Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Biểu hiện của sa dạ con sau sinh và cách chữa trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (615.67 KB, 7 trang )

Biểu hiện của sa dạ con sau sinh và cách chữa trị
Sa dạ con là một tình trạng rất phổ biến xảy ra với mẹ bầu không lâu sau khi
sinh, hoặc thường là nhiều năm sau đó. Do sức căng của bào thai và việc sinh
nở đòi hỏi các cơ của người phụ nữ phải vận động nhiều nên bị sa dạ con sau
sinh sẽ không tránh khỏi. Vậy biểu hiện của sa dạ con là gì và cách chữa trị ra
sao thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất.
Sa dạ con là trong âm đạo có khối thoát ra hoặc sa xuống ở miệng âm đạo hoặc
phía ngoài âm đạo, hình dáng như quả trứng ngỗng, màu sắc đỏ nhợt, tự cảm thấy
bụng dưới nặng sa, vùng eo lưng buốt, phần lớn thấy kèm theo tinh thần không
phấn chấn, lưỡi nhợt, mạch nhược. Nếu điều trị không kịp thời bệnh thường kéo
dài không khỏi.
1. Các mức độ của sa dạ con


Mức độ sa đầu tiên là khi dạ con hạ thấp một chút xuống phần đầu của cổ tử
cung. Điều này có lẽ không gây ra bất kì rắc rối gì, nhưng có thể dẫn đến việc
không kiềm chế được sức căng (nước tiểu sẽ ra một ít khi bề mặt khung xương
chậu của bạn phải chịu sức ép khi bạn ho, cười hoặc tập thể dục,…).



Mức độ sa thứ hai là khi tử cung hạ xuống khe hở của âm đạo, vì thế nếu bạn
đang cố gắng để đi vệ sinh, hoặc đứng trong thời gian quá lâu, cổ tử cung có
thể bị đẩy ra ngoài cơ thể. Tiểu són, hoặc nhẹ hoặc nghiêm trọng, có thể là một
vấn đề kéo dài liên tục.



Mức độ sa thứ ba thì rất hiếm và chỉ xảy ra với những phụ nữ lớn tuổi để cho
vấn đề cứ gia tăng mà không điều trị. Điều này dẫn đến toàn bộ tử cung bị sa
ra khỏi âm đạo.



2. Nguyên nhân nào gây sa dạ con?
“Sa” có nghĩa là rớt xuống (hạ xuống), và điều này có thể xảy đến cho tử cung
hoặc âm đạo sau khi một người phụ nữ có con. Các bác sĩ khoa sản cho biết, đối
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


với phụ nữ, việc gia tăng các triệu chứng sa dạ con phổ biến sau sinh 20 năm hơn
là được chẩn đoán ngay sau đó.

Sức căng dây chằng hỗ trợ tử cung từ phía trên, kết hợp với sức ép lên các cơ bề
mặt khung xương chậu của bạn ở bên dưới trong suốt thời gian mang thai và kì trở
dạ, có nghĩa là toàn bộ hệ thống nâng đỡ được căng ra và bị yếu đi. Sự căng giãn
này càng tồi tệ hơn bởi hooc-môn tiết ra trong suốt quá trình mang thai nhằm làm
cho dây chằng bớt căng ra chuẩn bị cho cơn trở dạ.
Có thể đối với một số phụ nữ chưa có con nhưng vẫn bị sa dạ con là bởi tính yếu
ớt tự nhiên của cơ, nhưng sau khi sinh thì có nhiều khả năng bị sa dạ con hơn. Đây
là vì góc trước của tử cung đã bị hạ xuống, dây chằng bị kéo căng, và thành âm
đạo có lẽ không nằm gần nhau như trước, làm cho việc sa dạ con có thể xảy ra.
Hiện tượng sa dạ con sau sinh thường xảy ra ở những phụ nữ:


Bị suy nhược cơ thể, suy nhược toàn thân cũng dễ bị sa dạ con sau sinh.



Những phụ nữ sinh non nhiều lần thường có nguy cơ bị sa dạ con cao hơn
những sản phụ khác.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí





Ít vận động sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến dạ con bị sa.



Những sản phụ làm việc quá sức, có nhiều khí hư cũng là một trong những
nguyên nhân khiến dạ con bị sa xuống.

