Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp "tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn trên địa bàn huyện Sốp Cộp"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.69 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài............................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................1
5. Cấu trúc của đề tài..........................................................................2
B. NỘI DUNG..................................................................................................3
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI........................................................6
C. KẾT LUẬN................................................................................................25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................26

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND – Hội đồng nhân dân
UBND – Uỷ ban nhân dân


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ly hôn là hiện tượng xã hội phổ biến và phức tạp đặc biệt trong tình hình
hiện nay khi nó ảnh hưởng của cơ chế kinh tế thị trường. Không chỉ ảnh hưởng
đến lợi ích của các đương sự mà ly hôn còn ảnh hưởng đến lợi ích của con họ, của
gia đình và xã hội. Cùng với sự pháp triển về kinh tế các án kiện ly hôn cũng như
các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng trong các án kiện ly hôn ngày càng
tăng. Đồng thời sự phức tạp về tranh chấp cũng theo đó mà tăng lên. Các tranh
chấp chủ yếu về xác định tài sản chung, thanh toán nghĩa vụ tài sản, về quyền sử
dụng đất và nhà ở, về xác định công sức của vợ chồng sống chung với gia đình.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn việc xét xử các vụ án ly hôn nói chung là
việc phân chia tài sản (tài sản xảy ra tranh chấp) nên em đã chọn đề tài: “Tranh
chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La,
Thực trạng và giải pháp” để làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu


Việc nghiên cứu đề tài “Tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn tại Huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La. Thực trạng và giải pháp” sẽ là một công
trình nghiên cứu tổng thể về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn để
tìm ra những nguyên nhân cùng những giải pháp khắc phục thực trạng này
+ Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề chính như:
- Thực trạng tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
- Những tồn tại trong việc tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
nguyên nhân và giải pháp
3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề trên, Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật
lịch sử và duy vật biện chứng. Cụ thể, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh

1


luật học được sử dụng triệt để làm bật lên vấn đề tranh chấp tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn ở Huyện Sốp Cộp hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể
nhằm làm giảm tình trạng ly hôn ở Huyện Sốp Cộp.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu gồm 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Giới thiệu UBND xã Púng Bánh, Huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn
La.
- Chương 2: Lý luận chung về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly
hôn.
- Chương 3: Thực trạng tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn –
Nguyên nhân và giải pháp

2



B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ UBND XÃ PÚNG BÁNH, HUYỆN SỐP CỘP,
TỈNH SƠN LA.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI
1. Vị trí địa lý
Xã Púng Bánh là xã vùng III của huyện Sốp Cộp, tổng diện tích tự nhiên
toàn xã là 15.069,89 ha, cách trung tâm huyện Sốp Cộp 15 km về phía Tây Bắc.
Với các vị trí giáp ranh như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Sông Mã.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Sông Mã.
+ Phía Nam giáp xã Dồm Cang.
+ Phía Tây và Tây Nam giáp xã Mường Lèo, Sam Kha
Xã Púng Bánh nằm ở khu vực đá trầm tích được nâng lên, phía Bắc của xã
là các đá trầm tích, cuội kết hệ tầng Đồng Trần xen lẫn đá xit, riolit… Nhìn chung
trầm tích ở đây có thành phần hạt thô, tuy nhiên địa hình không dốc lắm. Ở phía
Nam của xã là hệ tầng N 2-Q. Cuội kết, sạn kết hạt thô, cát kết. Tuy thành phần vật
liệu tương đối thô, nhưng do có mặt bằng tương đối bằng phẳng nên thung lũng
này là mặt bằng sản xuất chính của xã. Các suối ở đây không chảy theo các đứt
gãy mà phần lớn chảy cắt ngang từ Nam lên Bắc, từ các dãy núi cao biên giới Việt
Lào đổ ra sông Mã.
2. Đặc điểm khí hậu.
Nằm trong vùng Tây Bắc, nên xã Púng Bánh có khí hậu nhiệt đới gió mùa
vùng núi có mùa đông lạnh, suốt mùa đông lạnh và khô hanh, còn mùa hè mưa
nhiều. Khí hậu phân hóa theo địa hình và theo mùa
3. Tài nguyên, thiên nhiên
* Đặc điểm thảm thực vật.
♦ Thảm thực vật tự nhiên: Thảm thực vật của xã Púng Bánh có sự phân hóa
theo hai đai cao rất rõ, đó là đai độ cao dưới 700 m và đai độ cao từ 700 m trở lên.

3


♦Thảm cây trồng: Ngoà i thả m phủ thự c vậ t tự nhiên đượ c chia thà nh 2
đai theo đị a hì nh như trên, trên đị a bà n xã Púng Bánh cò n có cá c thả m cây
trồng như: Rừng trồng với các cây trồng chính là Thông mã vĩ, keo tai tượng
và bạch đàn; Cây công nghiệp dài ngày: Cà phê…; Cây công nghiệp ngắn
ngày: lạc…; Cây lương thực: lúa, ngô, khoai, sắn…
4. Hiện trạng tài nguyên rừng
Theo báo cáo Kiểm kê đất đai xã Púng Bánh năm 2010 thì tổng diện tích đất
lâm nghiệp có rừng của xã là 4.004,88 ha, chiếm 26,42% tổng diện tích tự nhiên toàn
xã. Trong đó:
- Đất rừng sản xuất: 776,50 ha, chiếm 19,39 % so với tổng diện tích đất lâm
nghiệp. Trong đó:
+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 776,50 ha chiếm 100% so với tổng diện tích
đất rừng sản xuất.
+ Đất có rừng trồng sản xuất: Không có
+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: Không có
+ Đất trồng rừng sản xuất:Không có.
- Đất rừng phòng hộ 1036,20 ha, chiếm 25,87 % so với tổng diện tích đất lâm
nghiệp, trong đó:
+ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ: 936,20 ha chiếm 90,35 % so với tổng diện
tích đất rừng phòng hộ.
+ Đất có rừng trồng phòng hộ: Không có
+ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: không có
+ Đất trồng rừng phòng hộ: 100,00 ha chiếm 9,65 % so với tổng diện tích đất
rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng: 2192,9 ha, chiếm 54,74 % tổng diện tích đất lâm nghiệp,
toàn bộ là đất có rừng tự nhiên đặc dụng.
5. Tài nguyên nước:


