Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

tuyển chọn 20 đề thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 9 có đáp án và thang điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.95 MB, 100 trang )

TUYỂN CHỌN
20 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN LỊCH SỬ
LỚP 9
(có đáp án và thang điểm)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19/5/2016


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Đề chính thức

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP
THCS
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: LỊCH SỬ - BẢNG A
Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (6,0 điểm) :
“Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ năm 1950 khi nền kinh tế các
nước Tây Âu được khôi phục, một xu hướng ngày càng nổi bật là sự liên kết
kinh tế giữa các nước trong khu vực (…). Tới nay, Liên minh châu Âu là một
liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới…”
(Trích SGK Lịch sử lớp 9, trang 42,43 NXB Giáo dục Việt Nam năm
2013)
a. Bằng những kiến thức lịch sử thế giới hiện đại đã học, hãy làm rõ ý kiến
trên.
b. Nêu một số hiểu biết của em về mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên
minh châu Âu (EU).
Câu 2 (4,0 điểm) :


Trình bày sự ra đời của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và
vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội.
Câu 3 ( 4,0 điểm) :
Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ta trong Cuộc vận động dân chủ
1936 - 1939. Cuộc vận động đó đã chuẩn bị được những gì cho Cách mạng tháng
Tám 1945?
Câu 4 (6,0 điểm):
Từ ngày 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, thiện chí của Đảng ta và dã
tâm xâm lược của thực dân Pháp được thể hiện như thế nào?
…………….Hết………

Họ và tên thí sinh………………………………………. Số báo danh………..


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS
NĂM HỌC 2015 – 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ - BẢNG A
(Hướng dẫn chấm này gồm 4 trang)

Câu
Câu 1
(6
điểm)

Nội dung
a. Quá trình liên kết khu vực Tây Âu
* Nguyên nhân:

- Các nước Tây Âu đều có chung một nền văn minh, nền kinh tế
không cách biệt nhau lắm.
- Do xu thế toàn cầu hoá, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng
KH-KT, hợp tác phát triển là cần thiết.
- Các nước Tây Âu cần phải đoàn kết với nhau để thoát khỏi sự lệ
thuộc vào Mĩ.
* Quá trình liên kết:
- Tháng 4/1951, "Cộng đồng than, thép châu Âu" ra đời gồm sáu nước
Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà lan, Lúc-xăm-bua.
- Tháng 3/1957, sáu nước trên cùng nhau thành lập "Cộng đồng năng
lượng nguyên tử châu Âu", rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC).
Cộng đồng kinh tế châu Âu chủ trương xoá bỏ dần hàng rào thuế quan,
thực hiện tự do lưu thông hàng hoá, tư bản và nhân công giữa sáu
nước.
- Tháng 7 năm 1967, ba Cộng đồng trên sát nhập với nhau thành Cộng
đồng châu Âu (EC)
- Tháng 12/1991, các thành viên EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-axtơ-rích (Hà Lan). Hội nghị thông qua hai quyết định quan trọng:
+ Xây dựng một liên minh kinh tế, chính trị tiến tới nhà nước chung
châu Âu.
+ Cộng đồng châu Âu đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) và từ
ngày 1/1/1999 một đồng tiền chung của Liên minh châu Âu đã đươc
phát hành với tên gọi là đồng ơrô (EURO.
+ Số lượng thành viên của EU ngày càng tăng: năm 1999 là 15 nước,
đến năm 2004 là 25 nước…
+ Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế
giới, có tổ chức chặt chẽ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế
thế giới.
b. Mối quan hệ Việt Nam - EU:
- Việt Nam và EU thiết lập mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện


Điểm
4,5
0,75
0,25
0,25
0,25
3,75
0,5
0,75

0,5
1,0

0,5
0,5

1,5
0,5


trên nhiều lĩnh vực khác nhau: Kinh tế, văn hóa, giáo dục KH-KT...
- Hoạt động thương mại giữa Việt Nam và EU được tăng cường. Hai
bên giao lưu trao đổi hàng hoá với nhau. Các sản phẩm Việt Nam xuất
khẩu sang EU là quần áo, dày dép, thủy hải sản...
- Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư từ EU nhằm xây dựng và phát
triển đất nước....
Câu 2 * Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
(4
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu Trung Quốc. Tại
điểm) đây, Người thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên mà

