Tải bản đầy đủ (.docx) (156 trang)

Các khu công nghiệp và đời sống hộ nông dân ở huyện phổ yên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.67 KB, 156 trang )

i

Vietluanvanonline.com

Page 1


ĐẠ I HỌ C THÁ I NGUYÊN
TRƢỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ VÀ QUẢi N TRỊ KINH
DOANH

LÊ THỊ PHƢƠNG

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN
Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬ
LUÂN VĂ N THẠC SỸ KINH TẾ

̣N
Ă
̣C
̃
́

THÁI NGUYÊN - 2009
Vietluanvanonline.com

Page 2



ĐẠ I HỌ C THÁ I NGUYÊN
TRƢỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ VÀ QUẢ N TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ PHƢƠNG

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN
Ở HUYỆN PHỔ YÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.31.10

LUẬ
LUÂN VĂ N THẠC SỸ KINH TẾ

̣N
Ă
̣C
̃

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ MINH THỌ

THÁI NGUYÊN - 2009
Vietluanvanonline.com

Page 3


LỜI CAM ĐOAN


iv

Luận văn “Ảnh hƣởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ
nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện từ tháng
10/2008 đến tháng 5/2009. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc, có một số thông tin
thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương, số liệu đã được tổng hợp và xử lý.
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc
trích dẫn rõ ràng.
Thái nguyên, ngày …tháng…năm 2009

Tác giả luận văn

Lê Thị Phƣơng

Vietluanvanonline.com

Page 4


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp
đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm
khoa Đào tạo Sau Đại học cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Minh Thọ Giảng viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, người đã tận tình

chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, các
phòng chức năng của huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên và các hộ nông dân
đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin
để thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày …tháng…năm 2009

Tác giả luận văn

Lê Thị Phƣơng

Vietluanvanonline.com

Page 5


MỤC LỤC
Lời cam đoan.......................................................................................................i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục................................................................................................................iii
Danh mục ký tự viết tắt....................................................................................... vii
Danh mục bảng biểu............................................................................................viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài....................................................................... 2
Mục tiêu chung.............................................................................................. 2
Mục tiêu cụ thể.............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3
Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3

Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn........................................................................3
5. Bố cục của luận văn.........................................................................................4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................................5

Cơ sở khoa học về công nghiệp hoá, khu công nghiệp, kinh tế hộ nông
dân và ảnh hƣởng của các khu công nghiệp đến kinh tế hộ nông
dân
Công nghiệp hoá và vai trò của công nghiệp hoá với phát triển kinh tế
- xã hội.................................................................................................................5

Vietluanvanonline.com

Page 6


Khu công nghiệp, vai trò của khu công nghiệp đến phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn
7

Vietluanvanonline.com

Page 7


Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân...........................................................10
Tính tất yếu phải phát triển các KCN ở vùng nông thôn.............................15

Tác động của các KCN tới đời sống hộ nông dân.......................................17
Cơ sở thực tiễn của đề tài.......................................................................23
Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp..........................23
Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam..............................26
Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở một số địa phương.........28
Bài học kinh nghiệm cho huyện Phổ Yên...........................................31
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................32

1.2.1 Các câu hỏi đặt ra.....................................................................................32
Phƣơng pháp nghiên cứu...........................................................................................33
Cơ sở phương pháp luận...................................................................................................33
Phương pháp thu thập thông tin..........................................................................33
Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu...................................................................37
Phương pháp phân tích thông tin.........................................................................37
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................38
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình công nghiệp hoá.......................................38
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh những ảnh hưởng của các khu công nghiệp tới
kinh tế hộ.............................................................................................................38
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN
Ở HUYỆN PHỔ YÊN THÁI NGUYÊN
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...........................................................................39

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên..................................................................................39
Vị trí địa lý..........................................................................................39
Đặc điểm địa hình................................................................................................39
Vietluanvanonline.com

Page 8



Đặc điểm điều kiện đất đai..................................................................................40
Đặc điểm điều kiện khí hậu - thuỷ văn................................................................43
Đặc điểm kinh tế - xã hội.......................................................................44
Tình hình dân số và lao động..............................................................45
Cơ sở hạ tầng.......................................................................................................47
Kết quả sản xuất..................................................................................49
Thực trạng mức sống dân cư...............................................................52
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................54
ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở
HUYỆN PHỔ YÊN

