Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

THIẾT KẾ WEBSITE BÁN HÀNG THỜI TRANG QUA MẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
*****************************

SINH VIÊN: TRẦN THỊ TRANG

THIẾT KẾ WEBSITE BÁN HÀNG THỜI TRANG
QUA MẠNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

SINH VIÊN: TRẦN THỊ TRANG
THIẾT KẾ WEBSITE BÁN HÀNG THỜI TRANG
QUA MẠNG

Chuyên ngành: Công nghệ Thông tin
Mã ngành:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: THS. BÙI THỊ THÙY


Hà Nội-2015
MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT


1
2
3
4
5

Từ viết tắt
DDL

Ý nghĩa
Data Difinition Language

Giải thích
Ngôn ngữ định nghĩa dữ

DML

Data Manipulation

liệu
Ngôn ngữ DML

IDE

Language
Integrated Development

Môi trường phát triển

UC


Environment
Use Case

tích hợp
Trường hợp sử dụng

GUI

Graphic User Interface

Giao diện người dùng đồ

eXtensible Markup

họa
Ngôn ngữ Đánh dấu Mở

Language

rộng

PC

Personal Computer

Máy tính cá nhân

LINQ


Language Integrated Query Ngôn ngữ truy vấn tích

XML
6

7

8

hợp
API

9
UML
10
RCS
11

Application Programming

Giao diện lập trình ứng

Interface

dụng

Unified Modeling

Ngôn ngữ mô hình hóa


Language

thống nhất

Revision Control System

Hệ thống điều khiểu xét
duyệt


LỜI CẢM ƠN

Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại khoa Công nghệ Thông tin trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đến nay em đã hoàn thành chương trình học
và đồ án tốt nghiệp.
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn tới quý thầy cô trong khoa Công
nghệ Thông tin nói riêng và trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói
chung. Thầy cô đã dạy dỗ, chỉ bảo và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, cần
thiết trong suốt thời gian học tập tại trường để em có đủ kiến thức hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này và là hành trang để vững bước vào công việc sau này.
Trong thời gian làm đồ án vừa qua, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô
Thạc sĩ Bùi Thị Thùy đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo, tận tình giúp đỡ em nhiều ý
kiến đóng góp quý báu về kiến thức cũng như tài liệu để em có thể hoàn thành đồ án
này.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em trong thời gian thực hiện đồ án, để có thể hoàn thành đồ án này
trong một điều kiện tốt nhất.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy cô trong khoa Công nghệ Thông tin và
cô Thạc sĩ Bùi Thị Thùy thật dồi dào sức khỏe để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao
đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau.

Em Xin Chân Thành Cảm Ơn!
Hà Nội, ngày ….tháng ….năm 2015.
Sinh viên

Trần Thị Trang

5


LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam rất được
Chính phủ quan tâm thúc đẩy phát triển. Cho đến nay đã có rất nhiều lý do để các
doanh nghiệp cũng như tổ chức phải quan tâm đến ứng dụng TMĐT vào kinh doanh
để cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong thực trạng toàn cầu hóa hiện nay. Tuy
nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều danh nghiệp hay tổ chức ứng dụng
TMĐT một cách đúng nghĩa vào quá trình trao đổi mua bán trong nước và quốc tế.
Hiện tại phương tiện kỹ thuật và các công cụ lập trình ứng dụng vào TMĐT
chưa được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, để có đủ kiến thức cơ bản về
TMĐT xây dựng và vận hành một website có hiệu quả, thực hiện marketing qua
mạng, chọn lựa mô hình TMĐT phù hợp, xúc tiến thanh toán qua mạng, áp dụng
các biện pháp an toàn mạng tối thiểu cần thiết v.v…
Từ những lý do trên, em quyết định chon đề tài “Thiết kế website bán hàng thời
trang qua mạng” – xây dựng thử nghiệm cửa hàng bán hàng thời trang theo mô hình
thương mại điện tử B2C. Thông qua đó để em hiểu biết, nắm rõ hơn về lĩnh vực
TMĐT và kỹ năng ứng dụng lập trình cho website thương mại điện tử một cách
hiệu quả.
Em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Thùy đã hướng dẫn, chỉ dạy tận tình để
luận án của em hoàn thành
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ, giáo viên Bộ môn CNTT đã tạo
điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình làm luận án này.

