Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Do an tot nghiep Ung dung GPS trong viec giam sat benh nhan Parkinson tu xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 52 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ



Chương 1 : Mở đầu
1
1.1.1

Giới thiệu về bệnh Parkinson
Giới thiệu chung
Bệnh Parkinson là tình trạng hệ thống thần kinh bị trục trặc theo tuổi tác gây ảnh

hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Parkinson là một
trong những bệnh liên quan đến cử động của cơ thể phổ biến nhất, gặp trong khoảng 1%
người trên 60 tuổi, nam bị nhiều hơn nữ gấp 1,5 lần, và càng ngày càng xuất hiện nhiều ở
thời đại của chúng ta.Độ tuổi khởi bệnh trung bình vào khoảng 60 tuổi. Hiếm gặp các
trường hợp khởi bệnh trước 40 tuổi.
Ở bệnh Parkinson, người ta thấy hiện tượng thoái hóa tế bào não ở vùng chất đen
(substantia nigra) thuộc trung não. Từ chất đen, có những đường nối thần kinh liên kết đến
một phần khác của não gọi là thể vân (corpus striatum), nơi chế tiết ra một chất dẫn truyền
thần kinh tên là Dopamin . Dopamin vốn là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng nên
những sự thay đổi của nó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khỏe khác nhau.
Sự thiếu hụt những tế bào não này và sự thay đổi chế tiết Dopamin là nguyên nhân
dẫn đến những triệu chứng và các dấu hiệu của bệnh Parkinson và đồng thời cũng là mục
tiêu điều trị. Cơ chế sinh lý của hiện tượng thiếu hụt tế bào não này vẫn chưa được xác định.
1.1.2

Nguyên nhân
Có nhiều giả thuyết được đặt ra nhưng nhiều nhà nghiên cứu tin rằng Parkinson



không được gây ra bởi chỉ duy nhất một thủ phạm mà nó là sự kết hợp của hai tác nhân: sự
nhạy cảm mang tính chất di truyền và những tác động xấu gây ra bởi môi trường xung
quanh dẫn đến sự thoái hóa của tế bào não.
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng sống ở môi trường nông thôn, uống nước giếng,
tiếp xúc nhiều với thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sống gần nhà máy gỗ có thể gia tăng nguy cơ
mắc bệnh.
Người ta đã chứng minh được rằng có khoảng 5 - 10% bệnh nhân Parkinson có xu
hướng di truyền. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra có một gene đột biến ở trong nhóm
người mắc bệnh. Mặc dù gen đột biến này không phải là nguyên nhân của tất cả những
trường hợp bệnh nhưng phát hiện này đã mở ra cơ hội cho các nhà khoa học thực hiện thêm
các nghiên cứu trên động vật để tiếp cận sâu hơn nữa đối với bệnh Parkinson.
Hiện nay thì giả thuyết hứa hẹn nhất là giả thuyết về sự Oxy hóa:




Người ta tin rằng các gốc hóa học tự do là nguyên nhân của bệnh
Parkinson. Các gốc hóa học tự do mang điện tích dương được sinh ra do
Dopamin bị phá hủy khi nó kết hợp với Oxy.



Sự phá hủy dopamin gây ra bởi 1 enzyme tên là MonoAmin Oxidase



(MAO) dẫn đến sự hình thành hydrogen peroxide
Bình thường thì có một protein tên là Glutathione sẽ phá hủy Hydrogen
peroxide một cách nhanh chóng. Nếu hydrogen peroxide không bị phá

hủy, nó sẽ dẫn đến sự hình thành những gốc tự do có thể tác dụng lên
màng tế bào làm phá hủy tế bào và oxy hóa lipid khi hydrogen peroxide



tác động lên màng lipid ở lớp màng tế bào.
Ở bệnh Parkinson, glutathione bị thiếu do đó cơ thể mất đi sự bảo vệ cần



thiết chống lại sự hình thành những gốc hóa học tự do.
Hơn nữa, sự gia tăng chất sắt trong não có thể làm tăng sự tạo thành các




gốc tự do.
Ngoài ra, sự oxy hóa lipid cũng gia tăng ở bệnh Parkinson.
Sự liên quan giữa bệnh Parkinson với sự tăng tốc đào thải Dopamin, sụt
giảm các yếu tố bảo vệ (glutathione) chống lại các gốc tự do, tăng lượng
chất sắt (làm cho sự tạo thành các gốc tự do xảy ra dễ dàng hơn) và gia



tăng oxy hóa lipid đã giúp củng cố giả thuyết về sự Oxy hóa này.
Nhưng cho dù giả thuyết này có được xem là đúng đi chăng nữa thì nó
vẫn không thể giải thích được tại sao hoặc bằng cách nào mà cơ thể lại bị
mất đi cơ chế tự bảo vệ. Câu trả lời vẫn còn được để ngỏ. Và nếu giả
thuyết này đúng, người ta có thể điều chế thuốc để ngăn chặn hoặc làm


chậm đi các triệu chứng này.
Mặc dù nguyên nhân của bệnh Parkinson vẫn chưa được khám phá ra, nhưng vẫn có
những trường hợp từ các triệu chứng của bệnh Parkinson có thể xác định được nguyên nhân
một cách rõ ràng. Trong trường hợp này, người ta gọi các hội chứng trên là Parkinson thứ
phát.Mặc dù Parkinson nguyên phát, hay bệnh Parkinson, là type thường gặp nhất, nhưng số
lượng thật sự những người bị bệnh Parkinson thứ phát gây ra do thuốc có thể còn nhiều hơn
rất nhiều so với con số được báo cáo, và chiếm khoảng 4% trường hợp Parkinson thứ
phát.Các nguyên nhân gây ra Parkinson thứ phát bao gồm:
• Sự thay đổi nồng độ dopamine, do mất tế bào não hay do dùng thuốc, đều


có thể gây ra các triệu chứng của Parkinson
Những người bị Parkinson thứ phát do thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh
Parkinson nguyên phát sau này.




Những thuốc gây ra bệnh Parkinson bằng cách làm hạ thấp nồng độ



dopamin được gọi là chất ức chế các receptor của dopamin.
Hầu hết những loại thuốc chống rối loạn thần kinh hoặc thuốc an thần
như Chlorpromazine (Thorazine), haloperidol (Haldol) và Thioridazine



(Mellaril) có thể gây ra những triệu chứng của Parkinson.
Valproic acid (Depakote), vốn được sử dụng rộng rãi như là một loại




thuốc chống co giật, có thể gây ra triệu chứng Parkinson ngược lại.
Những loại thuốc như metoclopramide (Octamide, Maxolon, Reglan),
được dùng để điều trị những rối loạn của dạ dày chẳng hạn như loét dạ



dày, có thể gây ra Parkinson thứ phát hoặc làm cho tình trạng tồi tệ hơn.
Thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin có thể gây
ra những triệu chứng tương tự như parkinson.

