Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Biểu cảm về loài cây em yêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.33 KB, 12 trang )

LOÀI CÂY EM YÊU
Đề 1 : Loài cây em yêu.
1/ Mở bài:
Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)
Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần
nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi
thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho
tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…
2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.
Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa,
trái…)
- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng
sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu
sắc.
- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành
lá xanh um…
- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…
- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay,
mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.
- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó
phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.
- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy
nhót chuyền hết cành này sang cành khác…
- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân
cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.
- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió
thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống
mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:


- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu
không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.
- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa
ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở
học trò đầy mơ mộng…
- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò
chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.
- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy
nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.
- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường
phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính
là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn
cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không


xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi
đâu…”
Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng
- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.
- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.
- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào
trút xuống.
- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng
như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ
bạn đã đi xa…
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)
- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…
3/ Kết bài:

- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như
màu máu con tim..
Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi
con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô,
mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng
bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi
nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to
tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má
dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường
làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà
con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn
mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang
cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi
những ngày trưa hanh nắng.
Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho
phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc
này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến.
Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó
cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai
ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở,
cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô
cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng
chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh.
Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở
đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu
____________________________________________________

Đất nước Việt Nam tôi thân yêu với những làng quê trù phú, về quê hương tôi, về những
vùng quê Nam Bộ, ai có thể quên được người nông dân thật thà chất phác, làng xóm thân


tình? Và một cách tự nhiên, tình yêu quê hương, đất nước đã được khẽ gài trong mỗi
người. Cùng với những biểu tượng gân gũi: bờ tre xanh mát, gốc đa đầu làng, đồng lúa
chín thơm dập dờn như hòa theo nhịp cánh cò bay lả…; làng quê Việt Nam còn đặt trưng
bởi một loài cây, loài hoa: đó là hoa sen – loài hoa mộc mạc, trong sáng, thuần khiết và
hết sức gần gũi. Một sự thật mà tôi đã nhận thấy từ khi mơi biết khái niệm quê hương :
tôi yêu hoa sen.
Hoa sen có một vẻ đẹp giản dị, nhưng lại đẹp hơn cả hoa hồng, hoa lan, hoa cúc, hoa
mai… Vẻ đẹp của hoa sen làm người ta thấy say mê khi chỉ nhìn thoáng qua: tấm áo
hồng đào ôm ấp lấy nhị hoa vành tươi, tỏa hương ngan ngát. Hoa sen tươi thắm nhưng
không hề rực rỡ, đó mới là vẻ đẹp của sen. Hoa sẽ càng đẹp trên nền lá xanh mướt, với
những chiếc lá như những chiếc mũ tai bèo phơi phới trong những làn gió thấm đẫm
những giọt nắng vàng hoe. Từ Bắc vào Nam, sen có mặt khắp nơi, gần gũi và thân thân
thiết với người như cây tre, cây đa. Tôi yêu hoa sen không phải vì hoa sen có vẻ đẹp lỗng
lẫy hay rực rỡ; cũng không phải vì hương thơm ngào ngạt của hoa. Phải chăng tôi yêu
hoa sen chính vì sự thân thuộc của nó: những xe hoa trên phố; hồ sen ở những ngôi chùa;
hoa sen trên các mái đình cong vút, cổ kính; bình hoa sen trong những bức tranh… Hoa
sen còn được bình chọn là quốc hoa, là biểu tượng cho du lịch Việt Nam. Thỉnh thoảng,
về quê nội, tôi lại tranh thủ ngắm những hồ sen đang nở hoa, thưởng thức hương sen
thơm ngát, tôi cứ muốn đem cả hồ sen về nhà. Mỗi khi ngắm nhìn vẻ đẹp của sen, trong
lòng tôi lại nghĩ đến câu ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Có thể nói, hoa sen là một minh chứng, một tấm gương cho những ai biết tu dưỡng, thì
cho dù ở nơi ao tù bùn đọng, cũng sẽ trở nên một giá trị, một vẻ đẹp tuyệt vời. Ở đây, hoa

sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn nhơ…
Cho dù người xưa có hàm ý thế nào đi chăng nữa, tôi vẫn yêu hoa sen vì sen là thứ hoa
đồng nội, gắn với vẻ đẹp bình dị của quê hương tôi. Lá sen sinh ra để bao bọc cốm xanh,
một thứ quà đặc biệt nhờ sự kết hợp của tinh túy đất trời. Lá sen mát dịu, chở che cho
từng “lá cốm” tạo nên hương thơm tinh khiết. Một cốc chè sen thơm mát sẽ làm dịu đi cái
nắng ngày hè. Người ta thật là sáng tạo khi nghĩ ra một loại thức uống tuyệt vời đến như
thế. Không chỉ vậy, hoa sen còn gắn bó và hiện diện trong đời sống hằng ngày của người
dân Việt: tâm sen dùng ướp thuốc, ngó sen dùng làm món ăn, lá sen dùng để gói bánh,
gói cốm và mang mùi thơm thật đặc biệt, hạt sen để làm loại mứt mà tôi yêu thích vào
mỗi dịp Tết đến xuân về… Và điều tôi yêu nhất ở sen là những cành hoa mang vẻ đẹp
trong sáng, giản dị, được cắm vào những chiếc bình sứ, tôn thêm nét tâm linh trong văn
hóa Việt. Tôi yêu hoa sen, cũng là yêu đất nước, quê hương tôi; yêu văn hóa dân tộc tôi,
dân tộc Việt Nam gắn với hình ảnh hoa sen giản dị, mộc mạc, trong sáng; và đó là tình
yêu chân thành mà tôi dành cho hoa sen.
Từng cánh hoa sen vẫn nở tươi thắm trong hồ, những xe hoa vẫn lăn bánh, cốc chè sen
tỏa mùi thơm dìu dịu như mời gọi, cho tôi một cảm xúc, một tình yêu nhẹ nhàng: tôi yêu
lắm những cành sen quê hương.
________________________________________________________


Trước ngõ nhà em có một cây Bàng. Cây Bàng này do Bố em trồng, có lẽ nó cũng xấp xỉ
tuổi em. Từ lâu cây Bàng đã gắn bó với em như một người bạn thân thiết.
Trải qua bao nắng, mưa, gió, bão... nhưng cây Bàng vẫn hiên ngang đứng đó: Xanh tươi
và lớn lên theo thời gian.
Dáng cây hơi nghiêng. Thân cây to và thẳng, vỏ cây xù xì và có màu nâu sẫm, cành Bàng
to, vươn dài, lá Bàng trông như những bàn tay đang vẫy, lấp ló ẩn hiện những chùm quả.
Mùa thu đến, những chiếc lá xanh mướt chuyển dần sang màu đỏ tía. Mỗi cơn gió heo
may thoảng qua làm những chiếc lá khẽ đung đưa, đung đưa.
Gió bấc tràn về, mang theo cái lạnh cắt da cắt thịt của Mùa đông. Luồng gió dường như
mạnh hơn, cuốn theo cả những chiếc lá còn sót lại cuối thu. Cây Bàng chỉ còn lại những

cành khẳng khiu trong giá rét. Tuy vậy khi nhìn nó, ta vẫn cảm nhận được sự tiềm ẩn của
một sức sống mãnh liệt.
Khi những hạt mưa bay lất phất báo hiệu mùa xuân về, cây Bàng như được hồi sinh, từ
đầu cành những búp non thi nhau đâm chồi nảy lộc. Những chú chim nhỏ nhảy nhót đùa
vui theo vũ điệu bất tận của Mùa xuân.
Những trưa hè, em và các bạn thường ngồi chơi dưới tán lá Bàng. Chúng em nhặt những
chiếc lá Bàng rơi làm những chiếc "mũ đội đầu", những chú "nghé con" ngộ nghĩnh và cả
những chiếc "vương miện" xinh xắn nữa. Trong ký ức của em, kỷ niệm về cây Bàng cùng
những người bạn nhỏ trong ngõ xóm là những gì thân thương nhất!
Em chưa bao giờ nghĩ rằng, cây Bàng sẽ rời xa tuổi thơ của em. Thế rồi một hôm đi học
về, em thấy các chú công nhân của Công ty Môi trường Đô thị đến để chặt cây. Em ngạc
nhiên không hiểu vì sao nên đến gần để hỏi. Một chú trả lời: " sắp đến mùa bão rồi, các
chú chặt đi đề phòng bão làm đổ cây". Em đứng như chôn chân xuống đất, lặng người đi
nhìn cây bàng đang bị chặt dần những cành đẹp nhất, cho đến lúc cây Bàng chỉ còn trơ lại
gốc...
Mất cây Bàng, em như mất đi một người bạn đã lớn lến cùng em, vui chơi cùng em,
chứng kiến bao chuyện vui buồn của em và các bạn...Nhưng rồi thời gian trôi đi, nỗi nhớ
cây Bàng trong lòng em cũng nguôi ngoai dần, học tập bận rộn khiến em cũng không còn
nhiều thời gian để nghĩ đến cây bàng nữa... Cho đến một buổi chiều, mưa xuân lất phất
bay, em đang ngồi học bài bên cửa sổ, bất chợt em nhìn ra cổng, nơi có cây Bàng thân
thương. Những chồi non đang nhú lên từ gốc cây xù xì cằn cỗi. Một sự sống mới lại bắt
đầu hồi sinh!
Kỷ niệm về cây Bàng sẽ còn đọng mãi trong tâm trí em. Giờ đây em còn có thêm một
niềm vui nho nhỏ là được chăm sóc những mầm non mới được hồi sinh
_________________________________________________________
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những
biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con
trâu, luỹ tre...Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt
Nam .
“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”...


Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời
ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc
đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam
,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt
Nam .
“Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu ,
nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu
nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất
khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho
măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng
tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn
phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự
tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù
bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc,
nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh
giới giữa con người với sự vật.
Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn
bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu...
Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi
nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái
nhà tranh có kèo cột tre , giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở,
làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất
đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái
đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay
,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê
cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan
khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu
chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh
đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “
Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre
là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao
xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.
Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “
Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng
lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất
mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh
giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ
dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của
Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.
Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong
tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc
nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam ...
________________________________________________________Phượng không thơm, phượng chưa hẳn đã là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều,
phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang. Phượng không phải là một đoá, không phải


vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.... Màu hoa
phượng chói lói như sắc máu người.... Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn
mà lại vừa vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một làn gió hẩy tới; từng đợt sóng rào
rào trên biển hoa.... Người ta trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay
trồng phượng trong các sân trường... Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh
hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn
cắp sách đến trường một ngày hai buổi ! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài cùng
với phượng thắm tươi ?”
Mấy câu của Xuân Diệu không hiểu vì sao cứ ám ảnh tôi mỗi lần tôi thấy bóng hình hoa
phượng. Tôi còn nhớ trong tủ sách cũ của anh chị tôi, tôi thường ghiền gẫm cuốn Trường

ca, xuất bản vào khoảng năm 1945. Đoạn trích dẫn nằm trong chương “Hoa học trò”,
phần cuối của sách. Trong chương này, trừ một đôi chữ đã cũ với năm tháng ; những
nhận xét của nhà thơ thường gần gũi và đượm chất thơ, có sức quyến rũ người đọc. Khó
kiếm một tác phẩm viết về phượng với những ý tưởng cô đọng như thế
________________________________________________________________________
___
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy
chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre
chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất
Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá
khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc
mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa.
Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể
cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,... Cả đời cây tre chỉ ra hoa
một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt
cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với
người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt
bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “...Đất nước lớn lên khi dân
mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng
được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi
tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến
thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt
khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có
thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học,
thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua

nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống
quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật
liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông
Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất
lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ
làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,...”


Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong
văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,...)
đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre :
“Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,... Tre còn
góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là
một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn
tơ tưng, sáo, kèn,... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người
Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân
thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt
nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản
phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những
mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương
đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành
từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người
Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế
tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh
không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải
qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình
ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát

các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun
than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm
đổi thay từng ngày lên phố
_________________________________-Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như: bàng, đa, bằng
lăng,...Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây phượng già ở giữa sân trường.
Cây được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô
xanh khổng lồ bung nở.Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba trường em. Tán nó xòe rộng
cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn, có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết
nứt ngang. Từ thân chẽ thành ba nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển
chuyển la đà. Rễ phượng nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá
phượng giống lá me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như
đuôi con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút lá như
cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những chiếc lá già. Lá mới
xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng nghiêng nghiêng duyên dáng.
Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa. Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ
rực trông như một mâm xôi gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh
có đốm trắng. Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em
thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ. Khi tiếng ve
kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu đỏ nồng nàn trên cây.
Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống. Phượng nở thúc giục em một mùa thi
cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao dự định đầy ắp niềm vui.


