Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT ĐẾN THAY ĐỔI LÒNG DẪN SÔNG CỬU LONG (SÔNG TIỀN, SÔNG HẬU) VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, QUY HOẠCH KHAI THÁC HỢP LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.98 KB, 12 trang )

1


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG

1. KHAI THÁC CÁT BỀN VỮNG
1.1 Nguyên tắc và các tiêu chí đảm bảo khai thác cát bền vững
Nguyên tắc khai thác cát là phải đảm bảo khai thác bền vững, lâu dài. Có nhiều yếu
tố tác động đến việc đảm bảo khai thác cát bền vững, đó là tác động của các điều
kiện tự nhiên và con người. Mặt khác cả hai tác động này lại thay đổi theo không
gian và thời gian, cần phải dự báo được sự thay đổi này phục vụ cho quy hoạch. Để
thực hiện được nguyên tắc này, cần phải đề ra các tiêu chí phù hợp, kiểm soát được
trong quá trình thực hiện. Xét trên phương diện về ổn định lòng dẫn, không gây ra
xói lở, không hủy hoại môi trường, các tiêu chí cần đảm bảo thể hiện trong Hình .

2


Hình thái lòng sông ổn
định lâu dài

Khối lượng khai thác nhỏ
hơn lượng bùn cát bồi lắng

KHAI THÁC CÁT BỀN VỮNG
Không huỷ hoại môi trường
cho khu vực và vùng lân


cận

Không gây sạt lở bờ khu
vực khai thác

Hình . Sơ đồ các tiêu chí đảm bảo quy hoạch khai thác cát bền vững

1.1.1 Tiêu chí về khối lượng khai thác nhỏ hơn lượng bùn cát bồi lắng
Để đạt được tiêu chí này, cần tính toán lượng bùn cát đến và đi ra khỏi một đoạn
sông cần quy hoạch khai thác cát (có thể bằng mô hình toán hay các công thức kinh
nghiệm). Nếu tổng lượng bùn cát lớn hơn bùn cát đi tại hai đầu đoạn sông, thì đoạn
sông đó được bồi lắng, Để đảm bảo yếu tố bền vững, cần khai thác ít hơn lượng bùn
cát lưu lại đoạn sông tính toán. Trong hướng dẫn khai thác cát ở các sông suối của
Malaysia cũng sử dụng tiêu chí này [1], đó là “khối lượng cho phép khai thác hàng
năm phải nhỏ hơn khối lượng cát bổ cập đo đạc được trên sông”.
Kết quả tính toán lượng bùn cát đến các đoạn sông Tiền, sông Hậu và đặc biệt tại
các trọng điểm Tân Châu – Hồng Ngự, Long Xuyên, Mỹ Thuận – Vĩnh Long và
khu vực Thốt Nốt trên sông Hậu đã được đề tài tính toán từ thượng nguồn về theo
các kịch bản khác nhau.
Vị trí các đoạn sông được phân chia để xem xét khối lượng bùn cát đến từ thượng
nguồn trình bày trên Hình . Kết quả tính toán trên các đoạn sông dọc sông Tiền,
sông Hậu theo các kịch bản tính toán thể hiện trên Bảng . Trong kịch bản hiện trạng,
tổng lượng bùn cát bồi lắng trên cả hai sông trung bình trong 3 năm 2009-2011 là
khoảng 28 triệu m3, trong đó tổng lượng bùn cát bồi lắng trên sông Tiền là khoảng
17 triệu m3, trên sông Hậu là khoảng 11 triệu m3.
Theo kết quả tính toán bằng mô hình SWAT, lượng bùn cát trung bình năm từ
thượng nguồn về Kratie trung bình trong giai đoạn 2009-2011 trong các kịch bản
nền, KB1, KB2, KB3 lần lượt là 125, 77.5, 35.2 và 24.6 triệu m 3. Như vậy, lượng
bùn cát về tại Kratie trong các kịch bản KB1, KB2, và KB3 lần lượt giảm so với
kịch bản nền (hiện trạng) là 38%, 72%, và 80%. Sự suy giảm tải lượng bùn cát này

chắc chắn ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố bùn cát và biến đổi hình thái phía hạ lưu,
cụ thể lòng dẫn ngay sau Kratie (chẳng hạn từ Kratie đến Phnom Penh) sẽ bị xói để
3


bù đắp lượng bùn cát thiếu hụt trong những năm đầu. Theo thời gian, quá trình xói
lở sẽ lan dần về phía hạ lưu trên các sông Tiền và sông Hậu.
Kết quả tính toán trình bày trongBảng cho thấy, tổng lượng bùn cát bồi lắng trên
sông Tiền và sông Hậu trong các kịch bản KB1, KB2, và KB3 lần lượt là 20.39,
14.96, 10.23 triệu m3, mức giảm tương ứng là khoảng 27%, 47%, và 64%. Mức
giảm này so với mức giảm của tải lượng bùn cát về tại Kratie là nhỏ hơn nhiều. Lý
do là một phần bùn cát được bù đắp từ lòng dẫn phía thượng lưu trong quá trình vận
chuyển.