Nói chung, cơ chế gây bệnh của tất cả những loại thuốc trên là chúng có khả năng
làm thay đổi nồng độ dopamin trong hệ thần kinh trung ương.Do đó, trước khi chẩn đoán
xác định một trường hợp bệnh Parkinson, người bác sĩ cần phải xem xét kỹ lưỡng tất cả các
loại thuốc bệnh nhân đã dùng và loại trừ các nguyên nhân u não, đột quỵ, nhiễm trùng,
nhiễm độc, AIDS và não úng thủy.
1.1.3

Triệu chứng
Ba đặc điểm nhận dạng 1 bệnh nhân Parkinson là run (lắc, vẫy) khi nghỉ ngơi, cứng

khớp và chậm chạp khi bắt đầu một cử động nào đó (được gọi là bradykinesia). Chẩn đoán
xác định khi bệnh nhân có 2 trong 3 đặc điểm trên. Tư thế không vững là dấu hiệu thứ tư,tuy
nhiên nó chỉ xuất hiện trong trường hợp muộn, thường là khi BN đã bị bệnh được 8 năm
hoặc hơn.Một số triệu chứng tiêu biểu :
Run khi nghỉ ngơi
• Thường là bắt đầu ở 1 bàn tay và có thể bắt đầu sau đó dừng lại.
• Ở hầu hết các trường hợp thì nó sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tình trạng



stress và cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.
Sau vài tháng hoặc vài năm, BN bắt đầu run giật cả hai tay nhưng không




đối xứng.
Triệu chứng run giật có thể có ở lưỡi, môi, hoặc cằm
Tính chất run giật của bệnh hiện diện và dễ thấy nhất ở các chi khi nghỉ



ngơi.
Động tác run giật của bệnh nhân giống như động tác đang lăn 1 viên

thuốc bằng bàn tay hoặc chỉ là sự run vẩy bàn tay hoặc cánh tay.
Cứng khớp




Cứng khớp được biểu hiện qua giảm khả năng kháng lại lực tác động của




người khác làm di chuyển các khớp.
Lực kháng này có thể đi theo đường thẳng hoặc theo hình răng cưa.

Bạn có thể nhờ người khác co và duỗi cổ tay của bạn trong trạng thái



nghỉ ngơi để kiểm tra dấu hiệu này.
Cứng khớp có thể thấy rõ ràng hơn khi có những cử động cố ý của chi

đối bên.
Di chuyển chậm chạp


Triệu chứng này không chỉ ám chỉ đến sự chậm chạp trong di chuyển mà
còn bao hàm cả giảm các cử động tự ý và tăng phạm vi cử động.



Nó được biểu hiện ra ngoài bằng các dấu hiệu: viết chữ nhỏ, giảm khả

năng thể hiện cảm xúc ở khuôn mặt, giảm tỷ lệ chớp mắt và nói nhỏ.
Tư thế không vững
• Mất thăng bằng và phản xạ giúp đứng vững.
• Triệu chứng này là một cột mốc quan trọng vì nó rất khó trị và là nguyên
nhân phổ biến của sự tàn tật trong giai đoạn muộn.
Các triệu chứng khác
• Bạn có thể cảm thấy cứng người khi bắt đầu bước đi, xoay người, hoặc



khi bước qua bậc cửa.
Có thể xuất hiện tư thế cong gập của cổ, thân và chi.

Những thay đổi về tâm thần có thể xảy ra muộn và ảnh hưởng đến




khoảng 15-30% người bệnh Parkinson.
Có thể giảm trí nhớ ngắn hạn và thị trường.
Tính chất khởi phát điển hình của Parkinson là không đối xứng mà dấu
hiệu phát hiện đầu tiên thường thấy nhất là run vẫy không đối xứng ở 1
tay. Khoảng 20% trường hợp có dấu hiệu đầu tiên được phát hiện ra là



tình trạng vụng về xuất hiện ở 1 tay.
Một thời gian sau, bạn sẽ cảm thấy các dấu hiệu tiến triển của triệu chứng
cứng khớp, di chuyển chậm chạp và các vấn đề về bước đi (rối loạn dáng

đi).
Triệu chứng khởi phát của bênh Parkinson có thể không đặc hiệu và bao gồm cả
mệt mỏi và trầm cảm.
• Một vài người cảm thấy giảm sự khéo léo và thiếu khả năng phối hợp
đồng bộ trong các hoạt động như chơi golf, mặc quần áo hoặc leo cầu



thang.
Một số người thấy đau hoặc có cảm giác thắt nghẹt ở bắp chân hay ở vai.
Bên tay bị ảnh hưởng đầu tiên sẽ không đong đưa hết biên độ theo nhịp
bước đi, bàn chân ở cùng bên có thể sẽ đi kéo lê dưới sàn.





Giảm phản xạ nuốt làm tăng lượng nước miếng và sau cùng là chảy nước



mũi.
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ cũng thường hay gặp có thể là táo bón, đổ

mồ hôi và rối loạn chức năng sinh dục.
Rối loạn giấc ngủ cũng thường hay gặp.
Có thể đưa ra chẩn đoán bệnh Parkinson tốt nhất khi BN có triệu chứng run giật lúc


nghỉ, không đối xứng và đáp ứng tốt với liệu pháp thay thế dopamin.
1.1.4

Các trường hợp cần sự điều trị của bác sỹ
Vì Parkinson là 1 bệnh tiến triển nên bạn sẽ tiếp tục nhận biết được các dấu hiệu bất

thường mới xuất hiện
Những triệu chứng này đôi khi khó phân biệt với tác dụng phụ của thuốc.
Do đó, tất cả những thay đổi vượt mức bình thuờng có thể giúp gợi ý để




loại trừ những loại bệnh khác hoặc phản ứng phụ của thuốc.
Tuy rằng phòng cấp cứu không phải là nơi có thể đưa ra chẩn đoán bệnh Parkinson

nhưng bạn cũng nên ghé qua để có thể loại trừ các loại bệnh khác có thể mắc phải.
Một vài biến chứng của Parkinson cũng cần được cấp cứu.


