Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Cảm nhận về bài thơ "Cảnh khuya"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.22 KB, 1 trang )

Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta không chỉ được nhân dân toàn
Thế giới biết đến như là một nhà Cách mạng tài ba mà còn được biết đến là một nhà thơ
lớn, là một danh nhân văn hóa của Thế giới. Thơ của Hồ Chủ Tịch vừa mang một phong
cách rất độc đáo: vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trong số các bài thơ của Bác, em nhớ nhất là
bài thơ “ Cảnh khuya” được Bác sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống
Pháp ở chiến khu Việt Bắc.
Bài thơ thể hiện tình yêu nước mãnh liệt và một bức tranh thiên nhiên dạt dào âm
thanh và ánh trăng qua bốn câu thơ thất ngôn tứ tuyệt:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong câu thơ đầu tiên “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, Bác Hồ đã làm cho
cảnh thiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ việc sử dụng biện pháp
nghệ thuật so sánh: ví tiếng suối với tiếng hát. Đây là một cách so sánh vô cùng độc đáo.
Tiếng suối trong trẻo, ngân nga, vang xa, hòa lẫn trong không gian tĩnh lặng của núi rừng
Việt Bắc. Phải chăng suối cũng như một con người có tâm hồn, có tình cảm, đang cất
tiếng hát ca ngợi vể đẹp của đêm trăng. Hình ảnh tiếng hát đã gợi lên sự sống ấm áp của
con người nơi đêm khuya núi rừng thanh bình và yên tĩnh. Cùng với tiếng suối, ánh trang
cũng góp phần làm cho cảnh vật thêm thơ mộng “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu
thơ đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc về cảnh đêm trăng nơi đây. Ánh trăng vàng rực rỡ
rọi qua kẽ lá, in xuống mặt đất tạo thành muôn ngàn ánh sáng lung linh như hoa. Điệp
ngữ “lồng” đã gợi nên một bức tranh đẹp, nhiều màu sắc và hình khối, lộng lẫy, lung linh
và huyền ảo. Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi và
gợi niềm vui cho con người. Bằng ngòi bút của mình, tác giả đã khiến cho tiếng suối và
ánh trăng như có linh hồn, sức sống và có sự vận động. Qua hai câu đầu, chúng ta có thể
thấy Bác là người tinh tế, nhạy cảm và có tình yêu thiên nhiên tha thiết nên Bác mới cảm
nhận vẻ đẹp đêm trăng ở rừng Việt Bắc bằng cả tâm hồn mình như vậy.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Điệp ngữ vòng “chưa ngủ” như một câu thơ bản lề khép mở hai ý thơ. Bác chưa


ngủ bởi Bác say mê trước vẻ đẹp huyền ảo của thiên nhiên nhưng cũng bởi Bác còn lo
cho dân tộc, cho đất nước. Cuộc kháng chiến chống Pháp mới đi vào thời kì đầu nên còn
nhiều khó khăn và gian truân. Có lẽ bởi vậy mà ngay cả khi say đắm trước thiên nhiên thì
Bác cũng không bao giờ việc nước. Trong Bác luôn thường trực một tình yêu nước thiết
tha, sâu nặng, nỗi niềm vì dân vì nước luôn canh cánh trong Bác.
Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi, xúc tích cùng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, bài
thơ "Cảnh khuya" đã bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và lòng yêu nước sâu nặng của
Bác Hồ. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một trong vô vàn đêm không ngủ của Bác, Bác
không ngủ bởi Bác còn “thương đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng” hay vì “lo nỗi nước
nhà”. Càng đọc bài thơ, em càng thấy cảm phục và biết ơn trước sự hi sinh cao cả Bác.
Em sẽ cố gắng học tập thật giỏi, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu
ngoan Bác Hồ.



×