Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Luận văn biện pháp nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị tại nhà máy in diên hồng NXBGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.97 KB, 64 trang )

Lời mở đầu
Máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp, đó là sự thắng thế trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển
và đứng vững bằng những sản phẩm chất lợng cao, giá thành hạ. Máy móc
thiết bị là bộ phận lớn nhất, chủ yếu nhất trong t liệu lao động và có ý nghĩa
quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy
công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị đang là vấn đề thu hút đợc
nhiều sự quan tâm nghiên cứu bởi thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
tồn tại những lãng phí lớn trong sử dụng máy móc thiết bị .
Trải qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển, Nhà máy in Diên Hồng NXBGD, hiện nay là một doanh nghiệp lớn mạnh, lực lợng lao động có tay
nghề cao, trình độ kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Đây là một thành tích to lớn,
thành quả của quá trình gắn bó lao động bền bỉ của cán bộ công nhân viên nhà
máy. Đồng thời sự lớn mạnh về cơ sở vật, chất kỹ thuật, trình độ quản lý kinh
tế của nhà máy cũng đợc nâng cao. Bên cạnh đó, Nhà máy cũng còn tồn tại
những hoạt động có hiệu quả cha cao. Qua thời gian thực tập tổng hợp và thực
tập tốt nghiệp tôi đã có điều kiện tìm hiểu về những vấn đề chung về nhà máy,
trong đó tôi nhận thấy vấn đề quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của nhà
máy tuy đạt đợc thành tích cao song vẫn còn những lãng phí trong sử dụng
máy móc thiết bị vì vậy tôi đã làm chuyên đề này có đề tài là Một số biện
pháp cơ bản nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị tại nhà
máy in Diên Hồng - NXBGD . Tôi hy vọng với chuyên đề này, tôi có thể góp
phần cùng ban lãnh đạo Nhà máy tìm cách quản lý và sử dụng hiệu quả hơn máy
móc thiết bị hiện có, góp phần nâng cao hiệu quả hơn nguồn vốn của nhà máy,
tạo điều kiện tích luỹ, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Nhà máy
Nội dung chuyên đề gồm ba phần:
Phần I : Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nhà máy có ảnh hởng tới
công tác quản lý và hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
Phần II : Phân tích thực trạng công tác quản lý và hiệu quả sử dụng máy
móc thiết bị tại nhà máy.
Phần III: Một số biện pháp cơ bản nhằm tăng cờng công tác quản lý và
sử dụng có hiệu quả các máy móc thiết bị tại Nhà máy.



1


Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Văn L đã tận tình chỉ bảo
em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề này. Cháu cũng xin cám ơn cô
chú phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch vật t đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho
cháu trong suốt thời gian thực tập.

Phần I: Một số đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật của
nhà máy có ảnh hởng đến công tác quản lý và
sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị.
I. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy.

1. Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy
Nhà máy Diên Hồng là đơn vị thành viên của NXBGD đợc giao nhiệm
vụ in sách giáo khoa và các tài liệu giáo dục khác phục vụ cho công tác giáo
dục và chính trị của NXBGD. Nhà máy có lịch sử ra đời từ rất lâu, trải qua
nhiều gia đoạn phát triển sau.
1.1. Thời kỳ 1954 -1968: Đây là thời kỳ dồn nhập các nhà in nhỏ - đấu
tranh cải tạo công thơng nghiệp, t bản kinh doanh, sơ tán chốn chiến tranh.
Từ năm 1953 trở về trớc Nhà máy là nhà in t nhân của pháp chuyên in
báo, trụ sở chính đóng tại 15 Hai Bà Trng - Hà Nội .
Từ 1.10.1954, đổi tên thành Nhà máy in Kiến Thiết do nhà t sản Việt
Nam quản lý, chuyên in giấy tờ các việc vặt bằng phơng pháp Typô - Trực
thuộc sở Văn hoá thông tin Hà Nội.
Năm 1958 đổi tên thành Liên xởng in 9, gồm nhiều nhà in nhỏ gộp lại.
Năm 1963 sát nhập với nhà máy in á Châu và đổi tên thành nhà in Diên
Hồng. Nhà in đợc bàn giao sang cục xuất bản Bộ Văn hoá quản lý .
Đến ngày 15.7.1967 Nhà in đợc Bộ văn hoá giao sang Bộ Giáo Dục theo

quyết định của số 132 Ttg/vg của Thủ tớng.
1.2. Thời kỳ 1969 -1991: Quyết định của Bộ Giáo Dục về việc thành lập
Nhà máy in Diên Hồng
Ngày14.1.1969 Bộ Giáo Dục ra quyết định số 39/QĐ thành lập chính
thức nhà máy in Diên Hồng, chia thành 2 cơ sở sản xuất. Trong thời gian này
đợc sự giúp đỡ của Bộ văn hoá, Nhà máy đợc trang bị mới một số máy móc

2


thiết bị in, đóng sách, ảnh, ảnh kẽm của cộng hoà liên bang Đức để thay thế
các máy móc cũ của các nhà t bản trớc đây.Từ đó sản lợng đợc nâng dần lên
từ 700 triệu trang in năm 1968 lên 981 triệu trang năm 1973.
Khoảng thời gian từ năm 1069 - 1972, Nhà máy thực hiện đợt sơ tán đợt
2 thực hiện vừa sản xuất vừa chiến đấu.
Ngày 9.5.1974 Bộ Giáo Dục ra quyết định số326/QD phân hạng Nhà
máy vào loại xí nghiệp hạng 4. Từ thế sản xuất ổn định nên kế hoạch sản xuất
ngày một phát triển.Với quy trình Typo tiên tiến chất lợng sản phẩm cao, lúc
bấy giờ Diên Hồng đã đợc xếp vào loại nhà in thứ hai trong số các nhà in có
sách in đẹp
Sau năm 1975, Bộ Giáo Dục có chủ trơng thu hẹp quy mô sản xuất của
Diên Hồng. Hàng năm chỉ thực hiện in 1 sản lợng nhỏ sách giáo khoa, còn
chủ yếu là in sổ sách, giấy tờ phục vụ trong ngành. Sản lợng hàng năm chỉ
còn khoảng 350 - 400 triệu trang
Ngày 20-4-1991 Bộ Giáo Dục có quyết định số 1015/QĐ đa Nhà máy về
trực thuộc NXBGD. Ngày 4-6-1991, Giám đốc NXBGD ký quyết định số
55/QĐ chuyển tên Nhà máy thành Xởng chế bản - in NXBGD
1.3. Thời kỳ 1991-1996: Thời kỳ củng cổ - xây dựng - phát triển Xởng
chế bản- in. Những vấn đề cơ bản trong thời kỳ này là:
Đã thay đổi toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất từ phơng pháp in Typo

sang phơng pháp in Offet với các thiết bị, chế bản in và hoàn thiện sách không
ngừng đợc đổi mới theo hớng đồng bộ và hiện đại. Số lợng CBCNV tăng dần
theo tốc độ phát triển của sản xuất, từ trên 80 năm 1991đến 250 ngời năm
1996
Việc đầu t thiết bị trong thời kỳ này cũng đợc chú trọng, các thiết bị mới
của CHLB Đức, Việt Nam, Nhật, Thụy Sỹ, Trung quốc Đều là những máy
móc thiết bị hiện đại, đầu t đồng bộ cho tất cả các phân xởng, các bộ phận. Do
vậy sản lợng của Nhà máy đã tăng lên một cách đáng kể qua các năm từ 250
triệu trang in năm 1991 lên 1143 triệu trang năm 1992 và lên 1626 triệu trang
năm 1996
1.4. Thời kỳ 1996- nay: Phát huy kết quả đầu t - tin tởng - đoàn kết
thống nhất - trách nhiệm cao - đa Nhà máy vào thời kỳ phát triển mới.

