Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

giao duc vi nguon nhan luc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.92 KB, 3 trang )

Mã lớp học phần:

16.301.3

Số thứ tự theo danh sách
lớp học phần

00

Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
TS. Võ Thị Bích Hạnh
QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC VÌ NGUỒN NHÂN LỰC
Loại Tiểu luận :

Cuối kì

Giữa kì

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 06/05/2014

Bài làm:
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế
như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người... Trong các nguồn
lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác hhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp Quốc
thì “nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính
sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất
nước”. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh
các loại vốn vật chất khác như vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao


động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề
cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (Đại học,
trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề). Giữa chất lượng nguồn nhân lực
và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ
giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là nói đến tổng thể
nguồn nhân lực của một quốc gia, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận
cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất.
Bởi vậy, khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao không thể không đặt nó trong
tổng thể vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nói chung của một đất nước. nguồn nhân
lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường (yêu
cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức; chuyên môn, kinh
tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp
tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc.
Trang 1/1


Khi xã hội ngày càng hiện đại đỏi hỏi lực lượng tham gia lao động phải có trình độ
ngày càng cao; và do đó, giáo dục đại học trở thành cơ sở đào tạo lực lượng lao động
chính cho xã hội.
Để tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao thì yêu cầu tiên quyết nhất phải làm đó
là xây dựng được chương trình khung tiệm cận với chương trình quốc tế, đào tạo ra
nguồn nhân lực quốc tế có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Về chương trình đào tạo, theo ý kiến tác giả thì Bộ nên cân nhắc lượt bỏ bớt những
lý thuyết hàn lâm học viện và thay vào đó là những giờ hoạt động ngoại khóa, kiến tập
thực tế tại doanh nghiệp để sinh viên được tận mắt thấy, tai nghe. Hiện nay, thời gian
đào tạo đối với cử nhân kinh tế là bốn năm. Trong bốn năm đó, thì hết hai năm đầu là
học lý thuyết suông, hai năm còn lại thì cũng chỉ học trên sách vở như vậy những cử
nhân kinh tế khi ra trường cũng chỉ là những “cử nhân giấy”.
Bên cạnh đó, việc rèn luyện những kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng
thuyết trình và kỹ năng giao tiếp cũng không kém phần quan trọng đối với sinh viên

khối ngành kinh tế. Anh/chị có thể ra đời với tấm bằng loại ưu (bằng đỏ) nhưng không
biết gì hết về gõ văn bản, sử dụng internet, cũng như kỹ năng giao tiếp kém, ít tiếp xúc
với người xung quanh thì chính anh/chị đã tự đóng khung bản thân mình lại.
Thứ hai, tác giả cũng rất vinh được được học hai trường có cơ sở vật chất được xem
là tốt ở thành phố Hồ Chí Minh này, đó là trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.Hồ Chí
Minh và trường ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tốt ấy
thì phải nói rằng vẫn còn đó những hạn chế khác về cơ sở vật chất trong quá trình
giảng dạy như: vẫn còn dùng micro có dây, máy chiếu bị lỗi trục trặc kỹ thuật; trong
quá trình học thuật vẫn còn xung quanh những tiếng ồn ào của công trình xây dựng
ảnh hưởng đến chất lượng học tập…Hiện nay, có rất ít trường hoặc gần như là không
có trường nào đầu tư lớp học cách âm để sinh viên và giảng viên tập trung cho việc
học tập và giảng dạy.
Thứ ba, phải nói là “trò chỉ giỏi khi được thầy giỏi chỉ dạy”. Do đó, vấn đề đội ngũ
giảng viên cũng cần phải được quan tâm đúng mức. So với mặt bằng chung các nước
trên thế giới, ở nước ta lương bổng, các chế độ phúc lợi dành cho giảng viên đại học
cũng chưa thật sự tương xứng với mồ hôi, công sức mà giảng viên đã bỏ ra. Thời gian
lên lớp dường như đã chiếm gần lớn thời gian của các giảng viên. Như vậy, thử hỏi
thời gian đâu mà giảng viên tập trung nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sâu về chuyên
môn.

Trang 2/2


Dẫu biết rằng nước ta còn nghèo, ngân sách dành cho giáo dục hàng năm cũng tiêu
tốn hết gần 30% ngân sách quốc gia, nhưng thật sự không thấm vào đâu so với các
quốc gia khác. Có thể ý tưởng về một mức lương khoán cố định đủ để các giảng viên
yên tâm công tác hơi viễn vong, nhưng thật sự Bộ cần phải thực hiện theo lộ trình kế
hoạch tăng lương cho giảng viên đại học, cao đẳng.
Và cuối cùng là khả năng ngoại ngữ của nguồn nhân lực cũng cần được quan tâm.
Phải nói là vấn đề ngoại ngữ hiện nay đa số các bạn sinh viên, học viên phải nói là đợi

“nước tới chân mới nhảy”. Họ không thật sự quan tâm đến việc học tập và trao dồi kỹ
năng ngoại ngữ, mà cụ thể ở đây là tiếng anh. Và cũng chính các trường tiếp tay cho
sinh viên của mình. Một số trường đặt yêu cầu về đầu ra tiếng anh rất thấp, chẳng hạn
như một trường (tác giả xin không nêu tên) yêu cầu đầu ra để cấp bằng đối với Cao
đẳng là TOEIC 350, Đại học là TOEIC 450. Với chuẩn tiếng anh đầu ra như vậy thì
lấy đâu ra nguồn nhân lực cao đáp ứng yêu cầu xã hội.
Thiết nghĩ, Bộ nên xác lập một chuẩn đầu ra cho tất cả các trường Đại học, Cao
đẳng trên toàn quốc và lấy đó làm tiêu chí để xét cấp bằng tốt nghiệp. Việc này đã
được áp dụng trong quy chế đào tạo Sau đại học khối ngành kinh tế và đã đang được
thực hiện rất tốt.
Trên đây, do giới hạn của bài thu hoạch giữa kỳ nên tác giả cũng chỉ trình bày
những điều mà theo nhận định thông qua quá trình công tác, kinh nghiệm thực tế làm
việc tác động đến chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực quốc tế.
Bài viết chỉ có tính chất gợi mở ý tưởng; để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này cần
phải thực hiện thêm nữa các cuộc nghiên cứu chuyên sâu.
Rất mong sự đóng góp ý kiến từ thầy, cô và các bạn để bài viết có thể hoàn chỉnh
hơn.

Trang 3/3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×