Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Điều tra cây làm đồ uống của người mường ở xã ngọc liên (huyện ngọc lặc, tỉnh thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 87 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HIỀN
MSV: 1101177

ĐIỀU TRA CÂY LÀM ĐỒ UỐNG CỦA
NGƢỜI MƢỜNG Ở
XÃ NGỌC LIÊN (HUYỆN NGỌC LẶC
TỈNH THANH HÓA)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HIỀN
MSV: 1101177

ĐIỀU TRA CÂY LÀM ĐỒ UỐNG CỦA
NGƢỜI MƢỜNG Ở
XÃ NGỌC LIÊN (HUYỆN NGỌC LẶC
TỈNH THANH HÓA)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1.PGS.TS. Trần Văn Ơn
2.DS. Phạm Thị Linh Giang
Nơi thực hiện:
1.Bộ môn Thực vật


2. Xã Ngọc Liên
(Ngọc Lặc,Thanh Hóa)

HÀ NỘI – 2016


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo
PGS.TS Trần Văn Ơn. Thầy là ngƣời truyền lửa đam mê, thắp lên niềm tin
và ƣớc mơ về dƣợc liệu nƣớc nhà trong tôi, giúp tôi nhận ra vai trò của ngƣời
dƣợc sĩ, của ngƣời làm khoa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới ThS. Nghiêm Đức Trọng. Sự giúp
đỡ cùng những lời động viên và nhắc nhở chân thành của thầy đã giúp tôi
trƣởng thành rất nhiều trong thời gian này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ds. Phạm Thị Linh Giang- ngƣời chị luôn
bên tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn, giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô và các chị kỹ thuật viên
Bộ môn Thực vật trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho
tôi trong suốt thời gian làm khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các hộ gia đình ở xã Ngọc Liên, gia đình
chú Trịnh Quang Ngọc đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày điều tra tại
địa phƣơng.
Lời cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến ông bà, bố mẹ, anh chị em
và những ngƣời bạn tốt luôn là điểm tựa, động lực vững chắc của tôi.
Tôi rất mong nhận đƣợc những góp ý chân thành từ các thầy cô trong
hội đồng chấm khóa luận để khóa luận đƣợc hoàn chỉnh hơn. Tôi xin cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016.
Sinh viên:



Nguyễn Thị Hiền
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………..1
Chƣơng 1: .......................................................................................................... 3
TỔNG QUAN ................................................................................................... 3
ĐỒ UỐNG TỪ THẢO DƢỢC ...................................................................... 3
1.1. Khái niệm đồ uống từ thảo dƣợc và xu hƣớng sử dụng ...................... 3
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 3
1.2. Sử dụng đồ uống từ thảo dƣợc trên thế giới và ở Việt Nam................ 4
1.2.1.Sử dụng thảo dƣợc ở một số nơi trên thế giới ................................... 4
1.2.2. Sử dụng đồ uống từ thảo dƣợc ở Việt Nam ...................................... 6
2. NGƢỜI MƢỜNG VÀ NGƢỜI MƢỜNG Ở THANH HÓA .................... 7
3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRI THỨC SỬ DỤNG CÂY CỎ LÀM
THUỐC CỦA NGƢỜI MƢỜNG .................................................................. 8
4. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................... 10
Chƣơng 2: ........................................................................................................ 12
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 12
1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................ 12
1.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 12
1.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 12
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 12
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 12


2.1. Điều tra những cây đƣợc dùng làm đồ uống hàng ngày .................... 12
2.2. Tƣ liệu hóa tri thức sử dụng đồ uống từ thảo dƣợc của ngƣời Mƣờng
14
Chƣơng 3: ........................................................................................................ 16
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................................. 16
1. TÍNH ĐA DẠNG CÂY CỎ LÀM ĐỒ UỐNG ĐƢỢC NGƢỜI MƢỜNG

Ở XÃ NGỌC LIÊN SỬ DỤNG................................................................... 16
1.1.Đa dạng theo các bậc phân loại .......................................................... 16
1.2. Đa dạng theo dạng sống ..................................................................... 29
1.3. Đa dạng theo bộ phận dùng ............................................................... 30
2. TRI THỨC SỬ DỤNG CÂY LÀM ĐỒ UỐNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG
Ỏ XÃ NGỌC LIÊN...................................................................................... 30
2.1. Cách gọi tên cây cỏ dùng làm đồ uống của ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc
Liên 30
2.2. Các loài cây cỏ "cốt lõi" làm đồ uống của ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc
Liên 31
2.3. Các công dụng của cây cỏ đƣợc ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc Liên dùng
làm đồ uống............................................................................................... 32
2.4. Các loài cây cỏ quan trọng làm đồ uống của ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc
Liên 38
2.5. Thu hái, chế biến và sử dụng đồ uống từ thảo dƣợc ngƣời Mƣờng ở
xã Ngọc Liên ............................................................................................. 40
2.5. Đánh giá giá trị sử dụng của đồ uống từ thảo dƣợc........................... 44
3. BÀN LUẬN ............................................................................................. 49


