Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tieu luan Giao duc dai chung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.14 KB, 3 trang )

Mã lớp học phần:

16.301.3

Số thứ tự theo danh sách
lớp học phần

00

Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
TS. Võ Thị Bích Hạnh
QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC ĐẠI CHÚNG
Loại Tiểu luận :

Cuối kì

Giữa kì

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 06/05/2014

Bài làm:
Kế thừa và phát triển đường lối giáo dục của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về
nguyên tắc đại chúng hóa nền giáo dục trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức để
khỏi tụt hậu và phù hợp với xu thế giáo dục thế giới, đồng thời đẩy mạnh tiến độ phổ
cập giáo dục trung học, phát triển mạnh trung học chuyên nghiệp, dạy nghề có kỹ
thuật cao, nước ta phải từng bước đại chúng hóa giáo dục đại học.
Khác với giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học) có mục tiêu “giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách
nhiệm công dân”, mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp “đào tạo người học có kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau”, “có khả năng tìm việc làm”. Còn mục


tiêu của giáo dục đại học là “đào tạo người học có kiến thức và năng lực thực hành
nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo”, “có khả năng phát hiện, giải quyết
những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo”.
Ngày nay, giáo dục thế giới vừa coi trọng đại chúng hóa đại học, vừa phát triển sau
đại học. Đại chúng hóa đại học gắn liền với học suốt đời, tạo nên xã hội học tập, làm
cho người lao động cập nhật tri thức hiện đại, có năng lực sống và làm việc trong nền
kinh tế tri thức. Giáo dục đại học, ngày nay không chỉ đóng khung trong đào tạo cao
đẳng (thường 3 năm sau phổ thông trung học) và đại học (4 - 6 năm sau phổ thông
trung học) mà linh hoạt gọi là giáo dục sau trung học. Vừa làm vừa học, bằng các
chứng chỉ học phần, người học vươn dần lên trình độ đại học. Cả hệ thống cũng như
với từng người, việc đại chúng hóa đại học theo cách này là khả thi và với những
người lao động hiếu học, biết tự học, có ý chí vươn lên thì họ có thể đạt trình độ đại
học và cũng có thể sau đại học.

Trang 1/1


Khi xã hội đạt đến một trình độ nhất định về kinh tế xã hội, đời sống vật chất của
đại đa số nhân dân được cải thiện, nhu cầu hưởng thụ giáo dục đại học của người dân
trở nên phổ biến. Mọi người đều có nhu cầu nâng cao trình độ, do đó đặt ra yêu cầu là
phải có một nền giáo dục đại chúng với quy mô lớn, chất lượng đa dạng về cả nội
dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục.
Thứ nhất, quy mô giáo dục đại chúng là một bộ phận trong hệ thống giáo dục đại
học. Khi nói đến quy mô giáo dục đại học của một quốc gia trong một thời kỳ, người
ta thường nhắc đến số lượng sinh viên đang được đào tạo theo các phương thức đào
tạo, loại hình đào tạo và theo các chuyên ngành đào tạo khác nhau. Ngoài ra, khi nói
đến quy mô giáo dục đại học người ta còn nghiên cứu số lượng các trường đại học và
cao đẳng, cơ cấu và quy mô các trường này. Đặc biệt, ở Việt Nam hiện nay thì chỉ tiêu
số lượng sinh viên trên một vạn dân cũng được xem là một chỉ tiêu của quy mô giáo
dục đại học.

Hiện nay, số lượng sinh viên trên một vạn dân là 118 sinh viên và theo như lộ trình
của Bộ Giáo dục thì đến năm 2015 nâng số sinh viên trên một vạn dân lên 300 sinh
viên. Mục tiêu của quá trình này đang dần được thực hiện hóa khi hiện nay đã có tới
436 trường đại học, cao đẳng đang đào tào cả trăm ngàn sinh viên với các chuyên
ngành đào tạo, hình thức đào tạo đa dạng và phong phú về nội dung lẫn hình thức.
Thứ hai, đi đôi với việc phát triển về số lượng, thì chất lượng giáo dục cũng cần
được quan tâm đúng mức. Khi giáo dục đại học bùng nổ, ở tất cả các nước cũng như ở
Việt Nam đều có vấn đề về chất lượng. Giáo dục đại học Việt Nam trong thập niên qua
rõ ràng đã có sự giảm sút về mặt “chất lượng” trung bình, cho dù chất lượng còn chưa
được định nghĩa một cách rõ ràng. Sự giảm sút này, ngoài những yếu tố khách quan
như chi phí đào tạo, hình thức đào tạo, loại hình đào tạo; bên cạnh đó, còn có những
khuyết điểm chủ quan không đáng có như:
-

