Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG KHI ĐI PHỎNG VẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.39 KB, 29 trang )

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG KHI ĐI PHỎNG VẤN – XIN VIỆC
Việc đầu tiên cần chuẩn bị khi đi xin việc – phỏng vấn là phải thật bình tĩnh,
chuẩn bị tốt tài liệu để tăng phần tự tin cho bản thân. Điều quan trọng nhất là
phải giữ cho tâm hồn thật sảng khoái và thật là thoải mái, không căng thẳng.
MỤC LỤC
A. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
B. MỘT SỐ CÂU HỎI TIẾNG ANH
C. NHỮNG CÂU HỎI VỀ KĨ NĂNG QUẢN LÍ
D. MỘT SỐ KĨ NĂNG VIẾT PHỎNG VẤN


A. MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho
cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói
quen tốt trong nghề nghiệp của bạn... Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào
công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của
nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng "tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt
nghiệp trường đại học Z...". Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.
2. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)
Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại
loại "Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn". Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp
này là: "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình".
3. Điểm mạnh của bạn là gì?
Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin
vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.
4. Điểm yếu của bạn là gì?
Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm
yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn
nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như "Tôi có tính hơi quá
cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng". Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra,


hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm
yếu đó. Kiểu như là: "Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng
bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ".
5. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về
công ty trước khi đi phỏng vấn.
6. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ
thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu "Vì tôi biết
công ty của quý vị là một công ty lớn". Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm


việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên
nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình
với những dự án lớn ở một công ty lớn...
7. Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này (chuyên môn, tính
cách, thái độ...) và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc
cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn (nếu có).
8. Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?
Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn
là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương
như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói
về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.
9. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty
dành cho bạn... sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả
đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới
chính là động lực... trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
10. Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?

Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm
việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm
việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng
bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là
thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định
rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất
cao.
11. Tại sao bạn lại muốn công việc này?
Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa
ra câu trả lời nguy hiểm kiểu "Tôi đang cần một việc làm". Hãy cho nhà tuyển dụng
thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn
thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.
12. Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực
này?
Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu
đâu có một lúc rồi quay về công việc... được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy
nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý


stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi
của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả
lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn "toát mồ hôi
hột" vì những câu hỏi hóc búa của họ.
13. Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong
kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm
thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được
những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một
vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.
14. Nhược điểm của anh/chị là gì?

Đây là câu trả lời nhạy cảm nhất. Nên tối thiểu hoá nhược điểm và nhấn mạnh vào
ưu điểm. Tránh những phẩm chất mang tính cá nhân mà tập trung vào khía cạnh
chuyên nghiệp. Có thể trả lời “Đôi lúc tôi lo làm việc nhiều quá nên không sắp xếp
được thời gian hợp lý”.
15. Nếu được nhận vào làm ở vị trí này, anh/chị nghĩ là mình có ưu điểm gì để
hoàn thành tốt công việc?
Tùy theo vị trí có câu trả lời phù hợp. Nêu những ưu điểm nổi bật giúp ích cho vị trí
dự tuyển cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm đã có.
16. Tại sao anh/chị muốn làm việc ở đây?
Người phỏng vấn đang muốn nghe câu trả lời cho thấy bạn có đầu tư suy nghĩ chứ
không chỉ gửi hồ sơ xin việc đi vì có thông báo tuyển dụng. Ví dụ “Tôi đã chọn ra
một số công ty quan trọng có phương châm làm việc phù hợp với khả năng của tôi
và công ty này nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách những lựa chọn ưa thích của
tôi”
17. Mục tiêu của anh/chị là gì?
Nên nói về mục tiêu trước mắt và ngắn hạn. Ví dụ “ Mục tiêu trước mắt của tôi là
có được việc làm phù hợp tại tập đoàn lớn và người lãnh đạo giỏi như công ty. Mục
tiêu dài hạn tuỳ thuộc vào mục tiêu của công ty, còn riêng bản thân tôi sẽ tìm ra
những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp”
18. Tại sao anh/chị lại chuyển việc?


Sau ba năm trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức, tôi quyết định tìm
kiếm cho mình một công ty có nhiều cơ hội phát triển để tôi có thể phát huy hết khả
năng của mình và thành công hơn.
19. Khi nào anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc nhất?
Người phỏng vấn muốn biết điều gì có thể tạo động lực cho bạn làm việc và có thể
hiểu thêm về sở thích của bạn. “Ở công việc cũ tôi hài lòng nhất là được tiếp xúc
với khách hàng, được hiểu họ và giải quyết những khúc mắc của họ để sản phẩm và
dịch vụ của công ty tốt hơn và khách hàng hài lòng hơn”.

20. Anh/chị có thể làm được gì cho chúng tôi?
Hãy tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm, kỹ năng và cá tính. “Tôi có được sự kết hợp
độc đáo giữa kỹ năng bán hàng và khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Điều này cho phép tôi sử dụng vốn kiến thức của mình cùng với kỹ năng giao tiếp
khá tốt của tôi.
21. Ba điểm tích cực mà người chủ nói về bạn?
Đây là cách tuyệt vời để thể hiện ưu điểm của mình thông qua lời của người khác. “
Sếp tôi từng nói tôi là người chịu khó làm việc và ông ta thích sự năng động, hài
hước của tôi”
22. Anh/chị đang tìm kiếm mức lương nào?
Bạn được lợi thế khi người phỏng vấn tìm việc làm yêu cầu đưa ra mức lương
trước. Tuy nhiên không nên đưa ra một con số cụ thể sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh
giá bạn chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình. “Tôi nghĩ công ty sẽ trả mức lương phù
hợp với năng lực và khối lượng công việc của tôi, tôi chắc chắn khi đến lúc, chúng
ta sẽ có thể đồng ý một con số hợp lý”.
23. Thành tích lớn nhất trong công việc của anh/chị là gì?
Nếu đó là sự thành công thể hiện qua những con số thì trả lời dễ dàng. Nhưng nếu
bạn chỉ là một nhân viên thì không nên thổi phồng những cống hiến của mình cho
công việc cũ. Bạn có thể trả lời “Thành tích lớn nhất của tôi trong công việc vẫn là
dựa vào sự cố gắng của chính bản thân mình. Tôi có thể làm việc độc lập hoặc theo
nhóm để cùng nhau hoàn thành tốt mục tiêu của công ty đề ra”.