3.1. Về phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 49
3.2. Về kết quả nghiên cứu ....................................................................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 54
KẾT LUẬN .................................................................................................. 54
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


NCCT: Ngƣời cung cấp tin
YHCT: Y học cổ truyền
YHDT: Y học dân tộc
KIP: Key Information Person (Ngƣời cung cấp tin quan trọng)
Fv: Hệ số tin cậy


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

3.1

Danh mục cây cỏ đƣợc ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc Liên dùng

Trang
17

làm đồ uống
3.2

Danh mục các họ thực vật làm đồ uống ngƣời Mƣờng ở xã

25

Ngọc Liên
3.3


Danh mục các chi thực vật làm đồ uống ngƣời Mƣờng ở xã

27

Ngọc Liên
3.4

Danh mục các dạng sống của các loài cây cỏ đƣợc ngƣời

29

Mƣờng sử dụng ở xã Ngọc Liên dùng làm đồ uống
3.5

Danh mục các bộ phận đƣợc ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc Liên

30

dùng làm đồ uống
3.6

Cách gọi tên cây cỏ dùng làm đồ uống của ngƣời Mƣờng ở xã

31

Ngọc Liên
3.7

Danh mục các loài cây cỏ “cốt lõi” làm đồ uống của ngƣời ở


32

xã Ngọc Liên
3.8

Danh mục công dụng của cây cỏ làm đồ uống ngƣời Mƣờng ở

33

xã Ngọc Liên
3.9

Diễn giải về công dụng theo kinh nghiệm của ngƣời Mƣờng ở

35

xã Ngọc Liên
3.10

Danh mục các loài cây cỏ quan trọng làm đồ uống của ngƣời

39

Mƣờng ở xã Ngọc Liên
3.11

Danh mục các loài cây cỏ làm đồ uống đã đƣợc trồng ở vƣờn

41



3.12

Cách sơ chế/chế biến cây cỏ làm đồ uống của ngƣời Mƣờng ở

43

xã Ngọc Liên
3.13

Danh mục các loài cây cỏ làm đồ uống của ngƣời Mƣờng ở xã

45

Ngọc Liên đã có nghiên cứu về tác dụng dƣợc lý hoặc đã có
ghi nhận về công dụng trong YHCT và YHDT ở Việt Nam
Danh mục các loài đã có bằng chứng khoa học hoặc ghi nhận
3.14

về tác dụng tƣơng đồng với kết quả điều tra

49


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

TT
3.1

Tên hình, đồ thị

Biểu đồ đƣờng cong loài đƣợc sử dụng làm đồ uống theo số

Trang
16

lƣợng ngƣời đƣợc phỏng vấn ở xã ngọc Liên
3.2

Biểu đồ phân bố dạng sống các loài

30

3.3

Biểu đồ công dụng của đồ uống từ thảo dƣợc

34

3.4

Nguồn gốc cây cỏ làm đồ uống ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc

41

Liên
3.5

Phân chia và phơi khô

43


3.6

Sắc cây cỏ làm đồ uống của ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc Liên

44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những
quốc gia trên thế giới có độ đa dạng cây cỏ cao với hơn 10.000 loài thực vật
có mạch đã đƣợc xác định. Nằm giữa khu vực giao lƣu của các nền văn hóa ở
khu vực Đông Nam Á, Việt Nam còn là quốc gia đa dạng về các nền văn hóa
với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trên mọi vùng lãnh thổ. Với mức độ đa
dạng sinh vật-văn hóa nhƣ vậy, chúng ta đang đƣợc thừa kế một kho tàng tài
nguyên cây thuốc quí giá với nguồn gen và tri thức sử dụng hơn 4.000 loài đã
và đang đƣợc các cộng đồng dân tộc khác nhau sử dụng trong công tác chăm
sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Nguồn tài nguyên này cần đƣợc bảo vệ và
phát triển bền vững [6].
Cộng đồng ngƣời Mƣờng gắn bó với núi rừng, có nền văn hóa lâu đời
và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ rất phong phú, trong đó có sử dụng cây cỏ làm
đồ uống. Trong khi tri thức về sử dụng này chƣa đƣợc hiểu biết đầy đủ, chúng
đang có dấu hiệu bị mai một do một bộ phận ngƣời đang chuyển sang dùng
nƣớc lọc, chè xanh do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Mặt khác, nhu cầu của ngƣời tiêu dùng về đồ uống sạch hiện nay tăng
mạnh, trào lƣu “tôn thờ” nƣớc uống có gas đã dần đƣợc thay thế bằng nƣớc
uống có nguồn gốc tự nhiên, đặc biệt là từ thảo dƣợc. Điều này cho thấy, nếu
đƣợc nghiên cứu đầy đủ, kho tàng tri thức sử dụng cây cỏ làm đồ uống của

