Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

BÁO CÁO THỰC NHÀ MÁY ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.67 KB, 39 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
nhiều ngành công nghiệp cũng thi nhau cùng phát triển. Trong đó, ngành công nghệ
thực phẩm được mọi người quan tâm khá nhiều vì hiện nay nhu cầu ăn uống ngày càng
cao, giá trị dinh dưỡng là yếu tố cần quan tâm trong thực phẩm.
Đường là một hợp chất không thể thiếu trong cơ thể mỗi người, nó cung cấp rất
nhiều dinh dưỡng năng lượng trong cơ thể. Ngoài ra đường là nguyên liệu quan trọng
trong các ngành công nghiệp khác như: bánh kẹo, nước giải khát, đồ hộp.…
Việc phát triển đường cũng đóng góp một phần kinh tế cho đất nước, mang lại lợi
nhuận cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước, giải quyết được việc
làm cho người lao động. Ngoài ra việc thu mua mía với số lượng cao cũng giúp ích rất
nhiều cho những người nông dân có thêm thu nhập.
Đường được làm từ mía và củ cải đường nhưng ở nước ta có khí hậu nhiệt đới gió
mùa rất thuận lợi cho sự phát triển của cây mía. Nên ở nước ta chỉ có thể sản xuất
đường từ cây mía.
Quy trình sản xuất đường của các nhà máy đường có thể khác nhau, phụ thuộc vào
điều kiện khí hậu, địa hình, chất lượng mía của mỗi vùng. Nhưng yêu cầu chung là
phải sản xuất được sản phẩm đường có chất lượng đạt tiêu chuẩn mới có thể đưa ra thị
trường. Vì vậy, quy trình sản xuất đóng vai trò rất quan trọng đòi hỏi người kỹ sư cần
phải nắm rõ các yếu tố liên quan đến quá trình sản xuất.

SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 1




BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP MÍA ĐƢỜNG 333

1. Lịch sử thành lập và phát triển của công ty.
Công ty mía đường 333 tiền thân là đơn vị quân đội là sư đoàn 333 trực thuộc
quân khu 5, Bộ Quốc Phòng được thành lập tháng 10 năm1976 với nhiệm vụ chính là
làm kinh tế và bảo vệ vùng giải phóng tỉnh ĐắkLắk.
Đến tháng 10 năm 1982 theo quyết định của chính phủ, sư đoàn 333 được đổi tên
thành Xí Nghiệp Liên

ợp Nông Công Lâm Nghiêp (NCLN) 333 thuộc liên hiệp các

xí nghiệp cà phê Việt Nam quản lý trực tiếp. Từ đấy đến năm 1992 hoạt động chủ yếu
là hợp tác với Liên Xô cũ để sản xuất chế biến cà phê.
Tháng 11 năm 1991 theo nghị định 388/CP-NĐ của chính phủ về việc thành lập
lại các Doanh nghiệp Nhà Nước, xí nghiệp liên hợp NCLN 333 được thành lập lại theo
quyết định 217 ngày 9/4/1993 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Xí
nghiệp trực thuộc tổng công ty cà phê Việt Nam.
Xí nghiệp liên hợp NCLN 333 từ một cơ quan quản lý chuyển sang sản xuất kinh
doanh trực tiếp để tồn tại nên gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, lãnh đạo xí
nghiệp được sự chỉ đạo của các nghành liên quan đã lập dự án trình và được phê duyệt
cho đầu tư xây dựng nhà máy đường, sản xuất, chế biến đường kính trắng RS.
Ngày 19/4/1997 theo quyết định 130 của Tổng công ty cà phê Việt Nam, Xí

nghiệp liên hợp 333 được đổi tên thành Công ty Mía đường 333 để phù hợp với chức
năng và nhiệm vụ mới.
Ngày 30/12/2005 theo quyết định số 3762 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn chuyển từ Doanh nghiệp nhà nước Công ty Mía đường 333 thành Công ty
Cổ phần Mía đường 333.
Từ đó đến nay, hoạt động của Công ty ngày càng mở rộng và đạt được nhiều
thành tích nổi bật. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều khởi sắc, đồng thời
còn duy trì và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương nơi
công ty hoạt động.

SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 2


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

Bảng 1.1 Thống kê tài chính của công ty.

Thời gian

Vốn điều lệ

Hình thức tăng vốn

Tháng 6/2006


10 Tỷ đồng

Vốn điều lệ mới khi thành lập công ty

Tháng 9/2009

11.5 Tỷ đồng

Phát hành 150.000 cổ phiếu để chi trả cổ
tức

Tháng 3/2010

23 Tỷ đồng

Phát hành 1.150.000 cổ phiếu cho cổ
đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1

2. Địa điểm xây dựng công ty.
Công ty cổ phần Mía đường 333 được đóng trên địa bàn phía đông tỉnh ĐăkLăk
cách thành phố Buôn Mê Thuột 64 km dọc theo quốc lộ 26 đường đi Nha Trang thuộc
Thị trấn: Eaknốp – uyện: Eakar – Tỉnh: Đăklăk. Địa chỉ cụ thể như sau:
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Mía đường 333.
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Mía đường 333.
- Tên giao dịch quốc tế: The 333 Suger Joint stock Company.
- Tên viết tắt: The 333 SUCO.
- Trụ sở chính: Thị trấn Eaknốp – uyện Eakar – Tỉnh DắkLắk
- Điện thoại: 0500.829111 – 0500.829112 – Fax: 0500.829089
- Email: –

3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty.