Đôi khi những triệu chứng mới hoặc một vài biểu hiện thay đổi giống
với những loại bệnh khác có thể làm cho bạn lo lắng (VD như thay đổi
khả năng suy nghĩ hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể không thể cử
động hoặc cử động khó khăn hơn là 1 dấu hiệu tương tự của đột quỵ)



Với bệnh Parkinson tiến triển, bạn có thể có cảm giác muốn té vì những



rối loạn về khả năng đi đứng của bạn ngày càng gia tăng.
Nhiều trường hợp còn gặp phải chứng loãng xương (mất calci), kèm với
những rối loạn di chuyển của Parkinson càng làm cho bạn có cảm giác



mình đang bị gãy/nứt xương chậu, hông hoặc những loại xương khác.
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson có thể gây ra các triệu



chứng như bí tiểu nặng, táo bón cần thiết đến sự can thiệp y học.
Rối loạn cử động còn ảnh hưởng đến cơ chế nuốt và thực quản gây nghẹt




thở hoặc mắc kẹt thức ăn ở thực quản.
Một biến chứng khác có liên quan là hít sặc (thức ăn) có thể là chất lỏng
hoặc rắn, gây ra những triệu chứng gần giống với viêm phổi và có thể



làm nghẹt thở.
Ngay cả những loại thuốc dùng để điều trị Parkinson cũng không phải là
không gây ra những biến chứng, chẳng hạn như hạ huyết áp, có thể góp
phần làm mất thăng bằng và tăng nguy cơ té ngã hoặc chấn thương.




Ngoài ra, vì những cơn đau đớn khủng khiếp mỗi khi co cơ, bệnh nhân
Parkinson có thể trở nên bất động. Các cơ của cơ thể bị "khóa" lại bằng
cảm giác đau đớn để ngăn bạn không vận động một cách quá mức. Và
khi bệnh nhân Parkinson không thể giao tiếp được với thế giới bên ngoài
một cách hiệu quả, điều này rất có thể sẽ dẫn đến trầm cảm. Một vài loại
thuốc hoặc các liệu pháp vật lý trị liệu có thể giải quyết được vấn đề này.

1.1.5

Chẩn đoán bệnh Parkinson

Chẩn đoán xác định Parkinson rất khó khăn. Không có một xét nghiệm máu hoặc các xét
nghiệm đặc hiệu nào có khả năng giúp thiết lập chẩn đoán. Thật ra thì lấy một mẫu mô não
là cách duy nhất để khẳng định chẩn đoán một cách chắc chắn nhất cho dù điều này có vẻ
như không thực tế cho lắm. Có những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chẩn đoán sai là 25 -35 %

cũng không phải là hiếm gặp. Tỷ lệ này giảm xuống còn 8% nếu như có xuất hiện những
dấu hiệu rối loạn chuyển động hỗ trợ chẩn đoán.Hiện tại, nếu bạn có những dấu hiệu nghi
ngờ, bạn nên đến gặp bác sĩ để xin tư vấn và cuối cùng là đến khám ở một bác sĩ chuyên
khoa thần kinh.
1.1.5.1 Chuẩn đoán ở giai đoạn sớm
Ngày trước, chỉ cần có 2 trong 3 triệu chứng chính (run giật, cứng khớp và di chuyển
chậm chạp) là đã có thể xác định chẩn đoán bệnh Parkinson. Những tiêu chuẩn này nếu
đứng riêng rẽ sẽ sai lầm trong khoảng 25% trường hợp.Những nghiên cứu khảo sát lại trên
những bệnh nhân đã được xác định chẩn đoán cho thấy triệu chứng giúp chẩn đoán bệnh
Parkinson chính xác nhất là run giật, tính chất không đối xứng (triệu chứng chỉ xuất hiện ở 1
bên của cơ thể) và đáp ứng tốt với levodopa (Dopar, Larodopa). Tuy nhiên, những triệu
chứng trên vẫn không thể lúc nào cũng giúp chẩn đoán chính xác được vì có những bệnh có
các triệu chứng tương tự như Parkinson.Để gia tăng tỷ lệ chẩn đoán chính xác trong giai
đoạn sớm, người ta đề nghị một balan chẩn đoán bệnh Parkinson. Nó khảo sát một cách đầy
đủ hơn về các tính chất như chức năng vận động, khứu giác và tâm thần.
1.1.5.2 Chẩn đoán ở giai đoạn muộn
Ở giai đoạn muộn của bệnh thì các triệu chứng khó có thể nhầm lẫn được và
chẩn đoán sẽ được xác định qua một bệnh sử đơn giản và khám lâm sàng hoàn
chỉnh.Biểu hiện di chuyển khó khăn và chậm chạp trở nên khá rõ ràng trong giai
đoạn muộn.Hầu hết tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng run giật ở giai đoạn này, mặc


dù không phải là tất cả, nhưng cũng giúp cho chẩn đoán.Những chẩn đoán hình ảnh
(như MRI và CT Scan) cũng cần được thực hiện ngay từ đầu để loại trừ những
nguyên nhân khác.
1.1.5.3 Những chẩn đoán cần thiết
Hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ có một phương tiện chẩn đoán hình ảnh đặc hiệu
có khả năng tầm soát bệnh cả ở giai đoạn sớm và muộn tạo điều kiện giúp theo dõi bệnh và
điều trị một cách hiệu quả.PET (Positron emission tomography) và SPECT (Single-photon
emission computed tomography) là 2 phương tiện chẩn đoán hình ảnh có cả độ nhạy và độ

đặc hiệu cao trong chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt bệnh Parkinson với những
hội chứng Parkinson thứ phát.Những phương tiện này không hiệu quả trong những trường
hợp bệnh đã quá rõ ràng.Mục đích sử dụng sau cùng của những phương tiện này là dùng để
tầm soát những trường hợp bệnh trong cộng đồng có nguy cơ cao.Giai đoạn bệnh Parkinson
xảy ra trước cả khi có triệu chứng trên lâm sàng gọi là giai đoạn tiền lâm sàng. Điều đó có
nghĩa là bạn sẽ không thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bị mất trên 80% tế bào sản
xuất dopamin.Vào thời điểm này PET sẽ giúp tầm soát và thể hiện sự thay đổi của dopamin
trước khi bạn có triệu chứng.Tuy nhiên nó vẫn không thể dùng để tiên đoán khả năng sự
thay đổi trên có thể tiến triển thành bệnh Parkinson được hay không.
1.1.6