24. “Liệu bạn có sẵn sàng chấp nhận bị giảm lương?” Lương bổng là một chủ
đề nhạy cảm. Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, dù một công ty có khả
năng trả cho bạn bao nhiêu đều có thể trở thành kẻ phá vỡ thoả thuận trong việc bạn
có được bổ nhiệm vào vị trí hay không.
Gợi ý trả lời: “Hiện nay tôi đang kiếm được …. Tôi hiểu rằng giới hạn lương trong
vị trí này là khoảng … Như hầu hết mọi người, tôi muốn cải thiện mức lương của
mình, nhưng tôi thấy yêu thích công việc này hơn là tiền bạc. Tôi có thể chịu

thương lượng mức lương khởi điểm thấp hơn nhưng hi vọng rằng chúng ta có thể
quay lại chủ đề này trong vài tháng sau khi tôi đã có cơ hội chứng tỏ bản thân”.
26: “Tại sao bạn bị cho thôi việc?” Câu hỏi này sẽ trở nên dễ dàng hơn khi nền
kinh tế tiếp tục xuống dốc. Thế nhưng nó là một câu hỏi hóc búa, đặc biệt vì nhiều
nhân công không được thông báo một cách chính xác rằng tại sao họ bị nghỉ việc.
Cách tốt nhất để khắc phục câu hỏi mặt trong này là phải trả lời một cách thành
thực. Gợi ý trả lời: “Nền kinh tế hiện giờ rất khó khăn và công ty tôi đã nhận thấy
những hậu quả của nó. Tôi có số lượng lớn giảm bớt nhân viên và tất cả việc đó tôi
đều biết. Tuy nhiên, tôi tự tin rằng không có gì phủ nhận thành tích công việc của
mình, được minh chứng bằng những thành quả tôi đã đạt được. Ví dụ…”
27: “Hãy kể cho tôi nghe về người chủ tồi tệ nhất mà bạn từng gặp.” Không
bao giờ kể xấu về những người chủ trước kia của bạn. Một người chủ có năng lực
sẽ đánh giá rằng bạn sẽ kể về ông ta hay bà ta cũng với thái độ này ở nơi nào đó
khác. Gợi ý trả lời: “Không có ai trong số những người chủ cũ của tôi đáng sợ cả,
còn có vài người đã dạy tôi hơn cả những gì người khác đã làm. Rõ ràng là tôi đã
học được nhiều kiểu phong cách quản lý mà tôi có thể làm việc được hiệu quả
nhất.”
28: “Những người khác nhận xét bạn thế nào?” Bạn phải luôn hỏi những ý kiến
phản hồi từ đồng nghiệp và những người giám sát để đánh giá được năng suất của
mình; từ cách này, bạn có thể trả lời thành thật câu hỏi dựa vào những lời nhận xét
của họ. Giữ lại những thông tin phản hồi để có thể đưa cho người chủ, nếu cần thiết.
Làm vậy cũng sẽ giúp bạn nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Gợi ý trả lời: “Những đồng nghiệp cũ của tôi đã nói rằng tôi dễ dàng cộng tác với
công ty và rằng tôi hợp với vị trí quản lí các dự án mới”.
29: “Bạn có thể đề xuất với tôi điều gì mà người khác không thể?” Đây là lúc
bạn nói về quá trình đạt được những thứ bạn đã làm. Đi vào những cái đặc biệt
trong bản sơ yếu lí lịch và bản khai của bạn; thể hiện cho người chủ biết giá trị của
bạn và bạn là một tài sản quí như thế nào. Gợi ý trả lời: “Tôi là người hợp nhất
trong công việc này. Tôi biết có những thí sinh khác có thể bổ nhiệm vào vị trí này,


































nhưng niềm đam mê vượt trội của tôi sẽ tách tôi ra khỏi các thí sinh đó. Tôi được
giao công việc để luôn mang lại những thành quả tốt nhất. Ví dụ…?”
30: “Nếu bạn được lựa chọn vào làm cho bất kì một công ty nào, bạn sẽ chọn
làm ở đâu?” Đừng bao giờ nói rằng bạn sẽ chọn vào công ty nào khác hơn nơi bạn
đang phỏng vấn. Kể về công việc và công ty bạn đang được phỏng vấn.
Gợi ý trả lời: “Tôi sẽ không xin làm ở vị trí này nếu tôi không thực sự muốn làm
cho công ty ông/bà.”
Tiếp bằng các ví dụ đặc biệt lý giải vì sao bạn coi trọng công ty bạn đang tham gia
phỏng vấn và vì sao bạn là người thích hợp.
B. MỘT SỐ CÂU HỎI TIẾNG ANH
hire: tuyển
work ethic: đạo đức nghề nghiệp
asset: người có ích
company: công ty
team player: đồng đội, thành viên trong đội
interpersonal skills: kỹ năng giao tiếp
good fit: người phù hợp
employer: người tuyển dụng
skills: kỹ năng
strengths: thế mạnh, cái hay
align: sắp xếp
pro-active, self starter: người chủ động
analytical nature: kỹ năng phân tích
problem-solving: giải quyết khó khăn
describe: mô tả
work style: phong cách làm việc
important: quan trọng
challenged: bị thách thức
work well: làm việc hiệu quả

under pressure: bị áp lực
tight deadlines: thời hạn chót gần kề
supervisors: sếp, người giám sát
ambitious: người tham vọng
goal oriented: có mục tiêu
pride myself: tự hào về bản thân
thinking outside the box: có tư duy sáng tạo
opportunities for growth: nhiều cơ hội để phát triển
eventually: cuối cùng, sau cùng
more responsibility: nhiều trách nhiệm hơn


1. “Tell me a little about yourself.” “Hãy cho tôi biết một chút về bản thân
bạn.”
Trả lời mẫu:
“I’m an easy going person that works well with everyone. I enjoy being around
different types of people and I like to always challenge myself to improve at
everything I do.”
“Tôi là người dễ hợp tác làm việc tốt với tất cả mọi người. Tôi thích giao thiệp với
nhiều loại người khác nhau và tôi luôn luôn thử thách bản thân mình để cải thiện
mọi việc tôi làm.”







Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?
- I think my b work ethic will make me an asset to this company.