Thuận lợi:

- Công ty nằm trên địa bàn có quỹ đất rộng lớn, điều kiện tự nhiên ưu đãi, mưa
thuận, gió hòa, cộng thêm có sự tác động của con người thích hợp cho việc
trồng cây công nghiệp ngắn ngày, đây là nguồn nguyên liệu dồi dào của công ty
trong việc sản xuất chế biến sản phẩm.
- Vị trí của Công ty nằm trên quốc lộ 26 (Nha Trang – Buôn Ma Thuột), vùng
nguyên liệu có bán kính vận chuyển gần, đây là yếu tố giảm chi phí đầu vào cho
sản phẩm.
- Công ty nằm trong khu quy hoạch công nghiệp phía đông tỉnh ĐắkLắk, đây
cũng là điều kiện thuận lợi cho công ty về vị trí địa lý.
SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 3


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

- Chính phủ có quyết định 194/QĐ khoan nợ, giãn nợ và miễn thuế cho các
doanh nghiệp ngành Đường trong những năm khó khăn, các chính sách hỗ trợ
khi Cổ phần hóa, …
- Các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho công ty vay vốn đầu tư vùng nguyên
liệu, đầu tư cải tạo máy móc thiết bị …



Khó khăn:

- Do ảnh hưởng của khí hậu và đặc điểm sản xuất ngành đường nên công ty chỉ
sản xuất được 1/2 thời gian trong năm (mía cây có thời vụ), thời gian còn lại lao
động không có việc làm ổn định.
- Các nhà máy đường trong cả nước đồng loạt tăng công suất, đầu tư thiết bị, hạ
giá thành nên cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Lộ trình hội nhập tổ chức APTA tự do thương mại sản phẩm đường năm 2005
là một thách thức lớn đối với công ty nói riêng và ngành đường nói chung.
- Trong khu vực có nhiều nhà máy chế biến sản phẩm từ nguyên liệu sản phẩm
nông nghiệp như: Nhà máy chế biến tinh bột sắn – nguyên liệu từ cây sắn, nhà
máy chế biến thức ăn gia súc Việt Thành – nguyên liệu từ bắp, đậu, 3 nhà máy
chế biến hạt điều nhân xuất khẩu – nguyên liệu từ hạt điều. Do vậy, quỹ đất
giành cho đầu tư trồng mía bị thu hẹp và bị chuyển sang trồng cây khác.
- Lao động cũng có sự chuyển dịch giữa các công ty, nhà máy. Vì trong khu vực
này, các nhà máy có quy trình chế biến tương đối giống nhau.
4. Các sản phẩm của công ty.
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh ngày càng diễn ra khốc liệt
hơn. Nếu doanh nghiệp chỉ tập chung các nguồn lực của mình vào một mặt hàng, thì
rủi ro sẽ rất cao. Do vậy doanh nghiệp cần phân bổ nguồn lực của mình vào nhiều mặt
hàng. Đây chính là cách tốt nhất để chia nhỏ rủi ro. Vì nếu một mặt hàng bị thất bại
trên thị trường, thì việc kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo bởi các mặt
hàng còn lại. Trên cở sở đó, công ty cổ phần mía đường 333 cũng đã lựa chọn cho
mình một chiến lược đa dạng hóa. Ngoài sản xuất sản phẩm chính là đường RS, Công
ty còn phát triển thêm một số hoạt động sản xuất kinh doanh phụ. Cụ thể là:
- Sản xuất chế biến hạt điều xuất khẩu (Năm 2003).
- Sản xuất phân vi sinh KOM X (Năm 2000).
SVTH: Võ Hồng Mạnh


Trang 4


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

- Kinh doanh phân vô cơ.
- Kinh doanh xăng dầu (Năm 1997).
- Sản xuất kinh doanh nước lọc tinh khiết (Năm 2002).
-

oạt động sản xuất kinh doanh của công ty tập trung vào 2 sản phẩm đó là
đường RS và hạt điều xuất khẩu.

5. Sơ đồ nhà máy.


Sơ đồ nhà máy đƣờng 333.

SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 5


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N


P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

Phòng bảo
vệ

Kho
chứa
và bảo
quản.
P. kinh
doanh.
P. kỹ
thuật.

Cổng vào

Khu dây
chuyền
sản xuất.

Khu
Nấu đƣờng
Trợ tinh
Ly tâm

Kho
bảo
quản.


P. cân
xe
mía
vào.

P. kiểm nghiệm.
P. phân tích chữ
dƣờng.

Bãi tiếp
nhận
nguyên
liệu
Cân.

Khu
Xử lí sơ bộ
Máy băm
Băng
chuyền
Ép lấy
nƣớc.

Khu hóa chế, xử lý
nƣớc mía, lắng lọc.

Khu cung gấp nhiệt
Lò đốt


Bãi chứa:
Bã mía, củi đốt

Khu xử lí rác, nƣớc thải từ dây chuyền sản xuất

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ nhà máy đƣờng 333
SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 6


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

6. Cơ cấu tổ chức nhân sự tại nhà máy
 Sơ đồ tổ chức nhân sự tại nhà máy

TỔN GIÁM
Đ C

P Ó TỔN
Đ C

Phòng
nông
vụ


ÁM

Phòng
kế toán
– tài
chính

Phòng
tổ chức
hành
chính

Cửa
hàng
xăng
dầu

Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh

Phòng

thuật

Xưởng
nước
lọc


Xưởng
đường

Xưởng
điều

Xưởng
vi sinh

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức nhân sự tại nhà máy

SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 7


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

 Chức năng và nhiệm vụ của từng ban:
Công ty có 7 đơn vị phòng ban. Mỗi phòng ban phụ trách nhiệm vụ riêng nhằm
điều hành tốt công việc của công ty.
-

Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tuyển dụng, tổ chức bộ máy quản lý, tổ
chức cán bộ, tổ chức lao động, đào tạo nâng cao bậc lương cho cán bộ công

nhân viên.

-

Phòng kế toán – tài chính: tính toán giá thành chi tiêu.

-

Phòng kế hoạch kinh doanh: kinh doanh bùn, mật gỉ, đường thành phẩm, tìm
kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ…

-

Phòng kỹ thuật: nghiên cứu, xây dựng, quản lý các quy trình công nghệ, quy
trình vận hành.

-

Phòng nông vụ: tổ chức thực hiện công tác khai thác đầu tư, thu mua, vận
chuyển, thanh quyết toán, thu hồi nợ đầu tư mía nguyên liệu.

-

Phòng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm (KCS): kiểm tra chất lượng sản phẩm.

-

Phân xưởng sx đường: trực tiếp sản xuất sản phẩm chủ yếu của công ty.

-


Phân xưởng chế biến hạt điều: trực tiếp sản xuất sản phẩm hạt điều xuất khẩu.
Riêng phân xưởng đường được chia thành 3 tổ:
-

Tổ cán ép.

-

Tổ chế hóa.

-

Tổ nấu đường – ly tâm – thành phẩm.

Đứng đầu mỗi ca là kíp trưởng, nhà máy hoạt động liên tục 24h/ngày:
-

Ca 1: 10h – 18h

-

Ca 2: 18h – 2h

-

Ca 3: 2h – 10h

SVTH: Võ Hồng Mạnh


Trang 8


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƢỜNG CÁT TRẮNG
1.