ngƣời Mƣờng có thể góp phần tạo ra các sản phẩm đồ uống, đặc biệt là đồ
uống có lợi cho sức khỏe.
Từ những vấn đề trên, việc tƣ liệu hóa tri thức sử dụng đồ uống từ thảo
dƣợc của ngƣời Mƣờng là cần thiết. Bởi vậy, đề tài “Điều tra cây làm đồ
uống ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc Liên (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa)”
đƣợc thực hiện với các mục tiêu sau:


2

1. Xác định tính đa dạng của các loài thảo dƣợc đƣợc dùng làm đồ uống
của ngƣời Mƣờng trong khu vực nghiên cứu;
2. Tƣ liệu hóa tri thức sử dụng đồ uống từ thảo dƣợc của ngƣời Mƣờng
trong khu vực nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu là để góp phần tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp
theo để phát triển đồ uống ngƣời Mƣờng.


3

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN
ĐỒ UỐNG TỪ THẢO DƢỢC
1.1. Khái niệm đồ uống từ thảo dƣợc và xu hƣớng sử dụng
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ đồ uống từ thảo dƣợc hay trà thảo dƣợc (herbal tea) đƣợc sử
dụng để chỉ bất kỳ loại đồ uống nào đƣợc chế biến bằng cách sắc hay hãm các
loại thảo dƣợc (lá, hạt, các loại cỏ, vỏ cây, hoa khô hay các phần thực vật
khác) trong nƣớc nóng và thƣờng không chứa cafein [19], [48].
Thông thƣờng trà thảo dƣợc đƣợc sử dụng bởi tác dụng điều trị hoặc

cung cấp năng lƣợng cho cơ thể, nhƣ làm thƣ giãn, giảm căng thẳng, tăng
khẩu vị, tăng cƣờng tiêu hóa, làm sạch cơ thể, nâng cao thể trạng, tăng cƣờng
miễn dịch,… [19].
Trà thảo dƣợc đƣợc sử dụng lâu đời, song song với việc sử dụng cây cỏ
làm thuốc của các nền văn hóa trên thế giới. Bởi vậy, nó liên quan chặt chẽ
đến đa dạng cây cỏ và con ngƣời sinh sống ở địa phƣơng đó, nhƣ trà từ Bụp
giấm (Hibiscus sabdariffa) ở Ai Cập, từ Actisô (Cynara scolymus) ở Địa
Trung Hải, Cúc La Mã (Matricaria chamomilla) ở châu Âu.
Trà thảo dƣợc có thể đƣợc sử dụng riêng lẻ, nhƣ các cây Bụp giấm,
Actisô, Cúc La Mã, Quế, Coca, Cúc hoa vàng, Gừng, hay gồm nhiều cây cỏ
đƣợc phối trộn với nhau. Một số cây cỏ đƣợc sử dụng làm trà đƣợc biết đến
trên thế giới nhƣ Pimpinella (Anise), Centilla asiatica (Rau má), Cynara
scolymus (Actisô), Monarda spp. ( Bee Balm), Peumus boldus (Bondo),
Matricaria chamomilla (Cúc La Mã), Chrysanthemum indicum (Cúc hoa
vàng), Cynnamomum spp. (Quế), Morinda oleifera (Chùm ngây),
Houtuyniacordata (Giấp cá), Zingiber officinale (Gừng).


4

1.1.2. Xu hướng sử dụng đồ uống từ thảo dược
Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, xu hƣớng phát triển của ngành
Đồ uống tại thị trƣờng Việt Nam là tất yếu. Bởi lẽ, nền kinh tế Việt Nam đang
phát triển nên nhu cầu của ngƣời tiêu dùng về thực phẩm, thức uống bao giờ
cũng tăng cao cả về chất lẫn lƣợng. Một trong những xu thế tiêu dùng đồ
uống trong tƣơng lai đó là thành phần tự nhiên ngày càng đƣợc coi trọng.
Ngoài vấn đề chất lƣợng, vệ sinh an toàn luôn đƣợc ngƣời tiêu dùng hiện đại
đề cao thì những sản phẩm sản xuất theo công nghệ hiện đại đáp ứng tiêu
chuẩn chất lƣợng, an toàn vệ sinh, thêm vào đó nguồn nguyên liệu tự nhiên,
tốt cho sức khỏe là ƣu tiên lựa chọn của ngƣời tiêu dùng. Chính nhờ công