Qua hè, hoa phượng tàn dần. Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên sân giống như
xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng em quét sân nhưng luyến tiếc
muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa, phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh,
đung đưa nhè nhẹ trên cành. Quả phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi
và ngon tuyệt. Cây phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen.
Em yêu cây phượng, cây phượng như người ban lớn thân thiết. Dưới gốc phượng, chúng
em tụ họp bạn bè. Mỗi lần phượng nở với tiếng ve kêu đánh dấu một năm học kết thúc,

một sự trưởng thành để rồi chúng em lại náo nức bước vào năm học mới với bao điều thú
vị.
____________________________________________________________Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi
con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô,
mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng
bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi
nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to
tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má
dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường
làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà
con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn
mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang
cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi
những ngày trưa hanh nắng.
Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho
phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc
này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến.
Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó
cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai
ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở,
cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô
cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng
chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh.
Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở
đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có
ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế.

Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên.
Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc
cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết
đến vậy chăng?
Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò.
Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào
thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ


lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang
làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm
khế như ngôi sao sáng trên bầu trời.
Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và
nói rằng:
- Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé!
Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng
không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất.
Thật may may, ông đã không ,mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:
- Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau
như con người ấy.
Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối
cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân
thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua
tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông.
Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây
tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương
yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh.
Xương rồng - một loài cây không to lớn như bàng, lăng, đa,... không đẹp đẽ như hoa mai,
hoa phượng nhưng mang trong mình sự liên trì, chống chọi lại mọi khắc nghiệt của thiên
nhiên. Xương rồng có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách để sinh tồn và lớn lên. Đó là

lí do vì sao em yêu loài cây này, loài cây có sức sống mãnh liệt giữa sa mạc hoang vắng,
khô hạn. Và hơn thế nữa, đó là món quà mà cô bạn thân lúc nhỏ đã tặng em trước lúc bạn
ấy chuyển nhà đi. Một cô bạn ốm yếu, thường xuyên nghỉ học vì bệnh nhưng lại có một
nghị lực mạnh mẽ của xương rồng.
Xương rồng thật là kiên trì, vững chải và tạo cho ta cảm giác an lòng, tin tưởng. Thân cây
to, tròn với đầy những chiếc gai nhọn bé xíu. Xương rồng có gai không phải vì muốn làm
hại ai đâu mà đó là những chiếc lá để thích nghi với môi trường hoang mạc đã biến thành
gai đấy. Em thường thích để tay chạm nhẹ vào những chiếc gai ấy, chạm vào thân cây
mềm mại, xanh đậm. Trên đầu cây là hai cành xương rồng, tròn như hai búi tóc của bạn
em. Nhớ thật! Lúc trước em và bạn thường chăm sóc cho cây và em hay đùa cây xương
rồng giống mặt bạn, cái mặt bầu bĩnh với hai búi tóc to đùng trông đầy sức sống. Vậy mà
giờ đây tụi em còn chẳng gặp được nhau, chẳng nói chuyện để mà có những câu chuyện
đùa vui.
Lúc chia tay, tui em còn quá nhỏ để có email, yahoo, số điện thoại để mà liên lạc và thế là
tụi em coi như là không thể gặp lại nhau rồi, mà có gặp thì cũng chẳng nhận ra nhau. Thế
là xương rồng trở thành kỉ vật duy nhất của em. Thời gian đầu, em không thường xuyên
chăm sóc, tưới nước đúng cách làm cây chẳng phát triển. Cũng vì em mới lớp 2 thôi mà.
Phải lâu lắm em mới phát hiện sự yếu dần của cây xương rồng và phải nhờ bố lên mạng
tìm cách chăm sóc tốt nhất cho cây. Thế là hằng ngày, em làm theo đúng cách trang web
đó hướng dẫn và quan tâm cây nhiều hơn. Không bao lâu sau cây xương rồng lấy lại sức
liền và còn nở một bông hoa thật đẹp như thể muốn cảm ơn em. Bông hoa như chiếc nơ
kẹp trên búi tóc, đỏ thắm và lộng lẫy. Lúc bấy giờ em mới phát hiên ra hoa của xương
rồng đẹp chẳng kém gì các loài khác nhưng chỉ có điều xương rồng không muốn khoe
khoang vẻ đẹp đó thôi. Sau đó em vẫn chăm sóc cho cây thật kĩ nhưng nó chẳng chịu ra
hoa gì cả.


