Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Luận văn hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty CP sông Đà 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.72 KB, 77 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ............................................................................2

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1. BẢNG
Bảng 1- Tình hình tiêu thụ sản phẩm SXNC của Công ty cổ phần Sông Đà 12
(2004-2006)
Bảng 2- Tình hình sản xuất sản phẩm SXCN và xây lắp của Công ty cổ phần Sông
Đà 12 (2004-2006)
Bảng 3- Cơ cấu nguồn lao động của Công ty cổ phần Sông Đà 12
Bảng 4- Cơ cấu nguồn vốn của Công ty cổ phần Sông Đà 12
Bảng 5- Bảng cân đối xe máy, thiết bị thi công của Công ty cổ phần Sông Đà 12
Bảng 6- Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của Công ty cổ phần Sông Đà 12
(2004-2006)
Bảng 7- Kế hoạch SXKD 5 năm (2006- 2010) của Công ty cổ phần Sông Đà 12
Bảng 8- Danh mục các công trình, công việc (2006-2010) của Công ty cổ phần
Sông Đà 12

2. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Lập kế hoạch và các cấp quản lý trong doanh nghiệp
Sơ đồ 2 : Kế hoạch với chu kỳ kinh doanh của sản phẩm
Sơ đồ 3: Các cấp kế hoạch
Sơ đồ 4: Quy trình lập kế hoạch
Sơ đồ 5: Các cấp độ kế hoạch chiến lược và tác nghiệp trong một tổ chức hoạt động
trên đa lĩnh vực
Sơ đồ 6: Mô hình cạnh tranh “5 lực lượng” của M.Porter
Sơ đồ 7: Ma trận BCG
Sơ đồ 8: Ma trận SWOT


Sơ đồ 9: Chuỗi giá trị của một hãng sản xuất
Sơ đồ 10: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Sông Đà 12
Sơ đồ 11: Quy trình lập kế hoạch của Công ty cổ phần Sông Đà 12

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. SXKD :

Sản xuất kinh doanh

2.CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

3.TCT:

Tổng công ty

4. SXCN:

Sản xuất công nghiệp

5. KH:

Kế hoạch

6. TH:


Thực hiện

7. XM :

Xi măng

3


4


LỜI MỞ ĐẦU
Nhà nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mỗi doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế, một
phân hệ kinh tế có tính độc lập tương đối trong nền kinh tế quốc dân. Ở tầm vĩ mô
kế hoạch được xem như là một trong những công cụ điều tiết kinh tế của Nhà nước
đối với nền kinh tế, còn ở tầm vi mô thì kế hoạch đặc biệt là kế hoạch sản xuất kinh
doanh là một công cụ không thể thiếu để vận hành và phát triển doanh nghiệp. Hơn
thế nữa lập kế hoạch là một vấn đề cơ bản nhất trong các chức năng quản lý bởi vì
có gắn liền với việc lựa chọn chương trình hành động trong tương lai. Chẳng những
lập kế hoạch là chức năng cơ bản của tất cả các nhà quản lý ở mọi cấp trong một tổ
chức mà ba chức năng còn lại của nhà quản lý cũng phải dựa trên đó.Do đó, một
nhà quản lý sẽ tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhằm đảm bảo đạt được tất cả các mục
tiêu thông qua kế hoạch đã có sẵn để đạt được các mục tiêu đó.
Trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển, ban lãnh đạo công ty cổ phần Sông
Đà 12 đã chú trọng đến công tác xây dựng cũng như thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy công ty đã
đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, công ty còn nhiều bất

cập trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nên hiệu quả của công tác lập
kế hoạch sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế. Đây chính là lí do em chọn đề tài:
“Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần Sông Đà 12” nhằm đóng
góp một vài ý kiến giúp công ty kinh doanh đạt kết quả cao. Khoá luận tốt nghiệp
gồm 3 chương:
Chương I

: Cơ sở lý luận

Chương II : Thực trạng công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần Sông Đà 12.
Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch tại công ty cổ phần
Sông Đà 12.
Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
các cô, chú, anh, chị trong Phòng kinh tế-kế hoạch cùng sự giúp đỡ của thầy giáo
hướng dẫn Th.S Đàm Sơn Toại. Em xin chân thành cảm ơn!

5


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về kế hoạch và lập kế hoạch
1.1.1 Khái niệm về kế hoạch
“ Kế hoạch là tập hợp các mục tiêu và các phương thức để đạt được mục tiêu”
( Trích giáo trình Chính sách kinh tế xã hội, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm
2006, Trang 9)
Kế hoạch là một nội dung và là một chức năng quan trọng nhất của quản lý.
Bởi lẽ, kế hoạch gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động
trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. Kế hoạch hóa cũng là việc
lựa chọn phương pháp tiếp cận hợp lý các mục tiêu định trước. Kế hoạch là xác
định mục tiêu và quyết định cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.

