Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thuyết minh về Phủ Chủ Tịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503 KB, 6 trang )

Họ và tên: Bùi Thị Huế
Lớp: Việt Nam Học 3 – k9
Nhóm: New Wind

Bài thuyết minh
Phủ Chủ Tịch và Cây đa Kiên Trì
Thời gian thuyết minh và di chuyển: 20 phút
Sau khi nhận đoàn từ Quyên: Cảm ơn bạn Quyên đã nhường lời cho mình. Cho em
xin gửi tới cô giáo và các bạn lời chào thân thương nhất. Em xin tự giới thiệu em tên là Bùi
Thị Huế, em đến từ nhóm New Wind lớp VNH3K9 ạ. Em rất vui khi đc đồng hành với
đoàn ta trong chuyến tham quan cụm di tích phủ CT ngày hôm nay. Chúc cô và các bạn có
1 buổi tham quan vui vẻ và bổ ích ạ.
Vừa rồi cô và các bạn đoàn mình đã được nghe bạn Quyên giới thiệu về lăng Chủ
Tịch và quảng trường Ba Đình, nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nc cũng
là công trình lưu giữ những tình cảm và lòng thành kính thiêng liêng của nhân dân VN đối
vs Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc VN. Và sau đây em xin mời cô
và các bạn đoàn mình đứng theo hình vòng cung để cùng em tìm hiểu về tòa nhà Phủ CT,
nơi mà CT HCM đã làm việc trong gần 15 năm cuối đời.


Cô và các bạn hãy nhìn theo hướng tay chỉ của em ạ. Xin giới thiệu với cô và
các bạn đây chính là tòa nhà phủ CT ạ.

Cô và các bạn sau khi đã quan sát rõ thì cô và các bạn đoàn mình có những suy nghĩ cảm
nhận gì về tòa nhà này xin hãy chia sẻ cho em đc biết với ạ.…. Vâng em xin cảm ơn những
chia sẻ của cô và các bạn đoàn mình ạ.
Thưa cô và các bạn, công trình này được người Pháp xd năm 1900 với mục đích để
làm trụ sở cai trị k chỉ Việt Nam mà cả 3 nc Đông Dương: VN, Lào, Campuchia. Trong
1



thời gian Pháp cai trị, tòa nhà này mang tên là phủ Toàn quyền Đông Dương vì đây là nơi
ở và làm việc của các Toàn quyền Đông Dương. Tòa nhà này được xd trong vòng 6 năm
(1900-1906) do 1 kiến trúc sư người Pháp gốc Đức tên là Lich- ten Fen- đơ thiết kế. quy
mô và phong cách kiến trúc của tòa nhà dường như muốn thể hiện quyền uy và sức mạnh
của Pháp ở Đông Dương. Tòa nhà này gồm 4 tầng: 1 tầng trệt và 3 tầng lầu, đc thiết kế đối
xứng với 1 khối chính giữa và 2 khối 2 bên. Diện tích tòa nhà gần 1300 với tất cả 36 phòng
được trang trí theo những phong cách khác nhau. Khuôn viên vô cùng rộng và đẹp.
Cô và các bạn có biết tại sao tòa nhà có 36 phòng nhưng các phòng lại có thiết kế theo
các phong cách khác nhau k ạ? Từ khi tòa nhà đc hoàn thành cho đến khi CMT8 1945
thành công, đã có 29 đời Toàn quyền và Quyền Toàn quyền Pháp đến ở và làm việc ở
đây.Và mỗi khi có 1 viên Toàn quyền lên thay thế, tòa nhà lại đc sửa chữa thay thế theo ý
thích của chủ mới.Từ năm 1945 đến1946, pát xít Nhật và Trung Hoa dân quốc chiếm giữ
tòa nhà này. Khi Pháp quay trở lại xâm lược VN lần 2 thì nơi đây lại trở thành trụ sở cao
nhất của chinhs quyền thực dân.
Thưa cô và các bạn đoàn mình, tòa nhà này nói là do người Pháp xd nhưng thực chất là
do mồ hôi công sức của nhân dân lao động VN dựng nên đấy ạ. Tòa nhà này chỉ thực sự
thuộc về nhân dân VN sau khi thủ đô HN đc giải phóng vào ngày 10/10/1954,chủ tịch
HCM cùng chính phủ, TW Đảng từ Việt Bắc trở về đây sau 9 năm kháng chiến anh dũng
và gian khổ. Các đồng chí trong TW Đảng, chính phủ đã mời Người về ở và làm việc tại
Phủ toàn quyền cũ, nhưng Người đã khước từ. Bác nói: “trước kia đây là phủ toàn quyền
nhưng việc xây dựng nên công trình kiến trúc này là bàn tay của những người thợ việt
nam. Bây giờ nhân dân được tự do, đất nước được độc lập, quyền làm chủ tòa nhà phải
thuộc về nhân dân”. Sau đó Bác đã lựa chọn cho mình 1 căn nhà nhỏ ở trong kia, một ngôi
nhà của người thợ điện làm ở phủ toàn quyền cũ mà lát nữa cô và các bạn và mình sẽ được
nghe bạn Đào Thị Tuyến giới thiệu về ngôi nhà này. Còn về phía phủ toàn quyền, Người
đề nghị sử dụng tòa nhà này làm nơi làm việc và tiếp khách của Chính Phủ và Nhà nước
VN. Từ đó tòa nhà này được gọi là Phủ Chủ Tịch.
Nơi đây đã diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại của Chủ Tịch HCM trên cương vị
người đứng đầu Đảng, đứng đầu Nhà Nước. Căn phòng trang trọng nhất với 5 vòm cửa
lớn ở chính diện tòa nhà nhìn ra đường Hùng Vương là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử

quan trọng của đất nước.

2




Xin mời cô và các bạn hãy nhìn theo hướng tay chỉ của em.
Cô và các bạn có nhìn thấy cánh cửa màu xanh ở giữa ko ạ?
Đó chính là phòng gương đấy ạ.

Còn cánh của bên phải là phòng bác ghi âm những lời chúc mừng năm mới gửi tới đồng
bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ngoài nước vào giờ phút thiêng liêng của mỗi đêm giao
thừa. Còn cánh cửa bên trái là phòng thứ 7 hàng tuần bác gồi xem phim cùng với các đồng
chí trong cơ quan. Và bộ phim cuối cùng Bác xem là bộ phim Bài ca anh giải phóng
quân cùng các em thiếu nhi.
Tại Phủ Chủ Tịch đã diễn ra những phiên họp Hội CP đề ra đường lối chủ trương,
chính sách nhằm củng cố chính quyền Dân Chủ nhân dân, xây dựng miền Bắc vững mạnh,
chăm lo đời sống nhân dân, đẩy mạnh đấu tranh giải phóng miền Nam đi đến thống nhất đất
nước, nâng cao uy tín của VN trên trường quốc tế. Phủ Chủ Tịch còn là nơi diễn ra các cuộc
tiếp đón, hội đàm giữa CT HCM cùng các đồng chí lãnh đạo Nhà nước VN với 1 số vị
nguyên thủ quốc gia, lãnh tụ Đảng các nước anh em, đại sứ các nước đến trình quốc thư.
Tại đây Người cũng đón tiếp, gặp gỡ bạn bè khắp nơi trên thế giới tới VN, ủng hộ sự nghiệp
CM và giúp đỡ nhân dân VN xây dựng cuộc sống mới. những buổi tiếp đón đã để lại nhiều
kỉ niệm, ấn tượng sâu sắc giữa CT HCM- vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta với bạn bè thế giới.
với nhân dân VN Người gặp gỡ các đại biểu thuộc mọi thành phần trong xã hội, ko phân
biệt họ tộc, tôn giáo, đảng phái nào, làm ngành nghề gì. Trong 15 năm từ 1954-1969 CT
HCM đã tiếp trên 1000 đoàn đại biểu trong và ngoài nước.
Sinh thời Người luôn quan tâm đến vận mệnh của đất nước cũng như cuộc sống của
nhân dân, dành trọn cả cuộc đời nên nhân dân tôn kính gọi Người với cái tên gần gũi là Bác