3


Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định giữ nguyên tên Nhà máy in Diên
Hồng theo quyết định số 4943/GDĐT ngày 2-11-1996
Tiếp theo giám đốc NXBGD đã ký quyết định số 259/QĐ ngày 6-11-96
về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Nhà in Diên
Hồng. Theo đó nhiệm vụ của Nhà máy là tổ chức in sách giáo khoa, các tài
liệu dạy và học khác, các tạp chí phục vụ cho ngành Giáo khoa, các tài liệu
dạy và học khác, các tài liệu dạy và học khác, các tạp chí phục vụ cho ngành
Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch hàng năm của NXBGD.
Ngoài ra, Nhà máy còn làm gia công in sách cho 1 số đơn vị khác ngoài
NXBGD. Từ năm 2000, Nhà máy có đa vào sản xuất, tạo thêm thu nhập cho
cán bộ công nhân viên. Nh vậy Nhà máy thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng
là chủ yếu, còn sản xuất theo cataloge chỉ chiếm một phần nhỏ.
Hiện nay Nhà máy vẫn trực thuộc NXBGD, có t cách pháp nhân không
đầy đủ, thực hiện hạch toán kinh tế. Có con dấu riêng đợc mở tài khoản tại

Ngân Hàng, đợc quyền vay vốn và ký hợp đồng kinh tế
2. Đặc điểm của cơ cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
của Nhà máy
Cơ cấu sản xuất phản ánh bố cục về chất và tính cân đối về lợng của các
quá trình sản xuất. Việc xác định 1 cơ cấu sản xuất phù hợp rất quan trọng đối
với hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định bộ máy
quản lý của doanh nghiệp. Với quy mô sản xuất vừa, Nhà máy in Diên Hồng
có hai phân xởng sản xuất chính, 3 tổ sản xuất phù trợ và 3 tổ phục vụ sản
xuất. Cơ cấu sản xuất của Nhà máy đợc bố trí theo kiểu Doanh nghiệp - phân
xởng - nơi làm việc. Ta có thể xem sơ đồ sau:

4


Sơ đồ 1:Cơ cấu sản xuất của nhà máy.

Nhà máy

Bộ phận sản
xuất chính

Phân xư
ởng in
ofset

Phân xưởng
hoàn thiện

Bộ phận phục
vụ sản xuất


Bộ phận sản xuất
phù trợ

tổ

điện

Tổ
cắt
rọc

Tổ
chế
bản

Tổ
bảo
vệ

Tổ
bôc
xếp

Hệ
thống
kho

Phân xởng in offset: phân xởng này có nhiệm vụ chỉ thục hiện 1 giai đọan
công nghệ là từ các maket bình bản và đa vào in. Vì vậy mà trong phân xởng

chủ yếu đợc bố trí các loại máy in, đây là các máy sản xuất bản tự động, điều
này tạo điều kiện đơn giản hoá công tác quản lý máy móc. Thành quả của
công đoạn này chính là các bản in theo mẫu và đợc chuyển sang phân xởng
hoàn thiện.
Phân xởng hoàn thiện: phân xởng có nhiệm vụ là đóng quyển các sản
phẩm in từ phân xởng ofset. Tuy nhiên việc hoàn thiện cũng có nhiều quy
trình: gấp máy hay gấp tay, khâu chỉ máy vào bìa, máy đóng ghim, khâu thép
Vì vậy mà thiết bị ở đây đợc bố trí tơng đối đa dạng. Gồm máy gấp, máy
khâu chỉ, máy vào bìa, máy đóng ghim, máy ép sách .. . Do vậy mà ở đây việc
theo dõi quản lý các máy có phức tạp hơn, việc huy động công suất của các
máy không đợc đồng bộ.
Tổ cắt rọc: Bộ phận sản xuất phù trợ đợc hoạch toán độc lập chuyên cắt
rọc giấy từ cuộn ra khổ giấy theo yêu cầu. Do vậy ở đây đợc bố trí 2 máy cắt,
và 2 xe nâng hàng.

5


Tổ chế bản: có nhiệm vụ sửa chữa làm maket bình bản để làm mẫu cho
việc in. Trong tổ đợc bố trí 1 máy công tắc phin, 1 máy chụp 3 máy phơi bản,
2 máy sấy, máy sửa bản, máy vi tính.
Các bộ phận phục vụ sản xuất có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu tới các
phân xởng
Mỗi đơn vị dù ở bộ phận sản xuất chính, hay sản xuất phụ trợ, phục vụ
sản xuất đều có trách nhiệm quản lý máy móc thiết bị thuộc đơn vị mình, bảo
quản sửa chữa máy thông thờng. Nh vậy mỗi bộ phận sản xuất đều quyết định
tới vấn đề sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị.
Bộ máy quản lý của Nhà máy đợc tổ chức theo kiểu trực tuyến chức
năng. Theo mô hình này mỗi bộ phận chỉ nhận pháp lệnh từ một cấp trên trực
tiếp, các phòng ban chức năng tham mu cho Giám đốc về nghiệp vụ chức năng

của mình. Với mô hình này cơ cấu đơn giản, dễ vận hành dễ theo dõi kiểm tra.
Bộ máy đợc phân thành 4 phòng chức năng, 2 phân xởng sản xuất chịu sự
quản lý trực tiếp của Giám đốc và 2 Phó Giám đốc:
Dới đây ta có thể xem sơ đồ:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà máy.
Giám đốc

PGĐ
sản xuất
kỹ thuật
P.
Kế toán tài vụ

Tổ
chế bản

P.
Kế
hoạch
- vật t

Tổ
Cơ điện

Phân
xởng
in
Offset

Tổ

cắt rọc
6

PGĐ
Tài chính
Hậu cần
Phân
xởng
hoàn
thiện

P.
HC LĐ TL

Tổ
bảo vệ

P.
Kinh
doanh
tiếp thị


: Quan hệ chỉ đạo điều hành.
: Quan hệ phối hợp.
Ban Giám đốc:
- Giám đốc: Là ngời đứng đầu Nhà máy, có quyền cao nhất quyết định,
chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy và chịu trách nhiệm
trớc Nhà máy, NXBGD và trớc pháp luật.
- Phó Giám đốc sản xuất kỹ thuật: Điều hành về kỹ thuật sản xuất, là ngời chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực liên quan.

- Phó Giám đốc Tài chính hậu cần: Điều hành về sản xuất và đời sống, là
ngời chịu trách nhiệm về công tác cán bộ, tổ chức, tổ chức lao động.
Các phòng ban gồm có:
- Phòng kế toán tài vụ: Làm nhiệm vụ tổ chức ghi chép, tính toán, phản
ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ sự thành vận động của toàn bộ tài
sản. Trực tiếp giúp giám đốc trong việc thẩm định các loại vật t, hàng hoá trớc
khi mua. Phối hợp với các phòng ban chức năng khác lập báo cáo tài chính và
chịu trách nhiệm trực tiếp trớc giám đốc.
- Phòng hành chính lao động tiền lơng: xây dựng kế hoạch và biên chế
lao động hàng năm và từng thời kì. tổ chức về lao động, tiền lơng, và tiền thởng. Tham mu cho ban lãnh đạo trong việc thành lập, giải thể các phòng ban,
phân xởng, tổ sản xuất. Bổ nhiệm vầ miễn nhiệm các chức vụ quản lý ...
- Phòng kế hoạch vật t: xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính
hàng năm trên cơ sở các nguồn lực hiện có. Tổ chức mua sắm quản lý sử dụng
các loại vật t, thiết bị, phụ tùng đảm bảo cho sản xuất, chủ động liên hệ với
NXBGD và các đơn vị khác trong việc nhận in tài liệu và giao sản phẩm. Phối
hợp với các phòng, ban, phân xởng, và chịu trách nhiệm trớc ban lãnh đạo.
- Phòng kinh doanh tiếp thị : làm nhiệm vụ tìm kiếm thị trờng, tiêu thụ
sản phẩm mà chủ yếu là vở viết học sinh chất lợng cao. Thông qua nghiên cứu
thị trờng tìm kiếm nhu cầu mà tham mu cho ban lãnh đạo trong việc xây dựng
kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Tổ bảo vệ: chịu sự quản lý trực tiếp của phòn HC - LĐ - TL, có nhiệm
vụ trông coi tài sản của Nhà máy, quản lý việc ra vào tại Nhà máy.

