Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Đề cương ôn tập lịch sử việt nam cổ trung đại II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.93 KB, 37 trang )

LỊCH SỬ VIỆT NAM CỔ TRUNG ĐẠI II
I. Loại câu hỏi 3 điểm : 12 câu
Câu 1. Phân tích chính sách đô hộ của nhà Minh và hậu quả của các chính sách đó ?
1 Chính Sách đô hộ
Sauk hi nhà Hồ sụp đổ do cuộc xâm lược của nhà minh , Đại Việt đã rơi vào đô hộ của
phong kiến phương Bắc trong hai thập kỉ (1407-1472). Có thể coi đây là cuộc bắc thuộc lần
thứ hai .Thời gian tuy ngắn nhưng nó đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong xã hội và lịch sử
Đại Việt .


-

-


-

-



Thiết lập nền thống trị thuộc địa hà khắc :
- Sau khi chiếm được Đại Việt , việc làm đầu tiên của các tướng lỉnh nhà minh như Trương
Phụ, Mộc Thạnh là tìm cớ phế bỏ học Trần đặt nền thống trị trực tiếp ở thuộc địa . Thủ đoạn là
ép buộc các bô lão và những phần tử đầu hàng dâng biểu lên nhà Minh .
- Sau khi diệt được họ Trần nhà Minh đã thiết lập một chính quyền quân phiệt đô hộ , chúng
xóa bỏ tên nước Đại Việt , đặt làm quân Giao Chỉ là tên gọi củ thời Bắc thuộc , Tên gọi thông
dụng có tính chất miệt thị được sử dụng là An Nam .
+ Đứng đầu bộ máy thống trị Là Tam Ty : Bố chính ty ( coi về chính trị , kinh tế ), Đô Ty
( coi về quân sự ) và Án sát ty ( Coi về hình pháp )
+ Trụ sở đóng ở thành Đông Quan ( tức Thăng Long – Đông Đô củ )


+Bên dưới Giao Chỉ quận có 15 phủ , 36 châu , 181 huyện , và 5 châu trực thuộc quận , nhà
Minh chú trọng kiểm soát cấp chính quyền là các lý và các phường, sương
Nhà Minh đã duy trì một lực lượng trấn áp đông đão sau khi thôn tính Đại Việt : trên 10
vạn quân chiếm đống với một hệ thống dày đặc 39 đồn lũy và 374 trạm dịch , ngoài ra chúng
còn sử dụng lực lượng các ngụy quan và hang chục vạn ngụy quân .
Chính quyền đô hộ đã thi hành một chính sách đàn áp , khủng bố và tàn bạo với dân
chúng , kiểm soát ngoặt nghèo việc cư trú và đi lại , một trong những biện pháp dã man nhất
là dung cực hình “ nhục hình bạo lạc ” từ thời cổ đại .: bắt phạm nhân đi qua một đống bội
mỡ bên tren một lò lữa để bị trượt chân rơi xuống chết cháy .
Bốc lột vơ vét của cải tàn bạo :
Quân Minh đã tiến hành cướp bốc của cải , tài sản đem về Trung Quốc với số lượng lớn
( trâu bò , thóc lúa thuyền bè , vũ khí vàng bạc châu báu ), chúng bắt phụ nữ trẻ em đem về
Trung Quốc phục vụ quan lại nhà Minh hoặc sung làm nô tì .
Nhà Minh cũng đã áp dụng một số chính sách thuế má nặng nề , thuế ruộng tăng lên gấp
3 lần , chính quyền đô hộ độc quyền buôn bán muối , người dân đi đường chỉ được phép mang
theo 3 bát muối , ngoài ra chúng còn bắt dân ta phải cống nạp các sản phẩm quý hiếm như
ngà voi sừng tê , ngọc trai vàng bạc …
Phá hoại thủ tiêu nền văn hóa dân tộc :


-

-

-

-

-


Nhà Minh đã cho thiêu hủy , cướp bốc các sách vở mang về Trung Quốc , theo đúng tinh
thần mệnh lệnh của vua minh “ một mảnh giấy ,một nữa chữ cũng không được để lại ” nhiều
tác phẩm quý giá đã bị thiêu hủy như . Hình Thư , Luật Thư ( đời Lý Trần ) .Đại Việt Sử Ký
( Lê Văn Hưu)….
Chúng cũng phá hủy nhiều di tích văn hóa , chuings cho phá hủy chuông Quy Điền và
Vạc Phổ Minh ( hai trong 4 công trình đúc đồng nổi tiếng thuộc An Nam tứ khí ) để lấy đồng
đúc vủ khí chống lại nghĩa quân Lam Sơn .
Nhằm đẩy mạnh đồng hóa nhà Minh còn bắt nhân dân ta phải từ bỏ phông tục tập quán cổ
truyền , để tuân theo phong tục tập quán của Trung Hoa thuộc văn minh Đông Á , chúng cấm
dân chúng không được nhuộm răng .để tóc chỏm đào , mặc váy và tết tóc dài , mặt khác chúng
còn mở nhiều trường học chữ hán để đào tạo tay sai tạo điều kiện cho văn hóa Đông Á nho
giáo xâm nhập.
2 Hậu quả của chính sách :
Hai mươi năm đô hộ của nhà Minh đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước ta, làm đình
trệ nền kinh tế, đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, những di sản văn hoá bị phá huỷ,
cuộc khủng hoảng cuối thế kỷ XIV không được giải quyết mà còn thêm sâu sắc hơn, con
đường phát triển của đất nước ta bị chững lại. Thế nhưng, nền đô hộ tàn bạo của nhà Minh
không tiêu diệt được ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã sớm bùng lên liên tục cho tới khi đất nước được
độc lập, tự chủ hoàn toàn.
Câu 2. Phân tích công cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông?
Năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành cuộc cải cách hành chính trên phạm vi cả nước.
Ông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, chia lại cả
nước thành 12 thừa tuyên, thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã. Cuộc
cải cách đã tạo được một hệ thống hành chính tinh giản, có hiệu lực, là mô hình tiên tiến của
chế độ quân chủ, phong kiến đương thời.
- Có thể nói Lê Thánh Tông là một vị hoàng đế đầy tự tin, ý chí kiên định và hành động quyết
đoán. Ông trực tiếp điều hành ở mức tối cao nhiều công việc của triều đình.
- Năm 1471, khi đã ổn định các vùng biên giới phía bắc và phía nam, cuộc cải cách hành
chính mới thật sự bắt đầu. Bản "Hiệu định quan chế" tức là văn bản chính thức về cuộc cải

cách hành chính được ban hành. Lê Thánh Tông nêu những lý do cấp thiết dẫn đến cuộc cải
cách: "Đồ bản, đất đai ngày nay so với trước đã khác nhau xa, ta cần phải tự mình giữ quyền
chế tác, hết đạo biến thông. ở trong kinh, quân vệ nhiều thì đặt năm phủ để giữ, việc công bề
bộn thì đặt sáu bộ bàn nhau cùng làm, sáu khoa để xét bác trăm quan, sáu tự để thừa hành mọi
việc". Lê Thánh Tông cũng chỉ rõ những lợi ích mà cuộc cải cách đem lại: "Ăn hại đã không
có, trách nhiệm lại rõ ràng. Như thế là cốt để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, uy quyền
không bị lạm dụng, lẽ phải không bị lung lay, khiến trăm họ có thói quen theo đạo, giữ phép,


không có lầm lỗi làm trái nghĩa, phàm hình, để theo trọn cái chí của Thái Tổ, Thần Tông ta mà
giữ được an trị lâu dài".
Và cuộc cải cách hành chính đã diễn ra hết sức có hiệu quả.
- Trước hết, Lê Thánh Tông bỏ hết các chức quan và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận
thừa hành như Thượng thư sảnh, Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh, khu mật viện, các tướng quốc,
Đại hành khiển, Tả hữu bộc xạ... Nếu khi cần phải có người thay vua chỉ đạo công việc, thì
phải là các đại thần như thái sư, thái phó, thái bảo, thái úy, thiếu sư, thiếu bảo...
- Tiếp đến, Lê Thánh Tông tách sáu bộ Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ ra khỏi Thượng thư
sảnh, lập thành sáu cơ quan riêng, phụ trách các hoạt động khác nhau của nhà nước. Đứng đầu
mỗi bộ là chức thượng thư, hàm nhị phẩm, chịu trách nhiệm trực tiếp trước vua. Sự cải cách
dễ nhận ra nhất là ở bộ Lại, một bộ chịu trách nhiệm tuyển bổ, thăng giáng và bãi miễn các
chức quan từ tam phẩm trở xuống. Không như các triều đại trước, bộ Lại không được toàn
quyền hành động. Theo nguyên tắc "lớn nhỏ cùng ràng buộc lẫn nhau", nếu "bộ Lại thăng bổ
không xứng thì Khoa có quyền bắt bẻ, hoặc tố giác nếu bộ Lại làm sai trái".
- Trong cuộc cải cách này, Lê Thánh Tông rất đề cao công tác thanh tra, giám sát quan lại.
Ngoài Ngự sử đài có từ thời Trần, ông cho đặt sáu khoa chuyên theo dõi, giám sát quan lại ở
sáu bộ. "Bộ Lễ nghi thức không hợp thì Lễ khoa được phép đàn hặc. Bộ Hộ có Hộ khoa giúp
đỡ. Hình khoa có quyền xét lại sự thẩm đoán của bộ Hình...".
- Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý đến kiến thức thật sự của những người lãnh đạo. Ông bỏ chế
độ bổ dụng vương hầu, quý tộc vào các trọng trách của triều đình mà lấy thước đo học vấn
làm tiêu chuẩn dùng người, không phân biệt thành phần xuất thân. Các thân vương, công hầu,