Hình Bản đồ phân đoạn tính toán trữ lượng cát trên sông Tiền, sông Hậu
Bảng . Phân bố cân bằng bùn cát (tải lượng vào - tải lượng ra) trên các đoạn sông dọc sông Tiền, sông Hậu theo các
kịch bản tính toán (đơn vị: triệu m3)

4


1.1.2 Tiêu chí không gây xói lở khu vực khai thác cát
Nguyên tắc là khai thác cát không được ảnh hưởng đến sạt lở bờ sông, do đó ở mỗi
đoạn sông có điều kiện địa hình và địa chất khác nhau sẽ có một khoảng cách khác
nhau.
Để xác định khoảng cách bờ an toàn tính từ vị trí bắt đầu cho khai thác cát cho đến
bờ sông và chiều cao đống cát có thể đổ trên bờ sông, đề tài đã sử dụng phần mềm
GEOSLOPE để tính toán ổn định mặt cắt ngang sông ở khu vực khai thác cát cho
một số vị trí khai thác có tài liệu địa hình, địa chất. Kết quả tính được trình bày
trong Bảng .

Cách làm là lấy độ sâu khai thác cát (trung bình) theo quy hoạch ứng với khoảng
cách khai thác cách bờ cho phép (Lqh) và lùi dần khoảng cách này cho đến khi hệ số
ổn định Kmin(hiện trạng) bắt đầu giảm, khi đó xác định được chiều rộng (L min), với ý
nghĩa là nếu khai thác cát cách bờ với khoảng cách và độ sâu này, sẽ bắt đầu ảnh
hưởng đến ổn định bờ sông. Tiếp theo đó, giả định là việc khai thác cát được đổ lên
trên bờ với chiều cao khác nhau, xác định được h max là chiều cao đổ tối đa để hệ số
ổn định không nhỏ hơn hệ số ổn định cho phép (xấp xỉ bằng 1.15). Hình là một ví dụ
điển hình diễn tả cách xác định các thông số Lmin, hmax tại khu vực phường Tân Lộc Quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ.

5


Hình . Tính

toán khoảng cách an toàn Lmin và chiều cao đống cát đổ trên bờ hmax tại
phường Tân Lộc - Quận Thốt Nốt, Tp. Cần Thơ

Bảng . Tính

Mặt
cắt
1-1

Tỉnh
/Tp
Tiền
Giang
2-2
Vĩnh
Long

3-3
Vĩnh
Long
4-4
Cần
Thơ
5-5
Cần
Thơ
6-6
Cần
Thơ
7-7
An
Giang
8-8
An
Giang
9-9
An
Giang
10-10 Đồng
Tháp
11-11 Đồng
Tháp

toán các giới hạn về khoảng cách và chiều cao (đắp) khai thác cát an
toàn
Sông


Khu vực khai thác

Tiền

Xã Hòa Hưng, H. Cái

H.Long Hồ; phường 9
thành phố Vĩnh Long
Xã Thanh Đức - huyện
Long Hồ
Phường Thới Thuận,
Tân Lộc - Thốt Nốt
Phường Thuận Hưng và
- Quận Thốt Nốt
Phường Tân Lộc - Quận
Thốt Nốt
Xã Vĩnh Xương - Tân
Châu
Xã Vĩnh Hòa - Tân
Châu
Xã Tân An - Tân Châu

Kmin
1.27

Lmin Kmin
(m)
11
1.13


Lqh
(m)
200

hmax
(m)
2.5

1.21

8

1,12

200

1.5

1.18

10

1,11

200

2

1.56


15

1.12

250

3.5

1.95
1.35
1.19

18
16
56

1.15
1.13
1.16

100
100
200

6
2.5
2

1.21


25

1.15

200

2.5

1.29

48

1.12

200

1

1.33

61

1.13

200

1

Xã Thường Phước 1&2 1.25
- Hồng Ngự

Xã Thường Thới Tiến, 1.32
Thường Phước 2 Hông Ngự

51

1.14

150

1

30

1.12

150

1

(hiện trạng)