7


Các bộ phận sản xuất gồm có:
- Phân xởng in Ofset, phân xởng hoàn thiện: có nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch sản xuất định kì. Tổ chức thực hiện lệnh của giám đốc thông qua phiếu
sản xuất. Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị, nguyên

vật liệu, bán thành phẩmtrong phạm vi phân x ởng. Phối hợp với các bộ phận
khác lập và gửi kịp thời các báo cáo thống kê sản lợng cho ban lãnh đạo và
các phòng ban liên quan.
Ngoài các bộ phận sản xuất trên còn có tổ cơ điện, tổ chế bản và tổ cắt
rọc. Các tổ chức đoàn thể của Nhà máy cũng phát triển mạnh góp phần nâng
cao đời sống vật chất tinh thần công nhân viên Nhà máy. Các phân xởng sản
xuất không có bộ máy quản lý riêng, quản đốc phân xởng chịu trách nhiệm tổ
chức sản xuất và trực tiếp điều hành quản lý lao động, vật t sản phẩm, thiết bị
chịu trách nhiệm trớc Giám đốc về chất lợng sản phẩm và mọi hoạt động
của phân xởng.
II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Nhà máy có ảnh hởng đến công tác quản lý và hiệu quả sử dụng
máy móc thiết bị.

1. Đặc điểm về tính chất nhiệm vụ sản xuất
Nhà máy in Diên Hồng là 1 đơn vị thành viên của NXBGD, từ khi thành
lập Nhà máy có nhiệm vụ in các giấy tờ, việc vặt, bằng phơng pháp in Tygô.
Hiện nay nhà máy có nhiệm vụ là:
Tổ chức in sách giáo khoa, các tài liệu dạy học khác, các tạp chí phục vụ
cho ngành Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch hàng năm của NXBGD.
Tổ chức in gia công cho các đơn vị khác để tận dụng công suất máy móc
thiết bị để tạo thêm thu nhập cho công nhân viên chức.
Thực hiện sản xuất kinh doanh vở học sinh chất lợng cao từ năm 2000.
NXBGD có 4 đơn vị thành viên trong đó có 2 đơn vị ở miền Bắc là Nhà
máy in Diên Hồng và Nhà máy in Đông Anh. Nhà máy in Diên Hồng có năng
lực sản xuất bằng nửa năng lực sản xuất của nhà máy in Đông An. Hàng năm
nhà máy in đợc NXBGD giao chỉ tiêu chiếm khoảng 70% sản lợng trang in,
đặc biệt năm 2002 lên tới 90%. Việc giao chỉ tiêu cho Nhà máy đợc thực hiện
8



thông qua việc ký kết hợp đồng kinh tế, tuỳ thuộc vào năng lực sản xuất và
khả năng đáp ứng các chỉ tiêu sản lợng của Nhà máy, điều này tạo điều kiện
cho Nhà máy ổn định sản xuất và tận dụng năng lực sản xuất của máy móc
thiết bị. Tuy nhiên việc giao sản lợng không đợc thực hiện đều qua các thời
kỳ, mà có những lúc sản xuất phải đi vào cao điểm, có những lúc thong thả
cầm chừng. Việc giao chỉ tiêu không cân đối về cơ cấu màu trang in (Trang in
1 màu, trang in 2 màu, trang in 4 màu) gây lãng phí cho việc sử dụng máy
(máy in 2 màu phải sử dụng vào in 1 màu).
Để tận dụng công suất còn lại của mình, Nhà máy thực hiện in gia công
cho các đơn vị khác. Tuy nhiên trong công tác này Nhà máy không có quan hệ
ổn định lâu dài với 1 đơn vị nào khác, do vậy không tạo đợc thế chủ động cho
Nhà máy, đôi khi vẫn không tận dụng hết năng lực sản xuất của mình. Từ năm
2000 Nhà máy đa vào sản xuất kinh doanh vở học sinh chất lợng cao, và sản
phẩm hiện nay đợc thị trờng chấp nhận, tạo điều kiện tận dụng thời gian và
công suất máy trong những thời điểm sản xuất nhàn rỗi, góp phần nâng cao
hiệu qủa sản xuất kinh doanh cho Nhà máy.
Với những nhiệm vụ trên, hệ thống máy móc thiết bị của Nhà máy cũng
không hiện đại lắm, tất cả sản phẩm in của Nhà máy cũng chỉ cần có 1 quy
trình công nghệ duy nhất. Vì vậy nó tạo ra điều kiện để đơn giản hoá công tác
quản lý máy móc thiết bị, đồng thời số lợng và chủng loại máy móc thiết bị
cũng đòi hỏi ít hơn.
2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhân tố này phản ánh khả năng tiếp nhận và vận dụng thành công việc đa máy móc thiết bị vào sản xuất. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật quyết
định việc bố trí hệ thống máy móc thiết bị, cho phép đa máy móc thiết bị vào
áp dụng trên cơ sở vừa đảm bảo theo xu hớng phát triển đồng thời có thể tận
dụng đợc một cách tối đa cơ sở vật chất hiện có. Đồng thời cũng tạo điều kiện
cho công tác phục vụ việc vận hành máy móc thiết bị
Kể từ khi thành lập đến nay Nhà máy đã thực hiện nhiều lần di chuyển
địa điểm sản xuất cho phù hợp. Nhà máy cũng đã thực hiện nhiều cuộc thay

đổi lớn về đầu t máy móc thiết bị mới tiến, hiện đại. Đặc biệt năm 1991, Nhà
máy đã thay đổi toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất từ phơng pháp in Typô
sang phơng pháp in offset. Các thiết bị mới của cộng hoà liên bang Đức, Việt
9


Nam, Nhật, Thuỵ sỹ, Trung Quốc đều là máy móc thiết bị hiện đại. Các
máy móc thiết bị đợc đầu t đồng bộ cho các phân xởng, các bộ phận. Các thiết
bị phục vụ cho công nghệ chế bản, in hoàn thiện sách đều là máy móc tân
tiến, có năng suất chất lợng cao và là những máy móc bán tự động. Các máy
móc chủ yếu phục vụ cho công việc in và hoàn thiện sách gồm có : máy tính,
máy in, in laze, máy chụp, máy phơi bản, máy tráng, máy sấy, máy con tắc,
film, máy in, máy dao xén, máy cắt rọc hầu hết là các máy móc thiết bị
chuyên dùng. Toàn nhà máy có 2 phân xởng, và 3 tổ, mỗi bộ phận này đợc
trang bị một số máy móc thiết bị để thực hiện một hoặc một số các giai đoạn
của công nghệ in và hoàn thiện sách. Đòi hỏi việc quản lý máy móc thiết bị
phải đợc cụ thể hoá cho từng bộ phận. Nhà máy có một khu 5 tầng để phục vụ
công tác quản lý nói chung và đợc trang bị những trang thiết bị cần thiết để
phục vụ văn phòng
Ta có thể xem xét tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật của Nhà máy.
Bảng 01: Cơ cấu tài sản cố định của Nhà máy theo giá trị tuyệt đối.
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu.

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002


NG

GTCL

NG

GTCL

NG

GTCL

1. TSCĐ đang dùng.

17649,93

8516,8

18850

7794,3

18895,6

6376,2

- Nhà cửa, vật chất kiến trúc.

1636,53


935,98

2682

1964

2682

1835

- Máy móc thiết bị.

15133,28

7069.1

15197,5

5344,6

15.226

4133,6

- Phơng tiện vận chuyển truyền dẫn.

408,99

203,66


708,99

165,75

408,99

129

- Thiết bị dụng cụ quản lý.