tuy vẫn được ban bổng lộc nhưng nếu không đỗ đạt thì không được đứng trong bộ máy nhà
nước.
=> Chỉ riêng với cải cách này, Lê Thánh Tông đã có một tầm nhìn hơn hẳn các triều đại
trước.
- Bên cạnh bộ máy nhà nước ở trung ương, hệ thống hành chính địa phương cũng có ý nghĩa
rất quan trọng với địa vị thống trị của một triều đại. Bởi vì phần đông dân cư tập hợp ở những
nơi này. Nếu có một chế độ phù hợp với họ, triều đại sẽ bền vững vì có sự bảo vệ của chính
những người dân ấy.
- Năm 1466, cùng với việc thành lập các bộ, các tự, Lê Thánh Tông sáng suốt chia lại cả nước
thành 12 đạo thừa tuyên và một phủ Trung đô (khu vực kinh thành). Năm 1471, ông cho lập
thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam. ở cách phân chia mới, mỗi đạo thừa tuyên đều có


ba ty ngang quyền nhau cai quản: Đô tổng binh sứ ty (Đô ty), Thừa tuyên sứ ty (Thừa ty) và
Hiến sát sứ ty (Hiến ty). Đô ty và Thừa ty trông coi về quân sự và dân sự. Hiến ty chịu trách
nhiệm thanh tra, giám sát các quan chức địa phương; luôn đi sâu, tìm hiểu đời sống và nguyện
vọng của nhân dân. Ngoài ra, để giúp Hiến ty làm nhiệm vụ, ở Ngự sử đài, Lê Thánh Tông đặt
thêm 13 cai đạo giám sát ngự sử chuyên giám sát, giúp đỡ các Hiến ty. Dưới đạo Thừa tuyên,
Lê Thánh Tông cho thống nhất các đơn vị hành chính thành phủ, huyện, châu, xã.
=> Như vậy, khoảng từ năm 1471, thông qua cải cách, Lê Thánh Tông đã tạo được hệ thống
hành chính thống nhất trong phạm vi cả nước. Hệ thống khá gọn gàng với chức trách phân
minh, bảo đảm sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến
nhất của chế độ quân chủ phong kiến đương thời, trong đó, trung ương và địa phương gắn liền
nhau, quyền lực được bảo đảm từ trên xuống dưới.
Lê Thánh Tông là một vị hoàng đế lớn của một vương triều mạnh, có nhiều đóng góp trong
lịch sử dân tộc...
Câu 3. Trình bày các chính sách đồn điền, lộc điền và quân điền thời Lê sơ, tác dụng của
chúng ?

Chính sách đồn điền :

Là loại ruộng đất do nhà nước trực tiếp quản lý đứng đầu là các quan chánh , phó đồn
điền sứ . Các quân sĩ ,tù binh , phạm nhân tội đồ , dân lưu tán được chiêu mộ . Ruộng đất
đông điền phần lớn có nguồn gốc khai hoang hoặc ở miền biên ải .
Năm 1481 Lê Thánh Tông cho lập 43 sở đồn điền . vùng bắc bộ có 30 sở , chung quanh hà
nội có các đồn điền ở Dịch vong , Quán La , Thịnh Quang ….
Ruộng làng xã gồm có các loại công điền và tư điền . Thời Lê Sơ tuy ruộng tư đã phát
triễn nhưng ruộng công vẫn chiếm ưu thế .

Chính sách Lộc điền :
Lộc điền là loại ruộng của nhà nước ban cấp cho những quan lieu cao cấp ( từ tứ phẩm trở
lên ) , gồm có ruộng ban cấp được phép thừa kế ( ruộng thế nghiệp )và ruộng ban cấp tạm thời
,c ó thể thu hồi lại sau khi chết ( ruộng ân tử ) . Diện tích lộc điền có thể thay đổi từ 40 mẩu
( quan tứ phẩm ) đến trên 2000 mẫu (các than vương ), Người được cấp chỉ được hưởng hoa
lợi , tô thuế có một số hộ người hầu nhưng không được nông nô và nô tì .
Lộc điền thời Lê thay thế thái ấp điền trong thời Lý –Trần . nó không tạo điều kiện cho
các yếu tố cát cứ phát triển . một số ruộng thế nghiệp của lộc điền có xu hướng trở thành
ruộng tư , người được cấp trở thành quan lieu , địa chủ .

Chính sách quân điền :
\ Về chính sách "quân điền" bắt đầu từ thời Lê Thái Tổ. Sau khi kháng chiến thắng lợi,
tình hình ruộng đất xáo trộn, nhà vua đã có ý định chia ruộng công cho nhân dân, qua lời phủ
dụ : "chiên sĩ thì nghèo, du sĩ thì giàu, người chiến sĩ phải chiến đấu thì không có tấc đất để ở,


kẻ du thực vô ích cho nước thì lại có ruộng đất quá nhiều... Do đó, không có người tận tâm với
nước mà chỉ lo việc phú quý. ”
Phép quân điền được thực hiện hoàn chỉnh dưới thời Lê Thánh Tông.
Theo đó, ruộng đất công làng xã cứ 6 năm một lần được phân phối lại, dưới sự chỉ đạo của
Nhà nước. Quỹ đất theo đơn vị làng xã, có thể điều chỉnh chút ít giữa các xã lân cận. Đối
tượng được chia ruộng kể từ các quan tam phẩm (nếu chưa có hoặc có ít lộc điền) được chia

11 phần tới các loại cô nhi, quả phụ được 3 phần.
Người cày ruộng phải nộp tô cho Nhà nước (các quan tam, tứ phẩm thì được miễn). Loại
công điền quân phân này trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu Nhà nước, do
làng xã quản lý và các hộ gia đình sử dụng.
Chính sách quân điền" thời Lê sơ là một bước trong quá trình phong kiến hóa làng xã,
chuyển từ nền kinh tế điền trang quý tộc sang nền kinh tế tiểu nông.
=>Qua đó, Nhà nước đã nắm được làng xã và dân chúng tăng nguồn thu nhập (qua nghĩa vụ tô
thuế, lao dịch, binh dịch). Mặt khác, phát triển được sản xuất và ổn định được đời sống nhân
dân. Đó là một biện pháp tích cực trong chính sách ruộng đất thời Lê sơ, nhưng sau đã dần
dần mất tác đụng do nạn chấp chiếm ruộng đất.Chế độ quân điền của nhà Lê, là một chính
sách tiến bộ trong việc giải quyết ruộng đất cho nhân dân sản xuất, ai nấy đều có ruộng: từ
hạng cô quả, tàn tật, vợ con những phạm nhân đều được chia ruộng đất để cày cấy sinh sống.

Tác dụng của chúng :
- Chế độ lộc điền và phép quân điền, cùng với các chế độ đồn điền thời
Lê sơ phản ánh xu thế phát triển khách quan về ruộng đất trong lịch sử Việt Nam, hình thành
quan hệ sản xuất phong kiến phổ biến địa chủ - tá điền trong xã hội.
-Cùng với nó, các chính sách ruộng đất đã tạo ra một số giai cấp địa chủ mới: địa chủ xuất
thân từ bộ phận nhà nước; từ quan lại, quý tộc và từ nông dân mà ra. Họ là bộ phận chiếm ít
trong xã hội nhưng nắm trong tay nhiều tư liệu sản xuất. Đây là bộ phận rất quan trọng, tạo cơ
sở cho nhà nước thiết lập quan hệ địa chủ-nông dân, từ đó đưa ra các chính sách phát triển
kinh tế mạnh mẽ, tăng tiềm lực cho nhà nước phong kiến tập quyền cao độ.
- Nhà nước Lê sơ với chính sách ruộng đất tiến bộ đã mang lại nhiều kết quả tốt trong việc
khôi phục nền kinh tế nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân.
-Những chính sách đó ngoài việc chấn chỉnh ruộng đất để sản xuất, mà nhà nước còn quan
tâm, chăm lo đê điều, thủy lợi, đặt ra các chức quan Khuyến nông và Hà đê. Ở Nam Định, có
nhiều đoạn đê ngăn nước mặn còn mang lên là đê Hồng Đức", cũng như ở Thanh Hoá, nhiều
sông đào, được gọi là sông nhà Lê". Để bảo đảm sản xuất, các vua Lê đã cho thi hành chính
sách "ngụ binh ư nông", cho quân đội thay phiên về làm ruộng, theo tinh thần tĩnh vi nông.
động vi binh". Luật pháp nghiêm

cấm việc giết trâu, bò sống để bảo vệ sức kéo.
- Khi huy động công việc lao dịch, các quan sở tại phải tránh thời vụ, để không làm kinh động
sức dân.