Tôi nghĩ các chuẩn mực trong đạo đức nghề nghiệp của tôi sẽ giúp tôi là một người
có ích cho công ty.
- I'm a team player who has b interpersonal skills.
Tôi là một người làm việc với tinh thần đồng đội có kĩ năng giao tiếp tốt.
What do you think makes you a good fit for this company?
Theo bạn thì điều gì làm bạn thích hợp với công ty này?
Note: In asking this question, the employer is looking at what your skills are, but
more importantly, whether your strengths well with the skills they're looking for.
Lưu ý: Khi hỏi câu này, người tuyển dụng đang muốn tìm kiếm những kĩ năng mà
bạn có, nhưng điều quan trọng hơn là đó là những thế mạnh nào của bạn để phù
hợp với những kĩ năng mà họ đang tìm kiếm.
- I am pro-active and I don't hesitate to take initiative.
Tôi là một người chủ động và tôi không ngần ngại để được nắm thế chủ động.
- My analytical nature makes me great at problem-solving.
Tôi có tính thích phân tích vấn đề và điều này giúp tôi giải quyết khó khăn rất
nhanh.
How would you describe your work style?
Bạn hãy mô tả phong cách làm việc của bạn.
- It's important to me to be challenged by what I do.
Điều quan trọng là tôi thích được thử thách bởi những việc mà tôi làm.
- I work well under pressure and with tight deadlines.
Tôi làm việc tốt dù bị áp lực với hạn chót gần kề.
- My former supervisors have described me as ambitious and goal oriented.
Sếp cũ của tôi nhận xét tôi là một người tham vọng và có mục tiêu.
- I pride myself on always thinking outside the box.
Tôi tự hào là bản thân luôn có tư duy vượt giới hạn
What are your long term goals?





















Mục tiêu lâu dài của bạn là gì?
- I'm looking for a job with opportunities for growth.
Tôi đang tìm một việc có nhiều cơ hội để phát triển.
- I would love to eventually have more responsibility.
Tôi rất thích khi cuối cùng được có nhiều trách nhiệm hơn với công việc.
10 cách mở đầu hoàn hảo khi trả lời câu hỏi "Tell me about your self"
“I can summarize who I am in three words.”
Gây sự chú ý của nhà tuyển dụng ngay lập tức. Ngoài ra nó còn chứng tỏ khả năng
súc tích, sáng tạo cũng như sức thuyết phục của bạn
“The quotation I live my life by is…”
Chứng minh sự hoàn thiện cá nhân là 1 phần thiết yếu trong kế hoạch phát triển
của bạn, cũng như nói lên được khả năng muốn vươn cao của bạn
“My personal philosophy is…”

Công ty thuê người có tư duy để làm việc, chứ không phải người đi làm cho có.
Điều này chỉ ra bạn là người biết suy nghĩ, chứ không chỉ đơn thuần là 1 nhân viên
“People who know me best say that I’m…”
Câu trả lời này cho thấy bạn có được sự tự nhận thức về bản thân mình
“Well, I googled myself this morning, and here’s what I found…”
Những người hài hước, cá tính và có kiến thức về công nghệ có thể trả lời theo
cách này. Nó không thể đoán trước được và rất đáng nhớ đúng không?
“My passion is…”
Người ta không quan tâm bạn làm cái gì, mà chỉ quan tâm bạn là ai. Và cái mà bạn
đam mê sẽ chỉ rõ con người bạn. Thêm nữa, sự đam mê khơi gợi lòng nhiệt thành
“When I was seven years old, I always wanted to be…”
Câu trả lời này cho thấy có vẻ như là bạn đã có sự chuẩn bị cho công việc này từ
rất lâu rồi, chứ không phải tối hôm qua
“If Hollywood made a move about my life, it would be called…”
Rất lôi cuốn, thú vị và hấp dẫn
“Can I show you, instead of tell you?”
Sau đó, lấy từ trong túi áo bạn thứ gì đó có thể tượng trưng cho bạn. Ai mà có thể
từ chối cũng như quên được câu trả lời này kia chứ?
“The compliment people give me most frequently is…”
Câu trả lời giống như 1 giấy chứng thực , chỉ ra được sự tự đánh giá về bản thân
cũng như khả năng tiếp nhận các phản hồi.
2. “What are your strengths? “Thế mạnh của bạn là gì?”
Trả lời mẫu:
“I’ve always been a great team player. I’m good at keeping a team together and
producing quality work in a team environment.”


“Tôi luôn là một đồng đội tuyệt vời. Tôi giỏi duy trì cho nhóm làm việc với nhau và
đạt được chất lượng công việc trong một môi trường đồng đội. ”
3. “What are your weaknesses?” “Điểm yếu của bạn là gì?”

Trả lời mẫu:
“I feel my weakness is not being detail oriented enough. I’m a person that wants to
accomplish as much as possible. I realized this hurts the quality and I’m currently
working on finding a balance between quantity and quality.”
“Tôi thấy điểm yếu của tôi là chưa có sự định hướng rõ ràng. Tôi là người muốn
hoàn thành càng nhiều càng tốt. Tôi nhận ra điều này làm ảnh hưởng tới chất
lượng và hiện tôi đang tìm cách cân bằng giữa số lượng và chất lượng.”
4. “What are your short term goals?” “Các mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì?”
Trả lời mẫu:
“My goal is to always perform at an exceptional level. But a short term goal I have
set for myself is to implement a process that increases work efficiency.”
“Mục tiêu của tôi là luôn hoàn thành ở mức độ nổi bật. Tuy nhiên, mục tiêu ngắn
hạn mà tôi đã đặt ra cho bản thân tôi là thực hiện việc làm tăng hiệu quả công
việc.”
5. “What are your long term goals?” “Các mục tiêu dài hạn của bạn là gì?”
Trả lời mẫu:
“I would like to become a director or higher. This might be a little ambitious, but I
know I’m smart, and I’m willing to work hard.”
“Tôi muốn trở thành một giám đốc hoặc cao hơn. Điều này có thể là hơi tham
vọng, nhưng tôi biết tôi thông minh, và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ.”
6. “What do you want to be doing five years from now? or ”Where do you see
yourself in five years?
“Bạn muốn trở thành gì trong năm năm tới? hoặc “Bạn nhìn thấy mình ở đâu
trong năm năm?”
Trả lời mẫu:
“My goal is to become a lead in five years. Although not everyone gets promoted to
this level, I believe I can achieve this goal through hard work.”
“Mục tiêu của tôi là trở thành một người lãnh đạo trong năm năm tới. Mặc dù
không phải ai cũng được thăng tiến đến cấp độ này, những tôi tin rằng tôi có thể
đạt được mục tiêu này bằng cách làm việc chăm chỉ.”