Sự phát triển của ngành đƣờng trên thế giới và Việt Nam.

1.1 . Thế giới
Trên thế giới có 105 nước sản xuất đường trong đó có khoảng 64 nước sản
xuất đường từ mía, 32 nước sản xuất đường từ củ cải và 9 nước sản xuất đường từ
mía và củ cải.
Ở Châu Âu đường được sản xuất chủ yếu từ củ cải đường. Trên thế giới đã có
những nhà máy được thiết kế với công suất 3000 tấn/ngày.
Lượng tiêu thụ đường bình quân trên thế giới: 20 – 22 kg/người/năm.
1.2 . Tại Việt Nam
Nước ta có truyền thống sản xuất đường mía từ lâu đời. Từ lâu nhân dân ta đã
biết sử dụng những máy ép đơn giản bằng đá hay bằng gỗ dùng sức trâu bò kéo.
Nước mía ép đã được nấu thành nhiều dạng sản phẩm khác nhau: trầm đường phèn,
đường thô, đường cát nâu, đường cát vàng. Ở nhiều nơi nhân dân ta đã biết sử dụng
lòng trắng trứng, vôi, đất bùn để làm sạch nước mía, sản xuất ra các loại đường cát
trắng như: đường phổi, đường miếng, các loại đường khác…
Sau ngày thống nhất đất nước chúng ta tiếp nhận và quản lí một số nhà máy
đường hiện đại: nhà máy đường Quảng Ngãi (200 tấn/ngày), iệp

tấn/ngày )… hai nhà máy luyện đường lớn là Biên

òa (1500

òa (200 tấn/ngày), Khánh Hòa

(150 tấn/ngày), La Ngà (2000 tấn/ngày), Tây Ninh, Bourbon (công suất thiết kế
16000 tấn mía/ngày)… Số nhà máy đường trong giai đoạn này là 9 nhà máy.
Trong những năm vừa qua công nghiệp sản xuất đường mía đã có sự phát triển
vượt bậc cả về số lượng và chất lượng đường được sản xuất từ mía. Ngành mía
đường Việt Nam đã thật sự bùng nổ phát triển trong kế hoạch 5 năm 1995 – 2000
với số lượng tổng cộng là 44 nhà máy đường mía và 2 nhà máy đường luyện.
iện nay Việt Nam đã có hơn 50 nhà máy đường lớn nhỏ phân bố đều trên
khắp đất nước:
+ Miền Bắc: nhà máy đường Lam Sơn, Vạn Điềm, Sông Lam.
+ Miền Trung: nhà máy đường Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, ia Lai…
+ Miền Nam: nhà máy đường Biên òa, Tây Ninh, Bourbon…
SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 9


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

 Trong đó nhà máy đường Bourbon có công suất lớn nhất Việt Nam là 16000
tấn/ngày.

Vai trò của đƣờng trong sản xuất và đời sống

2.

1.1. Đối với đời sống
-

Đường saccharose C12H22O11 có một vai trò rất quan trọng trong đời sống của
con người.

-

Đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Được cơ thể chuyển
hóa đầu tiên khi cơ thể cần năng lượng cho các hoạt động của mình.

-

Là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

-

Tạo vị, tăng giá trị cảm quan cho nhiều loại thực phẩm.

1.2. Đối với sản xuất
-

Đường là nguồn nguyên liệu quan trọng trong nghành công nghiệp thực phẩm.

-


Trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

-

Trong công nghiệp chế biến các sản phẩm từ sữa.

-

Nước giải khát.

-

Thức ăn gia súc.

-

Trong công nghiệp được.
Giá trị của đƣờng mía

3.
-

Sản phẩm chính của cây mía là đường được lấy ra từ thân cây. Bản chất của
đường mía là một loại disaccharide ( saccaroza ) có vị ngọt, nồng độ ổn định, có
khả năng tồn trữ lâu, không độc như các loại đường hóa học.

-

Về giá trị dinh dưỡng, đường mía là nguồn năng lượng quan trọng, 1 kg đường
cung cấp trên 10% nhu cầu năng lượng của cộng đồng.


-

Ngoài đường là sản phẩm chính của công nghiệp đường ra, còn có các sản
phẩm phụ quan trọng như: bã mía, mật rỉ, bùn lọc có thể sử dụng, chế biến các
sản phẩm có giá trị cao hơn 2 – 3 lần so với sản phẩm chính.

SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 10


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

CHƢƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƢỜNG

 Quy trình sản xuất đường cát trắng có 3 công đoạn chính:
 Khâu cán ép
 Khâu hóa chế
 Khấu nấu đường, trợ tinh, ly tâm, thành phẩm.

A. KHÂU CÁN ÉP
1. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH CÁN ÉP
1.1.

Mục đích


 Xử lý mía: là công đoạn rất quan trọng trong nhà máy đường, nó giúp cho khâu
lấy đường ra khỏi mía ở các công đoạn sau được dễ dàng và thuận lợi. Tạo điều
nâng cao năng suất và hiệu suất ép của khâu ép cây mía thường không thẳng, đổ
xuống băng tải lộn xộn, ngoài ra vỏ có nhiều phần trơn trượt khó ép. Vì vậy cần
băm nhỏ mía để mía dễ được ép vào máy, mật độ mía trên băng tải đều để máy
làm việc ổn định và luôn đầy băng tải. Ngoài ra còn góp phần làm giảm hao tổn
đường, đảm bảo sản xuất liên tục, giữ vững công suất nhà máy và tổng lượng
thu hồi.
 Ép mía: tạo điều kiện ép dễ dàng hơn, nâng cao năng suất hiệu suất ép. Ngoài
việc nâng cao hiệu suất ép và năng suất bằng áp lực và vận tốc điều chỉnh, nhà
máy đường Bến Tre còn cho nước nóng vào để thẩm thấu bã, nước mía thẩm
thấu có nhiệt độ yêu cầu là 60 – 70oC, lượng nước sử dụng là 20 – 25% so với
mía.
1.2.