- Những chính sách ruộng đất thời kỳ đầu của nhà Lê, đã góp phần khôi phục nền kinh tế, ổn
định đời sống, nhân dân đủ ăn đủ mặc…Có thể thấy đời vua Thái Tổ, Thái Tông nhân dân
thường ca ngợi:Đời vua Thái Tổ, Thái TôngThóc lúa đầy đồng, trâu chẳng muốn ăn.Điều đó
cho thấy sự ảnh hưởng tích cực của chính sách ruộng đất đối với đời sống nhân dân: nhân dân
ai nấy đều có ruộng đất cày cấy, cuộc sống yên ổn,
4không có loạn lạc chiến tranh.
- Điều đáng chú ý là nhà nước đã đảm bảo tư liệu sản xuất cho nhân dân, điều đó tạo nên sự
ổn định, bình yên trong lòng dân, đưa đến thịnh vượng của nhà nước phong kiến Lê sơ khi
không có sự mâu thuẫn và thái độ
bất mãn của nhân dân đối với nhà nước. Và tất yếu cho thấy cũng không có bóng dáng của
một cuộc nổi dậy nào của nông dân vào thời kỳ đầu của nhà nước Lê sơ.
- Phong trào nông dân diễn ra khi các chính sách của nhà nước, đặc biệt là các chính sách về
ruộng đất tỏ ra đi ngược với yêu cầu và nguyện vọng của đại đa số nông dân. Khi đó nổi lên
sự phản kháng mạnh mẽ không thể ngăn cản được. Dưới sự trị vì của các vị vua đầu nhà Lê
(nhất là Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông), đã ban hành các chính sách ruộng đất tiến bộ đáp ứng
nguyện vọng của nông dân. Đặc biệt là sự chăm lo, quản lý tích cực mọi mặt của đất nước đã
tạo nên tình hình kinh tế-xã hội ổn định, phát triển, nhất là cuộc sống của nhân dân được nhà
nước khuyến khích quan tâm nhân dân.
=>>>Vì thế, thời kỳ đầu của nhà nước Lê sơ hầu như không có một cuộc nổi dậy nào của
nông dân đứng lên chống lại nhà nước. Qua đó thể hiện sự hài hòa, tương khích giữa chính
sách ruộng đất và phong trào nông dân, khi phong trào nông dân không diễn ra cũng cho thấy
sự điều hòa thích hợp, không có mâu thuẫn đối kháng nảy sinh trong mối quan hệ đặc biệt này.
Đồng thời cũng chứng minh xã hội Đại Việt thời kỳ đầu của nhà nước Lê sơ là một xã hội
tương đối ổn định và phát triển,
biểu hiện của nó là không có phong trào nông dân xảy

4. Nguyên nhân, tính chất và hệ quả của cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn ?
* Nguyên Nhân
+Do sự tranh chấp quyền lực và đất đai giữa 2 dòng họ Trịnh_Nguyễn.
+ Nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn là do sự suy yếu của nhà nước
phong kiến tập quyền-triều Lê đầu thế kỉ XVI ( Nội bộ triều Lê kéo bè cánh giành quyền
lực, Lê Tương Dực ăn chơi xa đọa, quan lại nhũng nhiễu nhân dân)
Cụ thể: Khi triều Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung cướp ngôi lập ra nhà Mạc-Bắc triều, một
võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa, lập một người dòng dõi họ Lê lên
ngôi -gọi là Nam Triều. hai thế lực đánh nhau, cuối cùng Nam triều thắng(Chiến tranh
Nam-Bắc triều). Năm 1545 Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn
bộ binh quyền, người con thứ của Nguyễn Kim là nguyễn Hoàng đã vào Thuận Hóa,
Quảng Nam. Đầu thế kỉ XVII, chiến tranh Trịnh-Nguyễn bùng nổ.


=> Như vậy nguyên nhân của cuộc chiến tranh này là do sự suy yếu của xã hội PK triều lê
đẫn đến sự tranh giành nhau về quyền lực.
* Tính chất:
-Là cuộc chiến tranh phi nghĩa .
-Thực chất là sự tranh giành quyền lực thống trị đất nước giữa các tập đoàn phong kiến.
Hậu quả:
- Nhân dân bị đói khổ, li tán.,gây tổn hại cho nền nông nghiệp ,công thương nghiệp ,cản
trở sự giao lưu đi lại giửa hai miền .
- Đất nước bị chia cắt,làm tổn thương đến tinh thần dân tộc ,tình cảm nhân dân của hai
miền .
- Ở Đàng ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều
Lê, tuy nắm mọi quyền hành nhưng vẫn dựa vào vua Lê, gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”.
- Ở Đàng trong, con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền gọi là “chúa Nguyễn
Câu 5. Nguyên nhân, thành tựu và hệ quả của sự phát triển ngoại thương xứ Đàng Trong ?



Nguyên nhân:

+ Thứ nhất, về mặt điều kiện tự nhiên: Đàng Trong có điều kiện tự nhiên cực kì thuận
lợi cho sự phát triển của nền ngoại thương. Đặc biệt Đàng Trong là nơi giàu tài nguyên
với nhiều loại lâm, thổ, hải sản quý hiếm…Theo nhận xét của một lái buôn người Trung
Quốc là Trần Duy thì: “Ở Sơn Nam khi vào chỉ mua được món củ nâu, ở Thuận Hóa khi
về thì mua được hồ tiêu, còn xứ Quảng Nam thì đủ trăm thứ hóa vật, không có nơi nào
sanh kịp…đến hàng trăm chiếc thuyền lớn chuyên chở một lúc cũng không hết..”
+ Bên cạnh đó Đàng Trong còn có tiềm năng phát triển kinh tế biển, với nhiều sông
ngòi, hải cảng thuận tiện cho việc lập cảng và ghe thuyền cập bến. Thời kì này đã xuất
hiện một số thương cảng lớn và nổi tiếng như : Hội An (Faifo), Nước Mặn, Hà Tiên…
+Mặt khác, nếu như ở Đàng Trong có “vịnh Bắc Bộ” - Một trung tâm kinh tế lớn sớm
có mối quan hệ mật thiết với các quốc gia Đông Bắc Á
(Trung Quốc, Nhật Bản..) thì Đàng Trong cũng có “vịnh Thái Lan” từ lâu đã
có mối liên hệ mật thiết với các nước Đông Nam Á và cả những nền văn
minh khác như Ấn Độ, Tây Á… “Vịnh Thái Lan” còn có tên gọi khác là
“Biển Tây”, “Biển Tây Nam” - Là một vùng biển giàu tiềm năng, đồng thời


cũng là một trong những mạch nguồn giao lưu kinh tế, văn hóa trọng yếu
đối với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Do nằm ở một vị trí
chiến lược đặc biệt, “vịnh Thái Lan” vừa là cửa ngõ giao lưu, vừa là một
trong những luồng không gian hướng ra đại dương không chỉ của Đại Việt
mà của cả Xiêm, Mã Lai, Giava…

-

-

Thành tưụ:

Với chủ trương trọng thương, các chính sách khuyến khích kinh tế đối ngoại của các
chúa Nguyễn đã có tác dụng cổ vũ ngoại thương Đàng Trong. Vào thế kỷ XVII – XVIII,
Đàng Trong đã có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia có
nền kinh tế hàng hóa phát triển thuộc loại bậc nhất của thế giới. Hầu hết các cường quốc
kinh tế lúc bấy giờ, cả ở châu á lẫn châu Âu đều đến và thiết lập quan hệ giao thương với
chính quyền Đàng Trong.
Buôn bán với các nước phương Đông :
+ Nhiều lái buôn nước ngoài đến buôn bán .thuyền buôn trung quốc thường ra vào Hội
An (Quảng Nam ) Thanh Hà (Thuận Hóa ) .đầu thế kỉ XVII các thuyền buôn Trung
Quốc thường đến buôn bán ở sông Thu Bồn .Hội An từ một chợ địa phương trở thành
thương CẢng nổi tiếng Đàng Trong .Đến cuối thế kỉ XIX hoa kiều ở nghệ an chiếm địa
vị thương mại quan trọng nhất .
+ Trong lịch sử thương mại Đại Việt, chưa bao giờ quan hệ buôn bán với Nhật Bản phát
triển thịnh đạt như bốn thập kỷ đầu của thế kỷ XVII. Mặc dù thời đại Châu ấn thuyền ở
Đàng Trong không kéo dài, song việc buôn bán của người Nhật tại vùng đất này để lại
nhiều dấu ấn đậm nét. Số lượng Châu ấn thuyền hàng năm đến Đàng Trong luôn đứng
đầu danh sách các nước có quan hệ mua bán với Nhật Bản1. Phố Nhật ở Hội An ra đời là
do nhu cầu của thương mại, nhưng đồng thời nó cũng là kết quả phát triển của quan hệ
thương mại hai nước. Chưa có nơi nào trên đất châu á mà thương điếm của người Nhật
có qui mô và năng lực hoạt động có hiệu quả như thương điếm của họ đặt tại Hội An.
Buôn bán với người Nhật đóng vai trò quan trọng trong nền thương mại Đàng Trong.
-Buôn bán với các nước phương tây :
+Đầu thế kỉ XVI đã có những người BĐN đặt chân đến Hội An , việc buôn bán giữa các
thương nhân BĐN với Đàng TRong tiếp tục phát triển Ở thế kỉ XVII cùng thời gian này
thuyền buôn người hà lan ,anh ,pháp cũng ra vào buôn bán ở đây .


=> nhìn chung thì quan hệ buoion bán giửa các nước phương tây và Đàng trong chỉ phát
triển mạnh mẻ ở thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII ,sau đó thuyền buôn các nước thưa thớt
dần và chấm dứt hẳn .

=>>Có thể nói điều kiện tự nhiên thuận lợi đã
tạo dựng những cơ sở thuận lợi đầu tiên cho sự phát triển phồn thịnh của hoạt động
ngoại thương của Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn.
Mặtkhác, “Chính truyền thống và sự lao động cần cù sáng tạo của con ngườiđã
làm cho Đàng Trong trở nên nổi tiếng trong lịch sử thương mại Đông NamÁ và thế giới.
-Thứ ba, sự tăng trưởng của kinh tế hàng hóa trong nước cũng là mộtnguyên nhân quan
trọng đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngoại thương thời kì này.
-Thứ tư, tác động của hoàn cảnh thế giới và khu vực: Sự phát triển
hưng thịnh của hoạt động ngoại thương ở Đàng Trong từ thế kỉ XVI XVIIIcòn chịu sự
động không nhỏ của tình hình thế giới và khu vực.
Câu 6. Tình hình phát triển tư tưởng, tôn giáo Đại Việt thế kỷ XVI, XVII, XVIII ?





Trong các thế kỉ XVI,XVII,XVIII. Nho giáo vẩn được nhà nước phong kiến bảo
vệ ,duy trì để làm nền tảng để các tổ chức chính trị ,kinh tế của chính quyền làm kỉ
cương của xã hội
Tuy vậy nho giáo thời kì này bước vào thời kì suy đốn dần ,không còn được độc
tôn như trước nữa Thực trạng này được biểu hiện ở giáo dục thi cử :
+ các chính quyền phông kiến vẩn duy trì và mở rộng chế độ giáo dục thi cử làm
phương tiến đào tạo quan lại đáp ứng nhu cầu tổ chức bộ máy ngyaf một đông
đảo ,nhưng không còn được nghiêm túc như trước .lối học từ chương phù phiếm
vẩn duy trì không còn thích hợp ,những nguyên tắc đạo đức và lẽ giáo phông kiến
chỉ còn là hình thức suông ,nội dung học tập thi cử nông cạn khuôn sáo không có
tính sáng tạo .
+Hiện tượng khá phổ biến ở đàng trong lẩn đàng ngoài là nhà nước phông kiến đã
bán quan tước không có học nhưng có tiền mua cũng được làm quan ,trong thi cử
nhiều vụ hối lộ ăn hối lộ diển ra trắng trợn .

Trong khi nho giáo bước vào thời kì suy thoái thì phật giáo lại được phục hưng ,các
vua chúa quý tộc quan lại cả hai Đàng Ngoài và Đàng Trong đua nhau tôn thờ đạo






phật ,bỏ nhiều tiền để trùng tu chùa cũ ,xây cất nhiều chùa ,tháp mới .Các chùa Tây
Phương ,Phúc Long ,THiên Tông ….. ( đàng ngoài ) , các chùa THiên Mụ ,Hòa
Vang ,Mỹ An ,………( đàng trong ) đều được sửa chửa hay xây dựng trong thời kì
này . Đạo Phật lại được xã hội tôn sung và phổ biến hơn thời Lê Sơ .
Đạo giáo cũng có bước phát triển ,được vua chúa tôn trọng ,Việc tu tiên đắc đạo
,luyện đan khá thịnh hành ở đàng ngoài .Các chúa Trịnh cho trùng tu quán trấn vỏ ở
hà nội và cho đúc pho tượng đồng thánh trấn vỏ .
Từ thế kỉ XVI đạo thiên chúa đã du nhập vào nước ta .đạo thiên chúa là một trong
hai phái đạo cơ đốc một tôn giáo lớn ra đời từ chế độ nô lệ của đế quốc La Ma vaao
thế kỉ I-II trước công nguyên ..Đạo Cơ Đốc truyền đến nước ta vào thế kỉ XVI
thuộc phái thiên chúa .từ thế kỉ XVI các giáo sỉ theo các thuyên buôn phương Tây
bắt đầu đến truyền đạo ở nươc ta ..sự truyền bá đạo thiên chúa ở Vn gắn liền với sự
bành trướng và xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương tây .hoạt động của giáo sỉ là
nhằm chuẩn bị và mở đườơg choc ho sự xâm nhập và xâm lược của các nước
phương tây đặc biệt là tư bản Pháp .

Câu 7: Nguyên nhân, khái quát diễn biến và ý nghĩa của phong trào nông dân khởi nghĩa ở
Đàng Ngoài?
Nguyên nhân:
Mâu thuẫn ở xã hội đàng ngoài, nạn chấp chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ.
Cuộc nội chiến phong kiến liên tục và kéo dài gần 2 thế kỉ là điều kiện dẫn đến nạn phân
chia và tranh chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ ở đàng ngoài triều đình TW ngay từ

những năm 1664 đã bất lực trong việc kiểm soát ruộng đất đai và dân binh nên đã ban
hành phép bình lệ trong việc thu thuế.
Tình trạng suy yếu và những thủ đoạn bóc lột của chinh quyền Lê Trịnh gây ra sự căm
phẫn trong mọi tầng lớp nhân nhân dân là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông
dân đàng ngoài cuối TK XVII.
Khái quát diễn biến


Mở đầu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân huyện Thanh Lâm do 1 lãnh tụ tự xưng là Bắc
Vương lãnh đạo năm 1681 tiêu biểu vẫn là các cuộc khởi nghĩa ở miền núi của 2 cha con
Vũ công Đức và Vũ công Tuấn lãnh đạo chiếm vùng núi Tuyên Quang
Bước sang TK XVIII các cuộc khỡi nghĩa bột phá mạnh hơn năm 1712 có nhiều cuộc
khởi nghĩa ở vùng Tuyên Quang đến năm 1737 đã phát triễn ra khắp đàng ngoài tạo thành
1 phong trào nông dân rộng rãi làm triều đình nao núng chính quyền địa phương lo sợ.
Năm 1739, cuộc khỡi nghĩa Hoàng Công Chất ở vùng Sơn Nam kéo dài trên 10 năm cũng
là một cuộc khỡi nghĩa lớn của nông dân Đàng Ngoài.
Bước qua thập kỷ bốn mươi của TK XVIII phong trào nông dân đàng ngoài đã bùng lên
mạnh mẽ tạo thành một cao trào đấu tranh rộng khắp kéo dài hàng chục năm làm lung lay
triều đình Lê- Trịnh, tiêu biểu là một số cuộc khỡi nghĩa:
Khỡi nghĩa Lê Duy Mật (1738-1770).
Khỡi nghĩa Hoàng Công Chất (1739-1769).
Khỡi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740-1751).
Khỡi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741-1751).
Phong trào nông dân Đàng Ngoài là phong trào đấu tranh giai cấp tự phát vô cùng rộng
lớn chủ yếu là nông dân nghèo và dân tộc thiểu số. Phong trào phát triển mạnh mẽ lan
rộng khắp mọi nơi và liên tục từ cuối những năm 30 của TK XVIII. Các cuộc khỡi nghĩa
mặc dù huy động được lực lượng, được sự ủng hộ của nhân dân nhưng đều bị đàn áp và
thất bại.
Ý nghĩa:
Phong trào nông dân ở TK XVIII tuy không đạt được mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến

nhưng đã làm cho triều đình và phủ chúa lung lay tận gốc rễ tạo điều kiện cho phong trào
Tây Sơn xóa bỏ chế độ chúa Trịnh vua Lê sau này. Phong trào cũng góp phần để triều đình
cãi thiện trong một số chính sách thuế khóa, lao dịch, văn hóa dân tộc và khuynh hướng
nhân đạo được chú trọng hơn quan hệ xã hội trong các tầng lớp lao động được mở rộng và
đề cao tính cộng đồng trong đấu tranh và trong cuộc sống.
Câu 8: Phân tích công lao của Nguyễn Huệ trong công cuộc thống nhất đất nước cuối thế
kỷ XVIII?


Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị
phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách
chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước
của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung
lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất
ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông
dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được
nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ.
Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra
Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế
Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có
thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn
Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ
chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi
rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của
Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình
cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc
nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm
lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các
địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ
chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân,
ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn
Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong
muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập
hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang


Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược
điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ
khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng
dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại
đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.
Câu 9: Tại sao vương triều Tây Sơn thất bại trước công cuộc khôi phục của Nguyễn
Ánh ?
Cuộc khởi nghĩa nông dân tây sơn kết thúc với sự diệt vong của 2 tập đoàn vua lê chúa
trịnh,lần đầ tiên đất nước ta được thống nhất từ bắc vào nam.tuy nhiên triều đại tây sơn đã
sụp đổ vào năm 1802 xét về nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa tây sơn đó là do sự chia
rẻ trong nội bộ anh em tây sơn.trên danh nghĩa là thống nhất đất nước nhưng thực sự là do
3 anh em tây sơn cai quản 3 vùng:nguyễn huệ là bắc bình vương đóng ở phú xuân,nguyễn
nhạc là trung ương hoàng đế đóng ở bình định.nguyễn lữ là đông định vương đóng ở gia

định.sự mâu thuẫn vẫn xảy ra giữa họ như giữa nguyễn huệ và nguyễn nhạc
sự nhu nhược và yếu đuối của nguyền lữ và nguyễn nhạc.vùng gia định và cảng thị
nại(quy nhơn) thường xuyên bị quân nguyễn ánh tấn công nhưng nguyễn nhạc và nguyễn
lữ luôn bất lực phải cầu cứu nguyễn huệ việc qua đời đột ngột của nguyễn huệ là một tổn
thất lớn cho phong trào để lại sự nghiệp dở dang.sau cái chết của nguyễn huệ thì con là
quang toản nối ngôi nhưng lại là kẻ bất tài nên đã sớm bị nguyễn ánh đánh bại.
Sau nhiều chiến thắng lẫy lừng, uy danh của Nguyễn Huệ ngày càng vang dội. Nghe
tin Nguyễn Huệ đã lấy được thành Thăng Long, Nguyễn Nhạc cả sợ cho rằng Nguyễn
Huệ giữ quân ở ngoài, khó bề kiềm chế nổi, liền lấy 500 thân binh ra Phú Xuân chọn thêm
quân tinh nhuệ đi gấp ra Bắc. Vua Lê biết tin vua Tây Sơn thân hành ra Thăng
Long, đem trăm quan ra ngoài cõi để đón.Nguyễn Nhạc thúc quân đi mau, sai người đến
hẹn với vua Lê hôm khác sẽ đến ra mắt. Còn Nguyễn Huệ ra tận ngoại ô đón tiếp và tạ tội
tự chuyên của mình.Quân lính của Nguyễn Huệ đem đi trước đây, các đội ngũ đều đã
thay đổi. Nay Nguyễn Huệ đem binh phù nộp cả lại cho anh. Vua Tây Sơn nắm được binh
quyền trong tay rồi, bèn bố trí lại đội ngũ y như cũ. Từ đó tướng sĩ chỉ tuân theo mệnh
lệnh của nhà vua.
Sau khi từ Bắc Hà trở về, tháng 4 năm Ðinh Mùi (1787) , Nguyễn Nhạc chia vùng đất phía
nam ra làm ba: Từ núi Hải Vân trở ra Bắc thuộc về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ; đất


Gia Ðịnh thuộc về Ðông Ðịnh vương Nguyễn Lữ; Nguyễn Nhạc đóng ở Quy Nhơn,
tự xưng là Trung ương hoàng đế. Từ đó Nguyễn Nhạc tự mãn với sự giàu sang phú
quý đã đạt được, không lo gì đến thời cuộc, chỉ lao vào con đường hưởng lạc, anh em
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ mâu thuẫn trong việc chia của, chia đất, đem binh đánh lẫn
nhau. Từ đấy anh em phòng bị lẫn nhau, không còn để ý đến miền Nam nữa. Nguyễn
Lữ tài hèn sức yếu bỏ thành Gia Ðịnh chạy về Quy Nhơn rồi mất. Trong khi Nguyễn
Huệ phải đem quân ra đánh quân xâm lược Thanh, Nguyễn Nhạc ở phía Nam không
phòng bị, để quân Nguyễn ánh lấy Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh... Thế của
Nguyễn Nhạc ngày càng yếu, chỉ bo bo giữ được các thành Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Phú
Yên mà thôi.

Câu 10: Bối cảnh, nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính của vua Minh
Mạng ?
Bối cảnh
Những hạn chế ,những bất cập của tổ chức bộ mấy quản lý nhà nước thời Gia Long :bộ
máy chính quyền trung ương ,đứng đầu là hoàng đế tiếp đến là 6 bộ.
Phân cấp hành chính ,vẫn giữ cơ chế dưới trung ương là các cấp thành ,trấn ,doanh .Hai
thành vẫn còn tồn tại là bắc thành và gia định thành .Quãng giữa do triêuf đình trực tiếp
quản lí với tay tơí thì chỉ đặt các trấn,còn ở chính giữa là Kinh Kì gồm ,4 doanh trực lệ
,như vậy cơ chế hành chính vẫn còn nhiều tầng .Bắc Thành và Gia Định Thành do 2 vị
tổng trấn đứng đầu ,quyền hạn rất lớn ,tình trạng đó thường dẫn đến lạm quyền và có nguy
cơ tiếm vị ,với bộ máy quản lí nhà nước và hệ thống hành chính như vậy đã cản trở rất lớn
đến ý đồ của Minh Mạng trong việc xây dựng một bộ máy quan liêu chuyên chế ,tập trung
quyền lực về trung ương.
Sự khủng hoảng của một nền kinh tế phong kiến lạc hậu ,mang nặng tàn dư của phương
thức sản xuất Châu Á .Nó đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế hàng hóa-tiền tệ đã khởi
sắc từ cuối thời Trần ,được đẩy mạnh thời Lê Sơ ,lại được tiếp xúc với thị trường LêMạc ,Trịnh -Nguyễn phân tranh ,được phát triển ở thời Tây Sơn ngắn ngủi ,nay thì bị trì
trệ ..Khủng hoảng kinh tế xã hội lâu dài và sâu sắc kéo theo cả khủng hoảng chính trị xã
hội ,biểu hiện ở nội chiến liên miên ,triều chính không ổn định ,ngoại xâm phá hoại .,nhà
Tây Sơn lên trị vì được 14 năm ,chưa ổn định được nội bộ vương triều ,chưa giải quyết
được khủng hoảng đã bị sụp đổ .


Ruộng đất công làng xã ,là cơ sở để nhà nước thu tô thuế :nguồn tài chính của nhà nước bị
thu hẹp nghiêm trọng ,nông dân không có ruộng đất để cày câý ,dẫn đến lưu vong ,phiêu
tán ,nôir dậy khởi nghĩa ngày một nhiều .Phong trào khởi nghĩa của nông dân bùng lên
ngày càng lan rộng ra cả nước ,nguyên nhân nổi dậy khởi nghĩa của nông dân là do không
có ruộng đất để cày cấy ,bị bóc lột tô thuế nặng nề ,bị bonj quan lại ,cường hào đè nén ,ức
hiếp ,thực trạng nhức nhối đó uy hiếp đến sự tồn tại của nhà nước chuyên chế ,buộc Minh
Mạng phải suy nghĩ ,tìm cách cứu vãn .Ngoài những nguyên nhân trên còn có một lí do
khác thôi thúc Minh Mạng tiến hành cải cách đó là thâu tóm quyền lực về tay mình.



Nội dung: 2/ Về cải cách hành chính

: Minh Mệnh đã thực hiện những cải cách trong việc tổ chức và hoàn thiện bộ máy
quản lí nhà nước.