Cổ
Chiên
Cổ
Chiên
Hậu
Hậu
Hậu
Tiền
Tiền

Tiền
Tiền
Tiền

6


12-12 Đồng
Tháp

Tiền

13-13 Đồng
Tháp

Tiền

14-14 An
Giang

Hậu

Xã Thường Thới Tiền,
Long Khánh A,BHông Ngự
KV2, xã Long Khánh
A,B, Long Thuận Hồng Ngự
KV2B, xã Long Khánh
B - Huyện Hồng Ngự
xã Long Giang - H.
Chợ Mới

Xã Mỹ Hoà hưng - TP.
Long Xuyên

1.35

11

1.13

150

1

1.19

38

1.11

150

2

1.21

22

1.15

200


1.5

1.28
(trái)
1.521
(phải)

25

1.16

200

3

8

1.14

200

4

Kết quả tính toán cho thấy khoảng cách khai thác cát cách bờ tối thiểu là từ 8 đến
60 m, tùy thuộc vào điều kiện địa chất và địa hình. So sánh với khoảng cách cách
bờ tối thiểu cho phép trong quy hoạch của các tỉnh (L qh) từ 100 đến 200 m, thì
khoảng cách quy định trong các quy hoạch là rất an toàn, không ảnh hưởng đến ổn
định bờ sông.
Từ kết quả tính toán biến đổi vận tốc ở một số điểm quan tâm về xói lở lòng dẫn ở

các khu vực trọng điểm, thì khai thác cát ít có tác động xấu đến xói lở khu vực và
vùng lân cận. Mặc dù vậy, đề tài kiến nghị vẫn quy định khoảng cách cách bờ tối
thiểu (Lqh) theo như quy hoạch của các tỉnh. Lý do là ngoài việc xem xét tác động
đến xói lở bờ, còn nhiều những tác động khác như ảnh hưởng đến độ đục của nước
đối với việc lấy nước sinh hoạt của người dân, của đời sông các sinh vật thủy sinh,
các hoạt động nuôi trồng thủy sản v.v… mà chúng ta chưa xem xét được tác động
của khai thác cát, nhưng về định tính, thì việc khai thác càng xa bờ càng ít gây tác
động.
1.1.3 Tiêu chí về hình thái lòng sông ổn định lâu dài
Để ổn định lòng dẫn lâu dài, khai thác cát cần đảm bảo:
a) Không khai thác sâu hơn chiều sâu ổn định lâu dài của lòng dẫn
Việc khai thác cát hợp lý không được ảnh hưởng đến hình thái ổn định lâu dài của
dòng sông. Ở đây xét đến chiều sâu trung bình tại một mặt cắt nhất định. Đối với
các dòng sông rộng như sông Cửu Long, thì chiều sâu trung bình được tính bằng tỷ
lệ giữa diện tích mặt cắt ướt và chiều rộng sông. Như vậy, chiều sâu trung bình của
lòng dẫn sau khi khai thác cát không được lớn hơn chiều sâu “ổn định” này.

7


Đây là một tiêu chí rất rõ ràng về mặt lý thuyết, nhưng lại khó có thể áp dụng trên
thực tiễn. Lý do là các nghiên cứu về hình thái ổn định đối với lòng dẫn sông ở Việt
Nam nói chung và sông Cửu Long nói riêng vẫn còn ít và chưa đạt được độ tin cậy
cao, còn phải tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.
Tổng quát về các kích thước ổn định lòng dẫn sông Cửu Long, sông ảnh hưởng
triều có thể sử dụng các công thức bán thực nghiệm của Đinh Công Sản [5]. Tuy
nhiên, vì thiếu số liệu thực đo để tìm các hệ số kinh nghiệm và nghiệm chứng các
công thức này, mà việc sử dụng chúng còn gặp nhiều khó khăn.
Có một số công thức có thể áp dụng tính toán kích thước mặt cắt ổn định của Lê
Ngọc Bích và Lương Phương Hậu [7] ứng với lưu lượng tạo lòng trên sông Cửu

Long [2]. Tuy nhiên đối với các công thức này, thì việc khó khăn nhất vẫn là xác
định lưu lượng tạo lòng Q, nên rất khó áp dụng.
Gần đây, Đinh Công Sản và Lê Mạnh Hùng [4] đề xuất cách xác định tỷ lệ chiều
rộng và chiều sâu ổn định của lòng dẫn ứng với mực nước tạo lòng. Hai yếu tố quan
trọng của mặt cắt sông ổn định được xét ở đây là chiều sâu trung bình h và chiều
rộng mặt cắt B ứng với mực nước tạo lòng – được lấy với mực nước ngang “bãi
già”.
Kết quả tính toán cụ thể ví dụ cho khu vực Tân Châu như sau:
• Các công thức hình thái ổn định lòng dẫn trên sông Cửu Long [7]
h = 0.64*Q1/3

