Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Tìm hiểu hoạt động gây nuôi và kinh doanh rắn ở xã vĩnh sơn, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.08 KB, 93 trang )

Phần I – MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Để đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm
2020, nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà nội
dung trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Đây là quá trình đòi hỏi chúng ta phải biết phát huy nội lực đồng thời tranh
thủ nguồn lực từ bên ngoài và chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới,
nhằm bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh hiệu quả và bền vững. Để phát
huy nội lực ở khu vực nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay thì một nội
dung quan trọng là phát triển các ngành nghề nông thôn nhằm bảo đảm phát
triển các sản phẩm độc đáo, sản phẩm đặc sản hay những sản phẩm có tính
truyền thống của Việt Nam, vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế vừa giải
quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội. Đó là tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao
động dôi dư trong nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, thông qua đó nâng cao
thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân.
Vĩnh Sơn là một làng nuôi rắn có lịch sử hàng trăm năm, trong tổng
1295 hộ thì có đến 800 hộ gây nuôi rắn chiếm 61,8%; nguồn lợi từ gây nuôi
rắn hiện chiếm tới 70% tổng thu từ chăn nuôi, tương ứng với 39,5% tổng thu
nhập của xã; sản phẩm của xã đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Trung
Quốc, Đài Loan và đã xuất hiện trong một số nhà hàng đặc sản ở Hà Nội,
Thành phố Hồ Chính Minh, Móng Cái... Xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc từ lâu đã trở thành một trong những xã có gây nuôi rắn nổi
tiếng nhất miền Bắc.
Rắn là một sản phẩm đặc sản. Nó là nguyên liệu của nhiều món ăn ngon
thường chỉ xuất hiện trong những nhà hàng đặc sản. Rắn còn là nguyên liệu của
nhiều loại thức uống bổ dưỡng như rượu rắn, cao rắn. Tuy nhiên để tạo ra
những sản phẩm đặc sản ấy, người nuôi rắn nói chung và người dân Vĩnh Sơn

1



nói riêng phải trải qua nhiều gian nan, vất vả, thậm chí đánh đổi cả xương máu.
Mặc dù vậy, con rắn đã trở thành miếng cơm manh áo của người dân nơi đây
từ lâu đời. Nhiều hộ dân trở nên giàu có từ con rắn. Vậy thực chất hoạt động
gây nuôi và kinh doanh rắn ở Vĩnh Sơn diễn ra như thế nào? Người dân gặp
khó khăn, thách thức gì? Làm thế nào để tháo gỡ những khó khăn, giảm thiểu
những thách thức giúp nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn ngày càng phát triển hơn?
Cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về làng rắn Vĩnh Sơn. Ngoài
nghiên cứu của tác giả Đàm Thị Ánh Tuyết (2008), luận văn Thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, về hiệu quả kinh tế gây nuôi rắn của
các hộ nông dân huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên nghiên cứu
chưa nắm bắt hết những khó khăn, thách thức của người nuôi rắn cũng như
chưa đưa ra được nhiều giải pháp hữu hiệu để giải quyết những khó khăn đó,
đồng thời tác giả cũng chưa đi sâu nghiên cứu về hoạt động kinh doanh rắn ở
đây diễn ra như thế nào. Xuất phát từ thực tiễn và được sự phân công của
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hoạt động gây nuôi và kinh
doanh rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu hoạt động gây nuôi và kinh doanh rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện
Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp các hoạt
động nuôi và kinh doanh rắn ở Vĩnh Sơn ngày càng phát triển.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về gây nuôi và kinh doanh
rắn.
 Tìm hiểu hoạt động gây nuôi và kinh doanh rắn ở xã Vĩnh Sơn.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, từ đó
giúp hoạt động gây nuôi và kinh doanh rắn ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng phát triển.
2



1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động gây nuôi và kinh doanh
rắn với chủ thể là các hộ, doanh nghiệp trên địa bàn tham gia vào các hoạt
động này.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tiến tìm hiểu hoạt động nuôi và kinh doanh rắn của các hộ,
doanh nghiệp tiến hành gây nuôi rắn ở xã Vĩnh Sơn, không nghiên cứu các
hộ, doanh nghiệp chuyên thương mại buôn bán rắn.
1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.4.3 Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu tiến hành từ ngày 12/1/2009 đến 25/5/2010.
- Các số liệu sơ cấp được thu thập trong giai đoạn 2007-2009.
- Số liệu mới được điều tra từ tình hình gây nuôi và kinh doanh rắn năm
2010.

3


Phần II – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1 Làng nghề truyền thống
Vĩnh Sơn đã được công nhận là làng nghề truyền thống. Do đó, để hiểu
rõ được các hoạt động gây nuôi và kinh doanh rắn ở đây đầu tiên ta cần làm
rõ khái niệm làng nghề truyền thống.
Quan niệm về làng nghề:
Hiện nay có rất nhiều quan niệm về làng nghề. Có quan niệm cho rằng

làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy
và lấy nó là nghề sống chủ yếu. Quan niệm khác lại cho rằng làng nghề là
làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều
làm nghề thủ công. Người thợ thủ công nhiều khi cũng làm nghề nông.
Nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản
xuất hàng thủ công truyền thống ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác.
Quan niệm thứ ba khẳng định làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi
quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống
lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường
hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ và có cùng tổ nghề.
Các quan niệm trên đều chưa phản ánh hết tính chất của một làng nghề.
Hầu hết các làng nghề hiện nay không phải làng thuần nhất như quan niệm
đầu tiên mà vừa làm ruộng vừa làm nghề. Hay không phải bất cứ làng nào có
một vài ba lò rèn hay dăm ba gia đình làm nghề mộc, nghề khảm…đều là làng
nghề (nếu xét theo quan niệm thứ hai). Để xem xét làng đó có phải là làng
nghề hay không cần xem xét tỷ trọng lao động hay số hộ làm nghề so với toàn
bộ lao động hay số hộ ở làng hay tỷ trọng thu nhập từ ngành nghề so với tổng
thu nhập của thôn (làng).

4


Trước đây khái niệm về làng nghề chỉ bao hàm các nghề tiểu thủ công
nghiệp. Ngày nay khi mà trên thế giới khu vực kinh tế thứ ba đang đóng vai
trò quan trọng và trở thành lĩnh vực chiếm ưu thế về mặt tỷ trọng thì các nghề
buôn bán dịch vụ trong nông thôn cũng được xếp vào các làng nghề (Mai Thế
Hởn, 2003). Ngoài ra, những nghề có nguồn gốc từ nghề nông nhưng thế hệ
sau muốn tiến hành sản xuất đòi hỏi phải có sự truyền đạt kinh nghiệm chăm
sóc, nuôi dưỡng từ các nghệ nhân, từ những người có thâm niên làm việc ở
trong làng cũng được xếp vào làng nghề.