471,13

308,05

561,5

319,94

578,43

278,6

2. Tài sản cố địng không dùng .

0

0

0


0

0

0

3. Tài sản cố định chờ thanh lý.

8,45

7,29

0

0

0

0

17658,4

8524,1

18850

7794,3

18895,6


6379,2

Tổng:

Nguồn: Phòng kế hoạch - vật t.
Nhìn vào bảng trên ta thấy TSCĐ đang dùng của nhà máy ngày càng tăng
lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, TSCĐ không dùng và TSCĐ chờ thanh lý
đã không có đó là do kế hoạch của Nhà máy. Theo đó giá trị của máy móc
thiết bị chiếm trong tổng TSCD của nhà máy luôn chiếm một tỷ trọng lớn
khoảng 80%- 85% theo nguyên giá và 70 - 83% theo giá trị còn lại. Đòi hỏi

10


trong công tác quản lý TSCĐ tại Nhà máy, thì phải coi trọng quản lý máy móc
thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất.
Năm 1999 và năm 2000 theo chỉ đạo của NXBGD, các phân xởng sản
xuất, nhà văn phòng làm việc của nhà máy đ ợc di chuyển, quy hoạch và sửa
chữa và cải tạo thuận lợi trong việc bố trí dây chuyền sản xuất khoa học, hợp
lý, tạo điều kiện làm việc đợc cải thiện hơn. Tuy nhiên từ năm 1991 trở lại
đây, Nhà máy cha thực hiện 1 cuộc đầu t đổi mới thiết bị máy móc có quy mô
lớn nào, do vậy phần lớn các máy móc sản xuất chính, thực hiện các công việc
hiện đã cũ và lạc hậu, cơ cấu máy móc không đồng bộ làm cho việc khai
thác, tận dụng công suất gặp nhiều khó khăn và công tác sửa chữa, bảo dỡng
cũng phải đợc coi trọng để kịp thời phát hiện sự cố, sửa chữa kịp thời tránh để
máy móc phải dừng hoạt động lâu. Đồng thời là hệ thống kho bãi, nhà xởng
của Nhà máy hiện nay đang tận dụng hết về mặt không gian do vậy gây khó
khăn cho việc mua sắm thêm máy móc thiết bị.
3. Đặc điểm về lao động
Hiện nay, Nhà máy có số lao động có tay nghề tơng đối cao, đợc đào

tạo, có trình phù hợp với công nghệ sản xuất của nhà máy. Hàng năm nhà máy
đều có kế hoạch đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho nhân viên
quản lý, kỹ s, đào tạo về chính trị về chính trị. Đồng thời cũng tổ chức học,
kiểm tra thi nâng bậc cho công nhân sản xuất đến thời hạn nâng bậc, bồi dỡng
nâng cao trình độ chung toàn Nhà máy tăng lên, làm tăng khả năng quản lý
Nhà máy nói chung, khả năng quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của công
nhân viên nói riêng cũng tăng lên, nh là khả năng về sửa chữa, bảo dỡng; khả
năng vận hành máy đúng quy trình quy phạm tkkhả năng thích ứng nhanh
chóng với máy móc thiết bị khi đầu t đổi mới.
Nhà máy có 1 bộ phận công nhân làm hợp đồng công nhật, với số lợng
lao động này tăng hay giảm tuỳ khối lợng công việc từng thời kỳ. Số công
nhân này không đợc làm việc thờng xuyên nên việc sử dụng máy móc thiết bị
có gặp khó khăn, và tăng thêm tính phức tạp trong việc quản lý họ. Số cán bộ
công nhân hành chính, kinh tế, kỹ thuật, đều có trình độ từ trung cấp đến đại
học theo chuyên môn. Số lợng lao động quản lý chuyên môn, nghiệp vụ chiếm
khoảng 11-12%, đây là lao động không tham gia trực tiếp vào sản xuất và đối
với nhà máy thực hiện nhiệm vụ sản xuất là chủ yếu thì đây là 1 tỷ lệ cao do
vậy mà làm tăng chí phí quản lý nói chung, gián tiếp làm giảm hiệu quả quản

11


lý và sử dụng máy móc thiết bị. Ta có thể xem xét tình hình cơ cấu lao động
tại Nhà máy nh sau:
Bảng 2: Tình hình cơ cấu lao động tại Nhà máy
Năm 2000

Năm 2001

Số lợng tỷ

(ngời)
trọng(%)

Số lợng
(ngời)

Năm 2002

tỷ Sốlợng
trọng(%) (ngời)

tỷ
trọng(%)

I.Tổng số lao động

232

100

234

100

235

100

1.Lao
xuyên


thờng

198

85.34

196

83.76

198

84.25

-Viên chức quản lý cm
nghiệp vụ

27

11.64

28

63.67

27

11.49


152

65.1

149

8.12

152

64.68

- Lao động phù trợ

19

8.6

19

83.76

19

8.08

2. Lao động không thờng xuyên

34


14.65

38

16.24

37

15.74

động

- Lao động công nghệ

Nguồn: phòng Hành chính - Lao động - Tiền lơng.
Dới đây ta có thể xem xét cụ thể hơn về trình độ ngời lao động trong nhà
máy
Bảng 3: Cơ cấu trình độ chuyên môn của nhà máy.
Chỉ tiêu

Số lợng (ngời)

Tỷ trọng (%)

1. Lao động quản lý

30

12.82


- Trên đại học

1

0.43

- Đại học

22

9.4

- Trung cấp và cao đẳng

7

2.99

2. Lao động trực tiếp sản xuất

173

73.93

- Chuyên nghiệp

39

16.67


- Bậc cao

52

22.22

- Còn lại

85

36.32

3. Lao động phù trợ

31

13.25

234

100

Tổng số

Nguồn: Phòng Hành chính - lao động - tiền lơng.

12


Theo bảng trên ta thấy, tổng số 234 lao động của Nhà máy, số lao động

quản lý chiếm 12,8% tổng số lao động, đây là điều bất lợi đối với Nhà máy.
Tuy nhiên trong số đó có tới 23 ngời có trình độ Đại học và trên Đại học. Đây
là thuận lợi để nâng cao hiệu quả công tác quản lý máy móc thiết bị nói riêng.
Với trình độ cao, họ có khả năng đa ra những cải tiến về máy móc thiết bị cho
phù hợp, đa ra các quy trình quy phạm 1 cách khoa học, phân công lao động
đúng ngời đúng việc tạo động lực lao động cho công nhân vận hành máy.
Trong số lao động trực tiếp sản xuất, số lao động chuyên nghiệp chiếm
16,67% lao động bậc cao chiếm 22,22% so với 36,22% số lao động bậc thấp,
mùa vụ đây cũng là tỷ lệ khá cao điều này làm tăng khả năng sử dụng thời
giam làm việc có ích của máy móc thiết bị, nâng cao năng suất chất lợng sản
phẩm.
Tuy nhiên số lao động bậc cao, số lao động có kỹ năng cao để đảm bảo
việc in và hoàn thiện sản phẩm chất lợng cao còn thiếu, vì vậy mà nhiều khi
không thực hiện đợc những hợp đồng in màu chất lợng cao, làm giảm khả
năng huy động công suất và thời gian làm việc của máy móc thiết bị.
Nhà máy có 3 hình thức trả lơng có:
46 lao động hởng lơng thời giam chiếm 19,66%.
21 lao động hởng lơng sản phẩm tập thể chiếm 8,97%.
167 lao động hởng lơng sản phẩm cá nhân chiếm 71,47%.
Nh vậy khối lợng lao động hởng lơng sản phẩm cá nhân chiếm tỷ trọng
lớn điều này góp phần tạo động lực kích thích sản xuất, nâng cao năng suất
lao động, nhng nó cũng đồng thời làm cho ngời lao động có xu hớng chạy
theo chỉ tiêu sản lợng, không quan tâm chú trọng đến bảo dỡng máy móc, sửa
chữa máy móc thiết bị. Do đó đòi hỏi Nhà máy phải tăng cờng công tác bảo dỡng, sửa chữa khắc phục sự cố của máy móc thiết bị để đảm bảo việc trả lơng
công bằng và là động lực kích thích sản xuất.
Ngoài các mặt trên, Nhà máy còn chăm lo đời sống vật chất tinh thần và
các điều kiện làm việc cho công nhân viên chức, ngời lao động. Điều đó tạo
nên niềm tin cho ngời lao động vào Nhà máy, tạo nên sự gắn bó tinh thần
trách nhiệm của ngời lao động đối với các mặt công tác của nhà máy trong đó
công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị, làm cho ngời công nhân vận