4


- Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân. Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu giữ trong các ao, ruộng
và hệ thống sông, suối. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại chưa khảo sát đầy đủ, song trong
thực tế nhiều khu vực có thể khai thác được nước ngầm (phần lớn là những vùng
bản thấp), để đưa vào phục vụ cho đời sống của nhân dân trong vùng (đào giếng
lấy nước). Tuy nhiên còn một số bản vùng cao do địa hình đồi núi có độ dốc lớn,
nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm sẽ
rất tốn kém.
6. Đặc điểm tự nhiên.
Theo kết quả điều tra khảo sát và kết quả tổng hợp được từ bản đồ thổ nhưỡng
tỉnh Sơn La tỷ lệ 1: 100.000. Trên địa bàn xã Púng Bánh có các nhóm đất chính như
sau:
- Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất.
- Nhóm đất màu feralit màu vàng nhạt trên núi đá.
- Nhóm đất đỏ vàng trên đá Macma axít.
- Nhóm đất vàng nhạt trên đá cát.
- Nhóm đất màu nâu đỏ trên đá Macma Bazơ trung tính.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
6.1. Mạng lưới suối
Xã Púng Bánh có nhiều con suối, khe suối như suối Nậm Ban, suối Huổi
Púa và hệ thống các con suối, khe suối nhỏ... Do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các
dãy núi cao với độ dốc chênh lệch lớn đã tạo ra các khe suối nhỏ và ngắn, mùa khô
thì cạn kiệt, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, đã tạo ra cho lưu lượng nước giữa
hai mùa chênh lệch lớn, vì vậy thường xảy ra những cơn lũ cục bộ, lũ quét làm ảnh
hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã.

6.2. Chế độ thủy văn.

5


Dòng chảy trong khu vực được nghiên cứu phân hóa sâu sắc theo mùa, phụ
thuộc vào sự phân hóa của chế độ mưa.
♦ Mùa lũ: Mùa lũ trung bình khu vực xã Púng Bánh thường kéo dài 5 tháng
từ tháng 5 đến tháng 9, với lưu lượng nước chiếm khoảng 66-79% tổng lưu lượng
dòng chảy năm. Tháng 7, 8 có lưu lượng dòng chảy lớn nhất, đạt 48,12 m 3/s,
chiếm khoảng 23% tổng lưu lượng dòng chảy của năm. Tuy nhiên, mùa lũ hàng
năm dao động trong khoảng 3-5 tháng, vào các tháng (5,6,7,8), với lưu lượng dòng
chảy đạt khoảng 60-75% tổng lưu lượng dòng chảy của năm.
♦ Mùa kiệt: Mùa kiệt trung bình khu vực xã Púng Bánh thường kéo dài 7
tháng (10-4) với lưu lượng nước chiếm khoảng 30-32% tổng lưu lượng nước năm.
Tuy nhiên, mùa kiệt hàng năm dao động trong khoảng 6-7 tháng (10-4), chiếm
khoảng 25 – 40% tổng lưu lượng nước hàng năm
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Cơ cấu kinh tế.
Xã biết huy động và sử dụng khá hợp lí các nguồn lực sẵn có để phát triển
sản xuất, tuy nhiên nền kinh tế vẫn đang dựa vào nông nghiệp là chính; điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt, nắng nóng, lũ là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất cây trồng
vật nuôi còn thấp. Một số chỉ tiêu chính năm 2010 đã đạt được như sau:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

12%/năm.

- Tổng sản lượng cây lương thực có hạt:

3.002,3 tấn.


- Bình quân lương thực đầu người:

442,9 kg/người/năm.

- Tổng giá trị thu nhập:

36.003,72 triệu đồng

- Thu nhập bình quân đầu người:

5,3 triệu đồng/người/năm.

- Tỷ lệ hộ nghèo:

60,7%.

