Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

sáng kiến kinh nghiệm NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG tác CHỦ NHIỆM lớp tại TRUNG tâm GIÁO dục THƯỜNG XUÊN XUÂN lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.95 KB, 9 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: TRUNG TÂM GDTX XUÂN LỘC
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN XUÂN LỘC.

Người thực hiện: CAO THỊ HỒNG YẾN
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ......................................................... 
Có đính kèm:
 Mô hình
 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2009-2010

 Hiện vật khác




BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Cao Thị Hồng Yến
2. Ngày tháng năm sinh: 17/9/1979
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Tổ 2, khu 2, thị trấn Gia Ray, Xuân Lộc, Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ): 0613871660; (ĐTDĐ): 0939479778
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn
8. Đơn vị công tác: Trung tâm Giáo dục thường xuyên Xuân Lộc
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐH sư phạm
- Năm nhận bằng: 2004
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Làm thế nào để nâng cao
chất lượng dạy và học môn lịch sử.


BM03-TMSKKN

Tên sáng kiến kinh nghiệm:


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUÊN XUÂN LỘC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Năm học 2012 - 2013 là năm học thực hiện chủ đề "Tiếp tục đổi mới quản
lý và nâng cao chất lượng giáo dục", tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận
động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", cuộc vận động “
Hai không” và phong trào thi đua “ Xây dựng trương học thân thiện, học sinh tích
cực”. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 36 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc
nâng cao trình độ học vấn cho người lao động.
Hiện nay chúng ta đang tập trung rất nhiều cho sự nghiệp giáo dục của nhà
nước. Vì vậy ngành giáo dục đã đạt những thành tựu quan trọng trong việc giảng
dạy và giáo dục học sinh, cung cấp cho xã hội những con người phát triển toàn
diện về mọi mặt. Tuy nhiên chúng ta cũng gặp không ít khó khăn trong việc giáo
dục học sinh cá biệt và hoàn cảnh khác nhau. Vậy làm thế nào để chúng ta hoàn
thành được sự nghiệp trồng người mà Đảng và Nhà nước giao phó. Với lòng yêu
nghề mến trẻ tôi đã tìm mọi biện pháp để nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ngày
càng đạt hiệu quả trong những năm học vừa qua; đó là lý do tôi chọn đề tài.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI.
Năm học 2012-2013, Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện
Xuân Lộc có tổng số 208 học viên - 8 lớp. Trong đó, có 03 lớp 10; 02 lớp 11; và 03
lớp 12, đội ngũ giáo viên của Trung tâm có 4 người đa số là giáo viên thỉnh giảng
nên gặp khó khăn trong việc theo dõi, đôn đốc, giáo dục đạo đức học viên. Hơn
nữa, có một số học viên có tư tưởng là học bổ túc nên đã nản chí dẫn đến ý thức
học tập chưa cao, bỏ học nửa chừng.
Đối tượng học viên GDTX không đơn thuần là học sinh bình thường (học
đúng tuổi) mà trong đó có một số ít là cán bộ, công nhân viên đã lớn tuổi; số còn lại
là những học viên đã nghỉ học nhiều năm, thậm chí có học viên cá biệt học yếu bỏ
học…nay đi học lại, hoặc những học viên không trúng tuyển vào các trường công lập.

Học viên GDTX cũng cùng nằm trong xu hướng của giới trẻ hiện nay là luôn
muốn đề cao chính kiến của bản thân nên rất khó thuyết phục. Môi trường xã hội phức
tạp. Hoàn cảnh gia đình bất ổn (hoặc về tình cảm, hoặc về kinh tế) nên thiếu sự quan
tâm, chia sẻ đúng lúc. Một số học viên chưa có ý thức trong học tập. Kiến thức mai một
do bỏ học lâu, không theo kịp chương trình dẫn tới nản chí bỏ học nửa chừng.
Chủ nhiệm các lớp GDTX (THPT), giáo viên sẽ gặp phải một số vấn đề khó
khăn “thường trực” như: phải chọn ban cán sự lớp như thế nào, thu học phí sao cho
đúng thời hạn; và nhất là việc giáo dục học viên về ý thức kỉ luật, nề nếp, trật tự
giờ học…