Cứ mỗi lần nhìn cây xương rồng ấy, em lại có cảm giác như tìm lại được hình ảnh của cô
bạn ngày nào. Bạn ấy thường không khỏe, hơi trở trời một tí là ốm ngay nên bạn ấy
thường xuyên nghỉ học và cũng chẳng có bạn gì nhiều. Thế là xương rồng hiển nhiên trở

thành người bạn tâm giao của bạn em. Bạn ấy tâm sự mọi chuyện buồn vui, khó khăn
cũng như sự đau đớn, mệt mỏi của bệnh tật mà bạn ấy chẳng dám nói cho ai vì sợ mọi
người lo lắng. Bạn ấy luôn âm thầm chịu đựng tất cả, mọi thứ. Và giờ đây, cây xương
rồng này lại trở thành người bạn lắng nghe mọi tâm sự của em. Khi em bị điểm thấp, có
chuyện không vui, xương rồng trông ủ rũ, buồn bã như muốn an ủi em. Thật là tốt khi có
một người bạn thân để chia sẻ buồn vui nhỉ. Sau mỗi lần trò chuyện với xuong rồng, em
đều cảm thấy vui vẻ hơn, thanh thản hơn nhiều.
Em yêu cây xương rồng này, yêu sự ngoan cường của nó và tình bạn của chúng em. Em
sẽ chăm sóc thật tốt cho cây xương rồng này, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nó phát triển.
Em mong một ngày nào đó nó sẽ lại trổ hoa. một ngày nào đó em sẽ gặp bạn ấy cho bạn
coi cây xương rồng đã lớn lên và ra hoa nữa chứ. Em cũng muốn thấy sự trưởng thành
của bạn ấy, muốn thấy bạn ấy khỏe mạnh và xinh đẹp. Ước gì mình được gặp lại bạn
nhỉ, cô bạn đáng yêu của mình.
Quê tôi ở tỉnh Hà tây, nay thuộc thành phố Hà nội nhưng vẫn là một vùng đậm chất thuần
nông với ao cá, vườn cây, ruộng vườn, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Đất
rộng nên nhà nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả sai trĩu cành, đặc biệt là cây bưởi. Đó
cũng chính là đặc sản cuả quê tôi mà trong dân gian thường có câu: cam Canh, bưởi Diễn
Ở nhà bà tôi, có trồng một cây bưởi. Bà kể lại rằng từ trước khi qua đời, ông tôi đã trồng
cây bưởi này, đúng dịp mẹ sinh tôi. Đến bây giờ cây đã cao to bằng ngôi nhà hai tầng.
Dầm mưa dãi nắng nhiều năm, thân cây trở nên bạc phếch, đã thế còn mọc những u tròn,
sần sùi, to bằng cái nắm tay. Cành cây vươn xa, tán lá rộng tỏa bóng mát cho chúng tôi
ngày còn thơ ấu. Lá cây màu xanh sẫm, trông như những nậm rượu nhỏ, đu đưa trong
gió. Hoa bưởi nhỏ xinh, trắng muốt tỏa hương thơm dìu dịu, thu hút nhiều loại ong bướm
ve vãn. Hương bưởi đã từng đi vào rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng.
Vào tháng giêng, tháng hai Âm lịch, khi mưa xuân phơi phới đầy đường làng, những
cánh hoa trăng trắng nhỏ xinh cuộn tròn theo gió, đuổi nhau trên những con đường gạch.
Nhớ những ngày còn bé, lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau vào vườn nhặt những cành hoa
kết thành vòng đeo đầy cổ, đầy tay. Có vài cậu nhóc nghịch ngợm, leo trèo làm cho
những cánh hoa đang cựa mình tung ra, rơi lả tả xuống sân. Lũ con gái nhìn lên, xuýt
xoa, tiếc nuối. Lại những buổi trưa hè, tôi hay trốn mẹ ra ngồi gốc bưởi vừa thưởng thức