dụng có lợi cho sức khỏe, thân thiện với môi trƣờng, những thức uống có
thành phần tự nhiên này ngày càng đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣu tiên lựa chọn
[13].
1.2. Sử dụng đồ uống từ thảo dƣợc trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.Sử dụng thảo dược ở một số nơi trên thế giới
Trung Quốc, Liáng chá (cooling tea) đƣợc sản xuất rộng rãi ở miền
Nam Trung Quốc và đƣợc tiêu thụ bởi hàng tỷ ngƣời trên toàn thế giới để giải
nhiệt (internal heat) cũng nhƣ các vấn đề sức khỏe liên quan [44]. Các loài
cây cỏ thƣờng đƣợc dùng làm trà gồm: Dâu tằm (Morus alba), Tổ kén
(Helicteres Angustifolia), Bung lai (Microcos paniculata), Kim anh
(Rosalaevigata), Bụp giấm (Hibiscus subdariffa), Hạ khô thảo, Bạch qủa
(Ginkgobiloba), Cúc hoa (Chrysanthemum indicum),… Dựa trên cách sử
dụng truyền thống, nhiều công ty đã phát triển và hiện đại hóa thành sản phẩm
đƣợc sản phẩm đƣợc bán rộng rãi nhƣ sản phẩm “Gia đô bảo” (gồm Tiên
thảo, Kê đơn hoa, Bộ trà diệp, Cúc hoa, Kim ngân hoa, Hạ khô thảo và cam


5

thảo), dƣới dạng nƣớc uống đóng hộp, với doanh thu 40 tỉ Nhân dân tệ /năm
(tƣơng đƣơng 14,000 tỉ VNĐ).
Ở Thái Lan, xu hƣớng sử dụng thảo dƣợc đang ngày càng tăng. Với sự
phát triển của công nghệ, có nhiều đồ uống từ thảo dƣợc đƣợc sản xuất để
phục vụ nhƣ cầu hàng ngày của ngƣời dân nhƣ Centella asiatica (Rau má),
urBan juice, Roselle herb tea, Chammomile Infusion,… [49].
Ở Hàn Quốc, đồ uống Taemyeongcheong- một sản phẩm có nguồn gốc
từ 6 loại dƣợc liệu, gồm Saururus chinensis (Hàm ếch), Taraxacum officinale
(Bồ công anh), Zingiber officinale (Gừng), Cirsium setidens, Salicornia
herbacea, và Glycyrrhiza (Cam thảo) là một sản phẩm nổi tiếng. Các nghiên
cứu đã chỉ ra rằng Taemyeongcheong có tác dụng chống lại sự phá hủy của

acetaminophen trên gan chuột [34].
Ở Indonesia, những loại đồ uống từ thảo dƣợc truyền thống có tên
Loloh đƣợc sử dụng phổ biến ở Indonesia giúp phòng và chữa nhiều bệnh
khác nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Loloh có tác dụng điều trị sốt, tiêu
chảy, nhiệt miệng, ợ nóng [37].
Ở Nam Phi, có 21 loại trà thảo dƣợc khác nhau đƣợc bán trên thị
trƣờng với các nhãn hiệu Arthritea, Asthmitea, Constipatea, Detoxtea,
Diabetea, Energetea, Flootea, Hangovertea, Heartburntea, Hi Lo B P Tea,
Indigestea, Kindneytea, Livertea, Relaxitea, Sleepitea, Slimtea, Tranquilitea,
Tummytea, Ulcertea và Voomatea. Các sản phẩm này đƣợc sản xuất từ 28
loài cây cỏ, thuộc 12 họ thực vật khác nhau [18]. Các loài cây cỏ đƣợc sử
dụng gồm Achillea millefolium, Artemisia afra, Avena sativa, Barosma
belutina, Cassia spp., Coriandrum sativum, Foeniculum vulgare, Lavandula
spp., Nepeta cataria, Origanum majorana, Plantago dregeana, Plantago
officinalis, Pelargonium graveolens, Rosmarinus officinalis, Ruta graveolens,


6

Sambucus nigra, Symphytum officinale, Taraxacum officinale, Thymus
vulgare, Trigonella foenum-graecum, Verbena officinalis, Urtica urens.
1.2.2. Sử dụng đồ uống từ thảo dược ở Việt Nam
Uống trà thảo dƣợc từ lâu đã là một phần của văn hóa Á Đông trong đó
có Việt Nam. Trong khi ngƣời Kinh có thói quen uống trà xanh (Camellia
sinensis) thì nhiều dân tộc thiểu số lại có thói quen dùng các loại thảo dƣợc để
uống hàng ngày.
Ngƣời Dao có thói quen đun nƣớc với rễ cây, lá cây rừng hoặc hạt vối
vừa mát vừa bổ [47].
Kết quả điều tra của Vũ Đoàn Huy đã chỉ ra rằng ngƣời Mƣờng ở Hòa
Bình không chỉ dùng cây cỏ làm thuốc mà còn dùng vào nhiều việc khác, bao