Em xin chân thành cảm ơn!

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Thương mại điện tử
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử.
Thương mại điên tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, ECommerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu
giữa các máy tính trong chính sách phân phối tiếp thị. Tại đây mọi hoạt động mua
bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa nhà cung cấp và khách hàng được tiến hành
thông qua môi trường mạng Internet.
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử
trong việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ thông qua phương tiện điện tử, nhất là qua
Internet và các mạng liên thông khác.
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử
và các hoạt động như gửi/ rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm
việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh
toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm
giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”.
Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ra đời
khá muộn so với nhiều nước trên thế giới.
Cuối năm 2005, Việt Nam có “Luật Giao dịch điện tử” và năm 2006 mới ra
đời Nghị định hướng dẫn thi hành luật này
1.1.2. Lợi ích của thương mại điện tử


TMĐT giúp cho doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường
và đối tác.




TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất.



TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.

7




TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm
đáng kể thời gian và chi phí giao dịch.



TMĐT tạo điền kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các
thành phần tham gia vào quá trình thương mại.



Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa.

1.1.3 Các rủi ro trong thương mại điện tử
Lừa đảo qua mạng xuất hiện năm 1996, là dạng kẻ lừa đảo giả dạng tổ chức
hợp pháp như ngân hàng, dịch vụ thanh toán qua mạng… để gửi email hàng loạt
yêu cầu người nhận tin cung cấp thông tin cá nhân và thông tin tín dụng. Nếu người

nào cả tin thì kẻ lừa đảo sẽ lấy tiền từ tài khoản của khổ chủ.
Một nguy cơ khác xuất hiện nhiều gần đây là những kẻ lừa đảo tung ra
những website bán hàng, bán dịch vụ y thật trên mạng và tối ưu hóa chúng trên
Google để nạn nhân tự tìm thấy và mua hàng trên trang web này. Thực tế khi nạn
nhân thực hiện việc mua sản phẩm hay dịch vụ và cung cấp đầy đủ thông tin về thẻ
tín dụng, nạn nhân sẽ không nhận được hàng đã mua mà bị đánh cắp hoàn toàn
thông tin thẻ tín dụng, dẫn đến bị mất tiền trong tài khoản.
Tỷ lệ gian lận thẻ tín dụng ngày càng giảm vì công nghệ xử lý thanh toán qua
mạng ngày càng tiến bộ hơn. Đây là điều rất tốt củng cố lòng tin của người mua
hàng qua mạng trong thương mại điện tử
1.2. Các loại hình thương mại điện tử
1.2.1 Các loại hình thương mại điện tử
Tùy thuộc vào đối tác kinh doanh người ta gọi đó là thị trường B2B, B2C,
C2B, C2C.Thị trường mở là những thị trường mà tất cả các mọi người đăng kí và
tham gia. Tại một thị trường đóng chỉ có một số thành viên nhất định được mời hay
cho phép tham gia. Một thị trường ngang tập trung vào một quy trình kinh doanh
riêng lẻ nhất định, thí dụ cung cấp doanh nghiệp có thể nhiều ngành khác nhau tham
gia như người mua và liên hệ với nhóm nhà cung cấp. Ngược lại, thị trường dọc mô
8


phỏng nhiều quy trình kinh doanh khác nhau của một ngành duy nhất hay một
nhóm người duy nhất.
1.2.2 Phân loại thương mại điện tử
Thương mại điện tử có thể phân loại theo tính cách của người tham gia, B2C
viết tắt của Business-to-Consumer là hình thức giao dịch trực tuyến giữa doanh
nghiệp với người tiêu dùng, là một trong số những hoạt động chính của thương mại
điện tử. Có thể bán vô số các sản phẩm và dịch vụ qua mạng Internet. Tuy nhiên
mặt hàng kinh doanh có thể là gì đi chăng nữa, thì một trang web thương mại điện
tử cũng phải cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản mà khách hàng mong đợi như

trong trường hợp khách hàng giao dịch trực tuyễn với mình.
 Người tiêu dùng

C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
C2B (Cosumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ
 Doanh nghiệp