Từ các phân tích trên ta có thể hiểu làng nghề là một cụm dân cư sinh
sống trong một thôn làng, có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông
nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập, hay nghề có nguồn gốc từ nông
nghiệp nhưng mang nét đặc thù không phải ai cũng có thể tiến hành sản xuất
kinh doanh. Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị
sản phẩm của toàn làng.
Quan niệm về làng nghề truyền thống
Để có thể hiểu được vì sao lại gọi là làng nghề truyền thống, ta đi tìm
hiểu về ngành nghề nông thôn.
Ngành nghề nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp bao
gồm công nghiệp, thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản
xuất và đời sống, có các trình độ và quy mô khác nhau với mọi thành phần
kinh tế như hộ gia đình, hộ sản xuất…(gọi chung là hộ) và các tổ chức kinh tế
khác như hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, xí
nghiệp quốc doanh chủ yếu của địa phương…cùng với các nguồn lực như đất
đai, lao động, nguyên liệu và các nguồn lực khác có ảnh hưởng nhiều tới quá
trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương (Đào Thế Tuấn, 1997).
Ngành nghề nông thôn được chia thành nghề mới và nghề truyền thống:
Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện
từ lâu đời trong lịch sử, được truyền từ đời nay sang đời khác còn tồn tại đến
ngày nay, kể cả những nghề được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc
5


hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc
biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc
(Theo Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà
Nội đến năm 2010).
Nghề mới: là nghề mới du nhập do quá trình hội nhập hoặc do quá trình lan
tỏa từ các nghề truyền thống trong những năm gần đây (Đào Thế Tuấn, 1997).

Xuất phát từ quan niệm về làng nghề và nghề truyền thống cũng như
theo quan quan niệm của TS. Mai Thế Hởn thì:
Làng nghề truyền thống là những thôn làng có một hay nhiều nghề
truyền thống đem lại thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm cho người dân.
Những nghề đó được truyền từ đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ.
Cùng với thử thách của thời gian, các nghề này đã trở thành nghề nổi trội,
một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp
hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất
định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và trở
thành hàng hóa trên thị trường.
2.1.2 Động vật hoang dã
Động vật hoang dã (ĐVHD) là động vật sống trong tự nhiên và chưa được
thuần hóa.
Chăn nuôi động vật hoang dã là quá trình thuần dưỡng, nuôi sinh
trưởng và nuôi sinh sản ĐVHD (Bùi Văn Thăng, 2009).
Theo định nghĩa trên, rắn là một loài ĐVHD, gây nuôi rắn cũng là gây
nuôi ĐVHD.
2.1.3 Gây nuôi rắn
Gây nuôi rắn là hoạt động thuần hóa, nuôi dưỡng và nhân giống rắn hay
nói cách khác là mang loài rắn có nguồn gốc tự nhiên về nuôi trong vườn nhà
với mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và bán ra thị trường nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và nâng cao thu nhập cho hộ gia đình.
6


Nguồn giống cung cấp cho hoạt động gây nuôi của các hộ gia đình có
thể được khai thác, bắt ở rừng về nhà thuần dưỡng. Nhưng hiện nay tài
nguyên trong rừng gần như cạn kiệt hoặc là được khoanh vùng, bảo tồn nên
việc săn bắt ĐVHD nói chung và rắn nói riêng là hết sức khó khăn. Vì vậy
phần lớn nguồn rắn giống cung cấp cho các hộ gia đình, các cơ sở chủ yếu

mua ở các trung tâm, trạm thí nghiệm hoặc hộ tự nuôi rắn sinh sản.
2.1.4 Kinh doanh rắn
Để có thể hiểu được kinh doanh rắn là hoạt động như thế nào ta cần
phân biệt kinh doanh và tiêu thụ.
Tiêu thụ là hoạt động bán sản phẩm ra thị trường để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của xã hội. Còn kinh doanh không chỉ đơn thuần là bán sản phẩm ra
thị trường mà còn bao gồm cả hoạt động làm thế nào để biết người tiêu dùng
muốn gì, làm thế nào đáp ứng những nhu cầu đó, đồng thời phải làm thế nào
để người tiêu dùng biết đến và mua sản phẩm ngày càng nhiều hơn; làm thế
nào để vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Cụ thể đó là các hoạt động như
nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, chăm sóc khách hàng,
vận chuyển, bán sản phẩm…Hay nói cách khác kinh doanh bao gồm cả tiêu
thụ. Điều đó có nghĩa kinh doanh rắn bao gồm tiêu thụ rắn.
2.2 Phân loại và công dụng của rắn
2.2.1 Phân loại rắn
Hiện nay có rất nhiều cách phân loại rắn, tùy vào từng mục đích nghiên
cứu ta lại có cách phân loại khác nhau.
* Phân loại theo vùng địa lý sinh sống thì rắn được chia thành 2 loại:
- Rắn sống ở đất liền.
- Rắn sống dưới biển.
* Phân loại theo mức độ độc của rắn thì ta chia rắn thành 2 loại là:
- Rắn độc. Ví dụ rắn hổ mang, rắn ráo, rắn cạp nong, cạp nia…
7


- Rắn không độc. Ví dụ rắn nước, …
* Phân loại theo trọng lượng xuất bán thì rắn được chia thành 3 loại:
- Rắn loại 1: là rắn có trọng lượng từ 1,5kg trở lên
- Rắn loại 2: là rắn có trọng lượng từ 1 đến dưới 1,5 kg
- Rắn loại 3: là rắn có trọng lượng dưới 1 kg