56
Thực trạng phát triển các KCN của huyện Phổ Yên...............................................56
Khái quát chung về các khu công nghiệp của huyện Phổ Yên............................56
Chính sách ưu đãi đầu tư để phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Thái
Nguyên 60
Các chính sách giải phóng mặt bằng và ổn định đời sống người dân vùng ảnh
hưởng 61
Kết quả phát triển các khu công nghiệp huyện Phổ Yên.............................65
Ảnh hƣởng của các khu công nghiệp đến đời sống hộ nông dân.......68
Ảnh hưởng đến đất đai của hộ điều tra................................................68
Ảnh hưởng đến ngành nghề của hộ.....................................................71
Ảnh hưởng đến lao động của hộ..........................................................74
Ảnh hưởng đến việc làm của lao động ở các hộ điều tra....................81
Ảnh hưởng đến thu nhập của hộ..........................................................85
Ảnh hưởng đến điều kiện sống của hộ................................................96
Ảnh hưởng đến môi trường.................................................................99
Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội.......................................................101


Vietluanvanonline.com

Page 9


Đánh giá chung những ảnh hƣởng của khu công nghiệp đến đời sống hộ
nông dân.............................................................................................................103
Ảnh hưởng tích cực.............................................................................103
Ảnh hưởng tiêu cực.............................................................................104
Chƣơng 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ
NÂNG CAO ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP HUYỆN PHỔ YÊN - THÁI NGUYÊN
MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM CỦA HUYỆN PHỔ YÊN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP....................................................................................................107
ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN
PHỔ YÊN..............................................................................................................108
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH VÀ NÂNG CAO ĐỜI
SỐNG CHO HỘ NÔNG DÂN.................................................................................109

Các giải pháp chung...............................................................................109
Giải pháp lao động - việc làm.............................................................110
Giải pháp phát triển ngành nghề phi nông nghiệp...............................111
Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng..............................................111
Giải pháp về vốn..................................................................................112
Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường................................................112
3.3.2. Các giải pháp cụ thể đối với các nhóm hộ.............................................113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN...........................................................................................................116

2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Vietluanvanonline.com

Page 10




DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
x
:Cố định

CN

:Công nghiệp

CCN

:Cụm công nghiệp

CNH

:Công nghiệp hoá

DT

:Diện tích


DV

:Dịch vụ

ĐTH

:Đô thị hoá

GPMB

:Giải phóng mặt bằng

GTSX

:Giá trị sản xuất

HĐH

:Hiện đại hoá

HH

:Hiện hành

KCN

:Khu công nghiệp

KCX


:Khu chế xuất

KHKT

:Khoa học kỹ thuật

KKT

:Khu kinh tế

LN

:Lâm nghiệp

NN

:Nông nghiệp

QHCT

:Quy hoạch chi tiết

TNbq

:Thu nhập bình quân

TM

:Thương mại


TTCN

:Tiểu thủ công nghiệp

TS

:Thuỷ sản

UBND

:Uỷ ban nhân dân

XDCB

:Xây dựng cơ bản

Vietluanvanonline.com

Page 11


DANH MỤ C CÁ C BẢ NG
Bảng 2.1. Tình hình biến động đất đai của huyện Phổ Yên 2006 - 2008..............41
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Phổ Yên 2006 - 2008..........46
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế huyện Phổ Yên 2006 - 2008.......51
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu về mức sống dân cư........................................................53
Bảng 2.5. Kết quả thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa
bàn huyện Phổ Yên qua 3 năm 2006 - 2008........................................................66
Bảng 2.6. Hiện trạng sử dụng đất trước và sau thu hồi của các hộ điều tra........69

Bảng 2.7. Tình hình biến động ngành nghề của hộ điều tra...............................72
Bảng 2.8. Độ tuổi lao động của các nhóm hộ điều tra.........................................75
Bảng 2.9. Trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của lao động........................80
Bảng 2.10. Tình hình biến động việc làm của lao động......................................84
Bảng 2.11. Cơ cấu thu nhập bình quân của các hộ điều tra.................................86
Bảng 2.12. Sự biến động thu nhập của các hộ điều tra.......................................90
Bảng 2.13. Tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ...............................................93
Bảng 2.14. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất tới đời sống kinh tế hộ..................98
Bảng 2.15. Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của môi trường.......99

