Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tieu luan GDDH TG va VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.95 KB, 15 trang )

Mã lớp học phần:

16.301.3

Số thứ tự theo danh sách
lớp học phần

00

Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam
TS. Võ Thị Bích Hạnh

CHẢY MÁU CHẤT XÁM Ở VIỆT NAM
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP HÓA
Loại Tiểu luận :

Cuối kì

Giữa kì

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 06/05/2014

MỤC LỤC

Trang 1/15


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 07/11/2006, Đại hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính
thức thông qua việc kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Sự kiện
này đánh dấu một bước tiến mới trên con đường phát triển và hội nhập của nước ta vào


nền kinh tế thế giới. Đồng thời qua đó mở ra hàng loạt cơ hội phát triển vượt bậc cho
các doanh nghiệp trong nước, thông qua sự giao thương với các doanh nghiệp thế giới
trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ.
Tuy nhiên, đi kèm với những cơ hội thì các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt
với không ít những khó khăn, thách thức và nguy cơ tiềm ẩn. Sự xuất hiện của các
công ty, tập đoàn kinh tế thế giới, những liên doanh quốc tế chắc chắn sẽ làm cho sự
cạnh tranh trên thương trường càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Chính vì vậy,
muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các
doanh nghiệp Việt Nam phải có những sự chuẩn bị thực sự chu đáo và nghiêm túc.
Trong đó, nhân lực có thể xem là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp trong sự
chuẩn bị đấy.
Nguồn nhân lực Việt Nam – đặc biệt là nhân lực “chất xám” – có thể xem là khá tốt
với những đặc điểm như thông minh, ham học hỏi, tiếp thu nhanh với nguồn tri thức
thế giới, lực lượng dồi dào và có độ tuổi khá trẻ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp trong
nước vẫn chưa thực sự đánh giá đúng vai trò và vị trí của nguồn nhân lực này, nên việc
sử dụng họ không đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, hiện tượng “chảy máu
chất xám” đã và đang diễn ra ngày một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trong nền kinh
tế nước ta hiện nay. Các doanh nghiệp thực sự đối mặt với những khó khăn rất lớn từ
ảnh hưởng của hiện tượng trên.
Đứng trước những thử thách mới, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng thực hiện
các chính sách để thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Để có một cái nhìn chính xác
và hoản thiện hơn về vấn đề “chảy máu chất xám” ở nước ta hiện nay, tác giả đã chọn
đề tài “Chảy máu chất xám ở Việt Nam trong quá trình hội nhập hóa”.
Bài viết gồm ba phần chính:
 Phần 1: Cơ sở lý thuyết
 Phần 2: Thực trạng “chảy máu chất xám” ở Việt Nam hiện nay

Trang 2/15



Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp

Trang 3/15


1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm
1.1.1. Nguồn nhân lực
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có nguồn lực cho sự phát triển kinh tế
như: con người, tài nguyên thiên nhiên, vốn,…trong đó nguồn lực về con người là
quan trọng nhất.
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến
thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để
phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
Thông thường chúng ta phân loại nguồn nhân lực theo phân loại thứ bậc ta có: nhân
lực lao động phổ thông; nhân lực lao động có tay nghề; nhân lực chất lượng thấp,
trung bình và cao.
Theo PGS Đàm Đức Vượng, thì: “Xây dựng nhân lực chất lượng cao có nghĩa là
xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia, tổng công
trình sư, kỹ sư đầu ngành, công nhân có tay nghề cao, có trình độ chuyên môn - kỹ
thuật tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực, có đủ năng lực nghiên cứu,
tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giải
quyết những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây
dựng đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp, có khả năng tổ chức, khả năng cạnh
tranh; xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiên tiến, hiện đại, đa dạng, cơ cấu
ngành nghề đồng bộ; xây dựng sự nghiệp giáo dục tiên tiến, hiện đại và một xã hội học
tập toàn diện để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”
Còn theo GS. Chu Hảo thì “Nhân lực chất lượng cao trước hết phải được thừa nhận
trên thực tế, không phải ở dạng tiềm năng. Điều đó có nghĩa là nó không đồng nghĩa
với học vị cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là những người có năng lực thực tế

hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng góp thực
sự hữu ích cho công việc của xã hội”.
Theo tác giả, nguồn nhân lực chất lượng cao phải được đánh giá trên ba tiêu chí cơ
bản sau:
-