7. “If you could change one thing about your personality, what would it be and
why?”
“Nếu bạn có thể thay đổi một điều về tính cách của bạn, thì đó là gì và tại sao?”
Trả lời mẫu:
“I would like to be more of an extrovert. I’m a little quiet and a little closer to the
introvert side. I would like to change this because I would appear more friendly.”
“Tôi muốn trở nên hướng ngoại nhiều hơn. Tôi hơi ít nói và có hơi hướng nội. Tôi
muốn thay đổi điều này bởi vì tôi sẽ trở nên thân thiện hơn.”
8. “What does success mean to you?”
“Thành công có ý nghĩa gì với bạn?”
Trả lời mẫu:
“To me, success means to have a goal, plan the steps to achieve the goal, implement
the plan, and finally achieve the goal.”
“Đối với tôi, thành công có nghĩa là phải có mục tiêu, lập các bước để đạt được
mục tiêu, thực hiện kế hoạch, và cuối cùng đạt được mục tiêu.”
9. “What does failure mean to you?”
“Thất bại có ý nghĩa gì với bạn? ”
Trả lời mẫu:
“I think to fail at something is making a mistake and not learning anything from it.”
“Tôi nghĩ rằng thất bại trong việc gì đó là phạm sai lầm và không học được bất cứ
điều gì từ nó.”
10. “Do you manage your time well?”
“Bạn quản lý thời gian của mình có tốt không?”
Trả lời mẫu:
“I know I manage my time well because I’m never late to work, and I’ve never
missed a deadline.”
“Tôi biết rằng tôi quản lý thời gian của tôi tốt bởi vì tôi không bao giờ đi làm trễ,
và tôi đã không bao giờ để lỡ thời hạn.”

11. “How do you make important decisions?”
“Làm thế nào để bạn thực hiện các quyết định quan trọng?”
Trả lời mẫu:


“I make important decisions by examining all the details and then weighing the
pro’s and con’s for each decision.”
“Tôi đưa ra các quyết định quan trọng bằng cách kiểm tra tất cả các chi tiết và sau
đó cân nhắc ưu và nhược điểm của mỗi quyết định.”
12. “Do you work well under pressure?”
“Bạn có làm việc tốt khi có áp lực không?”
Trả lời mẫu:
“During times of pressure, I try to prioritize and plan as much as I can. After I’m
organized, I really just put my head down and work hard in a smart way. I don’t let
the pressure affect me. So I believe I work well under pressure.”
“Lúc áp lực, tôi cố gắng dành ưu tiên và lập kế hoạch nhiều nhất có thể. Sau khi tôi
sắp xếp, thực sự tôi chỉ cần vùi đầu vào làm việc chăm chỉ theo một cách thông
minh. Tôi không để áp lực ảnh hưởng đến tôi. Vì vậy, tôi tin rằng tôi làm việc tốt
khi có áp lực.”
13/Điểm yếu của bạn là gì? (What are your weaknesses?)
+ “I feel my weakness is not being detail oriented enough. I’m a person that wants
to accomplish as much as possible. I realized this hurts the quality and I’m currently
working on finding a balance between quantity and quality.”
(Tôi thấy điểm yếu của tôi là chưa có sự định hướng rõ ràng. Tôi là người muốn
hoàn thành càng nhiều càng tốt. Tôi nhận ra điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng
và hiện tôi đang tìm cách cân bằng giữa số lượng và chất lượng.)
14/Các mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì? (What are your short term goals?)
+ “My short term goal is to find a position where I can use the knowledge and
strengths that I have. I want to take part in the growth and success of the company I
work for.”

(Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một vị trí mà tôi có thể sử dụng kiến thức và thế
mạnh mà tôi có. Tôi muốn cùng chia sẻ sự phát triển và thành công của công ty mà
tôi làm việc cho.)
15/Các mục tiêu dài hạn của bạn là gì? (What are your long term goals?)
+ “I want to become a valued employee of a company. I want to make a difference
and I’m willing to work hard to achieve this goal. I don’t want a regular career,I
want a special career that I can be proud of.”


(Tôi muốn trở thành một nhân viên được quý trọng của một công ty. Tôi muốn tạo
nên sự khác biệt và tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu này. Tôi
không muốn có một sự nghiệp bình thường, tôi muốn có một sự nghiệp đặc biệt mà
tôi có thể tự hào.)
16/Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn? (Why should we hire you?)
+ I think my work ethic will make me an asset to this company.
(Tôi nghĩ các chuẩn mực trong đạo đức nghề nghiệp của tôi sẽ giúp tôi khẳng định
mình là một người có ích cho công ty.)
+ I’m a team player who has b interpersonal skills.
(Tôi là một người làm việc với tinh thần đồng đội có kĩ năng giao tiếp tốt.)

C. NHỮNG CÂU HỎI VỀ KĨ NĂNG QUẢN LÍ
Bạn hãy cho biết kỹ năng và phong cách quản lý của bạn đối với công việc mà bạn
đã từng làm trước đây?
-Nhân viên của bạn sẽ bày tỏ quan điểm của họ về bạn như thế nào khi bạn là người
giám sát và quản lý của họ?
- Từ kinh nghiệm làm việc trước đây của mình, bạn hãy đưa ra một thí dụ về thời
điểm khi có một nhân viên yếu kém đang báo cáo công việc với bạn. Bạn đã xữ lý
tình huống đó như thế nào? Sự thể hiện công việc của nhân viên đó có cải thiên
không? Nếu không, bước tiếp theo bạn làm gi?
- Xếp loại những kỹ năng quản lý của bạn theo thang điểm từ 1 đến 10 với 10 kỹ

năng quản lý xuất sắc nhất. Đưa ra 3 dẫn chứng từ kinh nghiệm làm việc trước đây
của bạn để chứng minh những thông số bạn chọn là xác đáng.
- Miêu tả môi trường hoặc văn hóa làm việc và phong cách quản lý của nó mà bạn
cho là đã làm việc hiệu quả nhất.
- Kể về một thời điểm khi nhân viên báo cáo tin tức của bạn thể hiện công việc rất
tốt. Nhân viên này đã làm vượt cả phần công việc và trách nhiệm của mình. Hãy
miêu tả cách bạn đã xử lý tình huống này như thế nào qua từng thời điểm.
- Nêu ra 3 yếu tố cấu thành nên triết lý quản lý nhân viên của bạn chứng tỏ rằng bạn