Từ thực trạng trên nên giáo viên chủ nhiệm có vai trò, vị trí quan trọng trong
giáo dục đạo đức học viên ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy trách nhiệm của mình hết sức
quan trọng nhằm giúp Trung tâm thực hiện tốt công tác giáo dục học viên, trong đó
có công tác duy trì sĩ số học viên. Giáo viên cần phải sắp xếp để có nhiều thời gian
hơn nữa gặp gỡ, trao đổi với lớp để nắm bắt tình hình tư tưởng, tình cảm hoàn cảnh
cụ thể của từng học viên của lớp. Sự quan tâm thường xuyên của người giáo viên
chủ nhiệm chính là một biện pháp tinh thần để từ đó hạn chế tình trạng nghỉ học
của các học viên một cách tốt hơn.
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp, hơn ai hết phải thực hiện có hiệu quả
công tác “dạy người”. Để đạt kết quả tốt, mỗi GVCN không chỉ làm công việc của
mình bằng trách nhiệm mà bằng cả tình thương, trong thực tế giáo viên chủ nhiệm
phải tiến hành thật tốt nhiệm vụ “trồng người”.
Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của thầy cô giáo phải
mang tính nghệ thuật, sáng tạo, khéo léo với từng học viên. Phong cách giáo viên
khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và
thuyết phục.
Xây dựng nội dung kế hoạch chủ nhiệm lớp với mục tiêu “học để biết, học

để làm, học để hòa nhập….”, “mái trường thân thiện, học sinh tích cực”. Giáo dục
và rèn luyện đạo đức, tác phong học đường, thi đua hạnh kiểm đạo đức, sống lành
mạnh, bài trừ các tệ nạn xã hội.
GVCN lớp còn phải có trách nhiệm giáo dục nhân cách, vốn sống để các em phát
triển toàn diện, chuẩn bị kiến thức bước vào đời, thấm nhuần với lời dạy của Bác Hồ:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Bản thân tôi nhận thấy để làm tốt công tác này cần thực hiện các công việc sau:
* CƠ SỞ LÝ LUẬN- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
CỦA ĐỀ TÀI.
1. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp cụ thể từng tuần, tháng với mục tiêu
“học để biết, học để làm người, để hòa nhập….”. Thực hiện tốt nội quy của Trung
tâm, lớp đề ra, rèn luyện đạo đức, tác phong học đường. Thi đua hạnh kiểm đạo
đức học viên, sống lành mạnh, bài trừ các tệ nạn xã hội.
2. Đầu năm học nhanh chóng tìm hiểu, năm bắt cơ bản về từng học viên
của lớp mình chủ nhiệm, từ đó có cái nhìn và hiểu toàn diện về hoàn cảnh sống,
tính cách, trình độ…để có cách giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng.
Biện pháp thực hiện tốt công việc này là thông qua GVCN cũ hoặc xem lại
sổ điểm, sổ chủ nhiệm, sổ học bạ của học viên,… để phân loại đối tượng về học
tập, hạnh kiểm, hoàn cảnh gia đình. Từ đó đưa ra hướng giúp đỡ và có biện pháp
cụ thể uốn nắn kịp thời, động viên học viên phấn đấu trong học tập.
3. Chọn ban cán sự lớp
- GVCN cần chú ý đến các học viên có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tốt,
quan tâm đến công việc của lớp, có tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ bạn.


+ Trao đổi với GVCN cũ về khả năng những học viên có năng lực quản lý
lớp, có trách nhiệm, từ đó hình thành một danh sách ban cán sự lớp. Sau đó thông
qua lớp và lấy biểu quyết.
+ Hướng dẫn cụ thể cách làm việc, phân công nhiệm vụ và vai trò từng

