Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài viết TLV số 5 lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.31 KB, 4 trang )

Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn:
Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để
sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em.” Đó là những lời của Bác Hồ căn dặn học sinh chúng ta trong bức thư gửi các học sinh nhân ngày khai
trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Việc ra sức và không ngừng học tập là việc vô cùng
quan trọng đối với con người chứ không riêng gì học sinh nhưng ít lâu nay có một số bạn trong lớp có phần lơ
là học tập.
Có khi nào bạn tự đặt ra câu hỏi với mình rằng: “Học là gì? Tại sao chúng ta lại cần phải học?”. Nếu
bạn chưa tùng đặt ra những câu hỏi như vậy thì bạn chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa của việc học tập. Học là con
đường tiếp thu và tích lũy tri thức. Đó chính là quá trình mỗi người chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm hành
trang bước vào cuộc sống. Học tập có một tác động không nhỏ tới mọi người và tương lai của mỗi người. Học
tập giúp ta khám phá cuộc sống khám phá chính bản thân mình, rèn cho ta lối sống cách cư xử có văn hóa và
đặc biệt là giúp ta hòa nhập với cộng đồng. Mỗi người có những cách học khác nhau như tự học, học qua
sách, báo, đài, internet hay do người khác truyền dạy, chúng ta bắt đầu học từ lúc mới sinh ra: học đi, học
nói… cho đến khi chết đi, trở về với cát bụi. Mỗi con người phải không ngừng học tập như câu nói của Lênin: “Học, học nữa, học mãi” .
Con người là động vật bậc cao, có suy nghĩ, có tình cảm, có trí tuệ, là chủ nhân của thế giới. Chính vì
vậy mà việc học tập là vô cùng quan trọng. Ta phải học để hiểu, để biết, để tự làm chủ cuộc đời mình. Học để
phát triển được hết năng lực của mỗi cá nhân và thông qua đó giúp ta làm chủ cuộc đời mình, tìm được ý
nghĩa của đời sống mới là mục đích của việc học. Khi đã phát triển tốt nhất năng lực của bản thân mình, tìm
thấy được ý nghĩa của đời sống mình thì tự động ta sẽ đóng góp cho xã hội như một hệ quả. Ngay cả từ những
việc nhỏ nhặt, dễ dàng nhất cũng phải học: học ăn, học nói, học gói, học mở. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi
phải học. Học chính là tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để có thể áp dụng trong đời sống. Nhớ khi xưa, khi
quân Pháp tức hiện chính sách “ngu dân” đối với nhân dân ta để kìm hãm sự phát triển của ta để chúng dễ
dàng chế ngự được ta. Thế mới thấy được sự quan trong của việc học tập, các bạn nhỉ?
Trong suốt quãng đường học tập thì khi chúng ta còn trẻ chính là lúc thích hợp nhất để học tập, nâng
cao kiến thức. Vì sao ư? Cha ông ta có câu: “Lúc trẻ không cố gắng, lúc già sẽ buồn thong”. Khi chúng ta còn
trẻ, chưa đủ tuổi, chưa đủ sức để lao động như người lớn nên ta cần phải học tập, tích lũy kiến thức, chuẩn bị
hành trang vào đời sau này. Lúc trẻ là giai đoạn thích hợp nhất cho việc học tập, nếu tích cực ta sẽ đạt được
hiệu quả cao chứ đừng để khi về già rồi mới hối tiếc. Như danh họa I-ta-li-a Lê-ô-na đơ Vanh-xi chịu khó,
chăm chỉ vẽ trứng theo lời thầy Vê-rô-ki-ô mới có thể trở thành danh họa nổi tiếng thế giới. Hay như trạng