B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G (Business-To-Goverment) Doanh nghiệp với chính phủ
B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên


Chính phủ
G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp

9


1.2.3 Thương mại điện tử B2C
Business to Customer (B2C), là giao dịch trưc tuyến giữa doanh nghiệp với
khách hàng, là một trong những hoạt động chính của thương mại điện tử. Có thể
bán vô số các sản phẩm các sản phẩm và dịch vụ qua mạng Internet, rất nhiều các
trang bán hàng.
Bạn cần quan tâm khi bắt tay vào hình thức kinh doanh này:


Giúp khách hàng thấy thứ họ cần: Bạn có thể cung cấp các đường dẫn nhìn thấy tới

các danh mục hàng hóa khác nhau, một công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể nhín
thấy tên sản phẩm hoặc sơ đồ hướng dẫn giúp khách hàng có thể theo dõi các bước
đi của họ trên trang web của bạn.



Đừng bắt khách hàng phải đợi: Khi một khách hàng nhấn vào nút “Mua hàng”, họ
sẽ không hài lòng khi phải đợi tới vài phút có câu trả lời – hay thậm trí tệ hơn là
nhận được thông điệp thông báo lỗi. Trên thực tế, chẳng có gì khiến khách hàng thất
vọng hơn một trang web cứ bắt buộc họ phải đoán mò về tình trạng đặt hàng của
chính họ



Tạo điền kiện để khách hàng quan tâm để khách hàng thanh toán dễ nhất: Các cửa
hàng trực tuyến có thể chấp nhận nhiều hình thức thanh toán khác nhau: thẻ tín
dụng, tiền mặt và qua séc qua thư. Các doanh nghiệp khác nhau sẽ chấp nhận
phương thức thanh toán khác nhau, vì thể hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ
thương mại điện tử của bạn có thể chấp nhận những phương thức mà khách hàng
của bạn thường được sử dụng nhiều nhất.
1.3. Tổng quan về hệ quản trị SQL Server 2008
1.3.1 Giới thiệu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2008
SQL Server là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) do Microsoft phát
triển, hoạt động theo mô hình khách/chủ cho phép đồng thời cùng lúc có nhiều
người dùng truy xuất đến dữ liệu.

 Một số tính năng của SQL Server 2008:


Truy cập tới cơ sở dữ liệu qua mạng

10









Hỗ trợ mô hình Client/Server
Kho dữ liệu (Data WareHouse)
Tương thích với chuẩn ANSI/ISO SQL-92
Hỗ trợ tìm kiếm Full-Text (Full-Text Search)
Hỗ trợ tìm kiếm thông tin trực tuyến (Books Online)
Các kiểu dữ liệu mới và các hàm thư viện làm việc với các kiểu dữ liệu này như

XML, các kiểu dữ liệu giá trị lớn (lưu ảnh, video,…)
• Hỗ trợ FileStream để thao tác với các đối tượng nhị phân lớn (BLOB)
• Languaged-Integrated Query (LINQ)
• Hỗ trợ DotNet 3.5
 Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu: SQL Server sử dụng ngôn ngữ T-SQL (Transact-SQL)

để truy vấn dữ liệu. Các câu lệnh T-SQL được chia thành 3 nhóm:


Các câu lệnh định nghĩa dữ liệu (DDL): gồm các lệnh CREATE, ALTER, DROP
định nghĩa, thay đổi, và hủy bỏ các đối tượng cơ sở dữ liệu như TABLE (bảng),

INDEX (chỉ mục), SEQUENCE (trình tự), VIEW (khung nhìn).