nòng cốt là tổ chức Cộng sản đoàn (6/1925).
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào
tạo cán bộ cách mạng.
- Năm 1925 xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền của
Hội. Mở lớp huấn luyện, những bài giảng của Người được tập hợp và
in thành sách Đường kách mệnh (1927), vạch ra phương hướng cơ bản
của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Tất cả đã được bí mật chuyển về nước, nhằm truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước
phát triển. Hội đã có tổ chức cơ sở hầu khắp cả nước và số hội viên
ngày càng tăng.
- Một số hội viên xuất sắc được cử đi học ở Liên Xô và Trung Quốc,
còn phần lớn lên đường về nước hoạt động.
- Năm 1928, Hội có chủ trương “vô sản hóa” nhằm tạo điều kiện cho
các cán bộ tự rèn luyện, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, thúc đẩy
phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển
- Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một tổ chức cách mạng theo
khuynh hướng vô sản, là bước chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ
chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam sau này.
*Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội:
- Nguyễn Ái Quốc là người sáng lập và lãnh đạo Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên.
- Lựa chọn thanh niên yêu nước đưa vào Hội, vạch ra chương trình của
Hội.
- Mở lớp huấn luyện chính trị, viết bài, xuất bản báo Thanh niên….
- Thông qua việc thành lập và hoạt động của Hội, Người đã đào tạo
được một đội ngũ cán bộ nòng cốt chuẩn bị cơ sở cho việc thành lập
chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Câu 3 Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ta trong Cuộc vận động
(4

dân chủ 1936 - 1939.

0,5

0,5
3,0
0,5

0,25
0,5

0,5

0,25
0,5

0,5

1,0
0,25
0,25
0,25
0,25


điểm)

* Hoàn cảnh lịch sử:
+Tình hình thế giới:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chủ nghĩa phát xít xuất hiện

trở thành mối nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh thế giới.
- Tháng 7/1935, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản chủ trương
thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước nhằm tập hợp lực lượng chống
chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp đã thi
hành một số chính sách tiến bộ đối với các nước thuộc địa.
+Tình hình trong nước:
- Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với chính sách phản
động của thực dân Pháp ở thuộc địa đã làm cho đời sống nhân dân đói
khổ ngột ngạt.
b. Chủ trương của Đảng
- Đảng xác định kẻ thù chính trước mắt là bọn phản động Pháp và tay
sai
- Xác định nhiệm vụ trước mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đế
quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân sinh,
dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, sau
đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3/1938).
- Hình thức và phương pháp đấu tranh: Hợp pháp, nửa hợp pháp, công
khai, nửa công khai…
=> Những chủ trương của Đảng trong thời kì 1936-1939 tuy chỉ có
tính chất sách lược nhưng rất kịp thời và phù hợp với tình hình nên đã
tạo được một phong trào đấu tranh sôi nổi.
* Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đã chuẩn bị được những gì
cho Cách mạng tháng Tám 1945?
- Trình độ chính trị và công tác của cán bộ đảng viên được nâng cao.
Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và thấm sâu trong nhân
dân, chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Quốc tế
cộng sản được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, tham gia vào mặt trận dân tộc

thống nhất và trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng…. Đây là
cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám năm
1945.
Câu 4 Thiện chí của Đảng ta được thể hiện bằng việc kí Hiệp định Sơ bộ
(6,0
6/3 và Tạm ước 14/9/1946.

1,0
0,25
0,25

0,25

0,25

2,0
0,5

0,5
0,5
0,25
0,25

1,0
0,5

0,25
0,25



điểm)

*Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946:
+Hoàn cảnh:
- Để tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến của ta, thực dân Pháp kí
với Chính phủ Tưởng Giới Thạch Hiệp ước Hoa - Pháp ngày
28/2/1946…
- Điều đó đặt cho ta trước sự lựa chọn: một là chống lại Pháp hai là
tạm thời hòa hoãn với chúng để nhanh chóng đuổi quân Tưởng về
nước tránh phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, tranh thủ thời
gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
- Trước tình hình đó ta chủ động đàm phán với Pháp, ngày 6/3/1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà
kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
+ Nội dung:
- Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm
trong khối liên hiệp Pháp.
- Việt Nam đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay Tưởng làm
nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời
hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho việc mở
cuộc đàm phán chính thức thức ở Pa-ri.
+ Ý nghĩa:
- Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do…, là cơ sở để ta
tiếp tục đấu tranh với Pháp.
- Ta đã đẩy được 20 vạn quân Tưởng cùng bọn tay sai ra khỏi nước,
tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi cho ta. Tranh thủ thời gian củng
cố chính quyền, xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến sau này.
- Thể hiện thiện chí hoà bình, đáp ứng mong muốn của nhân dân ta và

nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới.
* Kí Tạm ước 14/9/1946
- Sau khi kí Hiệp định sơ bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột
vũ trang ở nhiều nơi. Cuộc đàm phán chính thức giữa hai chính phủ
được tổ chức tại Pháp bị thất bại. Mối quan hệ Việt - Pháp ngày càng
căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày
14/9/1946, tiếp tục nhượng bộ cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh
tế, văn hóa ở Việt Nam.
-> Việc kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 đã thể
hiện rõ thiện chí hoà bình nhân nhượng của ta, đồng thời ta có thêm
thời gian để xây dựng và củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc chiến

1,0
0,25

0,25

0,5

1,5
0,5
0,5

0,5
0,75
0,25
0,25

0,25

1,0
0,25

0,5

0,25


đấu lâu dài với Pháp.
* Dã tâm xâm lược của thực dân Pháp được thể hiện:
- Trong khi ta thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản đã kí kết,
nhưng thực dân Pháp đã bội ước, đẩy mạnh việc chuẩn bị xâm lược
nước ta một lần nữa.
- Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tập trung quân tiến công
các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
- Ở Bắc Bộ, ngày 20/11/1946, thực dân Pháp khiêu khích, tiến công ta
ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
- Ở Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, thực dân Pháp liên tiếp gây ra những
cuộc xung đột vũ trang: đốt nhà Thông tin ở phố Tràng Tiền, đánh chiếm
cơ quan Bộ tài chính…..
- Trắng trợn hơn, ngày 18/12/1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi
ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ
đô cho chúng. Nếu yêu cầu đó không được chấp nhận thì ngày
20/12/1946, chúng sẽ hành động.
- Trước dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, ngày 18 và 19/12/1946,
Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp tại làng Vạn Phúc (Hà
Đông), quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19/12/1946, thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch
Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cuộc kháng chiến
toàn quốc bùng nổ.

Ghi chú: Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

1,75
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25


SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC

Số báo danh:…………………

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 - 2013

Môn thi: Lịch sử
(Khóa ngày 27 tháng 3 năm 2013)
Thời gian: 150 phút( không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm).
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và những tác

động của chúng đến nền kinh tế Việt Nam?
Câu 2 (1,5 điểm).
Em hãy cho biết những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng
Việt Nam trong thời kỳ 1919 - 1930. Trong những công lao đó, công lao nào là
to lớn nhất? Vì sao?
Câu 3 (2,5 điểm).
Nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931? Vai trò
của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện như thế nào trong phong trào
này?
Câu 4 (1,5 điểm).
Nguyên nhân dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960)? Vì sao nói
phong trào “Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của
cách mạng miền Nam?
Câu 5 (2,5 điểm).
Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến
tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí, ý
nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế?
...................................... Hết ......................................


SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2012 - 2013

(Khóa thi ngày 27 tháng 03 năm 2013)

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI CHẤM

1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung, thí sinh có thể trình
bày chi tiết nhưng phải đảm bảo chính xác, lôgíc,…tuỳ mức độ để cho điểm cho phù hợp.
Phần nội dung trong ngoặc đơn không nhất thiết yêu cầu học sinh phải trình bày.
2. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. TÓM LƯỢC NỘI DUNG VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM
Nội dung
Câu 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và
những tác động của chúng đến nền kinh tế Việt Nam?
* Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp
- Tập trung vốn vào nông nghiệp (lập các đồn điền cao su) và khai mỏ (chủ yếu là
mỏ than)....
- Mở thêm một số cơ sở công nghiệp...
- Thương nghiệp: Nắm chặt thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng hàng hóa các
nước nhập vào nước ta...
- Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển để phục vụ việc khai thác...
- Tài chính, ngân hàng: Thông qua ngân hàng Đông Dương, Pháp nắm quyền chỉ
huy nền kinh tế...
* Những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam
- Tích cực: Phương thức sản xuất TBCN tiếp tục du nhập vào Việt Nam, làm xuất
hiện một số ngành kinh tế mới..., tạo điều kiện nền kinh tế Việt Nam phát triển...
- Tiêu cực:
+ Làm cho kinh tế Việt Nam mất cân đối.... Tài nguyên bị vơ vét cạn kiệt...
+ Kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, lệ thuộc...
Câu 2: Em hãy cho biết những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách
mạng Việt Nam trong thời kì 1919 - 1930. Trong những công lao đó, công lao nào
là to lớn nhất? Vì sao?

