Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Cuộc thi viết thư upu lần 41 ( năm 2012 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.44 KB, 9 trang )

Cuộc thi

viết thư UPU lần 41 ( năm 2012 )
Chủ đề:
“Hãy viết thư cho một vận động viên hoặc một nhân
vật thể thao mà em ngưỡng mộ để nói Thế vận hội
Olympic Games có ý nghĩa gì đối với mình”
*************************

Giải nhất Quốc tế ( Huy chương Vàng )

Tác giả: Marios Chatzidimou (Hy Lạp)

[ Bản tiếng Anh ]
Giannitsa, 25 January 2012
Dear Roger Federer,
My name is Marios, one of your thousands, I imagine, of fans. A small,
insignificant Marios compared to one giant of sports. The reason I am
writing; to thank you for making me love sports and tennis!


I follow for years your matches and your efforts in tennis courts; I applaud
your victories and admire your persistence when times get rough. Your
getting on the winner"s stand in the Olympic games of Beijing meant the
"service" of my entry in the sport.
I grabbed my brother"s abandoned racket and decisively I entered the
court, ready to win. Then I realized how different it is, to watch the racket in
Federer"s hands than to try and swing it in your own. I struggled, sweated,
hearing my trainer"s shouts, but I did not give up. Your picture on the
winner"s stand kept me going…
Going on and dreaming… One day, as I hit the ball, with it flew my


imagination, far, far away in time and space. I dreamt myself standing in
Ancient Olympia, the great sports celebration, the first Olympic games. 776
BC - forerunners around Greece announce the event. Wars stop, because
sports unify and conciliate people, or so happened at the time! Young
people from all over the land, arriving, upstanding in body and soul, to take
part in a "proper contest", in a
"Ευ αγωνίζεσθαι - fair play". What wonderful words, what a magnificent
atmosphere!
I pictured you there, as well. My historical knowledge disallows it, but my
imagination places you there. To contest and to wear the wild olive tree"s
wreath. To sweat on ancient Olympia"s earth and be celebrated with
Diagoras of Rhodes, Polidamas, Theagenis…
Yes, I am proud that my country, Greece, set the foundations of modern
sports. Athletic spirit initiated and formed through ancient athletic games.
The Olympic flame, brilliant by the Greek civilization"s values, illuminated
the whole world. The fighting spirit, noble competition, self-control,
cooperation through sports, enriched man"s attitude towards life…
…You were standing there, wearing the wreath, radiating victory"s joy,
when I humbly approached, touched your hand, stared in your eyes and
asked:
- How do you feel, Roger? What does all this mean to you?
- Listen, young one, you answered with a crystal voice that still rings in my
ears. "To contest" means "to win", and keep that in mind. Participation,
entering the contest, is already a great victory, regardless of the trophy. A
victory against fears, insecurity and difficulties, of yourself against your own
vanity and selfishness. A victory against self-transcendence. And one more
thing: "To win" means also "to love". To love my opponent, who gave me
the opportunity to contest, my trainer, who taught me how to play and win,



the people that supported my efforts to come first, God that gives me the
strength to fight and be the victor!
- Out! Marios, now, concentrate on the game! It was my trainer"s voice that
took me suddenly out of my day-dreaming. However, that day it was
impossible for me to concentrate on any game. I wanted to narrate what I
imagined, of the first Olympic Games. All of us, my trainer and fellow
tennis-players felt reborn through the spirit of Olympic Games. We talked
about the famous "fair play", which modern people can define so readily
but when they come to apply it, they find it so difficult! Aiming exclusively
for the championship, they go into the dirty and dangerous use of anabolic
steroids, sacrificing their body"s and soul"s purity on the altar of momentary
glory. Ruin of the athlete and libel on sports is the only outcome of such
acts.
But for me the first Olympic Games mean neither anabolic steroids nor
championship, nor financial benefits, economic crisis nor hate. They do
mean the joy of participating, "fair play", friendship, peace and, I hope, this
meaning will apply on this year"s Olympic Games.
I stop my chatter that might have tired you, and I wish you with all my
heart, throughout your whole life to contest, win and love, exactly as you
taught me. Thank you once again and I will be waiting, where we first met;
in ancient Olympia, Greece, home of civilization and sport. In my beautiful
and beloved country, which regardless of the difficulties and troubles that
goes through these times, "it has no fear" because "on its mast is the
watchman, everlasting, the Sun"!
With love and admiration,
Marios A. Chatzidimou

[ Dịch sang Tiếng Việt ]
Giannitsa, ngày 25 tháng 01 năm 2012
Chú Roger Federer kính mến!