• Các câu lệnh thao tác dữ liệu (DML): gồm các lệnh SELECT, INSERT, UPDATE


cho phép thao tác trên đối tượng dữ liệu.
Các câu lệnh điều khiển dữ liệu (DCL): được sử dụng trong việc cấp phát hay hủy
bỏ quyền của người sử dụng đối với các câu lệnh SQL hoặc trên các đối tượng cơ sở
dữ liệu. Gồm các câu lệnh: GRANT, REVOKE.

 Các công cụ của SQL Server 2008:


Server SQL Configuration Manager: là công cụ đồ họa dùng để khởi động và dừng

server cơ sở dữ liệu
• SQL Server Management Studio: là công cụ đồ họa chính được nhà phát triển sử


dụng để thao tác với cơ sở dữ liệu SQL 2008
Books Online: bộ tài liệu cho SQL Server 2008
SQL Server là một cơ sở dữ liệu Client/Server. Nó có hai chức năng chính:




Chứa dữ liệu người dùng nhập vào.
Xử lý các yêu cầu gửi tới thông qua ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữliệu và trả về các
đối tượng trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server.
- Bảng (Table): Bảng là đơn vị lưu trữ dữ liệu chính trong cơ sở dữ liệu SQL
Server, đó là tập hợp dữ liệu có liên quan với nhau, là một đối tượng lưu trữ dữ liệu
dưới dạng hàng (Rows), cột (Columns). Các hàng trong bảng người ta gọi là các

bản ghi chứa dữ liệu (Record), các cột là các trường chứa các thuộc tính của bảng.

11


- Khung nhìn dữ liệu (View): Về mặt logic, bảng ảo giống như một bảng
thực, nó không chứa bảng vật lý nào mà nó chỉ là kết quả của việc thực hiện các câu
lệnh Select trên những bảng thực và dữ liệu của nó sẽ bị mất đi khi không thực hiện
các câu lệnh đó.
- Chỉ số của bảng (Index): Chỉ số là một cấu trúc được tạo ra để lưu trữ thông
tin về vị trí các bản ghi trong một bảng dữ liệu nhằm cải thiện tốc độ truy xuất dữ
liệu. Một chỉ số được tạo nên trên một hay nhiều bảng, mọi sự thay đổi dữ liệu
trong bảng đều được tự động cập nhật với các chỉ số có liên quan trong suốt quá
trình sử dụng.
- Thủ tục lưu trữ (Store procedure): Là một khối các câu lệnh truy vấn cơ sở
dữ liệu, được lưu trữ trong một thủ tục và có tham số vào cũng như giá trị trả về khi
thủ tục đó được thực hiện.
1.3.2 SQL là ngôn ngữ của cơ sở dữ liệu quan hệ
SQL (Structured Query Language) là công cụ sử dụng để tổ chức, quản lý và
truy xuất dữ liệu được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu. SQL là một hệ thống ngôn
ngữ bao gồm tập các câu lệnh sử dụng để tương tác với cơ sở dữ liệu quan hệ.
Khả năng của SQL vượt xa so với một công cụ truy xuất dữ liệu, mặc dù đây
là mục đích ban đầu khi SQL được xây dựng nên và truy xuất dữ liệu vẫn còn là
một trong những chức năng quan trọng của nó. SQL được sử dụng để điều khiển
tất cả các chức năng mà một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng bao
gồm:
- Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các cơ sở dữ liệu,
các cấu trúc lưu trữ và tổ chức dữ liệu cũng như mối quan hệ giữa các thành phần
dữ liệu.
- Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL người dung có thể dễ dàng thực

hiện các thao tác truy xuất, bổ sung, cập nhật, và loại bỏ dữ liệu trong các cơ sở dữ
liệu.
- Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các
thao tác của người sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ liệu.