Có khả năng thích ứng nhanh với môi trường làm việc và tiến bộ khoa học kỹ thuật;
Có tác phong kỹ thuật và đạo đức trong công việc;

Trang 4/15


-

Khả năng tư duy đột phá trong công việc hay nói cách khác đó là khả năng sáng tạo
của nguồn nhân lực.
Nhìn chung, có rất nhiều luồng ý kiến trái ngược nhau về nguồn nhân lực chất
lượng cao, nhưng dù các hiểu như thế nào đi chăng nữa, thì Đảng và Nhà nước ta vẫn
xem đó là nguồn nội lực, là “chất xám” cho sự phát triển của đất nước.
1.1.2. Chất xám
Theo nghĩa hẹp, “chất xám” là nơi tập trung các tế bào não là lớp vỏ bọc có nhiều
nếp nhăn bao bọc quanh não. Lớp vỏ nãy có màu xám cho nên được gọi là lớp chất
xám. Từ đó mà có khái niệm: coi trọng chất xám, chảy máu chất xám... (Theo GS
Nguyễn Lân Dũng).
Theo nghĩa bóng, “chất xám” ám chỉ nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao của
mỗi quốc gia.
Theo (), “chảy máu chất xám” là thuật ngữ dùng để chỉ vấn
đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua
những nước khác; sau đó, ý nghĩa của nó đã được mở rộng thành: “sự ra đi của những
người có kiến thức hoặc có chuyên môn từ một quốc gia, khu vực kinh tế, hoặc các

lĩnh vực khác, vì điều kiện sống hoặc tiền lương tốt hơn”.
Chảy máu chất xám là một hiện tượng mang tính toàn cầu, tuy xảy ra số lượng lớn ở
những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện tượng
này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế.
1.2. Nguyên nhân
Các nguyên nhân chính của lực hút chất xám ở các nước có điều kiện là:






Lương cao, mức sống cao;
Nền khoa học - công nghệ cao;
Môi trường học tập và làm việc tốt,
Cơ chế tuyển dụng công bằng;
Có chính sách ưu đãi đối với người tài.

Hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển còn do
tác động của nhu cầu thị trường lao động thế giới: dư thừa lao động phổ thông nhưng
khan hiếm nhân lực lao động trí thức cấp cao.
Một số nguyên nhân tạo lực đẩy chất xám là tình trạng lương thấp, thiết bị lỗi thời,
tương lai không sáng sủa, ít lựa chọn cho các nhà khoa học nếu làm việc ở các nước sở

Trang 5/15


tại, chế độ đãi ngộ kém, môi trường nghiên cứu khoa học không phù hợp, giá trị lao
động thực sự chưa được đề cao. Riêng tại châu Phi còn do các yếu tố nghèo đói, chính
trị bất ổn định (chiến tranh, đại loạn) và nguồn ngân sách đầu tư cho lĩnh vực khoa học