thành viên trong ban cán sự
Vai trò của ban cán sự lớp rất quan trọng. Ban cán sự biết làm việc sẽ giúp
ích cho GVCN rất nhiều. Mỗi tháng có khen thưởng đối với học viên tiến bộ, hoặc
phê bình nếu học viên học tập và rèn luyện chưa tốt.
4. Xây dựng cho học viên ý thức kỷ luật, nề nếp, trật tự giờ học, có trách
nhiệm trong công việc, tinh thần đoàn kết, tính tự quản giúp đỡ cùng nhau tiến bộ.
- Biện pháp thực hiện :
+ Cho học viên ghi nhớ các nội quy từ đầu năm học.
+ Có kế hoạch thi đua cho từng tổ.
+ Mỗi tuần đều có đánh giá, nhận xét từ ghi nhận của các tổ và của ban cán sự lớp.
+ Đối với học viên có ý thức học tập; có tinh thần kỷ luật; thực hiện tốt nội
quy; có tiến bộ được tuyên dương, khen ngợi.
+ Đối với học viên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ, vi phạm nội quy, GVCN
thông qua tập thể lớp tiến hành nhắc nhở (vi phạm lần 1) kiểm điểm phê bình, làm
tường trình và cam kết đọc trước lớp (vi phạm lần 2); gửi giấy báo mời phụ huynh
(vi phạm lần 3).
Ví dụ: Lớp đã tổ chức học nhóm nhằm giúp đỡ nhau học tập(5 nhóm). Có
nhiều em học lực yếu không theo kịp các bạn trong lớp, học sinh khá kèm học sinh
yếu vì học sinh cùng trang lứa các em sẽ hiểu bạn nhiều hơn. Gần gũi, thân mật
cũng là điều kiện giúp học sinh yếu nhanh tiến bộ, tiếp thu nhanh hơn. Tục ngữ có
câu: “Học thầy không tày học bạn” là vì vậy!
5. Thông qua các hoạt động tập thể xây dựng cho học viên tinh thần đoàn
kết, trách nhiệm đối với cộng đồng như: phát động thi đua, cổ động tham gia các
phong trào của Trung tâm (Văn nghệ; Thể dục thể thao,…), tham gia tổ chức kỷ
niệm các ngày lễ lớn, quyên góp ủng hộ người nghèo,…Từ đó, học viên sẽ phát
huy tinh thần tự giác, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau.
Ví dụ: Tập thể lớp đã quyên góp hưởng ứng “quyên góp ủng hộ người
nghèo” với số tiền 270000đ, “tuần lễ học tập suốt đời: 295000đ”
6. GVCN phối hợp với Giáo viên bộ môn nhằm nắm được những môn có
học viên yếu, kém để khuyến khích, động viên có biện pháp giúp đỡ các em đầu tư

những môn yếu kém để nâng sức học được đồng đều hơn.
7. Công tác quan hệ với gia đình và xã hội.
Liên lạc thường xuyên với phụ huynh học viên sẽ giúp cho giáo viên chủ
nhiệm nắm bắt rõ hơn thời gian biểu của các học viên cũng như các thói quen, sở
thích và tính cách của từng học viên. Một khi hiểu rõ học viên của mình hơn thì
giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải pháp hơn để giúp học viên của mình chuyên
cần trong việc học tập cũng như duy trì tính chuyên cần. Khi có học viên bỏ học thì
giáo viên chủ nhiệm cần phải thông báo ngay Ban giám đốc Trung tâm; đồng thời
sắp xếp thời gian gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi các thông tin cùng nhau tìm
các giải pháp đưa học viên trở lại trường. Học viên chuyên cần, tích cực trong học
tập hơn nếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu quả.


8. Vận động học viên bỏ học đến lớp.
Khi có học viên trong lớp bỏ học tôi tìm hiểu nguyên nhân, trực tiếp đến nhà
vận động học viên đến trường. Trong quá trình vận động tôi luôn quan tâm đến
mối quan hệ bạn bè của các học viên đó để có thể từ bạn bè động viên, quan tâm
giúp các em đến lớp.
Ví dụ: Năm học trước, lớp tôi có một học viên bỏ học, tôi đã vận động ban
cán sự lớp, bạn thân của học viên đó cùng giáo viên chủ nhiệm đến tận nhà để vận
động, đồng thời tuyên truyền việc bỏ học là không tốt. Chính vì thế, em đã nhận ra
và trở lại đến lớp.
9. Giáo dục học viên chậm tiến (quậy phá, lười biếng trong học tập, sống
không hòa đồng, kép kín) là vấn đề khó khăn thường trực nhất. GVCN luôn phải
đặt tâm nhiều để giáo dục, uốn nắn các học viên vào nề nếp học tập. Đồng thời,
người GVCN có tính nhẫn nại, tận tụy gần gũi với những học viên cá biệt để họ
có thể bộc bạch tư tưởng, tình cảm của mình mà không hoang mang, chán nản. Từ
đó, với tình thương và trách nhiệm, người GVCN sẽ tìm cách tác động đúng
hướng có tính thuyết phục, kiên quyết nhưng không làm tổn thương tình cảm,
giúp học viên có sự chuyển biến nhận thức tích cực hơn.