mùi hương ngọt ngào, quyến rũ mà đến tận bây giờ vẫn không thể quên được. Mùng một
đầu tháng hay ngày rằm, mẹ tôi thường ra vườn từ sớm, hái những cành hoa bưởi còn
đọng sương mai trân trọng đặt lên bàn thờ thắp hương. Nhìn bóng mẹ lặng lẽ đứng bên
bàn thờ, tôi càng thêm nhớ tới ông hơn.
Ngày còn bé, hai chị em tôi rất điệu, chỉ thích để tóc dài rồi tết thành hai bím. Qua cả
mùa đông hanh hao, ẩm ướt mà tóc cuả chúng tôi vẫn mượt mà, óng ả. Bởi mẹ tôi thường
hái lá bưởi cùng một số các lá khác trong vườn đun nước gội đầu cho chúng tôi, mẹ bảo
như thế tóc mới đẹp. Mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng cùng cái mượt mà, tinh khiết
của dầu bưởi đan vào từng sợi tóc. Cuối tháng ba, cây bưởi bắt đầu ra hoa kết trái. Ban
đầu, nó chỉ bé bằng quả bóng bàn nhỏ. Thế rồi quả bưởi to dần theo năm tháng. Nó to


bằng quả cam rồi đến bằng miệng bát ô tô. Vào tháng tám, những trái bưởi to, tròn trịa,
mọng nước sai lúc lỉu trên cây. Quả bưởi chuyển từ màu xanh sẫm sang rám vàng trông
rất bắt mắt. Mỗi lần về quê, bà thường ra vườn chọn những quả bưởi to tròn và ngọt nhất
bổ ra cho cả nhà cùng nếm thử. Đưa múi bưởi chạm vào đầu lưỡi, mùi vị ngọt lịm, thơm
thơm như tan trong miệng mà không ở nơi nào có được.
Giờ tôi đã khôn lớn, đã bước chân vào trường cấp hai, được đi đến nhiều nơi nhưng kí ức
quê hương vời mùi hương hoa bưởi vẫn luôn đánh thức tôi nhớ về tuổi thơ yêu dấu.
Quê tôi giờ đã đổi mới, không còn những vườn bưởi trắng hoa mỗi độ xuân về nữa, thay
vào đó mọc lên nhiều nhà cao tầng, nhà máy san sát. Nhà nào cũng chỉ trồng vài gốc bưởi
để làm cảnh. Nhưng cây bưởi vẫn mãi mãi là người bạn tuổi thơ của tôi, là một phần
trong những kỉ niệm không bao giờ phôi pha...
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu lá xanh
Sáng nay bừng lửa thẫm
Rừng rực cháy trên cành.
Đó là hình ảnh hành phượng vĩ dưới sân trường em ào một ngày hè tươi sáng. Và có lẽ
đây là loài cây gắn bó với em nhiều nhất.
Hàng phượng vĩ không biết trồng từ bao giờ ? Bao nhiêu tuổi ? Em đoán rằng hàng cây

có từ lâu lắm. Những gốc cây khá to, hai cánh tay người lớn ôm mới xuể. Tán lá xum
xuê, một màu xanh thẫm. Những chiếc lá già dang rộng bàn tay đón nắng. Đứng trên tầng
hai của đầu dãy phòng học nhìn xuống sân trong hàng cây rõ hẳn. Những tán lá như chiếc
ô to tiếp nối che mát cả sân trường. Cành phượng uyển chuyển, lung linh những chùm
hoa đỏ thắm. Mỗi bông hoa như ngọn đèn đỏ rực thắp trong lùm cây xanh thẫm. Nhưng
phượng ở đây không chỉ một đóa, không chỉ một cành mà phượng nở hàng loạt tạo nên
một khoảng trời rực đỏ, một khoảng không gian chỉ mỗi màu hoa phượng. Gặp làn gió
nhẹ thoảng qua, hoa phương lắc lư như đàn bướm đỏ rập rờn trong vòm lá xanh mơn
mởn. Thỉnh thoảng,những đóa hoa lìa cành ngập ngừng bay dưới gốc sân trường. Trên
cành cây cao, chim chóc đua nhau chuyền cành, hình như chúng cũng ngợp mắt trước
màu hoa phượng. Những chú ve ẩn trong vòm lá kêu ra rả như muốn nói với chúng em
rằng: Hè đến rồi, hè đến rồi đấy các bạn ạ!! Lúc ấy lòng em thật bâng khuâng. Có lúc em
thầm hỏi: Hàng cây ơi! Các bạn có từ bao giờ mà nay đẹp đến thế? Hoa khẽ gật gù những
chiếc râu nhỏ mang theo bao túi phấn, rồi chúng thầm thì trò chuyện cùng em. Phượng
vẫn nở, ve vẫn cứ kêu suốt cả ngày hè. Tiếng ve kêu rộn rã như dàn đồng ca mùa hạ.
Hình ảnh hàng phượng vĩ và tiếng ve kêu đã giúp cho em thêm yêu mái trường, thầy cô,
bạn bè. Tuy được nghỉ hè, vui thú trên quê hương nhưng em vẫn nhớ mãi hàng cây dưới
sân trường. Nơi đó có biết bao nhiêu kỉ niệm thời ấu thơ. Rồi đây, chúng em sẽ lên lớp
mới, học trường mới, sẽ xa mái trường cùng hàng cây phượng vĩ thân yêu. Nhưng tất cả
sẽ còn mái đối với chúng em, còn mãi với bao thế hệ, chia sẽ ngoọtbui2 những ngày mới
tươi thắm!
“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ
vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, phượng đơm hoa là báo hiệu
mùa hè sắp đến.
Không biết cây phượng đã được trồng tự bao giờ. Em chỉ biết ngày đầu tiên bước vào lớp
một đã thấy nó đứng sừng sững giữa sân trường. Nó như một người bạn lâu năm gắn bó


