Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

người hạnh phúc là người đem đến nhiều hạnh phúc cho người khác nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.5 KB, 4 trang )

NÊU SUY NGHĨ VỀ NHẬN ĐỊNH: “NGƯỜI HẠNH PHÚC LÀ NGƯỜI MANG
HẠNH PHÚC ĐẾN CHO NGƯỜI KHÁC NHIỀU NHẤT”
Bài làm
Con người sinh ra không phải chỉ để hưởng thụ về cơ sở vật chất mà còn
sinh ra để hưởng thụ sự phong phú về tinh thần cao quý. Luôn đặt ra những mục
đích và phấn đấu để thực hiện mục tiêu đó chính là cuộc đời. Hạnh phúc là một
điểm đến của mục đích cao cả về tinh thần mà cả nhân loại đặt ra. Có một nhận
định được đặt ra đáng để con người phải suy nghĩ. Đó là: “Người hạnh phúc là
người mang đến hạnh phúc cho người khác nhiều nhất”.
Để hiểu được điều đó trước tiên phải hiểu thế nào là hạnh phúc. Hạnh phúc
là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó mang
tính trìu tượng. Cảm xúc ấy có lúc khó diễn tả, lung linh huyền diệu như bảy sắc
cầu vồng. Hạnh phúc không phải của riêng ai và cũng không phải ai từ khi sinh ra
đã được hưởng hạnh phúc. Vì vậy, mỗi chúng ta, ai sinh ra đã hạnh phúc thì nên
biết chia sẻ hạnh phúc với những người khác cũng như chia sẻ nỗi đau mà họ phải
gánh chịu. Hạnh phúc được thể hiện ở nhiều phương diện, mà mỗi phương diện lại
có những biểu hiện, hành động riêng.
Trong tình yêu, hạnh phúc là khi ta biết được trong trái tim của một người
luôn có chỗ dành riêng cho mình, sẵn sàng hi sinh mọi thứ, cho ta những điều tốt
đẹp. Trong gia đình, hạnh phúc là khi giữa các thành viên không có hiểu lầm, bất
hòa, xích mích. Trong quan hệ xã hội, hạnh phúc là khi ta có một người ở bên chia
sẻ, cảm thông khi ta gặp khó khăn hay vấp ngã.
Trên thưc tế, không có hạnh phúc nào tồn tại mà không cần sự giúp đỡ, chia
sẻ của những người xung quanh để hạnh phúc ấy trở nên hoàn hảo, trường tồn hơn
Từ ngàn đời xưa, tục ngữ Việt Nam luôn dạy con người biết “thương người
như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”,… Đạo Phật Việt Nam thì luôn dạy
con người những đạo lí sống với tư tưởng sâu sắc. Tất cả những điều đó đều dạy
con người biết yêu thương, biết chia sẻ, giúp đỡ, đem niềm vui và niềm hạnh phúc
đến với mọi người. Cùng với sự tồn tại của những đạo lí, tư tưởng sống ấy, con
người trên khắp thế giới và cả ở Việt Nam đều đã đem khả năng, sức lực của mình
cống hiến cho hạnh phúc của toàn nhân loại. Thời chiến tranh, các vị anh hùng dân