Số hộ nghèo còn 854 hộ (chiếm 60,7%) tổng số hộ trong toàn xã. Thu nhập
bình quân đầu người toàn xã đạt 5,3 triệu đồng/người/năm, số hộ được xem truyền
hình đạt 80%, tỷ lệ hộ dùng nước sạch đạt 85%, tỷ lệ hộ được dùng điện lưới quốc
gia 85%.
6


- Cơ cấu kinh tế, tỷ trọng các ngành.
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp

: chiếm 92,5%

+ Dịch vụ - Thương mại


: chiếm 3,4%

+ Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

: chiếm 4,1%

2. Dân số - lao động:
2.2.1. Dân số.
- Dân số toàn xã năm 2010 có 1.408 hộ, với 6.778 nhân khẩu.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,3%.
- Cơ cấu theo độ tuổi lao động:
+ Trong độ tuổi lao động: 4.113 người, chiếm 60,68%
2.2.2 Lao động
Số lượng 4.113 lao động trong độ tuổi chiếm 60,68%, đóng góp đáng kể vào
tổng thu nhập của xã:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 92,5%.
+ Dịch vụ - Thương Mại chiếm 3,4%.
+ Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp chiếm 4,1%.
3. Hoạt động tổ chức sản suất
2.3.1. Trồng trọt
Trồng trọt là ngành kinh tế chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của xã, thu hút
nhiều lao động nhất. Năm 2014 diện tích các cây trồng chính:
+ Lúa nước: Gieo cấy 170,7ha lúa xuân, năng suất 60,0 tạ/ha sản lượng
1.024,2 tấn; gieo cấy 198,9 ha lúa mùa, năng suất 48,0 tạ/ha sản lượng 954,72
tấn.
+ Lúa nương: gieo trồng được 180 ha, năng suất đạt 20 tạ/ha, sản lượng
đạt 360 tấn.
+ Cây Ngô: Gieo trồng 165,8ha, năng suất 40tạ/ ha, sản lượng 663,2 tấn;
+ Cây sắn: Gieo trồng 315 ha, năng suất 90 tạ/ ha, sản lượng 2.835,0 tấn;

+ Cây lạc: Gieo trồng 10ha, năng suất 12 tạ/ha, sản lượng 12 tấn;

7


+ Cây rau các loại: Gieo trồng 41,3 ha, năng suất 140 tạ /ha, sản lượng 578,2
tấn;
+ Cỏ chăn nuôi: Diện tích 10 ha, năng suất 180 tạ/ha, sản lượng 180 tấn.
+ Cây ăn quả các loại: Diện tích 32,2 ha, năng suất 35 tạ/ha, sản lượng 112,7
tấn.
+ Cây lâu năm khác: Diện tích 6,0 ha, năng suất 4 tạ/ha, sản lượng đật 2,4
tấn
2.3.2. Chăn nuôi.
Trên địa bàn xã ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa được quan tâm đầu
tư lớn, mới dừng lại phát triển quy mô nhỏ ở các hộ gia đình. Tuy nhiên những
năm gần đây được sự quan tâm hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi và sự hỗ trợ về
vốn, con nuôi do vậy nhiều hộ gia đình xây dựng được mô hình kết hợp giữa chăn
nuôi với trồng trọt. Năm 2014, toàn xã có:
+ Đàn trâu 2.781 con;
+ Đàn bò 1.385 con;
+ Đàn dê 255 con;
+ Đàn lợn 1.731 con;
+ Đàn gia cầm 14.903 con;
- Trong mấy năm gần đây ngành chăn nuôi của xã đã có bước phát triển rất
tốt, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc giống địa phương. Tuy nhiên hiện nay so với
yêu cầu chung vẫn phát triển chậm, hình thức chăn nuôi chủ yếu là tự phát ở các
hộ gia đình, chưa được tập trung phát triển thành quy mô lớn.
2.3.3. Thuỷ sản.
Diện tích nuôi trồng thủy sản 22,4 ha, nằm rải rác tại các bản trong xã. Hình
thức nuôi thả tận dụng kết hợp với bán thâm canh với các loài chủ yếu là Trắm, Trôi,

Mè.
Thu nhập từ nuôi trồng thủy sản ước đạt 560,5 triệu đồng.
2.3.4. Lâm nghiệp:

8


Theo số liệu Thống kê đất đai năm 2010 xã Púng Bánh có 4.004,88ha đất
lâm nghiệp, chiếm 77,06% nhóm đất nông nghiệp, trong đó:
- Đất rừng sản xuất: 776,5 ha chiếm 19,39% diện tích đất lâm nghiệp.
- Đất rừng đặc dụng: 2.192,18 ha chiếm 54,74 % diện tích đất lâm nghiệp.
- Đất rừng phòng hộ: 1.036,2 ha chiếm 25,87% diện tích đất lâm nghiệp.
Tổng giá trị lâm nghiệp ước đạt 1.000 triệu đồng.
2.3.5. Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng:
Ngành công nghiệp xây dựng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực: Sản xuất
vật liệu xây dựng, đồ mộc, sữa chữa cơ khí nhỏ...Theo thống kê trên địa bàn xã
hiện một số cơ sở sản xuất đồ mộc và sửa chữa cơ khí nhỏ, may mặc ... Các sản
phẩm nông sản được tiêu thụ rộng rãi, thì các mặt hàng khác chủ yếu đáp ứng
được nhu cầu xây dựng, tiêu dùng của địa phương và các xã lân cận.
Tổng giá trị ngành công nghiệp xây dựng ước đạt 500 triệu đồng.
2.3.6. Thương mại – dịch vụ:
Hoạt động dịch vụ, thương mại trên địa bàn xã trong những năm qua đã có
những bước chuyển đổi tương mạnh, việc giao lưu hàng hoá, các sản phẩm nông
nghiệp giữa các xã và vùng lân cận ngày một mở rộng, đa dạng hoá các loại hình
dịch vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp, cung ứng hàng tiêu dùng ... phát triển nhanh đáp ứng
nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân.
Giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ ước đạt 1.000 triệu đồng.
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA UBND XÃ PÚNG
BÁNH, HUYỆN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA.