Điều trị

Mục tiêu điều trị đối với bệnh Parkinson là vừa phải kiểm soát những triệu chứng càng lâu
càng tốt vừa hạn chế tác dụng phụ. Các biện pháp điều trị có thể kiểm soát tốt trong
khoảng từ 4 đến 6 năm. Sau đó bệnh sẽ tiến triển bất chấp các biện pháp điều trị, và có
nhiều trường hợp xuất hiện các biến chứng lâu dài như sự dao động và mất kiểm soát cơ
(dyskinesia). Ngoài ra nguyên nhân của sự tàn tật trong giai đoạn muộn còn bao gồm cả
mất khả năng giữ thăng bằng và thay đổi trạng thái tâm thần. Bác sĩ sẽ chọn cách điều trị
tốt nhất tùy thuộc vào những triệu chứng nổi bật của bệnh nhân.
1.1.6.1 Điều trị nội khoa
Ta sử dụng các loại thuốc bảo vệ các neuron thần kinh sản xuất ra Dopamin.Các cuộc
nghiên cứu đã cho thấy selegiline (Eldepryl) có tác dụng bảo vệ các neuron sản xuất
Dopamin.Selegiline được sử dụng trong giai đoạn sớm của bệnh với hy vọng nó sẽ làm
chậm lại tốc độ thoái hóa các neuron dopamin.
Các phương pháp điều trị triệu chứng bắt đầu khi bạn xuất hiện những dấu hiệu thoái
hóa chức năng. Lựa chọn phương phá điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân của sự thoái hóa.


Nếu nguyên nhân là do run giật, có thể sử dụng thuốc điều trị run giật, như

amantadine (Symadine, Symmetrel), vốn là một tác nhân kháng đối giao cảm.Amatadine
làm giảm nhẹ triệu chứng run giật trong khoảng 50% trường hợp và không gây cứng khớp
và di chuyển chậm chạp.Vì triệu chứng run giật chỉ đáp ứng tốt với 1 loại thuốc đối giao
cảm mà không có hiệu quả nếu sử dụng loại khác, do đó có thể bác sĩ sẽ sử dụng thử 1 loại
đối giao cảm khác nếu như loại thuốc đầu tiên không hiệu quả.Điều trị khởi đầu bằng liều
thấp và tăng liều lên dần để hạn chế tác dụng phụ bao gồm khó nhớ, lú lẫn và ảo giác. Tác
dụng phụ trên tâm thần thường gặp nhất, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.
Nếu nguyên nhân là do cứng khớp, di chuyển chậm chạp, giảm sự khéo léo, nói
chậm, lê chân, đó là những triệu chứng liên quan đến Dopamin.Thuốc được sử dụng là
Levodopa-carbidopa (Sinemet) có tác dụng tăng lượng dopamin trong não.
Khởi đầu với liều thấp, tăng chậm cho đến khi kiểm soát được triệu chứng.Nhiều
trường hợp cần phải điều trị như vậy đối với cứng khớp và di chuyển chậm chạp trong vòng
1 - 2 năm sau chẩn đoán.
1.1.6.2 Điều trị ngoại khoa
Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, lựa chọn điều trị bằng phẫu thuật có thể
được tính đến nếu như những triệu chứng nặng nề của bệnh xuất hiện hoặc khi thuốc không
còn tác dụng giảm nhẹ triệu chứng được nữa.
1.1.6.3 Theo dõi
Để kiểm soát được bệnh một cách tốt nhất, cần phải cân bằng giữa triệu chứng của
bệnh và tác dụng phụ của thuốc.
Không thể điều trị Parkinson đơn độc. Tốt hơn hết là phải hợp tác tốt với các bác sĩ
chuyên khoa để có thể lập ra 1 phương án điều trị tốt nhất.Luôn luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước
khi thay đổi hoặc ngưng sử dụng thuốc.
Tại tất cả những thời điểm của bệnh, cần phải có một cuộc trao đổi cởi mở giữa bạn
và bác sĩ về những triệu chứng mới và các triệu chứng thay đổi trong cơ thể bạn.
1.1.6.4 Tiên lượng
Parkinson là bệnh làm giảm tuổi thọ con người, tuy nhiên đó không phải là không thể
tránh được. Bệnh bắt đầu từ giai đoạn không triệu chứng và có thể tiến triển đến mức bị tàn
phế hoàn toàn, có thể là trong vòng 10 đến 20 năm. Tuy nhiên, cũng như những loại bệnh
khác, luôn có sự thay đổi, khác nhau giữa các cá thể. Các giai đoạn mà người bệnh sẽ phải

trải qua không thể nào tiên đoán trước được. Một số khuôn mẫu nhất định được ghi nhận.
Parkinson có thể được ghi nhận ở một số người từ triệu chứng run giật chiếm ưu thế
hoặc từ triệu chứng mất thăng bằng và kéo lê chân.Triệu chứng chính thường gặp ở người


trẻ là run giật, nhưng tiến triển của bệnh chậm hơn. Và họ cũng gặp vấn đề về kiểm soát cơ
trầm trọng hơn.
Ngược lại, ở người già thì triệu chứng thường gặp là mất thăng bằng và kéo lê chân.
Đây có thể là vấn đề nghiêm trọng ở lứa tuổi này vì sẽ tăng nguy cơ té ngã.Ngoài những dấu
hiệu về các triệu chứng thực thể, người bệnh còn gặp phải triệu chứng về tâm thần:
• Nhiều người bị trầm cảm nghiêm trọng và những vấn đề khác về tinh


thần.
Khoảng 30% bệnh nhân Parkinson bị thay đổi tình trạng tâm thần.