Điểm
2.0
0.25

0,25
0.25
0.25
0.25

0.25

0.25
0.25
1.5


* Công lao
- Tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam đó là con đường cách mạng
vô sản...
- Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, làm cho chủ nghĩa Mác và
phong trào công nhân có sự kết hợp sâu sắc...
- Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo và
thông qua cương lĩnh chính trị đúng đắn, sáng tạo...
* Công lao to lớn nhất là: Tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách
mạng Việt Nam
* Vì: Con đường cứu nước này phù hợp với xu thế của thời đại và thực tiễn cách mạng
Việt Nam...Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.
Câu 3: Nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931? Vai trò
của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện như thế nào trong phong trào này?
* Nguyên nhân:
- Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đời sống của nhân dân VN
vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
- Sau khởi nghĩa Yên Bái, Pháp tăng cường khủng bố đàn áp...làm cho tinh thần

cách mạng lên cao.
- Giữa lúc đó Đảng CSVN ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng...
* Ý nghĩa:
- Khẳng định đường lối của Đảng là đúng đắn, Đảng càng trưởng thành trong thực
tiễn đấu tranh...Được công nhận là bộ phận độc lập trực thuộc Quốc tế cộng sản.
- Dưới dự lãnh đạo của Đảng khối liên minh công - nông hình thành...
- Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Đảng...
- Đây là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.
* Vai trò của Đảng được thể hiện:
- Tập trung lực lượng, tạo nên phong trào thống nhất, rộng khắp...
- Xây dựng khối liên minh công nông ...
- Thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh, chính quyền của dân, do dân, vì dân...
Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960)? Vì
sao nói phong trào “Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy
vọt của cách mạng miền Nam?
* Nguyên nhân dẫn đến phong trào:
- Trong những năm 1957-1959, Mĩ - Diệm thực hiện chiến dịch tố cộng, diệt cộng...phong
trào chống đối chính quyền Diệm ngày càng mạnh mẽ... Yêu cầu đặt ra cần phải có những
biện pháp quyết liệt hơn để đưa cách mạng vượt qua khó khăn, thử thách.
- Trên cơ sở nhận định tình hình miền Nam dưới chế độ Mĩ - Diệm, hội nghị lần
thứ 15 của Đảng đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi
nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng
là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
* Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) được coi là mốc đánh dấu bước phát
triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam vì:

0.25
0.25
0.25
0.25

0.25
0.25
2.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0.25
0.25
0.25
0,25
1.5

0.25

0.25


- Phong trào phá vỡ hệ thống kìm kẹp của địch ở nhiều thôn xã, uỷ ban nhân dân tự
quản được thành lập…Vùng giải phóng miền Nam ra đời....
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm
lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm ...
- Thắng lợi của phong trào Đồng khởi làm cho lực lượng cách mạng vũ trang xuất
hiện. Hai lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đều lớn mạnh. Từ trong phong
trào mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời...
- Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công...
Câu 5: Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí, ý

nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế?
* Các giai đoạn
- Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
- Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
* Vị trí
Là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng phản cách
mạng sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Ý nghĩa
- Từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa - một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa
đế quốc, thu hẹp phạm ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây, từng bước xói
mòn trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Phong trào đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập và ngày càng có vai
trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân,
vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, …
- Tất cả các quốc gia độc lập tiếp tục đấu tranh để thiết lập một thế giới công bằng,
góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc...
.................................................... HẾT ...........................................................

0.25
0.25
0.25

0.25
2.5

0.25
0.25
0.25
0.5


0.5

0.5

0.25
















×