* Phân loại theo sự trưởng thành của con rắn thì chia rắn thành 3 loại:
- Rắn trưởng thành: là rắn bắt đầu có khả năng sinh sản (thường là rắn tuổi 3
trở lên).
- Rắn bán trưởng thành: là rắn là rắn đang phát triển nhưng chưa có khả năng
sinh sản (thường là rắn tuổi 2).
- Rắn con: là rắn mới nở (rắn tuổi 1).
Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng 2 cách phân loại là phân loại
theo trọng lượng xuất bán và phân loại theo sự trưởng thành của con rắn.
2.2.2 Công dụng của rắn
Rắn được dùng làm thức ăn: rắn đã trở thành một trong những đặc sản
trong các cửa hàng ăn uống và khách sạn, nhất là các khách sạn tiếp giáp với
các tỉnh miền núi và miền xuôi. Trước kia ở các nhà hàng khách sạn, các con
thú sống vẫn được bày bán công khai cho khách xem và chọn, nay phần lớn
họ đợi khách gọi rồi mới đem từ nơi khác đến. Trong mỗi thành phố, tỉnh đều
có các khu nhà hàng đặc sản nổi tiếng như “Làng rắn Lệ mật” ở Gia Lâm, Hà
Nội, “Lương Sơn Quán” ở Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Nhìn chung mỗi tỉnh thành
phố đều có những “thủ phủ” của các nhà hàng đặc sản. Bình quân mỗi tỉnh,
thành phố có khoảng 330 - 400 nhà hàng đặc sản. Chỉ tính riêng ở trung du
miền núi đã có hơn 300 nhà hàng đặc sản. Đến năm 2008 có khoảng 2000 –
3000 nhà hàng đặc sản quy mô lớn nhỏ khác nhau (Cao Lâm Anh, Nguyễn
Mạnh Hà, 2005).

8


Rắn được dùng làm thuốc: các bộ phận của rắn như thịt rắn, da rắn, xác
rắn lột, nọc rắn dùng làm thuốc (ngâm rượu, nấu cao thuốc), chữa một số
bệnh như hen xuyễn, thất khớp. Tỷ lệ chi cho việc dùng các ĐVHD làm thuốc
(chủ yếu là rượu rắn, thuốc ngâm) chiếm 3-5% thu nhập của một số hộ khá
giả ở Việt Nam. Số hộ gia đình dùng ĐVHD để làm thuốc khoảng 11-15% số

hộ ở nông thôn và 15-20% số hộ ở thành phố. Số hộ này chủ yếu là những hộ
khá giả (Cao Lâm Anh, Nguyễn Mạnh Hà, 2005; Trần Thị Hoa, 2007).

Hình 2.1: Các món ăn từ thịt rắn
Nguồn: www.lemat.vn
Rắn là một mặt hàng xuất khẩu: Nhu cầu về rắn ở các nước châu Á,
nhất là Trung Quốc và Hồng Công rất lớn. Ở Việt Nam ĐVHD chủ yếu được
xuất khẩu sang Trung Quốc, Hồng Công, Singapore, Nhật, Mỹ. Kết quả khảo
sát ở Quảng Ninh, Lào Cai và Lạng Sơn cho thấy việc xuất khẩu rắn có thể
đem lại mức lợi nhuận rất cao. Nếu 1 kg rắn hổ mang ở Việt Nam giá 200.000
đồng thì sang Trung Quốc phải lên tới 500.000 đồng (Trần Thị Hoa, 2007).
Rắn làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ: hiện nay các sản phẩm từ
da rắn như giày, dây lưng, bọc yên xe máy… rất được người tiêu dùng ưa
chuộng bởi các sản phẩm này vừa đẹp vừa bền. Ngoài ra dưới bàn tay của các
nghệ sĩ, xương rắn cũng trở thành các tác phẩm nghệ thuật.

9


Hình 2.2: Các sản phẩm từ da rắn
Nguồn: www.lemat.vn
Ngoài ra rắn còn có một số công dụng khác. Chẳng hạn ở Trung Quốc
người ra dùng rắn để dự báo động đất. Ông Jiang Weisong, giám đốc văn
phòng dự báo động đất ở Nam Ninh, Trung Quốc cho biết: “Khi một trận
động đất sắp xảy ra, rắn bò ra khỏi hang dù thời gian đó là vào giữa mùa đông
giá lạnh. Nếu đó là một trận động đất mạnh, nhiều con rắn thậm chí đập mạnh
vào tường trong lúc hoảng loạn tìm đường chạy chốn” (Đoan Nhật, 2006).
2.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của gây nuôi rắn
Đây là vấn đề hết sức khó khăn đối với các hộ gây nuôi rắn hiện bởi
vì kỹ thuật gây nuôi chủ yếu do kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời

khác và một vài nhà khoa học bước đầu đi vào nghiên cứu đúc rút kinh
nghiệm gây nuôi kết hợp với khoa học hiện đại để xây dựng quy trình gây
nuôi rắn hổ mang phì.
Trước nhu cầu ngày càng tăng, các loài rắn bị tìm bắt nhiều có nguy
cơ cạn kiệt, nhiều hộ mạnh rạn cho trứng ấp nở nhưng do chưa có kỹ thuât
chăm sóc, phòng và trị bệnh, môi trường sống chưa đảm bảo nên hiệu quả
chưa cao.

10


Gây nuôi rắn không khó nhưng phải biết áp dụng đúng quy trình kỹ
thuật như phun thuốc khử trùng, thuốc chống kiến, chống mối, dán, luôn giữ
nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình ấp bằng cách thắp bóng điện, phun nước
giữ ẩm. Chuồng nuôi rắn xây dựng trên diện tích từ 10 đến 20 m 2, mật độ phù
hợp là 14 con/m2, bố chí ụ hang ở giữa trại, ụ nuôi có thể gồm nhiều tầng mỗi
tầng nhiều ô ngăn nhỏ; đồng thời thay đất định kỳ 15 ngày đến 1 tháng/lần lên
ụ hang và môi trường nuôi (Đàm Thị Ánh Tuyết, 2008).
Để đảm bảo tỷ lệ nở cao (có thể đạt trên 90%), trứng sau khi được
sinh sản cần chuyển ngay vào khay ấp và phủ cát lên, tránh vận chuyển xa.
Khi rắn nở, chúng sẽ tự tách vỏ chui ra. Để đảm bảo rắn phát triển nhanh,
trước khi rắn lột xác đầu tiên (khoảng 1 tuần) chỉ được cho uống nước. Sau
khi rắn lột 1 xác thì cho ăn. Thức ăn phải thái nhỏ, kích thước như hạt gạo.
Rắn con cần cho ăn đều bữa và thường xuyên (khoảng 1 ngày cho ăn một
lần). Rắn con được nuôi tập trung nhiều con vào một chuồng có kích thước
khoảng 0,6x1x1 m. Khi rắn được 1 năm tuổi thì đưa rắn vào hang có nắp đạy.
Rắn thương phẩm và rắn sinh sản thường được nhốt mỗi con một
hang. Tuy nhiên đến mùa sinh sản, rắn bố mẹ được ghép cặp. Khi rắn cái
mang thai lại tách chúng ra. Để rắn cái dễ đẻ, không bị chết do tắc trứng, ta
không nên cho rắn cái ăn quá nhiều trong thời gian mang thai. Rắn cái sau khi