B = 5.9*Q1/2

V = 0.27*Q1/6

W = 3.8*Q5/6

Trong đó:
-

h là chiều sâu trung bình ổn định của mặt cắt ngang sông (m);
B là chiều rộng của mặt cắt ứng với mực nước tạo lòng (m);
V là vận tốc trung bình ứng với lưu lượng và mực nước tạo lòng
(m/s);
- W là diện tích mặt cắt ứng với lưu lượng và mực nước tạo lòng
(m2);
- Q là lưu lượng tạo lòng của đoạn sông nghiên cứu (m 3/s).
Ứng với lưu lượng tạo lòng đề nghị cho đoạn Tân Châu – Hồng Ngự [6] là 19,000
m3/s, thay vào các công thức trên tính được chiều sâu trung bình ổn định của đoạn
sông này là 17,08 m.


8




Công thức hình thái ổn định lòng dẫn trên sông Cửu Long của Đinh Công
Sản và Lê Mạnh Hùng [4] trình bày cách xác định tỷ lệ B/h như trình bày
trên Hình 4.

Hình Quan hệ chiều rộng và chiều sâu ổn định trên mặt cắt ngang

sông Cửu Long [4]

Đối với sông Tiền: B/h = 214,59 – 28,05 Ln (X)
Đối với sông Hậu: B/h = 214,59 – 28,05 Ln (X)
Trong đó:
-

B/h là tỷ lệ chiều rộng và chiều sâu trung bình của mặt cắt sông
ứng với mực nước tạo lòng (không thứ nguyên);

-

X là khoảng cách từ mặt cắt tính toán đến cửa sông (Km).

Tại đoạn sông Tân Châu, khoảng cách từ cửa sông đến Tân Châu là X = 220 (km).
Giả thiết khai thác cát ở vùng có chiều rộng sông tương đối ổn định là B=1.100 m.
Thay vào công thức tính được h = 17,38 m.
Sử dụng công thức này có thể nội suy các giá trị về chiều rộng ổn định của mặt cắt

ngang sông nếu ta biết chiều rộng sông ổn định ở trước và sau mặt cắt tính toán. Do
đó, trong giai đoạn hiện nay, trong khi chờ đợi những kết quả nghiên cứu tin cậy
9


hơn, có thể sử dụng phương pháp này để xác định chiều sâu ổn định của lòng dẫn
trong khai thác cát.
b) Không khai thác không sâu hơn đáy thấp nhất của lòng dẫn ở khu vực có công
trình trên sông
Cao trình tuyến lạch sâu của sông là một tham số cơ bản về sự phát triển tự nhiên
của một con sông. Chính vì thế, khi xem xét ảnh hưởng của các hoạt động do con
người can thiệp, người ta thường đưa tuyến lạch sâu để tham khảo. Trường hợp đối
với các quy định cho phép về khai thác cát ở Malaysia, cao độ thấp nhất của đáy
sông cho phép khai thác (redline) phải cao hơn cao trình tuyến lạch sâu tối thiểu là
1,0 m. Chiều sâu cho phép khai thác tối đa là 1,5 m (xem Hình ).

Hình Khoảng lùi, đường giới hạn (redline) và độ sâu cho phép khai thác cát
– Malaysia [1]

trong lòng dẫn – Nguồn: RSMMG

Tuy nhiên, đối với sông Cửu Long là một sông rất rộng và sâu, vấn đề quan trọng là
tác động của khai thác cát đến độ sâu nào là bị ảnh hưởng đến xói lở hay môi
trường của khu vực khai thác cát và các khu vực lân cận.
Theo kết quả tính toán từ mô hình MIKE21C tại các khu vực trọng điểm đối với các
chiều sâu khai thác cát khác nhau trong các chuyên đề, vì sông Cửu Long rộng và
sâu, nên các tác động do khai thác cát theo quy hoạch (theo các chiều rộng, độ sâu
khác nhau) là không đáng kể đến xói lở lòng dẫn sông trong khu vực.

