Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Truyền động điện và trang bị điện điện tử điều khiển cơ cấu nâng hạ hàng cầu trục giàn RTG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 57 trang )

Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***************************

BÁO CÁO THỰC TẬP

TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : Truyền động điện và trang bị điện - điện tử điều

khiển cơ cấu nâng hạ hàng cầu trục giàn RTG

HỌ VÀ TÊN: BÙI VĂN NINH
LỚP : ĐH ĐIỆN K9A
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP : XÍ NGHIỆP XẾP DỠ CẢNG CHÙA VẼ

HẢI PHÒNG, 2011

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 1

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



HẢI PHÒNG, 2011
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***************************

BÁO CÁO THỰC TẬP

TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI : Truyền động điện và trang bị điện - điện tử điều

khiển cơ cấu nâng hạ hàng cầu trục giàn RTG

HỌ VÀ TÊN: BÙI VĂN NINH
LỚP : ĐH ĐIỆN K9A
ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP : XÍ NGHIỆP XẾP DỠ CẢNG CHÙA VẼ
NGƯỜI CÙNG NHÓM: NGUYỄN VĂN BÌNH
TRẦN VĂN DIỄN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

HẢI PHÒNG, 2012

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 2

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG

TRANG

Chương 1- Mở đầu
mục đích ý nghĩa đợt thực tập
.Nội dung- chương trình thực tập
Chương 2- Khái quát chung
giới thiệu chung về Xí nghiệp xếp dỡ Cảng Chùa Vẽ
Lịch sử phát triển của xí nghiệp
Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp xếp dỡ Cảng Chùa Vẽ
Các ban ngiệp vụ và đơn vị sản xuất
Tài sản cố định và công cụ xếp dỡ ở cảng
Tìm hiểu về trang bị điện – điện tử cần trục – cầu trục tại

2
3
4
4
4
6
9
12
14


Cảng Chùa Vẽ
2.2.1 Sơ lược về cần trục – cầu trục
2.2.2 Những đặc điểm cơ bản về truyền động điện cần trục cầu

14
14

1.1
1.2
2.1
2.1.1
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.2

trục
Cần trục chân đế ( cần cẩu Kondor)
Giới thiệu Cần cẩu Kondor
Giới thiệu cẩu chan đế TUKAN
Cầu trục giàn QC
Các thông số kĩ thuật cơ bản của họ cầu trục giàn QC
Hệ thống điều khiển cấp nguồn cho giàn QC
Phần III – Tìm hiểu về trang bị điện cầu trục giàn bánh lốp

18
18
19
20

22
24
25

3.1
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.1.4
3.1.5
3.1.6
3.1.7

RTG
Cầu trục giàn bánh lốp RTG
Đặc điểm
Cấu trúc
Các thông số chính
tốc độ vận hành
nguồn điện
Phanh hãm
Các thông số kĩ thuật của máy phát điện và động cơ điện sủ

25
26
26
27
27
27
28

29

3.1.

dụng trên RTG
Chức năng các phần tử của hệ thống điều khiển máy phát

32

8
điện
3.1.9 Công tác sửa chữa bảo dưỡng một số bộ phận của cầu trục

34

2.3
2.3.1
2.3.2
2.4
2.4.1
2.4.2

giàn RTG
S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 3

Lớp CNKT Điện K9A



Trường Đại Học Hải Phòng

3.2

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hệ thống điều khiển cấp nguồn cho các phụ tải cầu trục giàn

35

RTG
3.2.1 Chức năng các phần tử của hệ thống điều khiển cấp nguồn

35

3.2.2 Nguyên lí hoạt động của hệ thống điều khiển cấp nguồn cho

37

các phụ tải
Truyền động điện và trang bị điện - điện tử điều khiển cơ

37

cấu nâng hạ hàng cầu trục giàn RTG
3.3.1 Chức năng các phần tử trong sơ đồ nguyên lý điều khiển

38

động cơ của cơ cấu nâng hạ hàng

3.2.2 Nguyên lý làm việc cơ cấu nâng hạ
3.2.3 Các chế độ bảo vệ

44
45

3.3

Phần I – MỞ ĐẦU

1.1 Mục đích, ý nghĩa đợt thực tập
- Thực tập tốt nghiệp là đợt thực tập cuối cùng để phục vụ cho việc làm
tốt nghiệp của mỗi sinh viên. Đây là đợt thực tập rất quan trọng sau khi đã kết
thúc tất cả các môn học tại trường vì vậy là cơ hội cuối cùng để sinh viên tổng
hợp lại kiến thức trong suốt quá trình học tập
- Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên tiếp xúc với các thiết bị , máy
điện , dây chuyền công nghệ , hệ thống điện... lấy thực tế soi sáng lý thuyết đồng
S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 4