12


- Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định ngĩa các ràng buộc toàn vẹn trong cơ
sở dữ liệu. Nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu trước các thao tác
cập nhật cũng như các lỗi của hệ thống.
Như vậy, có thể nói SQL là một ngôn ngữ hoàn thiện được sử dụng trong các
hệ thống cơ sở dữ liệu và là một thành phần không thể thiếu trong các hệ quản trị
cơ sở dữ liệu.
Mặc dù, SQL không phải là một ngôn ngữ lập trình như C, C++, Java,…song
các câu lệnh mà SQl cung cấp có thể được nhúng vào trong các ngôn ngữ lập trình
nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với cơ sở dữ liệu.
Khác với các ngôn ngữ lập trình quen thuộc SQL là ngôn ngữ có tính khai
báo. Với SQL, người dùng chỉ cần mô tả các yêu cầu cần phải thực hiện trên cơ sở
dữ liệu mà không cần phải chỉ ra cách thức thực hiện các yêu cầu như thế nào.
Chính vì vậy, SQL là ngôn ngữ dễ tiếp cận và dễ sử dụng.
1.3.3 Vai trò của SQL
Bản thân SQL không phải là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó không thể tồn
tại độc lập.
- SQL thực sự là một phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó xuất hiện trong
các hệ quản trị cơ sở dữ liệu với vai trò ngôn ngữ và là công cụ giao tiếp giữa
người sử dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Trong hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, SQL có những vai trò
như sau:



SQL là ngôn ngữ truy vấn có tính tương tác: Người sử dụng có thể dễ dàng thông
qua các trình tiện ích để gửi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến cơ sở dữ



liệu và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu.
SQL là ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu: Các lập trình viên có thể nhúng các câu
lệnh SQL vào trong ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên các chương trình ứng dụng

giao tiếp với cơ sở dữ liệu.
• SQL là ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu: Thông qua SQL, người quản trị cơ sở dữ
liệu có thể quản lý được cơ sở dữ liệu, định nghĩa được các cấu trúc lưu trữ dữ liệu,
điều khiển truy cập cơ sở dữ liệu,…

13




SQL là ngôn ngữ cho các hệ thống khách/chủ (Client/Server): Trong các hệ thống
cơ sở dữ liệu khách/chủ, SQL được sử dụng như là công cụ để giao tiếp giữa các

trình ứng dụng phía máy khách với máy chủ cơ sở dữ liệu.
• SQL là ngôn ngữ truy cập dữ liệu trên Internet: Cho đến nay, hầu hết các máy chủ
Web cũng như các máy chủ trên Internet sử dụng SQL với vai trò là ngôn ngữ để
tương tác với dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu.
• SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu phân tán: Đối với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân
tán, mỗi một hệ thống sử dụng SQL để giao tiếp với các hệ thống khác trên mạng,
gửi và nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu với nhau.

• SQL là ngôn ngữ sử dụng cho các cổng giao tiếp cơ sở dữ liệu: Trong một hệ thống
mạng máy tính với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, SQL thường được sử
dụng như là một chuẩn ngôn ngữ để giao tiếp giữa các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
1.3.4 Một số bước xây dựng cơ sở dữ liệu
Các câu lệnh thao tác dữ liệu trong SQL không những chỉ sử dụng để truy
vấn dữ liệu mà còn để thay đổi và cập nhật dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
 Thêm dữ liệu: Dữ liệu trong các bảng được thể hiện dưới dạng các dòng (bản ghi).

Để bổ sung thêm các dòng dữ liệu vào một bảng, ta sử dụng câu lệnh INSERT. Hầu
hết các hệ quản trị CSDL dựa trên SQL cung cấp các cách dưới đây để thực hiện
thao tác thêm dữ liệu cho bảng: Thêm từng dòng dữ liệu với mỗi câu lệnh INSERT.
Đây là các sử dụng thường gặp nhất trong giao tác SQL. Thêm nhiều dòng dữ liệu
bằng cách truy xuất dữ liệu từ các bảng dữ liệu khác.
 Thêm từng dòng dữ liệu: Để bổ sung một dòng dữ liệu mới vào bảng, ta sử dụng