Bộ máy nhà nước ở trung ương gồm có: đứng đầu triều đình là nhà vua nắm mọi
quyền hành, giúp việc và làm tham mưu cho nhà vua có có một số cơ quan như: Nội các
( công văn giấy tờ ), Cơ mật viện(Giúp vua giải quyết các công việc “Quân Quốc trọng sự
”làm tư vấn cho nhà vua nắm chắc lục bộ và các địa phương trong toàn quốc ), Đô sát
viện( giám sát hoạt động của các quan chức trong hệ thống cơ quan hành chính từ trưng
ương đến địa phương ),


Từ Minh Mạng về sau vẫn có đủ 6 bộ và 6 khoa, 6 Tự có nhiệm vụ giúp việc cho 6
bộ. Ngoài ra còn có 1 số cơ quan chuyên môn như quốc tử giám, hàn lâm viện, ty thông
chính sử, bưu chính ty, quan lộc tự...


Minh Mạng quyết tâm chia lại địa giới và cấp bậc hành chính, xóa bỏ cấp thành,
trấn, doanh, thống nhất trong cả nước.


Về cơ cấu tổ chức, các cơ quan quản lí nhà nước ở các địa phương từ thời Minh
Mạng có nhiều thay đổi, chặt chẽ hơn, có tác dụng củng cố chế độ quân chủ chuyên chế và
quốc gia thống nhất. Các đơn vị hành chính cấp thành trấn bị bãi bỏ, thống nhất tên gọi
cac đơn vị hành chính cấp trung gian trong cả nước là liên tỉnh và tỉnh bãi bỏ cả tên gọi
doanh ở miền trung. Lúc bấy giờ cả nước ta có 31 tỉnh, 89 phủ và phân phủ, 255 huyện và

châu, 1742 tổng và 18200 xã. Đứng đầu các liên tỉnh là chức Tổng đốc.


Hệ thống quan lại ở phủ, huyện, châu, tổng, xã cũng được thống nhất. Năm 1823,
minh mag đã bãi bỏ thể lệ đặt ở 1 phủ huyện có hai viên Tri phủ, Tri huyện từ thời gia



long, mà chỉ đặt ở mỗi phủ, mỗi huyện 1 viên. Quy định này đã được thực hiện thống nhất
trong cả nước.
Quy định thực hiện thống nhất trong cả nước số lượng quan lại cho các phủ,
huyện, tổng, xã theo số đinh, số ruộng hoặc số lượng công việc phải làm cho từng loại.


Thống nhất quy chế, nguyên tắc, lề lối làm việc và chức trách của quan lại trong hệ
thống chính quyền các cấp ở địa phương


Về quân sự: tùy tình hình mỗi tỉnh, đều có 1 lãnh binh hoặc 1 lãnh binh và 1 thủy
sư lãnh binh. Ngoài ra mỗi tỉnh đều có 1 giám sát ngự sử, mốt số chức chiêu hậu, 1 Đốc
học, 1 Văn miếu, 1 ty tượng y, 1 bưu truyền và 1 số trạm dịch.




Hệ thống quan lại ở phủ ,huyện ,châu ,tổng .xã cũng được thống nhất



ở cấp Trung ương


Cao nhất là chức tham tụng ngang quyền tể tướng đã bị bãi bỏ thì ko còn có tước vị
nào tương tự như vậy có thể gây ra nguy cơ tiếm lạm vương quyền. Cả đến các chức Tống
Trấn Nam, Bắc thành, từng ngang với phó vương cũng không còn nữa. Quyền hành trong
nước tập trung cả vào tay nhà vua.


ở lục bộ cũng đạt được sự phân quyền của Thượng thư còn có 5 vị trưởng quan chia
phần trách nhiệm và quyền hạn. Khi có sự bất đồng, Thương thư không có quyền phủ
quyết.


Giữa Lục bộ và Nội các có sự kiềm chế lẫn nhau. Nội các có quyền duyệt công văn,
phê đáp tờ tấu của Lục bộ. Ngược lại Lục bộ lại có quyền lập “phiếu nghĩ” để Nội các
phải xem xét lại những phê đáp của mình. Cuối cùng quyền quết định vẫn thuộc về nhà
vua.


Ngoài ra nguyên tắc phân quyền và kiềm chế lẫn nhau này còn được thực hiện ở
mọi bộ phận và cấp bậc hành chính.


Quy chung lại dưới nhà vua ko có cơ quan nào độc quyền thay vua ở bất cứ 1 lĩnh
vực nào mà đều có sự ràng buộc của 1 tập thể liên đới chịu trách nhiệm trước nhà vua.


Giữa trung ương với các địa phương; tính hỗ trợ, kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau cũng
tương tự như ở cấp trung ương. Tổng đốc, tuần phủ các tỉnh đồng thời lại giữ chức
Thượng thư hay chức tả, hữu tham tri ở các bộ, hoặc kiêm chức ở đô sát viện. ở cấp tỉnh




thì Tổng đóc giám sát các Tuần phủ. Tổng đốc, Tuần phủ giám sát các Bố chính, án sát và
cũng có mối liên hệ ngược lại. Mỗi người đều có quyền đưa tấu, sớ trực tiếp lên vua,
không phải thông cấp trên trực tiếp. ở cấp phủ huyện giũa tri phủ, tri huyện, tri châu cũng
vậy đều là trên giám sát dưới, lại có đồng trách nhiệm giám sát lẫn nhau. ở cấp xã thì giữa
cai tổng với lý trưởng, giữa lí trưởng với phó lí và các hương mục khác đều có mối quan
hệ ràng buộc trog công việ quản lí hành chính, cùng hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau.

Ý nghĩa:

Nhìn chung lại việc cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương của
Minh Mạng có quy mô rộng lớn sâu sắc và toàn diện mà trước đó chưa từng có trong lịch
sử xã hội phong kiến Việt Nam.


Cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh Mạng được thực hiện đã củng cố chế độ
trung ương tập quyền, tập trung mọi quyền lục vào hoàng đế. Ngược lại, chế độ trung
ương tập quyền được tăng cường có tác dụng thúc đẩy bộ máy hành chính hoạt động tốt
hơn, hiệu quả hơn.


Cuộc cải cách đã từng bước củng cố chế độ văn quan dần dần hạn chế vai trò võ
quan. Bởi vì chế độ coi trọng võ quan trong nền hành chính quốc gia dẫn đến tình trạng
biến những vấn đề chính trị mềm dẻo, tự nguyện nhẹ nhàng, thành các vấn đề quân sự
cứng nhắc áp đặt và nặng nề..


Cuộc cải cách đã làm củng cố và tăng cường chế độ giám sát toàn bộ nền hành
chính quốc gia, khiến cho bộ máy hành chính hoạt động hữu hiệu hơn, hạn chế bớt sự tha

hóa mà nền hành chíh dưới thời quân chủ dễ mắc pải.


Câu 11: Trình bày khái quát chính sách ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của triều
Nguyễn:
Vấn đề ruộng đất













Từ năm 1802 trở về sau ,các vua triều nguyễn một mặt áp dụng các biện pháp và
kinh nghiệm khai hoang của ông cha ta trong lịch sử ,tiếp tục thực hiện nhiều chính
sách và biện pháp khai hoang thông qua các hình thức
- Nhà nước chiêu mộ dân nghèo ,cấp tiền nông cụ , thóc giống đưa đến một số địa
phương cần thiết để khai hoang lập nghiệp .
- Nhà nước cho phép tất cả mọi người dân trong nước đều có quyền làm đơn xin
khẩn hoang chổ nào tùy thích :sau 3 năm ,đo đạc ruộng đất khai hoang được ghi
vào sổ nhà nước ,tiếp theo 3 năm sau đó ,người sử dụng đất mới phải đống
thuế .Đây là một hình thức khai hoang khá phổ biến thời bấy giờ -lập đồn điền .
Để thúc đẩy việc khai khẩn đất hoang ,mở rộng diện tích sản xuất ,nhà nước ban
hành lệ thưởng phạt đối với quan lại và nhân dân sở tại ,nhằm bắt buộc quan lại các

địa phương phải tích cực động viên nhân dân khẩn hoang
Nếu trong địa phương cai quản để ruộng hoang nhiều thì quan sở tại từ tỉnh đến cai
tổng ,lý trưởng đều phải xử phạt theo mức độ và thứ bậc .
Dưới triều Nguyễn bắt đầu từ năm 1828 còn có thêm một hình thức khai hoang mới
mẻ rất có ý nghĩa do Nguyễn Công Trứ đề xuất Vua Minh Mạng cho thực hiện đó là
Hình thức doanh điền
Công cuộc khai khẩn đất hoang không ngường được đẩy mạnh ,diện tích ruộng
canh tác không ngường tăng trưởng .công cuộc được đẩy mạnh trong phạm vi cả
nước dưới các hình thức khai hoang tự động của nhân dân và doanh điền
Cùng với chính sách khẩn hoang ,ngay từ đầu các vua nguyễn đã thi hành nhiều
biện pháp nhằm phục hồi công điền .theo chế độ quân điền thời nguyễn ruộng đất
công của làng xã cứ 3 năm đem chia lại một lần từ quan nhất phẩm đến thứ dân
được chia từ 15 phần (quan nhất phẩm ) đàn bà góa ( ba phần ).nhà nguyễn bỏ chế
độ cấp lộc điền cho quan lại ,gộp chung vào chế độ quân điền .
Chủ trương thực hiện chế độ công điền trong bộ phạn ruộng đất khai hoang nói
riêng ,ra sức duy trì và bảo vệ chế dộ công điền nói chung của nhà Nguyễn đầu thế
kỉ XIX đã lổi thời lạc hậu cũng như chủ trương chế độ quân chủ chuyên chế lúc bấy
giờ .đã làm kìm hảm và không tạo nên được động lực thúc đẩy nền kinh tế tiểu
nông phát triển ,làm cản trở sự tiến bộ của nền kinh tế .