với mái trường. Nhìn từ xa, cây phượng tựa chiếc ô xanh mát rượi, che rợp cả một
khoảng sân. Thân cây to cỡ hai vòng tay của bạn học sinh. Vỏ cây sần sùi nhiều mấu, thời

gian đã phủ lên nó một màu nâu bạc dầu dãi nắng mưa. Những chiếc rễ lớn ngoằn ngoèo
nổi gồ ghề trên mặt đất. Từ thân cây tỏa ra nhiều cành như những cánh tay giang rộng
đón làn gió mát. Lá phượng xanh um, mát rượi, mượt mà như lá me non. Những chiếc lá
mọc song song hai bên cuống, trông như đuôi chim phượng. Hoa phượng có năm cánh,
mềm như nhung. Nhuỵ hoa dài và cong. Nhờ vào tán lá rộng của cây phượng, chúng em
có nơi chuyện trò, ôn bài, thư giãn sau những giờ học căng thẳng.
Mùa huy hoàng của phượng, đó là lúc được thỏa sức khoe màu đỏ của hoa phượng lên
nền trời xanh bao la. Đó là mùa hè. Lúc này, hoa phượng sáng rực cả một góc trời nhờ
vào sắc đỏ của hoa được kết thành những tán lớn. Mùa hoa phượng nở cũng là lúc những
nhạc công “ve sầu” râm ran tiếng hát.
Rồi mùa hè đi qua, trên mặt sân lả tả sắc màu đỏ của những cánh phượng rơi. Trên cành
cây bắt đầu xuất hiện những trái phượng non dài và mỏng. Mùa hoa phượng rạo rực đã
kết thúc. Cây phượng già lại trở về với dáng vẻ thân quen vốn có hàng ngày, vẫn tiếp tục
hân hoan chào đón chúng em tung tăng cắp sách đến trường.
Em yêu trường em bởi những nét đẹp thiên nhiên bình dị, yêu cây phượng gắn với hình
ảnh mùa hè như người bạn nhỏ thân quen. Mãi mãi hình ảnh ấy cùng thầy, cô, bè bạn vẫn
sống trong lòng em với ký ức đẹp đẽ nhất
1. Mở bài: Giới thiệu cây tre và tình cảm của em với loài cây này
2. Thân bài:
- Miêu tả đặc điểm của cây tre: hình dáng, màu sắc, các bộ phận, môi trường sống …
- Vai trò của tre trong cuộc sống (chú ý nêu tình cảm của mình với các ý được nêu ra)
+ Vai trò của tre trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
+ Vai trò của tre trong lịch sử dựng nước, giữ nước
- Tình cảm của mọi người dành cho tre
+ Tre đã là nguồn cảm hứng và trở thành đề tài, hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong các tác
phẩm nghệ thuật
+ Tre là người bạn thân thiết của người dân VN, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của con
người VN, dân tộc VN.
+ Mối quan hệ, tình cảm, kỉ niệm của cá nhân em với cây tre
3. Kết bài

Khái quát tình cảm của em với cây tre.



×