Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Kinh tế cửa khẩu lạng sơn trong xu thế hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 145 trang )

Vietluanvanonline.com

Page 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------o0o-----------

VŨ THỊ THUỶ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG
SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

THÁI NGUYÊN - 2010
Vietluanvanonline.com

Page 2


Vietluanvanonline.com

Page 3


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––


VŨ THỊ THUỶ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU LẠNG
SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
Chuyên ngành : ĐỊA LÍ
HỌC Mã ngành : 60 - 31 95

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ NHƢ VÂN

THÁI NGUYÊN - 2010
Vietluanvanonline.com

Page 4



Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới T.S Vũ Như Vân - người thầy đã
trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Địa lý, tổ bộ

CẢM
môn Địa lý kinh tế - xã hội, trường Đại học LỜI
sư phạm
Thái Nguyên đã động
viên, chỉ dẫn, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn
thành luận văn.

b


Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành
tỉnh Lạng Sơn: UBND tỉnh Lạng Sơn, Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu
Đồng Đăng - Lạng Sơn, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Cục thống kê tỉnh Lạng
Sơn, Sở Lao động thương binh và xã hội, Sở thương mại và du lịch tỉnh Lạng
Sơn… đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc nghiên cứu thực tế, cung cấp số liệu,
tài liệu và nhiều thông tin hữu ích liên quan tới luận văn.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn các bạn đồng nghiệp, gia đình
và người thân đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tác giả có thể hoàn thành
luận văn.
Thái nguyên ngày 20 tháng 8 năm 2010
Tác giả

Vũ Thị Thuỷ


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................2
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..........................................................................3
4. Khái quát tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu..........................................................5
6. Những đóng góp của luận văn.........................................................................7
7. Cấu trúc của luận văn......................................................................................7
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU TRONG XU THẾ HỘI
NHẬP...............................................................................................9
Cơ sở lí luận...................................................................................................9

Hội nhập kinh tế.......................................................................................9
Cửa khẩu và kinh tế cửa khẩu.................................................................12
Cơ sở thực tiễn.............................................................................................14
Phát triển kinh tế cửa khẩu là yêu cầu tất yếu của đất nước...................14
Thực trạng phát triển kinh tế cửa khẩu khu vực biên giới Việt -Trung...............17
Tính cần thiết của việc phát triển KTCK Lạng Sơn trong xu thế hội
nhập.........................................................................................................30
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................32
Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU
TỈNH LẠNG SƠN.........................................................................33
Bối cảnh trong nước, quốc tế và ảnh hưởng chính sách mở cửa của

Trung Quốc đến

tình hình kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn...................................................................33
Bối cảnh trong nước...............................................................................33


Bối cảnh quốc tế..................................................................................... 34
Ảnh hưởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với quan hệ
kinh tế hai nước Việt - Trung.................................................................34
Chính sách kinh tế biên mậu của Trung Quốc và đối sách của Việt
Nam.........................................................................................................35
Chính sách mở cửa của Lạng Sơn trong hoạt động kinh tế cửa
khẩu.........................................................................................................38
Các nguồn lực phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn..................................39
Vị trí địa lí và lãnh thổ............................................................................39
Nguồn lực tự nhiên.................................................................................41
Nguồn lực dân cư, lao động....................................................................44
Nguồn lực kinh tế................................................................................... 45

Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội.............................................................. 46
Thực trạng phát triển các cửa khẩu khu vực biên giới Lạng Sơn - Trung
Quốc............................................................................................................50
Khái quát về khu vực biên giới Việt -

Trung thuộc địa bàn tỉnh

Lạng Sơn.................................................................................................50
Những chuyển biến của hoạt động kinh tế cửa khẩu..............................54
Tương tác không gian lãnh thổ khu kinh tế cửa

khẩu Đồng Đăng -

Lạng Sơn....................................................................................................74
Những tác động tích cực của KTCK tỉnh Lạng Sơn.............................. 74
Những khó khăn, thách thức của KTCK tỉnh Lạng Sơn........................ 81
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................83
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

KINH

TẾ CỬA KHẨU LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020.........................84
Quan điểm và mục tiêu phát triển................................................................84
Quan điểm.............................................................................................. 84


Mục tiêu..................................................................................................85
Định hướng phát triển..................................................................................85
Phát triển thương mại.............................................................................85
Phát triển du lịch.....................................................................................86