1. Chức năng của UBND xã Púng Bánh, Huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La.
Theo Điều 17 Luật tổ chức chính quyền địa phương:
UBND xã Púng Bánh chỉ đạo điều hành mọi hoạt động quản lý nhà nước ở
địa phương. Tuân thủ bảo đảm sự chỉ đạo quản lý điều hành thống nhất bộ máy
hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương. UBND cấp trên chỉ đạo mọi

9


hoạt động của UBND cấp dưới trực tiếp chỉ đạo điều hành mọi hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã Púng Bánh, Huyện Sốp Cộp,
Tỉnh Sơn La.
Theo điều 31 Luật tổ chức chính quyền địa phương, UBND xã Púng Bánh
thực hiện các nhiệm vụ và quyên hạn trong từng lĩnh vực như sau:
- Trong lĩnh vực kinh tế
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm trình HĐND cùng cấp thông
qua để trình UBND cấp trên phê duyệt, tổ chức triển khai thực hiện đúng kế
hoạch.
Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn và đề ra phương án
phân bổ ngân sách tại địa phương. Lập quyết toán ngân sách hàng năm trình
HĐND cùng cấp phê duyệt, báo cáo UBND và cơ quan tài chính cấp trên.
Quản lý ngân sach nhà nước trên địa bàn xã và báo cáo ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật.
Huy động sự đóng góp của đoàn thể, cá nhân để đầu tư và xây dựng các kết
cấu hạ tầng xã trên nguyên tắc dân chủ tự nguyện, công bằng, công khai.
- Trong lĩnh vực nông – nghiệp:
Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện các chương trình kế hoạch, đề án khuyến
khích phát triển kinh tế và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ để phát triển sản
xuất. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi.

Tổ chức thực hiện xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ, tu bổ việc bảo vệ
rừng, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ. Ngăn ngừa kịp thời
những hành vi, vi phạm pháp luật và âm mưu phá hoại rừng ở địa phương.
- Trong giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục – thể thao:
Thực hiện kế hoạch phát triển và sự nghiệp giáo dục ở địa phương, phối hợp
với trường học huy động phụ huynh học sinh đưa con em đến trường theo đúng độ

10


tuổi; tổ chức thực hiện duy trì mở các lớp bổ túc văn hoá xoá mù chữ cho những
người theo đúng độ tuổi.
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế ở cơ sở dân tộc, kế hoạch hoá gia
đình, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Vận động nhân dân giữ gìn về sinh sạch
sẽ, tăng cường công tác phòng bệnh.
Xây dựng tổ chức các hoạt động văn hoá thể dục và thể thao. Thường xuyên
tổ chức mở các lễ hội cổ truyền bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn
hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức UBND xã Púng Bánh, Huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La.
Về cơ cấu tổ chức của UBND xã được quy định tại Điều 17 Luật tổ chức
chính quyền địa phương 2016 và Điều 2 Luật tổ chức HĐND và UBND thể là:
Đôi ngũ cán bộ xã Púng Bánh; tổng số cán bộ là 40 người, độ tuổi 23-54
tuổi, trong đó nam là 36 người, nữ là 04 người, tình trạng sức khỏe tốt hoạt động
theo chức năng, nhiệm vụ công tác thường xuyên hoàn thành mọi nhiệm vụ được
giao, chấp hành tốt thời gian giờ giấc làm việc, đảm bảo theo quy định của nhà
nước, tư tưởng lập trường vững vàng, luân an tâm công tác tốt có phẩm chất đạo
đức lối sống lành mạnh, đoàn kết trong nội bộ Đảng, chính quyền đoàn thể.
* Trình độ chuyên môn, lý luận.
- Cán bộ chuyên trách bao gồm 30 người.
- Cán bộ không chuyên trách 10 người.

* Trình độ chuyên môn của cán bộ
- Trình độ dưới cấp II là 0 người.
- Trình độ văn hóa cấp II là 05 người.
- Trình độ văn hóa cấp III là 35 người.
- Trình độ chuyên môn trung cấp là 18 người.
- Trình độ chuyên môn Đại học 05 người
- Trình độ chuyên môn sơ cấp 08 người.
-Trình độ chuyên môn chưa qua đòa tạo là 09 người.

11


- Trình độ lý luận Trung cấp 18 người, sơ cấp 05 người, chưa qua lý luận 17
người.
* Cơ cấu tổ chức của UBND xã Púng Bánh bao gồm:
- Lãnh đạo UBND xã gồm: 1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch
- Các bộ phận giúp việc của UBND xã, gồm:
+ Bộ phận địa chính
+ Văn phòng thống kê
+ Bộ phận văn hóa xã hội, giáo dục, y tế
+ Bộ phận lao động thương binh xã hội
+ Bộ phận tư pháp hộ tịch
+ Bộ phận công an
+ Văn phòng Uỷ ban nhân dân
+ Bộ phận kế toán
+ Bộ phận nông – lâm – nghiệp

12



Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND xã Púng Bánh:

CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Bộ
phận
văn
hóa

hội

Bộ
phận

TB&
XH

Bộ
phận

pháp
hộ
tịch

PHÓ CHỦ TỊCH

Bộ
phận

công
an

Văn
phòng
ủy ban
nhân
dân xã

Bộ
phận
địa
chính

Văn
phòng
thống


Bộ
phận
nông
lâm
nghiệp

Bộ
phận
kế
toán


* Về bộ máy của UBND xã Púng Bánh, Huyện Sốp Cộp, Tỉnh Sơn La,
gồm các phòng ban sau:
- Phòng chủ tịch UBND xã.
- Phòng phó chủ tịch khối văn hóa UBND xã
- Phòng phó chủ tịch khối kinh tế UBND xã.
- Văn phòng HĐND – UBND xã.
- Phòng địa chính xây dựng
- Phòng ban công xã
- Phòng ban tư pháp
- Phòng ban chỉ huy quân sự xã
- Phòng khuyến nông, hội chữ thập đỏ.