kỹ thuật quá thấp (0,3 % GDP).
Một số khía cạnh cá nhân có thể kể đến như: sự tác động từ gia đình (ví dụ người
thân ở nước ngoài) hoặc do sở thích cá nhân thích khám phá và muốn được cải thiện
sự nghiệp,...
1.3. Tồn tại
Tình trạng “chảy máu chất xám” tại các quốc gia nghèo là một nguyên nhân quan
trọng khiến khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng rõ rệt và gây ra
những hậu quả khó lường cho các nước đang phát triển. Nguồn “chất xám” bị chảy
máu khiến kinh phí đào tạo của quốc gia không ngừng thất thoát, đồng thời phải bỏ ra
một nguồn kinh phí lớn để trả lương cho các chuyên gia nước ngoài mời về. Việc các
nhà khoa học sang làm việc cho nước ngoài cũng tác động xấu đến người dân và các
giới tri thức khác trong nước. Đây là một sự lãng phí lớn về tài sản quốc gia, làm chậm
tốc độ phát triển nền kinh tế.
1.4. Tích cực
Nền kinh tế toàn cầu đổi mới mạnh mẽ đang tạo ra “sự lưu thông chất xám” hay
“chuỗi chất xám” thay cho “chảy máu chất xám”, trong đó nhân tài trở về quê hương
với vốn, kỹ năng và tri thức cùng với nhiều mối quan hệ với doanh nghiệp đa quốc gia
cũng như hệ thống công nghệ, đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển của đất
nước. Một số người có trình độ cao chọn ở lại nơi điều kiện vẫn đóng góp cho quốc
gia dưới hình thức gửi kiều hối về nước và hỗ trợ xây dựng quan hệ doanh nhân.
2. Thực trạng chảy máu chất xám ở nước ta
• Chảy máu chất xám từ du học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện có trên 3 vạn lưu học sinh du học theo các
con đường: Hiệp định giữa hai chính phủ, với học bổng của các tổ chức nước ngoài,
học bổng của chính phủ trong khuôn khổ đề án đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật của
các cơ sở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước (Đề án 322) và du học tự túc.
Với Đề án 322, từ năm 2000 đến 2010, Việt Nam đã chi hơn 2.500 tỉ đồng cho khoảng
3.000 cán bộ, giảng viên đi nước ngoài học tập; và trong số 2.268 người được đưa đi
Trang 6/15



đào tạo tiến sĩ, thì chỉ có 1.074 tiến sĩ về nước. Chi phí bình quân cho mỗi du học sinh
theo đề án này là khoảng 22.000USD/năm. Như vậy, trong 10 năm Nhà nước phải chi
cho mỗi người là 220.000USD, tức gần 4,4 tỉ đồng.
Là á quân của cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm đầu tiên, năm 2002, Nguyễn
Thành Vinh có học bổng sang Australia du học ngành hóa học tại Đại học New South
Wales tại Sydney. Kết thúc chương trình cử nhân, Vinh tiếp tục chương trình tiến sĩ về
hóa hữu cơ tại Đại học Quốc gia Australia (ANU). Phản ứng trước con số 70% du học
sinh Việt Nam không trở về nước sau khi tốt nghiệp, Vinh nói: “Nếu 30% quay trở về
làm đất nước phát triển rực rỡ thì thế đã là quá đủ. 70% nữa quay trở về chỉ làm môi
trường thêm chật chội. Nếu 30% đã quay về chẳng làm được gì hết thì 70% nữa quay
về liệu có làm được gì không? ”.
Ông Phạm Sỹ Tiến, Trưởng ban Điều hành Đề án 322 trăn trở: “Điều đáng buồn
nhất của các đề án đầu tư đưa học sinh, sinh viên đi du học là người học được Nhà
nước đầu tư rất tốt, nhưng sau khi về nước không phát huy được năng lực của mình,
không có môi trường để phát triển nghiên cứu tiếp”. Ông Tiến nhận xét: “Đề án có tốt
nhưng “đầu ra” không tốt thì hiệu quả cũng bị giảm sút. Một số du học sinh sau khi về
nước đã xin thôi việc ở cơ quan cũ để sang cơ quan khác làm việc hoặc làm việc cho
doanh nghiệp. Nhiều người ở lại nước ngoài”.
Chia sẻ về tình trạng “chảy máu chất xám” và đãi ngộ người tài ở nước ta hiện nay,
GS Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Nhiều người đi học ở
nước ngoài về vẫn phải tự thân vận động, tự bỏ tiền túi để nghiên cứu khoa học, một
phần do thủ tục hành chính, chế độ, chính sách chưa thỏa đáng. Họ không về do hệ
thống nghiên cứu khoa học trong nước chưa đủ hấp dẫn cho người có tài làm việc
trong nước, chưa đủ mức tin cậy cho những nhà khoa học trẻ thấy rằng, mình làm
trong nước có thể tiến bộ và cống hiến được như nước ngoài. Chúng ta cần chú trọng
đội ngũ trí thức trong nước ở các viện khoa học, các trường đại học, các tổ chức... Có
một điểm không thể thiếu được là chú trọng kêu gọi những nhà khoa học Việt Nam ở
nước ngoài trở về nước hợp tác, cộng tác thường xuyên để có sự gắn bó, hợp tác. Nhà
nước không cần có một chính sách gì quá đặc biệt với trí thức Việt kiều mà hãy tập