có giá trị và đóng góp vào môi trường làm việc và văn hóa của một tổ chức nào
đấy.
- Những yếu tố nào là chủ yếu trong một tổ chức và bạn phải luôn có nó để có thể
làm việc một cách hiệu quả nhất?
- Kể về một thời điểm khi bạn tổ chức lại một bộ ban nào đấy hoặc thay đổi phần
lớn nhiệm vụ công việc của mỗi nhân viên. Bạn đã thực hiện nó như thế nào? Các
nhân viên bị ảnh hưởng đã phản ứng lại hành động của bạn ra sao?
- Một trong những công việc của người quản lý và giám sát là quản lý sự thể hiện
công việc của nhân viên và xem xét lại điều đó một cách định kỳ. Hãy cho biết
trước đây bạn đã xử lý sự thể hiện công việc của nhân viên như thế nào? Miêu tả
quy trình bạn đã từng sử dụng để phản hồi lại sự thể hiện đó.
- Trước đây khi bạn được làm việc ở một nơi mới với vai trò là người quản lý hoặc
giám sát, hãy cho biết làm thế nào bạn thích nghi với các cuộc họp và tăng cường
mối quan hệ với những người đồng nghiệp, giám sát và nhân viên mới của bạn.
-Với vai trò là một người quản lý hoặc giám sát, một trong những công việc của bạn
là đưa ra hướng đi và lãnh đạo cho một đơn vị công việc nào đấy. Hãy miêu tả
trước đây làm thế nào bạn hoàn thành tốt công việc này?
Những câu trả lời
Hãy chú ý cách ứng viên trả lời những câu hỏi của bạn. Anh ta hoặc cô ta có trả lời
một cách thoải mái những tình huống và câu hỏi bạn đặt ra không? Nếu không,

chứng tỏ ứng viên không đủ năng lực để đảm nhận vai trò quản lý đó và có thể bạn
đã đánh giá sai về khả năng của anh ta hoặc cô ta. Ngoài ra, bạn đang tìm những
câu trả lời phản ánh giá trị có thể chấp nhận được và thúc đẩy văn hóa nơi làm việc
của bạn.
Bạn đang tìm những câu trả lời thích hợp có thể miêu tả một cách chính xác cách
quản lý sẽ phù hợp với môi trường làm việc của bạn. Chú ý đến ứng viên nào phát
biểu những điều hợp lý một cách kiên trì nhưng lại thất bại trong việc ứng phó với
những lời phản hồi mang tính vững chắc để chứng minh cho giá trị được yêu cầu
đối với công việc. Bạn tìm những ứng viên có kinh nghiệm, phù hợp với văn hóa
công ty bạn và nắm vững được những yêu cầu và trách nhệm của một người với
cương vị là quản lý.


1. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị? Bạn nên liên hệ với
những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp
không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: "Tôi thích có
được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể".
2. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình? Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách
tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định "sự phù hợp" của
bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được
câu trả lời phù hợp.
3. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty? Hãy thực tế và trả lời
rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn
thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các
thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc
mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!). Hoặc kể từ khi làm nhân viên cho công ty, tôi nghĩ
rằng đóng góp là sự tích luỹ từng ngày, từng giờ, tôi sẵn sàng đóng góp ngay từ
ngày đầu tiên làm việc.
4. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí
này sao? Câu hỏi này có nghĩa là: "Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công

việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn". Câu trả lời của
bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ "Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi
nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài
lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà
tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng
góp cho công ty khi cần."
5. Phong cách quản lý của Anh/Chị? Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết
lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn
thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên
hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách
quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả
lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.
6. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và
cách giải quyết. Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết
dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật
các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân
viên.
7. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân
viên?"Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng - dù cho chuyên môn có phù
hợp với công ty hay không". Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định
điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.


8. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó
chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?
Nếu có, bạn có thể trả lời như sau "Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này
và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ
các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải". Đừng đi vào
chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải
nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi

quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.
9. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì? Bạn có thể trả
lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người
khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn
ngân sách. Hãy sử dụng đại từ "tôi" và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên
nhu cầu và văn hoá của công ty).
10. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và
hoàn thành đúng thời hạn? Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1
hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng
thời hạn của bạn.
11. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối?
Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để
quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như
công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh
trước áp lực của chính mình.
12. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị
đã thất bại và nguyên nhân tại sao? Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất
bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể
thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không
thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải
thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn
nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã "suy nghĩ lại" khi nhận ra được tính bất
khả thi của nó.
13. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc? Chỉ
mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế
hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết
thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.
14. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình? Hãy trình bày 1 hay 2
tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá
không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích

cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.
15. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?
Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ


hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và
các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.
16. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại? Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này
trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu
hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp
lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải
thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp.
Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ
cũ.
17. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng? Đây chính là câu hỏi
mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy
nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.
18. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước? Hãy
liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. "Đó là một công ty
tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của
mình". Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!!
19. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao? Bạn có thể đề
cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ
dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.
20. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây? Hãy trả
lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví
dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.
21. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo? Dẫn chứng các ví dụ
về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo. Xem
thêm các bài viết về Kỹ năng mềm dành cho người đi làm

22. Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình? Trong câu trả lời này, bạn nên
tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm
cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được
điều này đấy!!!
23. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét
nhất? Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những
điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn
là kể lễ về các tiêu cực.
24. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua.
Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành
công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có
thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.
25. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng? Bạn có thể
nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá
nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, "Tìm một công việc nào đó không quá


khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận
trọng".
26. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây? Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt,
và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết
các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu
bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không
thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày.
27. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta
sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị? Hãy nhất quán với
những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu
theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận
xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm
cho ông ta hay bà ta.

28. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm
việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay? Hãy nói về công việc
mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.
29. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là
bao nhiêu? Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: "Xin được hỏi mức lương
cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?" hay "Là một nhân
viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị
trí này". Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước
về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn
muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn
đến mức lương.
30. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi
gì? Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể
nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá.
Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi
sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề
mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu
thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra
bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.
31. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm
lý?"Hoàn toàn không có vấn đề nào cả." (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên
rất "đáng gờm").
32. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian
này? Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc
cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.
33. Anh/Chị thường đọc gì? Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số
sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn.


Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình

thức để giải trí và thư giãn tinh thần.
34. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất? Hãy sử dụng những nền tảng
và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung
chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát
triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.
35. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị? Nhắc đến các
thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.
36. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị? Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn
là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách
thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu
lâu dài.
37. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?
Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật
hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc
quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ
để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh
thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.
38. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào? Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm
được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt
động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ
là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân
và các giá trị của chính bạn.
39. Hãy cho biết điểm yếu của bạn là gì? Khi bị hỏi về điểm yếu và nhược điểm,
cách tốt nhất theo mình là hãy nói tới 1 điểm nào đó là điểm yếu nhưng thực ra là
điểm mạnh của mình ( hơi khó hỉu pải ko?). Ví dụ cụ thể nhé: Nếu vị trí tuyển dụng
của mình là tư vấn viên, điểm yếu bạn có thể nói là " nói nhiều". hay ví dụ vị trí bạn
tuyển dụng cần 1 người cản thận, tỉ mỉ, bạn có thể nói điểm yếu của mình là tính "
cầu toàn", khi làm việc gì cũng muốn làm cho trọn vẹn nên đôi khi bạn bè có phàn
nàn là nên làm qua loa thôi...
D. MỘT SỐ KĨ NĂNG VIẾT PHỎNG VẤN

Theo khảo sát của từ các nhà tuyển dụng về kỹ năng viết tay của người xin việc, có thể rút ra các kết luận khá bất ngờ sau:

- 1/2 nhà tuyển dụng được hỏi đã cho biết, họ sẽ cho điểm số cao đối với những ứng viên có kỹ năng viết tay tốt.
- Đa số ứng viên không vượt qua được ngưỡng phỏng vấn ban đầu, không phải do thiếu kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực ứngtuy
ển, mà là do đơn xin việc viết tay của họ quá kém cỏi.
- 3,1 tỳ đô la là số tiền mà các công ty Mỹ phải chi ra hàng năm chỉ để nâng cao kỹ năng viết tay cho công nhân viên.


Vì vậy, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đơn xin việc viết tay trong việc mang đến thành công bất ngờ cho các ứng viên. Đểc
ó một bức thư xin việc viết tay hiệu quả, cần tuân thủ các yếu tố sau:

- Viết đầy đủ, rõ ràng tất cả các thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không được viết tắt trong các bức thư xin việc củamình.
Việc viết tắt có thể khiến nhà tuyển dụng đánh đồng với tính cách ẩu thả, không tôn trọng người đọc và không quan tâm gì đếncông việ
c đang ứng tuyển.
- Trung thành với mực xanh hoặc đen truyền thống. Đừng sáng tạo bằng màu mực “bảy sắc cầu vồng”, vì đây không phải là “tácphẩ
m nghệ thuật” hay “thư kết bạn bốn phương”.
- Đừng biến đơn xin việc thành mớ thập cẩm của đủ loại mực với nhiều loại bút khác nhau. Nếu bạn nghĩ rằng nên thu hút sựchú
ý của nhà tuyển dụng bằng các bôi đỏ tiêu đề hay gạch chân, đánh dấu hoa thị v.v… thì nên xem lại, vì những cách thể hiện nàylàm b
ức thư trở nên thiếu chuyên nghiệp và giống một bài làm văn của học sinh hơn là đơn ứng cử của một chuyên gia đầy kinhnghiệm. Dù
ng bút mực thay cho bút bi khi viết đơn cũng là một gợi ý hay.
- Một lá đơn xin việc được viết sạch đẹp, ngay ngắn và thẳng hàng thẳng lối sẽ tạo ấn tượng rất tốt đối với nhà tuyển dụng. Dođ
ó bạn đừng ngại tập trung công sức của mình vào đây.
- Hãy sáng tạo và thể hiện mình. Với đơn xin việc viết tay, bạn không cần phải gò mình theo một form chuẩn nào cả. Đây chính lànơi
để bạn thể hiện cá tính riêng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nhưng nên nhớ rằng, sáng tạo không có nghĩa là baybổng đến m
ức lố bịch, dù sao vẫn có những tiêu chuẩn chung cần phải tuân theo.

Vậy đâu là những tiêu chuẩn chung phải tuân thủ để có một lá đơn xin việc hay và hiệu quả? Bạn có thể tham khảo cách viết truyềnthố
ng thường được sử dụng sau đây:

Một lá đơn xin việc viết tay phải đầy đủ thông tin, rõ ràng, mạch lạc và giúp người đọc dễ theo dõi với kết cấu hợp lý,

logic. Bạn có thểmở đầu bằng địa chỉ, số điện thoại liên lạc, cũng có thể để cập đến ngày viết đơn. Tên người nhận đơn xin việc phải là
tên củangười bạn thấy trong mẫu quảng cáo tuyển dụng. Nếu không có chi tiết thông tin người tuyển dụng, nên thay đổi linh hoạt bằng
cách viết lời chào sao cho phù hợp và lịch sự nhất.

Về Nội dung :
* Trình bày cho nhà tuyển dụng biết bạn đã thấy thông tin tuyển dụng bằng cách nào và vào thời điểm nào.
* Nêu rõ tất cả các thông tin về công việc trước đây của bạn. Sẽ không gì tốt hơn cho bạn khi nhà tuyển dụng nhìn thấy rõ ràng vàhình
dung được quá trình công tác của bạn, từ đó suy ra kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn gặt hái được. Nếu đã từng làm việc tươngtự như
việc đang tuyển dụng thì hãy chú ý nhấn mạnh điều đó, vì đây sẽ là “điểm cộng” để bạn ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng.
* Bạn nên cung cấp thêm các thông tin liên lạc của mình như số điện thoại liên lạc, địa chỉ email
vv...vào cuối thư. Và đừng quêngiải thích vì sao bạn sẽ là ứng viên phù hợp nhất cho công việc đang tuyển. Chỉ cần chút khéo léo, bạn
đã có thể ghi thêm điểm ấntượng vào hồ sơ của mình.
* Bạn cũng đừng quên ký tên rõ ràng và ghi đầy đủ tên họ ngay sau chữ ký vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với các lá đơn xin việc viếtta
y hay đánh máy, trừ khi bạn gửi bằng thư điện tử.
Những điều nên ghi nhớ khi soạn một lá thư xin việc viết tay:
* Cần phải tìm hiểu về công ty và công việc sắp ứng tuyển càng nhiều càng tốt, có thể qua website của công ty đó, hay qua bạn bè,
qua báo chí v.v… trước khi bắt tay viết đơn xin việc


* Suy nghĩ thật kỹ về những gì chuẩn bị viết trong đơn, và khi viết nên viết đi viết lại nhiều lần đến khi có được một lá đơn xin việc màb
ạn tâm đắc nhất.
* Một bức thư chuyên nghiệp cách mấy mà phạm phải sai lầm trong lỗi ngữ pháp và chính tả cũng là điều không thể chấp nhậnđược, v
ì vậy hãy kiểm tra thật kỹ trước khi quyết định gửi đến tay nhà tuyển dụng.
* Cách trình bày trong đơn rất quan trọng, việc chọn loại giấy phù hợp cũng sẽ quyết định đến hiệu quả của lá đơn xin việc.
* Luôn gửi kèm đơn xin việc bản gốc với thư giới thiệu và bằng cấp chứng chỉ liên quan. Trong khi các văn bằng là bản photo thìbạn ph
ải chắc rằng không gửi đơn xin việc bản copy, nếu không muốn bị đánh giá là hời hợt, thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng.
* Bạn cũng có thể thông báo với những người viết thư giới thiệu là bạn đang xin việc và với công ty nào. Nhà tuyển dụng có thể sẽliên l
ạc với họ trước khi quyết định mời bạn phỏng vấn.
* Việc cập nhật lý lịch là rất quan trọng để nhà tuyển dụng nắm bắt kịp thời quá trình phát triển của bạn. Và với mỗi công việc cần cómộ
t bản lý lịch được điều chỉnh cho phù hợp nhằm tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng.