Cháu tên là Marios, một trong hàng nghìn (cháu nghĩ chắc là phải thế)
người hâm mộ chú. Quả là một Marios bé nhỏ, vô danh trước một vận
động viên phi thường. Cháu viết thư này là để cảm ơn chú đã giúp cháu
yêu thể thao, yêu môn tennis.
Suốt cả năm trời, cháu dõi theo các trận đấu của chú trên khắp các sân
tennis; cháu vui mừng cổ vũ mỗi khi chú chiến thắng và khâm phục biết
bao tính kiên trì của chú qua những lúc khó khăn. Khi chú bước lên bục


chiến thắng tại Thế vận hội Bắc Kinh cũng là lúc cháu đã nhận ra cú
“service” đầu tiên của cháu để đến với thể thao.
Cháu lấy trộm cây vợt của anh trai, bước thẳng ra sân và… sẵn sàng chiến
thắng. Rồi cháu nhận ra rằng, xem Federer đánh và tự mình vung vợt lên,
đó là hai việc khác nhau hoàn toàn. Cháu đã nỗ lực hết sức, đổ biết bao
mồ hôi, chịu đựng cả những lời quát mắng của huấn luyện viên chứ không
hề bỏ cuộc. Hình ảnh chú bước lên bục chiến thắng đã giúp cháu vững
bước tiến lên.
Tiến lên và mơ ước… Một ngày nào đó, trí tưởng tượng đưa cháu bay
bổng, tựa như trái bóng khi đánh trúng, khiến cháu vượt qua cả không gian
lẫn thời gian. Cháu mơ thấy mình đang ở thời cổ đại, ngay giữa Thế vận
hội đầu tiên. Đó là năm 776 trước Công nguyên với những người chạy bộ
đưa tin khắp Hy Lạp. Chiến tranh phải dừng lại vì thể thao đã đoàn kết và
hòa hợp mọi người, hay ít nhất vào thời điểm đó, thể thao đã làm được
điều này. Những người trẻ tuổi từ khắp mọi miền, với sức lực và tinh thần
mạnh mẽ đã đến tham gia vào cuộc đua tài đích thực, trong tinh thần “fair
play” - một từ mới tuyệt vời biết bao dành cho bầu không khí hùng tráng
này.
Cháu tưởng tượng rằng, chú cũng ở đó. Kiến thức lịch sử không cho phép
cháu làm điều này, nhưng trí tưởng tượng của cháu cứ nhất định đưa chú
đến nơi ấy: Để thi đấu và giành vòng nguyệt quế. Để đổ mồ hôi trên nền

đất Olympia cổ đại và để đua tài với Diogoras vùng Rhodes, Polidamas,
hay Theagenis…
Cháu tự hào rằng, đất nước Hy Lạp của cháu đã khai sinh ra các môn thể
thao hiện đại. Các môn điền kinh được khởi nguồn và hình thành qua các
cuộc thi đấu thời cổ đại. Ngọn lửa Olympic, được thắp sáng bằng nền văn
minh Hy Lạp, đã soi rọi khắp thế giới. Tinh thần chiến đấu, lòng cao
thượng, tính kiềm chế, tình đoàn kết đã xây dựng nên những đức tính cho
chính cuộc sống này.
…Chú đứng đó, đầu đội vòng nguyệt quế, vui mừng với chiến thắng. Cháu
rụt rè tiến đến, chạm vào tay chú, nhìn vào mắt chú hỏi:
- Chú cảm thấy thế nào, chú Roger? Tất cả những điều này có ý nghĩa gì
với chú?
- Nghe này, cậu bé. “Thi đấu” nghĩa là “chiến thắng”, hãy luôn nhớ như vậy.
Tham gia vào cuộc thi, là phải sẵn sàng cho chiến thắng, không đắn đo.
Chiến thắng nỗi sợ hãi, tự ti, và mọi khó khăn, đánh bại thói ích kỷ, tự kiêu
trong chính con người cháu. Chiến thắng chính bản thân mình. Và một
điều nữa: “Chiến thắng” cũng có nghĩa là “yêu thương”. Hãy yêu quý đối
thủ, người đã cho ta cơ hội được ganh tài. Hãy yêu quý huấn luyện viên,


người đã dạy ta; hãy yêu quý tất cả những người đã ủng hộ ta, và yêu kính
Chúa, người đã cho ta sức mạnh để chiến đấu và chiến thắng.
- Ra sân!!! Marios, hãy tập trung vào trận đấu! Giọng nói của huấn luyện
viên vang lên bỗng kéo cháu ra khỏi giấc mơ. Tuy vậy, hôm đó cháu không
tài nào tập trung được vào trận đấu. Cháu kể lại những gì mình đã mơ
thấy, về Thế vận hội đầu tiên. Mọi người, cả huấn luyện viên và các bạn
cùng tập đều cảm thấy như được sống lại với tinh thần Olympic. Chúng
cháu bàn về tinh thần “Fair play”, điều mà con người hiện đại ai cũng hiểu
rõ một cách dễ dàng nhưng khi làm theo nó lại rất khó khăn. Chỉ nhằm vào
mỗi ngôi vô địch, họ sử dụng những chất kích thích nguy hiểm, bẩn thỉu, và