Điều trị tốt sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm tiến triển bệnh. Với những
nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng trong tương lai để tìm ra những loại thuốc mới và
các biện pháp phẫu thuật mới, hy vọng rằng một ngày nào đó chúng ta có thể ngăn
ngừa hoặc chữa trị được bệnh Parkinson.
1.1.7

Tự chăm sóc tại nhà
Quyết định tự chăm sóc tại nhà đối với những người bệnh Parkinson sẽ rất khó

khăn.Ban đầu thì những triệu chứng rất mờ nhạt và người bệnh có thể tiếp tục cố gắng hoạt
động được trong các sinh hoạt bình thường như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo, uống thuốc
và đi vệ sinh. Thực tế thì người bệnh còn có thể tiếp tục làm việc và tham gia những hoạt
động khác của xã hội.
Sau một thời gian, khi những triệu chứng bệnh tiến triển đến mức báo động. Tuy

nhiên chúng ta không thể nào dự đoán trước triệu chứng nào sẽ trở nên chính yếu và làm
cho bệnh nhân suy yếu nhiều nhất. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc sắp xếp và lên kế
hoạch chăm sóc trong tương lai. Tuy nhiên, một kế hoạch đầy đủ dành chăm sóc cho người
bệnh tại nhà vẫn được xem là khả thi.
Cần phải xác định mức độ chăm sóc cần thiết và nguồn tài chính dùng cho việc này.
Cũng cần phải chỉ định người chăm sóc thích hợp, tốt nhất là chọn người không phải vướng
bận gia đình nhiều.Nhu cầu của người bệnh Parkinson sẽ tăng lên theo thời gian và yêu cầu
đối với người chăm sóc cũng sẽ cao hơn. Người bệnh sẽ bị mất khả năng sống độc lập, nấu
ăn, lái xe hoặc thậm chí sử dụng phương tiện công cộng. Do đó người chăm sóc sẽ phải chịu
trách nhiệm hoàn toàn.
Căn nhà cần phải rộng đủ để thỏa mãn được những nhu cầu của người bệnh. Cần
phải có những dụng cụ đặc biệt như khung tập đi, xe lăn, tủ cạnh giường. Với mục đích an
toàn, những vật nguy hiểm và dễ vỡ cũng phải được cất đi.Ngay cả thuốc dùng để điều trị
cũng không nên để trong tầm tay người bệnh nếu như đã có xuất hiện triệu chứng lú lẫn.
Cũng như mọi thứ khác, nhu cầu cũng thay đổi theo từng người. Có thể người này
chỉ cần sự hỗ trợ vừa phải nhưng những người khác lại cần sự hỗ trợ hoàn toàn.


1.2 Tìm hiểu thực trạng và phương pháp điều trị bệnh Parkinson ở Việt Nam
1.3 Ý tưởng thiết kế hệ thống

Chương 2 : Cơ sở ý thuyết
2.1 Tổng quan về GSM
GSM (Global System for Mobile communication) là hệ thống thông tin di động số toàn
cầu, là công nghệ không dây thuộc thế hệ 2G (second generation) có cấu trúc mạng tế bào,
cung cấp dịch vụ truyền giọng nói và chuyển giao dữ liệu chất lượng cao với các băng tần
khác nhau: 400Mhz, 900Mhz, 1800Mhz và 1900Mhz, được tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu
(ETSI) quy định.
GSM là một hệ thống có cấu trúc mở nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần cứng,
người ta có thể mua thiết bị từ nhiều hãng khác nhau.

Do nó hầu như có mặt khắp mọi nơi trên thế giới nên khi các nhà cung cấp dịch vụ
thực hiện việc ký kết roaming với nhau nhờ đó mà thuê bao GSM có thể dễ dàng sử dụng
máy điện thoại GSM của mình bất cứ nơi đâu.Mặt thuận lợi to lớn của công nghệ GSM là
ngoài việc truyền âm thanh với chất lượng cao còn cho phép thuê bao sử dụng các cách giao
tiếp khác rẻ tiền hơn đó là tin nhắn SMS.
Ngoài ra để tạo thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ thì công nghệ GSM được xây
dựng trên cơ sở hệ thống mở nên nó dễ dàng kết nối các thiết bị khác nhau từ các nhà cung
cấp thiết bị khác nhau.Nó cho phép nhà cung c ấp dịch vụ đưa ra tính năng roaming cho
thuê bao c ủa mình với các mạng khác trên toàn thế giới. Và công nghệ GSM cũng phát
triển thêm các tính năng truyền dữ liệu như GPRS và sau này truyền với tốc độ cao hơn sử
dụng EDGE.
Đặc điểm của công nghệ GSM
- Cho phép gởi và nhận những mẫu tin nhắn văn bản bằng kí tự dài đến 126 kí tự.
- Cho phép chuyển giao và nhận dữ liệu, FAX giữa các mạng GSM với tốc độ hiện hành

2.1.1

lên đến 9.600 bps.


- Tính phủ sóng cao: Công nghệ GSM không chỉ cho phép chuyển giao trong toàn mạng
mà còn chuyển giao giữa các mạng GSM trên toàn cầu mà không có một sự thay đổi, điều
chỉnh nào. Đây là một tính năng nổi bật nhất của công nghệ GSM(dịch vụ roaming).
- Sử dụng công nghệ phân chia theo thời gian TDM (Time division multiplexing ) để chia
ra 8 kênh full rate hay 16 kênh haft rate.
- Công suất phát của máy điện thoại được giới hạn tối đa là 2 watts đối với băng tần GSM
850/900Mhz và tối đa là 1 watts đối với băng tần GSM 1800/1900Mhz.
- Mạng GSM sử dụng 2 kiểu mã hoá âm thanh để nén tín hiệu âm thanh 3,1Khz đó là mã
hoá 6 và 13kbps gọi là Full rate (13kbps) và haft rate (6kbps) .
2.1.2


Cấu trúc mạng GSM

Hình 2-1

Cấu trúc mạng GSM

Một mạng GSM để cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng khá phức tạp gồm có nhiều
phân hệ con :
-

Phân hệ chuyển mạch NSS (Network Switching Subsystem).
Phân hệ trạm gốc BSS (Base Station Subsystem).
Phân hệ bảo dưỡng và khai thác OSS (Operation Subsystem).
Trạm di động MS (Mobile Station).


Hình 2-2 Các




















thành phần mạng GSM

AUC (): Trung tâm nhận thức
ULR (): Bộ ghi định vị tạm trú.
HLR (): Bộ ghi định vị thường trú.
EIR (): bộ ghi nhận dạng thiết bị
MSC (): Trung tâm chuyển mạch các dịch vụ mạng.
BSC (): Bộ điều khiển trạm gốc
BTS (): Trạm thu phát gốc.
NSS (): Phân hệ chuyển mạch
BSS (): Phân hệ trạm gốc
MS (): Trạm di động.
OSS (): Phân hệ khai thác bảo dưỡng.
PSPDN (): Mạng số liệu công cộng chuyển mạch gói
CSPDN (): Mạng số liệu công cộng chuyển mạch kênh
PSTN (): Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng.
PLMN (): Mạng di động mặt đất.
ISDN (): Mạng số dịch vụ tích hợp
OMC (): Trung tâm khai thác và bảo dưỡng.