Như vậy kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà một
công ty hoặc cơ sở nào đó, và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo. Kế hoạch có nghĩa
là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Việc làm
kế hoạch là bắc một nhip cầu từ trạng thái hiện tại của ta tới chỗ mà chúng ta muốn
có trong tương lai
1.1.2 Vai Trò của Kế hoạch
Theo website www. Ctu.edu.vn/coursewares/kinhte/quantridoanhnghiep thì kế
hoạch có những vai trò sau:
- Kế hoạch hóa là cần thiết để có thể ứng phó với những yếu tố bất định và
những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong của một tổ chức hoặc một
doanh nghiệp
- Kế hoạch hóa làm cho các sự việc có thể xảy ra theo dự kiến ban đầu và sẽ
không xảy ra khác đi. Mặc dù ít khi có thể dự đoán chính xác về tương lai và các sự
kiện chưa biết trước có thể gây trở ngại cho việc thực hiện kế hoạch, nhưng nếu

6


không có kế hoạch thì hành động của con người đi đến chỗ vô mục đích và phó thác
may rủi, trong việc thiết lập một môi trường cho việc thực hiện nhiệm vụ, không có
gì quan trọng và cơ bản hơn việc tạo khả năng cho mọi người biết được mục đích và
mục tiêu của họ, biết được những nhiệm vụ để thực hiện, và những đường lối chỉ
dẫn để tuân theo trong khi thực hiện các công việc.
Những yếu tố bất định và thay đổi khiến cho công tác kế hoạch hóa trở thành
tất yếu. Chúng ta biết rằng tương lai thường ít khi chắc chắn, tương lai càng xa, tính
bất định càng lớn. Ví dụ, trong tương lai khách hàng có thể hủy bỏ các đơn đặt hàng
đã ký kết, có những biến động lớn về tài chính và tiền tệ, giá cả thay đổi, thiên tai
đến bất ngờ... Nếu không có kế hoạch cũng như dự tính trước các giải pháp giải
quyết những tình huống bất ngờ, các nhà quản lý khó có thể ứng phó được với
những tình huống ngẫu nhiên, bất định xảy ra và đơn vị sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ngay cả khi tương lai có độ chắc chắn và tin cậy cao thì kế hoạch hóa vẫn là cần
thiết, bởi lẽ kế hoạch hóa là tìm ra những giải pháp tốt nhất để đạt được mục tiêu đề
ra.
- Kế hoạch hóa sẽ chú trọng vào việc thực hiện các mục tiêu, vì kế hoạch hóa
bao gồm xác định công việc, phối hợp hoạt động của các bộ phân trong hệ thống
nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ thống. Nếu muốn nỗ lực của tập thể có
hiệu quả, mọi người cần biết mình phải hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể nào.
Kế hoạch hóa sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao, bởi vì kế hoạch hóa quan tâm đến
mục tiêu chung đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Nếu không có kế hoạch
hóa, các đơn vị bộ phận trong hệ thống sẽ hoạt động tự do, tự phát, trùng lặp, gây ra
những rối loạn và tốn kém không cần thiết.
- Kế hoạch hóa có vai trò to lớn làm cơ sở quan trọng cho công tác kiểm tra và
điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cả hệ thống nói chung cũng như các bộ phần trong
hệ thống nói riêng.
1.2.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch
Thứ nhất, Cấp quản lý
Mối quan hệ giữa cấp quản lý trong một doanh nghiệp với các loại kế hoạch lập ra

7


được minh hoạ trong sơ đồ 1. Cấp quản lý càng cao thì việc lập kế hoạch càng mang
tính chiến lược .Những người quản trị cấp cao là những người quản lý các lĩnh vực
mang tính chất tổng thể do đó họ thường là những người có trách nhiệm trong công
tác lập kế hoạch chiến lược, Kế hoạch tác nghiệp là các kế hoạch được cụ thể hoá từ
các kế hoach chiến lược, do vậy nó chiếm ưu thế trong công tác lập kế hoạch của
nhà quản trị cấp trung và cấp thấp.

Lập kế hoạch
chiến lược


Những
người
quản trị
cấp cao

Những người quản
trị cấp trung

Lập kế hoạch
tác nghiệp

Những người quản trị
cấp thấp

Sơ đồ 1: Lập kế hoạch và các cấp quản lý trong một doanh nghiệp
Thứ hai, chù kỳ kinh doanh của sản phẩm

Hình
thành

Tăng
trưởng

Chín
muồi

Suy
thoái


Kết quả
kinh doanh

Sơ đồ 2: Kế hoạch với chu kỳ kinh doanh của sản phẩm
Có bốn giai đoạn trong chu kỳ sống và chu kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp
8


trải qua là hình thành, tăng trưởng, chín muồi, và suy thoái. Việc lập kế hoạch
không đồng nhất qua các giai đoạn này. Độ dài qua các giai đoạn khác nhau và tính
cụ thể của các kế hoạch cũng khác nhau.
Một là, trong giai đoạn hình thành (hay giai đoạn bắt đầu đi lên của chu kỳ
kinh doanh) những người quản trị thường phải lập kế hoạch định hướng. Thời kỳ
này rất cần tới sự mềm dẻo và linh hoạt vì mục tiêu có tính chất thăm dò, nguồn gốc
chưa được xác định rõ, thị trường chưa có gì chắc chắn.
Hai là, trong giai đoạn tăng trưởng, các kế hoạch có xu hướng ngắn hạn và
thiên về cụ thể vì các mục tiêu được xác định rõ hơn, các nguồn đang được đưa vào
thị trường cho đầu ra đang tiến triển.
Ba là, ở giai đoạn chín muồi, tính ổn định và tính dự đoán được của doanh
nghiệp là lớn nhất, nên kế hoạch dài hạn và cụ thể trong giai đoạn này là thích hợp.
Bốn là, trong giai đoạn suy thoái, kế hoạch chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn,
từ cụ thể sang định hướng. Giống như giai đoạn đầu, thời kỳ suy thoái cần tới sự
mềm dẻo vì các mục tiêu phải được xem xét và đánh giá lại, nguồn cũng được phân
phối lại cùng với những điều chỉnh khác.
Thứ ba, độ bất ổn của môi trường.
Môi trường càng bất ổn bao nhiêu thì kế hoạch càng mang tính định hướng và
ngắn hạn bấy nhiêu. Những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường tương đối ổn
định thường có những kế hoạch dài hạn, tổng hợp và phức tạp, trong khi những
doanh nghiệp hoạt động trong môi trường động lại có những kế hoạch hướng ngoại
và ngắn hạn.

