Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ môn học dược liệu phần nhận thức dược liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 39 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ TRỌNG HOÀNG
MÃ SINH VIÊN: 1202095

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
PHỤC VỤ MÔN HỌC DƯỢC LIỆU
PHẦN NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ TRỌNG HOÀNG
MÃ SINH VIÊN: 1202095

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
PHỤC VỤ MÔN HỌC DƯỢC LIỆU
PHẦN NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
2. KS. Đỗ Thành Long
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược liệu

HÀ NỘI - 2016




LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành tại bộ môn Dược liệu – Trường Đại học
Dược Hà Nội. Trong thời gian thực hiện khóa luận tôi đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ và ủng hộ của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Viết Thân – Bộ môn Dược
liệu và KS. Đỗ Thành Long – Bộ môn Toán tin đã tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, đồng nghiệp công tác tại bộ môn
Dược liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi vượt qua khó
khăn trong suốt thời gian học tập.
Hà Nội, Ngày 12 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Lê Trọng Hoàng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN …………………………………...…………… 3
1.1. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp cảm quan …………………. 3
1.1.1. Kiểm nghiệm dược liệu ……………………………………..…. 3
1.1.2. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp cảm quan ………… 4
1.1.3. Thực trạng tình hình sử dụng dược liệu trên thị trường Việt Nam

……………………………………………………………………...…. 6
1.2. Tổng quan về ứng dụng CNTT trong nghành Dược ..………………….. 8
1.2.1. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở Việt Nam …………...…… 8
1.2.2. Một số website có chức năng tra cứu cây thuốc, vị thuốc ….......11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………...14
2.1. Đối tượng nghiên cứu .………………………………………………… 14
2.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………. 15
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …..……… 22
3.1. Tổng hợp dữ liệu và lựa chọn công cụ xây dựng CSDL .……..………..22
3.2. Thiết kế giao diện website …….………………………………………... 22
3.3. Tổ chức minh họa CSDL ………..……………………………………. 25


3.4. Kết quả nghiên cứu …………………………………………………….. 19
3.4.1. Cấu trúc website ………………………………………………. 19
3.4.2. Nội dung từng phần ………………………………………….... 20
3.4.3. Quản trị website và an ninh mạng …………………………….. 27
3.5. Bàn luận ……………………………………………………………….. 28
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………………... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐH - CĐ

Đại học – Cao đẳng

CBT


Computer base training

CNTT

Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GV

Giảng viên

KHCN

Khoa học công nghệ

PHP

Hypertext Preprocessor

PPDH

Phương pháp dạy học

SQL

Structure Query Language


SV

Sinh viên

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1

Tên bảng

Trang

Danh sách các vị dược liệu sinh viên phải nhận thức

14

DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

3.1

Tủ treo tường lưu mẫu dược liệu

16


3.2

Cấu trúc website

20

3.3

Mô tả giao diện trang web

21

3.4

Trang giới thiệu

22

3.5

Mô tả chức năng tra cứu trực tiếp

23

3.6

Mô tả chức năng tra cứu trực tiếp

23


3.7

Mô tả tìm kiếm nối tiếp

24

3.8

Mô tả tìm kiếm nối tiếp

24

3.9

Minh họa nội dung cơ bản của một vị dược liệu

25

3.10

Cây Cao lương

26

3.11

Mô tả tra cứu theo danh mục hệ đào tạo – bài số

27


3.12

Mô tả cách thức quản lí web

28


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dược liệu là một trong những môn học có lịch sử lâu đời nhất và giữ vai
trò quan trọng trong chương trình đào tạo dược sĩ của Trường Đại học Dược
Hà Nội nói riêng và các trường có đào tạo dược sĩ nói chung. Nội dung môn
học dược liệu bao gồm hai học phần lý thuyết và thực hành, hai học phần này
gắn bó mật thiết và không thể tách rời nhau trong suốt quá trình học. Yêu cầu
chủ yếu là sau khi hoàn thành môn học sinh viên phải xác định được sự thật
giả, đánh giá được chất lượng và hướng dẫn sử dụng dược liệu.
Trong thời đại bùng nổ CNTT, sử dụng công cụ như điện thoại thông
minh, máy tính bảng hay laptop…có kết nối internet là sinh viên có thể học tập
được ở mọi lúc, mọi nơi. Đối với các sinh viên đang theo học ngành y dược
nhu cầu tài liệu tra cứu qua internet là rất lớn. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực dược
liệu cũng đã có một số trang web xây dựng dữ liệu tra cứu về cây thuốc, vị
thuốc nhưng tính chính xác, khoa học vẫn chưa được kiểm chứng nên chưa
thực sự là nguồn tài liệu tin cậy cho người sử dụng. Một website tra cứu trực
quan, sinh động, cung cấp lượng thông tin phù hợp yêu cầu học tập, khoa học,
chính xác về cây thuốc – vị thuốc sẽ giúp sinh viên hào hứng có thể học được
một cách nhanh nhất, đơn giản nhất, chính xác và hiệu quả nhất về nhận biết
dược liệu. Việc này cũng rất hữu ích với những người thường xuyên trực tiếp
tiếp xúc với dược liệu như lương y, cá nhân kinh doanh về dược liệu, cán bộ

