượng từ than và dầu, năng lượng từ nước cấp,
năng lượng do sự cháy O2). Tổng năng lượng cấp vào lò được tính bởi lưu lượng
nhiên liệu đầu vào nhân vơi năng lượng của mỗi đơn vị chuẩn trong một đơn vị
thời gian.
Năng lượng đầu ra của lò bao gồm năng lượng hữu ích đươch tích trữ trong
hơi nước, năng lượng chứa trong khói lò và năng lượng chứa trong lượng nước
[Type text]

Page 19


[Type the document title]
thừa đi xuống. Ngoài ra còn một phần năng lượng bị mất đi do có tổn thất trong lò
(lượng tổn thất này là tất yếu do quá trình cháy và truyền nhiệt).

Bức xạ nhiệt
Năng lượng từ nhiên liệu

Năng lượng từ sự cháy

Năng lượng hơi chính

Lò hơi

Năng lượng ở khói lò

của gió
Năng lượng ở xỉ lò
Năng lượng từ nước cấp


Hình 1.9: Cân bằng năng lượng bên trong lò hơi
Từ định luật cân bằng năng lượng ta có phương trình thể hiện mối quan hệ
giữa năng lượng đầu vào và ra của lò như sau:
Tổng năng lượng đầu vào = Tổng năng lượng hữu ích đầu ra + Tổng tổn thất
Trong đó năng lượng tổn thất bao gồm:
-

Tổn thất nhiệt cho nước trong quá trình cháy.
Tổn thất nhiệt để làm khô khí tự nhiên.

[Type text]

Page 20


[Type the document title]
-

Tổn thất nhiệt do nước có trong nhiên liệu.
Ẩn nhiệt cấp cho nước có trong nhiên liệu.
Ẩn nhiệt cấp cho nước hình thành bởi sự cháy O2.
Tổn thất nhiệt do cacbon không cháy.
Tổn thất nhiệt do gió thừa mang đi trong khói.
Tổn thất nhiệt do bức xạ
Chính các đòi hỏi trên đặt ra yêu cầu đối với bài toán điều khiển cho lò

hơi phải đảm bảo đầu vào đáp ứng yêu cầu của đầu ra. Ngoài ra để đảm bảo
tính chính xác, ổn định của lò hơi, hệ thống điều khiển còn phải đảm bảo chất
lượng hơi quá nhiệt về lưu lượng, nhiệt độ, áp suất và chất lượng của quá trình

cháy về nhiên liệu, lượng O2… để sao cho hệ thống đạt hiệu suất cao, mang
lại hiệu quả kinh tế.
1.8.

Các hệ thống điều khiển chính trong lò hơi
1.8.1. Hệ thống điều khiển nhiên liệu chính
Than là nhiên liệu chính được sử dụng cho quá trình đốt cháy trong lò hơi của
nhà máy nhiệt điện chạy than,và dầu là nhiên liệu dung trong quá trình khởi động,
ngừng lò hay phụ tải thấp hoặc để đốt kèm than. Than sẽ được nghiền trước khi
được thổi vào buồng đốt của lò hơi và phải đảm bảo các tiêu chuẩn để quá trình
cháy trong lò hơi được tối ưu. Hệ thống điều khiển nhiên liệu chính là điều khiển
lượng than bột được cấp vào lò. Đây là vùng nhạy cảm nhất của của hệ thống điều
khiển lò hơi.
a.Mô tả công nghệ
Than sau khi được nghiền đạt độ mịn tiêu chuẩn được quạt hút than bột vận
chuyển vào kho than bột trung gian. Mỗi tổ máy được thiết kế bốn máy nghiền
than kiểu bi, hai kho than bột trung gian và hai mươi máy cấp than bột chia đề cho
[Type text]

Page 21


[Type the document title]
mỗi kho than. Kho than bột trung gian có nhiệm vụ dư trữ than bột để cho các máy
cấp than bột cấp than vào lò. Yêu cầu nhiên liệu chính phải được tính toán tự động
từ bộ điều khiển Boiler Master và đáp ứng theo tải khối do người vận hành đặt.
Trong nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, lò hơi cũng bao gồm 4 hệ thống nghiền
than khép kín và đơn và 2 kho chứa than mịn. Than được sấy và nghiền trong máy
nghiền kiểu 370/ 850, máy nghiền than chứa khoảng 82,9 tấn bi thép. Hai hệ thống
nghiền cấp than cho 1 kho than mịn, để vận hành ổn định các máy cấp than mịn thì

mức than mịn trong kho ít nhất phải là 4m. Ở mỗi đầu ra của kho có bố trí 8 máy
cấp than. Năng suất của máy cấp than mịn được điều khiển bằng cách thay đổi diện
tích của cổ van điều khiển ở các mức từ 1.8 -> 8.5 (t/h), tương ứng với việc mở van
từ 20 – 100