Thứ tư, thời gian của mục tiêu đề ra.
Kế hoạch dài hay ngắn phụ thuộc vào kế hoạch đó nhằm thực hiện mục tiêu
gì. Kế hoạch cho một thời gian quá dài hay quá ngắn đều phi hiệu quả.Do vậy, kế
hoạch phải phù hợp với thời gian đặt ra cho mục tiêu cần đạt được.
1.1.4 Hệ thống kế hoạch của tổ chức
Theo giáo trình Khoa học quản lý tập 1, trường Đại học Kinh tế Quốc
Dân,Khoa Khoa học quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật

9


Hệ thống kế hoạch của tổ chức rất phức tạp và được xem xét theo nhiều tiêu
chí khác nhau.
1.1.4.1 Theo cấp kế hoạch: Hệ thống kế hoạch bao gồm
- Kế hoạch chiến lược: Các kế hoạch chiến lược do những nhà quản lý cấp cao
của tổ chức thiết kế nhằm xác định những mục tiêu tổng thể cho tổ chức
- Kế hoạch tác nghiệp: Các kế hoạch tác nghiệp bao gồm những chi tiết cụ thể
hoá của các kế hoạch chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng tháng,
hàng quý, hàng tuần, thậm chí hàng ngày như là kế hoạch nhân công, kế hoạch tiến
độ, kế hoạch nguyên vật liệu và tồn kho.
Được định ra bởi: Người sáng lập,

Xác định sứ mệnh

hội đồng quản trị hay Ban giám đốc

Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và những

Các kế hoạch
chiến lược


nhà quản lý cấp cao
Các kế hoạch tác

nghiệp

Những nhà quản lý cấp trung gian và
cấp thấp
Sơ đồ 3: Các cấp kế hoạch
1.1.4.2. Theo hình thức thể hiện
- Chiến lược: Là loại kế hoạch đặc biệt quan trọng đối với mỗi tổ chức. Là một
tập hợp các mục tiêu tổng thể và các phương thức cơ bản mang tính định hướng cho
một tổ chức nhằm đảm bảo cho tổ chức có được sự phát triển vượt bậc về chất
- Chính sách: Là quan điểm, phương hướng và cách thức chung để ra quyết
định trong tổ chức. Trong một tổ chức có nhiều loại chính sách khác nhau cho
những mảng hoạt động trọng yếu
- Thủ tục: Là các kế hoạch thiết lập một phương pháp cần thiết cho việc điều

10


hành các hoạt động trong tương lai. Đó là sự hướng dẫn hành động, là việc chỉ ra
một cách chi tiết, biện pháp chính xác cho một hoạt động nào đó cần phải thực hiện.
Đó là một chuỗi các hoạt động cần thiết theo thứ tự thời gian, theo cấp bậc quản lý.
- Quy tắc: Giải thích rõ những hành động nào có thể làm, những hành động
nào không được làm. Có thể coi đây là loại kế hoạch đơn giản nhất.
- Các chương trình: Bao gồm một số các mục đích, chính sách, thủ tục, các
nhiệm vụ được giao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực có thể huy động và các
yếu tố khác.
- Các ngân quỹ: Là các bản tường trình các kết quả mong muốn được biểu thị

bằng các con số. Có thể coi đó là chương trình được “ số hoá”. Ngân quỹ ở đây
không đơn thuần là ngân quỹ bằng tiền, mà còn có ngân quỹ thời gian, ngân quỹ
nhân công, ngân quỹ máy móc thiết bị…
1.1.4.3. Theo thời gian thực hiện
- Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở lên.
- Kế hoạch trung hạn: Cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm.
- Kế hoạch ngắn hạn: cho thời kỳ dưới 1 năm.
1.1.4.4. Theo lĩnh vực hoạt động
- Kế hoạch tổng thể
- Kế hoạch bộ phận: Là loại kế hoạch gắn liền với từng lĩnh vực kinh doanh
như: Kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư, kế hoạch nhân sự, kế
hoạch tổ chức, kế hoạch tài chính, đầu tư…
1.1.5. Các phương pháp lập kế hoạch
Một số phương pháp chủ yếu sau đây thường sử dụng trong lập kế hoạch:
Một là, phương pháp lập kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động.
Đây là phương pháp hoạch định kế hoạch có tính chất truyền thống được sử
dụng rộng rãi. Áp dụng phương pháp này đòi hỏi quản trị gia phải có cách xem xét,
phân tích hệ thống và tổng thể nhiều vấn đề. Biết đặt tình trạng của các yếu tố nội

11


tại của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế của các yếu tố ngoại cảnh.
Các yếu tố khi xem xét gồm:
- Các yếu tố kinh tế như: Tổng sản phẩm xã hội, mức cung tiền tệ.
- Sự phát triển về dân số và nhóm lứa tuổi.
- Tình hình thay đổi thói quen trong cuộc sống
- Các yếu tố chính trị và pháp luật như: luật cạnh tranh, luật môi trường.
- Sư biến động các nguồn công nghệ, kỹ thuật, khai khoáng nguyên liệu
- Sự biến động của thị trườngvà của thái độ khách hàng như: quy mô thị