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thời hiểu được và cập nhật được công nghệ hiện đại trong nhiều lĩnh vực kỹ
thuật,sản xuất công nghiệp và các ứng dụng đa dạng của các lý thuyết điều

chỉnh, điều khiển
- Thực tập tốt nghiệp cho phép sinh viên có đủ thời gian tìm hiểu, cập
nhật số liệu kỹ thuật, cập nhật các quy trình khai thác kỹ thuật, các yêu cầu về
vận hành, yêu cầu về an toàn trong sản xuất
- Thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên hiểu được các phương pháp
thiết kế kỹ thuật, thiết kế công nghệ, triển khai thực hiện và giám sát thực hiện
- Thực tập tốt nghiệp cho phép sinh viên hiểu được tổ chức sản xuất của
một nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp. Biết được mối quan hệ đa
chiều trong xã hội giữa người với người, giữa lãnh đạo với công nhân thậm chí
là quan hệ chủ tớ trong sự phát triển hội nhập trong xã hội hiện nay.
Cụ thể mục đích kỹ thuật của đợt thực tập tốt nghiệp như sau :
1) Tiếp tục làm quen và nghiên cứu sâu về các loại máy điện, khí cụ điện,
thiết bị điện, các loại sensor, các thiết bị biến đổi, các thiết bị chấp hành.
2) Tiếp tục làm quen và nghiên cứu sâu các day chuyền sản xuất trong
nhà máy xí nghiệp công nghiệp, với các thiết bị điều khiển, điều chỉnh, bảo vệ
trong hệ thống, các hệ thống giám sát, cảnh báo.
3) Tiếp tục làm quen và tìm hiểu dây chuyền sản xuất điện năng tại nhà
máy nhiệt điện, thủy điện. Hệ thống năng lượng tổng thể từ máy phát đến đường
dây cao áp. Bảng điện chính với các thiết bị tích lũy năng lượng, đóng cắt, đo
lường, điều khiển, giám sát và bảo vệ.
4) Làm quen và nghiên cứu cách tính toán thiết kế kỹ thuật, thiết kế công
nghệ, lựa chọn và order vật tư cũng như cách giao tiếp, mua bán kỹ thuật trực
tiếp, qua mạng truyền thông hoặc qua môi giới.
5) Tiếp tục làm quen và học tập cách tổ chức, điều hành sản xuất công
nghiệp. Vấn đề an toàn trong vận hành khai thác, sự cố, khắc phục sự cố, tai nạn
và cứu nạn...trong thực tế.
1.2 Nội dung - Chương trình thực tập

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh


- 5

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Đợt thực tập diễn ra từ 01/07/2011 đến 31/08/2011 tại Xí nghiệp xếp dỡ
Cảng Chùa Vẽ
- Bài báo cáo thực tập bao gồm 3 nội dung chính sau :
1- Giới thiệu chung về xí nghiệp xếp dỡ Cảng Chùa Vẽ
2- Tìm hiểu trang bị điện – điện tử cần trục – cầu trục ( RTG – QC )
3- Trang bị điện- điện tử cần cẩu Kondor.

Phần II – Khái Quát Chung
2.1 Giới thiệu chung về Xí nghiệp xếp dỡ Cảng Chùa Vẽ
-Tên Việt Nam :Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ
-Tên quốc tế : Chuave Stevedoring Enterprises
- Số điện thoại :031.827102/765863
- Trụ sở: Đoạn đường quốc lộ 5 phía nam thành phố Hải Phòng
2.1.1 Lịch sử phát triển xí nghiệp
Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ là một xí nghiệp thành viên thuộc cảng Hải
Phòng. Được xây dựng từ năm 1977 do yêu cầu nhiệm vụ của cảng mở rộng để
tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng hàng hoá. Bến cảng nằm ở hữu ngạn sông
S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 6


Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cửa Cấm, cách trung tâm cảng Hải Phòng 4 km về phía Đông, cách phao số “0”
khoảng 20 hải lý. Từ phao số “0” vào cảng phải qua luồng Nam triệu và kênh
đàoĐìnhVũ
Khi mới hình thành cảng gồm hai khu vực:
Khu vực 1 (gọi là khu vực chính) xây dựng các phòng ban làm việc, nơi
giao dịch và điều tra hoạt động cảng. Nằm ở cạnh ngã ba Bình Hải, thuộc
phường Máy Chai, giáp với cảng Cấm. Cảng có 350 m cầu tàu, 2 nhà kho kiểu
khung và khu bãi để xếp chứa hàng hoá khá rộng, trong thời kỳ chiến tranh và
nền kinh tế bao cấp cảng chủ yếu khai thác hàng bách hoá, hàng viện trợ và
nông sản xuất khẩu.
Khu vực 2 (gọi là bãi Đoạn xá) nằm cách khu vực 1 khoảng 1.000 m về
phía Đình Vũ, tại đây đất đai rộng nhưng chỉ sử dụng một phần nhỏ 350 m cầu
tàu và khoảng 15.000 m2 bãi. Trong thời kỳ chiến tranh khu vực này chủ yếu
khai thác hàng quân sự và cát đá xây dựng. Đến năm 1995 do yêu cầu tổ chức
sản xuất xí nghiệp tách ra thành 2 xí nghiệp: Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ và Xí
nghiệp xếp dỡ Đoạn Xá.
Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ được giữ nguyên cơ cấu tổ chức và cơ sở vật
chất kỹ thuật chủ yếu như các phương tiện vận chuyển và các thiết bị xếp dỡ. Xí
nghiệp tiếp nhận vị trí của bãi Đoạn Xá mà chưa có cơ sở hạ tầng. Nên nhiệm vụ là
vừa tổ chức sản xuất khai thác hàng container vừa triển khai kế hoạch xây dựng.
Sau hai năm 1995-1996 được Bộ giao thông vận tải và cảng Hải Phòng đầu
tư xây dựng phát triển xí nghiệp đã thay đổi cơ bản về quy mô. Xây dựng 150 m
cầu tàu và 70.000 m2 bãi để khai thác mặt hàng container, xây dựng nhà điều