Sự phát triển của công nghệ GSM ở Việt Nam
Công nghệ GSM đã vào Việt Nam từ năm 1993.Hiện nay, ba nhà cung cấp di động công


2.1.3

nghệ GSM lớn nhất của Việt Nam là VinaPhone, MobiFone và Viettel Mobile,cũng là
những nhà cung cấp chiếm thị phần nhiều nhất trên thị trường với số lượng thuê bao mới
tăng chóng mặt trong thời gian vừa qua.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê,trong năm 2010,tổng số thuê bao điện thoại cả nước
đạt 170,1 triệu thuê bao,trong đó các hãng viễn thông phát triển mới 44,5 triệu.Trong số
170,1 triệu thuê bao,chỉ có 16,4 triệu thuê bao là điện thoại cố định,còn lại gần 154 triệu là
di động.


2.2 Tổng quan về GPRS
Công nghệ chuyển mạch gói GPRS (General Packet Radio Service) là một công nghệ
nhằm cung cấp những dịch vụ gói IP đầu cuối tới đầu cuối qua mạng GSM, cho phép triển
khai và cung cấp những ứng dụng internet vô tuyến cho một số lượng lớn người sử dụng
dịch vụ viễn thông di động.
GPRS được phát triển dựa trên nền tảng của hệ thống mạng GSM. Giải pháp GPRS của
Ericsson được thiết kế để đẩy nhanh việc triển khai GPRS mà vẫn giữ cho chi phí đầu vào
thấp. Các khối chức năng của mạng GSM hiện nay chỉ cần được nâng cấp phần mềm, ngoại
trừ BSC (Base Station Center) phải được nâng cấp phần cứng. Hai nút mạng mới được giới
thiệu, đó là SGSN (Serving GPRS Support Node) và GGSN (Gateway GPRS Support
Node) nhằm bổ sung chức năng chuyển mạch gói bên cạnh chức năng chuyển mạch mạch
của mạng.

Hình 2-3 Cấu

trúc GPRS được phát triển dựa trên nền tảng GSM

SGSN có nhiệm vụ tạo tuyến và quản lý địa chỉ IP.SGSN cùng với các đầu cuối GPRS
hình thành các kênh truyền logic cho phép việc truyền nhận các gói IP.

GGSN đóng vai trò kết nối các đầu cuối GPRS trong mạng đến các ISP(Internet Service
Provider) bên ngoài, hoặc kết nối giữa các mạng GPRS với nhau.
Các SGSN và GGSN liên kết với nhau và tạo thành một mạng IP xương sống làm nền
tảng cho dịch vụ GPRS.


Hình 2-4 sodiviosvs

Các lớp protocol của GPRS được tham chiếu trên mô hình OSI
SGSN và GGSN dựa trên đường truyền vô tuyến có sẵn để xây dựng mạng chuyển mạch
gói GPRS dựa trên protocol TCP/IP tương thích với mạng internet thông dụng,cho phép
cung cấp cho các thuê bao mạng những dịch vụ mới hấp dẫn hơn.
Một số đặc điểm của GPRS:
 Tốc độ dữ liệu : GPRS tận dụng các khe thời gian 9.6Kbps của mạng GSM để triển

khai dịch vụ,nên tốc độ dữ liệu là rất chậm so với các mạng truyền số liệu gói
khác.Tốc độ thực sự phụ thuộc vào số khe thời gian được dùng cho dịch vụ GPRS.
 Phương thức tính cước:dựa vào dữ liệu truyền nhận,không dựa vào thời gian kết nối.
2.3 Giới thiệu về Module sim Neoway M590

Hình 2-5

Module sim Neoway M590

Module sim Neo_M590 là một trong những loại module GSM sử dụng công nghệ
GSM/GPRS hoạt động ở băng tần EGSM 900Mhz và DCS 1800 Mhz.


Hình 2-6 Sơ


2.3.1

đồ khối của module sim Neoway M590

Đặc điểm của module sim Neoway M590

 Nguồn cung cấp khoảng 3.3 – 4.8V(giá trị khuyên dùng là 3.9V)
 Băng tần













- EGSM 900Mhz và DCS 1800Mhz, Neo_M590 có thể tự động tìm kiếm băng tần.
- Phù hợp với GSM Pha 2/2+
Độ nhạy -106dBm
Công suất truyền nhận tối đa
- Băng tần EGSM900 Class 4 là 2W
- Băng tần DCS1800 Class1 là 1W.
Dòng điện để module hoạt động là 210mA,dòng chờ là 2.5mA.
Nhiệt độ làm việc từ -40oC – 80oC
SMS

- Hỗ trợ chế độ TEXT và PDU.
- Kiểu sử dụng kết nối point to point/cell broadcast.
Nhóm dữ liệu
- GPRS class10
- Sơ đồ mã hóa :CS1,CS2,CS3,CS4
Mạch chuyển dữ liệu : hỗ trợ dịch vụ CSD và USSD
Đặc tính vật lý
- Kích thước 26.7mm*24.2mm*10.5mm
- Nặng 7g


2.3.2

Chức năng các chân của module sim Neoway M590

Hình 2-7

Sơ đồ chân của module sim Neoway M590
Bảng 2.1 Các chân của module sim

2.3.3

Chân số
1
2-3
4
5
6

Tên chân

GND
VCC_MAIN
GND
LIGHT
VCCIO/RUN

I/O
PWR
PWR
PWR
O
O

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

RXD
TXD

DTR
RING
SIMIO
SIMCLK
SIMRST
SIMVCC
GND
DCD
DSR
EMERGOFF
ON/OFF
GND

I
O
I
O
I/O
O
O
PWR
PWR
O
O
I/O
I
PWR

Mô tả chân
Nối đất

Cung cấp nguồn cho module sim
Nối đất
Đèn báo hiệu trạng thái mạng
Đầu ra module 2.85V/báo module
hoạt động bình thường
Nhận dữ liệu
Truyền dữ liệu
Sẵn sàng nhận dữ liệu
Báo hiệu chuông
Sim data
Sim clock
Sim reset
Cấp nguồn cho sim card
Nối đất
Phát hiện bộ mang dữ liệu
Module sẵn sàng
Tắt nguồn khẩn cấp
Điều khiển bật/tắt module
Nối đất

Tập lệnh AT của module sim Neoway M590

2.3.3.1 Các thuật ngữ sử dụng
<CR> : Carriage return (0x0D).
<LF> : Line Feed (0x0A).
MT : Mobile Terminal.
Thiết bị đầu cuối mạng (trong trường hợp này là modem).