13


CHƯƠNG II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG
CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
1. Khái niệm
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của tòa án. Căn cứ khoản 14 điều 2 luật hôn nhân và gia đình năm
2014. ly hôn khi có sự mâu thuẫn về quan hệ tình cảm nên vợ chồng khó tìm được
tiếng nói chung trong việc phân chia tài sản chung từ đó dễ xảy ra tranh chấp chia
tài sản chung. Theo từ điển tiếng việt thì tranh chấp được hiểu là sự tranh giành
nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào. Tranh chấp tài sản vợ
chồng thường xảy ra chủ yếu và gần nhủ đồng thời cùng với việc ly hôn, điều này
là hợp lý bởi lẽ khi ly hôn thì vợ chồng đã có sự sứt mẻ về tình cảm, sự yêu
thương, gắn bó. Hôn nhân không còn nên sự cùng với việc ly hôn họ sẽ có sự
tranh giành, hơn thua nhau trong vấn đề phân chia tài sản.
Việc tranh chấp về chia tài sản chung có thể diễn ra cùng với việc vợ, chồng
xin ly hôn hoặc diễn ra sau khi vợ chồng đã ly hôn do thời điểm ly hôn vợ, chồng

không yêu cầu giải quyết về tài sản chung mà để họ tự thoả thuận nhưng sau đó họ
không thỏa thuận được.
- Tranh chấp về việc xác định tài sản chung hay riêng, đây là dạng tranh
chấp phổ biến nhất.
- Tranh chấp về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay
của gia đình.
- Tranh chấp về việc phân chia hiện vật.
- Tranh chấp về việc thỏa thuận giá trị tranh chấp.
- Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với người thứ ba.
Khi vợ chồng tranh chấp về chia tài sản chung thì họ khó thỏa thuận thống
nhất trong việc phân chia tài sản chung nên cần có một cơ quan nhà nước có đủ
thẩm quyền tiến hành giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng.

14


Tài sản theo định nghĩa gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
Tài sản chung của vợ, chồng là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, là hình
thức sở hữu chung đặc biệt. Xuất pháp từ quan hệ hôn nhân, sự tồn tại của chế độ
tài sản chung vợ chồng phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân và chấm dứt khi một
trong hai vợ chồng chết hoặc có bản án, quyết định của tòa án cho vợ chồng ly
hôn. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra do lao động, hoạt
đông sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho và những tài
sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung, quyền sử dụng đất của vợ, chồng có
được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Khác với tài sản chung đơn
thuần, tài sản chung vợ, chồng có nguồn gốc tạo ra từ thời kỳ hôn nhân, có thể là
do vợ, chồng lao động tạo ra từ thời kỳ hôn nhân, có thể là do vợ, chồng lao động
tạo ra hoặc từ những hành vi pháp lý diễn ra trong thời kỳ hôn nhân.
Từ xưa đến nay cha ông ta vẫn nói của chồng công vợ, tài sản chung của vợ

chồng không nhất thiết do hai vợ, chồng trực tiếp tạo ra hoặc tạo ra ngang bằng
nhau. Tài sản chung của vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, quy định này thể
hiện sự gắn kết ‘‘Như hai mà một’’ của quan hệ hôn nhân.. Đây là điểm khác biệt
của tài sản chung của vợ chồng theo các tài sản chung theo phần khác. Như vậy tài
sản chung vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất, khi vợ chồng chưa
phân chia tài sản không xác định được tỷ lệ tài sản của mỗi người. Khi hai bên
thỏa thuận phân chia xong hoặc có quyết định phân chia của tòa án thì phần tài sản
của vợ, chồng trong khối tài sản chung mới được xác định. Đây là điểm khác biệt
đặc trưng trong thời kỳ hôn nhân.
2. Đặc điểm, tranh chấp tài sản khi ly hôn
Bản chất của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một hình
thức phân chia nhằm chuyển những tài sản vốn là tài sản chung của vợ chồng
thành tài sản riêng của vợ chồng gắn liền với sự kiện ly hôn.