hành sản xuất cao tầng, xây mới 3.200 m 2 kho CFS và một số công trình phục
vụ sản xuất và sinh hoạt. Cùng với việc xây dựng xí nghiệp được trang bị một số
phương tiện, thiết bị tiên tiến phù hợp với yêu cầu sản xuất. Với cơ sở vật chất
và kỹ thuật hiện có, sản lượng hàng hoá thông qua cảng tăng lên nhiều.
Hiện nay xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ được tiếp nhận vốn đầu tư ODA cải tạo và

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 7

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

nâng cấp cảng, nhiều hạng mục công trình đang được tiến hành xây dựng từng
phần hoàn chỉnh được bàn giao và đưa vào sản xuất ngay, bên cạnh việc xây
dựng cải tạo, xí nghiệp được trang bị một số phương tiện, thiết bị hiện đại
chuyên dùng có năng suất xếp dỡ cao, giảm sức lao động của con người, tăng
hiệu quả sản xuất kinh doanh cho xín nghiệp.
Đội container XNXD Chùa Vẽ là một đơn vị có số lượng cán bộ công
nhân viên là 180 người, gồm 10 tổ xản xuất có chức năng, nhiệm vụ giao nhận,
khai thác, quản lí, bảo quản hàng container, chấm bay cho hầu hết các hãng tàu.
Trong mấy năm gần đây từ năm 2005 – 2008 việc áp dụng hệ thống CTMS 1, 2
đã đạt được hiệu quả cao đảm bảo công tác giao nhận nhanh chóng, chính xác,
kịp thời, đúng nguyên tắc, công tác bảo quản hàng hoá chất lượng , an toàn hơn.
Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ sẽ là một bến cảng to đẹp hiện đại có thể thu hút
nhiều hãng tàu, chủ hàng vào xếp dỡ và dịch vụ. Xí nghiệp sẽ là một đơn vị

thành phần đưa sản lượng xếp dỡ của cảng Hải Phòng tăng lên cao.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của XN xếp dỡ Cảng Chùa Vẽ

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 8

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý
S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 9

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1. Ban lãnh đạo xí nghiệp:
Gồm có giám đốc, các phó giám đốc và các đoàn thể hoạt động của xí nghiệp
a) Giám đốc :

Giám đốc xí nghiệp là thành phần chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, giám
đốc cảng Hải Phòng về việc nhận chỉ tiêu kế hoạch của cảng giao, tổ chức sản
xuất kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành và hoàn thành vựt mức kế hoạch được
giao. Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất trong xí nghiệp chịu trách nhiệm
chung về các mặt hoạt động trong xí nghiệp: tổ chức sản xuất kinh doanh, chăm
lo đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp. Chịu trách nhiệm về công
tác đối nội, đối ngoại, chấp hành đúng chính sách pháp luật của nhà nước trong
kinh doanh.
b) Các phó giám đốc:
Được thay mặt cho giám đốc phụ trách một lĩnh vực chuyên môn của
mình theo chức năng, quyền hạn được giao. Trực tiếp điều hành, quản lý và chịu
trách nhiệm báo cáo trước giám đốc về các mặt công tác được phân công. Thay
mặt giám đốc trong công tác quan hệ với các đơn vị phòng ban của cảng và cơ
quan trong phạm vi trách nhiệm được giao.
Phó giám đốc nội chính:
Quản lý trực tiếp chỉ đạo các ban nghiệp vụ, tổ chức tiền lương, kế hoạch
tài vụ, kế hoạch kinh doanh, hành chính y tế và công tác bảo vệ.
Phó giám đốc khai thác hàng hoá:
Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác khai thác xếp dỡ, quản lý và giao nhận
hàng hoá nhập khẩu thông qua cảng, trực tiếp quản lý chỉ đạo các đội bốc xếp,
đội container và kho CFS.