chuyên môn còn ít kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm nghiệm dược liệu… đồng
thời làm cơ sở đối chứng giúp giải quyết thực trạng sử dụng dược liệu nhầm
lẫn, kém chất lượng, giả mạo diễn ra phổ biến trên thị trường.
Là một cán bộ công tác tại bộ môn dược liệu, trực tiếp hướng dẫn sinh
viên thực hành tại bộ môn, thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều vị thuốc, cây
thuốc đồng thời nắm được nhu cầu học tập của sinh viên và người làm chuyên


2

môn liên quan đến dược liệu. Được sự phân công của bộ môn, tôi tiến hành
thực hiện khóa luận “Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ môn học dược liệu phần
kiểm nghiệm bằng cảm quan” với mục đích: xây dựng tổ chức một hệ thống
CSDL phục vụ thực hành nhận thức dược liệu một cách khoa học, chính xác,
sinh động phục vụ công tác học tập, giảng dạy tại trường Đại học Dược và có
thể làm tài liệu tham khảo cho các trường đại học có đào tạo dược sĩ, những
người quan tâm.
Đề tài được tiến hành với hai mục tiêu sau:
- Xây dựng được CSDL: gồm nội dung và hình ảnh, video của những vị
dược liệu có trong chương trình đào tạo dược sĩ tại trường Đại học Dược Hà
Nội.
- Tổ chức được CSDL minh họa phục vụ phần nhận thức dược liệu dưới
dạng một website tra cứu online.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp cảm quan
1.1.1. Kiểm nghiệm dược liệu

Hiện nay ở Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn dược điển để quản lí chất lượng
dược liệu. Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam do nhà nước ban hành [3], quy định
các tiêu chuẩn cần đạt được đối với mỗi dược liệu, chế phẩm từ dược liệu được
sản xuất và lưu hành trong nước. Các tiêu chuẩn đó phải phù hợp với quy mô,
trình độ của các cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm. Đối với các dược liệu không có
chuyên luận trong dược điển thì sử dụng tiêu chuẩn cơ sở để kiểm định chất
lượng. Tiêu chuẩn cơ sở là yêu cầu kỹ thuật về chất lượng sản phẩm do cơ sở
sản xuất tự xây dựng, công bố và chịu trách nhiệm trước pháp luật và người
bệnh. Thị trường là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến tiêu chuẩn cơ
sở, thỏa thuận mua bán thường được gắn liền với tiêu chuẩn dược liệu.
Kiểm nghiệm dược liệu hay còn gọi là kiểm tra chất lượng dược liệu là
xác định dược liệu đó có đúng với tiêu chuẩn quy định hay không. Khi đánh
giá thì dựa vào tiêu chuẩn nhà nước được ghi trong Dược điển hoặc tiêu chuẩn
cơ sở. Các chỉ tiêu của một chuyên luận được đề ra đảm bảo chất lượng của
dược liệu và có căn cứ để giao dịch trên thị trường [2]. Mỗi chuyên luận dược
liệu thường bao gồm:
- Quy định về dược liệu: quy định về nguồn gốc, bộ phận dùng, sơ chế…
- Đặc điểm hình thái: mô tả các đặc điểm có thể nhận biết được bằng cảm
quan
- Kiểm nghiệm vi học: các chỉ tiêu về đặc điểm giải phẫu (vi phẫu) và
soi bột.


4

- Kiểm nghiệm hóa học: gồm các phản ứng hóa học đặc trưng, sắc ký
lớp mỏng để định tính các chất hoặc nhóm hoạt chất chính trong dược
liệu và phép định lượng nhằm xác định hàm lượng (%) chất hoặc nhóm
chất chính, hàm lượng cao chiết được của dược liệu đó.
- Các chỉ tiêu: tỷ lệ vụn nát, độ tro, giới hạn tạp chất…