gồm cả làm đồ uống hàng ngày [10].
Trên thị trƣờng hiện nay có nhiều loại đồ uống có nguồn gốc tự nhiên
nhƣ Trà xanh, Nhân trần (Adenosma caerulea), La hán quả (Fructus Siraitiae
Grosvenorii), Hòe hoa(Sophora japonica). Hay trong các hộ gia đình ngoài
Trà xanh ra có thể có các loại trà thảo dƣợc nhƣ trà Cúc hoa, trà Khổ qua, trà
lá Sen, trà Actisô mà công dụng của các loai thảo dƣợc trên đã đƣợc nghiên
cứu một phần hoặc đầy đủ. Ngoài mục đích dùng làm đồ uống hàng ngày, các
loại trà thảo dƣợc đƣợc sử dụng nhằm phòng một số bệnh liên quan đến „nóng
trong ngƣời‟, đặc biệt trong mùa hè nhờ tác dụng hạ nhiệt [14], [45] hay bệnh
béo phì, lipid máu cao [27], cao huyết áp [33].
Một số sản phẩm đƣợc sản xuất và bán trên thị trƣờng hiện nay dƣới
dạng đồ uống nhƣ Trà thảo mộc Dr Thanh (Kim ngân hoa, La hán quả, Cúc
hoa vàng, Hạ khô thảo, Cam thảo, Đản hoa, Hoa mộc miên, Bung lai, Tiên
thảo), Slimutea (lá Sen), Gotu Kola (Rau má), Artichoke tea bag (Actisô)…


7

2. TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC MƢỜNG
Ngƣời Mƣờng, còn gọi là ngƣời Mol, Mual, Moi, Moi bi, Au tá, Ao tá,
là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, tập trung đông
nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Họ rất gần với
ngƣời Kinh, một số nhà dân tộc học đƣa ra giả thuyết ngƣời Mƣờng về mặt
sắc tộc chính là ngƣời Kinh nhƣng vì cƣ trú ở miền núi nên họ ít chịu ảnh
hƣởng của ngƣời Trung Quốc.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê công bố năm 1989, dân
tộc Mƣờng ở Việt Nam mới chỉ có 914.396 ngƣời nhƣng 10 năm sau (1999),
ngƣời Mƣờng đã tăng lên 1.137.515 ngƣời, chỉ sau các dân tộc Kinh, Tày,
Thái, Hoa, Khơme. Ngƣời Mƣờng sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ
Việt-Mƣờng, rất gần với tiếng Việt,ví dụ nhƣ bua là vua, pộ là bố, tat là đất,

kloi là trời,...
Cuộc sống của ngƣời Mƣờng gắn liền với làm ruộng lâu đời. Lúa nƣớc
là lƣơng thực chủ yếu đƣợc trồng trên ruộng bậc thang. Trƣớc đây ngƣời
Mƣờng trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ bởi đƣợc sử dụng làm lƣơng thực hàng
ngày. Ngoài ra, nguồn kinh tế phục vụ đáng kể là khai thác gỗ, lâm thổ sản.
Nghề thủ công tiêu biểu là dệt vải, đan lát. Đặc biệt nghề thuốc Nam do xuất
phát là cuộc sống ở vùng sâu xa nên Y học dân tộc đóng vai trò chủ đạo. Lúc
đầu học cúng nhờ thầy mo, sau tự đi lấy thuốc. Phần lớn các gia đình ngƣời
Mƣờng tự chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình theo các bài thuốc cha
truyền con nối.
Miền núi hay miền Tây Thanh Hóa hiện nay gồm 11 huyện: Quan Hóa,
Quan Sơn, Mƣờng Lát, Nhƣ Xuân, Nhƣ Thanh, Cẩm Thủy, Thạch Thành,
Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thƣớc, Thƣờng Xuân. Nơi đây là địa bàn sinh
sống của các dân tộc: Kinh, Mƣờng, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ mú. Trong
đó ngƣời Mƣờng có số lƣợng dân cƣ đông nhất và tập trung với mật độ lớn tại