Hồ, vị cha già dân tộc.
“Bác thương các cụ già xuân về dâng biếu lụa.
Bác yêu đàn cháu nhỏ trung thu về cho quà.
Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng.
Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương.
Bác Hồ với tấm lòng bao la, cao cả dành cho mọi tầng lớp nhân dân VN và Bác dành tình
cảm đặc biệt cho các em nhỏ. Chắc hẳn cô và các bạn đoàn mình đã nghe nhiều câu chuyện
kể về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng. Vào t7/1961 Bác đã để trống tòa nhà này 3 tuần liền
dành cho các em thiếu nhi làm chủ và trưng bày các tác phẩm của mình trong phong trào
thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
“Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”
Cũng vì tình yêu dành cho trẻ em lớn như vậy nên Bác có nguyện vọng là sau khi Bác mất
sẽ dành tòa nhà này để xd cung thiếu nhi cho các cháu nhỏ. Nhưng ngay sau khi Bác mất thì
các đồng chí trong Ban lãnh đạo đã xem xét và thấy rằng nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm về
Bác với đồng bào trong nước và quốc tế nên đã đế dành nơi này như 1 di tích lịch sử về Bác
còn việc xây dựng cung thiếu nhi cho các cháu sẽ được tiến hành ở nơi khác.

3


Ngày 15/5/1975, Nhà nước đã công nhận Phủ CT là 1 trong những di tích lưu niệm đặc
biệt quan trọng. song từ đó đến nay tòa nhà này vẫn là nơi làm việc của Chủ tịch và Phó
Chủ tịch nước, những hoạt động có ý nghĩa quan trọng của Đảng và Nhà nước ta vẫn tiến
hành trọng thể ở đây. Vì vậy tòa nhà này vẫn giữ cái tên là PCT.


Dạ thưa cô và các bạn hãy nhìn theo hướng tay chỉ của em ạ. Cô và các bạn
có nhìn thấy chiếc cổng màu xanh to lớn ở đằng kia k ạ?

Đây là cổng chính của của tòa nhà này đấy thưa cô và các bạn. Nhưng giờ nó chỉ phục vụ

cho để cho đoàn xe của những đoàn khách quan trọng cấp cao của các nước đến VN thôi ạ.
Còn Chủ tịch nước và các cán bộ công nhân viên trong tòa nhà hàng ngày đi làm từ lối
cổng sau mà lát nữa khi đi qua em sẽ chỉ cho cô và các bạn đoàn mình để cô và các bạn
được thấy ạ.


Dạ vừa rồi thì em đã chia sẻ với cô và các bạn đôi nét về tòa nhà PCT,nơi Bác đã làm
việc trong gần 15 năm cuối đời. Dạ cô và các bạn có còn điều gì thắc mắc về PCT
nữa k ạ?...
 Nếu cô và các bạn k còn gì thắc mắc thì em xin mời cô và các bạn cta có 5 phút để
tự do tham quan và chụp ảnh ạ. Dạ xin cô và các bạn lưu ý là vẫn có người làm ciệc
trong tòa nhà này nên chúng ta k đc vào trong tham quan mà chỉ đứng ở ngoài xung
quanh đây để chụp toàn cảnh thôi ạ. Và đúng 5 phút sau chúng ta sẽ tập trung ở
đúng vị trí này để đoàn chúng ta cùng di chuyển tới di tích tiếp theo trong cụm di
tích Phủ CT ạ.

Trên đường đi: Dạ thưa cô và các bạn đòan mình thì bên hướng tay trái của em chính là lối
cửa sau của tòa nhà phủ chủ tịch, lối đi này là dành cho những người làm việc trong tòa
nhà này sử dụng hàng ngày ạ.