3. Triệu chứng của sa dạ con sau sinh


Tiểu són khi ho, cười hoặc nhảy. Hầu hết phụ nữ đều trải qua việc này sau khi
sinh con, nhưng với các bài tập rèn luyện bề mặt khung xương chậu đều đặn,
hiện tượng này sẽ chấm dứt.



Vọp bẻ xuất hiện ở bụng hoặc khung xương chậu, những người phụ nữ nói
cảm giác giống như muốn mở toang đường ruột của họ.



Cảm giác khó chịu khi âm đạo bị phồng lên hoặc căng đầy



Thấy khó khăn khi đi tiểu hoặc đi tiêu.


4. Biện pháp ngăn ngừa sa dạ con


Sau sinh để phòng tránh sa dạ con sản phụ không nên ngồi hoặc nằm ở một tư
thế quá lâu mà nên thường xuyên thay đổi vị trí, tư thế nằm.



Nên thường xuyên đi lại, vận động chân tay nhẹ nhàng vừa giúp máu huyết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


lưu thông để nhanh chóng phục hồi sau sinh vừa phòng tránh sa dạ con rất
hiệu quả.


Sau sinh sản phụ nên đi tiểu ngay không nên nín nhịn tiểu tiện.



Sau sinh từ 6-8 giờ sản phụ nên ngồi dậy, ngày thứ 2 thì đứng dậy đi lại nhẹ
nhàng.



Nên cho bé bú càng sớm càng tốt vừa là cách kích thích sữa mau về vừa giúp
phòng tránh sa dạ con rất tốt.




Sau sinh sản phụ cần ăn nhiều rau xanh và trái cây để phòng tránh táo bón. Vì
táo bón cũng là một trong những yếu tố khiến sản phụ dễ bị sa dạ con.



Ngoài ra, sản phụ cần tránh vận động và làm việc quá sức mà nên dành nhiều
thời gian nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng.



Uống nhiều nước ép trái cây rất có lợi, cũng như các thực phẩm giàu chất xơ
như bánh mì làm bằng bột chưa rây, ngũ cốc, trái cây và rau.



Việc thừa cân sẽ gây cho bề mặt khung xương chậu phải chịu thêm sức ép, vì
thế cố gắng để giảm cân rất được khuyến khích trước khi có em bé.

5. Điều trị sa dạ con


Nếu bạn mắc phải mức độ sa dạ con thứ nhất, bạn sẽ được khuyên là nên tập
trung cho bài tập rèn luyện bề mặt khung xương chậu và chú ý đến chế độ ăn
của bạn trước khi thực hiện bất kì điều gì. Nếu các triệu chứng của bạn không
cải thiện, hãy hỏi bác sĩ đa khoa nhằm giúp bạn tìm đến một nhà vật lí trị liệu
khoa sản, người này có thể đề nghị vài bài tập đặc biệt.

Thỉnh thoảng, một vòng nâng Petxe được đặt vào âm đạo cũng sẽ có nhiệm vụ hỗ
trợ cho tử cung. Đây chỉ là dụng cụ tạm thời, được sử dụng trong khi bạn thực hiện

các bài tập rèn luyện cho bề mặt khung xương chậu.


Nếu bạn mắc phải mức độ sa dạ con thứ hai và ba, bạn cần được chỉnh lại dạ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


con bằng phẫu thuật do bác sĩ phụ khoa đảm trách. Việc này có thể giúp ích
cho bạn từ việc làm cho bề mặt khung xương chậu vững chắc hơn đến việc đặt
những mũi khâu nhằm hỗ trợ những bộ phận quanh âm đạo. Nếu bọng đái
hoặc trực tràng phồng ra đến chỗ âm đạo thì cũng có thể được chỉnh sửa bằng
phẫu thuật đi qua âm đạo.
Nếu sự sa dạ con bị nghiêm trọng, phẫu thuật cắt bỏ dạ con có lẽ được đề nghị.
Nhưng việc tập các bài tập rèn luyện cho bề mặt khung xương chậu vẫn đóng vai
trò quan trọng, ngay cả hậu phẫu thuật.

Một số bài thuốc nam điều trị sa dạ con có kết quả tốt:


Bài 1: Hoa thiên lý 30g, lá non thiên lý 20g. Hai thứ giã nát, gói bông, đặt vào
âm hộ (đêm đặt, ngày bỏ ra).



Bài 2: Lá thài lài tía 4g, phèn phi 2g (tiệt trùng tốt), giã nát gói bông đặt vào
âm hộ trong 24 giờ.