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 10

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phó giám đốc kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc quản lý, sử dụng các loại phương
tiện, thiết bị, cơ giới phục vụ xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá. Đảm bảo ánh sáng,
vật tư, vật liệu, phục vụ cho sửa chữa và vận hành phương tiện thiết bị. Trực tiếp
quản lý chỉ đạo các đội vận chuyển, đội cơ giới, đội đế, đội xây dựng và vệ sinh
công nghiệp, kho vật tư.
c) Ban kỹ thuật và vật tư an toàn:
Tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc kỹ thuật về công tác kỹ thuật,
vật tư, quy trình công nghệ an toàn xếp dỡ và an toàn lao động. Căn cứ vào
nhiệm vụ sản xuất lập các phương án khai thác và sử dụng hợp lý các phương
tiện, thiết bị đạt năng suất chất lượng và an toàn. Có sơ đồ theo dõi quá trình
hoạt động của phương tiện, lập định mức sửa chữa, sửa chữa kịp thời thay thế
đáp ứng cho sản xuất và đảm bảo an toàn cho phương tiện. Xây dựng phương án
mua sắm vật tư, nhiên liệu và công cụ xếp dỡ. Bồi dưỡng tay nghề cho công
nhân kỹ thuật, huấn luyện an toàn định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Lập kế
hoạch lo trang bị bảo hộ lao động cho cán bộ công nhân viên. Thường xuyên
kiểm tra uốn nắn ngăn chặn những vi phạm không để xảy ra các tai nạn đáng
tiếc cho người lao động.
d) Bộ phận trực ban:
Gồm một điều độ trưởng và 4 trực ban trưởng cùng với các trợ lý có
nhiệm vụ tổ chức quản lý việc thực hiện sản xuất trong ca. Lập kế hoạch khai
thác tàu và hàng ra vào cảng kèm theo các biện pháp an toàn. Ghi nhật ký để ghi
nhận kết quả trong ca sản xuất, xác nhận các phiếu năng suất của các tổ công
nhân làm cơ sở thanh toán lương cho công nhân. Đề xuất với ban lãnh đạo xí
nghiệp, thủ trưởng đơn vị kỷ luật hay khen thưởng các tổ chức tập thể hay cá
nhân người lao động vi phạm hay không vi phạm các quy chế hay nội quy của xí
nghiệp đề ra. Thay mặt ban giám đốc điều hành công tác khai thác xếp dỡ hàng

hoá trực tiếp ở trong ca sản xuất.

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 11

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2. Các ban nghiệp vụ và các đơn vị trực tiếp sản xuất:
a) Các ban nghiệp vụ
-

Ban tổ chức lao động tiền lương:

Công tác tổ chức: Tham mưu cho giám đốc về công tác cán bộ, tổ chức
sắp xếp bộ máy điều hành sản xuất, đảm bảo các chế độ chính sách liên quan
đến quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, sắp xếp
việc làm cho người lao động.
- Công tác tiền lương:
Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ sản xuất tham mưu cho giám đốc về công
tác lao động. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý với ngành nghề đào tạo. Áp dụng
định mức lao động vào thực tế, nghiên cứu chỉnh lý đề xuất cải tiến. Tính toán
lương cho cán bộ công nhân viên theo chế độ chính sách của nhà nước và đơn
giá quy định của cảng.
- Ban kinh doanh :

Triển khai kế hoạch của cảng Hải Phòng cho xí nghiệp trên cơ sở phân bổ
kế hoạch từng tháng, quý cho từng đơn vị thực hiện. Viết hoá đơn thu cước xếp
dỡ đôn đốc thu nợ các khoản nợ của chủ hàng với xí nghiệp. Theo dõi tình hình
thực hiện các nhiệm vụ, các chỉ tiêu kinh tế như sản lượng, doanh thu, giá thành,
tiền lương...Tập hợp số liệu thống kê, thực hiện làm cơ sở để đánh giá kết quả
sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
-

Ban tài chính kế toán:

Theo dõi hoạt động tài chính. Tập hợp phản ánh các khoản thu chi trong
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận tiền mặt từ phòng tài vụ của cảng
về thanh toán lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên theo từng
tháng. Theo dõi việc sử dụng xuất nhập nhiên liệu, vật chất, vật tư.
-

Ban hành chính y tế:

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 12

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chịu trách nhiệm về công tác văn thư, tổ chức mua sắm trang thiết bị,

quản lý thiết bị văn phòng, tổ chức tiếp khách, hội họp và các công tác khác.
Đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Cấp phát
thuốc, khám chữa bệnh và điều trị cho cán bộ công nhân viên.
b) Các đơn vị cơ sở trực tiếp sản xuất:
-

Đội bảo vệ:

Có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự trong xí nghiệp. Kiểm tra kiểm soát
người và phương tiện ra vào cảng nhằm đảm bảo thực hiện nội quy của xí
nghiệp và chống các biểu hiện tiêu cực trong quản lý hàng hoá và tài sản của xí
nghiệp:
-

Đội cơ giới:
Có nhiệm vụ quản lý trực tiếp các phương tiện, thiết bị được xí nghiệp

trang bị phục vụ sản xuất. Tổ chức triển khai xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá trong
cảng theo các phương án xếp dỡ. Đảm bảo trạng thái kỹ thuật của các thiết bị,
tham gia duy trì bảo dưỡng, bảo quản, nghiên cứu các biện pháp tiết kiệm, nhiên
liệu, vật tư, khai thác thiết bị có hiệu quả, kéo dài tuổi thọ.
-

Đội cần trục:

Quản lý cần trục của xí nghiệp, có trách nhiệm sử dụng các phương tiện,
thiết bị được giao một cách có hiệu quả, năng suất cao đảm bảo các thiết bị trong
tình trạng sẵn sàng phục vụ, đạt các thông số kỹ thuật an toàn.
-


Đội bốc xếp:

Chịu trách nhiệm các tổ sản xuất, số lượng và thành phần phù hợp với
nhiệm vụ trong tổ. Là lực lượng khá đông đảo đảm nhận công tác bốc xếp hàng
hoá đáp ứng yêu cầu năng suất, chất lượng và giải phóng tàu nhanh.
-

Đội xây dựng và vệ sinh công nghiệp:
Chịu trách nhiệm về vệ sinh cầu tàu, kho, bãi khi bị hư hỏng nhẹ. Quét

dọn khu vực bãi hàng, cầu tàu, kho chứa bảo đảm vệ sinh công nghiệp tốt phục
vụ khai thác, xếp dỡ hàng hoá.