câu lệnh INSERT với cú pháp như sau:
INSERT INTO tên_bảng [(danh_sach _cột)] VALUES (danh_sach _gia trị)
Trong câu lệnh INSERT, danh mục sản phẩm cột ngay sau tên bảng không
cần thiết phải chỉ định nếu giá trị các trường của bản ghi mới được chỉ định đầy đủ
trong danh sách. Trong trường hợp này, thứ tự các giá trị trong danh mục sản phẩm
trị phải bằng với số lượng các trường của bảng cần bổ sung dữ liệu cũng như phải
tuân theo đúng thứ tự của các trường như khi bảng được định nghĩa. Trong trường
hợp chỉ nhập giá trị cho một số cột trong bảng, ta phải chỉ định danh sản phẩm các
cột cần nhập dữ liệu ngay sau tên bảng. Khi đó, các cột không được nhập dữ liệu sẽ
14


nhận giá trị mặc định (nếu có) hoặc nhận giá trị NULL(nếu cột cho phép chấp nhận
giá trị NULL).Nếu một cột không có giá trị mặc định và không chấp nhận giá trị
NULL mà không đuợc nhập dữ liệu, câu lệnh sẽ bị lỗi.

 Thêm một tập các dòng dữ liệu vào bảng: Một cách sử dụng khác của câu lệnh

INSERT được sử dụng để bổ sung nhiều dòng dữ liệu vào một bảng, các dòng DL
này được lấy từ một bảng khác thông qua câu lệnh SELECT cách này, các giá trị dữ
liệu được bổ sung vào bảng không được chỉ định tường minh mà thay vào đó là một
câu lệnh SELECT truy vấn dữ liệu từ bảng khác.
Cú pháp câu lệnh INSERT có dạng như sau:
INSERT INTO tên_bảng[(danh_sp _cột)] câu_lệnh_SELECT
 Cập nhật dữ liệu

Câu lệnh UPDATE trong SQL được sử dụngđể cập nhật dữ liệu trong các
bảng. Câu lệnh này có cú pháp như sau:
UPDATE tên_bảng
SET tên_cột = biểu_thức
[, ..., tên_cột_k = biểu_thức_k]
[FROM danh_sp _bảng]
[WHERE điều_kiện]
Sau UPDATE là tên của bảng cần cập nhật dữ liệu. Một câu lệnh UPDATE
có thể cập nhật dữ liệu cho nhiều cột bằng cách chỉ định các danh sản phẩm tên cột
và biểu thức tương ứng sau từ khoá SET. Mệnh đề WHERE trong câu lệnh
UPDATE được sử dụng để chỉ định các dòng dữ liệu chịu tác động của câu lệnh
(nếu không chỉ định, phạm vi tác động của câu lệnh được hiểu là toàn bộ các dòng
trong bảng).
 Xóa dữ liệu

Để xoá dữ liệu trong một bảng, ta sử dụng câu lệnh DELETE. Cú
pháp của câu lệnh này như sau:
DELETE FROM tên_bảng
[FROM danh_sp _bảng]
[WHERE điều_kiện]

Trong câu lệnh này, tên của bảng cần xoá dữ liệu được chỉ định sau DELETE
FROM. Mệnh đề WHERE trong câu lệnh được sử dụng để chỉ định điều kiện đối

15


với các dòng dữ liệu cần xoá.Nếu câu lệnh DELETE không có mệnh đề WHERE thì
toàn bộ các dòng dữ liệu trong bảng đều bị xoá.


Xoá dữ liệu khi điều kiện liên quan đến nhiều bảng: Nếu điều kiện trong câu lệnh
DELETE liên quan đến các bảng không phải là bảng cần xóa dữ liệu, ta phải sử
dụng thêm mệnh đề FROM và sau đó là danh sách tên các bảng đó. Trong trường

hợp này, trong mệnh đề WHERE ta chỉ định thêm điều kiện nối
• Sử dụng truy vấn con trong câu lệnh DELETE
1.3.5 Các thành phần
Mỗi CSDL có các đối tượng sau:
 Table: là đối tượng chính của cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu cần quản lý. Mỗi table

có một hay nhiều Field. Mỗi Field ứng với một loại dữ liệu cần lưu trữ.
Table còn có các thành phần liên quan như:


Ràng buộc(Constraint): là các chỉ định rành buộc dữ liệu trong bảng hoặc các bảng

khác nhau theo một quy tắc nào đó.
• Bẫy lỗi(Triggers): thường chứa các mã lệnh kiểm tra dữ liệu, có tính năng tự động
thực hiện khi có hành động nào đó xảy ra đối với dữ liệu trong Table như Insert,
Update, Delete.