Bài 3: Hạt na (miền Nam gọi mãng cầu) khô 20g, lá trầu không 50g, phèn phi
5g. Giã lá trầu vắt nước cốt, hạt na, phèn phi giã kỹ, tán bột mịn hòa lẫn, bôi
vào.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




Bài 4: Ngọn lá thầu dầu tía 20g, hạt thầu dầu tía già 10g. Hai thứ tiệt trùng tốt,
giã nát gói vào bông đặt vào âm đạo trong 24 giờ.



Bài 5: Lá vông nem 50g, bồ hóng bếp, phèn phi 2g. Ba thứ tiệt trùng tốt, giã
nát gói vào bông đặt vào âm đạo (đêm đặt, ngày bỏ ra).



Bài 6: Vỏ cây hòe tươi 20g, lá thầu dầu tía 20g (không có thì dùng hạt), củ
thăng ma 20g. Các vị giã nhỏ trộn với dấm thanh, chia làm 2 miếng thuốc, một
đắp rốn, một đắp đỉnh đầu. Thấy dạ con co vào bình thường thì bỏ thuốc rửa
sạch.



Bài 7: Muối 1 chén rang nổ giòn thì đổ vào 2 chén cám, tiếp tục rang qua rang
lại cho nóng đều rồi đổ ra khăn gói chườm lưng bệnh nhân hoặc lót lưng cho
bệnh nhân nằm lên trên. Đồng thời khuấy hồ bột mì. Gừng sống trộn với sáp
giã hòa vào hồ bột mì, phết lên giấy trắng dán bụng dưới. Khi dạ con co lên
vừa đủ thì gỡ ra.


Món ăn chữa sa dạ con sau sinh:


Cháo kê, lươn: Nguyên liệu bao gồm kê 100g, lươn 1 con và các gia vị khác.
Cách chế biến: Lươn làm sạch nhớt, khử mùi tanh, bỏ nội tạng thái mỏng; Kê
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


vo sạch cho vào nồi ninh nhừ thành cháo cho thêm ít muối. Khi cháo sôi cho
thịt lươn vào nấu chung, cháo nhừ nêm nếm gia vị vừa miệng, ăn nóng nên ăn
lúc đói và ăn hết trong ngày.


Cháo kê, thủ ô và trứng gà: Nguyên liệu bao gồm: Hà thủ ô đỏ 30g, kê 50g,
trứng gà 2 quả và các gia vị khác. Cách chế biến: Hà thủ ô cho vào bọc vải
thưa gói lại cho vào nồi nấu, nước sôi vớt bỏ bã dùng nước này nấu cháo. Khi
cháo nhừ đập 2 quả trứng gà vào đánh đều. Nêm nếm gia vị vừa miệng, dùng
nóng, nên ăn lúc đói, ngày ăn 2 lần.



Cháo kê, đẳng sâm, thăng ma: Nguyên liệu bao gồm: Đẳng sâm 30g, thăng
ma 10g, kê 50g. Cách chế biến: Đẳng sâm và thăng ma sau khi rửa sạch cho
vào nồi cho nước ngập đun sôi, nước sôi vớt bỏ bã, dùng nước này để nấu
cháo. Món này ăn lúc đói, ngày ăn 2 lần sẽ có kết quả.



Canh lươn: Nguyên liệu gồm: Lươn 2 con, hành khô, gừng, muối và rượu.

Cách chế biến: Lươn làm sạch nhớt, khử mùi tanh loại bỏ nội tạng, lọc bỏ
xương, đầu, thái chỉ ướp chung với hành, muối, gừng, rượu trắng trong vòng 5
phút. Sau đó cho nồi nước lên bếp đun sôi thì cho lươn vào nấu canh, nêm nếm
gia vị vừa ăn. Món này có thể ăn hàng ngày chung với cơm.



Canh cá diếc, hoàng kỳ: Nguyên liệu gồm: Cá diếc 1 con 250g, hoàng kỳ 25g,
chỉ xác sao 10g. Cách chế biến: Hoàng kỳ, chỉ xác sao rửa sạch cho vào nồi
đun sôi. Nước sôi vớt bỏ bã lấy nước này để nấu canh cá. Cá làm sạch ướp
muối, gừng, rồi cho vào nước thuốc nấu thành canh. Món này có thể ăn hàng
ngày.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×