13


hành máy có trách nhiệm hơn trong việc bảo dỡng, theo dõi tình trạng và vận
hành máy theo đúng quy định.
4. Cung ứng nguyên vật liệu.
Việc cung ứng kịp thời các loại nguyên vật liệu đảm bảo cho máy móc
thiết bị đợc hoạt động đều đặn và liên tục. Chất lợng và chủng loại nguyên vật
liệu đảm bảo cho sản xuất đợc đồng bộ, làm tăng thời gian làm việc có ích của
máy (thời gian sản xuất sản phẩm hợp cách). Việc giảm chi phí nguyên vật
liệu tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .
ở Nhà máy, chủng loại nguyên vật liệu cần đáp ứng cũng không cần
nhiều lắm gồm: nguyên vật liệu chính (gồm giấy in và bìa các loại, mực in
đen và màu, bản Diazo); vật liệu phụ (gồm bột, hồ, keo, ghim, dây thép đóng
sách, chỉ khâu )
Việc cung cấp giấy in thì chủ yếu đó là do các đơn vị đi gia công cung
cấp giấy khi ký hợp đồng, theo định mức và khối lợng sản xuất. Còn lại một
phần thì do Nhà máy mua lấy thông qua việc thiết lập mối quan hệ mua bán
lâu dài với nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy giấy Tân Mai
Các loại nguyên vật liệu khác do nhà máy tự mua lấy. Mực in thì nhà
máy chủ yếu dùng loại mực nhập ngoại của Trung Quốc, Singapore và Đức,
các loại này đựơc Nhà máy mua thông qua công ty xuất nhập khẩu SCJ. Các
loại ngyên vật liệu khác thì đợc Nhà máy mua trên thị trờng, tuỳ theo từng trờng hợp mà có quan hệ mua bán với các đối tác khác nhau. Các loại nguyên
vật liệu này cũng đa dạng, phong phú trên thị trờng chứ không khan hiếm và
không có sự biến động lớn. Tạo điều kiện cho Nhà máy cung ứng kịp thời cho
sản xuất, giảm thiểu thời gian ngừng máy do thiếu nguyên vật liệu.
Việc cấp phát nguyên vật liệu của nhà máy đợc thực hiện theo hình thức
hạn mức. Căn cứ vào định mức và khối lợng công tác mà cung cấp vật t cho
sản xuất, tuy nhiên nhiều khi xảy ra tình trạng thiếu thì phải xin quyết định

của giám đốc mới đợc cấp tiếp và nh vậy trong thời gian chờ quyết định thì
phải ngừng máy. Nhng trong nhà máy rất hiếm khi phải ngừng máy vì lí do
thiếu nguyên vật liệu. Đây là một cố gắng, cũng là một điểm mạnh của Nhà
máy, tạo điều kiện duy trì sản xuất ổn định và liên tục.
Nhng điều đó cũng cha phải là thật sự tốt, và đem lại hiệu quả cao. Trong
Nhà máy việc lập kế hoạch cung ứng vật t cha thật sự coi trọng. Nhiều khi vật

14


t hết thì mua chứ không theo kế hoạch định trớc, việc tìm kiếm nguồn cung
ứng nguyên vật liệu cha đợc quan tâm. Điều này gây nên khả năng tăng chi
phí mua sắm hoặc chi phí tồn kho do mua nhiều về.
5. Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của Nhà máy.
Không giống nh các doanh nghiệp khác sản phẩm do Nhà máy làm ra
không phải thuộc về Nhà máy. Nhà máy chỉ thực hiện in gia công theo hợp
đồng cho nhà xuất bản giáo dụcvà các đơn vị khác. Tuy nhiên đặc điểm về kết
cấu kỹ thuật của sản phẩm này và tiêu thụ nó ảnh hởng lớn đến quản lý và sử
dụng máy móc thiết bị tại nhà máy.
Hàng năm lợng tiêu dùng sách giáo khoa là khá lớn, đây là mặt hàng
thiết yếu đối với lứa tuổi từ 6-18 tuổi. Hiện nay chỉ có NXBGD mới có quyền
phát hành sách giáo khoa, vì vậy lợng cung cấp của nhà xuất bản là ổn định và
tăng đều qua các năm, do vậy các chỉ tiêu sản lợng do NXBGD giao là ổn
định có thể dự kiến chính xác, tạo điều kiện cho Nhà máy ổn định sản xuất,
đơn giản hoá công tác quản lý máy móc thiết bị. Tuy nhiên việc tiêu dùng
sách giáo khoa lại mang tính chất thời vụ, chủ yếu vào thời điểm nhập học
(khoảng tháng 8-9) vì vậy làm cho sản xuất vào 1 số tháng trớc đó trở nên dồn
dập khẩn trơng. Một thời gian sau đó Nhà máy lại thực hiện hợp đồng in sách
tham khảo cho NXBGD và hợp đồng in cho các đơn vị khác vì vậy mà sản
xuất của Nhà máy cũng đợc tiến hành đều đặn liên tục, chỉ có khoảng tháng

10 ,11 là thong thả cầm chừng hơn. Thời gian này tạo điều kiện cho Nhà máy
đại tu lại, sửa chữa lại máy móc thiết bị.
Nhà máy in gia công cho đơn vị nào thì thành phẩm đều là sách. Sách thì
có kết cấu nhẹ giản đơn. Sách chỉ gồm 2 phầm là các trang in bên trong và bìa,
chúng đều có quy trình in nh nhau. Các trang in bên trong chủ yếu là in một
màu, có một phần là 2 màu, và một phần nhỏ là 4 màu. Bìa thì có yêu cầu in 2
màu hoặc 4 màu. Vì vậy mà số lợng hoặc chủng loại máy móc yêu cầu huy
động vào sản xuất ít, và công tác quản lý đơn giản hơn. Việc cân đối về số lợng giữa trang in một màu, 2 màu và 4 màu tạo điệu kiện để tận dụng hết
công suất của máy móc thiết bị nh có thể huy động hết công suất của máy in 4
màu hoặc không phải dùng máy in 2 màu cho việc in một màu tránh lãng phí.
Dới đây ta có thể xem xét cơ cấu trang in qua các năm tại Nhà máy.

15


Bảng 4: Tình hình cơ cấu trang in tại nhà máy
Năm 2000
Chỉ tiêu

Năm 2001

Năm 2001

Số lợng

Tỷ trọng

Số lợng

Tỷ trọng


Số lợng

Tỷ trọng

(tr trang)

(%)

(tr trang)

(%)

(tr trang)

(%)

- Trang in 1 màu.

1090,15

70

1.113,6

61.56

1.128,5

61,57


- Trang in 2 màu.

251,65

16,15

438,2

24,2

432,4

23,6

- Trang in 4 màu.

216

13,85

257,2

14,24

271,9

14,83

1.557,8


100

1.808,97

100

1832,8

100

Tổng số trang in
thành phẩm

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2000- 2002.
Theo nh trên ta thấy tổng sản lợng toàn nhà máy tăng lên, đồng thời tỷ
trọng trang in 4 màu tăng lên.
Trên đây mới là giai đoạn in sách, sách còn phải qua một giai đoạn hoàn
thiện, có thể qua khâu chỉ, đóng ghim, khâu thép rồi vào bìa. Năng lực sản
xuất của phân xởng hoàn thiện lớn hơn của phân xởng in. Do vậy và trong
phân xởng này sản xuất còn cầm chừng, thong thả.