15


Do đặc thù của quan hệ hôn nhân và gia đình nên giải quyết tranh chấp về
chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cũng mang những đặc thù riêng biệt.
Khi giải quyết về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, thẩm phán không
những phải là người có trình độ am hiểu pháp luật mà thẩm phán còn phải có kinh
nghiệm và cái nhìn thấu đáo, sâu sắc về những mối quan hệ trong gia đình.
Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài
sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì
vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ
vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài
sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong
khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận
được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ
chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi
ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia
theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
Điều 62. Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc
về bên đó.
2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
được thực hiện như sau:
a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả
hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo
thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết
theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

16


Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng
đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá
trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;
b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây
hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử
dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng,
đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này;
d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất
đai.
3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền
sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có
quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo

quy định tại Điều 61 của Luật này.
Điều 63. Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn
Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi
ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó
khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ
hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Điều 64. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung
có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản
mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

17


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ
CHỒNG SAU KHI LY HÔN. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
I. THỰC TRẠNG
1. Ưu điểm:
Tại địa phương nơi thực tập, tôi thấy số lượng vợ chồng ly hôn rất phổ biến,
chiếm tỷ lệ cao từ 42 – 45% tổng số vụ án thụ lý của một năm và liên tục tăng sau
các năm, đặc biệt có 60% vụ án ly hôn thuộc về gia đình trẻ, tuổi của vợ chồng từ
25-30 và phần lớn chỉ sống với nhau từ 1-7 năm hầu hết toàn con nhỏ, hầu hết mỗi
năm toàn xã có 100 đến 200 đôi bạn trẻ tổ chức kết hôn, xây dựng tổ ấm gia đình.
Tuy nhiên do vội yêu, cưới gấp, kết hôn theo trào lưu không chuẩn bị kỹ càng khi
bước vào cuộc sống hôn nhân, nhiều bạn trẻ đã phải dắt nhau ra tòa sau một thời
gian ngắn ngủi chung sống, thực trạng này đã trở nên báo động với toàn Huyện
hội. Ly hôn là hiện tượng xã hội rất phức tạp bởi hậu quả của nó thật khôn lường
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, hạnh phúc của con cái, ảnh hưởng đến gia đình
và toàn xã hội. Trong những năm gần đây, theo số liệu báo cáo thống kê của Tòa
án nhân dân Huyện Sốp Cộp, tỷ lệ ly hôn có xu hướng ngày càng gia tăng, trong

đó tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn khá phổ biến. Tình trạng ly
hôn tại Huyện vài năm trở lại đây thấy rõ:
Năm 2010 xã đã thụ lý 72 vụ, giải quyết được 68 vụ, còn tồn 4 vụ.
Năm 2011 xã đã thụ lý 85 vụ, tăng 13 vụ so với năm 2010 trong đó án
chuyển sang là 4 vụ, án mới thụ lý là 81 vụ. Đã giải quyết được 78 vụ.
Hòa giải thành 16 vụ.
Hòa giải không thành 8 vụ.
Thuận tình ly hôn 19 vụ.
Tranh chấp tài sản 35 vụ.
Qua thu thập thông tin cụ thể án ly hôn từng năm của xã Púng Bánh, chúng
ta có thể nhận thấy số vụ ly hôn tăng nhanh chóng, gây nhiều khó khăn cho xã hội.

18


Cụ thể trong hai năm. Tổng thụ lý là:115 vụ. Trong đó án cũ được chuyển sang 18
vụ việc.
Án hôn nhân và gia đình xã thụ lý chủ yếu là ly hôn 11/115 vụ, trong đó
tranh chấp tài sản là 80/115 vụ, yêu cầu cấp dưỡng nuôi con 02/115, không công
nhận vợ chồng 02/115 vụ, thay đổi thành phần nuôi con chung 02/115 vụ.
Nguyên nhân ly hôn chủ yếu là do mâu thuẫn vợ chồng 36 vụ, đánh đập
ngược đãi 29 vụ, do tính tình không hợp 18 vụ, do ngoại tình 06 vụ, không có con
01 vụ, nhiều bên đi vắng lâu ngày không về 03 vụ, nghiện rượu 01 vụ, hủy hôn
trái phát luật 05 vụ, một bên mất tích 01 vụ. Như vậy năm 2013 xã đã giải quyết
95 vụ. Và trong đó 95 vụ xã đã giải quyết thì:
- Hòa giải thành 03 vụ.
- Thuận tình ly hôn 40 vụ.
- Đình chỉ 28 vụ.
- Xét xử 04 vụ.
- Tranh chấp tài sản 20 vụ.

Năm 2015 án hôn nhân và gia đình: Tổng thụ lý 130 vụ. Trong đó án cũ
năm 2014 chuyển sang 20 vụ, thụ lý mới 110 vụ. So với cùng kỳ năm trước, án thụ
lý mới tăng 28 vụ, (năm 2014 thụ lý 105 vụ, án cũ năm 2013 chuyển sang 23 vụ,
thụ lý mới 82 vụ).
Án hôn nhân và gia đình Huyện thụ lý tập trung chủ yếu là án ly hôn là
02/130 vụ, án xin thay đổi thành phần nuôi con chung 6/130 vụ, án tranh chấp tài
sản sau khi ly hôn 120/130 vụ, xin cấp dưỡng nuôi con 03/130 vụ, một bên đi vắng
không trở về 03 vụ, một bên bỏ đi 02 vụ.
Trong tổng số 120 vụ tòa án đã giải quyết trong đó có:
- Hòa giải thành 20 vụ.
- công nhận thuận tình ly hôn 40 vụ.
- Đình chỉ( nguyên đơn xin rút đơn) 20 vụ.
- Xét xử cho ly hôn 20 vụ.