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 13

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng
-

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Kho CFS :
Tổ chức giao nhận hàng chủ trong container (chia lẻ). Quản lý lưu

kho, bảo quản hàng hoá cho chủ hàng.
-


Đội container:

Tổ chức giao nhận hàng hoá xuất nhập qua cảng, quản lý việc sắp xếp
container trên bãi thuận tiện cho chủ hàng, hãng tàu khi cần luân chuyển hàng
container. Giải quyết các thủ tục giao nhận hàng tại cảng, thiết lập chứng từ,
phiếu công tác để theo dõi và thanh toán. Đồng thời theo dõi chính xác thời gian
container lưu bãi cho xí nghiệp.
c) Các tổ sản xuất:
Là các đơn vị nhỏ trong các đội với nhiệm vụ được giao cho đội sản xuất
thì các tổ triển khai cụ thể các bước công việc theo nội dung, đảm bảo thực hiện
hoàn thành công việc với năng suất, chất lượng và an toàn lao động.
3.Tài sản cố định và công cụ xếp dỡ ở cảng.
Hệ thống cầu tàu, kho bãi:
Xí nghiệp hiện có 498 m cầu tàu dạng bến cọc thép và bê tông cốt thép
được thiết kế theo tiêu chuẩn bến cảng cấp I, độ sâu cầu cảng:-8.5 m
Bãi xếp hàng gồm có bãi container 120.000m 2, mặt nền là bê tông trải nhựa áp
lực trên bề mặt bến là 8 đến 16T/ m2 bao gồm:
+ Khu vực bãi chính: A (AA...AD), B (BA...BE), C (CA...CE), F (FA,
FB), E (EA, EB, EC)
+ Khu vực cầu tầu: QA, HD
+ Khu vực xếp Container lạnh: RA, RB, RC, RD
+ Khu vực kho CFS : FS
+ Khu vực kiểm hoá: KH
+ Khu vực khác: CH, A0, HR
- 1 nhà cân 80 tấn
-

Xưởng sửa chữa cơ khí


-

Ngoài ra còn có kho kín CFS với diện tích sử dụng 3.200 m2

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 14

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2. Công cụ xếp dỡ ở cảng.
2.1. Thiết bị ngoài cầu tầu (tuyến cầu):
· 01 cần trục KIROV có sức nâng 5 tấn chuyên được sử dụng để xếp dỡ
vỏ container và khai thác các loại hàng hoá khác có trọng lượng nhỏ hơn 5 tấn.
· 03 cần cẩu chân đế CONDOR số 1 số 2 và và TUKAL số 3 sức nâng 42 tấn
· 02 cần trục giàn chuyên dụng QC (bánh ray) số 1 và số 2 của Nhật sức
nâng 35,6 tấn
Các thiết bị này giúp cho việc xếp dỡ Container với tốc độ cao, giải phóng
tàu nhanh, nâng cao năng suất xếp dỡ một cách đáng kể.
2.2. Thiết bị khai thác trong bãi Container ( tuyến bãi ):
· Bốn dàn cẩu :YARD RUBBER GANTRY CRANE được lắp trên bãi
xếp hàng có sức cẩu 35,6 Tấn chuyên dùng khai thác hàng container 40 feet và
20 feet trên bãi
· Ba xe nâng hàng vỏ KALMAR chuyên dụng để nâng hạ vỏ container
dưới 7 tấn

· Bốn xe nâng hàng lớn lắp khung chụp tự động loại 40 feet và 20 feet có
sức nâng từ 25 tấn đến 42 tấn
· 10 xe nâng hàng nhỏ chuyên đóng rút hàng gồm có:
- 01 xe nâng hàng sức nâng 10 tấn (E63 ).
- 09 xe nâng hàng sức nâng 4 tấn (E55, E56, E64, E65, E47, E76, E77, 68,
E69) dùng khai thác hàng trong container.
· 30 đầu kéo moóc chuyên dụng.
· Hệ thống đường sắt dài 2km chạy tuyến Hải phòng - Hà nội - Lào cai
Ngoài ra xí nghiệp còn có khu nhà văn phòng điều hành 4 tầng và các cơ sở hạ
tầng khác phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho cán bộ công nhân viên chức.

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 15

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2.1Tìm hiểu về trang bị điện – điện tử cần trục – cầu trục tại Cảng Chùa Vẽ
2.1.1 Sơ lược về cần trục – cầu trục
Cầu trục và cần trục làm nhiệm vụ chuyển dịch hàng hóa , vật tư, thiết bị
từ chỗ này sang chỗ khác. Trong các Cảng biển cần trục bốc dỡ hàng từ trên tàu
xuống kho bãi hay vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ kho bãi xuống tàu, vận
chuyển các container, các máy móc xuất nhập khẩu qua đường biển. Như vậy
cầu trục và cần trục giúp cho con người cơ khí hóa, tự động hóa trong khâu bốc
xếp, góp phần làm giảm sức lao động của con người, tăng năng suất và chất