Phát triển các lĩnh vực khác....................................................................87
Quy hoạch phát triển không gian kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn đến
năm 2020...................................................................................................88
Tổ chức không gian các khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn.......................88
Phát triển vùng thị trường.......................................................................91
Quy hoạch hệ thống kho bãi, chợ biên giới, chợ cửa khẩu....................92
Một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn đến
năm 2020...................................................................................................93
Phát triển kinh tế - xã hội - môi trường................................................93
Giải pháp về chính sách..........................................................................97
Mô hình tổ chức không gian lãnh thổ tương tác mở với tầm nhìn
đến năm 2020........................................................................................103
2.4.4. Vấn đề an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng KTCK biên
giới...........................................................................................................110
Tiểu kết chƣơng 3..........................................................................................110
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................115


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean Free Trade Area)
BTM

: Bộ thương mại

CK

: Cửa khẩu

CN


: Công nghiệp

CNH

: Công nghiệp

hoá CP

: Chính phủ

CPI

: Chỉ số giá tiêu dùng

DA

: Dự án

DV

: Dịch vụ

EU

: Cộng đồng chung châu Âu

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)


HĐH

: Hiện đại hoá

KCN

: Khu công

nghiệp KTCK

: Kinh

tế cửa khẩu KN

: Kim

ngạch


: Nghị định

NDT

: Nhân dân tệ

NK

: Nhập khẩu


ODA

:Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)



: Quyết định

QL

: Quốc lộ

UBND

: Uỷ ban nhân dân

USD

: Đô la Mỹ

VNĐ

: Việt Nam đồng

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade arganization)

XK


: Xuất khẩu


XNK

: Xuất nhập khẩu


Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật................44
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Lạng Sơn giai đoạn 2000 - 2010..........45
Bảng 2.3 : Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Lạng Sơn giai đoạn 2001 -

DANH MỤC
2010 ............................................................................................
49
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu Lạng Sơn thời kì 1991 - 2009...............54
Bảng 2.5: Phân hoá kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng

Sơn giai đoạn

1991 - 2009 ................................................................................. 56
Bảng 2.6 : Kim ngạch xuất khẩu qua tỉnh Lạng Sơn 1991 - 2009....................59
Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu qua tỉnh Lạng Sơn 1991 - 2009.....................62
Bảng 2. 8: Phân hoá hoạt động xuất nhập khẩu các cửa khẩu Lạng Sơn..........64
Bảng 2.9: Tỷ trọng xuất nhập khẩu của Lạng Sơn so với các tỉnh

biên

giới Việt - Trung năm 2007............................................................77
Bảng 2.10 : Kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh biên giới Việt - Trung giai

đoạn 2000 - 2007............................................................................78
Bảng 2.11: Phân hoá hàng xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên

giới

Việt - Trung....................................................................................79
Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu t ỉnh Lạng Sơn so với cả nước.....................79
Bảng 2.13: Hệ số mở cửa kinh tế tỉnh Lạng Sơn so với cả nước......................80
Bảng 3.1: Dự báo khối lượng và kim ngạch hàng hoá XNK qua cửa khẩu
Lạng Sơn........................................................................................86
Bảng 3.2: Dự báo lượng người xuất nhập cảnh theo thời gian..........................87


Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn năm 2009....................................42
Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu GDP tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1995 - 2010.......46
Hình 2.3: Bản đồ kinh tế chung tỉnh Lạng Sơn năm 2009................................53

DANH
Hình 2.4: Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng
SơnMỤC
giai đoạn 1991 2009 ............................................................................................ 55
Hình 2.5: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu phân theo hình thức chính
ngạch và tiểu ngạch thời kì 1991 - 2000
........................................................................................................
57
Hình 2.6: Phân hoá kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn.........................63
Hình 2.7: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Lạng Sơn..........................65
Hình 2.8 : KTCK Lạng Sơn trong không gian vùng, liên vùng........................75
Hình 3.1: Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong không gian
lãnh thổ biên giới Việt - Trung.....................................................105

Hình 3.2: Mô hình tương tác không gian lãnh thổ khu KTCK Đồng Đăng
- Lạng Sơn....................................................................................109