Tình hình kinh tế
a. Nông nghiệp
+ Chủ trương: Coi trọng nông nghiệp: Ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích
khai hoang, sửa chữa đê điều ….


+ Kết quả : Nông nghiệp có sự phát triển nhưng nông dân vẫn khổ cực: Không có hoặc có
ít ruộng đất, bị bóc lột nặng nề.
Vì sao nông nghiệp có phát triển mà đời sốngnông dân vẫn khổ cực?
Ruộng đất công chỉ còn khoảng 20%, ưu tiên cho quan lại, quý tộc, binh lính là chủ yếu.

Kỹ thuật lạc hậu. Ruộng đất tích tụ vào tay địa chủ…
b.Thủ công nghiệp và thương nghiệp
+ Chủ trương: Ưu tiên các quan xưởng, hạn chế thủ công nghiệp nhân dân và thương
nghiệp
+ Kết quả:- Xây dựng nhiều quan xưởng quy mô lớn, nhiều nghề có kỹ thuật cao ….
Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển
Xuất hiện nghề mới: In tranh dân gian
Thương nghiệp sa sút, các đô thị lụi tàn.
Vì sao thủ công nghiệp trong nhân dân bị nhà nước hạn chế mà vẫn tiếp tục phát triển?
vì Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, vượt qua mọi hoàn cảnh…
Thủ công nghiệp:
- Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục được phát triển
- Bộ phận thủ công nhà nước (Quan xưởng) được tổ chức với quy mô lớn.
- Các phường thủ công được duy trì
- Nghề mới ra đời: in tranh dân gian.
* Hạn chế: chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
cThương nghiệp:
- Nội thương: Phát triển chậm, mang tính địa phương.
- Ngoại thương: + Nhà nước giữ độc quyền.
+ Đô thị: Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
Câu 12: . Khái quát các chính sách ngoại giao của triều Nguyễn – phân tích hiệu quả và
hệ lụy của các chính sách đó.




Đối với nhà Thanh:Phục tùng nhà Thanh. Hết sức coi trọng ,được chế hóa ,thần
phục giả vờ nhưng độc lập thực sự .chính sách mềm dẻo nhưng cứng rắn về nguyên
tắc chủ quyền quốc gia .
+ Vấn đề đặt quốc hiệu thể hiện sự tự chủ .

+Kinh tế trao đổi buôn bán tại cửa khẩu
+Trao đổi văn hóa thong báo cho nhau sự kiện quan trọng
Đối với Lào ,Campuchia:bắt 2 nước này thần phục.




Đối với Phương Tây:chủ trương “đóng cửa” không chấp nhận việc đặt quan hệ với
họ nnhuwng sẳn sang buôn bán thương mại

+Tích cực:
Giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng (nhất là Trung Quốc). Năm 1803
nhà Nguyễn cử sứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cấp phong. Năm 1804, nhà
Thanh cho sứ sang phong vương cho Gia Long, quốc hiệu Việt Nam chính thức được sử
dụng. Ứng xử với người láng giềng, vô cùng quan trọng trong chính sách đối ngoại của
quốc gia. Người ta chỉ có thể thay đổi được bạn thù, song không ai thay đổi được láng
giềng. Nhà sử học Phan Huy Chú rất đúng khi nhận xét rằng “Trong việc trị nước, hòa
hiếu với láng giềng là việc lớn, mà những khi ứng thù lại rất quan hệ, cho nên nghĩa tu
hiếu (việc giao hiếu) chép ở Kinh Xuân Thu, đạo giao lân (giao thiệp với các nước láng
giềng) chép ở Hiền truyện (sách Mạnh Tử), chính là đem lòng tin thực mà kết giao, người
có quyền trị nước phải nên cẩn thận”.[9] Trung Quốc luôn là người láng giềng lớn mạnh
của Việt Nam. Trung Quốc phong kiến lại có tư tưởng bành trướng, bá quyền đối với nước
ta và nhiều lần xâm lược Việt Nam. Cũng như các triều đại trước đó, ứng xử với Trung
Quốc luôn là sợi chỉ đỏ trong chính sách đối ngoại quốc gia. Nhà Nguyễn cũng vẫn phải
thực hiện chính sách thần phục Mãn Thanh, nhận phong tước của nhà Thanh, thậm chí
thời kỳ đầu phải ra Thăng Long để thụ phong, vì sứ thiên triều không chịu vào Huế. Mặt
khác, nhà Nguyễn vẫn có ý thức đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, giữ vững biên giới
quốc gia. Đồng thời, thúc đẩy quan hệ thương mại Đại Nam - Trung Quốc. Đó là chính
sách ngoại giao đúng đắn, mềm mỏng nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia.
Trong quan hệ với các nước láng giềng như Cao Miên, Lào, chính sách của triều Nguyễn

là luôn tìm cách phát huy ảnh hưởng, buộc họ thần phục, cống nạp, khi có cơ hội thì sát
nhập vào lãnh thổ nước mình, khi không có cơ hội thì gây ảnh hưởng để tạo thành “phên
dậu” của mình. Chính sách trên có điều kiện thuận lợi để triển khai do nội bộ các nước đó
luôn có chia rẽ, xung đột và thường có lực lượng tìm đến Đại Nam, cũng như nước Xiêm
láng giềng để nhờ cậy với mục đích thoán đoạt quyền lực và được bảo hộ. Đó cũng là bản
chất của giai cấp phong kiến nói chung, trong đó có phong kiến Việt Nam, là đặc điểm “cá
lớn nuốt cá bé” của quan hệ quốc tế lúc bấy giờ. Đó chính là lý do giải thích tại sao nước
Đại Nam hùng mạnh của Minh Mệnh vào các năm 1827 và 1835 đem quân sang Ai Lao
và Cao Miên…
Nhờ chính sách ngoại giao với các nước phương tây như vậy nên về cơ bản vẩn trì hoản
được nguy cơ xâm lược được một thời gian lâu dài .
+Hệ lụy :


Đóng cửa, không đặt quan hệ với các nước phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với
các nước tiên tiến đương thời. Vì vậy không tiếp cận được với tiến bộ khoa học kỹ thuật,
dẫn đến tình trạng lạc hậu và cô lập, không có thực lực để chống lại sự xâm lược của các
nước phương Tây. Đâu là thiếu sót, tiêu cực trong chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?
Vấn đề này đã được nhiều học giả phân tích. Có lẽ những sai lầm trong chính sách ngoại
giao bắt đầu từ khi chúa Nguyễn đánh bại Tây Sơn lập ra nhà Nguyễn. Các thiếu sót có
thể khái quát như sau.
Thứ nhất, một trong các sai lầm nghiêm trọng có thể coi là tội ác là việc Nguyễn Ánh
sang Xiêm xin vua Xiêm đem quân giúp đánh Tây Sơn vì lợi ích dòng họ của mình. Đó là
hành động “cõng rắn cắn gà nhà”. Dù với mục đích gì cũng không thể biện minh cho việc
rước quân xâm lược giầy xéo quê hương. Đó là tội ác lớn đối với dân tộc. Cuối tháng
7/1784, tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn thủy quân, 300 chiến thuyền và tướng
Chiêu Thù Biên đem 3 vạn bộ binh cùng Nguyễn Ánh đánh Gia Định. Cuối năm đó, gần
một nửa đất Gia Định đã thuộc về Xiêm - Nguyễn Ánh. Quân Xiêm đã cướp của, giết
người tàn bạo, gây ra bao tội ác đối với nhân dân ta. Nguyễn Huệ đã đánh tan quân xâm
lược và quân Nguyễn Ánh tại trận Rạch Gầm - Xoài Mút lịch sử vào ngày 19/1/1785, rửa