lượng săn xuất.
Cần trục và cầu trục được sử dung rộng rãi và phổ biến trong săn xuất,
trong các nghành công nghiệp, vì tính đa dạng của nó nên cấu tạo của cần trục
và cầu trục cũng rất đa dạng. Tuy nhiên nó có đặc điểm và các cơ cấu chung :
-Cầu trục thường có 3 cơ cấu chính :
- Cơ cấu nâng hạ hàng
- Cơ cấu di chuyển dàn
- Cơ cấu di chuyển xe con
-Cần trục thường có 4 cơ cấu chính :
-Cơ cấu nâng hạ hàng ( bao gồm Balăng, dây cáp, móc cẩu...) - Cơ cấu nâng hạ
cần ( cơ cấu thay đổi tầm với )
- Cơ cấu quay mâm ( gồm 2 động cơ đối xứng )
- Cơ cấu di chuyển ( di chuyển dài : động cơ, bánh xe ...)
2.2.2 Những đặc điểm cơ bản về truyền động điện cần trục cầu trục
Các cơ cấu truyền động điện thường dùng 3 ba dạng động cơ :
- Cung cấp điện từ lưới qua các thanh góp điện cố định loại này thường là cầu
trục phân xưởng.
- Cung cấp điện từ lưới qua các cuộn cáp điện thoại này thường đối với cầu trục
và cần trục dịch chuyển theo đường ray trên mặt đất
-Cung cấp điện từ máy phát điêzen thường loại cầu trục di động trên ôtô
Môi trường làm việc :
Phần lớn môi trường làm việc của cầu trục cần trục rất khắc nghiệt. Thí dụ
S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 16

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

trong các nhà máy cơ khí luyện kim môi trường làm việc cầu trục nóng ẩm nhiều
bụi. Trên cảng biển câu trục ,cần trục phải làm việc ngoài trời chế độ làm việc cầu
trục và cần trục là chế độ ngắn hạn lặp lại, khởi động, hoãn thường xuyên.
Yêu cầu về điều khiển:
- Tất cả truyền động cho các cơ cấu đêu cần phải điều chỉnh tốc độ, lực và
gia tốc. Hàng hoá được dịch chuyển theo quỹ đạo trong không gian, cho nên
thường phải phối hợp hai hoặc ba truyền động cùng một lúc.
- Chuyển dịch hàng hoá không gây va đập và không gian dao động quá
mức, phụ tải vượt số truyền động, mômen quán tính thay đổi do thay đổi tầm với
và góc nâng cầu. Điều này dẫn đến cầu cảnh báo quá tải khi tầm với xa và góc
nâng lớn. Sự biến đổi phụ tải gây nên tác động kênh giữa các cơ cấu như nâng
hạ quay cầu và thay đổi tầm với.
Yêu cầu về phụ tải :
-

Đối với cơ cấu nâng hạ: Mômen không tải khi nâng móc câu M c0 (15-

20%) Mđv còn khi gầu ngoạm Mc0 cỡ +50%Mđm. Khi hạ tải do cũng t của lực ma
sát nên phụ tải sẽ biến đổi từ -(15-20)% đến + 0,8 Mđm

- Đối với cơ cấu dịch chuyển, do mômen cản tính và tự trọng nên, vì vậy
mômen cản không tải là :
- Mc0= (30-50%)Mđm đối với xe con, Mc0= (50-55%)Mđm đối với xe cầu

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 17


Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Đối với truyền động điện cho các cơ cấu di chuyển của cầu trục – cần trục
phải đảm bảo khởi động động cơ ở chế độ toàn tải, đặc biệt mùa đông khi môi
trường làm tăng momen ma sát trong các ổ đỡ dẫn đến làm tăng đáng kể momen
cản tĩnh Mc.
Trên hình 1 biểu diễn mối quan hệ phụ thuộc giữa momen cản tĩnh và tốc
độ động cơ : Mc = f (ω)

Hình1. Quan hệ Mc= f(ω) khi khởi động các cơ cấu di chuyển
Trên đồ thị ta thấy: Khi ω = 0, MC lớn hơn 2÷ 2,5 lần ứng với tốc độ định
mức.
Đối với các động cơ truyền động cho các cơ cấu nâng hạ hàng mômen
thay đổi theo tải rất rõ rệt. Khi không có tải trọng ( Khi không tải ), mômen động
cơ không vượt quá (15÷ 20)%.Mđm, đối với cơ cấu nâng của cần trục gầu ngoạm
đạt tới 50%.Mđm, đối với cơ cấu di chuyển xe con bằng (30÷ 50)%.Mđm, đối với
cơ cấu di chuyển xe cầu bằng (50÷ 55)%.M đm.
Trong các hệ truyền động các cơ cấu của cần trục – cầu trục, yêu cầu quá
trình tăng tốc và giảm tốc xẩy ra phải êm, đặc biệt là đối với các cần trục – cầu
S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 18

Lớp CNKT Điện K9A



Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

trục thiết kế cho nâng chuyển container và bốc xếp hàng hoá, lắp ráp thiết bị
máy móc. Bởi vậy, mômen động trong quá trình quá độ phải được hạn chế theo
yêu cầu kỹ thuật an toàn.
Năng suất của cầu trục – cần trục được quyết định bởi hai yếu tố: Tải
trọng của thiết bị và số chu kỳ bốc xếp trong một giờ. Thường số lượng hàng
hoá bốc xếp trong một chu kỳ không như nhau và nhỏ hơn trọng tải định mức,
cho nên phụ tải của động cơ chỉ đạt (60÷ 70 )% công suất định mức của động
cơ.