sinh, phải cho ăn “dòng” (lúc đầu cho ăn ít rồi tăng dần trong vòng 10 ngày).
Nếu cho ăn nhiều ngay, rắn sau khi sinh rất háo ăn và có thể chết do bội thực.
Hiện có 4 mô hình gây nuôi chủ yếu là: các khu bảo tồn, vườn quốc
gia, khu du lịch; các trại nuôi lớn thuộc các công ty, doanh nghiệp; các trại vệ
tinh của các công ty và các trại có quy mô nhỏ tại các gia đình (Cao Lâm
Anh, Nguyễn Mạnh Hà, 2005).
Hiện nay, phần lớn các hệ thống chuồng trại, cơ sở hạ tầng phục vụ
cho gây nuôi sinh sản còn thô sơ, mang tính tận dụng do thiếu đầu tư, thiếu
hiểu biết về điều kiện nuôi dưỡng các ĐVHD. Vì vậy hơn 90% số chuồng
11


nuôi ĐVHD chưa đáp ứng cho gây nuôi, sản xuất công nghiệp. Nguồn cung
cấp thức ăn chủ yếu cho các ĐVHD nói chung và rắn nói riêng chủ yếu là
chuột, cóc, nhái, ếch, thịt gà và thức ăn chế biến sẵn (Ravina) do viện công
nghệ sinh học nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến cho xã Vĩnh
Sơn. Nhìn chung đây là nguồn thức ăn tương đối sẵn cho gây nuôi rắn (Cao
Lâm Anh, Nguyễn Mạnh Hà, 2005; Nguyễn Văn Quyết, 2006).
2.4 Các chính sách liên quan đến việc phát triển nghề gây nuôi rắn
Hiện nay Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến động
vật hoang dã, quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Tuy nhiên
các chính sách này còn có những ảnh hưởng tới việc gây nuôi rắn.
Các chính sách mới tập trung nhiều vào quản lý, bảo vệ hoặc ngăn chặn
săn bắt và buôn bán chim thú rừng, chưa chú ý đến việc gây nuôi, thuần
dưỡng ĐVHD để trở thành hàng hóa sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Mặc dù các văn bản được hướng dẫn khá chi tiết về các thủ tục cần
thiết, xin phép thành lập trại gây nuôi nhưng một số nội dung hướng dẫn nặng
về các tiêu chuẩn khoa học, chưa phù hợp với đại đa số trình độ của người
nông dân “chân lấm, tay bùn” (Chu Hữu Quý, 1996).
Các trang trại gây nuôi rất muốn các cơ quan khoa học giúp đỡ đánh

dấu sản phẩm gây nuôi để tránh những đầu nậu trà trộn giữa con rắn gây nuôi
và con rắn khai thác ngoài tự nhiên (hiện nay các biện pháp đánh dấu, giá lại
đắt chưa phù hợp với hộ gây nuôi).
Các chính sách của nhà nước chưa đề cập tới việc hỗ trợ các hộ (trang
trại) gây nuôi rắn về kinh phí nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều
con giống đáp ứng nhu cầu của các hộ gây nuôi thương phẩm, từ đó có nhiều
sản phẩm cung cấp cho thị trường tiêu dùng, đồng thời hạn chế nạn khai thác
rắn bừa bãi trong tự nhiên (việc khai thác rắn trong tự nhiên giá thành rất cao
do qua nhiều công đoạn, từ những những người đi săn bắt, thu gom, vận
12


chuyển, đặc biệt, những người vận chuyển qua nhiều trạm kiểm soát đòi hỏi
họ phải chia lẻ rồi vận chuyển bằng nhiều hình thức như ôtô, xe máy, tàu, xe
đạp… làm cho các cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát được) (Nguyễn
Văn Quyết, 2006).
Nhà nước chưa đề cập đến vấn đề chính sách giao cho các cơ quan
nghiên cứu khoa học nghiên cứu cụ thể tập tính, đặc tính sinh học cũng như
quy trình gây nuôi sinh sản những ĐVHD quý, hiếm để từ đó chuyển giao cho
các hô đặc biệt như làng nghề truyền thống Vĩnh Sơn, nhằm giải quyết việc
làm đang dư thừa trong khu vực nông thôn.
Chính sách của nhà nước chưa cụ thể về việc thưởng cho những người
cung cấp thông tin về việc khai thác rắn trong tự nhiên. Vì vậy chưa khuyến
khích cộng đồng dân cư giám sát, phát hiện cung cấp thông tin cho cơ quan
chức năng ngăn chặn kịp thời tệ nạn khai thác tùy tiện động thực vật trong
môi trường hoang dã.
Nói tóm lại, những chính sách của nhà nước liên quan đến gây nuôi
ĐVHD nói chung và gây nuôi rắn nói riên còn nhiều bất cập trong khi gây
nuôi ĐVHD là một giải pháp hữu hiệu nhằm bảo tồn các loại ĐVHD quý
hiếm đồng thời góp phần ngăn chặn nạn khai thác động vật quý hiếm một

cách bừa bãi.
2.5 Tình hình gây nuôi động vật hoang dã trên thế giới
Từ 2500 năm trước con người đã có những hiểu biết và khai thác lợn
rừng. Theo tài liệu của nhiều nước thì lợn rừng được thuần hóa và bắt đầu đưa
vào hệ thống vật nuôi đầu thế kỷ XVI.
Ngày nay, lợn rừng đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
như Pháp (hiện có 800 trang trại nuôi lợn rừng), Ba Lan, Thái Lan, Canada,
Anh, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Braxin, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Italia, Nhật
Bản, Nga, Nepan… Nghề nuôi lợn rừng khá phổ biến và tỏ ra khá thuyết phục
13


bởi chúng thực sự là nghề có giá trị kinh tế cao và thị trường lớn (Đào Lệ
Hằng, 2008).
Ở Campuchia, vùng ven hồ và sông Tomle Sap từ những năm 1960 các
cư dân ở đây đã tổ chức nuôi tập trung 5 loại rắn nước Homalopsine từ nguồn
giống hoang dã là rắn bông sung, rắn Tomle-Sap, rắn Ri voi, rắn Bù lịch, rắn
Ri cá. Các loại rắn nước này tiêu thụ rất dễ dàng. Da và rắn nguyên con xuất
khẩu sang Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc. Philippines, Thái Lan nuôi và
khai thác da rắn nước, rắn biển rất phát triển. Da rắn được làm túi xách, ví,
giày, dây lưng, các đồ thời trang tinh xảo, đắt tiền phục vụ du khách (Nguyễn
Chung, 2008).
Một số nước trên thế giới như Nga, Ba Lan, Hungari… đã sử dụng âm
thanh của chim để làm phương tiện chữa bệnh thần kinh. Chính vì ý nghĩa
nhiều mặt của âm thanh động vật mà tại phòng âm thanh ĐVHD của Viện lưu
trữ âm thanh Quốc gia Anh (British Library Nasional Sound Archive – NSA)
hiện lưu trữ khoảng 100.000 bản ghi tiếng động vật trong đó có hơn 7500 loài
chim, 700 loài lưỡng thê, 700 loài động vật không xương sông và một số loài
bò sát khác.
2.6 Tình hình nuôi và kinh doanh rắn ở Việt Nam