trung vào những chính sách tốt cho trí thức trong nước”.

Trang 7/15


 Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ nhiều phía, nhưng tổng hợp lại thì có
một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, khoảng cách giàu nghèo giữa Việt Nam và các nước phát triển (Mỹ, Đức,
Úc, Canada,…) quá lớn.
(Nguồn: )
Hình . GDP bình quân đầu người một số quốc gia phát triển năm 2012

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà 20% dân số giàu nhất tiêu thụ 80% tổng
năng lượng tạo ra. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà xung đột vũ trang vẫn
tiếp tục bùng phát ở đây đó và hầu như không bao giờ chấm dứt. Những hậu quả đó
gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với các quốc gia trên thế giới phụ thuộc vào sự
thịnh vượng, vị trí địa lý, tình trạng phát triển của quốc gia đó.
Ngày nay, giới trẻ hay bị phàn nàn là không có lý tưởng, không có đam mê hoặc
thậm chí không coi trọng những giá trị mà ông cha ta đã gian khổ có được. Có một
điều phải thừa nhận rằng, do bị chi phối bởi nền kinh tế thị trường, giới trẻ Việt Nam
bị lôi cuốn mạnh bởi đồng tiền. Một đất nước mà con người phải chịu đựng nghèo khó
trong một thời gian dài, điều này không có gì là ngạc nhiên. Họ càng bị đồng tiền lôi
cuốn thêm khi các phương tiện thông tin đại chúng đem đến cho họ những thành công
hoàn toàn dựa vào đồng tiền. Người ta không do dự đưa lên báo chí danh sách một
trăm người giàu nhất Việt Nam như những tấm gương điển hình. Họ dễ dàng so sánh
và nhận ra rằng một kế toán trẻ của một công ty liên doanh có thể kiếm được nhiều
hơn một vị giáo sư đại học. Vì thế khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai, họ sẽ lựa chọn
tương ứng.
Thứ hai, thầy cô, bạn bè và gia đình đã nhem nhóm trong đầu giới trẻ rằng chỉ đi du
học mới có khả năng thành công. Vì họ yêu nước, nhiệt huyết nên nuôi dưỡng tư

tưởng ấy cho tới khi lớn. Khi đã đi du học, những người giỏi trong số họ không trở về,
không chỉ vì họ được đề nghị mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn, mà có lẽ quan
trọng hơn, bởi vì họ không nhận được một tín hiệu nào cho thấy đất nước này cần họ,
rằng đất nước này tự hào về họ, rằng tương lai của đất nước này phụ thuộc vào họ. Đó
là hoàn cảnh mà thế hệ trẻ Việt Nam đang phải đối mặt.