19


- Tạm đình chỉ (không tìm được nguyên đơn) :15 vụ.
Thực trạng hôn nhân đang là một vấn đề đặt ra trong xã hội chúng ta nói
chung và ở Huyện sốp cộp nói riêng, giải quyết hậu quả của việc ly hôn đang được
sự quan tâm của các cấp chính quyền ở địa phương. Trong những năm gần đây số
vụ án về ly hôn không ngừng tăng, nguyên nhân, tính chất của các vụ án ly hôn
ngày càng phức tạp. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và
ổn định xã hội của Huyện là một Huyện nghèo, xuất phát điểm thấp nên Huyện
sốp cộp, còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội so với các Huyện
khác trong Tỉnh, nền kinh tế hàng hoá chưa phát triển với cơ cấu kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu. Từ những đặc điểm kinh tế xã hội nên ảnh hưởng không nhỏ
đến đời sống xã hội trong Huyện nói chung và đời sống hôn nhân và gia đình nói
riêng như tình trạng hôn nhân diễn ra ngày càng tăng trong những năm qua.
Theo số liệu thống kê của Huyện Sốp Cộp, năm 2010 đã giải quyết 168 vụ

ly hôn, từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015 đã giải quyết 402 vụ ly hôn. Số vụ án hôn
nhân và gia đình năm sau luôn cao hơn năm trước. Qua công tác kiểm sát các vụ
án ly hôn thì tỷ lệ người vợ đứng đơn ly hôn cao hơn so với người chồng. Những
vụ án ly hôn thường là những cặp vợ chồng trẻ ở nhóm tuổi từ 20 - 30 và hầu hết
là có con. Tình trạng ly hôn ngày càng tăng xuất phát từ một số thực trạng sau:
- Do sự phát triển về mọi mặt của đời sống, từ kinh tế đến thông tin, văn hóa
xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ của giới trẻ. Ngày nay giới trẻ thường yêu
nhanh, cưới vội nên họ vẫn chưa tìm hiểu kỹ về nhau cũng như chưa trang bị các
kỹ năng sống trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Khi vợ chồng xảy ra mâu
thuẫn không biết cách xử lý, không tôn trọng và nhường nhịn nhau để giải quyết
dẫn đến bạo lực gia đình và hôn nhân đổ vỡ là điều không tránh khỏi. Hơn nữa
nhận thức của các cặp vợ chồng về xây dựng cuộc sống chung, xây dựng gia đình
hạnh phúc còn rất mơ hồ, thiếu chín chắn.
- Do điều kiện kinh tế gia đình: Thường các cặp vợ chồng sau khi lập gia
đình phải tự lo cho mái ấm của mình, điều kiện kinh tế chưa bảo đảm cho cuộc

20


sống riêng hoặc chưa có nghề nghiệp ổn định cùng với việc sinh con sớm nên kinh
tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Nhiều gia đình vợ hoặc chồng phải đi làm ăn xa,
thiếu sự quan tâm đến gia đình, con cái dẫn đến vợ chồng thiếu thốn tình cảm, sinh
ra nghi ngờ, ghen tuông và vợ chồng phát sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn.
- Do bạo lực gia đình : Với nền kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp
nên trình độ nhận thức pháp luật còn hạn chế. Bạo lực gia đình là hậu quả nghiêm
trọng cho con người nhất là đối với phụ nữ. Việc cam chịu là nguyên nhân dẫn
đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ cũng như để lại những di chứng nặng nề cho con cái
họ trở nên mặc cảm, không thích giao tiếp, thiếu tự tin trong cuộc sống. Khi bạo
lực xảy ra sẽ gây ra nhiều sứt mẻ trong tình cảm, không tìm thấy sự hoà hợp mà
chỉ còn sự cam chịu, ức chế và sợ hãi đến lúc họ không chịu đựng nổi và dẫn đến

ly hôn
- Do ngoại tình: Ngày xưa, quan niệm của mọi người coi việc vụng trộm
tình ái là hành vi xấu xa, phản bội và thiếu đạo đức, bị cả xã hội lên án. Nhưng
ngày nay việc ngoại tình diễn ra như một hiện tượng bình thường và phổ biến.
Nhất là người vợ hoặc chồng đi làm ăn xa nhà lâu ngày khi gặp đối tượng cùng
cảnh ngộ dễ xiêu lòng đi theo tiếng gọi ái tình, người vợ hoặc chồng ở nhà cũng có
thể do thiếu thốn tình cảm mà ngoại tình, từ đó dẫn đến ly hôn.
- Do mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu: Mẹ chồng nàng dâu là hai người ở hai
thế hệ khác nhau nên rất khó để dung hoà trong cuộc sống, lối suy nghĩ như bất
đồng quan điểm trong cách sống, cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ, mẹ chồng ghen tỵ
vì nghĩ con trai mình yêu vợ hơn mẹ hoặc hay can thiệp vào việc riêng của các
con...Khi người vợ hoặc chồng không thể giải quyết được mâu thuẫn này thì đó
cũng là lý do để các đôi vợ chồng ly hôn.
- Do mắc vào các tệ nạn xã hội: Với sự phát triển của xã hội thì tình hình
các tệ nạn xã hội cũng ngày một gia tăng. ở xã Púng Bánh một số vụ ly hôn do
chồng mắc vào các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút ....chiến tỷ lệ
khoảng 10% trong vụ án ly hôn.

