Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Các kỹ năng cho người tìm việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.77 KB, 6 trang )

9 gợi ý cho người tìm việc
Bạn muốn rút ngắn thời gian tìm việc? Bạn muốn tìm được một công việc nhiều người
mơ ước? Bạn muốn có mức lương cao? Hãy nghe theo 9 gợi ý sau đây nhé.

Tạo phong cách riêng cho thư xin việc và CV
Điều này giúp hồ sơ của bạn nổi bật trong hàng nghìn hồ sơ được gửi đến. Dĩ nhiên, khi
bạn nổi bật, người ta sẽ nhớ đến bạn hơn, và bạn dễ được gọi phỏng vấn hơn.

Đa dạng hóa nguồn việc làm
Ngày nay, có rất nhiều cách để bạn tiếp cận với cơ hội việc làm. Ngoài việc tìm kiếm và
liên hệ qua các mẩu quảng cáo tuyển dụng trên báo giấy, bạn có thể gửi hồ sơ tìm việc
lên mạng Internet thông qua các trang web việc làm phổ biến và có uy tín. Chủ động và
tích cực giữ liên lạc với bạn bè để cùng chia sẻ cơ hội phù hợp với mỗi người. Một cách
trực tiếp nhất, bạn hãy chú ý tham dự các cuộc hội chợ việc làm.

Không đơn thương độc mã
Bạn bè, gia đình hoặc các đồng nghiệp cũ đều có một mạng lưới thân quen riêng của họ.
Và một người bạn của một người bạn rất có thể đang nắm giữ thông tin về một vị trí ứng
tuyển thật sự phù hợp với bạn. Hãy nói với những người thân quen về nhu cầu việc làm
của bạn. Chắc chắn cơ hội dành cho bạn sẽ tăng lên rất nhiều.

Tìm một công ty hợp với bạn
Bạn có thể rất giỏi, rất có năng lực và kinh nghiệm, nhưng không phải đến công ty nào là
bạn cũng có thể phát triển được ngay bởi còn rất nhiều yếu tố khác chi phối hiệu quả
công việc của bạn. Vì vậy, trước khi quyết định ứng tuyển vào một công ty nào, hãy xem
xét về công ty đó qua trang web của họ, đồng thời tìm hiểu thêm thông tin qua bạn bè để
biết về cách thức làm việc ở đó. Các nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm một ứng viên sẽ
“ăn khớp” với bộ máy của họ và lớn mạnh cùng văn hóa công ty.

Kiên nhẫn



Các chuyên gia ước tính rằng thời gian tìm việc trung bình kéo dài từ ba đến mười tháng.
Trong khoảng thời gian đó, bạn có thể sẽ phải chấp nhận khá nhiều cái lắc đầu. Vì vậy,
hãy luôn ghi tâm khắc cốt một điều: Tìm một công việc phù hợp để gây dựng sự nghiệp
không đơn giản, không nên vội vàng. Một công việc tốt cần phải có thời gian đầu tư.

Luôn sẵn sàng
Không bao giờ là quá nhiều đối với việc chuẩn bị trước cuộc gặp đầu tiên của bạn với
một vị sếp tiềm năng tương lai. Trước cuộc phỏng vấn, hãy tích cực truy nhập vào trang
web của công ty để biết cặn kẽ nhất có thể về phương thức hoạt động, sản phẩm, ban lãnh
đạo, nhiệm vụ và văn hóa. Từ đó bạn có thể có được những câu trả lời rõ ràng trước
những câu hỏi
truyền thống.

Đúng giờ
Dù cuộc phỏng vấn chỉ mang tính chất làm quen hay tìm hiểu thông tin hoặc chính thức,
bạn vẫn nên đến sớm khoảng 10 phút. Như thế bạn sẽ tránh được tình huống đến trễ do
tắc đường, thời tiết xấu hoặc các hoàn cảnh khách quan không may xảy ra. Hơn nữa, đến
sớm một chút, bạn sẽ có thời gian chỉnh sửa lại trang phục, đầu tóc cho gọn gàng nhất
trước khi đối
diện với nhà tuyển dụng.

Nghe nhiều hơn nói
Dù có lo lắng, bồn chồn thế nào cũng cố gắng không lắp bắp, lí nhí. Trước khi nói ra một
câu gì, hãy nghĩ kỹ đồng thời kín đáo hít một hơi lấy bình tĩnh. Ngoài những điều cần
nói, hãy im lặng. Như thế bạn có thể thu được rất nhiều thông tin quý giá về công ty và
cũng tránh không nói những điều lố bịch.