Cơ sở lý thuyết của khâu cán ép

 Trước khi qua cán ép mía phải được cân và xử lý sơ bộ. Mía được đưa vào dao
chặt mía để tạo thành những sợi nhỏ nhằm lấy triệt để nước mía.
 Ép mía là dùng lực làm cho mía bị nén cao độ, phá vỡ tế bào mía ngậm đường
làm nước mía chảy ra. Nguyên lý chung là dùng lực cơ học xé và ép dập cây
mía là biến đổi thể tích lớp mía phá vỡ tổ chức tế bào của mía đẻ lấy nước mía.
iện nay trong công nghiệp sản xuất đường có 2 phương pháp chính được sử
dụng để sử dụng để lấy nước mía: phương pháp ép mía và phương pháp
khuyếch tán. Trong đó phương pháp ép mía được sử dụng khá phổ biến từ trước
SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 11



BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

đến nay. Phương pháp khuyếch tán là một phương pháp hiện đại được sử dụng
chủ yếu ở nhà máy đường mới xây dựng như: La Ngà, Nha Trang…
2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ KHÂU CÁN ÉP
2.1.

Quy trình cán ép
Mía
Cẩu trục

Bục xả mía
Bàn lùa mía
Băng tải mía số 1
Dao chặt sơ bộ
Dao chặt mía số 1
Băng tải mía số 2
Dao chặt mía số 2
Băng tải cao su
ệ thống máy ép mía

Nước mía hỗn hợp

Bã mía


Sơ đồ 3.1. Sơ đồ quy trình khâu cán ép
2.2. Giải thích sơ đồ
Mía được vận chuyển về nhà máy hoàn toàn bằng xe chuyên dụng của công ty bó
thành bó 5 – 10 tấn bằng cáp hoặc xích. Tại đây nhân viên phòng KCS lấy mẫu để
SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 12


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

phân tích chữ đường mía, sau khi cân xong xe chạy đến cẩu trục, tại dây cẩu trục sẽ
bốc dỡ mía từ ôtô xuống tập kết tại bãi rộng chứa mía chờ ép hoặc đưa xuống bục xả
mía đưa xuống bàn lùa để ép ngay. Sau đó xe chạy ra cân trọng lượng xe để xác định
trọng lượng mía. Qua phòng KCS có thể biết được hàm lượng đường từ đó phân loại
mía và tính giá thành cho người trồng mía.
Phòng nông vụ có nhiệm vụ theo dõi vùng mía xác định độ chín của mía từng
vùng để có kế hoạch thu mua mía về cho nhà máy. Mía đưa về nhà máy phải tranh thủ
ép càng sớm càng tốt vì để lâu đường trong mía sẽ bị chuyển hóa gây tổn thất đường
Sacc và gây khó khăn cho làm sạch.
Nhà máy sử dụng 2 cẩu trục có trọng tải 10 tấn và 15 tấn để bóc dỡ mía và đưa
mía vào bàn lùa để chuẩn bị cho quá trình xử lý mía.
Mía sẽ theo băng chuyền của bục xả mía đi xuống bàn lùa, trên bàn lùa có trục
khỏa bằng để dàn đều, san bằng cho lớp mía rớt xuống băng tải 1 được đều và có chiều
dày ổn định trước khi vào dao chặt, tránh quá dày làm quá tải động cơ vì mía có vỏ
cứng ngoài, vỏ có phần trơn làm khó ép. Băng tải số 1 làm bằng thép, phần bằng tiếp

nhận mía, phần nghiêng đưa mía lên cao,trên băng tải số 1 có lắp 2 dao chặt: dao chặt
sơ bộ gồm 32 dao có lưỡi dao và sống dao, dao chặt 1 gồm 28 dao có cấu tạo lưỡi dao
hình chữ nhật. Mía sau khi rơi xuống băng tải 1 sẽ đi qua dao sơ bộ rồi đến dao băm 1.
Mục đích của việc băm mía là nhằm nâng cao năng suất ép do mía được san thành lớp
dày đồng đều mía được dễ kéo vào máy ép không bị trượt, không bị nghẽn đồng thời
nâng cao hiệu suất ép do lớp vỏ cứng bị phá vỡ các tế bào lộ ra đồng đều. Vì vậy lực
ép được phân bố đều làm cho nước mía được dễ dàng lấy ra. Tiếp tục mía đi lên phần
nghiêng của băng tải số 1 rồi đổ xuống băng tải mía số 2, khi đổ xuống như vậy lớp
mía nằm ở dươi băng tải được lật lên trên để xử lý được triệt để hơn. Băng tải mía có
hệ thống điều chỉnh tốc độ để đảm bảo ổn định chiều cao của lớp mía trên băng tải vào
xử lý và ép mía. Sau đó mía vào dao chặt số 2 tại đây mía bị xé thành từng sợi nhỏ,
cấu trúc của cây mía bị phá vỡ hoàn toàn, tế bào mía lộ ra và san lấp mía thành 1 lớp
giày ổn định trên băng làm tăng năng suất và hiệu suất ép, qua dao chặt 2 mía được
làm tơi 60 – 65 %. Sau khi qua máy băm thành lớp, còn nhiều cây mía chưa được băm
nhỏ, cần được xé và đánh tơi ra để mía vào máy éo dễ dàng hơn, hiệu suất ép sẽ tăng
lên. Do đó người ta đã sử dụng máy đánh tơi để giải quyết vấn đề đó. Sau đó đi vào
băng tải cao su chạy qua hệ thống tách sắt. Mục đích của máy tách sắt được gắn bằng
SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 13


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

hệ thống nam châm để hút sắt ra khỏi mía tránh làm hư hỏng thiết bị và ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm. Sau khi qua băng tải cao su va máy tách sắt mía được đưa vào

dàn ép. Tiếp tục mía đi vào hệ thống máy ép.
Nhà máy sử dụng hệ thống 5 máy ép. Phương pháp ép được sử dụng tại nhà máy
là phương pháp ép thẩm thấu có sự kết hợp nước mía loãng làm nước thẩm thấu nhờ
tác dụng của lực cơ học phá vỡ các tế bào mía và tách đường ra khỏi mía, mía sau khi
ra khỏi máy trước và vào máy sau qua băng tải trung gian, nhà máy sử dụng băng tải
trung gian là băng tải cào để vận chuyển bã mía. Để lấy được tối đa lượng đường có
trong mía tốt nhất là thẩm thấu nghĩa là: khi mía đi vào máy ép tế bào mía bị rách va bị
ép dẹp lại nước mía chảy ra. Sau khi mía ra khỏi máy ép tế bào mía lại nở ra và có khả
năng hút nước mạnh nên ta dùng nước phun vào bã để nước ngấm vào tế bào mía hòa
tan phần đường còn trong tế bào mía, khi qua lần ép sau thì đường lại tiếp tục được lấy
ra, cứ như vậy tiếp tục cho đến khi đường lấy được ở mức độ cao nhất.
Nhà máy sử dụng hệ thống thẩm thấu hỗn hợp, dùng nước nóng tưới vào máy ép
số 4, nước mía ở máy 5 thẩm thấu cho máy 3, nước mía ở máy 4 thẩm thấu cho máy
2, nước mía ở máy 3 thẩm thấu cho máy 1. Nước mía lấy ra ở máy 1 và 2 làm nước
mía hỗn hợp đưa đi sử lý công nghệ, bã mía lấy ra ở sau máy ép số 5.
ệ thống ép được bố trí như sau:

Mía
vào



Nước mía hỗn
hợp

Nước nóng

Sơ đồ 3.2. Sơ đồ hệ thống ép mía và chế độ thẩm thấu.
Bã sau khi ép có độ ẩm 48%, đổ xuống băng chuyền được vận chuyển qua lò hơi.
Nước mía hỗn hợp thu được có Bx = 13 - 15%, pH=5 - 5,5. Sau khi cân được

bơm qua khu làm sạch.
SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 14


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

B. KHÂU HÓA CHẾ
1. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH LÀM SẠCH
NƢỚC MÍA
1.1.
-

Mục đích của quá trình làm sạch
Loại tối đa chất không đường có trong nước mía hỗn hợp, đặc biệt là các chất
có hoạt tính bề mặt và chất keo để nâng cao hiệu suất thu hồi.

-

Trung hòa acid trong nước mía hỗn hợp để hạn chế đường saccarose chuyển
hóa.

-

Loại tất cả các chất rắn dạng lơ lửng và các chất màu để nâng cao phẩm chất

đường thành phẩm.

1.2.
-

Cơ sở lý thuyết của nƣớc mía hỗn hợp
Nước mía hỗn hợp luôn có mặt các chất không đường, chất huyền phù làm
nước mía đục. Nước mía chứa một lượng lớn chất không đường làm tăng độ
hòa tan của saccarose, tăng mật cuối, tăng tổn thất đường trong quá trình chế
biến. Ngoài ra nó còn chứa các acid hữu cơ sẽ gây nên sự chuyển hóa đường
saccarose và làm giảm p dung dịch.

-

Trung hòa acid hữu cơ để hạn chế chuyển hóa đường, loại trừ chất màu, bảo vệ
màu sắc thành phẩm, loại chất phi đường, đặc biệt là chất keo và chất hoạt động
bề mặt nhằm tăng nồng độ kết tinh và giảm tổn thất.

-

iện nay ở nước ta các nhà máy đường thường dùng các phương pháp làm sạch
như: vôi hóa, sulfit hóa, cacbonat hóa. Đối với nhà máy mía đường 333 sử dụng
phương pháp sulfit hóa acid để làm sạch nước mía, đây là phương pháp có
nhiều ưu điểm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đường cát trắng.

 Ƣu điểm:
 Nước mía lắng nhanh hơn (có lợi về công suất lắng của thùng lắng và thời
gian lắng).
 Lượng hóa chất SO2 , Ca(OH)2 tiêu hao tương đối ít.
 Đường non ít nhớt hơn và nấu nhanh hơn. Khả năng kết tinh của đường tăng.

 Quá trình công nghệ và thiết bị tương đối đơn giản, vốn đầu tư ít, dùng để
sản xuất đường cát trắng.
SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 15


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

 Màu sắc của đường được cải thiện.
 Nhƣợc điểm:
 Chi phí tăng do: sử dụng lò đốt, tháp xông lưu huỳnh, ăn mòn thiết bị…


iệu quả làm sạch không ổn định.



àm lượng muối Ca hòa tan trong nước mía nhiều là nguyên nhân đóng cặn
chủ yếu trong các thiết bị.

 Trong bảo quản sản phẩm và thành phẩm dễ bị biến màu.
 Thành phần nƣớc mía hỗn hợp
Bảng 3.1. Thành phần nƣớc mía hỗn hợp
Tính theo trọng lƣợng


Tính theo nƣớc mía

mía, %

hỗn hợp, %

Đường sacaroza

11,88

12,63

Đường khử

1,35

1,44

Protein

0,42

0,48

Axit tự do

0,13

0,14


Axit kết hợp

0,14

0,15

Chất keo

0,39

0,41

Chất vô cơ ( tro )

0,57

0,60

Nước

59,12

78,15

Thành phần

SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 16



BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ KHÂU HÓA CHẾ
2.1. Quy trình hóa chế
Nước mía hỗn hợp
ia vôi sơ bộ (P = 6,2 – 6,8)
Cân H3PO4
ia nhiệt 1 (To = 65 – 70oC)
Xông SO2 lần 1
Trung hòa
ia nhiệt 2 (To=100 – 105oC)
Lắng lọc

Nước bùn

Nước chè trong
Nước lọc
trong

Lọc chân
không

Lọc sàng cong
ia nhiệt 3 (To=100 – 115oC)


Bã bùn

Bốc hơi (Bx = 55 – 60%)
Siro
nguyên
Xông SO2 lần 2 ( P = 5,2 – 5,8)
Nấu đường

Siro tinh

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình hóa chế
SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 17


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

2.2.

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

Giải thích sơ bộ
Nước mía hỗn hợp được lấy từ máy ép và

từ khâu cán ép rồi được chuyển

vào cân để xác định khối lượng nước mía. Sau đó, nước mía hỗn hợp được đem đi

gia vôi sơ bộ Ca(O )2 nhằm nâng độ p

từ khoảng 5 – 5,5 lên 6.2 – 6.8. H3PO4

được cho vào nước mía sau khi gia vôi để tạo kết tủa Ca3(PO4)2 giúp cho việc làm
trong nước mía. Tiếp theo đó ta đem đi gia nhiệt lần ở nhiệt độ khoảng 65 – 70oC,
rồi ta xông SO2 lần để tạo kết tủa CaSO3. Để tránh sự chuyển hóa đường ta nâng
độ p

lên khoảng 7 – 7,2 nhằm tránh sự chuyển hóa đường bằng cách cho vôi để

trung hòa.
Sau khi trung hòa thì hỗn hợp tiếp tục được gia nhiệt lần

ở nhiệt độ khoảng

100 – 105oC, rồi tất cả được qua thiết bị lắng với chất trợ lắng Talosep, sau 2h lắng
ta thu được 2 thành phần là: nước mía trong và nước bùn.
Nước mía trong được đưa qua lọc sàng cong để thu được nước chè trong rồi
tiếp tục đem đi gia nhiệt

với nhiệt độ 110 – 115oC. Để tạo điều kiện thuận lợi

cho quá trình nấu đường ta sẽ qua hệ thống cô đặc thì thu được siro nguyên. Sau khi
thu được siro nguyên được bơm đi xông SO2 lần 2, p của siro sau khi xông có giá
trị từ 5.4 – 5.9 ta thu được siro tinh rồi đem đi nấu đường.
Nước bùn sẽ qua lọc chân không thu được nước lọc không trong, bã bùn và
nước lọc trong được đưa qua nước mía hỗn hợp.
3. GIẢI THÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Trong nước mía có nhiều thành phần phức tạp như:

 Chất không đường làm tăng lượng mật cuối.
 Chất màu làm tinh thể đường có màu, làm giảm chất lượng sản phẩm.
 Acid hữu cơ làm cho đường bị chuyển hóa.
 Các chất rắn lơ lủng làm cho nước mía bị đục, lọc và kết tinh đường khó
khăn.
 Vì vậy, mục đích của công đoạn hóa chế là tách các huyền phù, trung hòa các
acid hữu cơ, loại trừ chất màu và chất không đường để tăng chất lượng sản phẩm
và giảm tổn thất đường.
SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 18


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

3.1.

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

Gia vôi sơ bộ.
Nước mía hỗn hợp sau khi được gia vôi sơ bộ bằng Ca(O )2 nhằm nâng độ

p từ 5 – 5,5 lên 6.2 – 6.8, vì ở độ p 5 – 5,5 là môi trường acid rất thuận lợi cho
vi sinh vật phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa đường, làm tăng sự tổn
thất đường, đồng thời tạo kết tủa nâng cao hiệu suất làm sạch.
 Mục đích gia vôi sơ bộ:
+ Làm sạch nước mía.
+ Trung hòa lượng acid trong nước mía.

+ Ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật.
+

iảm sự chuyển hóa đường.

+ Tạo kết tủa cho
3.2.

3PO4

tốt cho quá trình lắng.

Cân nƣớc mía hỗn hợp
Nước mía sau khi gia vôi sơ bộ được bơm qua cân đê xác định trọng lượng

nước mía nhằm tính hiệu suất ép và năng suất của sản phẩm. Ở tại thùng cân ta
cho acid H3PO4 vào nước mía với lượng sử dụng khoảng từ 300 – 350 ppm. Mục
đích của việc cho thêm acid

3PO4

vào là để tăng hiệu quả làm sạch cho nước

mía. Vì thường trong nước mía hỗn hợp hàm lượng P2O5 nhỏ hơn 300mg/l nhất là
khi mía có nhiều keo nhớt ( do mía bị cháy, sâu bệnh, ngập lụt ) thì cần cho P2O5
vào để đạt nồng độ là 300 – 350 mg/l. Do đó ta cần bổ sung acid

3PO4 vào

để tạo


nhiều kết tủa Ca3(PO4)2 . Kết tủa này có kích thước phân tử lớn, có khả năng hấp
thụ lớn các chất keo, các chất màu và các chất lơ lửng trong nước mía hỗn hợp
cùng kết tủa, giúp cho quá trình lắng lọc nhanh và dễ dàng nâng cao chất lượng
đường thành phẩm ngoài ra nó còn giảm p ..
2H 3PO4 + 3Ca(OH) 2 Ca3(PO4)2+ 6H 2O
Nước mía hỗn hợp được đi qua gia nhiệt để đạt nhiệt độ 65-700C, rồi được
xông SO2 lần 1 và được trung hòa bằng Ca(O )2. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ dẫn đến
sự tạo bọt trong dung dịch và sự hấp thụ SO2 vào nước mía hỗn hợp.
3.3.
-

Gia nhiệt 1.
ệ thống gia nhiệt gồm 8 nồi: gia nhiệt 1 sử dụng 3 nồi đầu, gia nhiệt 2 sử
dụng 4 nồi sau, gia nhiệt 3 sử dụng cho nồi cuối.

SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 19


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

Nước mía hỗn hợp sau khi cân và được gia vôi sơ bộ được cân vào thiết bị gia

-


nhiệt 1.


ia nhiệt 1 ở nhiệt độ 65 – 700C nhằm mục đích:
 Loại bọt khí.
 Thanh trùng nước mía hỗn hợp.
 Tăng nhanh quá trình phản ứng hóa học (tạo kết tủa).


ạn chế sự phát triển của vi sinh vật, làm đông tụ các chất keo.



iảm độ nhớt.

 Làm mất nước cho chất keo ưa nước.
 Tạo điều kiện tốt cho sự hấp thụ SO2 vào nước mía hỗn hợp sau khi xông
SO2 lần 1.
3.4.

Xông SO2 lần I
Khống chế lượng SO2 để P

sau khi xông đạt 3,4 - 3,8. Vì ở độ axit này

CaSO3 kết tủa rắn chắc do đó lắng lọc dễ. Nếu cho vôi ở nhiệt độ cao thì đường
cũng ít bị phân hủy.
 Mục đích:
+ SO2 khi cho vào nước mía để trung hòa lượng vôi còn dư, tẩy màu nước

mía, đưa p

về điểm ngưng tụ các chất keo (p <7) được khử bằng bọt

metylen.
SO 2+H 2O H2SO3
CaO + H 2O Ca(OH)2
H 2SO3+ Ca(OH) 2 CaSO 3+H 2O
+ Tạo kết tủa CaSO3 (là chất kết tủa và hấp thụ chất không đường, chất màu
và chất keo trong dung dịch).
+ Tác nhân tẩy màu.
+ Nâng cao hiệu suất thu hồi đường.
Nhiệt độ lò đốt lưu huỳnh là 200 – 2500C, khí SO2 thu được đi qua bộ phận
làm mát rồi lên tháp xông theo đường ống dẫn, ở bộ phận làm nguội có các vách
ngăn để tách bụi đi theo. Không đốt ở nhiệt độ quá cao vì lưu huỳnh sẽ đóng trên
thành ống và sẽ thăng hoa và phải điều chỉnh lượng thích hợp. Nếu quá cao sẽ làm
SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 20


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

cho CaSO3 hòa tan trong nước mía có sữa vôi và SO2. Nếu quá thấp sẽ khử tạp
chất được ít. SO2 được cho vào ở dạng khí và được lấy từ lò đốt lưu huỳnh.
Cường độ xông SO2 là 12 – 16mmg/lit bằng thiết bị tháp xông kiểu phun.