Vietluanvanonline.com

Page 12


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu đất đai của huyện Phổ Yên 2006 - 2008..............................42
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động của huyện Phổ Yên 2006 - 2008...........................47
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành kinh tế huyện Phổ Yên 2006 - 2008 .
52 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu ngành nghề của hộ
.............................................................................................................................
73
Biểu đồ 2.5. Độ tuổi lao động của nhóm hộ điều tra...........................................76
Biểu đồ 2.6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động...................................81
Biểu đồ 2.7. Tình hình biến động việc làm của hộ..............................................85
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu thu nhập bình quân của hộ..................................................87
Biểu đồ 2.9. Biến động thu nhập của hộ..............................................................91
Biểu đồ 2.10. Tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ...........................................94

Vietluanvanonline.com


Page 13


MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn kinh tế thế giới cho thấy cho tới nay các nước có nền kinh tế
phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa đất nước. Về cơ
bản có thể xem công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển hệ thống
cơ sở vật chất của ngành công nghiệp, của các ngành sản xuất khác và các
ngành thương mại và dịch vụ, đồng thời đó cũng là quá trình xây dựng và
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và phục
vụ yêu cầu nâng cao đời sống về mọi mặt của dân cư. Công nghiệp hoá dẫn
đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân
số và lao động, và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới.
Quá trình công nghiệp hoá ở mỗi quốc gia là sự hình thành hệ thống cơ
sở vật chất của các ngành kinh tế quốc dân mà trước hết là các ngành công
nghiệp. Kết quả chính của quá trình này còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi cả nước đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân.
Kết quả trên đây của quá trình công nghiệp hóa tất yếu gắn liền sự
hình thành các cơ sở, các khu công nghiệp, các khu thương mại, dịch vụ và
các khu dân cư mới. Điều đó dẫn tới sự hình thành các khu đô thị mới hoặc
sự mở rộng quy mô của các khu đô thị đã có. Do vậy, có thể khẳng định
rằng đô thị hoá là một quá trình tất yếu và phổ biến của mỗi quốc gia trong
quá trình phát triển.
Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại

hoá đất nước theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình
thành các khu công nghiệp mới và mở rộng các khu công nghiệp hiện có là
một xu hướng tất yếu.


Tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài quy luật chung đó, chúng ta
không thể phủ nhận được rằng; trong những năm gần đây, tình hình phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh Thái nguyên đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực,
thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu về đời sống vật chất cũng
như tinh thần và các dịch vụ khác cũng ngày ngày càng cao, quá trình công
nghiệp hoá trong tỉnh đang diễn ra khá mạnh mẽ. Phổ Yên là một huyện thuộc
tỉnh Thái Nguyên với 10 khu công nghiệp và cụm công nghiệp, do đó quá
trình công nghiệp hoá ở huyện Phổ Yên cũng đang diễn ra khá mạnh mẽ.
Sự hình thành các khu công nghiệp mới, các khu đô thị mới trong thời
gian qua là một xu hướng tất yếu để hoà nhập với sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, đồng thời với các khu công nghiệp mới vấn đề tạo lập khu tái định
cư cho người dân thuộc diện quy hoạch sẽ được tiến hành như thế nào? Đời
sống kinh tế - xã hội của người dân sau khi giao đất nông nghiệp cho việc giải
phóng mặt bằng như thế nào? Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này
tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hƣởng của các khu công nghiệp
đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung
Đề tài thực hiện góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ
nông dân chịu ảnh hưởng của quá trình thu hồi đất phục vụ xây dựng các khu
công nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề công nghiệp
hoá và tác động của công nghiệp hoá tới đời sống của người dân vùng chịu
ảnh hưởng.

- Đánh giá được thực trạng quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn
huyện Phổ Yên.


- Đánh giá được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các khu
công nghiệp (quá trình công nghiệp hoá) tới đời sống của người nông dân
trong vùng chịu ảnh hưởng.
- Tìm ra được một số giải pháp cơ bản góp phần ổn định và nâng cao
mức sống của người dân vùng chịu ảnh hưởng của các khu công nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lao động, việc làm, thu nhập,
môi trường, xã hội của các hộ gia đình trong phạm vi ảnh hưởng của các khu
công nghiệp huyện Phổ Yên.
Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn khu công nghiệp
Nam Phổ Yên thuộc xã Trung Thành, huyện Phổ Yên.
* Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu thứ cấp giai đoạn 2006 2008; số liệu sơ cấp năm 2008.
* Về nội dung: Đề tài chỉ giới hạn trong nghiên cứu những ảnh hưởng
về lao động, việc làm, thu nhập, môi trường, xã hội đối với những hộ nông
dân trong vùng ảnh hưởng của các khu công nghiệp, từ đó đề ra một số giải
pháp cơ bản nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống của các hộ nông
dân vùng chịu ảnh hưởng.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Một là, đề tài thực hiện hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống lý
luận về quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ các vùng nông thôn
Việt Nam. Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình giảng dạy và
học tập của giảng viên và sinh viên.
Hai là, thông qua thực hiện đề tài sẽ giúp cho những nhà hoạch định
chích sách, các nhà quản lý địa phương và các doanh nghiệp thấy được những



ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hoá tới đời sống của người nông dân
chịu ảnh hưởng, qua đó có những giải pháp và những hỗ trợ thích hợp nhằm
tháo gỡ khó khăn cho người nông dân.
Ba là, đề tài sẽ góp phần tìm ra cho các cấp chính quyền và cho chính
những hộ nông dân những giải pháp cơ bản nhằm ổn định và nâng cao đời
sống của hộ, qua đó góp phần vào thành công của quá trình công nghiệp hoá
của địa phương.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của các khu công nghiệp đến đời
sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên - Thái Nguyên.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm ổn định và nâng cao đời
sống hộ nông dân ở các khu công nghiệp huyện Phổ Yên - Thái Nguyên.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Cơ sở khoa học về công nghiệp hoá, khu công nghiệp, kinh tế hộ nông
dân và ảnh hƣởng của các khu công nghiệp đến kinh tế hộ nông dân
Công nghiệp hoá và vai trò của công nghiệp hoá với phát triển kinh
tế - xã hội
Khái niệm công nghiệp hoá
Có thể thấy CNH là con đường tất yếu để phát triển kinh tế của các
nước, nhưng cần hiểu như thế nào về CNH. Ngay từ năm 1963 Tổ chức phát

triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra khái niệm quy ước
về công nghiệp hoá: “CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một
bộ phận nguồn lực ngày càng tăng của đất nước được huy động để phát triển
một cơ cấu kinh tế đa ngành với công nghệ hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu
kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản
xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao cho toàn
bộ nền kinh tế và sự tiến bộ về xã hội”. [4]
Từ khái niệm trên đây, có thể đưa ra khái niệm chung nhất về CNH như
sau: Công nghiệp hoá là quá trình tác động của công nghiệp với công nghệ
ngày càng hiện đại vào hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, làm biến đổi
toàn diện nền kinh tế, đưa nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu tới nền công
nghiệp hiện đại. [4]
Theo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, công nghiệp
hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính


sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công
nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao.
Vai trò của công nghiệp hóa [4]
- Thứ nhất: công nghiệp hóa với quá trình đô thị hóa. Thông qua việc quy
hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, công nghiệp hóa thúc đẩy quá trình
phân bố lại dân cư ở các vùng, tạo điều kiện đô thị hóa đất nước. Thực tế cho
thấy quá trình công nghiệp hóa thường đi đôi với quá trình đô thị hóa…
Công nghiệp hoá với sự mở rộng sản xuất công nghiệp, theo đó là sự
phát triển các ngành dịch vụ. Sự phát triển của các ngành này đã thu hút một
lượng lớn lao động ở nông thôn vào thành thị, dẫn đến yêu cầu phải mở rộng
các khu vực thành thị vốn đã trở nên chật hẹp so với yêu cầu mới làm cho các
vùng nông thôn ven các đô thị lớn dần trở thành các đô thị vệ tinh. Sự mở
rộng sản xuất công nghiệp nhiều khi được thực hiện bằng việc xây dựng các

khu công nghiệp mới ngay tại các vùng nông thôn, miền núi. Điều này đã thu
hút lực lượng lao động tại chỗ cho yêu cầu sản xuất công nghiệp và một bộ
phận dân cư khác lại tổ chức các hoạt động dịch vụ đáp ứng những yêu cầu
mới của khu công nghiệp.
- Thứ hai: công nghiệp hóa thúc đẩy các mối liên kết trong kinh tế. Để
thực hiện quá trình sản xuất, ngành này phải sử dụng sản phẩm của các ngành
khác và ngược lại. Quá trình này tạo ra các mối liên kết xuôi, ngược giữa các
ngành với nhau. Hoạt động sản xuất của công nghiệp chế biến yêu cầu đầu
vào từ sản phẩm của công nghiệp khai thác, của nông nghiệp và chính bản
thân các ngành công nghiệp chế biến với nhau. Ngược lại, hoạt động sản xuất
của nông nghiệp lại yêu cầu phân bón hoá học, thuốc trừ sâu và các công cụ
sản xuất từ công nghiệp. Trong các quá trình trên, để đưa sản phẩm từ nơi này
đến nơi khác lại phải có các dịch vụ vận chuyển, thương mại… công nghiệp
hoá đã thúc đẩy các mối liên kết ngày càng phát triển sâu rộng. Đây chính là
cơ sở để tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng năng động cho đất nước.