trường, chu kỳ vận động của thị trường, sự trung thành của khách hàng, sức mua…
- Sự thay đổi cấu trúc ngành nghề như: Loại sản phẩm, cấu trúc giá cả và cấu
trúc chi phí của các doanh nghiệp cùng ngành nghề.
Hai là, phương pháp lợi thế vượt trội.
Phương pháp này đòi hỏi các nhà quản trị khi lập kế hoạch cần xem xét, khai
thác các lợi thế vượt trội phải theo đuổi để mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
Thông thường, khi hoạch đinh kế hoạch phải xem xét việc tìm kiếm đối tác trên thị
trường về mọi phương diện để phát huy các lợi thế vượt trội trên các mặt sau:
- Lợi thế vượt trội trên lĩnh vực tiêu thụ.
- Lợi thế vượt trội trong sản xuất
- Lợi thế vượt trội nhờ năng lực và trình độ của các quản trị gia trong việc giải
quyết từng vấn đề phát sinh cụ thể.
Ba là, phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm.
Mỗi sản phẩm khi xuất hiện trên thị trường đều có tính chất thời điểm và thời
đoạn. Đến thời đoạn nào đó nó sẽ bị thị trường từ chối. Quản trị gia là người chịu
trách nhiệm về quyết định cho ra đời, quyết định đình chỉ sản xuất đối với 1 loại sản
phẩm. Do đó, việc phân tích chu kỳ sống từng sản phẩm là một phương pháp kế
hoạch quan trọng trong quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Bốn là, phương pháp mô hình PIMS.
PIMS là viết tắt của P: Profit
M: Market

I: Impact
S: Strategy.
12


Có nghĩa là các chiến lược thị trường ảnh hưởng đến kết quả (lợi nhuận).
Theo phương pháp này, khi hoạch định kế hoạch, quản trị gia phải phân tích
kỹ 6 vấn đề lớn được coi như các nhân tố kết quả chiến lược dưới đây:

- Sự hấp dẫn thị trường.
- Tình hình cạnh tranh.
- Hiệu quả của cá hoạt động đầu tư.
- Sử dụng ngân sách của doanh nghiệp.
- Các đặc điểm của doanh nghiệp
- Cuối cùng là phân tích sự thay đổi của các yếu tố: Phần thị trường, liên kết,
giá cả, chất lượng sản phẩm, và sự thay đổi sản lượng.
Kế hoạch được lập trên cơ sở phân tích các vấn đề trên.Phương pháp này
nhằm xác định tỷ suất lợi nhuận so với tổng vốn kinh doanh của từng đơn vị sản
xuất chiến lược của doanh nghiệp.
1.1.6 Quy trình lập kế hoạch
( Theo giáo trình “ khoa học quản lý” tập 1, trường Đại Học Kinh tế Quốc dân,
khoa Khoa học quản lý, NXB khoa học và kỹ thuật)
Quy trình lập kế hoạch bao gồm các bước cơ bản sau:
Nghiên cứu và dự báo
môi trường

Thiết lậpcác mục tiêu

Phát triển các tiền đề

Xác định các phương
án lựa chọn
13
Lựa chọn phương
án
Đánh giá các phương


Thiết lậpcác mục tiêu


Phát triển các tiền đề

Xác định các phương
án lựa chọn
Đánh giá các phương
án lựa chọn

Xây dựng các kế
hoạch phụ trợ

Lướng hoá các kế
hoạch bằng việc lập
ngân quỹ

Sơ đồ 4: Quy trình lập kế hoạch

Bước 1: Nghiên cứu và dự báo
Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu của việc lập kế hoạch. Để nhận thức
được cơ hội cần phải có những hiểu biết về môi trường, thị trường, về sự cạnh
tranh, về điểm mạnh, điểm yếu của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta
phải dự đoán được các yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án đối phó. Việc
lập kế hoạch đòi hỏi phải có những dự đoán thực tế về cơ hội
Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

14


Bước thứ hai để lập kế hoạch cho một tổ chức là lập các mục tiêu cho toàn cơ
sở, sau đó là cho mỗi đơn vị công tác cấp dưới. Các mục tiêu sẽ xác định các kết

quả cần thu được và chỉ ra các điểm kểt thúc trong việc cần làm, nơi nào cần phải
được chú trọng ưu tiên và cái gì cần hoàn thành bằng một mạng lưới các chiến lược,
các chính sách, các thủ tục, các quy tắc, các ngân quỹ và các chương trình.
Các mục tiêu của cơ sở chỉ rõ phương hướng cơ bản của các kế hoạch chính,
và các kế hoạch này thong qua sự thể hiện các mục tiêu nói trên sẽ xác định các
mục tiêu của tất cả các bộ phận chính trong tổ chức. Mục tiêu của các bộ phận chính
đến lượt mình sẽ kiểm soát mục tiêu các bộ phận phụ và cứ như thế cho đến bộ
phận thấp nhất. Tuy nhiên các mục tiêu của các bộ phận nhỏ hơn sẽ hình thành tốt
hơn, nếu các người phụ trách các cấp này hiểu được mục tiêu của toàn đơn vị cũng
như các mục tiêu phụ khác, và nếu họ có cơ hội để đóng góp những ý tưởng của họ
vào việc thiết lập ra các mục tiêu riêng của họ cũng như các mục tiêu của toàn thể
cơ sở.
Bước 3: Phát triển các tiền đề:
Bước logic thứ ba trong việc lập kế hoạch là hình thành, mở rộng và đạt được
sự nhất trí để sử dụng các tiền đề cấp thiết cho việc lập kế hoạch. Các tiền đề lập kế
hoạch là các dự báo, các chính sách cơ bản có thể áp dụng, các kế hoạch hiện có của
công ty. Chúng là những giả thiết về môi trường mà trong đó ta muốn thực hiện kế
hoạch. Điều quan trọng đối với tất cả những người quản lý có liên quan với kế
hoạch là sự nhất trí vè các tiền đề. Trong thực tế, một trong những nguyên tắc cơ
bản lập kế hoạch là các cá nhân được giao nhiệm vụ lập kế hoạch càng hiểu biết và
nhất trí hơn trong việc sử dụng các tiền đề thích hợp cho việc lập kế hoạch thì việc
lập kế hoạch của cơ sở sẽ càng được phối hợp chặt chẽ hơn.
Bước 4: Xác định các phương án lựa chọn
Bước thư tư trong việc lập kế hoạch là tìm ra và nghiên cứu các phương án
hành động đề lựa chọn, đặc biết khi các phương án này không thấy được. Ít khi một
kế hoạch lại không có những phương án lựa chọn hợp lý, vì rất thường gặp một
phương án mà rõ rang nó chưa phải là phương án tốt.
Vấn đề phổ biến hơn không phải là việc tìm ra tất cả các phương án mà là việc
giảm bớt các phương án cần lựa chọ để sao cho chỉ còn những phương án có nhiều