.

b.Mục đích điều khiển
Làm nhiệm vụ điều khiển lượng than bột cấp cho lò hơi, căn cứ vào lượng
nhiên liệu cần phải cấp để điều chỉnh vận tốc của băng tải cấp than nguyên, năng
suất của máy nghiền than, và tốc độ của băng tải cấp than bột. Đảm bảo một tỷ lệ
than/ gió vào lò thích hợp, hiệu suất cháy của lò là tối ưu nhất.
1.8.2. Hệ thống điều khiển gió.
Hệ thống điều khiển gió ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động và hiệu
suất của lò hơi. Trong hệ thống điều khiển gió thì gió vào được điều khiển khá độc
lập, tín hiệu điều khiển chỉ phụ thuộc chính vào yêu cầu về nhiên liệu. Việc điều
khiển lưu lượng gió vào thực hiện bằng cách điều khiển tốc độ quạt hút gió và độ
mở cánh hướng van.
[Type text]

Page 22


[Type the document title]
a. Hệ thống điều khiển gió cấp 1


Mô tả công nghệ

Gió cấp một có nhiệm vụ vận chuyển và gia nhiệt cho than bột vào lò. Gió cấp

một được sinh ra bởi quạt gió cấp một được đưa qua bộ sấy không khí kiểu quay
dùng hơi nếu nhiệt độ môi trường thấp (dưới mức cho phép) để tránh hiện tượng
đọng sương đầu lạnh bộ sấy không khí kiểu quay. Sau khi qua bộ sấy không khí
kiểu quay nhiệt độ gió cấp một sẽ được nâng lên tới nhiệt độ mong muốn và cấp
đến hệ thống vận chuyển than bột làm nhiệm vụ đưa than bột vào buồng lửa thông
qua hệ thống các vòi đốt than bột.
Trong nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, gió cấp một từ các quạt gió cấp một được
gia nhiệt bởi bộ sấy không khí qua ống gió cấp một đưa tới các máy cấp than bột
hòa trộn với than bột và được cấp tới các vòi đốt. Gió từ đầu đẩy quạt máy nghiền
với lượng nhỏ than bột được hút từ các xyclone được đưa tới phần dưới của buồng
đốt thông qua các ống gió cấp hai.


Mục đích và ý nghĩa

Mục đích của việc điều chỉnh quạt gió cấp một là thay đổi lưu lượng gió cấp
một nhằm đảm bảo đủ lưu lượng để vận chuyển lượng than theo yêu cầu vào
buồng đốt và cung cấp O2 cho quá trình cháy.
b. Hệ thống điều khiển gió chính


Mô tả công nghệ
Hệ thống điều khiển gió chính được thiết kế nhằm mục đích:
- Sấy nóng than nguyên trước khi vào máy nghiền.
- Cung cấp lượng O2 cho quá trình cháy trong lò hơi.
Sau khi được hút vào từ không khí qua quạt gió chính, gió sẽ được sấy nóng

sơ bộ nhờ bộ sấy không khí dùng hơi nếu nhiệt độ môi trường thấp để tránh hiện
tượng ăn mòn axit do đọng sương phía đầu lạnh bộ sấy không khí.
[Type text]