Đặt những câu hỏi hay
Cuối cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi bạn xem bạn có muốn hỏi gì

không. Hãy chuẩn bị trước một số câu hỏi và các vấn đề nảy sinh trong quá trình nói


chuyện để khi được hỏi, bạn có thể trình bày mạch lạc và rõ ràng. Vừa được giải đáp, bạn
vừa thể hiện rằng mình quan tâm đến vị trí ứng tuyển.
Đắn đo trước lời mời làm việc
Để tìm được một công việc mới theo đúng nguyện vọng của mình không hề đơn giản.
Tuy nhiên, khi đã vượt qua các cửa ải để nhận được lời mời làm việc bạn cũng vẫn phải
“căng trí” phân vân nên hay không nên. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn đưa ra
quyết định sáng suốt cho mình

Nghiên cứu bảng mô tả công việc
Sau khi nhận bảng mô tả công việc, rà soát kỹ lưỡng và tự hỏi mình những câu hỏi như:
Liệu mình có đủ kiên trì để làm công việc này? Đây có phải là công việc đáng để bạn
làm? Khả năng và kinh nghiệm bản thân có phù hợp với công việc này? Mình có thể thay
đổi mình để đảm trách tốt công việc, ví dụ: cần đi lại nhiều, môi trường làm việc áp lực
cao, kỷ luật khắt khe…? Nếu đó là những câu trả lời “Không” thì dù bạn có nhận lời mời,
đó cũng không phải là công việc bạn thích.

Đánh giá về công ty
Môi trường làm việc đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình bạn làm việc tại công
ty. Vì vậy phải đảm bảo một môi trường phù hợp, thoải mái với phong cách cá nhân của
bạn. Nếu bạn quen làm với những công ty nước ngoài, đề cao văn hoá công sở, thì bạn
không thể vào làm việc tại một nơi được coi là “luộm thuộm”, tốc độ phát triển “rùa bò”.

Cũng nên tính tới phong cách làm việc của sếp và những đồng nghiệp tương lai. Có thể
giữa bạn và họ có khoảng cách, nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt này có thể đem đến
những ý tưởng mới lạ nhưng nếu thường xuyên duy trì khác biệt dễ dẫn tới mâu thuẫn,
xung đột, một trong những kẻ thù phá vỡ lối làm việc tập thể.


Xem xét phúc lợi được hưởng
So với vị trí trước kia cùng với những gì bạn bỏ ra hoặc những người khác cũng ở vị trí
như bạn, lương của họ thế nào. Nhớ một điều rằng những phúc lợi hấp dẫn đôi khi có thể


sẽ là động lực lớn cho bạn làm việc.

Bạn cũng có thể được mời một công việc tốn nhiều thời giờ nhưng có thể được phép ở
nhà vài ngày một tuần. Khi đó bạn sẽ có thời gian cho bản thân và những công việc khác.
Ngoài ra, nếu lời mời đáp ứng được hầu hết những yêu cầu của bạn nhưng lại thiếu đi
phần phúc lợi trong khi đó lại là yếu tố quan trọng với bạn thì cũng nên nghĩ lại. Đừng
ngần ngại hỏi nhà tuyển dụng về những thông tin như: các khoá học nghiệp vụ, kỹ năng,
tiền thưởng…khi thoả thuận với nhà tuyển dụng.
Cơ hội phát triển
Không thể làm một công việc mà bạn biết chắc không có tương lai. Đó chỉ có thể chấp
nhận được trong một thời gian ngắn, nếu kéo dài chỉ tốn thời gian, sức khoẻ và tinh thần
của bạn. Khéo léo tìm cách để biết xem liệu bạn có thể có cơ hội phát triển với vị trí đảm
trách. Ví dụ: Người ở vị trí của bạn trước kia đang đảm nhận vị trí cao hơn, vươn lên
bằng chính khả năng của mình? Vị sếp đáng kính của bạn đi lên từ đâu? Nếu câu trả lời
cho thấy bạn không có cơ hội phát triển hay thăng tiến thì bạn rất nên tiếp tục công cuộc
tìm kiếm một công việc mới.

Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng những vấn đề nêu trên mà bạn vẫn cảm thấy chưa an tâm
nhận lời mời thì hãy quan tâm tới một số yếu tố khác hoặc đặt thêm câu hỏi với nhà tuyển
dụng trước khi đưa ra quyết định chính thức. Chuyển tới một vị trí mới không phải là
điều đơn giản, vì vậy hãy cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố và tình huống có thể xảy ra. Với
những thông tin thu thập được, những điều mắt thấy tai nghe, bạn sẽ có một quyết định
sáng suốt cho nghề nghiệp của mình.
Nhược điểm của người tìm việc
Phần lớn hồ sơ xin việc đều có quá nhiều thông tin thừa. Qua thực tế các cuộc phỏng vấn

tại Hội chợ Việc làm (HCVL), các nhà tuyển dụng đều có chung nhận định: Phần lớn
người tìm việc còn quá yếu trong các kỹ năng tìm việc.
Hồ sơ được trình bày một cách máy móc, rập khuôn