nguyên Nguyễn Hiền nhờ chăm chỉ học tập mới có thể đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi, là trạng nguyên nhỏ tuổi
nhất của nước ta.
Chẳng ai sinh ra đã là một thiên tài cả, sự cố gắng, chăm chỉ học tập, tìm tòi đã giúp họ bước đến
thành công. Vậy mà ít lâu nay có nhiều bạn trong lớp ta lại lơ là việc học tập. Có nhiều bạn ngồi trong lớp
nhưng lại không chú ý gì đến lời các thầy cô giáo giảng mà lại nói chuyện riêng hay làm việc riêng. Nhiều bạn
ngồi học trong lớp mà tâm hồn “lang thang” đâu tận chín tầng mây. Vài bạn thì tranh thủ bàn nhau xem nên đi
chơi ở đâu, chơi cái gì rồi hẹn nhau tán gẫu trên mạng. Khi có bài kiểm tra thì các bạn thi nhau mở sách hay
chép “phao”. Chính những sự lơ là đó đã khiến cho nhiều bạn đã tuột mất danh hiệu học sinh giỏi quý giá. Khi
bạn đã đánh mất danh hiệu đó bạn lại đổ thừa cho các thầy cô là ra đề khó nhưng lại không hề xem lại bản
thân mình. Nhiều bạn lại cho rằng học rất buồn ngủ nên nói chuyện cho đỡ chán còn thầy cô dạy thì cứ mặc.
Nhưng đó là những quan điểm vô cùng sai lầm. Nếu tất cả các bạn đều "chú tâm nghe giảng" thì tôi có thể quả
quyết với bạn rằng: Tất cả các bạn đều là những học sinh giỏi. Bài giảng ta tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài
mau thuộc. Nhưng nếu tất cả như vậy, chắc chắn tôi sẽ không viết bài văn này. Có thể bây giờ bạn chưa hiểu
được vai trò của việc học, bạn học chỉ là theo ý của bố mẹ. Nhưng không, bạn học là cho chính bạn, rồi khi
lớn lên bạn sẽ hối hận vì khi xưa bạn đã không cố gắng học tập. Bố mẹ sẽ không nuôi chúng ta mãi được, khi
bạn lớn lên, bạn phải tự tìm kiếm việc để nuôi sống bản thân mà thì bất kì một công việc nào cũng cần phải có
kiến thức, có trình độ, có học vấn dù đó là một công việc lao động tay chân hay lao động trí óc. Là một nông
dân cày ruộng thì cũng phải có kiến thức để sử dụng máy móc, áp dụng khoa học kĩ thuật để tăng năng xuất
nông sản, vật nuôi, tạo ra nhiều giống lai mới. Là một công nhân trong nhà máy cũng phải có kiến thức để
điều khiển máy móc trong dây chuyền sản xuất hiện đại. Là một nhân viên văn phòng, bạn càng phải có kiến


thức để hoàn thành công việc mà các “sếp” giao cho nếu không muốn bị đuổi việc. Nếu ngay từ bây giờ mà
bạn không chịu khó học thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì cả.
Chúng ta là những học sinh, là những người đang ngồi trên ghế nhà trường, đang được giáo dục một
cách tốt nhất thì tại sao ta lại không cố gắng để tích lũy, bồi dưỡng những kiến thức cho mình? Hãy nghĩ tới
những em bé miền núi dù không có đầy đủ điều kiện học tập nhưng vẫn ngày ngày vượt vài cây số để được
đến trường. Học tập vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của tuôi trẻ chúng ta. Chúng ta cần phải chăm chỉ học
tập, hoàn thành tốt nghĩa vụ đó để lớn lên có thể xây dựng đất nước ta giàu mạnh, sánh ngang với các cường
quốc năm châu như những gì Bác Hồ đã căn dặn.