15


triển vọng nhất được đưa ra phân tích.
Bước 5: Đánh giá các phương án lựa chọn
Sau khi tìm được các phương án và xem xét những điểm mạnh yếu của chúng,
bước tiếp theo chúng ta phải tìm cách định lượng chúng dưới ánh sang của các tiền
đề và các mục đích
Bước 6: Lựa chọn phương án
Lựa chọn phương án hành động là thời điểm mà kế hoạch được chấp thuận,
thờì điểm thực sự để ra quyết định. Đôi khi việc phân tích và đánh giá các phương
án cho thấy rằng có hai hoặc nhiều phương án thích hợp và người quản lý có thể
quyết định thực hiện một số phương án, chứ không chỉ dùng một phương án tốt
nhất.
Bước 7: Xây dựng các kế hoạch phụ trợ
Tại thời điểm mà quyết định được thực hiện, việc lập kế hoạch chưa thể kết
thúc, mà phải chuyển sang bước 7. Hâù như, phổ biến, một kế hoạch cần các kế
hoạch phụ để hỗ trợ.
Bước 8: Lượng hoá các kế hoạch bằng việc lập ngân quỹ.
Sau khi quyết định đã công bố, kế hoạch đã xây dựng xong, bước cuối cùng
làm cho các kế hoạch có ý nghĩa đó là lượng hoá chúng bằng cách chuyển chúng
sang dạng ngân quỹ. Ngân quỹ chung của một doanh nghiệp biểu thị toàn bộ thu
nhập và chi phí, với lợi nhuận hoặc số dư tổng hợp. và các ngân quỹ của khoản mục
cân đối chính như chi tiêu tiền mặt hay chi phí đầu tư. Mỗi bộ phận hay chương
trình của một doanh nghiệp hay tổ chức đều có thể có ngân quỹ riêng của mình,
thông thưòng là các ngân quỹ về chỉ tiêu và chi phí đầu tư mà chúng có liên hệ chặt
chẽ với ngân quỹ chung.

1.2 Chiến lược
1.2.1 Khái niệm và nội dung chiến lược

- Khái niệm: “Chiến lược là tổng thể các đường lối và biện pháp chủ yếu của
nhằm đưa hệ thống đạt đến những mục tiêu dài hạn.” ( theo giáo trình “ Chính sách
kinh tế- xã hội”, trang 10, NXB khoa học và kỹ thuật)
16


- Nội dung của chiến lược bao gồm:
+ Tầm nhìn chiến lược của tổ chức
+ Các mục tiêu chiến lược cho tổ chức
+ Các phương thức chủ yếu để đạt được nhũng mục tiêu đó
1.2.2 Các cấp chiến lược của một tổ chức
Theo giáo trình “khoa học quản lý” tập 1, trường Đại học Kinh tế Quóc dân,
Khoa Khoa học quản lý, NXB khoa học và kỹ thuật thì chiến lược có thể được phân
chia thành 3 cấp độ: Cấp tổ chức, cấp ngành, cấp chức năng.
1.2.2.1 Chiến lược cấp tổ chức
Chiến lược cấp tổ chức do bộ phận quản lý cao nhất vạch ra nhằm nắm bắt
được những mối quan tâm và hoạt động trong một tổ chức. Ở cấp này, các câu hỏi
thưòng đặt ra là: Tổ chức nên hoạt động trong lĩnh vực nào? Mục tiêu và kỳ vọng
của mỗi lĩnh vực đó? Phân bổ các nguồn lực ra sao để đạt được những mục tiêu đó?
Ví dụ như: khi vạch ra chiến lược cấp tổ chức cho một trường đại học, ba lĩnh
vực hoạt động thường được đặt ra là đào tạo, nghiên cứu và tư vấn. Sau đó, người ra
sẽ xem xét việc đặt ra các mục tiêu và kỳ vọng của mỗi lĩnh vực hoạt động và phân
bổ các nguồn lực (đội ngũ giáo viên, nhà nghiên cứu, đội ngũ quản lý, cơ sở trường
lớp, trang thiết bị làm việc) để đạt được các mục tiêu đó
1.2.2.2. Chiến lược cấp ngành
Chiến lược cấp ngành chi liên quan đến những mối quan tâm và hoạt động
trong một ngành ( một lĩnh vực) của tổ chức. Các câu hỏi thường đặt ra ở đây là:
Lĩnh vực này của tổ chức có vị trí nào trong môi trường hoạt động của nó? Nên đưa
ra những sản phẩm/ dịch vụ nào? Cần hướng vào phục vụ ai? Nguồn lực được phân
bổ trong ngành đó ra sao?