sẵn sàng đem sự trong sáng về tinh thần lẫn thể chất của mình ra hiến tế
cho những chiến thắng nhất thời. Những hành động như vậy chỉ hủy hoại
và phỉ báng thể thao mà thôi.
Nhưng đối với cháu, Thế vận hội đầu tiên nghĩa là không có chất kích
thích, không có ngôi vô địch, không có cả những khoản tiền thưởng hay
khủng hoảng kinh tế và sự thù hận. Mà đó chỉ là niềm vui hội ngộ, Fair
play, tình bạn, hòa bình và, cháu hy vọng, những điều đó sẽ xuất hiện ở
mùa Olympic năm nay.
Cháu sẽ dừng bút tại đây, có lẽ chú đọc cũng đã mỏi mắt rồi nhỉ. Cháu
chúc chú trong suốt cuộc đời mình, sẽ chiến thắng và yêu thương, đúng
như chú đã dạy cháu. Cám ơn chú lần nữa. Cháu sẽ đợi chú, ở nơi mà
chúng ta đã gặp nhau lần đầu tiên - Olympic cổ đại, ở Hy Lạp - quê hương
của thể thao và văn minh. Ở đất nước xinh đẹp và đáng yêu của cháu, bất
luận mọi khó khăn và rắc rối đang xảy ra; vẫn “chẳng có gì đáng sợ cả” vì
“chàng hoa tiêu trên cột buồm nhìn ra ngoài kia: Mặt trời vẫn là vĩnh cửu”.
Mến chào chú với tất cả lòng khâm phục.
Marios A. Chatzidimou

Giải nhất Quốc gia


Em Nguyễn Đăng Quý Minh, Lớp 10A9, trường THPT Nhân Chính, Hà Nội
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2011
Thân gửi anh Ngô Hữu Kỳ Phong, nhà vô địch Olympic Athens 2011!
Trước hết, em - một cậu học trò bình thường - xin gửi đến anh, tấm gương
về nghị lực sống phi thường, niềm mến thương và kính phục. Thưa anh,
hôm nay em viết thư này trước là để bày tỏ lòng ngưỡng mộ, sau là để
cảm ơn anh đã giúp em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Thế vận hội Olympic.
Olympic - ba tiếng ấy hẳn đã gợi cho anh nhiều kỷ niệm khó quên gắn với
chiếc huy chương vàng trên đường chạy 50m. Có lẽ trong tâm trí anh, dấu

ấn về Olympic vẫn còn sáng lấp lánh. Em chưa bao giờ được trải qua cảm
giác của anh, vì thế, những gì em hiểu và suy nghĩ về Olympic cũng thật
mơ hồ anh ạ!
Nói anh đừng cười em, vì trước đây đối với em, Olympic chỉ là dịp để bố
em ngồi dán mắt vào tivi, thỉnh thoảng xuýt xoa vài tiếng; để chị em say
sưa ngắm mấy anh vận động viên với cơ bắp cuồn cuộn. Còn em thì cứ
thắc mắc: “Vì sao các vận động viên không trần như nhộng mà thi đấu như
những lực sĩ Hi Lạp xưa?”. Thật đúng là ngây ngô phải không anh?


Vậy nên bữa nọ, khi cô giáo giao cho em viết bài tiểu luận về Olympic, em
chẳng biết phải làm sao đành lên mạng hỏi ông bạn thân “Gú Gồ”.
Thế rồi, giữa muôn trùng thông tin của từ khóa “Olympic”, em bắt gặp một
cái tít báo lạ: “Đường đến huy chương vàng Olympic của một cậu bé bị
Down”. Em không tin vào mắt mình. Huy chương vàng? Cậu bé bị Down?
Cậu bé ấy chính là anh, anh Kỳ Phong ạ!
Chao ôi! Có phải cuộc sống đã quá đỗi bất công với anh? Phải chăng
“muôn sự là tại trời” và con người ta sinh ra đã phải chấp nhận hai chữ
“thiên mệnh?”. Em hình dung nước mắt lã chã trên gò má của anh khi anh
chứng kiến những người bạn cùng lứa được cắp sách tới trường.
Và em cũng nghe thấy nhịp đập thổn thức của trái tim anh mỗi khi nghĩ
đến tương lai mờ mịt… Giận thay cái căn bệnh Down ấy! Tựa như những
con mọt, nó gặm nhấm từng chút, từng chút, nó làm lụi tắt ngọn lửa niềm
tin, nó đánh cắp đi trí tuệ - món quà vô giá mà thượng đế ban cho loài
người.
Thế mà ngay bên bờ vực của sự tuyệt vọng, anh - cậu bé mang căn bệnh
ác nghiệt ấy - vẫn đứng vững! Hình như cha mẹ anh đã không vô tình khi
đặt cho anh cái tên Kỳ Phong - cơn gió lạ. Phong ba cuộc đời không vùi
lấp được cơn gió ấy. Cơn gió ấy vẫn kiên cường thổi như muốn thách thức
sự ngược đãi của thượng đế. Và trên đường chạy Athens, nó lại thổi bùng