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn
đề tài

1

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới của vùng Đông Bắc, có vị trí
chiến lược rất quan trọng: có mạng lưới giao thông kết nối với thủ đô Hà Nội
và nhiều tỉnh lân cận; có các cửa khẩu quốc gia, cửa khẩu quốc tế và các cặp
chợ đường biên với Trung Quốc. Lạng Sơn còn là điểm kết nối của hành lang
kinh tế: Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; là một trục trong tứ giác
kinh tế trọng điểm Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; cùng với
hành lang kinh tế: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh
tế vịnh Bắc Bộ tạo thành trục xương sống cho toàn bộ nền kinh tế của các tỉnh
phía Bắc Việt Nam. Với vị trí như trên, Lạng Sơn trở thành cửa ngõ thông
thương của các tỉnh trong cả nước với nước bạn Trung Quốc.
Kể từ mở cửa biên giới thông thương giữa hai nước Việt - Trung (tháng
11 năm 1991), nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO (tháng 11 / 2007), cùng
với sự gia tăng vị thế kinh tế đối ngoại của cả nước qua cửa khẩu quốc tế
Lạng Sơn, hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa hai nước Việt Nam,
Trung Quốc trở nên nhộn nhịp, KTCK trở thành một bộ phận quan trọng
trong cơ cấu kinh tế đối ngoại của tỉnh Lạng Sơn, góp phần gia tăng nguồn
thu từ hải quan biên giới. Thành phố Lạng Sơn, Thị trấn Đồng Đăng và các xã
nằm trong khu KTCK được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trở nên khang
trang, phát triển sôi động và hấp dẫn.
Tuy nhiên, trên thực tế Lạng Sơn chưa phát huy được tiềm năng và lợi

thế để phát triển kinh tế đối ngoại. Theo kết quả đánh giá về năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh năm 2009, Lạng Sơn được xếp vào nhóm có chỉ số CPI năng
lực cạnh tranh tương đối thấp. Đây là một trở ngại lớn trong quá trình thu hút


đầu tư nước ngoài cho phát triển KT - XH nói chung và phát triển KTCK nói
riêng của Lạng Sơn. Tỉnh này cần phải có một tầm nhìn chiến lược nhằm phát
1


huy tiềm năng KTCK, trước hết là phát triển KT - XH khu vực biên giới, tạo
động lực cho toàn tỉnh phát triển ổn định, bền vững đồng thời với củng cố an
ninh quốc phòng; tạo sức lan toả tới các tỉnh lân cận và phạm vi toàn quốc,
phát huy vai trò là cửa ngõ giao thương của quốc gia.
Xuất phát từ thực tế nói trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:
"Phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn trong xu thế hội nhập"
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lí luận về hội nhập kinh tế, KTCK,
luận văn có mục đích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển các cửa
khẩu, khu KTCK Lạng Sơn; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm mục
đích nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTCK. Kết quả nghiên cứu
của luận văn đóng góp là nguồn tài liệu tham khảo để xây dựng chiến lược
phát triển KTCK cho tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập từ đó, quy hoạch
không gian lãnh thổ các cửa khẩu nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về KTCK trong điều kiện hội nhập kinh tế.
- Đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KTCK tỉnh
Lạng Sơn, có xem xét đến bối cảnh trong nước và quốc tế; đồng thời phân tích
những chuyển biến của hoạt động triển KTCK tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1991 2009 (chủ yếu là từ 1999 - 2009), hiện trạng quy hoạch không gian lãnh thổ các

cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.
-

Định hướng quy hoạch không gian KTCK của Lạng Sơn đến năm

2020 trong chiến lược phát triển KTXH của tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất một số
giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển KTCK Lạng Sơn vì mục tiêu
phát triển bền vững.


3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do nguồn tư liệu, thời gian nghiên cứu và sự hạn chế của bản thân nên
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
- Về nội dung: tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển KTCK - chủ
yếu là hoạt động xuất nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ địa lí KT - XH.
- Về không gian lãnh thổ: khu vực biên giới cửa khẩu và toàn tỉnh
Lạng Sơn.
- Về số liệu: hệ thống số liệu sử dụng trong luận văn được lấy từ kết
quả điều tra thực tế (sơ cấp) và của các cơ quan chức năng (thứ cấp) trong thời
gian từ năm 1991, chủ yếu là từ năm 1999 đến nay.
4. Khái quát tình hình nghiên cứu đề tài
Việt Nam
Việt Nam kể từ sau khi mở cửa trở lại với Trung Quốc, KTCK có bước
khởi sắc và trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà
nước đã bắt đầu chú trọng nghiên cứu, phát triển loại hình kinh tế này. Đã có
nhiều công trình viết về đề tài này dưới nhiều góc độ khác nhau. Năm 1992,
trên tạp chí Nghiên cứu kinh tế, tác giả Trịnh Tiến Đạt và Đào Tiến Bản
nghiên cứu và phát hiện ra những đặc điểm, hình thức tiến hành, phương thức
thanh toán của thương mại biên giới với Trung Quốc. Những năm sau đó đề
cập đến vấn đề này có nhiều tác giả, tiêu biểu có tác giả Chu Văn Cấp với đề