TE


: Terminal Equipment.
Thiết bị đầu cuối (máy tinh, hệ vi điều khiển, …).
GPRS : General Packet Radio Service.
Dịch vụ gói vô tuyến chung.
TCP : Transmition Control Protocol.
Giao thức điều khiển truyền vận.
IP
: Internet Protocol.
Giao thức dùng cho mạng internet.
2.3.3.2 Cú pháp lệnh AT
Khởi đầu lệnh : Tiền tố “AT” hoặc “at”
Kết thúc lệnh : ký tự <CR>
Lệnh AT thường có một đáp ứng theo sau nó, đáp ứng có cấu trúc :
“<CR><LF><Response><CR><LF>”
Tập lệnh AT có thể chia thành 3 loại cú pháp chính : cú pháp cơ bản, cú pháp tham số S, cú
pháp mở rộng.
 Cú pháp cơ bản : “AT<x><n>” hoặc “AT&<x><n>”

Với :
<x> : Lệnh
<n> : Đối số của lệnh, đối số có thể có 1 hoặc nhiều đối số, đối số có thể tùy chỉnh, được
thiết lập mặc định nếu trong lệnh thiếu đối số.
 Cú pháp tham số S : “ATS<n>=<m>”

Với :
<n> : Chỉ số của thanh ghi S được thiết lập.
<m> : Giá trị đặt cho thanh ghi S. <m> có thể tùy chỉnh, nếu thiếu, giá trị mặc đinh sẽ
được đặt cho <m>.
 Cú pháp mở rộng : Các lệnh có cú pháp này có thể hoạt động ở nhiều chế độ. Các


chế độ được liệt kê ở bảng bên dưới :
Bảng 2.2 Chế độ lệnh AT
Lệnh kiểm tra

AT+<x>=?

Lệnh đọc

AT+<x>?

Liệt kê danh sách các tham số của lệnh và các giá
trị có thể thiết lập cho tham số
Cho biết giá trị hiện tại của các tham số trong lệnh

Lệnh thiết lập

AT+<x>=<…>

Thiết lập các giá trị cho các tham số của lệnh

Lệnh thực thi

AT+<x>

Đọc các tham số bất biến được tác động bởi các
tiến trình bên trong của module

Kết hợp các lệnh AT liên tiếp trên cùng một dòng lệnh : Chỉ cần đánh “AT” hoặc “at”
một lần ở đầu đầu dòng lệnh, các lệnh còn lại chỉ cần đánh lệnh, các lệnh cách nhau bởi dấu



chấm phẩy. Một dòng lệnh chỉ chấp nhận tối đa 256 ký tự. Nếu số ký tự nhiều hơn sẽ
không có lệnh nào được thi hành.
Nhập các lệnh AT liên tiếp trên các dòng lệnh khác nhau : Giữa các dòng lệnh sẽ có một
đáp ứng (Ví dụ như OK, CME error, CMS error). Cần phải chờ đáp ứng này trước khi nhập
lệnh AT tiếp theo.
2.3.3.3 Một số lệnh AT thường dùng cho chế độ GPRS

Lệnh
Tham số
Đáp ứng
Ví dụ

AT+CGDCONT=<cid>,<type>,<APN>
<cid>:
<type>:
<APN>:
OK
AT+CGDCONT=1,"IP","m3-world"<CR>

Lệnh
Tham số
Đáp ứng
Ví dụ

AT&D1
Không có
OK
AT&D1<CR>


Lệnh
Tham số

AT+XGAUTH=<cid>,<auth>,<name>,
<cid>:
<auth>:
<name>:
:

Đáp ứng
Ví dụ

OK
AT+XGAUTH=1,1,"mms","mms"<CR>

Lệnh
Tham số
Đáp ứng
Ví dụ

AT+XISP=<n>
<n>:
0:
1:
OK
AT+XISP=0<CR>

Lệnh
Tham số

Đáp ứng
Ví dụ

AT+XIIC=<n>
<n>:1
OK
AT+XIIC=1<CR>


Lệnh
Tham số

AT+TCPSETUP=<n>,<ip>,
<n>: link ID,chỉ có thể là 0 hoặc 1.
<ip>: địa chỉ IP đích
: số cổng đích,phải ở dạng mã ASCII

Đáp ứng
Ví dụ
Lệnh
Tham số
Đáp ứng
Ví dụ

2.4

AT+TCPSEND=<n>,<length>
<n>:
<length>:
AT+TCPSEND=0,5

>12345
OK

GIỚI THIỆU VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F877A

2.4.1

Vi điều khiển PIC 16F877A

Đây là vi điều khiển thuộc họ PIC16Fxxx gồm 40 chân với tập lệnh gồm 35 lệnh có độ
dài 14bit. Mỗi lệnh đều được thực thi trong 1 chu kì xung clock. Tốc độ hoạt động tối đa
cho phép là 20Mhz với 1 chu kì lệnh là 200ns. Bộ nhớ chương trình 8Kx14 bit, bộ nhớ dữ


liệu 368x8 byte RAM và bộ nhớ dữ liệu EEPROM với dung lượng 256x8 byte. Số PORT
I/O là 5 với 33 pin I/O.


Các đặc tính ngoại vi bao gồm các khối chức năng sau:
 Timer0: bộ đếm 8 bit với bộ chia tần số8 bit
 Timer1: bộ đếm 16 bit với bộ chia tần số có thể thực hiện chức năng đếm dựa vào






xung clock ngoại vi ngay khi vi điều khiển hoạt động ở chế độ sleep.
Timer2: bộ đếm 8 bit với bộ chia tần số, bộ postcaler.
Hai bộ Capture/so sánh/điều chế độ rộng xung.

Các chuẩn giao tiếp nối tiếp SSP (Synchronous Serial Port), SPI và I2C.
Chuẩn giao tiếp nối tiếp USART với 9 bit địa chỉ.
Cổng giao tiếp song song PSP (Parallel Slave Port) với các chân điều khiển

RD,WR,CS ở bên ngoài.
• Các đặc tính Analog:
 8 kênh chuyển đổi ADC 10 bit.
 Hai bộ so sánh.
• Bên cạnh đó là một vài đặc tính khác của vi điều khiển như:
 Bộ nhớ flash với khả năng ghi xoá được 100.000 lần.
 Bộ nhớ EEPROM với khả năng ghi xoá được 1.000.000 lần.
 Dữ liệu bộ nhớ EEPROM có thể lưu trữ trên 40 năm.
 Khả năng tự nạp chương trình với sự điều khiển của phần mềm.
 Nạp được chương trình ngay trên mạch điện ICSP ( In Circuit Programming)





2.4.2

thông qua 2 chân.
Watchdog Timer với bộ dao động trong.
Chức năng bảo mật mã chương trình.
Chế độ Sleep.
Có thể hoạt động với nhiều dạng Oscillator khác nhau.