lên một luồng sinh khí mới, luồng sinh khí mang tên Việt Nam.
Nhắm mắt lại, em mường tượng trước mắt mình một hình bóng bé nhỏ với
bước chân không vững nhưng vẫn gắng sức lao đi trên đường chạy. Đã có
lúc hình bóng ấy như chao đi trước một cơn gió mạnh. Đã có lúc đôi chân
bật máu, tê buốt. Đã có lúc ý chí của hình bóng ấy chợt lung lay. Đích đến
xa quá, mà thân xác lại không tuân theo lý trí nữa rồi. Chẳng lẽ sẽ gục
xuống, sẽ chấp nhận rời bỏ cuộc chơi, sẽ mãi mãi không thể vượt lên số
phận?
Nhưng không, bóng hình nhỏ bé ấy lại vùng dậy; gió mạnh hơn, chân buốt
hơn, chỉ duy con tim vẫn bùng cháy như một ngọn đuốc. Và khi ấy con
người nhỏ bé đã đốt cháy chính mình, đốt cháy đường chạy, để thắp lên
ngọn lửa mà ta vẫn gọi là ngọn lửa Olympic!


Cả anh và em, mỗi chúng ta chỉ là hạt cát trong đại vũ trụ vô tận, nhưng
cũng là một đại vũ trụ hàm chứa nhiều bí ẩn đang chờ khám phá. Và càng
khám phá, ta càng thấu hiểu và vượt lên những cực hạn của bản thân.
Không biết khi đặt ra khẩu hiệu “Nhanh hơn - Cao hơn - Xa hơn”, người ta
có nghĩ tới điều này không?
Chỉ biết rằng vô vàn những kỷ lục Olympic đã bị phá khiến chúng ta phải
tự hỏi: “Rốt cuộc, giới hạn của con người là ở đâu?”. Không ai có thể trả lời
được câu hỏi ấy, và Olympic tiếp tục trở thành nơi khám phá tiềm năng con
người.
Anh Kỳ Phong thân mến!
Em tin rằng chiếc huy chương vàng Olympic không đơn thuần là cái đích
mà anh hướng đến. Đối với anh, Olympic còn là nơi nuôi dưỡng niềm tin
để vượt qua chính mình. Có hề chi nếu anh không lập nên những kỷ lục
làm rúng động cả thế giới như Usain Bolt? Quan trọng là anh đã xô đổ giới
hạn của chính mình!
Anh hãy tưởng tượng mà xem, nếu như anh bỏ cuộc giữa chừng, nếu như

anh không nỗ lực tiến về đích thì liệu thủ đô của Hi Lạp có nổi “cơn gió lạ”?
Liệu cái tên Kỳ Phong có xuất hiện trên bảng huy chương để anh nghẹn
ngào nước mắt hát Quốc ca Việt Nam trên bục nhận giải?
Và sẽ còn đâu nguồn cảm hứng cho bao đứa trẻ khác, như em, nuôi ước
mơ trở thành nhà vô địch Olympic? Chính nhờ câu chuyện về anh mà giờ
đây em đã hiểu rõ hơn về thông điệp của Olympic: Điều quan trọng nhất
không phải là giành chiến thắng mà là chiến đấu hết mình.
Anh Kỳ Phong thân mến!
Từ nay tới Olympic London 2012 không còn xa nữa! Hơi ấm của ngọn
đuốc thần đã lan tỏa như tiếp thêm sức mạnh cho các vận động viên. Và
họ còn được tiếp thêm niềm tin bởi những người như anh - những vận
động viên khuyết tật nhưng luôn nỗ lực chiến đấu cả trên đường đua và
đường đời.
Và biết đâu đấy, ở một góc phố nhỏ lầy lội, một chú bé đánh giày nghèo
khổ sau khi nghe câu chuyện về anh Kỳ Phong sẽ ngước nhìn lên trời xanh
mà nuôi hoài bão về một ngọn đuốc rực sáng!


Em chúc anh và cậu bé ấy sẽ luôn giữ được trong tim những hoài bão
đẹp!
Một fan hâm mộ của anh.
Nguyễn Đăng Quý Minh



×