8

các huyện: Ngọc Lặc, Bá Thƣớc, Cẩm Thủy, Thạch Thành. Trong các dân tộc
thiểu số ở miền núi Thanh Hóa, ngƣời Mƣờng có dân số nhiều nhất (sau đó là
Thái) [46].
Ngƣời Mƣờng ở Thanh Hóa đƣợc cấu thành ít nhất từ ba dòng chính:
gốc ngƣời Mƣờng từ tỉnh Hoà Bình di dân vào... tạo thành các tộc hệ ở đất
Mƣờng Vang, Mƣờng Thàng, Mƣờng Động là các Mƣờng lớn của “bà con
Hoà Bình”, trong đó lớn nhất là ở vùng Mƣờng Bi, đƣợc gọi là MọiBi hoặc
MonBi. Bộ phận thứ hai là quá trình vận động của ngƣời Việt hoá, hoặc Thái
hoá. Bộ phận đáng chú ý nhất và cũng là cái lõi của vùng Mƣờng ở Thanh
Hóa là tộc Mƣờng bản địa, tính bản địa của một bộ phận đáng kể này không
pha tạp, không lẫn lộn vào hai dòng trên từ tiếng nói, trang phục của bộ nữ

phục (Phụ lục 1) [7].
Dân cƣ Mƣờng là quá trình vận động của ngƣời Việt hoá, hoặc Thái
hoá. Bộ phận đáng chú ý nhất và cũng là cái lõi của vùng Mƣờng ở Thanh
Hóa là tộc Mƣờng bản địa, tính bản địa của một bộ phận đáng kể này không
pha tạp, không lẫn lộn vào hai dòng sinh hoạt trong gia đình. Ngƣời Mƣờng
có một nền văn hoá lâu đời, dân ca, dân vũ phong phú đa dạng. Ngƣời Mƣờng
chƣa có chữ viết; ngôn ngữ theo nhóm ngôn ngữ Việt Mƣờng [46].
3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRI THỨC SỬ DỤNG CÂY CỎ LÀM
THUỐC CỦA NGƢỜI MƢỜNG
Bên cạnh những nét đẹp về văn hóa, vốn hiểu biết về môi trƣờng xung
quanh, về cây cỏ và động vật làm thức ăn, làm thuốc đã giúp ngƣời Mƣờng
tồn tại và phát triển trong suốt thời gian lịch sử trong điều kiện khí hậu thiên
nhiên khắc nghiệt [10]. Một số nghiên cứu về tri thức sử dụng cây cỏ của
ngƣời Mƣờng đã đƣợc thực hiện có thể kể đến:


9

Năm 2010, Nguyễn Xuân Trƣờng đã thực hiện đề tài “Điều tra cây
thuốc ngƣời Mƣờng ở xã Long Sơn huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình”. Qua đó
đã xác định đƣợc 153 loài cây thuốc khác nhau trong đó có 52 họ, 126 chi. 10
nhóm bệnh chủ yếu đƣợc ngƣời Mƣờng sử dụng các cây thuốc trên địa bàn
gồm: Bệnh thận- tiết niệu, xƣơng khớp, tiêu hóa, gan mật, ngoài da, ho, cảm,
sốt, bổ. Bộ phận dùng chủ yếu là cả cây (29,22 %). Phƣơng pháp chủ yếu là
sắc uống (77,27 %). Phƣơng pháp truyền tri thức thông qua hoạt động truyền
miệng trong quá trình thu hái, chế biến mà không đƣợc ghi chép lại [15].
Lƣu Thị Vân Anh trong nghiên cứu “Điều tra các bài thuốc điều trị gãy
xƣơng của ngƣời Dao ở xã Ba Vì, Huyện Ba Vì, Hà Nội và của ngƣời Mƣờng
ở xã Thung Nai, Huyện Cao Phong, Hòa Bình‟‟ năm 2009 đã xác định đƣợc
30 loài đƣợc ngƣời Mƣờng sử dụng trong bài thuốc bó gãy xƣơng với bộ phận

dùng chủ yếu là lá và thân. Phƣơng pháp sử dụng là thái và giã nhỏ, sao nóng
và đắp vào chỗ bị gãy đã đƣợc cố định [1].
Chu Thị Hồng trong nghiên cứu “Sàng lọc cây thuốc chữa bệnh ngoài
da của ngƣời Dao và ngƣời Mƣờng ở xã Bình Thanh huyện Cao Phong tỉnh
Hoà Bình‟‟ năm 2010, đã xác định đƣợc 51 loài cây thuốc chữa bệnh ngoài
da. Bộ phận dùng chủ yếu là lá với cách dùng phổ biến là giã đắp và đun nƣớc
tắm. Ít phổ biến hơn là sắc uống, nƣớng thành than rồi đắp, nghiền thành bột
bôi [9].
Vũ Đoàn Huy trong nghiên cứu “Điều tra tri thức sử dụng cây thuốc
của Ngƣời Mƣờng ở xã Thung Nai, Huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình‟‟ năm
2008, đã lập đƣợc danh mục gồm 270 loài cây thuốc khác nhau đƣợc cộng
đồng Mƣờng trong xã sử dụng. Các cây thuốc đƣợc sử dụng để điều trị 20
nhóm bệnh chứng khác nhau, tập trung vào các bệnh ngoài da, bệnh về xƣơng
khớp và bồi dƣỡng cơ thể. Bộ phận sử dụng là lá và thân với cách phổ biến là


