1
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ tên truyện, các
nhân vật trong truyện
- Trẻ biết trả lời câu hỏi theo trình tự nội dung câu
chuyện, có khả năng kể lại chuyện theo ngôn ngữ
của mình
- Giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, lòng tự
hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại
xâm của dân tộc.
2
II. Chuẩn bị:
-Phim kể chuyện “Thánh Gióng”
-Các slide minh họa nội dung câu chuyện.
-Trước khi tổ chức hoạt động cô cho trẻ làm quen
với truyện.
3
Hoạt động 1: Kể chuyện Thánh gióng
Lần 1: Cô kể cho trẻ nghe trên nền phim hoạt hình minh
họa trên máy đền chiếu
• Câu hỏi đàm thoại:
+ Các con vừa được nghe câu chuyện gì?
+ Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào?
+ Lên ba tuổi nhưng cậu bé vẫn như thế nào?
+ Khi nghe sứ giả báo tin bỗng chuyện gì xảy ra?
+ Gióng đánh giặc như thế nào?
+ Đánh giặc tan, tráng sĩ và ngựa đuổi đến chân núi Sóc
Sơn để làm gì?
- Kể lần 2: Kể theo các slide minh họa nội dung chuyện.
Cô gợi ý để trẻ kể cùng cô.
4
Cô mở rộng: Mỗi năm hội đền Gióng được tổ chức long
trọng tại hai nơi: Đền Phù Đổng, xã Phù Đổng huyện
Gia Lâm, Hà Nội và núi Sóc, huyện Sóc Sơn, Hà Nội vào
ngày mồng 9 tháng Tư âm lịch. Phong giao Kinh Bắc xưa
có câu: "Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng
chín đâu đâu cũng kéo về xem hội Gióng".
- Qua câu chuyện Thánh Gióng, các con có suy nghĩ gì?
- Giáo dục trẻ biết yêu quê hương đất nước và lòng tự hào
về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân
tộc.
5
6
THÁNH GIÓNG
TÍCH
CHU
7
8
9
10
11
12
Hoạt động 2: Bé thi tài
• Chia trẻ thành 4 đội, mỗi đội cử đội trưởng của tổ
mình lên chọn 1 bức tranh minh họa nội dung câu
chuyện về cho cả đội hội ý với nhau. Trong thời
gian qui định, mỗi đội phải kể được nội dung của
bức tranh mà tổ mình đã chọn được.
• Luật chơi: Khi hết thời gian không được kể nữa,
đội nào kể đúng nội dung và đúng thời gian qui
định là đội thắng cuộc.
* Kết thúc: Nhận xét và tuyên dương trẻ.
13