Page 23


[Type the document title]
Sau đó gió được sấy nóng nhờ bộ sấy không khí kiểu quay. Ở đầu ra bộ sấy
không khí kiểu quay gió chính được chia làm hai đường để phục vụ hai mục đích
nêu trên. Một đường sẽ được dẫn tới đầu máy nghiền để sấy nóng than nguyên.
Đường còn lại được dẫn vào lò hơi qua hệ thống các cánh hướng để cung cấp O 2
phục vụ quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Trong nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, gió lạnh được hai quạt FD hút từ không
khí thông qua ống hút gió. Các cánh quạt dẫn hướng được lắp trực tiếp ở phần hút
gió, các van được lắp đặt ở đầu thổi của quạt. Luồng gió sau quạt được kết hợp lại
ở ống gió ngang với hai luồng song song từ một quạt khác nữa. Có sự trích khí từ
ống gió ngang thông qua các van đến thiết bị chuyển hướng (4 đường), việc trích
gió cho máy nghiền cũng được chia làm 4 đường vào 4 máy nghiền tương ứng. Từ
ống gió ngang đường gió chính sẽ được cấp vào bộ sấy không khí và mỗi nhánh đi
qua một tầng riêng biệt của bộ sấy không khí.
Ở đầu ra của bộ sấy không khí luồng gió nóng sẽ được chia về phía lò hơi.
Phần gió nhỏ hơn sẽ được cấp qua van và thiết bị đo đến các vòi dẫn gió. Tại đầu
vào của lò hơi gió sẽ được chia và cấp vào hai ống góp. Một phần lớn gió được cấp
vào các vòi đốt thông qua thiết bị đo, luồng gió này được chia làm hai đường.
Đường thứ nhất sẽ có nhiệm vụ cấp khí thứ cấp vào hai vòi đốt ở bên dưới và các
phần ở trên đỉnh của vách trước lò hơi. Đường thứ hai cấp khí cho các vòi đốt ở
phần sau của lò hơi. Trong cùng các ống gió sẽ có các phần chèn, hai đường chèn
cho quạt gió sơ cấp và một cho đường nóng đến các máy nghiền. Mỗi quạt sẽ có
nhiệm vụ cấp gió cho 4 vòi đốt một hang của phần trước lò hoặc sau lò.


Mục đích và ý nghĩa


Mục đích của việc điều chỉnh lưu lượng gió chính là cung cấp đủ gió cho quá
trình cháy và điều chỉnh nhiệt độ đầu ra máy nghiền ở giá trị mong muốn. Việc
điều chỉnh gió chính có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất đốt cháy
[Type text]

Page 24


[Type the document title]
của lò hơi. Nó có vai trò quyết định trong việc thiết lập mối quan hệ tương quan
giữa lượng nhiên liệu và gió. Bởi nếu gió cấp vào lò nhiều quá dẫn đến hao tổn
nhiệt lượng do phải gia nhiệt cho lượng không khí thừa. Mặt khác, lượng O 2 thừa
sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu suất trao đổi nhiệt. Mặt khác, nếu lưu lượng gió cấp vào
lò không đủ sẽ dẫn tới hiện tượng nhiên liệu cháy không hết và sẽ gây tổn thất và
lãng phí.
1.8.3. Hệ thống điều khiển mức nước bao hơi.
Trong mỗi lò hơi bao gồm 1 bao hơi, nước cấp từ bộ hâm sẽ được đưa vào bao
hơi, từ bao hơi nước được đi xuống theo các ống nước xuống, qua các ống góp
dưới đi vào toàn bộ dàn ống buồng lửa, tại đây nước nhận nhiệt biến thành hơi.
Điều khiển mức nước bao hơi chính là phải điều khiển lưu lượng nước cấp từ bộ
hâm nước đưa vào bao hơi.
a.Mô tả công nghệ
Ở đây nước từ bộ ngưng hơi nước được đưa vào bộ phân lọc khí của bộ gia
nhiệt nước cấp tới nhiệt độ yêu cầu, sau đó được chứa trong bình chứa được nối
với đầu vào của bơm nước cấp, đầu ra của bơm nước cấp được nối với van điều
khiển lưu lượng nước cấp (van này chính là đối tượng để chúng ta điều khiển lưu
lượng thích hợp cho bao hơi). Sau đó nước được đưa tới bộ hâm nước cấp, tại đây
nước được nhận nhiệt tới nhiệt độ tiêu chuẩn khoảng 283 oC trước khi đưa vào bao
hơi. Để đảm bảo nước cấp có thể vào trong bao hơi, áp suất của hệ thống cấp nước

phải lớn hơn áp suất trong bao hơi. Vì vậy hệ thống điều chỉnh cấp nước phải lớn,
phải điều khiển lưu lượng nước và áp suất sao cho tạo được độ chênh lệch áp đủ
lớn giữa áp suất trong bao hơi và áp lực của bơm cấp nước. Ngoài ra trên đường
ống còn bố trí 1 van một chiều để trong tình huống nào nước cấp cũng có chiều
[Type text]

Page 25


×