Trang 8/15


Một khuynh hướng chung của du học sinh các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam là các du học sinh, nghiên cứu sinh sau khi hoàn tất chương trình học
thường phân vân trước câu hỏi là về nước, tiếp tục học thêm hay là ở lại làm việc nơi
xứ người. Câu hỏi hay suy nghĩ này nhiều khi không được đặt ra ngay khi du học sinh
mới bước chân đến quốc gia mình được theo học, mà nó được dần dần hình thành sau
một thời gian sống trên xứ sở xa lạ với những ưu đãi về vật chất lẫn tinh thần mà Việt
Nam không có.
Thứ ba, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nước sở tại. Có nhiều lý do để khiến du
học sinh băn khoăn trăn trở về quyết định về hay ở của mình. Trước hết là các quyến
rũ vật chất ở xứ du học sinh đang sống. Dù mang theo một tinh thần yêu nước nồng
nàn cho đến đâu đi nữa, du học sinh không thể chối cải được những tiến bộ về khoa
học kỹ thuật của thế giới mình đang sống. Thư viện, các phòng thí nghiệm, các hệ
thống máy vi tính và các phương tiện truyền thông khác như các trang web đủ loại đã
gíup cho du học sinh dễ dàng trong việc học tập cũng như làm việc. Về nước những
phương tiện tối tân, hiện đại như thế làm sao có được và du học sinh trở về có đất
dụng võ để mang những điều mình học hỏi về phát triển đất nước hay không. Đây là
vấn đề trăn trở của chính du học sinh Việt Nam.
Thứ tư, đó là vấn đề lương bổng và chính sách đãi ngộ. Vấn đề lương bổng, thu
nhập hàng tháng cũng làm du học sinh so sánh về khả năng xây dựng cho gia đình và
bản thân mình khi làm việc tại nước ngoài hay khi trở về Việt Nam. Một khía cạnh
đáng để ý nữa là các quốc gia tân tiến như Mỹ chẳng hạn thường có chính sách đãi ngộ

xứng đáng những khoa học gia, những kỹ thuật gia của các quốc gia khác. So sánh
việc đào tạo một kỹ sư trong nước hay nhận một kỹ sư nước ngoài vào làm việc thì các
nhà kinh tế, các người quản lý doanh nghiệp đều nhận thức được rằng việc sử dụng
một chuyên viên nước ngoài có lợi ích kinh tế nhiều hơn vì không phải tốn chi phí đào
tạo.
Rõ ràng, chuyện lương bổng và trên hết là quá nhiều bất cập trong chính sách trọng
dụng, đãi ngộ nhân tài khiến du học sinh khi trở về không có cơ hội phát triển nghề
nghiệp lẫn thăng tiến. Và nếu chúng ta cứ tiếp tục “vô tư” không nghĩ đến một giải
pháp thu dụng những tri thức trẻ có năng lực, bao gồm cả những sinh viên tốt nghiệp

Trang 9/15


trong nước và du học sinh, thì một ngày không xa con số “chảy máu chất xám” của đất
nước sẽ còn tăng theo cấp số nhân.
• Chảy máu chất xám trong giáo dục THPT
Mới đây Bộ GD&ĐT đã quyết định tạm dừng, tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ
nghiệp vụ sư phạm cho những người tốt nghiệp đại học muốn trở thành giáo viên.
Quyết định trên của Bộ GD&ĐT đồng nghĩa với việc nếu ai không học đúng khối
ngành sư phạm thì không bao giờ có cơ hội đứng trên bục giảng.
Không thể phủ nhận rằng đầu vào cử nhân thấp hơn sư phạm nhưng không có nghĩa
là đầu vào thấp hơn thì đầu ra cũng thấp hơn mà cái quyết định hiệu quả lại là đầu ra.
Không ít cử nhân đã tự tin tranh tài với sư phạm trong cuộc thi tuyển dụng công chức
và không ít sư phạm đã phải ngã gục. Như vậy, bằng cấp chỉ giống như một cái vé để
vào được rạp chiếu phim nhưng vào xong rồi ta làm việc có hiệu quả không là cả một
vấn đề.
Tại sao khi thi tuyển công chức ta không tổ chức một cách đầy nghiêm túc để
những ai có năng lực tốt hơn sẽ được lựa chọn. Như vậy, những người học trái ngành,
không học sư phạm mà muốn thành giáo viên sẽ phải nỗ lực gấp đôi, không nên phân
biệt đúng ngành hay trái ngành vì xã hội bây giờ mấy ai đi học mà sau này ra trường