Ở Việt Nam Việc gây nuôi sinh sản các loài ĐVHD nói chung và rắn
nói riêng đã xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ trước và không ngừng
phát triển cho đến ngày nay. Trong 10 năm gần đây, hoạt động gây nuôi sinh
sản ĐVHD đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh trong cả nước, trong đó tập trung
chủ yếu ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, vùng trung du bán sơn địa, miền
trung. Các loài ĐVHD đang được gây nuôi chủ yếu hiện nay là rắn, ba ba,
ếch, hươu…tập trung ở các tỉnh phía Bắc.
Cung ĐVHD ở Việt Nam chủ yếu từ gây nuôi, nhập khẩu, săn bắt khai
thác bất hợp pháp. Cho đến nay không có thông tin chính xác về nguồn cung

14


cấp ĐVHD nói trên. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu và đánh giá của các
chuyên gia, việc khai thác bất hợp pháp, nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch,
cung ĐVHD ở Việt Nam khoảng 2000 tấn và 700 con. Việc gây nuôi chiếm
50%, khai thác bất hợp pháp 30% và nhập khẩu 20% (Trần Thị Hoa, 2007).
Bảng 2.1: Nguồn cung động vật hoang dã ở Việt Nam
Nguồn cung cấp
Gây nuôi
Khai thác bất hợp pháp
Nhập khẩu kể cả nhập khẩu bất hợp pháp
Tổng số
Nguồn: Trần Thị Hoa, tháng 6/2007

Trọng lượng

Số lượng

(Tấn)

1020
600
400
2020

(Nghìn con)
350
150
200
700

Kinh doanh ĐVHD ở Việt Nam là một vấn đề không chỉ lấy ra thuần
hóa và ăn uống ĐVHD mà còn là vấn đề của mở rộng liên quốc gia. Việt Nam
đang trở thành cầu nối qua lại của kinh doanh ĐVHD từ Indonesia đến Trung
Quốc và Nhật Bản. Việc mở rộng kinh doanh ĐVHD là nguyên nhân chính dẫn
đến sự cạn kiệt nhanh chóng trong hệ động vật (Đàm Thị Ánh Tuyết, 2008).
Hiện nay cả nước có khoảng 50 loài ĐVHD đang được gây nuôi sinh sản
ở hầu khắp các tỉnh. Năm 2003 có khảng 4955 cơ sở gây nuôi ĐVHD, trong đó
có khoảng 151 tổ chức và cá nhân tham gia gây nuôi cá sấu với tổng đàn cá sấu
lên đến hơn 70 ngàn con, 575 cơ sở chăn nuôi chăn với gần 60 ngàn con, hơn
928 hộ gây nuôi rắn với số lượng hơn 100 ngàn con, 2.035 hộ nuôi ba ba với
tổng số lên đến 2,2 triệu con mỗi năm, khoảng 1.266 cơ sở gây nuôi các loại
hươu, nai, hoẵng với hơn 16.000 con (Cao Lâm Anh, Nguyễn Mạnh Hà, 2005).
* Khó khăn trong gây nuôi động vật hoang dã
Khó phân biệt được loài gây nuôi và động vật săn bắn tự nhiên nên việc
gây nuôi gặp phải khó khăn lớn. Vì nhiều nơi có những quy định ĐVHD
mang tính tương đối. Thí dụ ở Cà Mau, chi cục kiểm lâm quy định: “Rùa ở
ruộng là rùa gây nuôi, còn Rùa ở rừng là rùa hoang dã”. Nhiều nơi có gây
15



nuôi được nhưng khi bán, khó có cách trình bày được với quản lý thị trường
là phân biệt giữa gây nuôi và săn bắt tự nhiên để không bị phạt. Chưa có căn
cứ xác minh, minh chứng đâu là ĐVHD, đâu là động vật nuôi nên khi vận
chuyển trong nước từ tỉnh này sang tỉnh khác thường bị lực lượng kiểm lâm
của các tỉnh bắt giữ. Việc khó phân biệt ĐVHD từ gây nuôi với khai thác tự
nhiên cũng gây khó khăn cho các cơ quan kiểm lâm địa phương trong việc
xác lập các hồ sơ thủ tục khi có yêu cầu vận chuyển của các hộ nuôi.
Thị trường tiêu thụ không ổn định. Hiện tại rắn được tiêu thụ chủ yếu ở
trong nước và được xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch.
Do vậy thị trường tiêu thụ vẫn bị bó hẹp và có khi biến động không thuận lợi
thì cả làng nghề bị ảnh hưởng nặng nề.
Thức ăn công nghiệp chưa có nhiều chủng loại, giá còn cao và chưa thích
nghi với vật nuôi. Với rắn, phải chộn thức ăn công nghiệp với thức ăn khác thì
rắn mới chịu ăn. Nếu thị trường được mở rộng hơn nữa và con giống được xuất
khẩu thì việc kiểm soát các chất hóa học có trong thức ăn tồn dư trong con rắn
cũng là một vấn đề đáng quan tâm; một số nơi gây nuôi ĐVHD chủ yếu vẫn
bằng thức ăn tự nhiên như Phụng Thượng – Hà Tây, Vĩnh Sơn – Vĩnh Tường –
Vĩnh Phúc nuôi rắn hổ mang phì, hổ mang chúa bằng cóc, ếch… Khai thác cóc,
ếch… làm thức ăn cho rắn là một trong những nguy cơ ảnh hưởng gây mất cân
bằng sinh thái, có thể tạo điều kiện cho côn trùng, sâu bệnh phá hoại cây trồng.
Thiếu giống nuôi: tỷ lệ thành công trong việc cho rắn hổ mang chúa
sinh sản nhân tạo chưa cao, chỉ khoảng 30 – 40% (Đàm Thị Ánh Tuyết,
2008). Phần lớn những người nuôi hổ mang chúa đều săn bắt các giống thu
gom của những người săn bắt khác trong tự nhiên.
Chưa hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh, công tác thú y với ĐVHD
chưa thực sự tốt. Một số bệnh của ĐVHD (rắn thường mắc các bệnh như bệnh
phổi, vôi gan, bệnh đường ruột), nông dân hầu như chưa có các giải pháp phòng,
chống hiệu quả do thiếu dịch vụ thú y ở địa phương và chưa có thuốc đặc hiệu.
16