3.5.

Trung hòa.
Nước mía sau khi qua tháp xông lưu huỳnh lần 1 theo ống dẫn chảy xuống

thùng trung hoà liên tục. Trên đường dẫn người ta cho sữa vôi nồng độ khoảng 5 –
10o Be vào để trung hoà nước mía sau khi xông lưu huỳnh lần 1. Thường trung hoà
p trong khoảng từ 7,2 – 7,4 .
 Mục đích:
+ Tránh sự chuyển hóa đường saccarozo thành đường khử hoặc bị phân hủy
làm tổn thất đường, nâng cao hiệu suất làm sạch.
+ Mục đích của việc trung hoà nhằm trung hoà lượng SO2 dư, tránh hiện
tượng phân huỷ đường khử làm tăng màu sắc của nước mía, tạo kết tủa
CaSO3 hoàn toàn.
+ Ngưng tụ một số chất keo còn tồn tại.
3.6.

Gia nhiệt 2.
Nước mía sau khi trung hòa được đi gia nhiệt 2, gia nhiệt 2 bằng 4 nồi, nhiệt

độ nước mía sau khi gia nhiệt vào khoảng 100 – 1050C.
 Mục đích:
+ Làm giảm độ nhớt của dung dịch, giảm bớt sự tạo bọt, tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình lắng.
+ Tạo sự chênh lệch giữa 2 pha rắn - lỏng.
+ Tiêu diệt vi sinh vật.
+ Muối canxisaccarozo bị nhiệt phân giải phóng saccarozo tăng hiệu suất
thu hồi đường.
Nếu gia nhiệt 2 ở nhiệt độ thấp thì hạt kết tủa bé, nước mía sau khi lắng có
nhiều bọt, màu không đạt.

Nếu quá cao, kết tủa lớn, nhanh, ít bọt, tốc độ lắng nhanh. Tuy nhiên nhiệt độ
quá cao sẽ dẫn đến caramen hóa.
3.7.

Lắng.

SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 21


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

Nước mía sau khi ra khỏi gia nhiệt 2 được cho qua quá trình tiền lắng, lắng sơ
bộ. Nhằm làm giảm lượng hơi trong dung dịch, ổn định dòng chảy, tránh áp lực
khi bơm vaò bồn lắng. Sau đó nước mía được cho qua thiết bị lắng chìm, từ ngăn
phân phối nước mía vào ống trung tâm hơi được tản lên trên của ống trung tâm
làm giảm nhiệt độ nước mía trong bồn lắng khoảng 980C. Vì nhiệt độ này thích
hợp cho quá trình lắng được xảy ra hoàn toàn người ta bổ sung chất trợ lắng
TALOSEP vào với lưu lượng 6lit/min, thời gian lắng là 2giờ.
Sau đó nước mía được bơm vào thiết bị lắng liên tục, những chất có tỉ trọng
lớn như CaSO3, Ca3(PO4)2 sẽ được lắng xuống đáy, lắng dưới tác dụng của trọng
lực.
 Mục đích:
 Tách riêng các chất kết tủa.
 Các hợp chất lơ lủng trong nước mía để thu được nước lọc có P từ 6,8 –

7,2.
 Quá trình lắng không quá 2h nước mía sau khi lắng người ta thu được
nước lắng trong và bùn, nước được lấy ra từ van thiết bị lắng được cho
qua lọc chân không ở dạng trống quay để lọc tận dụng nước mía có trong
bùn. Mục đích lọc là ngằm thu hồi lượng đường còn lại trong nước bùn.
Chế đô lọc ở độ chân không khoảng 0,04 Mpa , tốc độ quay của trống lọc
khoảng từ 1/5 – 1/9 vòng/phút. Sau quá trình lọc nước bùn được tách ra
làm 2 phần : phần bã bùn và phần nước mía sau lọc. Bã bùn thường có ẩm
độ từ 70 –80% và độ pol khoảng từ 2 – 5% được đưa đi làm phân vi sinh.
Phần nước mía sau lọc được đưa về thùng nước mía hỗn hợp (sau cân).
3.8.

Lọc sàng cong
Do nước mía sau khi lắng còn tồn tại một số tạp chất khó lắng, các tạp chất nhỏ

nên đưa qua lọc sàng cong nhằm để loại bỏ các tạp chất lơ lủng, nhẹ và bọt nước
bùn được tách sau khi lắng sẽ được đưa qua lọc chân không nhằm tách triệt để
lượng bùn trong bã bùn. Sau khi lọc chân không ta thu được nước lọc trong và bã
bùn. Bùn được đưa ra bãi chứa, nước lọc trong được đưa trở lại nước mía hỗn hợp.
3.9.

Gia nhiệt III

SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 22


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N


P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

Nước chè trong thu được sau khi lắng được gia nhiệt 3 từ 110 – 115oC, để
nâng nhiệt độ nước mía lên gần tới nhiệt độ gần bốc hơi, để quá trình bốc hơi diễn
ra nhanh chóng và dễ dàng, tiết kiểm hơi đốt.
3.10. Bốc hơi
Nước mía sau khi gia nhiệt 3 vào thiết bị bốc hơi. Nhà máy đường 333 sử
dụng hệ bốc hơi 5 hiệu 6 nồi ( 1 nồi dự phòng ) làm ở có nhiệt độ 1500C, P = 1,5 –
1,7 cm2 theo phương pháp bốc hơi áp lực và chân không cô đặc nước mía có nồng
độ từ 13 – 15 Bx lên 60 – 65 Bx taọ điều kiện thuận lợi cho quá trình nấu đường.
Tiến hành bốc hơi nước mía trong thiết bị bốc hơi kiểu áp lực chân không, có
độ chân không cao, áp lực thấp để giảm nhiệt độ sôi để tránh hiện tưởng caramen.
Quá trình này không thực hiện liên tục trong hệ thống nồi 5 hiệu.
3.11. Xông SO2 lần II
Siro thô sau khi lắng nồi được bơm đi xông SO2 lần . Thiết bị xông SO2 kiểu
phun, ở thiết bị này p

của Siro sau khi xông có giá trị từ 5,2 – 5,8 sẽ theo ống

phản ứng chảy xuống thùng chứa sau đó được bơm đi nấu đường.
 Tác dụng:
 Tẩy màu dịch chè.


iảm độ nhớt giảm điều kiện thuận lợi cho quá trình nấu.