Đối với các tổ chức có nhiều lĩnh vực hoạt động, những nhà quản lý cấp cao
thường gặp khó khăn trong việc tổ chức những lĩnh vực hoạt động đó một cách
thống nhất. Một cách giải quyết vấn đề đó là đào tạo các đơn vị ngành thống nhất.
Một cách giải quyết vấn đề đó là tạo ra các đơn vị ngành chiến lược. Trong một tổ
chức, đơn vị ngành chiến lược hoạt động tương đối độc lập với nhau. Mỗi đơn vị
17


ngành chiến lược có chiến lược riêng của mình, nhưng đặt trong sự thống nhất với
chiến lược tổng thể của tổ chức.
1.2.2.3 Chiến lược cấp chức năng
Các chiến lược cấp chức năng như nhân sự, tài chính, marketing, nghiên cứu
và phát triển (R&D), sản xuất v.v… được đặt ra trong khuôn khổ một lĩnh vực hoạt
động của tổ chức. Các chiến lược cấp chức năng là sự chi tiết hoá cho chiến lược
cấp ngành và liên quan tới việc quản lý các hoạt động chức năng. Vai trò của chiến
lược cấp chức năng, vì vậy, là để hỗ trợ chiến lược cấp tổ chức và để tạo ra một
lược đồ, cách thức quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra đối với lĩnh vực chức
năng đó.
Chiến lược cấp chức năng là chiến lược thấp nhất trong một tổ chức. Đứng sau
các chiến lược cấp chức năng là các kế hoạch tác nghiệp của tổ chức

Chiến lược cấp tổ chức
Các chiến lược cấp ngành

Các chiến lược cấp chức năng

Các kế hoạch tác nghiệp

Sơ đồ 5: Các cấp độ kế hoạch chiến lược và tác nghiệp trong một tổ chức hoạt
động trên đa lĩnh vực


1.2.3 Một số mô hình chủ yếu được sủ dụng khi xây dựng chiến lược kinh doanh
1.2.3.1. Mô hình nghiên cứu và dự báo môi trường bên ngoài
Theo giáo trình “Chiến lược kinh doanh” GS.PTS Vũ thị Ngọc Phùng, thạc
sĩ. Phan thị Nhiệm, NXB Thống kê (1999)

18


* Mô hình nghiên cứu và dự báo môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là những yếu tố nằm ngoài có tác động trực tiếp đến lợi
nhuận của tổ chức. Những yếu tố này thường xuyên thay đổi, tạo ra những cơ hội và
thách thức mới. Các nhà quản trị chiến lược cần phải hiểu được tầm quan trọng của
yếu tố vĩ mô và đánh giá được ảnh hưởng do sự thay đổi của môi trường này.
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố sau:
Thứ nhất, môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các tổ chức, vì các yếu tố thuộc
môi trường này tương đối rộng cho nên các công ty cần chọn lọc để nhận biết tác
động cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp nhất.
Ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế thường bao gồm:
- Tỷ lệ lãi suất: Tỷ lệ lãi suất có thể tác động đến mức cầu đối với sản phẩm
của công ty. Tỷ lệ lãi suất là rất quan trọng khi người tiêu dùng vay tiền để thanh
toán các khoản mua bán hành hoá của mình. Ví dụ điển hình nhất là trong thị
trường nhà cửa, ô tô, trang thiết bị sản xuất.. được bán theo phương thức trả chậm
hoặc trả dần. Đối với các công ty nằm trong những ngành này, tăng lãi suất là mối
đe doạ và giảm lãi suất là cơ hội để mở rộng sản xuất. Tỷ lệ lãi suất còn quyết định
mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư. Chi phí này là nhân tố chủ yếu
khi quyết định tính khả thi của chiến lược.
- Tỷ giá hối đoái:Tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong
nước với đồng tiển của các quốc gia khác. Thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động trực

tiếp đến tính cạnh tranh của sản phẩm do công ty sản xuất trên thị trường quốc tế.
- Tỷ lệ lạm phát:Lạm phát có thể làm xáo trộn nền kinh tế làm cho sự tăng
trưởng kinh tế chậm lại, tỷ lệ lãi suất tăng và sự biến động của đồng tiền trở nên
không lường trước được. Nếu lạm phát tăng liên tục, các hoạt động đầu tư trở thành
công việc hoàn toàn may rủi.
Ngoài những vấn đề nêu trên, yếu tố kinh tế còn có thề kể đến là tốc độ tăng
trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, chính sách tài chính tiền tệ…
Thứ hai, môi trường công nghệ:

19


Ngày nay công nghệ được coi là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Thay đổi
về công nghệ có thể làm cho các sản phẩm hiện đang sản xuất trở nên lỗi thời trong
khoảng thời gian ngắn. Cũng với thời gian đó có thể tạo ra hàng loạt sản phẩm mới.
Như vậy nó đồng thời có thể là cơ hội cũng như mối đe doạ mới. Do sự phát triển
nhanh chóng của công nghệ đã diễn ra xu hướng làm ngắn lại chu kỳ sống của sản
phẩm. Các công ty phải lường trước những thay đổi do công nghệ mới mang lại bởi
vì công nghệ cũng tạo ra nhiều phương pháp sản xuất mới nhưng những phương
pháp này cũng sẽ là những cơ hội hoặc đe doạ.
Thứ ba, môi trường chính trị- pháp lý:
Các yếu tố thuộc về chính trị - pháp lý cũng có tác động lớn đến mức độ thuận
lợi và khó khăn của môi trường. Các công ty hoạt động phải tuân theo các quy định
của chính phủ về thuê mướn nhân công, thuế, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ
môi trường… Những quy định này có thể là cơ hội hoặc là mối đe doạ với công ty.
Đối với các công ty đa quốc gia dự báo chính trị có ý nghĩa quan trọng bởi vì
phải phụ thuộc vào nước ngoài về nguồn tài nguyên, thái độ của Nhà nước đối với
các công ty nước ngoài, khuynh hưóng bảo hộ mậu dịch…Ngày nay các nhà chiến
lược phải có các kỹ năng để quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề pháp luật và chính
trị, họ cũng dành nhiều thời gian hơn cho việc gặp gỡ các viên chức chính phủ,

tham gia vào các cuộc họp do chính phủ bảo trợ.
Thứ tư, môi trường văn hóa- xã hội
Tất cả các công ty đều phải phân tích các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ
hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác
động đến công ty như xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn
mực đạo đức xã hội, vấn đề lao động nữ. Các yếu tố xã hội thường biến đổi hoặc
tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự
biến động về các yếu tố xã hội của các công ty như tỷ lệ sinh đẻ, sụ tụ hoá hoặc lão
hóa của dân số, quy mô của gia đình.