Người nuôi gặp trở ngại khi vận chuyển sản phẩm. Giấy phép vận
chuyển do chi cục kiểm lâm cấp chỉ có giá trị trong nước nên khi vận chuyển
sang Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc các nước khác nếu gặp lực lượng liểm lâm
của các nước đó sẽ bị tịch thu hàng và bị phạt rất nặng.
Rủi ro cao do bị ĐVHD gây hại cho người, bị chết hay ô nhiễm môi
trường do thức ăn hôi thối. Hàng năm Vĩnh Sơn có khoảng 1 người chết vì
rắn cắn, nhiều người bị thương tật suốt đời do không mang trang phục bảo hộ
như quần áo, giày, găng tay trong lúc tiếp xúc với rắn (cho rắn ăn, quét dọn,
bắt rắn đem bán) (Đàm Thị Ánh Tuyết, 2008). Các hang rắn có thể là nguồn
gây bệnh cho con người, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mọi người
trong gia đình và mọi người ở địa phương đó.
Gây nuôi sinh sản ĐVHD ở nước ta phát triển ở quy mô nhỏ lẻ và phân
tán. Việc khuyến khích chính thức phát triển ngành nghề này trong nông thôn
mới chỉ được các cơ quan ban, ngành thực sự quan tâm và chú ý trong những
năm gần đây. Vì vậy vấn đề chuyển giao công nghệ, phổ biến kiến thức cho
người dân còn hạn chế chủ yếu do thiếu cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông,
thiếu các trang thiết bị phục vụ công tác thú y phòng chống dịch bệnh. Hiện
nay hầu hết các cơ sở gây nuôi ĐVHD, phương pháp nuôi, kỹ thuật nuôi và
phòng trừ dịch bệnh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của người dân địa phương.
Phần lớn các hoạt động gây nuôi sinh sản ĐVHD trong các hộ gia đình hiện nay
còn mang tính tự phát, trôi nổi, tỷ lệ đăng ký trại nuôi chưa cao. Vì vậy vấn đề
xử lý đối với các cơ sở không đăng ký hoạt động đang gây nhiều khó khăn cho
các địa phương hiện nay. Hơn nữa việc xác định thu thuế hay không đối với các
loài ĐVHD đã được gây nuôi đến nay vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn hoặc
các quy định cụ thể nào (Đỗ Kim Trung và cộng sự, 2003).

2.7 Các công trình nghiên cứu liên quan


17


Hoạt động gây nuôi và kinh doanh rắn nói chung và ở xã Vĩnh Sơn nói
riêng là một lĩnh vực mới, chưa có nhiều công trình nghiên cứu đến.
Năm 2008, tác giả Đàm Thị Ánh Tuyết đã thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu hiệu quả kinh tế gây nuôi rắn của các hộ ở huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh
Phúc” – Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tác
giả đã nêu lên được quy mô, hình thức gây nuôi, tình hình kiểm soát dịch
bệnh, các kênh tiêu thụ, lượng tiêu thụ… đặc biệt là hiệu quả gây nuôi rắn của
các hộ gây nuôi rắn ở huyện Vĩnh Tường. Đồng thời tác giả đã nêu lên một số
định hướng, giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, thách thức của các hộ. Tuy
nhiên tác giả phản ánh thực trạng gây nuôi còn nhiều điểm chưa xát với thực
tế, các giải pháp đưa ra còn khá chung chung.
Để chuẩn bị cho việc thực hiện dự án Quy hoạch khu làng nghề Vĩnh
Sơn thành khu “Làng nghề chăn nuôi rắn - du lịch – dịch vụ", năm 2008
Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Tường đã tiến hành khảo sát hoạt động sản
xuất tại làng nghề rắn Vĩnh Sơn. Kháo sát tiến hành trên 300 mẫu điều tra.
Cuộc khảo sát đã cho kết quả về diện tích nuôi rắn của các hộ, nhu cầu thuê
đất trong khu quy hoạch, lợi nhuận từ gây nuôi rắn của các hộ, doanh nghiệp.
Tuy nhiên các thông tin thu được mới chỉ dừng lại ở dạng “thô”. Chẳng hạn
diện tích gây nuôi của các hộ là tổng diện tích gây nuôi của các mẫu, lợi
nhuận từ gây nuôi rắn của các hộ cũng là tổng lợi nhuận của các mẫu. Như
vậy thông tin không có ý nghĩa. Các thông tin đó cần được tính đến các chỉ số
bình quân thì mới có ý nghĩa khoa học.
Ngoài ra còn có bài viết “Đánh giá hiệu quả kinh tế, tác động của việc
gây nuôi động vật hoang dã (rắn hổ mang chúa, hổ mang bành, rắn hổ
châu…) với chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước đến với người nông
dân xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Nguyễn Văn
Quyết thực hiện năm 2006. Bài báo cáo một phần đã nêu lên được hiệu quả

kinh tế trong gây nuôi một số loại rắn tại Vĩnh Sơn và sự tác động của chúng
tới đời sống của người dân xã Vĩnh Sơn.