Chúng ta hãy cùng nhau học tập thật chăm chỉ các bạn nhé! Hãy cố gắng học thật tốt vì tương lai của
bản thân, của gia đình và tương lai của đất nước. Các bạn hãy ghi nhớ rằng: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu
khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!”
Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Nhân dân ta từ xưa đã có câu: “Rừng vàng biển bạc”. Thiên nhiên đã ưu đãi cho con người nguồn lợi
vô cùng to lớn từ rừng. Và hơn thế nữa, trên thực tế đã cho thấy rằng, rừng là cuộc sống của chúng ta. Bảo vệ
rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Vậy rừng là gì? Rừng là một kiểu môi trường tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên do thiên nhiên ban
tặng cho con người. Rừng là một quần thể gồm nhiều cây cối mọc lâu năm, có nhiều loài động vật trên một
khu đất có diện tích lớn. Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất vì cây quang hợp cung cấp ô xi cho con người.
Trải dài trên đất nước Việt Nam ta, có thể nói rừng có khắp mọi nơi: rừng U Minh ở Cà Mau, rừng Nam Cát
Tiên ở Đồng Nai, rừng nguyên sinh Cúc Phương ở Ninh Bình và nhiều rừng khác ở vùng Trung du, miền núi
Bắc Bộ và rừng khộp ở Tây Nguyên.
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Con người cần ba thứ có tầm quan trọng đặc
biệt đối với sự sống của con người, đó là không khí, lương thực và nước uống, đặc biệt là nước chiếm hơn
70% cơ thể con người và rừng chính là nguồn cung cấp chủ yếu của ba thứ đó. Rừng hút các khí cacbonic và
nhả ra các khí oxi. Lượng oxi do rừng nhả ra chiếm khoảng 44% để phục vụ cho hô hấp của con người, động
vật và sâu bọ trên Trái Đất. Lá cây có chất diệp lục có thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời để tạo ra chất hữu cơ
nhờ quá trình quang hợp cung cấp thức ăn cho muôn loài. Rừng tạo độ mùn cho đất, làm cho đất màu mỡ, có
thể trồng các loại cây lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu thiết yếu cuộc sống con người. Rừng có
tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều
hơn trong tán cây và trong đất. Nếu không có rừng thì chất dinh dưỡng sẽ trôi hết xuống biển , nước ngầm,
nước ngọt ở các sông, suối trên đất liền sẽ bị cạn kiệt. Cuộc chiến tranh dành nước uống sẽ xảy ra trên khắp
thế giới. Bên cạnh đó, từ xa xưa con người đã biết lấy gỗ rừng dựng nhà cửa, lấy củi rừng về đun, lên rừng
kiếm thảo dược, thức ăn. Rừng có nhiều lâm sản quí hiếm có nguồn lợi về kinh tế cho con người. Rừng còn là
một cảnh quan, thu hút khách du lịch sinh thái.
Rừng không chỉ mang lại cho con người những nguồn lợi về kinh tế mà còn bảo vệ cuộc sống của con
người. vì vậy mà bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực
vật, động vật. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. Nếu
như ngôi nhà chung đó không được bảo vệ thì sẽ dẫn đến những hậu quả không lường về mặt sinh thái. Sự

phá phách voi dữ Tánh Linh là một ví dụ điển hình. Đàn voi dữ Tánh Linh đã không nhập đàn, tỏ ra hung
hăng và quậy phá. Đã có lúc, chúng vượt ra khỏi địa bàn, đột nhập vào khu dân cư ở các xã Ea Pô, Nam Dong
thuộc huyện Cư Dút (Đắc Lắc) phá phách hoa màu, uy hiếp tính mạng người dân. Rừng là lá phổi xanh của
Trái Đất. Rừng ngăn nước lũ, rừng chống xói mòn đất, rừng điều hòa khí hậu trên Trái Đất.
“Núi giăng thành lũy thép giày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Khi xưa, đất nước ta còn chiến tranh, rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, cùng với bộ đội
đánh giặc cứu nước. Rừng là nơi ẩn náu của bộ đội, rừng đã hi sinh thân mình để che chở bộ đội khỏi kẻ thù
xâm lược, khỏi bom đạn hủy diệt. Nhờ có rừng mà nhân dân ta mà đã đánh thắng được quân xâm lược bảo vệ
Tổ quốc.
Rừng quả thực vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Vậy mà ngày nay diện tích rừng
trên đất nước ta ngày càng bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân: một phần do chiến tranh bom đạn, một phần do
thiên tai tuy nhiên phần lớn là do con người. Khai thác rừng bừa bãi, không theo quy luật, không tuân thủ các
biện pháp lâm sinh, không đảm bảo tái sinh rừng liên tục làm cạn kiệt tài nguyên. Giá trị của những cây gỗ


quí hiếm đã khơi gợi lòng tham của của những tên lâm tặc. Trong vòng 10 năm, từ năm 1991 đến năm 2000,
nạn lâm tặc hoành hành, số gỗ bắt được từ lâm tặc trong phạm vi kiểm soát lên tới 200.000 m 3, trên thực tế
còn lớn hơn nhiều. Dân du canh du cư phá rừng lấy đất canh tác dẫn đến việc gây ra nhiều vụ cháy rừng. Và
hậu quả của việc phá rừng bừa bãi đó là hiện tượng đất trống đồi trọc xuất hiện nhiều khiến nhiều động vật
không nơi cư trú, có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó còn làm biến đổi khí hậu toàn cầu, gây ra lũ lụt, hạn
hán, lũ quét, sạt nở đất,… ảnh hưởng, đe dọa đến cuộc sống, tính mạng của con người. Để giảm thiểu những
hậu quả do việc mất rừng gây ra, chúng ta cần hành động nhanh chóng và kịp thời bằng cách phủ xanh đất
trống đồi trọc, nhà nước phải nghiêm cấm chặt chẽ việc phá rừng và khai thác rừng bừa bãi.
Rừng là người bạn gắn bó với con người. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con
người. Vì vậy hãy cùng nhau chung tay bảo vệ rừng vì bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta!
Đề 3: Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục
ngữ.
Tinh thần hiếu học là một truyền thống quý báu của người Việt Nam ta. Nhưng học ở đâu, học cái gì
lại là một vấn đề khác. Không phải chỉ học ở sách vở là giỏi, không phải chỉ học rộng là tốt mà hơn hết là phải