* Mô hình nghiên cứu và dự báo môi trường ngành
Khi phân tích môi trường ngành các nhà quản trị sử dụng mô hình “năm lực
lượng” của Michael E Porter để phân tích.

20


Mô hình “năm lực lượng” nổi tiếng của M.Porter về chiến lược cấp tổ chức
xem xét về khả năng cạnh tranh của một tổ chức trong môi trường hoạt động của nó
được xác định bởi các nguồn kỹ thuật và kinh tế của tổ chức và 5 lực lượng môi
trường. Theo Porter, nhà quản lý chiến lược cần phải phân tích được các lực lượng
này và đưa ra một chương trình gây ảnh hưởng tới chúng nhằm tìm ra một khu vực
đặt biệt hấp dẫn và dành riêng cho tổ chức.
Năm lực lượng được Porter đưa ra (thể hiện trong sơ đồ 6) là những mối quan
hệ giữa các nhà quản lý của một tổ chức với những người đang hoạt động của các tổ
chức khác.
Mặc dù áp lực cạnh tranh trong các ngành là khác nhau, sự cạnh tranh của tổ
chức trong môi trường cạnh tranh diễn ra (tương đối), tương tự như nhau đến mức
có thể sử dụng chung một mô hình để nghiên cứu các đặc tính và mức độ của
chúng.

Mối đe doạ từ các đối thủ mới luôn là một động lực đáng quan tâm. Nhiều khi
cán cân cạnh tranh có thể bị thay đổi toàn bộ khi xuất hiện các đối thủ “nặng ký”
mới.
Khả năng thương lượng (vị thế ) của nhà cung cấp hay của khách hàng phụ
thuộc vào các nhân tố như: vai trò của ngành đó trong xã hội, việc áp dụng chiến
Đốicơ
thủhội
cạnh
lược nào, sự khác biệt của sản phẩm, các
liên kết…
tranh tiềm ẩn

Mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế có thể là một áp lực đáng kể
trong cạnh tranh. Hiện nay, loại hình đào tạo từ xa ở hệ đào tạo đại học hoặc sau đai
học có thể là một loại dịch vụ thay thế cho đào tạo theo phương thức truyền thống
qua trường lớp và giảng dạy trực tiếp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông
tin dường như càng tiếp sức cho loại hình dịch vụ thay thế này.
Nhà cung cấp

Tính khốc
liệt cạnh
tranh giữa
các đối
thủ

Những người sản
xuất các 21
sản
phẩm thay thế


Khách hàng


Sơ đồ 6: Mô hình cạnh tranh “5 Lực lượng” của M.Porter
Cuối cùng, sự cạnh tranh khốc liết giữa các đổi thủ trong ngành trên nhiều
phương diện sẽ là một lực lượng quan trọng hàng đầu quyết định mức độ canh tranh
trong ngành đó.
1.2.3.2.Mô hình Portfolio của Nhóm tư vấn Boston (BCG): ma trận BCG
(Theo giáo trình “Khoa học quản lý” tập 1, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, khoa Khoa học quản lý, NXB khoa học và kỹ thuật)
Năm 1973, Nhóm tư vấn Boston đã đưa ra một cách tiếp cận mới để xác định
chiến lược cấp tổ chức là phân tích một tập hợp các ngành( lĩnh vực hoạt động) của
một tổ chức chủ yếu trên hai giác độ là tốc độ tăng trưởng và mức thị phần. Mục
đích ở đây là để xác định một sự cân đối giữa các ngành của tổ chức và phân bổ các
nguồn lực của tổ chức vào các ngành một cách hợp lý.

Tốc độ tăng trưởng

Cao

22

Ngôi sao

Nghi vấn


cao

Thấp


Con bò
sữa
Cao

Bỏ đi
Thấp

Thị phần tương đối
Sơ đồ 7: Ma trân BCG
Sơ đồ 7 biểu diễn ma trận BCG theo hai tiêu thức kể trên. Ngành “nghi vấn”
(“question marks”) với thị phần tương đối nhỏ và tốc độ tăng trưởng của thị trường
cao có thể là lĩnh vực chứa nhiều rủi ro mạo hiểm. Đây là ngành cần nhiều vốn đầu
tư,cần theo dõi tiềm năng, cơ hội, để khai thác hiệu quả trong tương lai.
Ngành “ngôi sao” (“stars”) hẳn là ngành có mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đầu
tư tiếp tục vào ngàn ngày để duy trì mức tăng trưởng thị trường cao có thể tốn kém
hơn so với trước. Ngành “con bò sữa” (“cash cows”) với mức thị phần cao và tốc
độ tăng trưởng thị trường thấp cũng là ngành mang lại nhiều lợi nhuận. Tuy vậy,
ngành này không đòi hỏi phải đầu tư lớn để duy trì vị trí của nó trên thị trường.
Cuối cùng, ngành “bỏ đi” (“dogs”) được coi là ngành có mức thị phần kém cỏi và
tốc độ tăng trưởng thị trường thấp cần được cân nhắc để tiếp thêm sức sống cho nó
hoặc dần dần loại bỏ để thay thế bằng ngành khác.
1.2.3.3.Mô hình điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ (SWOT)
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu hay còn gọi là phân tích bên trong trên giác
độ như nhân sự, tài chính, công nghệ, uy tín, tiếng tăm, mối quan hệ, văn hoá,
truyền thống của tổ chức.
Việc đánh giá này chỉ mang tính tương đối, chủ yếu có sự so sánh với mặt
bằng chung trong ngành.
Phân tích về cơ hội, đe doạ ha còn còn là phân tích bên ngoài vì những nhân tố
đó đến từ môi trường bên ngoài. Nếu như việc phân tích này được thực hiện một