• Chỉ mục(Indexs): Hỗ trợ việc sắp xếp và tìm kiếm nhanh các thông tin trên Table.
• Diagram(Sơ đồ quan hệ): Thể hiện mối quan hệ dữ liệu giữa các Table với nhau.
• Views (Khung nhìn hay table ảo): Là đối tượng dùng hiển thị dữ liệu được rút trích,


tính toán từ các Table theo nhu cầu của người dùng.
Stored Procedure (Thủ tục nội): Chứa các lệnh T-SQL dùng thực hiện một số tác
vụ nào đó. Stored Procedure có thể nhận và truyền tham số, được biên dịch
trước, do đó thời gian thực hiện nhanh khi được gọi. Có nhiều Stored Procedure
hệ thống được định nghĩa với tiền tố “sp_” có nhiệm vụ thu nhập thông tin từ các

bảng hệ thống và rất có ích cho việc quản trị cơ sở dữ liệu.
• Users: Chứa danh sản phẩm User sử dụng cơ sở dữ liệu. Người quản trị hệ thống
cao nhất có User Name là bdo, tên đăng nhập (Login Name) hệ thống mặc định là
sa. Tài khoản sa luôn tồn tại và không thể bỏ đi.

16


1.4 Ngôn ngữ lập trình

1.4.1 Lập trình hướng đối tượng
Lập trình hướng đối tượng (gọi tắt là OOP-Object Oriented Programming),
là kĩ thuật lập trình hỗ trợ công nghệ đối tượng. OOP được xem là giúp tăng năng
suất, đơn giản hóa độ phức tạp khi bảo trì cũng như mở rộng website bằng cách cho
phép lập trình viên tập trung vào các đối tượng website ở bậc cao hơn. Ngoài ra,
nhiều người còn cho rằng OOP dễ tiếp thu hơn cho những người mới học về lập
trình hơn là các phương pháp trước đó.
Một cách giản lược, đây là khái niệm và là một nỗ lực nhằm giảm nhẹ các
thao tác viết mã cho người lập trình, cho phép họ tạo ra các ứng dụng mà các yếu

tố bên ngoài có thể tương tác với các chương trình đó giống như là tương tác với
các đối tượng vật lý.
Những đối tượng trong một ngôn ngữ OOP là các kết hợp giữa mã và dữ
liệu mà chúng được nhìn nhận như là một đơn vị duy nhất. Mỗi đối tượng có một
tên riêng biệt và tất cả các tham chiếu đến đối tượng đó được tiến hành qua tên
của nó.Như vậy, mỗi đối tượng có khả năng nhận vào các thông báo, xử lý dữ
liệu (bên trong của nó), và gửi ra hay trả lời đến các đối tượng khác hay đến môi
trường
1.4.2 Giới thiệu về ngôn ngữ trình C#
Để xây dựng website quản lý, ngoài hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
2008, tác giả còn sử dụng công cụ lập trình C# để xây dựng website.
Sau khi đánh giá và so sánh ưu nhược điểm của từng ngôn ngữ, tác giả lựa
chọn sử dụng ngôn ngữ C# để xây dựng code nguồn chương trình.
C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft, là
phần khởi đầu cho kế hoạch NET của họ. Microsoft phát triển C# dựa trên C+
+ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual
Basic, Delphi và Java.

