Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Nêu cảm nhận về khổ thơ cuối bài thơ TIẾNG gà TRƯA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.26 KB, 2 trang )

Nêu cảm nhận về đoạn thơ sau:
… Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi! Cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh)
Bài làm
Hình tượng người lính đã từ lâu trở thành nguồn cảm hứng sang tác cho
nhiều nhà thơ, nhà văn. Các anh ra đi bảo vệ tình yêu quê hương, Tổ quốc, vì
những điều bình dị nhất. Vẻ đẹp tâm hồn ấy của những người lính được tái hiện
chân thực mà giản dị trong tác phẩm “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.
Trong khổ cuối của tác phẩm, nhà thơ có viết:
… Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi! Cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Bài thơ được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ trên
phạm vi cả nước. Bị thua ở chiến trường miền Nam, giặc điên cuồng mở rộng
chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc nhằm phá hoại hậu
phương lớn của tiền tuyến. Trong hoàn cảnh khốc liệt ấy, hàng triệu thanh niên
Việt Nam đã lên đường với khí thế “xẻ dọc Trường Sơn” đi đánh Mĩ. Nhân vật trữ

1


tình trong tác phẩm là người chiến sĩ trẻ đang cùng đông đội lên đường vào miền
Nam chiến đấu.


Tiếng gà trưa trên đường hành quân đã gợi nhớ những kỉ niệm đẹp của tuổi
thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu
đất nước.
Khổ cuối là lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiền
tuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu
đến tình cảm to lớn như lòng yêu xóm làng, yêu Tổ quốc đều được thể hiện bằng
ngôn ngữ giản dị, mộc mạc như lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Điệp từ “vì” lặp lại
bốn lần nhằm nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Những lí do anh
đưa ra rất giản dị, tự nhiên: vì tiếng gà, vì bà, vì xóm làng, vì Tổ quốc. Tình cảm
ấy bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị, tình cảm gia đình với những kỉ niệm
mộc mạc, đáng yêu. Điều đó giúp vun đắp và là động lực giúp anh thêm sức mạnh
vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Tình yêu
quê hương, Tổ quốc khiến người chiến sĩ trẻ thổn thức tấm lòng, rời bỏ quê nhà ra
chiến đấu ở chiến trường gian nan, khốc liệt. Sau đó, tác giả nêu lên hai lí đó nữa là
vì bà và vì tiếng gà cục tác. Ở dòng thứ tư, tác giả viết: “bà ơi!”. Cụm từ vang lên
đầu câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào, ngân dài trong nỗi nhớ bà, nhớ quê
nhà. Điều đó cho thấy người cháu rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận hi
sinh, gian khổ để bảo vệ bình yên cho bà và cũng để giữ mãi những kỉ niệm tuổi
thơ về tiếng gà cục tác. Bình thường, khi nhắc về tiếng gà, không ai nhắc đến từ
“cục tác”. Nhưng trong đoạn trích này lại có điều khác biệt. Có lẽ tác giả muốn
nhấn mạnh rằng chính tiếng gà mới là lời nhắc nhở, gợi nhớ kí ức, thôi thúc người
chiến sĩ bảo vệ đất nước, quê hương thanh bình. Điều đó cũng lí giải tại sao tác giả
lại đặt tên nhan đề của tác phẩm là “tiếng gà trưa”.
Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, từ ngữ gần gũi, bình dị, tác giả đã cho
ta thấy được mục đích chiến đấu của người lính. Đọc đoạn thơ cuối của bài thơ
“Tiếng gà trưa”, ta mới thấm thía hết ý nghĩa trong câu nói của nhà văn Nga I-li-a
E-ren: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải Trường giang Vôn-ga, con sông
Vôn-ga đổ ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”.


2



×