-

Chậm đổi mới chương trình đào tạo và để một số chương trình có chất lượng đầu vào
thấp vẫn học theo chương trình đào tạo và nội dung môn học của trường đại học theo
kiểu truyền thống trước đây. Vì vậy, sinh ra vấn đề “không thích hợp”, do đó hiệu quả
cũng như chất lượng của đào tạo thấp. Một ví dụ điển hình thực tế đó là việc giảng dạy
tiếng anh trong các trường đại học. Với một giáo trình tiếng anh cho cử nhân chuyên
ngành kinh tế, tuổi đời sách giáo trình giảng dạy còn lớn hơn tuổi của sinh viên.
Đã buông lỏng một số mảng về quản lý giáo dục trong một thời gian tương đối dài. Ví
dụ, mặc dù Bộ vẫn phân phối chỉ tiêu đào tạo nhưng đã để mất cân đối lớn trong hệ
thống cả về ngành nghề, vùng miền, trình độ…Tức là Bộ đã không có một dự báo
chính xác về nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Có thể nói, trong những năm trở lại

Trang 2/2



đây, các trường đại học, cao đẳng mọc lên rầm rộ, cùng với đó là hàng trăm nghìn cử
nhân ra trường nhưng không tìm được việc làm.
Thứ ba, về hình thức tổ chức giáo dục đại học hiện nay, hình thức giáo dục đại học
từ xa là một hình thức đáp ứng tốt yêu cầu của người học và có khả năng phát triển
trong nay mai nhờ vào sự phát triển của hệ thống công nghệ thông tin.
Cùng với khẳng định vai trò không thể thiếu của giáo dục mở và từ xa, các tham
luận tại hội thảo cũng đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo cho phương thức giáo dục
này phát triển bền vững và đảm bảo chất lượng. Đó là cần phải có học liệu và phương
tiện phù hợp. Các cơ sở giáo dục từ xa ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào học liệu
in ấn. Học liệu đôi khi còn giống với giáo trình của hình thức học chính quy tập trung,
chưa được thiết kế và biên soạn nổi bật tính riêng biệt của loại hình đào tạo từ xa về
phương pháp dạy - học và nội dung chuyên môn. Ngoài ra cần có học liệu điện tử bổ
trợ dưới dạng đĩa CD, VCD, CD-ROM. Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong giáo
dục từ xa cũng cần phải rất khách quan và trung thực.
Bên cạnh giáo dục từ xa, hiện nay còn phổ biến một hình thức giáo dục nữa là giáo
dục trực tuyến. Học viên có thể dễ dàng tạo một tài khoản trực tuyến, rồi sử dụng tài
khoản ấy để đăng nhập và chọn nội dung học tập phù hợp với nhu cầu và sở thích của
bản thân với một mức phí hợp lý. Một số trang giáo dục trực tuyến đang “hot” như:
zuni.vn, hocmai.vn, violet.vn.
Tóm lại, con đường củng cố chất lượng đào tạo giáo dục đại học cho số đông ngày
nay chủ yếu là việc tổ chức “phân tầng” nền giáo dục đại học để có một “phổ” về cấp
độ chất lượng đi kèm với các “chuẩn khoa học” phù hợp với mục đích và thực hiện đa
dạng hoá giáo dục đại. Đây còn là sự hợp lý nếu xét về phía cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu
nguồn nhân lực cũng như mục đích tự thân của sự phát triển giáo dục đại học phải
hướng vào nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.

Trang 3/3




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×