"Hầu hết hồ sơ đều không tạo được một ấn tượng gì hơn là một sự cẩu thả, thiếu chuẩn


bị. Quá nhiều thông tin thừa, song những thông tin mà nhà tuyển dụng (NTD) cần thì lại
không có. Hơn một nửa thông tin trình bày trong đơn xin việc lặp lại ở sơ yếu lý lịch" ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng Phòng Kiểm toán Công ty KPMG, đã có nhận xét chung
với tất cả hồ sơ như vậy. Sở dĩ có tình trạng trên là do người tìm việc không chịu suy nghĩ
để tự trình bày, chuẩn bị đơn xin việc, sơ yếu lý lịch. Phần lớn họ rập khuôn hoàn toàn
theo những mẫu đơn xin việc sẵn có ở ngoài thị trường. Do đó, hồ sơ xin việc của họ đã
không có được những thông tin về năng lực cũng như những kinh nghiệm của bản thân.
Những thông tin về gia đình, quá khứ của người lao động (NLÐ) lại quá nhiều. Thông tin
về tình trạng, khả năng hiện tại của NLÐ thì lại thiếu, trong khi đây mới là cái mà NTD
quan tâm nhất.

Ông Nguyễn Hồng Sơn khuyên: "Ở thời điểm hiện nay, một vị trí được rao tuyển đôi khi
có hàng trăm hồ sơ xin việc nộp vào. Ðể bộ hồ sơ gây được ấn tượng cho NTD, bạn cần
"đánh bóng" hình ảnh của mình trước hết thông qua bộ hồ sơ bằng cách cung cấp thật
nhiều thông tin về bạn, về những khả năng mà bạn có thể đáp ứng vị trí công việc NTD
đang rao tuyển. Như thế bạn mới có cơ may được mời phỏng vấn".

Chưa biết tiếp thị mình trước NTD

Tại HCVL vừa qua, ứng viên Quách Thị Diệu Loan nộp đơn xin vào vị trí kế toán ở một
công ty TNHH. Khi dự phỏng vấn, NTD đặt câu hỏi: "Bạn hãy cho biết bạn có những ưu,
khuyết điểm nào". Ngay lập tức, cô trả lời: "Ðiểm yếu của em là rất hay vội vàng, nóng
vội nên nhiều khi mắc phải sai sót, nhưng em vội vàng là để hoàn thành công việc
sớm...". Chỉ ngay câu đầu tiên này, ứng viên đã bị đánh rớt bởi công việc kế toán bao giờ

cũng cần ở ứng viên sự cẩn thận, điềm tĩnh. Thế mà, ứng viên này đã đưa ngay điểm yếu
lên đầu. Khi NTD yêu cầu giới thiệu về mình, hầu hết ứng viên lặp lại những thông tin
mang nội dung khai báo lý lịch. NTD không cần điều này vì tất cả đã có trong hồ sơ.
Tương tự ở các ứng viên khác, dường như các bạn không hề biết mình có những điểm
mạnh gì và những điểm nào cần thiết cho công việc.


Trường hợp ứng viên Lê Thị Hồng Thắm (cũng xin vào vị trí kế toán), ở thời gian thực
tập, cô đã tìm được những khuyết điểm, thiếu sót trong bộ phận mình đang làm việc. Và
những góp ý này được giám đốc công ty đánh giá cao. Một điểm yếu mà đa số ứng viên
mắc phải khi trình bày hồ sơ xin việc, cũng như dự phỏngvấn là không nêu rõ được vị trí
muốn làm. Họ nộp đơn theo kiểu hú họa, "may nhờ, rủi chịu" vậy thôi.

Kỹ năng tìm việc: Nên đưa thành môn học

Thực tế cho thấy, những ứng viên đã từng tham dự các HCVL hay các diễn đàn việc
làm... thì hồ sơ được chuẩn bị tốt hơn (song chưa đạt hoàn toàn) và phong cách dự phỏng
vấn cũng tự tin hơn. Tuy nhiên, phần lớn ứng viên vẫn mắc rất nhiều lỗi ngay trong tác
phong dự phỏng vấn, gây khó chịu cho NTD như cúi gằm mặt, nhìn vào một điểm mơ hồ
nào đó, hai tay cất dưới gầm bàn hoặc múa may liên tục... Ông Nguyễn Hồng Sơn bức
xúc: "Tôi nghĩ, thực tế trên đặt ra cho các trường là cần nhanh chóng đưa "các kỹ năng
tìm việc" thành một môn học hay chuyên đề bắt buộc trong chương trình đào tạo"



×