tài: “Quan hệ thương mại Việt - Trung - lịch sử, hiện đại và sắp tới ”; Nguyễn
Thuỳ Lan, Phạm Văn Linh “Vị trí, đặc điểm và tiềm năng thương mại của các
cửa khẩu biên giới Việt - Trung ”; tác giả Trịnh Tất Đạt với: “Tác động KT XH của mở cửa biên giới”. TS Vũ Như Vân đã có một số công trình nghiên
cứu về khu vực biên giới phía Bắc như: Môi trường KT - XH vùng cửa khẩu
biên giới Việt - Trung: quan điểm, hiện trạng và dự báo phát triển ” [33]. Gần
đây nhất là công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Phan, Nguyễn Minh


Hiếu (2010): “Một vài nhận định ban đầu về lợi thế cạnh tranh tại khu vực
KTCK nước ta hiện nay ”. [15].
Những vấn đề cơ bản về kinh tế đối ngoại như: hệ số mở cửa, các hoạt
động xuất nhập khẩu, mạng lưới cửa khẩu quốc gia và quốc tế được các nhà
địa lý kinh tế đề cập khá sâu sắc và toàn diện trong các giáo trình về Địa lý
kinh tế Việt Nam của các GS.TS Đỗ Thị Minh Đức & GS.TS Nguyễn Viết
Thịnh [6], GS.TS Lê Thông [21].
Lạng Sơn
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị liên quan
đến cửa khẩu Lạng Sơn của T.S Lường Đăng Ninh như: “Đổi mới tổ chức
quản lí các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hoá ở khu
vực biên giới của các tỉnh biên giới phía Bắc từ thực tiễn tỉnh Lạng
Sơn”(1999); “ Tìm hiểu pháp luật của Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại
” (2006) [13,14]. Trong đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu KTCK tỉnh Lạng
Sơn trong những năm đầu của thời kì mở cửa đến năm 2001 dưới góc độ quản
lí Nhà nước phù hợp với tình hình phát triển của các hoạt động KTCK trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn và khu vực biên giới phía Bắc. Tác giả Hoàng Phúc
Lâm (2001) với “ Thực trạng và giải pháp để phát huy các thế mạnh ở khu
vực kinh tế đô thị Đồng Đăng - Lạng Sơn; Phát triển thương mại dịch vụ ở
Lạng Sơn: thực trạng và giải pháp ” [9]. Rất có giá trị đối với đề tài là các văn
bản có tính pháp quy (Các Quyết định của Chính Phủ [16,17,18,19,20], của
UBND Lạng Sơn [27,28,29,30,31] về phát triển KTCK Lạng Sơn; trong đó,

đặc biệt quan trọng là: Quyết định 138 /2008/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc Thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu KTCK Đồng
Đăng - Lạng Sơn [18]; Đề án quy hoạch xây dựng Khu KTCK Đồng Đăng Lạng Sơn đến năm 2010 của UBND Lạng Sơn (Ban Quản lý Khu KTCK
Đồng Đăng - Lạng Sơn (năm 2008) [28].