tích luỹ kiến thức và vốn sống trong cả đời sống thực tế để có hành trang vững chắc bước vào đời. Vì thế mà
ông cha ta đã dạy: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Câu tục ngữ đó quả là không sai.
Câu tục ngữ có hai vế: “Đi một ngày đàng” và “học một sàng sàng khôn”. “Đi một ngày đàng” dùng
để chỉ việc đi tới những nơi xa lạ, khác với chỗ sống hằng ngày. “học một sàng khôn” ý nói là sự chắt lọc, sự
thu lượm được nhiều điều hay, những kiến thức mới, bổ sung thêm kiến thức cho bản thân. Câu tục ngữ thể
hiện ước mơ của cha ông ta mong muốn được đi, được mở mang đầu óc của mình. Bên cạnh đó, câu tục ngữ
khuyên ta rằng: không nên chỉ học trong sách vở, học lí thuyết mà nên học cả vốn sống, kinh nghiệm ngoài
đời thì mới trở thành người trưởng thành, người giỏi thực sự, chứ đừng nên “Ếch ngồi đáy giếng”.
Nhân dân ta có câu:
“ Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn” giúp ta mở mang kiến thức vì khi đó ta có cơ hội tiếp xúc, có
cơ hội giao lưu để học tập. Trong cuộc sống hằng ngày, không phải lúc nào kiến thức trong sách vở cũng có
thể giúp ta giải quyết những vấn đề, công việc mà phải dùng đến kinh nghiệm đời sống.Trong cuộc sống, ai
cũng cần có kiến thức và cũng nhiều cách học khác nhau nhưng quả thực kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục
ngữ trên rất có ý nghĩa. Bước ra cuộc đời, ta không thể áp dụng những công thức, những lí thuyết đã dạy ta
mà tất cả những kiến thức sách vở chỉ là những hành trang cơ bản giúp ta bước đi trên con đường đời. Nếu
như ta không biết sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả thì sẽ không có tác dụng.
Như trong câu truyện “Em bé thông minh”, em bé thông minh đã sử dụng kinh nghiệm dân gian “kiến
thích mỡ” mà sâu được chỉ qua con ốc. Một doanh nhân giỏi là nhờ sự tìm hiểu, học hỏi trên thực tế chứ
không phải trên sách vở. Sách vở đâu thể chỉ dẫn cho họ nên đầu tư vào đâu để có lãi, thầy cô đâu có thể dạy
họ thương lượng với khách hàng như thế nào. Như Ê-đi-sơn đã chế tạo ra xe lửa nhờ lời hứa với một bà cụ đã
phải đi bộ hàng km đến nơi ông sinh sống. Thử hỏi nếu Ê-đi-sơn cứ suốt ngày vùi đầu vào những thí nghiệm
trong sách vở thì sao có thể nghĩ ra ý tưởng như vậy. Những nhà văn nhà thơ nổi tiếng như Tô Hoài, Nguyễn
Tuân, Vũ Bằng, Tố Hữu… đâu phải dựa vào khuôn khổ, kiến thức sách vở mà viết nên những dòng văn, dòng
thơ hay, chân thật và giàu tình cảm đến như vậy mà chính nhờ vào tình cảm bắt nguồn từ cuộc sống thực tế
hàng ngày.
Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp không phải cứ đi đường nào cũng học hỏi được nhiều
điều, cũng mang lại ích lợi. Nó chỉ có kết quả tốt với những người có ý thức, có niềm say mê học hỏi. Ngược
lại, với những người không có tinh thần học hỏi, việc đó sẽ trở thành vô nghĩa, chỉ khiến ta thêm mệt mỏi.