21


Ngoài các nguyên nhân trên còn các nguyên nhân từ sự phát triển về việc
các dịch vụ hỗ trợ gia đình như giáo dục, y tế, dịch vụ giải trí...đã thay thế chức
năng trước đây mà chỉ gia đình mới có thể đảm nhiệm được, nhiều người chưa
nhận thức được vị trí của gia đình, cho rằng gia đình không phải là nơi duy nhất để
họ trở về, dần dần vai trò gia đình được đánh giá thấp, giá trị gia đình không còn
quan trọng, vì vậy họ không cần thiết phải cố gắng giữ gìn và vun đắp.
2. Nguyên nhân tồn tại các nhược điểm:
Nguyên nhân dẫn đến ly hôn, cụ thể xã đã xã đã xét xử 115 vụ ly hôn gồm
những nguyên nhân sau:là do mẫu thuẫn vợ chồng là 36 vụ, đánh đập ngược đãi

29 vụ, do tính tình không hợp 18 vụ, do ngoại tình 06 vụ, không có con 01 vụ,
một bên đi vắng lâu không trở về 03 vụ, do nghiện rượu 01 vụ, hủy hôn trái pháp
luật 05 vụ, một bên mất tích 01 vụ.
Năm 2015 tổng số 130 vụ ly hôn thì: nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn
gia đình, đánh đập ngược đãi 63 vụ, tính tình không hợp 30 vụ, do ngoại tình 10
vụ, không có con 03 vụ, một bên đi vắng không trở về 03 vụ, một bên bỏ đi 02 vụ.
Nhìn vào số liệu trên ta thấy rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly hôn là do
mâu thuẫn gia đình, ngược đãi rất lớn, số vụ không hợp nhau dẫn đến ly hôn cũng
là một con số không nhỏ.(năm 2014 là 25 vụ, năm 2015 là 18 vụ, ly hôn do những
lý do khác mang lại, từ những điển hình này cho thấy đây là những vấn đề bức xúc
của huyện sốp cộp. Dựa trên kết quả này chúng ta có thể nhận thấy rằng số vụ án
đánh đập gia đình lại chiếm khá lớn mặc dù xã hội đang có chủ trương không có
bạo lực gia đình.
II. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
1. Giải pháp
Các cặp vợ chồng cần nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình trong xây dựng
gia đình, biết yêu thương, lắng nghe và chia sẻ, biết tôn trọng nhường nhịn nhau ‘‘
chồng bảo vợ nghe, vợ nói chồng đồng tình’’. Mỗi người nên tự điều chỉnh, bỏ cái
tôi của mình, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, sống thủy chung. Điều

22


quan trọng nhất là phải biết suy nghĩ về con cái, tôn trọng những giá trị truyền
thống việt nam. Tăng cường học hỏi, tham vấn về kiến thức hôn nhân, giao tiếp,
lối ứng xử trong gia đình....
Các nghành, các cấp, tổ chức đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền
về xây dựng gia đình, đặc biệt chú trọng đến truyền thông, giáo dục truyền thống
gia thông qua các nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán, gia phong, gia pháp, gia
đạo, gia lễ…nhằm cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức,

kinh nghiệm…,giúp cho các thành viên trong gia đình xây dựng mối quan hệ
tương hỗ, thân thiện, gần gũi hơn. Bởi lẽ, nếu như gia đình có nền giáo dục căn
bản, truyền thống đạo đức thì nguy cơ đổ vỡ phần nào sẽ được ngăn chặn. Thực
hiện hiệu quả các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”,“Xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ”. Thực hiện nghiên túc luật pháp liên quan đến
gia đình như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Chăm sóc bảo
vệ trẻ em, Luật phòng, chống bạo lực gia đình,... ngăn chặn sự xâm nhập của các
tệ nạn xã hội vào gia đình. Cần biểu dương, nhân rộng những tấm gương sáng về
đạo lý gia đình, điển hình trong khó khăn vươn lên xây dựng gia đình hòa thuận,
giữ vững hạnh phúc, nuôi dạy các con ngoan, học giỏi, thành đạt, hiếu thảo, chăm
lo phụng dưỡng ông bà, kính trên, nhường dưới.. tuyên truyền những tác phẩm
nghệ thuật hấp dẫn về đề tài gia đình.
Gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh phúc, là sự hài hòa cho đời sống của
mỗi thành viên trong gia đình, mỗi cá nhân trong xã hội. Gia đình êm ấm, hạnh
phúc sẽ là hành trang, là nền tảng để mỗi cá nhân phát huy hết năng lực của mình,
góp phần xây dựng xã hội ổn định, phồn vinh và phát triển.
Các cụ xưa đã nói “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn” câu nói bất
hủ ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tất cả vì mục tiêu xây dựng “Gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” hãy chung tay xây dựng, gìn giữ gia đình một
cách bền vững. Như vậy lý do ly hôn thường trùng với nguyên nhân gây mâu

23


thuẫn vợ chồng mà thực tế cho thấy người đứng đơn cho vụ luy hôn thường là phụ
nữ với các lý do, chồng ngoại tình, rượu chè, cờ bạc, bạo lực gia đình…
2. Kiến nghị
Vấn đề tranh chấp tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn, trong quá
trình giải quyết các vụ án ly hôn, tài sản tranh chấp thường là hai bên không thể
thỏa thuận được và thời gian giải quyết các vụ án thường phải keo dài hơn. Do tòa

án còn phải thành lập hội đồng định giá tài sản và tiến hành định giá khối tài sản
trên việc này sẽ khiến cho tòa án bị động trong quá trình giải quyết các vụ án, do
phải phụ thuộc vào các cơ quan khác. Chính vì vậy nên có những quy định phù
hợp hơn để tòa án có thể tự giải quyết một cách nhanh chóng hiệu quả hơn, giảm
được chi phí cho các đương sự.

24


×