4


Đến ngã 3: mời cô và các bạn cta đứng theo hình vòng cung để quan sát rõ hơn đối
tượng mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây ạ. Cô và các bạn có nhìn rõ cây đa to lớn có
hình thù kỳ lạ này chưa ạ?.......thưa cô và các bạn đoàn mình,đây là cây đa kiên trì, cây đa
này có những chiếc rễ phụ từ cành cao đâm xuống đất và có 1 rễ có độ nghiêng khá lớn
như cô và các bạn đã thấy ở đây. Rễ, cành và thân cây tạo thành 1 vòm cổng. du khách
tham quan đi trên 1 trong 2 nhánh đường nhỏ thì đều đi qua 1 vòm cổng do cây tạo thành.
Nếu k có những rễ phụ to, cao kéo mghiêng xuống thì chắc hẳn cây đa sẽ k có hình thế đẹp

như thế này đâu ạ.
Và tại sao cây đa lại đc đặt tên là cây đa kiên trì. Đó là cả 1 câu chuyện ý nghĩa từ
Bác của chúng ta đó ạ.
 Khi làm việc tại nhà sàn, Bác Hồ thường đi lại trên con đường có cây đa nói trên. Lúc đó
cây đa chưa có rễ phụ to, cao, dáng đẹp như chúng ta thấy ngày nay và không phải ngẫu
nhiên mà cây đa có được những rễ cây này.
Khoảng tháng 9 năm 1965, anh em làm vườn thấy hai rễ đa nhỏ từ trên cành buông xuống
lơ lửng cách mặt đường không xa. Vì lo hai rễ phụ này lớn dần thêm và dài xuống làm
vướng lối đi lại của Bác, nên anh em phục vụ định cắt bỏ rễ đó đi. Biết được ý định đó,
Bác không tán thành và gợi ý: nên tìm cách kéo rễ đa xuống đất và Bác đã bày cho mọi
người làm cho rễ đa bén đất bằng thân 1 cây bương và sau 3 năm thì rễ đã bén đất.
Khi hoàn thành công việc kéo rễ đa xuống đất, anh em phục vụ đến báo cáo kết quả với
Bác, Bác vui vẻ nói: “Các chú thấy đấy, con người hoàn toàn có khả năng chinh phục và
cải tạo được thiên nhiên, tuy công việc đó rất khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm
cao”.
Sau này, cây đa lại có thêm hai rễ phụ nữa do các đồng chí phục vụ kéo thêm với phương
pháp của Bác. Nhớ lời Bác nói khi hoàn thành công việc, anh em phục vụ đặt tên cho cây
đa này là cây đa kiên trì, bởi làm cho rễ phụ của cây đa bén đất dù nhanh cũng phải cần
thời gian tính bằng mấy năm, nhưng kiên trì thực hiện lời Bác dạy nhất định sẽ thành
công.
“120 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
5


Đúng như lời Bác dạy
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Vâng lời Bác hồ dạy, Chương trình học theo tấm gương đạo đức HCM đã tạo được hiệu

ứng rất lớn và có rất nhiều tấm gương người tốt việc tốt trong cả nước. Cũng mong qua
chuyến đi này cô và các bạn cũng sẽ học thêm được nhiều điều từ Bác của chúng ta để
cuộc sống càng thêm tốt đẹp và ý nghĩa hơn ạ.
Dạ vừa rồi em đã giới thiệu cho cô và các bạn đoàn mình về tòa nhà Phủ Chủ Tịch, nơi mà
Bác đã làm việc trong gần 15 năm cuối cuộc đời và cũng đã chia sẻ câu chuyện về cây đa
kiên trì mà Bác của chúng ta đã có 1 thời gian gắn bó. Và ta bắt gặp ở đó những câu
chuyện, những nét đẹp đáng kính của CT HCM- vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già dân tộc
qua đó cô và các bạn có thêm được những thông tin cũng như hiểu thêm về Bác Hồ vĩ đại
của chúng ta. Vâng, tuy chỉ có ít phút để tìm hiểu 2 đối tượng trên nhưng đã có những
minh chứng rõ hơn cho những phẩm chất tốt đẹp của Bác làm cho chúng ta càng trân trọng
và tôn kính Bác nhiều hơn.
Em xin phép đc kết thúc phần chia sẻ của mình.cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
Và sau đây em xin nhừơng lời cho bạn Vương Đình Hiệp sẽ tiếp tục giới thiệu cho đoàn
mình di tích tiếp theo trong cụm di tích Phủ Chủ Tịch. Mong rằng sẽ sớm được đồng hành
với cô và các bạn trong chuyến hành trình gần nhất.

6



×