Về thứ tự trình bày, nên nhớ rằng, dù chỉ là một lá đơn xin việc thì việc đảm bảo trình tự chung:
“mở bài, thân bài, kết luận” cũng làđiều hết sức quan trọng. Bằng ngôn ngữ chuẩn xác, sinh động và đầy đủ ý, bạn sẽ gây ấn tượng tốt
với nhà tuyển dụng. Về nội dungcho từng đoạn, có thể tham khảo cách viết sau:
* Với phần Mở đầu: Việc nêu lý do vì sao bạn biết đến thông tin tuyển dụng là rất cần thiết. Đây là cách hiệu quả để chứng minh vớinh
à tuyển dụng rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty, cũng như trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn hoàn toàn phù hợp với yêu cầutuyể
n dụng.
* Phần Thân bài: Nhà tuyển dụng nào cũng sẽ nhớ về bạn giữa muôn ngàn hồ sơ xin việc khác nếu bạn chứng minh cho họ thấyđược
giá trị và lợi ích lâu dài mà bạn sẽ đem đến cho doanh nghiệp. Đây là lúc bạn nên nhấn mạnh về học vấn, tay nghề, kỹ năngvà kinh ng
hiệm của mình.
* Và Đoạn Kết: Một là đơn xin việc hoàn hảo đến đâu đi nữa cũng có thể sẽ không hiệu quả nếu bạn không mạnh dạn đề cập đếnmục
đích của mình khi viết nó. Đề nghị được gặp người phụ trách tuyển dụng để được trao đổi thêm hoặc tham gia buổi phỏng vấnlà điều h
ết sức cần thiết.

Và sau đây là một số mẫu xin việc
1. Mẫu đơn xin việc hay dành cho kỹ sư cơ khí
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….o0o…….
ĐƠN ỨNG TUYỂN
Kính gửi: ………………………………………………………………………………………
Tên tôi là:……………………………………………………………………………………….
Sinh năm :………………………………………………………………………........................
Địa chỉ :………………………………………………………………………………………...
Theo thông tin tuyển dụng của Quý công ty trên Careerlink.vn, tôi viết đơn này để ứng tuyển vào vị trí Kỹ sư cơ
khí mà Quý công ty đang có nhu cầu


Tôi tốt nghiệp trường ĐH ABC chuyên ngành Kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Sau khi tốt nghiệp tôi làm việc cho
công ty cung cấp các thiết bị an toàn sử dụng cho ngành dầu khí, sản xuất sơn, xăng dầu, khai khoáng. Ở vị trí

này tôi có kinh nghiệm trong việc làm việc với khách hàng để nắm bắt yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, sử dụng
các chương trình chuyên ngành vẽ thiết kế cơ khí , triển khai sản xuất theo yêu cầu. Do đó tôi khá thông thạo
phần mềm thiết kế 2D, 3D: Autocad, Catia, Pro/E...
Ngoài ra tôi còn có thể sử dụng tiếng Anh khá, đặc biệt có thể biên dịch các tài liệu chuyên ngành, có khả năng
làm việc độc lập, làm việc nhóm. Tôi cũng sẵn sàng đi công tác xa và làm thêm giờ theo yêu cầu của công việc.
Tôi tin rằng với kỹ năng và kinh nghiệm như trên tôi có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà Quý công ty giao phó.
Tôi hy vọng có cơ hội đóng góp công sức vào sự phát triển của Quý công ty. Nếu cần thêm thông tin hoặc cần
trao đổi vấn đề gì, xin vui lòng liên lạc số điện thoại: …
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 201.....
Người làm đơn

Mẫu đơn xin việc hay dành cho kỹ sư sản xuất: Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….o0o…….
ĐƠN ỨNG TUYỂN
Kính gửi: ……………………………………………………………………………………..
Tên tôi là:………………………………………………………………………………………
Sinh năm :………………………………………………………………………......................
Địa chỉ :………………………………………………………………………………………..
Qua thông tin đăng trên Careerlink.vn tôi được biết hiện nay Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng Kỹ sư
sản xuất. Với khả năng, kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được tôi nghĩ rằng tôi ứng tuyển vị trí này rất thích
hợp.
Tôi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Quản lý công nghiệp tại trường ĐH ABC.. Sau khi tốt nghiệp tôi làm
việc ở vị trí Kỹ sư sản xuất tại Công ty chuyên về sản xuất linh kiện điện tử DEF. Với …năm làm việc tôi đã
tích lũy được nhiều kinh nghiệm như:
- Hỗ trợ cấp trên giám sát các hoạt động sản xuất
- Nghiên cứu sản phẩm mới, chuẩn bị tài liệu
- Lập kế hoạch về sản xuất, đào tạo nhân lực
- Phối hợp với bộ phận kho, bộ phận mua hàng để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất

- Kiểm tra máy móc, thiết bị sản xuất
- Ngoài ra tôi biết vận dụng Kaizen, 5S để khắc phục những dư thừa, không cần thiết trong sản xuất, cải tiến
quy trình sản xuất để đạt chất lượng cao, giảm chi phí.
Trong quá trình làm việc tôi còn tham gia các khóa học về hệ thống ISO 9000, Auto Cad. Thêm vào đó tôi khá
tự tin trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh.
Bên cạnh những kiến thức, kinh nghiệm làm việc trên, tôi còn là người có trách nhiệm, chịu được áp lực công
việc, khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập có thể đảm nhận tốt vị trí Kỹ sư sản xuất tại Quý công ty.
Tôi hy vọng có cơ hội được tham gia vào đội ngũ nhân viên của Quý công ty để cùng nhau làm việc, phát triển.
Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ ứng tuyển này, xin vui lòng liên lạc số điện thoại: …


Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 201.....
Người làm đơn

Mẫu đơn xin việc hay dành cho kỹ sư xây dựng:
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….o0o…….
ĐƠN ỨNG TUYỂN
Kính gửi: ………………………………………………………………………………………
Tên tôi là:……………………………………………………………………………………….
Sinh năm :………………………………………………………………………........................
Địa chỉ :………………………………………………………………………………………...
Theo thông tin trên trang Careerlink.vn, Tôi viết đơn này để ứng tuyển vị trí Kỹ sư xây dựng mà Quý công ty
đang có nhu cầu.
Sau khi tốt nghiệp khóa Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp tại trường ĐH ABC, tôi làm việc ở vị trí Kỹ
sư xây dựng tại công ty xây dựng DEF 2 năm với nhiệm vụ là bóc tách hồ sơ tháo dỡ, thực hiện nghiệm thu
thanh quyết toán, lập hồ sơ dự toán cho các công trình.
Từ năm 2012 đến nay tôi làm việc ở vị trí Giám sát với nhiệm vụ là giám sát thiết kế, giám sát các công trình

hạ tầng, dân dụng, chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật các dự án, phân công và đôn đốc nhân công, kiểm
tra và báo cáo tiến độ công trình cho Giám đốc dự án.
Hiện tại tôi đã có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình, chứng chỉ tiếng Anh
Toeic 550, sử dụng thành thạo các phẩn mềm văn phòng, AutoCad 2D&3D, các chương trình tính toán kết cấu
(SAP,SACS, STAAD PRO…).
Tôi là người trung thực, có trách nhiệm trong công việc, có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, sẵn
sàng đi công tác theo yêu cầu công việc. Quý công ty có thể rõ hơn khả năng và kinh nghiệm làm việc của tôi
trong hồ sơ đính kèm cũng như các dự án mà tôi đã tham gia.
Mong muốn được học hỏi, công hiến sức lực vào sự phát triển, Tôi hy vọng Quý công ty xem xét, tiếp nhận tạo
cơ hội cho tôi được tham gia làm việc. Nếu cần thêm thông tin hoặc cần trao đổi vấn đề gì, xin vui lòng liên lạc
số điện thoại: …
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 201.....
Người làm đơn


Mẫu đơn xin việc hay cho lập trình viên:
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….o0o…….
ĐƠN ỨNG TUYỂN
Kính gửi: …………………………………………………………………………………….
Tên tôi là:……………………………………………………………………………………...
Sinh năm :………………………………………………………………………......................
Địa chỉ :……………………………………………………………………………………….
Qua thông tin đăng trên Careerlink.vn tôi được biết hiện nay Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng Lập
trình viên PHP. Với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được tôi nghĩ rằng tôi ứng tuyển vị trí này rất thích hợp.
Tôi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Công nghệ thông tin tại trường ĐH ABC. Sau khi tốt nghiệp tôi làm việc
ở vị trí Lập trình viên tại Công ty chuyên sản xuất và gia công phần mềm DEF. Tại vị trí này tôi tham gia phát
triển các dự án ứng dụng web trên nền tảng PHP framework, PHP CMC như là Magento, Drupal, Symfony,

Codelgniter. Tôi có kinh nghiệm làm việc với hệ thống quản lý mã nguồn GIT, SVN; sử dụng tốt hệ quản trị cở
sở dữ liệu My SQL, SQL Server; hiểu biết sâu về XHTML, XML, Javascript.
Tôi cũng hiểu rằng vị trí này đòi hỏi ứng viên có khả năng làm việc bằng tiếng Anh khá, khả năng chịu được áp
lực công việc cũng như làm việc nhóm tốt. Tôi tin với khả năng của mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ Quý
công ty giao phó.
Tôi hy vọng có cơ hội được tham gia và đóng góp công sức vào sự phát triển của Quý công ty. Mọi liên hệ về
lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ ứng tuyển này, xin vui lòng liên lạc số điện thoại: …
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 201.....
Người làm đơn

Mẫu đơn xin việc hay cho nghề kế toán:
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….o0o…….
ĐƠN ỨNG TUYỂN
Kính gửi: …………………………………………………………………………………….
Tên tôi là:………………………………………………………………………………………


Sinh năm :……………………………………………………………………….......................
Địa chỉ :………………………………………………………………………………………..
Qua thông tin đăng trên Careerlink.vn tôi được biết hiện nay Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự
ở vị trí Kế toán tổng hợp. Đây chính là công việc rất phù hợp với khả năng và kinh nghiệm được đúc kết trong
thời gian học tập và quá trình làm việc của tôi từ trước tới nay.
Tôi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Kế toán tại trường ĐH… Sau khi tốt nghiệp tôi làm việc ở vị trí Kế toán
viên tại Công ty…Với …năm làm việc tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm như:
- Kê khai thuế GTGT, Thuế TNCN hàng tháng, hàng quý.
- Lập BCTC năm, Quyết toán thuế TNCN, QT thuế TNDN năm.
- Cẩn thận, chi tiết trong việc in sổ sách kế toán hàng năm.

- Làm mọi thủ tục liên quan đến kế toán thuế của công ty.
- Có kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế…
- Ngoài ra tôi sử dụng thành thạo tin học văn phòng, sử dụng tốt phần mềm kế toán Fast, Misa, Bravo.
Tôi cũng hiểu ngoài những yêu cầu trên, vị trí Quý công ty đang tuyển dụng còn đòi hỏi người có kỹ năng làm
việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm, có tinh thần trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc,
khả năng tiếng Anh khá.
Với những khả năng và tính cách trên, tôi tin mình có thể đảm nhận tốt vị trí nhân viên kế toán tổng hợp tại Quý
công ty. Tôi rất mong Quý công ty có thể sắp xếp cho tôi có 1 buổi phỏng vấn để trình bày rõ hơn khả năng của
mình.
Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ ứng tuyển, xin vui lòng liên lạc số điện thoại: …
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!
Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 201.....
Người làm đơn

Mẫu đơn xin việc hay cho nghề marketing:
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…….o0o…….
ĐƠN ỨNG TUYỂN
Kính gửi: ………………………………………………………………………………………
Tên tôi là:……………………………………………………………………………………….
Sinh năm :………………………………………………………………………........................
Địa chỉ :………………………………………………………………………………………...
Tôi viết đơn này để ứng tuyển vị trí Nhân viên Marketing mà Quý công ty đăng tin trên Careerlink.vn. Với
kinh nghiệm, kỹ năng có được tôi tin rằng mình có thể đáp ứng được yêu cầu của vị trí này
Sau khi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường ĐH ABC, tôi làm việc tại công ty
thực phẩm DEF với vị trí là Nhân viên Marketing. Trong quá trình làm việc ở đây tôi có cơ hội tham gia vào



×