10

sắc uống (47,8%), tiếp theo là dùng ngoài da (39,6%). Cây thuốc không chỉ
đƣợc sử dụng khi có bệnh mà còn đƣợc sử dụng phổ biến trong sinh hoạt
hằng ngày. Ngƣời dân sử dụng nƣớc uống từ thuốc mang tác dụng bổ trợ,
phòng ngừa bệnh tật, tăng cƣờng sức khỏe. Ngoài ra ngƣời Mƣờng tại địa
phƣơng còn sử dụng “yểm bùa‟‟ kết hợp với cây thuốc để trị bệnh [10].
Từ những nghiên cứu trên cho thấy cộng đồng ngƣời Mƣờng sinh sống
ở khu vực khác nhau, bên cạnh những điểm tƣơng đồng cũng có sự khác biệt
về tri thức sử dụng cây cỏ.
4. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Điều kiện tự nhiên và dân số
Xã Ngọc Liên nằm ở phía Đông Bắc của huyện Ngọc Lặc, cách trung
tâm huyện 7 km. Phía Bắc giáp xã Quang Trung, Đông Thịnh; phía Nam giáp

xã Ngọc Trung; phía Đông giáp xã Lộc Thịnh; phía Tây giáp xã Ngọc Khê.
Tổng diện tích tự nhiên là 1460,92 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là
529,35 ha, đất sản xuất lâm nghiệp là 536,36 ha, đất nuôi trồng thủy sản là
7,75 ha, đất phi nông nghiệp là 381,73 ha, đất chƣa sử dụng là 5,73 ha.
Dân số toàn xã có 5.640 ngƣời, thuộc 6 dân tộc, trong đó dân tộc
Mƣờng chiếm 60%, dân tộc Kinh chiếm 37%, các dân tộc khác chiếm 3%
tổng số dân toàn xã [4].
Điều kiện kinh tế
Kinh tế trong xã có bƣớc phát triển khá, chuyển dịch đúng hƣớng, năm
sau cao hơn năm trƣớc. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi
chuyển đổi mạnh mẽ. Kết cấu hạ tầng đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, các
mục tiêu mà Đại hội lần thứ XIX đặt ra đều đạt và vƣợt kế hoạch. Tốc độ tăng
trƣởng tổng xã hội giai đoạn 2010-2015 bình quân đạt 12,9%,tăng 0,9% so


11

với mục tiêu Đại hội đề ra. Hoạt động kinh tế chính là sản xuất nông nghiệp
và dịch vụ - thƣơng mại. Các sản phẩm chính của xã là: Lúa, Ngô, Sắn, Lạc,
Ớt, Luồng, Cao su. Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản giảm từ 51,1% năm 2010
xuống còn 45,9%; dịch vụ thƣơng mại tăng từ 36,5% đến 40,8%. Ngành tiểu
thủ công nghiệp tăng từ 12,4% đến 13,3%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt
17,3 triệu đồng, tăng 2,18 lần so với năm 2010 [5].
Điều kiện Văn hóa-xã hội
Văn hóa-xã hội có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần
đây, an sinh xã hội thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, đời sống của nhân dân
không ngừng đƣợc quan tâm [5].
Công tác thông tin, tuyên truyền có nhiều đổi mới, kịp thời thông tin về
các chủ trƣơng của Đảng, Pháp luật của Nhà nƣớc, các chỉ thị, nghị quyết đến
với mọi tầng lớp nhân dân. Tỷ lệ ngƣời dân đƣợc xem truyền hình đạt 98%,

nghe truyền thanh đạt 100% [5].
Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cƣ luôn thực
hiện có hiệu quả. Năm 2015 xã Ngọc Liên đƣợc công nhận xã văn hóa nông
thôn mới, tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt 80-85%. Phong trào văn hóa
văn nghệ thể dục thể thao không ngừng đƣợc duy trì và phát triển [5].
Đảng bộ chính quyền quan tâm công tác quân sự quốc phòng. Thƣờng
xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và
mọi tầng lớp nhân dân về thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
[5].


12

Chƣơng 2:
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Địa điểm nghiên cứu
Xã Ngọc Liên (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa).
1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.
1.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Các cây cỏ đƣợc cộng đồng ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc Liên (huyện
Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) sử dụng làm đồ uống hàng ngày.
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài đƣợc thiết kế nghiên cứu theo phƣơng pháp cắt ngang mô tả
[12]. Các nội dung và trình tự nghiên cứu bao gồm:
2.1. Điều tra những cây đƣợc dùng làm đồ uống hàng ngày
Giai đoạn 1: Điều tra tại cộng đồng
Chọn mẫu: Mẫu ngƣời cung cấp tin (NCCT) đƣợc chọn theo phƣơng
pháp chọn mẫu có chủ đích, là những ngƣời có hiểu biết về cây cỏ, làm thuốc

trong cộng đồng và đƣợc cộng đồng thừa nhận và là ngƣời dân tộc Mƣờng.
Cỡ mẫu phỏng vấn đƣợc xác định theo phƣơng pháp đƣờng cong loài. Số
lƣợng ngƣời đƣợc phỏng vấn đƣợc xác định tƣơng ứng khi tăng số ngƣời
đƣợc phỏng vấn, số lƣợng loài tăng lên không đáng kể. Tổng cộng có 30
ngƣời đã đƣợc phỏng vấn, gồm 5 nam và 25 nữ, tuổi từ 30 đến 81 (Phụ lục1).