- Thứ ba: công nghiệp hóa là con đường cơ bản nâng cao khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế. Sức mạnh cạnh tranh quốc gia, theo cách tiếp cận của
“diễn đàn kinh tế thế giới” về đánh giá khả năng cạnh tranh quốc gia đã xếp
hạng trên cơ sở 371 chỉ tiêu của 8 nhóm. Đó là:
 Sức cạnh tranh của nền kinh tế, trên cơ sở đánh giá toàn bộ nền kinh tế
vĩ mô.
 Vai trò của Chính phủ trong việc đưa ra các chính sách tạo môi trường
cho cạnh tranh.
 Nền tài chính quốc gia, hoạt động thị trường tài chính và chất lượng
dịch vụ tài chính.
 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
 Trình độ quản lý và khả năng thu được lợi nhuận của các doanh
nghiệp.

 Trình độ khoa học - công nghệ, cùng với sự thành công trong nghiên
cứu cơ bản và ứng dụng.
 Chất lượng nguồn lực
Như vậy, khả năng cạnh tranh của quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh tổng
hợp của nền kinh tế bao gồm cả hoạt động kinh tế vĩ mô và vi mô: từ các
chính sách của Chính phủ đến trình độ quản lý của doanh nghiệp; từ cơ sở hạ
tầng của nền kinh tế đến khả năng huy động các yếu tố nguồn lực. Rõ ràng chỉ
có công nghiệp hoá mới có thể thúc đẩy sự phát triển tổng lực của nền kinh tế.
Khu công nghiệp, vai trò của khu công nghiệp đến phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn
Chủ trương phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung
được Đảng khởi xướng từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VI BCHTW năm
1994 và được tiếp tục khẳng định tại văn kiện Đại hội IX của Đảng về chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010. [10]


KCN, KCX ở nước ta được hình thành và phát triển từ năm 1991, khởi
đầu là KCX Tân Thuận tại thành phố Hồ Chí Minh [10]. Trong 17 năm phát
triển, kết quả hoạt động của các KCN đã góp phần thúc đẩy công nghiệp phát
triển, tăng trưởng kinh tế, hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với
phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, đào tạo
cán bộ quản lý, công nhân lành nghề, tạo điều kiện để xử lý các tác động tới
môi trường một cách tập trung. Các KCN thực sự đóng vai trò tích cực trong
công cuộc CNH, HĐH đất nước.
Theo Nghị định số 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ, các Khu
công nghiệp được định nghĩa là các khu vực công nghiệp tập trung, không có
dân cư, được thành lập với các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các
dịch vụ để hỗ trợ sản xuất. [7]
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Khu công nghiệp là khu vực

dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm
bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội
- môi trường. Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với
hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Những khu công nghiệp có quy
mô nhỏ thường được gọi là cụm công nghiệp.
Trong thời kỳ CNH, HĐH việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập
trung là cần thiết và được Nhà nước khuyến khích.
Qua 17 năm hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam, nhiều KCN đã
và đang đóng vai trò quan trọng và tạo ra một khí thế phát triển mới cho nền
kinh tế cả nước. Tại các vùng hay địa phương có các KCN hoạt động mạnh
thì mức độ tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi KCN chưa phát triển.
Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy các
ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, mà


còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ
thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN. Điều này được thể hiện qua một
số khía cạnh sau:
- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích
thích sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch
phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân. Điều này có thể dễ dàng nhận nhất ở những vùng có KCN
phát triển mạnh như Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận An (Bình
Dương), Tiên Sơn (Bắc Ninh)… cùng với quá trình phát triển KCN, các
điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đã được cải thiện đáng kể, nhu
cầu về các dịch vụ gia tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho
các cơ sở dịch vụ trong vùng.
- Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận
lợi của Nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn
thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong

việc thu hút đầu tư. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế
(doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp ngoài quốc doanh) tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN
không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt
động hiệu quả, mà còn tạo sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia
xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp công
nghiệp vào KCN.
- Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu
hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng
quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các
khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô
nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ


các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực như KCN Tân Tạo (thành phố
Hồ Chí Minh), Việt Hương (Bình Dương) ...
- Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn
đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các
khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ
trợ, dịch vụ… các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và
cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí…
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư các ngành
như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động
dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường địa
ốc… đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN.
Quá trình phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam trong những năm qua đã
thể hiện sự đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Các KCN,
KCX đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu,
nâng cao trình độ và hiện đại hóa công nghệ, tăng cường khả năng tổ chức quản
lý sản xuất và quản lý nhà nước, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, tăng cường

năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập. Các KCN, KCX
cũng thể hiện vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng và hiện đại hóa hệ
thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX nhằm thích ứng với nền công
nghiệp tiên tiến, hiện đại, nó cũng đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước
những mục tiêu khắc phục các yếu kém, hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả và
vai trò của KCN, KCX trong các giai đoạn tới, góp phần tích cực hơn nữa vào
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
Hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và
phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở
nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.


Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa
rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông
thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có
liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông nghiệp. Cho đến
gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa
nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận.
Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là
các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu
lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế
rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong
thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988).
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa
là một đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triể n
của hộ tự cấp, tự túc. Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và

thị trường.
- Phương thức tổ chức sản xuất của hộ hông dân mang tính kế thừa
truyền thống gia đình và không đồng đều giữa các hộ gia đình với nhau.
- Hộ nông dân ngoài việc tham gia vào quá trình tái sản xuất vật chất còn
tham gia vào quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành sản
xuất khác nhau.
Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ rất khác nhau.[11]
Động thái kinh tế hộ nông dân
Nền kinh tế nông dân vẫn tồn tại như một hình thái sản xuất đặc thù nhờ
các đặc điểm:


- Khả năng của nông dân thoả mãn nhu cầu của tái sản xuất đơn giản nhờ
sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng đất. Nhờ giá trị xã hội của nông
dân hướng vào quan hệ qua lại hơn là vào việc đạt lợi nhuận cao nhất.
- Nhờ việc chuyển giao ruộng đất từ thế hệ này sang thế hệ khác chống
lại sự tập trung ruộng đất vào tay một số ít nông dân.
- Khả năng của nông dân thắng được áp lực của thị trường bằng cách
tăng thời gian lao động vào sản xuất (khả năng tự bóc lột sức lao động).
- Đặc trưng của nông nghiệp không thu hút việc đầu tư vốn do có tính rủi
ro cao và hiệu quả đầu tư thấp.
- Khả năng của nông dân kết hợp được hoạt động nông nghiệp và phi
nông nghiệp để sử dụng hết lao động và tăng thu nhập. Tuy vậy, ở tất cả các
xã hội nền kinh tế nông dân phải tìm cách để tồn tại trong các điều kiện rất
khó khăn do áp lực của các chế độ hiện hành gây ra.
- Việc huy động thặng dư của nông nghiệp để thực hiện các lợi ích của
toàn xã hội thông qua địa tô, thuế và sự lệch lạc về giá cả. Các tiến bộ kỹ
thuật làm giảm giá trị của lao động nông nghiệp thông qua việc làm giảm giá
thành và giá cả của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy, nông dân chỉ còn có khả

năng tái sản xuất đơn giản nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Như vậy, sản xuất của hộ nông dân tiến hoá từ tình trạng tự cấp sang
sản xuất hàng hoá ở các mức độ khác nhau. Trong quá trình tiến hoá ấy hộ
nông dân thay đổi mục tiêu và cách thức kinh doanh cũng như phản ứng
với thị trường.
Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp theo lý thuyết của Tchayanov có mục
tiêu tối đa hoá lợi ích. Lợi ích ở đây là sản phẩm cần để tiêu dùng trong gia
đình. Người nông dân phải lao động để sản xuất lượng sản phẩm cho đến
lúc không đủ sức để sản xuất nữa, do vậy nông nhàn (thời gian không lao
động) cũng được coi như một lợi ích. Nhân tố ảnh hưởng nhất đến nhu cầu


×