 Hấp thụ tạp chất không đường, trung hòa nước vôi dư, đồng thời giảm độ
nhớt.



ạn chế của phương pháp sử dụng SO2: dưới tác dụng của SO2 chất màu bị
khử nhưng có tác dụng của O2 không khí màu đó trở thành chất không màu,
điều đó giải thích sinh màu trong đường khi sử dụng SO2 và đó là hạn chế
của phương pháp này.

 Trong quá trình sunfit



sử dụng khí SO2, khí này được tạo ra từ sự

đốt cháy lưu huỳnh với không khí trong lò đốt lưu huỳnh. Khối lượng lưu
huỳnh sử dụng là 1 – 1,1 tấn/ ngày.
4. MỘT SỐ THIẾT BỊ TRONG KHÂU HÓA CHẾ
4.1. Thiết bị gia nhiệt
4.1.1. Mục đích

SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 23


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng


Nhằm đun nóng nước mía đến nhiệt độ cần thiết, thúc đẩy nhanh các phản
ứng hóa học, làm mất nước các chất keo tạo điều kiện thuận lợi cho các công
đoạn lắng, lọc, bốc hơi.
4.1.2. Cấu tạo


ồm 9 cột gia nhiệt và 3 hệ thống gia nhiệt ,
nhiệt gồm 3 cột, gia nhiệt

,

gồm 4 cột, gia nhiệt

kiểu ống chùm, gia
gồm 2 cột, thân thiết

bị hình trụ gồm 2 phần:
+ Buồng đốt: gồm 2 mặt sàn nằm ngang và song song với nhau, trên
mặt sàn có đục lỗ, giữa 2 mặt lỗ có 2 mặt sàn người ta lắp các ống
truyền nhiệt.
+ Buồng bốc: rỗng hoàn toàn có tác dụng để bốc hơi bên trong.
 Bên ngoài thiết bị có ống tuần hoàn, có tác dụng tuần hoàn dung dịch trong
thiết bị, vì kết cấu như vậy nên được gọi là thiết bị bốc hơi kiểu ống chùm
thẳng đứng tuần hoàn ngoài.
 Thiết bị còn có thêm các đường ống dẫn nước vào, đường ống thoát nước
ngưng ở đáy buồng đốt, đường ống thoát khí không ngưng ở đỉnh buồng
đốt.
 Trên thân thiết bị có lắp các mặt kính tròn dùng để quan sát mức dung dịch
bên trong thiết bị.
4.1.3. Nguyên tắc hoạt động

Thiết bị gia nhiệt nguyên liệu vào và ra ở phía trên, thường một cột gia nhiệt
có 8 ngăn, nguyên liệu đi từ trên xuống dưới, từ dưới lên, gia nhiệt
xông SO2 lần 1 đến 60 – 65oC, gia nhiệt
có nhiệt độ 100 – 105oC, gia nhiệt

trước khi

sử dụng trước khi đi vào buồng lắng

trước khi đi vào nồi cô đặc có nhiệt độ 110

– 150oC, thiết bị gia nhiệt gồm có nắp trên và nắp dưới, khi mở thì phải mở 2 nắp
một lượt. Trong hệ thống gia nhiệt có hệ thống thoát nước ngưng và khí không
ngưng, gia nhiệt
nhiệt

chủ yếu sử dụng hơi thải từ tuabin, gia nhiệt

cấp 2 sử dụng hơi thứ của hiệu 1, gia nhiệt

cấp 1, gia

cấp 1 sử dụng hơi thứ của

hiệu 2, gia nhiệt cấp 2 sử dụng hơi thứ của hiệu 3, gia nhiệt cấp 3 sử dụng của
hiệu 4.
4.1.4. Các thông số chính
-

Số lượng thiết bị gia nhiệt 9 cái


SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 24


BÁO CÁO THỰC TẬP T T N

P

-

Số lượng ống gồm 256 ống.

-

Số ngăn gồm 8 - 12 ngăn.

-

Tổng diện tích truyền nhiệt 90m2.

-

Chiều cao ống gia nhiệt 3740mm.

-

Đường kính ống gia nhiệt 42mm.


GVHD: Vũ Thị Hồng Phượng

4.1.5. Ƣu điểm – nhƣợc điểm
 Ƣu điểm
-

Cấu tạo đơn giản, kích thước tương đối nhỏ.

-

Do sự phân chia nhiều ngăn bê trong thiết bị làm tăng tốc độ chảy của
nước mía trong ống giúp cho quá trình trao đổi nhiệt tốt hơn.

 Nhƣợc điểm
-

Thiết bị dễ bị tắc ngẹn, đóng cặn khó vệ sinh.

-

Khi tiếp xúc ở nhiệt độ cao các chất như: Canxiphotphat, canxisunfit sẽ
đóng cặn trong thiết bị.

4.2. Thiết bị lắng
4.2.1. Mục đích
Loại bỏ các chất không đường, các tạp chất để thu được nước mía trong.
4.2.2. Cấu tạo.
Thiết bị lắng gồm 8 ngăn, mỗi ngăn có gắn 1 cánh khuấy, ngăn lắng hình
phễu, diện tích 225m2, tốc độ cánh khuấy là 0,5 vòng/phút, ở mỗi ngăn có gắn 1
ống để lấy nước chè trong ra, thường gắn ở phía trên mỗi ngăn lắng, dưới dáy

bồn lắng có phễu thu gom bùn có van điều khiển.
4.2.3. Nguyên tắc hoạt động.
Nước mía được cho ở phía trên bồn lắng, trước khi vào bồn nước mía được
đưa vào hệ thống tiền lắng.
Nhiệm vụ của tiền lắng là giảm tốc độ chảy của dòng nước mía, ổn định
dòng chảy vào bồn lắng và tản nhiệt.
Nước mía cho vào phía trên bồn lắng chia đều 8 ngăn lắng, thể tích 180 m3,
khi thể tích ≥110m3 mới cho phép mở van nước chè trong, nước chè trong được
mở ở từng ngăn lắng, người công nhân có nhiệm vụ mở xem nước chè trong
chưa, nếu ngăn nào có nước chè trong thì mở van lớn (nước chè trong xanh).

SVTH: Võ Hồng Mạnh

Trang 25


×