Sơ đồ khối vi điều khiển PIC16F877



Sơ đồ khối của vi điều khiển pic 16F877A
2.4.3

Một số giao tiếp được sử dụng:

2.4.3.1 Giao tiếp nối tiếp UART(Universal Asynchronous serial Reveiver and
Transmitter):
UART là 1 dạng giao diện nối tiếp bất đồng bộ của USART được dùng để giao tiếp với các
thiết bị ngoại vi,các vi điều khiển khác hoặc với PC.
Hai chân dùng cho giao diện này là RC6/TX/CK và RC7/RX/DT trong đó RC6/TX/CK
dùng để truyền xung clock (baud rate) và RC7/RX/DT dùng để truyền data.


Quá trình truyền không đồng bộ chỉ cần một đường truyền cho một quá trình. “Khung dữ
liệu” đã được chuẩn hoá bởi các thiết bị nên không cần đường xung nhịp báo trước dữ liệu
đến. Trong đề tài này,khung truyền được sử dụng ở dạng: 1bit Start+8bit data+1bit Stop.
Truyền thông không đồng bộ vì thế hiệu quả hơn truyền thông đồng bộ (không cần nhiều
đường truyền). Tuy nhiên để quá trình truyền thành công thì phải tuân thủ theo các tiêu
chuẩn:
Baud rate (tốc độ Baud): như trong ví dụ trên về việc truyền 1 bit trong 1ms, bạn thấy rằng
để việc truyền và nhận không đồng bộ xảy ra thành công thì các thiết bị tham gia phải
“thống nhất” nhau về khoảng thời dành cho 1 bit truyền, hay nói cách khác tốc độ truyền
phải được cài đặt như nhau trước, tốc độ này gọi là tốc độ Baud. Theo định nghĩa, tốc độ
baud là số bit truyền trong 1 giây. Ví dụ nếu tốc độ baud được đặt là 19200 thì thời gian
dành cho 1 bit truyền là 1/19200 ~ 52.083us.
Frame (khung truyền): do truyền thông nối tiếp mà nhất là nối tiếp không đồng bộ rất dễ
mất hoặc sai lệch dữ liệu, quá trình truyền thông theo kiểu này phải tuân theo một số quy
cách nhất định. Bên cạnh tốc độ baud, khung truyền là một yếu tốc quan trọng tạo nên sự
thành công khi truyền và nhận. Khung truyền bao gồm các quy định về số bit trong mỗi lần
truyền, các bit “báo” như bit Start và bit Stop, các bit kiểm tra như Parity, ngoài ra số lượng

các bit trong một data cũng được quy định bởi khung truyền. Hình 1 là một ví dụ của một
khung truyền theo UART, khung truyền này được bắt đầu bằng một start bit, tiếp theo là 8
bit data, sau đó là 1 bit parity dùng kiểm tra dữ liệu và cuối cùng là 2 bits stop.
Start bit: start là bit đầu tiên được truyền trong một frame truyền, bit này có chức năng báo
cho thiết bị nhận biết rằng có một gói dữ liệu sắp được truyền tới. Bit Start là bit bắt buộc
phải có trong 1 khung truyền.
Data: data hay dữ liệu cần truyền là thông tin chính mà chúng ta cần gởi và nhận. Data
không nhất thiết phải là gói 8 bit, với PIC quy định số lượng bit của data là 5, 6, 7, 8 hoặc 9
(tương tự cho hầu hết các thiết bị hỗ trợ UART khác). Trong truyền thông nối tiếp UART,
bit có ảnh hưởng nhỏ nhất (LSB – Least Significant Bit, bit bên phải) của data sẽ được
truyền trước và cuối cùng là bit có ảnh hưởng lớn nhất (MSB – Most Significant Bit, bit bên
trái).
Parity bit: parity là bit dùng kiểm tra dữ liệu truyền đúng không (một cách tương đối). Có 2
loại parity là parity chẵn (even parity) và parity lẻ (odd parity). Parity chẵn nghĩa là số
lượng số 1 trong dữ liệu bao gồm bit parity luôn là số chẵn. Ngược lại tổng số lượng các số
1 trong parity lẻ luôn là số lẻ.
Stop bits: stop bits là một hoặc các bit báo cho thiết bị nhận rằng một gói dữ liệu đã được
gửi xong. Sau khi nhận được stop bits, thiết bị nhận sẽ tiến hành kiểm tra khung truyền để
đảm bảo tính chính xác của dữ liệu. Stop bits là các bits bắt buộc xuất hiện trong khung
truyền.


2.4.4

Chuẩn giao tiếp SPI:
Là 1 trong 2 dạng của giao diện đồng bộ nối tiếp MSSP dùng để giao tiếp với các

thiết bị ngoại vi ( EEPROM,chuyển ADC...) hoặc với các vi điều khiển khác.
Chuẩn giao tiếp SPI cho phép truyền nhận đồng bộ. Cần sử dụng 4 pin cho chuẩn
giao tiếp này:

RC5/SDO: ngõ ra dữ liệu dạng nối tiếp (Serial Data Output).
RC4/SDI/SDA: ngõ vào dữ liệu dạng nối tiếp (Serial Data Input).
RC3/SCK/SCL: xung đồng bộ nối tiếp (Serial Clock).
RA5/AN4/SS/C2OUT: chọn đối tượng giao tiếp (Serial Select) khi giao tiếp ở chế độ
Slave mode.

Hoạt động: mỗi chip Master hay Slave có một thanh ghi dữ liệu 8 bits. Cứ mỗi xung
nhịp do Master tạo ra trên đường giữ nhịp SCK, một bit trong thanh ghi dữ liệu của Master
được truyền qua Slave trên đường MOSI, đồng thời một bit trong thanh ghi dữ liệu của chip
Slave cũng được truyền qua Master trên đường MISO. Do 2 gói dữ liệu trên 2 chip được gởi
qua lại đồng thời nên quá trình truyền dữ liệu này được gọi là “song công”.


×