cách kỹ lưỡng và sáng suốt, các chiến lược cấp ngành đề ra sẽ có thể nắm bát được
các cơ hội và sẵn sàng đối phó với các đe doạ có thể xảy ra. Trong thực tế, mô hình
SWOT được sử dụng khá rộng rãi và được coi là công cụ phân tích chiến lược hiệu
quả. Người ta có thể sử dựa trên kết quả của việc phân tích theo mô hình SWOT để

23


lập nên ma trận SWOT nhằm giúp cho việc đưa ra các giải pháp chiến lược. Ma trận
SWOT có dạng như mô tả trong sơ đồ 7

Cơ hội

O1
S1

S1O1

Oh
S1Oh

Điểm
mạnh

Đe doạ

t1
S1 t m

tk

S1tk

SiOj

Sitj

SnO1

SnOh

Sn t 1

Sntk

W1 W1O1

W1Om

W1t1

W1tk

Sn

Điểm
yếu

Witj

WiO1

Wm W O
m 1

WmOm

Wmtk

Wmt1

Sơ đồ 8: Ma trận SWOT
Các thành phần của ma trân SWOT có thề gợi ý về các giải pháp chiến lược
nhằm phát huy các điểm mạnh để tận dụng cơ hội và ngăn chặn các mối đe doạ ra
sao, hay biết được các điểm yếu có thể hạn chế ra sao trong việc nắm bắt cơ hội và
tạo ra sự khó khăn trong việc chống đỡ được các mối đe doạ.
1.2.3.4. Mô hình chuỗi giá trị.
Năm 1985, M.Porter đã đưa ra phạm trù chuỗi giá trị.
Chuỗi giá trị là công cụ chiến lược bên trong cho phép tách biệt các hoạt động
khác nhau trong một lĩnh vực hoạt động( ngành) cụ thể của tổ chức.
Sơ đồ 9: Chuỗi giá trị của một hãng sản xuất
XD cơ sở hạ tầng

Các sơ đồ 9,
Trong
các lý
hoạt
động
trong
Quản
nguồn
nhân

lực một ngành của tổ chức được phân tích theo
hoạt

Phát triển
côngquá
nghệ
giác độđộng
loạihỗ
công việc,
và theo
trình hoạt động. Theo loại công việc mang tính
Cung ứng sản phẩm dịch vụ

hỗ trợ,trợcác hoạt động bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất( nhà
xưởng, kho tàng, hệ thống cung cấp năng lượng);
Các
hoạt
động

bản

Hậu
cần
hướng
vào

Sản
xuất

Hậu Marketing

cần
và bán
hướng hàng
ra 24

Hậu bán

hàng


quản lý nhân lực, phát triển công nghệ, cung ứng sản phẩm dịch vụ. Theo quá trình
hoạt động, các hoạt động chính bao gồm hậu cần hướng vào, sản xuất, hậu cần
hướng ra, marketing và bán hàng và dịch sau bán hàng. Các hoạt động hậu cần
hướng vào ở đây có thể bao gồm việc mua và dự trữ nguyên vật liệu, chuẩn bị nhà
xường, máy móc thiết bị, nhiên liệu cho quá trình sản xuất. Các hoạt động hậu cần
hướng ra bao gồm việc đóng gói, dán nhãn hiệu cho sản phẩm, lưu khi thành phẩm.
Nghiên cứư các hoạt động hậu cần hướng vào và hướng ra nhiều khi mở ra
những hướng chiến lược mới nhằm mở rộng hoạt động sang những lĩnh vực mới
liên quan; đây được coi là cách liên kết chiều dọc (vertical integration). Mở rộng
theo hướng ra các hoạt động hậu cần hướng vào gọi là ngược dòng (upstream),
theo hướng đi về các hoạt động hậu cần hướng ra gọi là xuôi dòng (downstream).
Tương ứng với hai hướng mở rộng trên cần có hai loại chiến lược là chiến lược
ngược dòng (upsstream strategy) và chiến lược xuôi dòng ( downstream strategy).
1.3 Kế hoạch tác nghiệp
1.3.1. Khái niệm
Kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch cụ thể hóa chương trình hoạt động của tổ
chức theo không gian (cho các đơn vị trong tổ chức) và thời gian (kế hoạch hàng
năm, kế hoạch hàng quí, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, đêm, ca,
giờ). Kế hoạch tác nghiệp được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chiến lược, là kế
hoạch cụ thể hóa của kế hoạch chiến lược. Theo cấp quản lý kế hoạch thì có kế

hoạch chung của doanh nghiệp, kế hoạch của bộ phận, kế hoạch của từng đội sản
xuất, kế hoạch của từng nhóm thiết bị...
1.3.2. Phân loại
Các kế hoạch tác nghiệp hết sức đa dạng,có thể phân loại kế hoạch tác nghiệp
theo các tiêu thức sau:
1.3.2.1. Theo khả năng sử dụng
* Kế hoạch xây dựng một lần sử dụng 1 lần bao gồm các loại:
- Các chương trình:
- Dự án
- Các ngân quỹ

25


×