Hình 2. Mômen động cơ phụ thuộc vào tải trọng
1- Động cơ di chuyển xe cầu
2- Động cơ di chuyển xe con
3- Động cơ nâng hạ
Do điều kiện làm việc của cần trục và cầu trục hết sức nặng nề, thường
xuyên làm việc trong chế độ quá tải vì vậy cần trục – cầu trục được chế tạo có
độ bền và hệ số dự trữ của các cơ cấu cơ khí lớn để chịu quá tải.

2.3. Cần trục chân đế ( cần cẩu chân đế )

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 19

Lớp CNKT Điện K9A



Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình3. Cần cẩu chân đế Kondor- Tukal tại Cảng Chùa Vẽ
2.3.1 Giới thiệu Cần cẩu Kondor
a, Đặc điểm kỹ thuật
Cần cẩu chân đế Kondor được các chuyên gia Liên Xô cũ và các công
nhân kỹ thuật lắp đặt vào Cảng từ năm 1990. Sức nâng của cần cẩu từ 16 đến 40
tấn hàng rời. Ngoài ra còn có thể làm việc ở chế độ ngoạm container bằng thiết
bị ngoạm tự động.
Cần cẩu Kondor được trang bị bộ truyền động điện và khung di động.
Khung có dạng cổ vòm, được chế tạo theo phường pháp lắp ráp từng khối ở
dạng kết cấu hiện đại trên 1 đế quay. Đối với phần quay của khung cẩu, người ta
chọn hệ thống cần có khung bản lề tự động. Hệ thống cần được cố định vào đế,
được bố trí trong vòm khung và hệ thống cần có thể quay xung quanh trục nằm
ngang với vòng quay đủ cả 2 phía.
S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 20

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


b, Các thông số kỹ thuật :
1)

Tải trọng ( sức nâng )

Chế độ làm việc
Cẩu hàng bằng móc
Ngoạm hàng rời
c, Tốc độ làm hàng

Độ vươn cần (m)
8 – 25

Tải trọng ( Tấn )
40

8 – 32
8
– 32

32
16

Nâng hàng bằng móc cẩu, gầu ngoạm :

40m/ph

Hạ hàng bằng móc cẩu, gầu ngoạm :

47m/ph


Tốc độ quay của cơ cấu quay :

1vòng/ph

Tốc độ thay đổi độ vươn cần :

40m/ph

Tốc độ dịch chuyển của cơ cấu dịch chuyển : 20m/ph
Chiều cao nâng :

H= 26m

Trọng lượng toàn bộ cần cẩu
(kể cả khung cần và gầu ngoạm ) :

G2 = 390 Tấn

Khối lượng đối trọng :

GDT = 12,8 Tấn

Năng suất làm hàng
( phụ thuộc vào khai thác cẩu ):

400- 500 Tấn/giờ

2.3.2 Giới thiệu cẩu chan đế TUKAN
a, Đặc điểm kỹ thuật

Cần trục TUKAN do cộng hòa liên bang Đức sản xuất dùng để xếp dỡ
hàng rời gầu ngoạm từ 32 đến 42 tấn .Khi sử dụng khung ngoạm thì có thể bốc
xếp cả container.Cần trục TUKAL sử dụng động cơ dị bộ rô to lồng sóc ,cơ cấu
quay của khung cần trục có bản lề động.Hệ thống cần được cố định vào đế, bố
trí hình cổng vòm. Khung và hệ thống cần có thể xoay quanh trục thẳng đứng
một góc 360 độ.

b, Tải trọng

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 21

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Chế độ làm việc
Dùng hàng ngoạm rời
Bốc xếp hàng bách hóa
Nâng chuyển trọng tải lớn
Dùng mâm từ

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Độ vươn cần
8÷32 m
8÷ 25 m
8÷32 m

8÷22 m

Tải trọng
20÷32 tấn
16÷32 tấn
42 tấn
10 tấn

c,Thông số cấu trúc
-Độ cao nâng móc :18 m khi dùng gầu ngoạm, 25m khi dùng móc cẩu
-Độ cao hạ móc: -12 m
-Tầm với lớn nhất: 32m
-Tầm với nhỏ nhất: 8m
-Khẩu độ đường ray:10,5m ±8m
-Toàn bộ chiều cao cần trục : 46m
-Trọng lượng cần trục 225 tấn

2.4 Cầu trục giàn QC
Cầu trục giàn QC xếp dỡ container do hãng Mitsui Paceco là cầu trục
cổng có công son liên kết bản lề chuyển động trên đường ray, xe con di chuyển
bằng cáp kéo, sử dụng năng lượng điện 3 pha. Là loại thiết bị hiện đại nhất để
xếp dỡ container lên xuống tàu.
Cầu trục giàn QC chạy trên đường ray bốc xếp container được biểu diễn
trên hình 6. Các cơ cấu điều khiển chuyển động chính của cầu trục giàn bánh
lốp bao gồm:
- Cơ cấu nâng hạ hàng
- Cơ cấu di chuyển xe con
- Cơ cấu di chuyển giàn và cơ cấu nâng hạ giàn ( Nâng hạ công son )
Đặc điển công tác nổi bật của loại này là có tầm với và trọng tải nâng lớn,
năng suất bốc xếp rất cao. Được trang bị cho các cầu cảng chuyên dụng bốc xếp

container.