IV. KẾT QUẢ.
Bằng sự nổ lực, cố gắng của cô và trò, tôi đã năng cao chất lượng giáo dục
hai mặt học viên năm học 2011-2012, 2012-2013 như sau:
Xếp loại học lực:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Năm học
Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2011-2012
31
1
3,22
7
22,6 18 58,06 5
16,1



2012-2013
31


8
25,8 21 67,74 2
6,45


Xếp loại hạnh kiểm:
Tốt
Năm học
Sĩ số
SL
%
2011-2012
31
24 77,42
2012-2013
31
26 83,87

Khá
SL
%
7 22,58
5 16,13

Yếu


TB
SL



%



SL



%



Kém
SL
%





V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi rút ra được một số kinh
nghiệm như sau:
- Giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải hết lòng vì học viên thân yêu.
- Dùng biện pháp “cảm hóa”, như : khuyên dạy bằng câu chuyện thực tế,

giáo dục gắn với tình thương.
- Cần hòa đồng, gần gũi với học viên, xem họ như người thân, là anh, chị,
em, bạn. Trao đổi riêng những học viên cá biệt, vi phạm để tâm sự, tránh quát tháo,
sỉ nhục học viên.
- Giáo dục là chính, nên nó phải vừa mềm mỏng đối với học viên tích cực
sửa chữa và kiên trì, cứng rắn đối với những học viên ngoan cố, bướng bĩnh.


- Xây dựng cho học viên lòng tự tin, ham học hỏi “mỗi ngày đến trường là
một niềm vui”. Bản thân tôi không tự mãn với những gì mình đạt được mà cần
phải trao dồi đạo đức, trình độ chuyên môn để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục
ngày càng tốt hơn.
VI. KẾT LUẬN
Qua những vấn đề đã trình bày, bản thân tôi đã áp dụng vào thực tế giáo dục
đạo đức học viên và đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhưng để công tác chủ
nhiệm lớp đạt hiệu quả cao hơn nữa, đòi hỏi GVCN phải có tính kiên trì bền bĩ
trong một thời gian dài, hiểu được tâm lý học viên, tôn trọng các em, phải nhiệt
tình, có tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục. Bản thân GVCN luôn luôn
tự học tự rèn, nhận thức đúng đắn vai trò của mình, luôn suy nghĩ để tìm biện pháp
giáo dục đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp với tinh thần “Tất cả vì học
viên thân yêu”.
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trung tâm GDTX Xuân Lộc

BM04-NXĐGSKKN


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xuân Lộc., ngày

tháng 5 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
–––––––––––––––––

Tên SKKN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN XUÂN LỘC

Họ và tên tác giả:Cao Thị Hồng Yến, Đơn vị (Tổ): Trung tâm GDTX Xuân Lộc
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục

Phương pháp dạy học bộ môn: ........................... 
Phương pháp giáo dục 
Lĩnh vực khác: .................................................... 
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới

- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp

dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


 Lưu ý:
- Sáng kiến kinh nghiệm soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ A4;
quy định canh lề: Trên 2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; Font chữ
Việt Nam UNICODE (Times New Roman); size chữ 14.
- Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa (BM01-Bia SKKK), Lý
lịch khoa học (BM02-LLKHSKKN), Thuyết minh đề tài (BM03-TMSKKN),
Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị (BM04-NXĐGSKKN).
- Các sản phẩm gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm như đĩa CD (không nhận

đĩa mềm), phim ảnh đóng gói trong 01 phong bì theo mẫu (BM05-SPSKKN), các
mô hình gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm cùng với mẫu BM05-SPSKKN.



×