17


C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư website nổi tiếng
với các dự án website Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC.
C# là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất đến .NET Framework mà tất
cả các chương trình .NET chạy, và nó phụ thuộc mạnh mẽ vào Framework này. Mọi
dữ liệu cơ sở đều là đối tượng, được cấp phát và hủy bỏ bởi trình dọn rác GarbageCollector (GC), và nhiều kiểu trừu tượng khác chẳng hạn như class, delegate,
interface, exception, v.v, phản ánh rõ ràng những đặc trưng của .NET runtime.
Ưu điểm
 C# được kế thừa những ưu điểm của C/C++, bỏ đi những dư thừa không cần thiết


gây khó khăn cho người dùng.
 Câu lệnh C# đơn giản, ít từ khóa.
 Tính năng debug rất thuận tiện.
 Ngôn ngữ lập trình C# được đánh giá là dễ học và kết hợp được nhiều ưu điểm của

các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Java và C++. Do đó ngôn ngữ C# đang
được ưa chuộng nhất.
 Ngôn ngữ C# là cơ sở để phát triển các ứng dụng Windows form, ASP.NET, Web

service …
 Hỗ trợ nhiều thư viện hàn có sẵn giúp cho người lập trình lấy hàm dễ dàng và thuận

tiện.
Nhược điểm
 C# chỉ có thể chạy trên nền Windows và .NET Framework. Vì vậy nó hạn chế phạm

vi các ứng dụng của C#. Đó là nhược điểm lớn nhất của C# với các ngôn ngữ khác

18


19


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Sơ đồ User Case
2.1.1. Các kiểu hệ thống (Actor)
 Khách hàng
Khách hàng xem và mua hàng tại Website. Website cung cấp nhiều chức
năng cho khách hàng.Các chức năng phục vụ cho khách hàng nhằm giúp khách

hàng có nhiều tiện ích khi xem và mua hàng như: xem tin tức, xem chi tiết sản
phẩm, chọn sản phẩm bỏ vào giỏ, tạo đơn đặt hàng. Khách hàng có thể đăng ký tài
khoản và mật khẩu cho lần giao dịch tiếp theo.
 Bộ phận quản trị

Người quản trị website đăng nhập vào hệ thống nhằm mục đích quản lý
thông tin, có toàn quyền sử dụng cấu hình và thêm sửa xóa cơ sở dữ liệu, xem các
chi tiết đơn hàng, quản lý danh mục, quản lý sản phẩm…

20


2.1.2. Xác định các chức năng
Chức năng đối với khách hàng



Hình 2.: Biểu đồ phân cấp chức năng cho khách hàng
 Khách hàng có những chức năng sau
 Chức năng tìm kiếm


Chức năng tìm kiếm tên sản phẩm



Chức năng tìm kiếm giá sản phẩm

 Chức năng đăng ký



Chức năng đăng ký làm thành viên

 Chức năng đăng nhập


Chức năng đăng nhập làm thành viên để mua hàng
21


 Chức năng đặt hàng


Chức năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng



Chức năng xóa sản phẩm trong giỏ hàng



Đặt hàng

 Chức năng xem sản phẩm


Xem sản phẩm theo danh mục




Xem chi tiết sản phẩm

 Chức năng đối với người quản trị hệ thống

Mô hình phân cấp chức năng

Hình .2: Biểu đồ phân cấp chứ năng Admin

22




Admin là người quản lý hệ thống webstie có các chức năng sau:

 Chức năng quản lý sản phẩm


Thêm sản phẩm



Xóa sản phẩm



Sửa sản phẩm

 Chức năng quản lý hóa đơn



Xem đơn hàng



Xử lý đơn hàng

 Chức năng quản lý tin tức


Thêm tin tức



Xóa tin tức



Sửa tin tức

 Chức năng quản lý khách hàng


Xem thông tin khách hàng



Đăng ký




Đăng nhập
2.1.3 Sơ đồ Use Case
Use-Case diagram: Là các chuỗi sự kiện mô tả sự tương tác giữa user và hệ
thống . Cung cấp cái nhìn tổng thể về những gì mà hệ thống phải làm và ai sẽ dùng
nó.

23


 Sơ đồ Use Case cho khách hàng

Hình 2. Sơ đồ Use-Case cho khách hàng

24


 Sơ đồ Use Case cho bộ phận quản trị hệ thống

Hình 2.4 Sơ đồ Use Case cho người quản trị hệ thống

 Sơ đồ use case Quản lí sản phẩm

25


×