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 22

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 6. Cầu trục giàn QC làm việc trên Cảng Chùa Vẽ

Tất cả các chuyển động đòi hỏi để xếp dỡ container được điều khiển
từ cabin người vận hành, cabin được lắp đặt trên cơ cấu xe con.
Điều khiển chuyển động đảm bảo sự thay đổi tốc độ được nhẹ nhàng đối
với các cơ cấu chính (cơ cấu nâng hạ hàng, di chuyển xe con, di chuyển chân đế,
nâng hạ công son).
- Kết cấu thép cầu trục là khung hàn cứng, cấu trúc dạng hộp.
- Cầu trục được trang bị 1 khung nâng dạng ống lồng để xếp dỡ container.
- Thiết bị nghiêng khung nâng được lắp để điều chỉnh khung nâng để ăn
khớp với container đặt trên sàn tàu.
- Kẹp ray điện thủy lực được trang bị để giữ cầu trục không dịch chuyển
dưới gió xoắy 35m/s trong khi cầu trục đang hoạt động.
- Các thiết bị an toàn của cầu trục có nhiều công tắc giới hạn, khoá liên
động, phanh hãm, các nút dừng khẩn cấp.
- Bộ điều chỉnh chống lắc được điều khiển bằng computer để hãm sự lắc
S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh


- 23

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

container khi di chuyển xe con, để đảm bảo dễ dàng định vị container và khung
nâng.
2.4.1 Các thông số kỹ thuật cơ bản của họ cầu trục giàn QC
- Loại cầu trục: Cầu trục cổng, xe con di chuyển bằng cáp kéo, console
nâng hạ kiểu bản lề.
- Sức nâng định mức:
+ Khi dùng khung nâng: 36,5 tấn.
+ Khi dùng dầm nâng: 40 tấn.
- Khả năng quá tải: 125 % tải định mức ( cơ cấu nâng )
- Loại container: ISO IAA (40’); ICC (20’) và loại container 45’ có công
nghệ đúc góc kiểu ống lồng.
- Loại khung nâng: 20’ / 40’ / 45’ theo công nghệ ống lồng
- Hành trình xe con mang hàng: 50 m.
+ Tầm với ngoài ( từ tâm ray di chuyển ra phía bờ sông ): 30 m.
+ Tầm với trong (từ tâm ray di chuyển ra phía bờ sông): 20 m.
- Chiều cao nâng: 27,5 m. trong đó:
+ Chiều cao nâng hàng:18,5 m
+ Chiều sâu hạ hàng: - 9 m
- Chiều cao của gầm giàn: 5 m.
- Sức gió làm việc được: < 16 m / s.

- Khoảng cách bên trong giữa các chân: 16,86 m.
- Độ bằng phẳng của ray di chuyển cầu trục: chênh lệch 0,1 m.
- Chiều dài bao ngoài cầu trục: 65m.
- Chiều cao ( khi nâng console ): 63m.
- Số bánh xe: 4 bánh / 1 cụm chân
- Số cụm chân:4 cụm.
- Áp lực lớn nhất đặt lên bánh xe ở trạng thái làm việc:
+ Áp lực phía ray trong: 56,8 tấn / bánh.
+ Áp lực phía ray ngoài: 37,3 tấn / bánh.

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 24

Lớp CNKT Điện K9A


Trường Đại Học Hải Phòng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Các tốc độ vận hành định mức:
- Tốc độ nâng hạ hàng:
+ Khi không tải: 80 m / phút.
+ Khi tải trọng 36,5 tấn: 40 m / phút.
- Tốc độ di chuyển xe con : 100 m / phút.
- Tốc độ di chuyển cầu trục: 30 m / phút.
- Tốc độ nâng hạ console: 5 phút / 1 lần (trừ thời gian đóng chốt giàn)
Các động cơ truyền động chính:
- Động cơ nâng hạ hàng:

+ Công suất định mức: Pđm = 300 kW.
+ Tốc độ: n = 800 / 1600 vg/ph.
+ Điện áp định mức: Uđm = 440 V.
- Động cơ di chuyển xe con:
+ Công suất định mức: P đm = 75 kW.
+ Tốc độ: n = 1500 vg/ph.
+ Điện áp định mức: Uđm = 440 V.
- Động cơ di chuyển giàn: bao gồm 8 động cơ với các thông số như sau:
+ Công suất định mức: Pđm = 11 kW.
+ Tốc độ: n = 1800 vg/ph.
+ Điện áp định mức: Uđm = 440 V.
- Động cơ nâng hạ console:
+ Công suất định mức: Pđm = 55 kW.
+ Tốc độ động cơ: n = 1500 vg/ph.
+ Điện áp định mức: Uđm = 440 V.

S/v thực hiện: Bùi Văn Ninh

- 25

Lớp CNKT Điện K9A


×