6. Đặc diểm về thị trờng kinh doanh.
Nhiệm vụ chính trị hàng đầu của Nhà máy là in SGK và các tài liệu dạy
và học khác cho NXBGD. Vì vậy khách hàng lớn nhất và quan trọng nhất của
Nhà máy là NXBGD. Trong mọi trờng hợp, u tiên hành đầu phải dành cho
NXBGD. Khối lợng in hàng năm cho NXBGD chiếm 1 tỷ lệ lớn, khoảng trên
50% tổng doanh thu hoặc trên 70% tổng sản lợng. Điều này cũng có những
thuận lợi và cũng gây ra những khó khăn nhất định: hàng năm đợc NXBGD
giao cho tỷ lệ sản lợng lớn tạo điều kiện cho Nhà máy ổn định sản xuất, chủ

động trong việc huy động công suất, số lợng, thời gian máy móc thiết bị vào
sản xuất. Tạo khả năng làm đơn giản công tác quản lý máy móc thiết bị. Nhng
đồng thời nó cũng gây ra những khó khăn nh việc in cho NXBGD thì có giá
công in thấp hơn ở bên ngoài do vậy mà làm cho các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng
máy móc thiết bị không đợc nâng cao. Ngoài ra Nhà máy còn in cho các đơn
vị khác nh là các trờng Đại học, 1 số Công ty nh ng mối quan hệ với các
dơn vị này lại không ổn định, và các khách hàng này lại không có nhu cầu thờng xuyên nên khó có thể làm ăn lâu dài với họ. Việc kinh doanh vở học sinh
chất lợng cao còn gặp nhiều khó khăn. vừa mới gia nhập thị trờng thì đã có rất
nhiều đối thủ cạnh tranh đã có uy tín trên thị trờng, trong khi đó lực lợng nhân
viên làm công tác này có trình độ còn yếu.

16


7. Tình hình tài chính
Bảng 6: Tình hình tài chính tại Nhà máy.

Chỉ tiêu

Đơn
vị

Năm
2000

Năm
2001

Năm
2002


Tổng doanh thu

Trđ

14074 18354.8

14000

lợi nhuận sau thuế

Trđ

267.6

273

256.9

Tổng tài sản

Trđ

14542.6 13543.7

11489

TSCĐ

Trđ


8524.1

7794.3

6379.2

TSLĐ

Trđ

6018.5

5749.4

5109.8

Nợ phải trả

Trđ

6504.9

5350.7

3351.4

Vốn CSH

Trđ


8037.7

8193

8137.6

TSCĐ/TTS

%

52.05

48.29

42.95

TSLĐ/TTS

%

47.95

51.71

57.05

Nợ phải trả/Tổng nguồn

%


44.73

39.7

29.17

Vốn CSH/Tổng nguồn

%

55.27

60.3

70.83

Lần

0.27

0.2

0.13

Khả năng thanh toán hiện hành Lần

2.24

2.52


3.43

Khả năng thang toán nhanh

Nguồn: Các báo cáo tài chính của Nhà máy.
Theo bảng trên ta thấy, Nhà máy có hệ số nợ phải trả/tổng nguồn cũng
còn nhỏ, vì vậy mà khả năng vay thêm vốn của Nhà máy để đầu t máy móc
thiết bị là còn có thể thực hiện đợc. Khả năng thanh toán hiện hành và thanh
toán nhanh luôn đảm bảo vững chắc. Vì vậy mà Nhà máy có khả năng mua
sắm cung tơng đối, tạo điều kiện cho việc cung ứng vật t cho sản xuất đợc kịp
thời, không bị chậm trễ, giảm thiểu thời gian ngừng máy do thiếu nguyên vật
liệu. Nhng đối với 1 Nhà máy thực hiện sản xuất là chủ yếu thì tỷ lệ
TSLĐ/TTS là tơng đối lớn nh vậy, và ngày một tăng (năm 2002 lên đến
57,05%) thì đây là một điều bất lợi đối với Nhà máy, trong đó tỷ lệ sản phẩm
dở dang thờng chiếm tới 50% TSLĐ, điều này gây ảnh hởng đến vấn đề huy
động công suất đồng bộ của máy móc thiết bị. Nó làm cho năng lực sản xuất
của Nhà máy giảm xuống.
17


Hàng năm nguồn vốn ngân sách cấp cho Nhà máy hầu nh không đáng
kể, hầu nh là không có. Đồng thời nguồn vốn kinh doanh và các quỹ của Nhà
máy cũng còn nhỏ, trong đó lại không có quỹ đầu t xây dựng cơ bản, quỹ đầu
t phát triển với số d hàng năm chỉ khoảng 200 (trđ), chính vì vậy mà hạn chế
khả năng đầu t đổi mới máy móc thiết bị ở Nhà máy, nó cũng giải thích vì sao
trong những năm qua nguồn tài trợ cho đầu t mua sắm máy móc thiết bị tại
Nhà máy chủ yếu là nguồn đi vay.

18



Phần II: Phân tích thực trạng về công tác
quản lý và sử dụng máy móc thiết bị ở
Nhà máy in Diên Hồng- NXBGD.
i. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy
thời kỳ 2000-2002.

1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm.
Nhà máy in Diên Hồng là đơn vị trực thuộc NXBGD, hàng năm đợc
NXBGD giao chỉ tiêu khoảng 70% sản lợng theo kế hoạch sản xuất sản phẩm
của Nhà máy. Tuy nhiên Nhà máy không chỉ dừng lại ở đó, mà hàng năm còn
khai thác thị trờng bên ngoài NXBGD, thực hiện in sách cho các đơn vị khác,
không ngừng nâng cao sản lợng sản xuất của khu vực này. Cụ thể ta có thể
xem bảng trang sau (bảng 7)
Theo bảng, Năm 2000 trang in thành phẩm đạt 1557,7 trang vợt kế hoạch
đề ra là 4%, tuy nhiên vẫn chỉ đạt 63,6% công suất máy móc tiết bị. Sản lợng
trang in thành phẩm vợt kế hoạch chủ yếu là do việc khai thác các sản phẩm in
ngoài NXBGD đặc biệt là Nhà máy đã bắt đầu sản xuất vở học sinh chất lợng
cao. Sản lợng trang in công nghiệp không đạt kế hoạch đặt ra do nhiều nguyên
nhân nh : công tác điều độ quản lý sản xuất vẫn còn nhiều thiếu sót bấp cập,
cha thật sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và các giai đoạn công nghệ;
một số máy móc thiết bị phải ngừng sản xuất để sửa chữa, bảo dỡng; đội ngũ
công nhân lành nghề, kỹ thuật để đảm đơng việc in và hoàn thiện sản phẩm
chất lợng cao còn thiếu; NXBGD đã giao việc cho Nhà máy nhng cơ cấu trang
in theo màu cha gắn với năng lực thiết bị hiện có.
Năm 2001, sản lợng trang in thành phẩm đạt 116,12% so với năm 2000,
đạt 110,98% so với kế hoạch. Hệ số màu (trang in công nghiệp /trang in thành
phẩm) là 1,67, trong đó hệ số màu của sách và các tài liệu của NXBGD là
1,72. Điều này cho thấy cơ cấu trang in 1 màu, 2 màu, 4 màu đồng bộ hơn

năm 2000, hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị đợc phát huy làm tăng sản lợng, tăng doanh thu, tăng việc làm. Điều đó một phần là do, bớc vào đầu năm
2001, NXBGD đã giao việc cho Nhà máy ngay từ đầu năm, tăng cờng cơ cấu
trang in 2 màu và 4 mầu tạo điều kiện thuận lợi, chủ động cho Nhà máy.