Theo hướng nghiên cứu về KTCK Lạng Sơn trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, chúng tôi đã có báo cáo tại Hội nghị Địa lí toàn quốc lần
thứ V (6 / 2010) với tiêu đề: Kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn: Thành tựu và vấn
đề. [22].
Tuy nhiên, trong toàn bộ sự phong phú và đa dạng tài liệu về kinh tế
cửa khẩu, chúng tôi thấy: (i) Thiếu các công trình nghiên cứu về phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu của KTCK trong điều kiện hội nhập của đất
nước nói chung, của vùng cửa khẩu biên giới Việt - Trung nói riêng; điều này
thường dẫn tới nhầm lẫn hoạt động KTCK với hoạt động xuất nhập khẩu, mặc
dù vẫn biết đây là nội dung chính trong lĩnh vực KTCK; (ii) Nhiều vấn đề
mới phát sinh trong quản lí vĩ mô KTCK do sự khác biệt trong thể chế giữa
hai Nhà nước Việt Nam, Trung Quốc; giữa địa phương hai bên quốc giới;
điều này thường dẫn tới sự bị động trước sự thay đổi khó lường trong chính
sách biên mậu của Trung Quốc, nhất là từ các chính phủ địa phương của nước
này; (ii) Cách tiếp cận địa lí trong nghiên cứu KTCK gần như là mới mẻ cho
dù có một số nội dung KTCK và kinh tế đối ngoại đã được đề cập trong một
số nghiên cứu địa lí chuyên nghiệp [6,7,8,21,22,24,33].
Trong bối cảnh nói trên, vấn đề đặt ra cho đề tài của chúng tôi là phải
thu thập, hệ thống các công trình nghiên cứu kinh tế, địa lý kinh tế - xã hội về
KTCK nói chung, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp góp phần ở
mức độ cố gắng tối đa có thể cho phát triển KTCK Lạng Sơn vì mục tiêu phát
triển bền vững.
5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
Quan điểm nghiên cứu

Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Đối tượng địa lí phân bố trên phạm vi không gian nhất định và có đặc
trưng lãnh thổ riêng; áp dụng quan điểm này cho phép xem xét các yếu tố


trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, phát hiện ra quy luật phát triển,
các nhân tố trội trong không gian KTCK.
Quan điểm hệ thống
Các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn được coi là một hệ thống lãnh thổ được
đặt trong một hệ thống lớn hơn đó là tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh biên giới Việt
- Trung. Bởi vậy khi xem xét các vấn đề về KTCK Lạng Sơn phải đặt nó
trong mối quan hệ với các cửa khẩu của khu vực biên giới Việt - Trung để có
sự đánh giá toàn diện và chính xác.
Quan điểm lịch sử
Sự phát triển các cửa khẩu ở Lạng Sơn là kết quả của quá trình hợp tác
lâu dài giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Bởi vậy khi nghiên cứu về kinh
tế cửa khẩu Lạng Sơn phải xem xét lịch sử phát triển, thực trạng và xu hướng
phát triển của KTCK Lạng Sơn.
Quan điểm phát triển bền vững
Trên quan điểm phát triển bền vững việc phát triển KTCK tỉnh Lạng
Sơn trước hết phải đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho tỉnh Lạng Sơn nói riêng
và cả nước nói chung; mặt khác giải quyết các vấn đề xã hội, lợi ích cho đồng
bào các xã vùng biên và cuộc sống ổn định lâu dài cho nhân dân; chú ý giải
quyết hài hoà các vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường và chính trị, chủ
quyền an ninh quốc gia.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tư liệu
Thu thập tài liệu tìm hiểu những nội dung liên quan đến vấn đề nghiên
cứu; sau đó tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích có chọn lọc các loại tài
liệu, số liệu, tư liệu từ các nguồn đáng tin cậy như Niên giám thống kê của

tỉnh, sách, báo, tạp chí, số liệu điều tra, báo cáo của các cơ quan chức năng.
Các số liệu được cập nhật mới nhất gần với thời điểm nghiên cứu.


Phương pháp nghiên cứu thực địa
Là phương pháp truyền thống và không thể thiếu của ngành địa lí. Tác
giả đã tiến hành khảo sát, thực địa tại địa bàn nghiên cứu; chụp ảnh, sưu tầm
tài liệu, phỏng vấn các cán bộ quản lí, các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực về
KTCK.
Phương pháp thống kê
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được tác giả tiến hành phân tích, tính
toán các thông số, xây dựng các bảng biểu dựa trên cơ sở xử lí các số liệu
nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tiến hành trao đổi, lấy ý kiến
của các nhà quản lí, các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu, các nhà
kinh doanh, thông qua đó có thêm thông tin quan trọng về lĩnh vực KTCK.
Phương pháp Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Tác giả sử dụng các bản đồ chuyên đề như: bản đồ hành chính, bản đồ
quy hoạch tổng thể các ngành tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, tác giả dùng phần
mềm Mapinfo để thành lập các cơ sở dữ liệu Địa lí và xây dựng các bản đồ
chuyên đề phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
6. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích, đánh giá những tiềm năng phát triển KTCK, năng lực cạnh
tranh của kinh tế và KTCK tỉnh Lạng Sơn.
- Phân tích, đánh giá những thành tựu bước đầu trong phát triển KTCK,
những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân của tình hình đó.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp phát triển bền vững KTCK
Lạng Sơn trong thời kì hội nhập.
7. Cấu trúc của luận văn



Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo
nội dung luận văn gồm 3 chương:


Chƣơng 1. Những vấn đề lí luận và thực tiễn về kinh tế cửa khẩu trong
xu thế hội nhập;
Chƣơng 2. Hiện trạng phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn;
Chƣơng 3. Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế cửa khẩu Lạng
Sơn đến năm 2020.


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
CƠ SỞ LÍ LUẬN
Hội nhập kinh tế
Khái niệm về hội nhập kinh tế
Hội nhập (intergration) được hiểu là sự liên kết của mỗi quốc gia vào
các tổ chức khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành
viên có sự ràng buộc chung theo qui định của khối. Nói cách khác: Hội nhập
là quá trình chủ động gắn kết của từng nước về một hay nhiều lĩnh vực khác
nhau với khu vực và thế giới trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa
phương. [26]
Hội nhập kinh tế (economic intergration) hiểu theo một cách chặt chẽ
hơn là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái
niệm này được Bela Balassa đề xuất từ thập niên 1960. Đó là quá trình chủ
động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng
nước với nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở

cửa và thúc đẩy tự do hoá nền kinh tế quốc dân; mặt khác gia nhập và góp
phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu, cùng xoá bỏ hàng rào
thương mại. [5] .
Theo học thuyết của David Ricardo và một số nhà kinh tế tiếp nối thì
việc trao đổi thương mại giữa các nền kinh tế khác nhau mang lại lợi ích cho
tất thảy người chơi. Mức độ cao hơn của hội nhập kinh tế là sự hình thành
liên minh kinh tế và tiền tệ. Theo đó, các nước thành viên từ bỏ một phần chủ
quyền quốc gia, lập thể chế siêu quốc gia để cùng định đoạt chính sách
thương mại, xã hội cũng như ngân sách. Đỉnh cao của hội nhập là sự đồng bộ


về kinh tế và chính trị. Nhìn theo chiều ngang, hội nhập kinh tế bao gồm các
hình thức như: tự do hoá thương mại, đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tự do di
chuyển vốn và nhân lực.
Đối với Việt Nam hội nhập là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền
kinh tế khu vực và thế giới theo luật chơi chung. Khi Việt Nam tham gia vào
ASEAN, kí Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ và gia nhập
WTO cũng phải theo luật chơi chung, đó là: phải phá bỏ hàng rào phi thuế
quan đối với nền kinh tế; hàng rào thuế quan cũng phải điều chỉnh theo hướng
giảm dần; tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế
trong và ngoài nước, tức là thực thi nguyên tắc “ không phân biệt đối xử ”;
mở cửa thị trường... Như vậy, để hội nhập kinh tế quốc tế vào một tổ chức
nào đó có hiệu quả đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện đầy đủ và tự giác các
cam kết do tổ chức đó đặt ra.
Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế
Các cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế có thể xem xét dưới hai góc độ
khác nhau đó là hội nhập cấp doanh nghiệp và hội nhập cấp quốc gia.
Ở cấp độ doanh nghiệp, hội nhập là quá trình các công ty hoặc doanh
nghiệp thực hiện phối hợp các hoạt động với nhau như nghiên cứu, thiết kế,
thử nghiệm, sáng tạo sản phẩm mới, chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất

các sản phẩm và chi tiết sản phẩm; liên kết trong tiêu thụ, quảng cáo, vận tải
và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng.
Trên phạm vi quốc gia có 6 cấp độ hội nhập như: khu vực / hiệp định
thương mại ưu đãi, khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường
chung, liên minh kinh tế, liên minh tiền tệ và hội nhập toàn diện. [26]. Hiện
nay Việt Nam đang trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế từng bước từ cấp
độ song phương, tiểu khu vực, khu vực đến liên khu vực và toàn cầu.


×