Con đường để đi đến thành công không phải chỉ có qua việc học tập ở lớp, ở trường mà còn nhờ sự tìm
tòi, khám phá từ thực tế. Là mỗi học sinh, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một lời
khuyên vô cùng thực tế cho chúng ta. Hãy không ngừng học tập và tìm hiểu trên cả sách vở lẫn thực tế các
bạn nhé! Hãy để cho tinh thần hiếu học của dân tộc ta không bao giờ bị nhấn chìm.
Đề 4: Tục ngữ viết: “Không thầy đố mày làm nên” nhưng cũng viết “Học thầy không tày học bạn”. Hãy
viết bài văn chứng minh thuyết phục người nghe
Thầy là người đã dạy cho ta những điều mà ta chưa biết, giảng cho ta những điều mà ta không hiểu.
Chính vì vậy mà vai trò của người thầy trong cuộc sống của ta là vô cùng quan trọng. Vậy nên tục ngữ có câu:


“Không thầy đố mày làm nên” nhưng cũng lại viết “Học thầy không tày học bạn. Liệu có phải là cha ông ta có
sự nhầm lẫn không?
“Không thầy đố mày làm nên”, với hình thức thách đố, câu tục ngữ đã đề cao vai trò của người thầy.
Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi
con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Công lao đó không gì sánh nổi. Trong
câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”, nhân dân ta đã so sánh việc “học thầy” với việc “học bạn” để đề
cao vai trò của việc học bạn là quan trọng nhưng nó không mang ý nghĩa phủ nhận lại lợi ích của việc học
thầy.
Hai câu tục ngữ nghe thoáng qua có vẻ như mâu thuẫn với nhau nhưng khi ta đọc kĩ và ngẫm nghĩ về
chúng, ta sẽ nhận ra chúng không hề mâu thuẫn mà lại bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa. Ngày ngày ta đi học,
ngày ngày cắp sách đến trường học được bao điều hay lẽ phải không thể thiếu được công lao của người thầy.
Thầy là người hướng dẫn ta từng chút một, là người giúp ta tiến gần hơn đến với tri thức của nhân loại. Tri
thức của nhân loại là bao la, mênh mông, vô tận mà chúng ta chỉ là những học sinh bé nhỏ trong bầu trời tri
thức đó nên ta cần có có người hướng dẫn, đó chính là người thầy. Nhưng nếu như ta chỉ học tập từ thầy thì
kiến thức của ta sẽ bị thu hẹp vì không phải lúc nào thầy cũng ở bên ta để chỉ dẫn cho ta từng bước một.
Trong khi đó, bạn bè luôn là người ở bên cạnh ta, là người gần gũi với ta nên ta có thể học được nhiều điều từ
bạn. Bạn cùng trang lứa với ta, bạn cũng giống như một tấm gương khi ta soi vào đó ta có thể nhìn thấy mình
trong đó để tự học hỏi và trau dồi kiến thức. Hai câu tục ngữ khuyên ta nên mở rộng phạm vi và đối tượng để
học tập. Ngoài việc học thầy ở trường, ở lớp ta còn có thể học ở bạn, học ở mọi người, mọi nơi. Chỉ có như
vậy vốn kiến thức của ta mới được trau dồi thường xuyên và giúp ta trưởng thành hơn.

Như Lê-nin có câu “Học, học nữa, học mãi”, kiến thức mà ta học được chỉ là một giọt nước bé nhỏ
trong một đại dương bao la, ta cần phải làm cho giọt nước ấy lớn dần lên theo từng ngày, qua sự cố gắng học
hỏi từ mọi người xung quanh chứ không nhất thiết phải là thầy. Một vĩ nhân cũng từng nói: “Đường đời là cái
thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Bác Hồ cũng từng nói: “Học ở trường, học ở
sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”. Chính vì vậy mà ta phải
học ở thầy và học từ cả bạn và mọi người xung quanh. Nếu một người chỉ học thầy thì vốn kiến thức của ta
chỉ ở trong cái khuôn khổ đã được định sẵn từ trước. Khi đó ta sẽ chỉ biết học như một cái máy mà không biết
việc thực hành nó. Còn nếu một người không coi trọng việc học thầy mà chỉ coi trọng việc học bạn thì sẽ có
vốn kiến thức ít ỏi mà thôi. Nhưng nếu ta biết kết hợp giữa “học thầy” với “học bạn” thì đó quả là một điều
tuyệt vời, sẽ giúp ta đạt hiệu quả cao trong học tập.
Học không phải là dễ dàng. Nếu ta không biết cách học đúng đắn thì học tập sẽ đi ngược lại với tác
dụng của nó. Vậy hãy tìm cho mình cách học thật hiệu quả các bạn nhé! Đừng cho rằng mình học đã đủ mà
hãy nhớ rằng cần học nhiều hơn nữa để trau dồi vốn kiến thức để có hiểu biết, để góp phần xây dựng quê
hương, đất nước giàu đẹp, văn minh hơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×