19


Đồng thời năm 2001 sản phẩm vở học sinh chất lợng cao của Nhà máy đã đợc
ngời tiêu dùng chấp nhận, thị trờng tiêu thụ đợc mở rộng hơn làm cho sản lợng trang in vở học sinh tăng gấp 2,076 lần so với kế hoạch, gấp 2,4 lần so
với năm 2000.
Năm 2002, sản lợng trang in thành phẩm giảm 3% so với kế hoạch, tăng
1,32% so với năm 2001 do:
Giám đốc NXBGD đã quan tâm giao sản lợng SGK sớm, khá phù hợp với
công suất máy móc thiết bị, tỷ lệ màu thuận lợi ngay từ đầu năm. Sản lợng
trang in thành phẩm khổ 14,5x20,5 SGK và các tài liệu của NXBGD tăng so
với năm 2001 là 187.333.216 trang (vợt 13,2%) tăng 11,5% so với kế hoạch.
Sản lợng trang in thành phẩm ngoài NXBGD đạt 51.803.414 trang, giảm
so với năm 2001 là 65,1%, so với kế hoạch là 72.74%.
Nh vậy sang năm 2002 sản lợng in cho NXBGD đã chiếm lên đến 90%
tổng sản lợng, tạo điều kiện cho Nhà máy tận dụng năng lực sản xuất, giảm
thời gian nhàn rỗi chờ việc.

2. Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu
Nhà máy in Diên Hồng có nhiệm vụ là thực hiện gia công cho các đơn
vị khác, nên Nhà máy không phải lo khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Sản phẩm
sản xuất ra đến đâu thì trả lại cho khách hàng đến đó. Và doanh thu của Nhà
máy đợc xác định ngay khi ký kết hợp đồng gia công. Ngoài ra, Nhà máy còn
có một số khoản thu khác. Dới đây là tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu
của Nhà máy ( xem bảng trang sau)
Theo bảng trên ta thấy:

Năm 2000, theo kế hoạch thì tỷ lệ doanh thu từ kế hoạchNXBGD đa
xuống chiếm 72% doanh thu thuần, nhng trên thực tế thì loại này chỉ chiếm
48,2% do doanh thu từ in khác và bán vở học sinh tăng đột biến. Trên thực tế
thì doanh thu từ NXBGDchỉ đạt 92,57% so với kế hoạch do giá công in giảm
và việc giao kế hoạch in cho Nhà máy cha cân xứng.

20


Doanh thu từ in khác đạt 275,72% so với kế hoạch, doanh thu vở học
sinh chiếm 8,3% tổng doanh thu thuần, đây là con số đáng khích lệ vì đây là
lần đầu tiên Nhà máy thực hiện sản xuất kinh doanh vở học sinh, Nhà máy có
cố gắng trong việc khai thác các sản phẩm in ngoài NXBGD.
Sang năm 2001, doanh thu kế hoạch từ NXBGD chiếm 48,87% và thực tế
thì chiếm 43,43%. Tuy vậy thực hiện cũng vựơt kế hoạch 26,64%. Doanh thu
từ vở học sinh đã chiếm đến 24,55%, đây là 1 tỷ lệ lớn, tăng đột biến so với
năm 2000. Đồng thời thực hiện cũng đạt 362,08% so với kế hoạch, đây là bớc
tiến lớn của Nhà máy trong kinh doanh vở học sinh. Tuy nhiên, doanh thu từ
in ngoài NXBGD không đạt kế hoạch điều này chứng tỏ việc khai thác các
hợp đồng in ngoài Nhà Xuất Bản đã không đợc nh mong muốn và cũng là do
việc tăng doanh thu từ NXBGD và bán vở học sinh. Điều đó làm tổng doanh
thu thuần đạt 138,95% so với kế hoạch và đạt 131,5% so với thực hiện. Đây là
một thành tích lớn của Nhà máy.
Sang năm 2002 tổng doanh thu chỉ đạt 75,785% so với kế hoạch, chỉ
bằng 76,62% so với 2001. Mặc dù sản lợng có tăng nhng do Nhà máy chỉ in
cho NXBGD nên giá công in thấp hơn ngoài nhiều

3. Phân tích tình hình thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh.
Nhà máy in Diên Hồng là một đơn vị trực thuộc NXBGD thực hiện
hạch toán độc lập, ngoài sự giúp đỡ từ phía NXBGD thì chủ yếu là sự cố gắng

nỗ lực của tập thể cbcnv toàn Nhà máy. Trong những năm qua nhà máy luôn
cố gắng hoàn thành nhiệm sản xuất và cố gắng thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh phát triển hơn nữa. Cụ thể ta có thể xem tình hình thực hiện kết
quả sản xuất kinh doanh trong bảng trang sau (bảng 10)
Theo bảng trên thì ta thấy năm 2000, doanh thu thuần đạt 138,58% so
với kế hoạch, với thu nhập khác đạt 196,79% so với kế hoạch. Điều này đã
làm cho tổng doanh thu và thu nhập đạt 139,11% so với kế hoạch.
Tuy nhiên theo đó tổng chi phí sản xuất kinh doanh cung tăng
40,69%so với kế hoạch. Do vậy mà lợi nhuận sau thuế cũng tăng không đáng
21


kể so với kế hoạch (chỉ bằng 100,07% so với kế hoạch). Các khoản nộp ngân
sách chỉ bằng 83,6% so với kế hoạch đó là do thuế giá trị gia tăng đợc khấu
trừ chỉ bằng 43,68% so với kế hoạch, thu sử dụng vốn đạt 92,87% so với kế
hoạch. Còn lại là thuế thu nhập doanh nghiệp,thuê đất, thuế môn bài bằng kế
hoạch.
Sang năm 2001, doanh thu thuần đạt 18.273 triệu đồng, đạt 138,95% so
với kế hoạch, đạt 131,5% so với năm 2000. Đây là một cố gắng lớn của Nhà
máy, thu nhập khác chỉ bằng 87,04% so với kế hoạch và bằng 44,59% so với
năm 2000.Tuy nhiên do giá vật t, các yếu tố đầu vào nh tiền lơng, các khoản
trích theo lơng, tiền điện đều có xu hớng tăng, trong khi đó giá công in thấp
do cạnh tranh gay gắt nên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 101,9% so với kế hoạch,
và bằng 102,03% so với năm 2000. Và cũng vì vậy mà tỷ suất lợi nhuận/doanh
thu chỉ đạt 1,5% trong khi đó năm 2000 đạt 1,901%. Nhng tỷ suất lợi
nhuận/Tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu, số vòng quay của vốn
và thu nhập bình quân đầu ngời đề tăng so vơi năm 2000.
Năm 2002, doanh thu lại có xu hớng giảm xuống và chỉ đạt 75,98% so
với kế hoạch và bắng 76,62% so với năm 2001, đó là do tổng sản lợng có
giảm xuống so với kế hoạch và tăng không đáng kể so với năm 2001. Và cũng

là do sản lợng in ngoài NXBGD và in vở học sinh giảm mạnh, trong khi đó ở
khu vực này thì đơn giá trang in lại cao hơn. Cũng do doanh thu giảm mà dẫn
đến lợi nhuận sau thuế giảm, chỉ còn bằng 94,1% so với năm 2001, do vậy các
khoản nộp ngân sách cũng chỉ bằng 91,37% so với năm 2001. Tỷ suất lợi
nhuận /doanh thu tăng 034% so với năm 2001 và tỷ suất lợi nhuận / tổng tài
sản và lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đều tăng. Tuy nhiên số vòng quay của toàn
bộ vốn và thu nhập bình quân đầu ngời lại giảm. Nói tóm lại, các chỉ tiêu tỷ
suất sinh lời của Nhà máy ca cao do sản xuất kinh doanh trong ngành in trong
những năm gần đây rất khó khăn, giá công in thấp, chí phí đầu vào tăng.
II. Phân tích cơ cấu máy móc thiết bị của Nhà máy.