Phần III
18


ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Vĩnh Sơn
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Vĩnh Sơn nằm ở trung tâm huyện Vĩnh Tường, tiếp giáp với các xã:
Phía Bắc, Tây và Tây Nam giáp với Thổ Tang – Trung tâm thương mại
lớn nhất huyện Vĩnh Tường.
Phía Nam giáp với Thượng Trưng.
Phía Đông Nam giáp với Vũ Di.
Phía Đông giám với Bình Dương.
Các xã Thổ Tang, Thượng Trưng, Vũ Di, Bình Dương là các xã phát
triển nhất huyện Vĩnh Tường. Đồng thời, Vĩnh Sơn cách quốc lộ 2 khoảng
3km về phía Tây Nam. Điều này cho thấy Vĩnh Sơn có vị trí địa lý vô cùng
thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán với các địa phương khác.
* Địa hình
Vĩnh Sơn có địa hình bằng phẳng, phía Đông, Tây và Nam được bao
bọc bởi con sông Phan. Sông Phan là nguồn tưới tiêu nước cho hệ thống cây
trồng không chỉ của Vĩnh Sơn mà còn cho nhiều xã lân cận.
* Khí hậu
Vĩnh Sơn mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt. Mưa bão
tập trung vào các tháng 5-8 hàng năm với nhiệt độ cao trung bình hàng năm là
24,90oC, trung bình thấp là 17,9oC. Hàng năm có hai tháng 9-10 có nhiệt độ
trung bình là 22,4oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 có nhiệt độ trung bình là

14oC. Tần suất sương muối xảy ra vào tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm
trung bình hàng năm là 80%, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.526 mm,
số ngày mưa trung bình một năm là 133 ngày. Các hiện tượng mưa đá, gió lốc
thường xảy ra cục bộ, gây đổ nhà cửa, cây cối, phá hoại hoa màu gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân.

19


* Tình hình đất đai
Bảng 3.1: Tình hình đất đai xã Vĩnh Sơn
Chỉ tiêu
Tổng diện tích đất tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
- Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất nông nghiệp khác
2. Đât phi nông nghiệp
- Đất ở
Trong đó diện tích gây nuôi rắn
- Đất chuyên dùng
- Đất phi nông nghiệp khác

2007
SL (ha)
CC (%)
327,34
252,32
231,4
10,40

10,52
75,02
39,70
8,05
7,60
27,72

100
77,1
91,7
4,1
4,2
22,9
52,9
20,2
10,1
37,0

2008
SL (ha) CC (%)
327,34
231,45
210,53
11,40
9,52
95,89
66,4
8,60
7,60
21,89


Nguồn: Phòng Địa chính xã Vĩnh Sơn

20

100
70,7
91,0
4,9
4,1
29,3
69,2
12,9
7,90
22,8

2009
SL (ha) CC (%)
327,34
230,45
210,53
12,92
7,02
96,89
66,9
8,85
7,6
22,39

100

70,4
91,4
5,6
3,0
29,6
69,0
13,2
7,8
23,1

So sánh (%)
08/07 09/08 BQ
100,0
91,7
91,0
109,6
90,5
127,8
167,3
106,9
100,0
79,0

100,0
99,6
100
113,2
73,7
101,0
100,8

103,5
100,0
102,3

100,0
95,6
95,4
111,4
81,7
113,6
129,8
105,2
100,0
89,9


Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng diện tích tự nhiên xã Vĩnh Sơn
không thay đổi qua các năm. Nhưng cơ cấu các loại đất có sự thay đổi. Trong
đó diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm. Nguyên nhân năm
2007 Vĩnh Sơn đã quy hoạch 20,78 ha để thành lập khu chăn nuôi rắn tập
trung trên 100 đất nông nghiệp. Vì vậy trên giấy tờ khu đất đó đã chuyển
thành đất phi nông nghiệp. Mặt khác, dân số ngày càng đông, số hộ ngày càng
tăng lên với tốc độ trung bình 4,1 % một năm (bảng 3.2), dẫn tới tăng nhu cầu
nhà ở. Trong khi đó, đất đai trong khu dân cư ngày càng chật hẹp. Chính vì
vậy, một bộ phận đất nông nghiệp cũng được chuyển thành đất nhà ở.
Tuy nhiên trong cơ cấu đất nông nghiệp cũng có loại đất tăng lên. Đó là
đất nuôi trồng thủy sản. Nguyên nhân là người Vĩnh Sơn nhận thấy khi cho
rắn ăn phải bỏ nhiều bộ phận của con mồi như ruột, đầu, da…. Nếu sử dụng
những bộ phận ấy cho cá trê lai ăn thì cá vừa lớn nhanh lại chống ô nhiễm
môi trường. Chính vì vậy nhiều người tận dụng những ao bỏ không hay đào

ao thả cá làm cho diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên qua các năm với tốc
độ trung bình 11,4%/năm (bảng 3.1).
Bên cạnh đó diện tích dành cho gây nuôi rắn cũng ngày càng tăng lên
nhưng với tốc độ chậm dần. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều hộ dân ở
Vĩnh Sơn tham gia nuôi rắn và các hộ đã gây nuôi thì quy mô dần dần được
mở rộng.
3.1.2 Điều kiện xã hội
* Tình hình dân số và lao động
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy số lao động cùng số nhân khẩu của xã tăng
lên qua các năm. Trong đó lao động nghề rắn chiếm 48,9 % (năm 2009) so
với tổng lao động của xã. Điều này chứng tỏ nghề nuôi và chế biến rắn giải
quyết việc làm cho đa phần người dân Vĩnh Sơn.

21


Bảng 3.2: Dân số và lao động xã Vĩnh Sơn
Chỉ tiêu

ĐVT

2007
SL

I. Số nhân khẩu
II. Tổng lao động
1. LĐ làm nghề rắn
2. LĐ khác
III. Tổng số hộ
- Trong đó số hộ nuôi rắn

+ Hộ nuôi sinh sản
IV. Trại rắn trung tâm
V. Số doanh nghiệp
VI. Số hợp tác xã rắn
VII. Một số chỉ tiêu khác
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
- Tỷ lệ sinh con thứ 3
- Trẻ em dưới năm tuổi suy dinh dưỡng
- Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới
- Tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hóa
Nguồn: Phòng Thống kê xã Vĩnh Sơn

Người



Hộ
Hộ
Hộ
Trại
DN
HTX

5273
3829
1794
2035
1196
700
410

1
3
1

%
%
%
%
%

1,7
21,6
22,0
11,6
85,1

CC
(%)
100
46,9
53,1
100
62,7
29,3

22

2008
CC
SL

(%)
5362
3897
100
1842 47,3
2055 52,7
1228
100
750 57,0
450 36,6
1
3
2

2009
So sánh (%)
CC
SL
08/07 09/08
BQ
(%)
5443
101,7 101,51 101,6
3970
100 101,8 101,9 101,8
1943 48,9 102,7 105,5 104,1
2028 51,1 101,0
98,7 99,8
1295
100 102,7 105,5 104,1

800 61,8 107,1 104,0 105,6
550 34,7 109,8 122,2 115,8
1
100,0 100,0 100,0
3
100,0 100,0 100,0
3
200,0 150,0 175,0