làm đúng ngành mình học. Vậy nên chỉ cần đáp ứng được yêu cầu thì không phân biệt
cử nhân hay sư phạm cũng vẫn được đi dạy như thế mới công bằng và không lãng phí
“chất xám”.
Tạo cơ hội và nâng cao sự cạnh tranh không có gì là sai thậm chí còn giúp cho
ngành giáo dục bổ xung một đội ngũ giáo viên có năng lực thực sự. Thay vì ngừng cấp
chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Bộ GD&ĐT nên quy định yêu cầu cho những đối tượng
có nguyện vọng tốt nghiệp đại học muốn làm giáo viên là có kết quả học tập lạo giỏi
hay xuất sắc....Như vậy sẽ công bằng hơn và không biến chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
trở thành “hủ tục” cản bước những con người có nhiệt huyết thực sự với ngành sư
phạm.
• Hiện tượng cao đẳng nghề hóa đại học, trung cấp nghề hóa cao đẳng
Đây là hiện tượng cử nhân đại học, cao đẳng học xong không có việc làm phải đi
học cao đẳng hoặc trung cấp nghề để tìm kiếm một cơ hội việc làm khác

Trang 10/15


Thực tế thất nghiệp đã mở ra làn sóng liên thông “ngược” khi thạc sĩ, cử nhân đổ xô
học trung cấp để kiếm việc làm. Không tìm được việc làm đúng với chuyên ngành,
bằng cấp được đào tạo, gần đây nhiều cử nhân, thạc sĩ đã chọn đường… lùi bằng cách
đi học nghề, học trung cấp. Chuyện nghe rất khó tin nhưng đang diễn ra.
Ở góc độ đào tạo, đó là một sự tốn kém, lãng phí khủng khiếp của gia đình, xã hội.
Đó cũng là hậu quả của thực trạng thừa thầy thiếu thợ, một thời gian dài người học người dạy và cả người sử dụng lao động “u mê” chạy theo bằng cấp.
3. Một số kiến nghị và giải pháp
3.1. Bài học từ thế giới
Singapore: Khuyến khích du học sinh tích luỹ thật nhiều kinh nghiệm học tập và
làm việc tại các nước, sau đó trở về để thực sự “tìm kiếm tương lai”. Bởi chính phủ
Singapore khẳng định: Đặc biệt quan tâm đến khả năng của những người có kinh
nghiệm làm việc ở nước ngoài, họ nói rõ rằng chính điều này sẽ giúp đất nước giữ
vững khả năng cạnh tranh, giảm thuế đánh vào thu nhập cá nhân xuống 20%. Vì vậy

đảo khúc này là thiên đường cho các nhân tài.
Ấn Độ: Áp dụng biện pháp ràng buộc, nếu sinh viên không về nước làm việc sau
khi học xong, sẽ phải hoàn tiền đào tạo suốt cả những năm học phổ thông.
Hàn Quốc: Áp dụng chính sách lương cao cộng với đảm bảo chỗ ở chất lượng cao,
kể cả thanh toán học phí cho con cái các chuyên gia.
Malaysia: Nâng cao chất lượng đào tạo của các trường công lập, thực hiện liên kết
đào tạo với các trường Đại học quốc tế, chính phủ còn chú trọng tạo môi trường
nghiên cứu khoa học - kinh tế thuận lợi và khẳng định.
Đức: Áp dụng mô hình thu hút tri thức một cách gián tiếp, một mặt thì gửi sinh viên
ra nước ngoài tận dụng nguồn học bổng đa dạng từ khắp nơi trên thế giới. Mặt khác,
tái sử dụng, không đánh mất nguồn lực quý báu này. Đồng thời thành lập nhiều diễn
đàn khoa học, dành ngân sách cố định cho các giải thưởng khoa học có giá trị. Đây có
thể xem là bước đầu tiên để thị trường lao động chất lượng cao ở Đức tiếp cận với
“những bộ óc thông minh nhất” của thế giới.
Nhìn chung, các nước đều có các biện pháp hành chính tới phi hành chính, nhưng
quan trọng nhất là phải cho thấy đất nước thật sự cần họ – “chất xám” – thì họ sẽ quay