hận cho dân tộc. Chính sử nhà Nguyễn sau này cũng phải thừa nhận: “Người Xiêm sau
trận thua năm Giáp Thìn (1785) ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ quân
Tây Sơn như sợ cọp”.
Thứ hai, các vua Nguyễn đã để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, khiến nhân dân ta lâm
vào vòng nô lệ hơn 80 năm. Nguyên nhân thất bại trong việc chống xâm lược nằm ở
đường lối, chính sách của vua quan nhà Nguyễn, trước hết là vua Tự Đức. Họ đi từ sai lầm
này đến sai lầm khác như quá cảnh giác với bọn thực dân nên đã tiến hành chính sách cấm
đạo, bế quan tỏa cảng, không tổ chức toàn dân chống giặc, mà còn quá nhu nhược, ngoài
ra lại dựa vào nhà Thanh để chống Pháp. Song nhà Thanh đã thỏa hiệp với thực dân Pháp
trên số phận của Đại Nam, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác (Hòa ước năm Nhâm
Tuất 1862, Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 và cuối cùng là Hòa ước Patơnốt năm 1884).
Với Hòa ước 1884, Đại Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở
thành thuộc địa của Pháp, bị Pháp đô hộ.
Trước đó, do bị Tây Sơn đánh tả tơi, Nguyễn Ánh đã đi cầu viện nước Pháp. Ngày
28/11/1787, tại Paris, đại diện của Nguyễn Ánh và chính phủ Pháp đã ký Hiệp ước 10
điểm, theo đó Pháp cam kết giúp binh thuyền, quân đội và chiến cụ theo yêu cầu của chúa
Nguyễn. Còn Nguyễn Ánh cam kết sẽ nhường chủ quyền cửa Hàn (Đà Nẵng) và đảo Côn
Lôn cho Pháp. Nước Pháp được lập xưởng trên đất liền để sửa chữa tàu thuyền… Mặc dù
Hiệp ước không được thực hiện song chính là cái cớ để Pháp xâm lược nước ta. Đó thực
sự là tội tày trời của triều Nguyễn.


Câu 13: Trình bày khái quát diễn biến, phân tích ý nghĩa và nguyên nhân thắng lợi của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
-Diễn biến:
Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (14181423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).
Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423):
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như
Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú... tất cả 50 tướng văn
và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn (trong đó 19 người đã từng tham gia

hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng
đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện
Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.
Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa.
Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu
thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại.
Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi
Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần
bị địch vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết
lương, người em họ Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm
Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn
nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai
bị địch giải về Đông Quan và bị giết.
Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù
trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa
theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng
đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn
phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải
giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.
Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm
1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao
cắt đứt giảng hoà.


- Tiến vào Nam (1424-1425):
Theo kế của Nguyễn Chích, năm 1424 Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ
An. Tiến vào Nghệ An là một bước ngoặt về chiến thuật trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trên đường đi, quân Lam Sơn hạ thành Đa Căng (Bất Căng, Thọ Xuân) do Lương Nhữ
Hốt giữ, đánh lui quân cứu viện của viên tù trưởng địa phương theo quân Minh là Cầm
Bành. Sau đó quân Lam Sơn đánh thành Trà Lân. Tướng Minh là Trần Trí mang quân từ

Nghệ An tới cứu Cầm Bành, bị quân Lam Sơn đánh lui. Lê Lợi vây Cầm Bành, Trí đóng
ngoài xa không dám cứu. Bị vây ngặt lâu ngày, Bành phải đầu hàng.
Lê Lợi sai Đinh Liệt mang quân vào đánh Nghệ An, lại mang quân chủ lực cùng tiến vào,
Trần Trí bị thua liền mấy trận phải rút vào thành cố thủ.
Lý An, Phương Chính từ Đông Quan vào cứu Trần Trí ở Nghệ An, Trí cũng mang quân ra
ngoài đánh. Lê Lợi dùng kế nhử địch đến sông Độ Gia phá tan. Trần Trí chạy về Đông
Quan, còn An và Chính lại chạy vào thành Nghệ An.
Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua
chạy về Tây Đô (Thanh Hóa). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Triện tiếp
ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong
thành.
Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên
Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hóa. Tướng Minh là
Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau Lê Lợi lai sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân
tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào
cố thủ nốt.
Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các
thành địch đều bị bao vây.
Cuối cùng, vào năm 1426, giữa lúc quân khởi nghĩa đang trên đà thắng lợi và tiếng tăm
của Lê Lợi lên cao, quân khởi nghĩa tiến đánh thành Đông Quan, và đánh tan nát quân
Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động.
-Nguyên nhân :-cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi ủng hộ
-ý chí quyết tâm giành lại độc lập của dân tộc
-khối đại đoàn kết toàn dân
-đường lối chiến thuật đúng đắn,sáng tạo cùng với sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy
đứng đầu là lê lợi và nguyễn trãi.
Nhân dân căm thù giặc sâu sắc,bộ chỉ huy của nghĩa quân lam sơn có tài thao lược đứng
đầu là bình định vương Lê Lợi ,ông có tài thu phục và đoàn kết mọi người, có ý chí giết



giặc cứu nước không gì lay chuyển . Là người sáng suốt và quyết đoán.Bị vây hãm ở núi
chí linh nhiều lần ,nghĩa quân vô cùng khốn đốn nhưng khi tướng quân Nguyễn Chích
dâng kế tiến đánh nghệ An rồi quay ra giải phóng Đông đô thì Lê Lợi quyết ngay.Tiến
đánh nghệ An thật là một đòn chí mạng đối với quân địch .Nghĩa quân thừa thắng xốc tới
các trận thắng chi lăng,xương giang v v là những mốc son chói lọi trong lich sử quân sự
Việt Nam, nghĩa quân tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước.
Ý nghĩa lịch sử:
-kết thúc 20 năm đô hộ của nhà minh
-mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước.
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi Lê Lợi lên ngôi vua mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho
đất nước.Sự phát triển thịnh vượng về quân sự,kinh tế ,văn hóa của thời kỳ này là vô cùng
to lớn .Nhân dân ta có câu ca dao ca ngợi như sau " Đời vua thái tổ thái tông.Thóc lúa đầy
đồng trâu chẳng buồn ăn " .Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tháng lợi .Lê Lợi xứng đáng là Anh
hùng giải phóng dân tộc.
Câu 14: Trình bày khái quát tình hình tôn giáo, giáo dục thi cử, văn học, sử học thời Lê
sơ :

-Tôn giáo :
+Nho giáo bắt đầu lấn át và tấn công vào phật giáo .snag thế kỉ Xv Từ đầu thế kỉ Xv nho
giáo chiếm địa vị độc tôn phục vụ đắc lực chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế .Tư
tưởng nho giáo thời Lê Sơ là tư tưởng triết học của phái tống nho do Chu Hy đứng đầu .
+ Phật giáo và đạo giáo .vào cuối thế kỉ XIV và đầu thế kỉ XV phật giáo bị đẩy ra khỏi hệ
tư tưởng của giai cấp thống trị .Mặc dù nhà nước Lê Sơ có hạn chế về sự phát triển của hai
tôn giáo này nhưng vẩn công nhận hai tôn giáo đó trong khuôn khổ có lợi của giai cấp
thống trị .Tuy nhiên từ thời Lê Sơ Phật giáo và đạo giáo không còn chiếm ưu thế trong xã
hội nữa và bị hạn chế
-Giao dục :
+ Cho lập Quốc Tử Giám ở kinh đô .
+Mở trường ở các lộ .Đạo ,Phủ., trường học ở các địa phương được mở rộng



+Sử dụng sách nho giáo làm nội dung học tập và thi cử.
+ Năm 1483 Thánh Tông cho xây dựng lại Văn Miếu và mở rộng Thái học viện .
-Khoa cử: chế độ thi cử được tổ chức thường xuyên đi vào nề nếp có quy củ
+Tổ chức chặt chẽ qua 3 kì :Thi Hương ,Thi Hội và Thi Đình
=>.chế độ giáo dục thi cử thời Lê Sơ là một biểu hiện của sự hưng thịnh của chế độ phông
kiến VN lúc bấy giờ ở thế kỉ XV
.
-Văn học : văn học đạt nhiều thành tích rực rở ,để lại nhiều tác phẩm có giá trị .
+Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển : tiêu biểu cho tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc Quân
trung từ mạnh tập và Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi
+Văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.: như bộ Quốc âm thi tập của NGuyễn Trãi nói
lên long tự hào dân tộc căm ghét bạn quan lại tham nhũng
-Lịch sử :
+Đại Việt Sử Kí Tục Biên cuả Phan Phu Tiên.
+Đại Việt Sử Kí của Lê Văn Hưu.
+Đại Việt Sử Kí Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên .
+Ngoài ra còn có:Thiên Nam dư Hạ Chí ,Dư Địa Chí cuả Nguyễn Trãi và An Nam HÌNH
THẮNG đồ của Đàm Văn Lễ.
-Các ngành địa lí ,toán học ,y học đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
+như Địa lý có tác phẩm Dư Địa chí của Nguyễn Trải là quyển địa lý học lịch sử đầu tiên
của nước ta
+Y học : có Bản thảo thực vật thoát yếu của Phan phu tiên ,Bảo anh lương phương của
Nguyễn Trực (dạy cách giử gìn sức khỏe của trẻ em )


×