1


tộc đã hi sinh quên mình, cống hiến cả cuộc đời chiến đấu vì cuộc sống ấm no,
hạnh phúc của đồng bào, dân tộc. Luôn lấy cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân
dân làm niềm vui, động lực để chiến đấu, hi sinh quên mình. Tấm gương tiêu biểu
của sự hi sinh quên mình vì nhân dân là vị lãnh tụ kính yêu, người cha già của toàn
dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã cống hiến cả cuộc đời, hi sinh
hạnh phúc của mình cho đồng bào cả nước. Không giây phút nào người ngừng
nghĩ suy về cuộc sống ấm no hạnh phúc của cả dân tộc. Cho đến giây phút ra đi,
Người vẫn luôn có một mong muốn tột cùng là toàn dân Việt Nam, ai cũng no đủ,
biết chữ và không còn thiếu thốn. Không chỉ trong thời chiến, thời bình vẫn luôn
có những tấm lòng cao cả, tận tụy vì hạnh phúc của người khác. Qua các tác phẩm
văn học, câu chuyện, ta biết rằng bác sĩ Lui-paxto là người đã phát minh ra vacxin chữa bệnh dại bằng cả tình yêu thương, lòng nhiệt huyết để cứu sống một cậu
bé bị chó dại cắn. Mặc dù trước đó tất cả các nhà khoa học đều bó tay. Đó cũng là
cách chia sẻ hạnh phúc với người khác, niềm hạnh phúc được sống và được yêu
thương. Trong cuộc sống hàng ngày, hạnh phúc là khi quanh ta luôn có những
người sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe, tâm tình. Hay đơn giản chỉ là một bờ vai để vơi
bớt những vơi bớt những giọt nước mắt buồn đau. Tất nhiên, không phải chỉ làm
những việc lớn lao thì mọi người xung quanh ta mới hạnh phúc. Đơn giản chỉ là
những việc nhỏ nhưng ý nghĩa như: đưa người già qua đường, nhường ghế cho
người già, phụ nữ và trẻ em trên xe buýt… Để người khác hạnh phúc thì không
nhất thiết phải có những hành động thiết thực mà có thể dực vào sự trân thành, tình
yêu thương con người, sự cảm thông. Điều này đã được thể hiện rõ nét trong tác
phẩm “Người ăn xin” của Tuốc- ghê- nép. Tác phẩm kể về một cậu bé nhìn thấy
một người ăn xin già nhưng vì không có gì nên cậu bé đã nắm lấy bàn tay ông nói
lời xin lỗi. Và thật bất ngờ, ông lão đã cười và nói lời cảm ơn. Lúc ấy, cậu bé và có
lẽ là cả độc giả cũng chợt hiểu rằng mình cũng vừa nhận được gì đó từ ông lão.
Vậy là bằng sự chân thành, tình yêu thương con người quý báu của mình, cậu bé đã
làm tấm lòng người ăn xin trở nên ấm áp hơn, vơi bớt đi phần nào sự thiếu thốn về

vật chất. Giúp ông lão cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được chia sẻ nỗi đau
đơn, xót xa. Qua đó giúp cậu bé có được bài học quý báu về sự sẻ chia, cảm thông.
Bấy nhiêu đó cũng quá đủ để thấy rằng đem lại niềm hạnh phúc cho người khác thì
người hạnh phúc nhất chính là ta. Vì khi ấy ta mới hiểu hết được giá trị của cuộc
sống, sống có ích, có ý nghĩa.

2


Trong xã hội ngày nay, người biết chia sẻ, mang hạnh phúc cho người khác
thì vô vàn, nhưng cũng không ít kẻ thiếu sự cảm thông, ích kỉ. Họ luôn nghĩ rằng
làm như vậy sẽ thì bản thân sẽ bị thiệt. Giữ quan điểm như vậy, họ luôn sống mà
không biết sẻ chia niềm hạnh phúc với người khác. Họ không có cơ hội cảm nhận
niềm hạnh phúc lớn lao khi được thấy nụ cười hạnh phúc trên gương mặt của
những người xung quanh. Biểu hiện của những hành động ích kỉ như vậy trong
cuộc sống có rất nhiều với những mức độ khác nhau. Đặc biệt phải kể đến hậu quả
của những cuộc chiến tranh phi nghĩa, những vụ nổ nhà máy điện hạt nhân, bom
nguyên tử… gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Đã làm cho biết bao gia
đình tan nát, vợ chồng, mẹ con… vĩnh viễn không chia lìa. Làm cho hạnh phúc của
nhiều mái ấm bị hủy hoại, gây ra những tổn thất nặng nề cho xã hội.
Tuy nhiên, cái gì cũng vậy, luôn tồn tại hai mặt đúng, sai. Trong quan hệ cộng
đồng, không nên quá trân thành, cảm thông vì đôi khi người đau khổ nhất lại chính
là người cho đi. Và cũng không nên quá dễ dàng giúp đỡ người khác vô điều kiện,
tạo điều kiện cho những kẻ lợi dụng lừa gạt, thực hiện mưu đồ xấu. Vì vậy, tùy
điều kiện, hoàn cảnh, ta mới giúp đỡ, chia sẻ niềm hạnh phúc với người khác.
Được chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác là niềm hạnh phúc lớn lao
của tất cả mọi người. Khi chia sẻ hạnh phúc thì người hạnh phúc nhất chính là ta.
Vì vậy, cần rèn luyện, tốt để đem đến niềm vui, sự ấm áp cho những người xung
quanh và làm đẹp hơn tâm hồn của mỗi người. Biết cách ứng xử hòa nhã, lịch sự
trong các mối quan hệ xã hội. Luôn lắng nghe, cảm thông với những người xung

quanh, điều đó khiến ta sống có ích, tâm hồn bình lặng hơn.

3


4



×