10



Do đó, việc khai thác cát nói chung chỉ cần quan tâm đến các khu vực có các công
trình (như cầu, trạm bơm nước….) mà có thể bị tác động đến chân các công trình
này. Trong các trường hợp này, khi cấp phép khai thác cho khu vực có các công
trình phải có những tính toán đánh giá tác động riêng. Nguyên lý là không cho phép
khai thác làm hạ thấp cao độ đáy sông tự nhiên thấp nhất của lòng dẫn khu vực có
công trình. Phạm vi khai thác cát cách công trình đối với các sông ở Malaysia quy
định là 1 km. Đối với sông Cửu Long, đề tài kiến nghị khoảng cách này tối thiểu là
bằng 2.5 lần chiều rộng của đoạn sông có khai thác cát. Vì chưa có điều kiện nghiên
cứu cụ thể, thiên về an toàn lấy giống như trường hợp khoảng cách giữa 2 mỏ hàn
trên sông.
1.1.4 Tiêu chí không hủy hoại môi trường
Để đạt được tiêu chí này, đảm bảo môi trường không bị hủy hại, đặc biệt liên quan
đến chất lượng nước phục vụ cho các ngành kinh tế, mỗi dự án quy hoạch khai thác
cát cần thực hiện công tác ĐTM và đề xuất biện pháp giảm thiểu, như đã trình bày
trong chuyên đề đánh giá tác động môi trường do hoạt động khai thác cát. Do đó,
quy hoạch khai thác cát ở đây chưa xét đến vấn đề này.

2. KỊCH BẢN KHAI THÁC CÁT BỀN VỮNG CHO TOÀN TUYẾN
SÔNG TIỀN, SÔNG HẬU
Xét về các kịch bản phát triển thượng nguồn, lượng bùn cát về sông Cửu Long theo
kịch bản 1 (KB1), tức là khi ở Trung Quốc đã xây dựng xong cả 9 đập ở thượng lưu
(hiện nay đã xây dựng xong 5 đập) là phù hợp nhất với quy hoạch trong giai đoạn từ
nay đến năm 2020.
Trong thời gian tới, tất nhiên, còn tùy thuộc vào mức độ phát triển các công trình ở
thượng nguồn để chọn kịch bản cho phù hợp. Sau khi đã chọn được kịch bản phù
hơp( KB2hoặc KB3)với khối lượng bùn cát từ thượng lưu về cần được đảm bảo
khai thác không vượt quá khối lượng này.
Kết hợp với các tiêu chí tính toán được như trình bày trong mục 1.1, tức là đảm bảo

không gây xói lở lòng dẫn, khai thác không vượt quá “độ sâu ổn định” của lòng
dẫn, không hủy hoại môi trường, đó chính là kịch bản khai tác cát bền vững cho
sông Tiền và sông Hậu.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “River Sand Mining ManagementGuideline” (RSMMG), Published by
Department of Irrigation and Drainage (DID) Jalan Sultan Salahuddin 50626
Kuala Lumpur, MALAYSIA, September 2009; ISBN 978-983-41867-22.MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT.
2. Đinh Công Sản, 2001. Nghiên cứu cải biên phương pháp tính lưu lượng tạo
lòng của Macaveev và Williams áp dụng cho vùng ảnh hưởng triều và so sánh
các phương pháp tính tóan. Tuyển tập kết qủa khoa hoc và công nghệ năm
2000, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, tr. 349-358.
3. Đinh Công Sản, 2003.Quan hệ tỷ lệ chiều rộng và chiều sâu trên sông Cửu
Long. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn 7(31)/2003, tr.879-880.
4. Đinh Công Sản, Lê Mạnh Hùng, (2001), “Quy luật thay đổi tỷ lệ chiều rộng và
chiều sâu tại mặt cắt ổn định dọc theo sông Tiền”, Tạp chí Nông Nghiệp và
Phát triển Nông Thôn, 7/2001, tr. 490-491.
5. Đinh Công Sản, 2003. Hình thái ổn định của sông Cửu Long, sông ảnh hưởng
triều.Tuyển tập kết qủa khoa hoc và công nghệ năm 2003, Viện Khoa học Thủy
lợi miền Nam, tr. 225-233.
6. Lê Ngọc Bích, 2008. Nghiên cứu lưu lượng tạo lòng và phương pháp tính lưu
lượng tạo lòng cho sông chịu ản hưởng thuỷ triều.Tuyển tập các bài viết và
công trình nghiên cứu (1964-2008), trang 37-45, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
7. Lê Ngọc Bích, Lương Phương Hậu, 2008. Nghiên cứu hình thái sông Cửu
Long.Tuyển tập các bài viết và công trình nghiên cứu (1964-2008), trang 130133, Nhà xuất bản Nông nghiệp

12




×