22


Do chỉ thực hiện nhiệm vụ là in, nên chủ yếu máy móc thiết bị đợc
trang bị tại Nhà máy chủ yếu là để làm việc in và hoàn thiện sách. Ta có thể
xem tình hình trang bị máy móc thiết bị tại Nhà máy nh sau.
Bảng11 : Tình hình trang bị máy móc thiết bị tại Nhà máy.
Tên máy móc thiết bị

Nớc sản
xuất

Năm đa
vào sd

Nguyên

GTCL


giá (đ)

(đ)

Máy in 16 tr 1 màu HEIDELBERG

Đức

1990

358.622.918

0

Máy in 16 tr2 màu KOMORY

Nhật

1991

669.738.000

94.269.512

Máy in 8 tr 2 màu HEIDELBERG

Đức

1995


2.381.244.983

57.504.289

Máy in 8 tr 2 màu HEIDELBERG

Đức

1995

2.520.470.290

526.962.02

Máy in 16 tr 2 màu KOMORY

Nhật

1995

809.970.200

0

Máy in 8 tr 1 màu HEIDELBERG

Đức

1988


28.561.000

0

Máy in 8 tr 1 màu HEIDELBERG

Đức

1988

28.561.000

0

Máy in 8 tr 1 màu HAHADA

Nhật

1988

284.000.000

0

Máy in 16 tr 4 màu MIITSUBITSHI

Nhật

1998


1.516.000.000

606.400.004

Máy rửa lô

VN

1998

18.400.000

7.053.338

Máy dao 1 mặt MAXIMA

Tiệp

1998

257.197.350

124.312.064

Máy dao 1 mặt POLAR

Đức

1996


720.400.968

150.083.559

ý

2001

728.569

4.414.288

9.598.309.566

1570999074

PX.in ofset

Máy nén khí ABC
Cộng nhóm

PX hoàn thiện sách
Máy gấp 570

Đức

1992

37.000.000


758.424

Máy gấp STALL

Đức

1995

489.130.000

52.989.092

Máy gấp MBOT

Đức

1996

696.699.784

111.252.579

Máy khâu chỉ BREHMER

Đức

1991

604.553.057


0

Máy khâu chỉ BREHMER

Đức

1994

453.021.235

3.775.184

Máy khâu chỉ BREHMER

Đức

1994

453.021.235

3.775.184

Máy khâu chỉ A4

Đức

1969

14.111.000


0

Thụy Sĩ

1996

982.519.934

200.308.898

máy dao 3 mặt PERFECTA

Đức

1968

11.147.000

0

Máy đóng gim 2 đầu

Nhật

1997

86.000.000

32.966.662


Máy vào bìa PONY

23


Máy mạ vàng thuỷ lực

VN

1998

27.000.000

10.350.000

Máy cán vàng láng bóng

VN

1998

32.700.000

12.535.000

Máy ép sách nghiêng

VN

1998


10.700.000

4.101.662

Máy ép sách đứng

TQ

1998

16.000.000

6.133.338

Máy sấn gân bìa

TQ

1998

30.500.000

11.691.662

Máy ép sách thuỷ lực

VN

1998


25.000.000

9.583.338

Máy bắt liên hoàn YOSINO

Nhật

1998

1.118.814.000

475.128.659

Máy đóng sách TQ

TQ

2000

15.238.095

9.904.765

Máy đóng sách TQ

TQ

2000


15.238.095

9.904.765

Máy hấp phụ hơi khí độc

VN

2000

13.714.286

8.914.285

Máy hấp phụ hơi khí độc

VN

2000

13.714.286

8.914.285

ý

2001

5.142.857


4.414.288

5.150.917.442

977.402.069

Máy nén khí ABC
Cộng nhóm
Tổ cắt rọc
Máy cắt cuộn
Máy dao một mặt PC - 49

Đài Loan

1998

131.322.300

0

TQ

1993

82.000.000

0

213.322.300


0

Cộng nhóm
Tổ chế bản
Máy công tắc phim

VN

1993

5.500.000

595.826

Máy chụp + ổn áp

Đức

1993

6.500.000

659.999

Máy phơi bản + bộ nguồn

VN

1991


26.200.000

0

Máy phơi bản MONTAKOP

Đức

1998

150.811.160

58.648.783

Máy rửa bản

VN

1998

9.050.000

3.469.162

Máy sấy

VN

1993


13.861.000

1.501.604

Máy sấy bản VN

VN

2001

18.300.000

15.097.500

230.222.160

79.972.874

27.000.000

12.105.000

Cộng nhóm

27.000.000

12.105.000

Tổng cộng


15.219.771.468

2640479017

Cộng nhóm

Tổ cơ điện
Máy mài dao

1997

Nguồn: Phòng Kế hoạch - vật t
Từ năm 1991, Nhà máy đã thay đổi hàng loạt các máy móc thiết bị, chủ
yếu là các máy móc tiên tiến hiện đại, có năng suất, chất lợng cao, phần lớn
24


là máy móc bán tự động. Các máy móc thiết bị đợc đầu t đồng bộ cho tất cả
các phân xởng, bộ phận, chủ yếu là để phục vụ cho việc in và hoàn thiện sách.
Tính đến tháng 3 năm 2003, toàn bộ giá trị máy móc thiết bị hiện có của Nhà
máy theo nguyên giá là 15.219.771.468 (đồng), theo giá trị còn lại là
2.640.479.017 (đ). Trong đó đầu t từ ngân sách là 930.132.918 (đ) (chiếm
6,11% tổng giá trị máy móc thiết bị theo nguyên giá); đầu t bằng nguồn vốn
tự có là 5.706.591.864 (đ) (chiếm37,49% tổng giá trị máy móc thiết bị ); đầu
t bằng nguồn khác là 8.583.046.686 (đ) (chiếm56,4% tổng giá trị máy móc
thiết bị) Ngân sách tài trợ cho Nhà máy trong việc mua sắm máy móc thiết bị
rất ít, còn các nguồn vốn tự có chỉ tài trợ đợc một phần nhỏ đối với những máy
móc thiết bị có giá trị lớn hoặc toàn bộ cho những máy móc thiết bị có giá trị
dới 100 triệu đồng

Chất lợng trang in phụ thuộc trực tiếp vào công đoạn in đợc thực hiện ở
phân xởng in Offset. Vì vậy mà những máy móc trong phân xởng này dùng
cho việc in đều đợc mua từ Nhật và Đức và là những máy móc hiện đại có
năng suất chất lợng cao và chủ yếu đợc mua cách đây 10 năm. Còn lại các
máy móc khác đều đợc mua từ Nhật, Đức, Trung Quốc, Việt Nam
Hiện tại Nhà máy có một số máy móc đã cũ, một số máy móc đã khấu
hao hết nhng vẫn đợc sử dụng. Những máy móc đã khấu hao hết có tổng giá
trị theo nguyên giá là 2.592.370.775 (đ) (chiếm 17.03% giá trị máy móc thiết
bị theo nguyên giá). Đây là một tỷ lệ khá lớn đòi hỏi Nhà máy phải xem xét
lại để có kế hoạch đầu t mua sắm thêm hoặc có kế hoạch thanh lý, loại bỏ một
số máy móc thiết bị.
ở Nhà máy tất cả các máy móc thiết bị đều là chuyên dùng, đợc thiết kế
để đảm nhiệm 1 hay 1 vài công việc nào đó. Các thiết bị này thờng là bán tự
động nên có thể giảm bớt nhu cầu về thợ, nhng lại đòi hỏi trình độ lành nghề
của ngời thợ. Đồng thời nó có thể đảm bảo tính liên tục của sản xuất do không
phải dừng máy để thay đổi dụng cụ, đồ gá lắp. Tuy nhiên trong Nhà máy còn
có một phần máy móc phải sử dụng nhiều lao động thủ công và chúng đợc
trang bị cho phân xởng hoàn thiện sách và các tổ sản xuất phù trợ.
Số máy móc thiết bị trong Nhà máy hiện nay đã đợc sử dụng 100%, số
máy móc thiết bị dó đều cần dùng và đã đợc lắp đặt toàn bộ. Có đợc điều đó là
do Nhà máy đã có kế hoạch trong việc trang bị máy móc cho sản xuất, những
25


×