Trang 11/15


về phụng sự Tổ quốc. Bên cạnh đó, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên
cứu và làm việc của nguồn “chất xám” này cũng cần được quan tâm đúng mức.
3.2. Một số kiến nghị cho bài toán “chất xám” ở nước ta
Từ năm 2007, WIPO cho ra đời hệ thống chỉ số đổi mới toàn cầu (Global
Innovation Index). Đó là chỉ số đánh giá về trí tuệ, hoạt động và thành quả của hoạt
động trí tuệ con người.

(Nguồn: )
Hình . Chỉ số GID của Việt Nam và các nước xung quanh


Chỉ số đổi mới của Việt Nam nhìn chung là sụt giảm từ năm 2008-2012, nguyên
nhân một phần cũng do “chảy máu chất xám”.

(Nguồn: )
Hình 3. Thống kê tỷ lệ chất xám chảy ra-vào ở một số quốc gia
Trang 12/15


Căn cứ vào tình hình thực tế tại Việt Nam và tham khảo một số bài học kinh nghiệm
từ các nước bạn, tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp về kinh tế và phi kinh tế như sau:
 Nhóm giải pháp thứ nhất
Kinh tế
-

Xây dựng khung bảng lương phù hợp với trình độ chuyên môn từng ngành

-

nghề, học vị cho du học sinh khi trở về làm việc tại địa phương, trung ương;
Trung ương, địa phương dành ra một quỹ đất để cấp cho du học sinh hoặc bố trí

-

nhà công vụ để du học sinh trở về được yên tâm công tác;
Tiền thưởng một lần hoặc nhiều lần cho từng học vị tiến sỹ, thạc sỹ;
Giáo dục miễn phí cho con cái của chuyên gia từ lớp 1-6;
Chính sách y tế miễn phí trọn đời cho gia đình của du học sinh khi trở về làm

việc.
 Nhóm giải pháp thứ hai

Phi kinh tế
Cơ chế
-

Đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu trong tổ chức Đảng, Nhà nước;
Tiến hành công khai hóa các cuộc thi công chức nhà nước.

Tuyên truyền
-

Xây dựng tiểu ban du học sinh tạo điều kiện, kêu gọi du học sinh trở về nước

-

làm việc (Đoàn Thanh niên);
Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của du học sinh.

Cơ sở hạ tầng
-

Nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công việc nghiên

-

cứu chuyên môn của các chuyên gia;
Xây dựng hệ thống thư viện thông minh, thư viện sách, thư viện điện tử quốc
gia.

Trang 13/15



PHỤ LỤC
GDP 2009 - 2012

Australia
Canada
Germany
Singapore
United States
Việt Nam

2009
383,734
1,337,578
3,298,219
194,131
14,417,900
106,015

2010
375,217
1,577,040
3,282,895
217,200
14,958,300
115,932

Đơn vị tính: triệu USD
2011
2012

415,612
394,708
1,737,001
1,779,635
3,624,861
3,428,131
245,024
274,701
15,533,800
16,244,600
135,539
155,820
(Nguồn: )

Trang 14/15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách

Ebook

Website
/>order=wbapi_data_value_2012%20wbapi_data_value%20wbapi_data_valuelast&sort=asc&display=default, [truy cập ngày 29/04/2014].
/>[truy cập ngày 29/04/2014].
[truy cập ngày 03/05/2014].
/>[truy cập ngày 03/05/2014].
[truy cập ngày 04/05/2014].

Trang 15/15




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×