13

Thu thập thông tin: Theo phƣơng pháp liệt kê tự do [12]: NCCT đƣợc
hỏi thống nhất 1 câu hỏi “Xin bác/anh/chị hãy kể tên các cây dùng làm đồ
uống hàng ngày”.
Xử lý dữ liệu: Các tên của tất cả các cây cỏ đƣợc NCCT trả lời có thể
làm đồ uống hằng ngày đƣợc tập hợp, chỉnh lý, từ đó lập đƣợc một danh mục
tên tiếng Mƣờng của các cây cỏ đƣợc ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc Liên dùng làm
đồ uống hằng ngày.
Giai đoạn 2: Thu thập mẫu tiêu bản
Các cây trong danh mục liệt kê tự do đƣợc thu thập xung quanh nơi ở
của NCCT hoặc thông qua điều tra theo tuyến, qua đó thu thập các mẫu tiêu
bản và chụp ảnh cây thuốc.
Các thông tin của mỗi mẫu bao gồm: Tên ngƣời cung cấp tin, tên địa
phƣơng, mã ảnh, mã tiêu bản.
Tổng cộng có 62 tiêu bản và 128 ảnh cây thuốc đã đƣợc thu thập. Các
mẫu này đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp khô hoặc phƣơng pháp ƣớt [6], hoặc
cả hai phƣơng pháp và bảo quản tại Phòng tiêu bản Bộ môn Thực vật Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội (HNIP). Mã số tiêu bản: HNIP1816316HNIP1822216 (Phụ lục 5).
Giai đoạn 3: Giám định tên khoa học
Tên khoa học đƣợc các nhà khoa học ở Bộ môn thực vật, gồm TS. Trần
Văn Ơn và ThS. Nghiêm Đức Trọng giám định sơ bộ (đến chi, họ), hƣớng
dẫn giám định đến loài và kiểm tra kết quả. Phƣơng pháp giám định là so sánh
hình thái, giữa mẫu cần giám định và các tài liệu thực vật hiện có tại Trƣờng

Đại học Dƣợc Hà Nội (Thực vật chí Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam – Phạm


14

Hoàng Hộ [8], Từ điển thực vật thông dụng – Võ Văn Chi [3], Flora of China,
Flora of Taiwan, Flora of Thailand).
Giai đoạn 4: Xử lý dữ liệu
Các dữ liệu đƣợc tổng hợp và xử lý Microsoft Word và Microsoft
Excel 2007
2.2. Tƣ liệu hóa tri thức sử dụng đồ uống từ thảo dƣợc của ngƣời Mƣờng
Tri thức sử dụng các cây cỏ làm đồ uống của ngƣời Mƣờng ở xã Ngọc
Liên đƣợc thu thập thông qua: Phỏng vấn tại cộng đồng và tại thực địa, phối
hợp với giai đoạn điều tra tại cộng đồng và thu thập mẫu ở trên. Nội dung
thông tin đƣợc thu thập gồm: Bộ phận dùng, công dụng khi uống, giải nghĩa
công dụng, cách sử dụng. Tổng cộng có 30 ngƣời cung cấp tin đã đƣợc phỏng
vấn (Phụ lục 1).
Đánh giá độ tin cậy của thông tin:
Sử dụng danh mục các loài thiết lập đƣợc trong giai đoạn phỏng vấn
ngƣời cung cấp tin.
Độ tin cậy của thông tin đƣợc tính theo công thức Friedman:
Fv=
Trong đó:
Fv: Độ tin cậy của thông tin
Sij: Số ngƣời nói loài i có giá trị sử dụng j
S: Tổng số ngƣời đƣợc hỏi
Do đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các loài cây đƣợc cộng đồng sử
dụng làm đồ uống nên chỉ các loài đƣợc cộng đồng sử dụng có hệ số tin cậy
Fv>0,25 mới đƣợc tƣ liệu hóa.



15

Ngoài ra, các tác dụng, công dụng của các loài này còn đƣợc tra cứu
dựa trên các loài trong sách, tạp chí và các bài báo khoa học để kiểm chứng
thông tin.


×