1,68
17,6
20,0
8,1
46,7

1,51
18,9
18,0
6,22
73,4

-

-

-

-

-



Không khó hiểu khi số hộ làm nghề rắn ở Vĩnh Sơn chiếm đến đến
61,8% tổng số hộ mà lao động làm nghề rắn chỉ chiếm 48,9 % trong tổng lao
động. Một bô phận lao động trong các hộ làm nghề rắn vẫn tham gia các công
việc khác như làm ruộng, làm thuê ở các địa phương khác…Việc đa dạng hóa
loại hình sản xuất là một giải pháp tốt bởi nuôi rắn nhiều rủi ro, chu kỳ sản
xuất dài, rất cần có nguồn thu nhập khác ngoài rắn để bổ sung.
Lao động xã Vĩnh Sơn mang đặc điểm chung của lao động nông thôn
Việt Nam là cần cù, chịu khó nhưng lại có đặc điểm riêng là mạnh dạn, giám
nghĩ giám làm, ham học hỏi. Đó là những đức tính cần có khi làm nghề rắn.
Xã Vĩnh Sơn còn có hai thầy lang chuyên làm nghề bốc thuốc trị rắn
cắn cho người dân. Hai thầy lang có thể điều trị khỏi những ca nhẹ. Tuy nhiên
những ca nặng phải đưa đi bệnh viện lớn. Những năm qua hai thầy đã cứu
sống nhiều mạng người. Bởi lẽ khi bị rắn độc cắn dù nặng hay nhẹ nếu không
được điều trị sớm (nếu bị rắn hổ cắn phải điều trị trong vòng 4 giờ đồng hồ)
thì có thể tử vong.
* Giáo dục
Công tác giáo dục được Đảng, Chính quyền quan tâm chỉ đạo. Cảnh
quan môi trường, cơ sở vật chất thiết bị của nhà trường được quan tâm đầu tư.
Việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy được các nhà trường và các giáo
viên tích cực triển khai thực hiện. Đội ngũ giáo viên các trường đoàn kết thống
nhất nhiệt tình, trách nhiệm, yêu ngành yêu nghề. 100% giáo viên đạt chuẩn và
trên chuẩn (năm 2009), chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. Công tác
xã hội hóa giáo dục được quan tâm chỉ đạo. Hội khuyến học, các dòng họ xây
dựng được quỹ khuyến học. Quỹ được sử dụng có hiệu quả. Nhìn chung công
tác giáo dục ở Vĩnh Sơn luôn được quan tâm và ngày càng phát triển.
* Cơ sở hạ tầng
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, trong những năm qua cơ
sở vật chất có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn xã

Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc ngày càng được cải thiện. Từ bảng 3.3 cho thấy.
23


- Hệ thống giao thông:
Vĩnh Sơn có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh. Trên
80% chiều dài đường đã được cứng hóa. Đường nội thôn đã được bêtông hóa,
lát gạch hoàn toàn. Các đường cấp phối dần dần được thay thế bằng đường
bêtông và đường nhựa. Đặc biệt năm 2009 xã đã đầu tư xây dựng được 2km
đường nhựa. Đường liên xã đã được mở rộng, tạo thuận lợi cho việc đi lại,
buôn bán của người dân. Ngoài ra, đường giao thông nội đồng cũng từng
bước được bêtông hóa, giúp cho hoạt động trồng trọt của người dân được dễ
dàng hơn.
Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã
Chỉ tiêu
1. Đường giao thong
- Đường nhựa
- Đường betong
- Đường lát gạch
- Đường cấp phối
2. Thủy lợi
- Trạm bơm
- Kênh mương cứng hóa
3. Điện
- Trạm biến áp
- Tỷ lệ hộ dùng điện
4. Chợ
5. Công trình phúc lợi
- Trường mầm non
- Trường tiểu học

- Trường THCS
- Nhà văn hóa
- Trạm y tế

ĐVT

2007

2008

2009

m
m
m
m
m

21174
0
5490
8065
7619

21174
0
6775
8065
6334


21174
2000
10253
6071
2850

Trạm
m

2
1100

2
1600

2
3336

Trạm
%
Chợ

2
100
1

2
100
1


2
100
1

Trường

1

1

1

Trường

1

1

1

Trường
Nhà
Trạm

1
0
1

1
0

1

1
0
1

Nguồn: Phòng Thống kê xã Vĩnh Sơn

24


- Hệ thống thủy lợi: cũng như đường giao thông, hệ thống thủy lợi dần
được hoàn thiện. Năm 2009 tổng chiều dài kênh mương cứng hóa là 3336m
chiếm 52% tổng chiều dài kênh mương, phục vụ tưới cho 170 ha diện tích
gieo trồng. Số kênh mương chưa được cứng hóa chỉ có thể cải tạo và phục vụ
nhu cầu trước mắt. Về lâu dài phải liên cố hóa kênh mương để phục vụ cho
sản xuất cũng như giảm thất thoát và lãng phí nước, đồng thời cần phát huy
hết công suất thiết kế của các công trình thủy lợi.
- Hệ thống điện, thông tin liên lạc: xã Vĩnh Sơn có 100% số hộ dùng điện.
Xã cũng đã thực hiện điện khí hóa một số khâu trong trồng trọt và chăn nuôi. Cả xã
có 2 trạm biến áp đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sinh hoạt và sản xuất của toàn xã.
Bưu chính viễn thông từ chỗ chỉ có 120 máy điện thoại cố định (năm
2005), đến 2009 đã lắp đặt được 770 thuê bao cố định, 3970 thuê bao di động
đạt bình quân 87 máy/100 dân.
- Công trình phúc lợi:
Xã Vĩnh Sơn có đủ các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở với
cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho nhu cầu học tập của con em
trong xã. Tuy nhiên xã chưa có nhà văn hóa nên hạn chế các hoạt động vui
chơi giải trí của người dân trong những lúc nông nhàn.
3.1.3 Điều kiện kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng thu nhập của toàn xã năm sau đều
cao hơn năm trước với tốc độ tăng bình quân là 24,2 %/năm. Điều này là do
giá trị thu nhâp của tất cả các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, dịch
vụ, tiểu thủ công nghiệp… năm sau đều cao hơn năm trước.
Về cơ cấu các ngành kinh tế, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vẫn
chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó, gây nuôi rắn chiếm tới 70% giá trị thu nhập
toàn ngành chăn nuôi, tương ứng với 39,5% tổng thu nhập của toàn xã. Chứng
tỏ gây nuôi rắn là ngành nghề chủ đạo tại Vĩnh Sơn.

25


×