1.1.2. Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp cảm quan
Để đánh giá chất lượng của dược liệu thường đánh giá rất nhiều chỉ tiêu
như đặc điểm hình thái, định tính, định lượng, tỷ lệ vụn nát, độ tro…vì vậy phải
kết hợp các phương pháp kiểm nghiệm khác nhau thì mới có thể cho kết luận
tổng thể về dược liệu đó. Một số phương pháp thông dụng được áp dụng tại
Việt Nam là cảm quan, kiểm nghiệm hiển vi, kiểm nghiệm hóa học, hóa lí,
phương pháp phổ [2]. Khóa luận sẽ đi sâu vào tiến hành phân tích và xây dựng
công cụ hỗ trợ kiểm nghiệm dược liệu theo phương pháp cảm quan.
Cảm quan là phương pháp được sử dụng lâu đời nhất không chỉ ứng dụng
trong kiểm nghiệm dược liệu mà nó được áp dụng trong tất cả các lĩnh vực của
cuộc sống. Từ xa xưa các danh y đã ghi chép lại tất cả các thông tin nhận biết
bằng cảm quan về cây thuốc, vị thuốc phục vụ chữa bệnh và lưu truyền hậu thế,
cho đến nay kiểm nghiệm bằng cảm quan vẫn giữ một vai trò cực kỳ quan trọng
trong công tác kiểm nghiệm. Đây là phương pháp đơn giản nhất so với các
phương pháp kiểm nghiệm khác, bước đầu tiên trong tất cả các quy trình kiểm
nghiệm, việc nhận diện có đúng dược liệu cần kiểm nghiệm không là cơ sở để
quyết định xem có tiếp tục tiến hành các phương pháp khác, chuyên sâu hơn
không. Phần lớn các trường hợp chỉ cần kiểm nghiệm cảm quan đã có thể kết
luận dược liệu thật giả [7]. Mặc dù cách thức tiến hành phương pháp này đơn
giản nhưng đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức chuyên môn và bề dày
kinh nghiệm thực tế.


5

Phương pháp cảm quan được thực hiện trên cơ sở tổng hợp đánh giá của
năm giác quan cơ bản:
- Thị giác: dùng mắt quan sát tổng thể vị dược liệu về màu sắc ( Tô mộc
màu đỏ, Sinh địa bên trong có màu đen đều), các đặc điểm đặc trưng như bề
mặt có lông, nhăn nheo, xù xì…hoặc quan sát cây thuốc thấy lá mọc đối, mọc

cách hay mọc so le, phiến hình tim có lông mịn, lông tơ, quả tròn - dẹt, cứng –
mềm…, một vài vị dược liệu phải bẻ ra để quan sát bên trong.
- Xúc giác: dùng các cơ quan cảm nhận như da để nhận biết dược liệu
khô giáp, mịn màng, nặng nhẹ, xốp, chắc, trơn, dính. Ví dụ, Thông thảo nhẹ
như bấc; Hạ khô thảo rất nhẹ hơi giáp, Cát căn nặng, chắc…
- Khứu giác: rất nhiều cây thuốc, vị thuốc có hương thơm như Quế, Đinh
hương, Hương nhu…hoặc mùi hôi đặc trưng như quả Nhàu, dựa vào mùi hương
có thể sơ bộ đánh giá dược liệu có chứa tinh dầu, chất thơm, nhựa...
- Vị giác: Nếm để biết dược liệu có vị như thế nào cay, mát, đắng, ngọt,
chua, mặn. Ví dụ, Diệp hạ châu có vị đắng, Cam thảo vị ngọt, Tế tân vị cay tê,
vị chua chát của Sơn tra.
- Thính giác: Đôi khi nhiều vị dược liệu là gỗ , khoáng vật có âm thanh
đặc trưng khi ta gõ vào. Ví dụ Trầm hương, khi ta gõ vào phần gỗ có hóa trầm
sẽ có tiếng đanh hơn; Liên thạch khi thả rơi tiếng kêu nghe đanh chắc thì chất
lượng sẽ tốt hơn tiếng bộp…
Ngoài ra, đối với các dược liệu có kích thước nhỏ như Thỏ ty tử, Xa tiền
tử… có thể dùng công cụ hỗ trợ kính lúp để phóng đại kích thước cho dễ quan
sát đặc điểm


6

1.1.3. Thực trạng tình hình sử dụng dược liệu trên thị trường Việt Nam
* Tình hình chất lượng dược liệu trên thị trường
Theo thống kê của Vụ Y học cổ truyền (Bộ Y tế), trên thị trường Đông
dược hiện nay có khoảng 80% dược liệu có nguồn gốc từ nước ngoài. Trong đó
có đến gần 70% dược liệu không có số đăng ký được đưa vào Việt Nam từ
nhiều nguồn và bằng nhiều cách thức khác nhau. Dược liệu nhập khẩu từ Trung
Quốc chủ yếu theo con đường phi mậu dịch, gây nhiều khó khăn cho công tác
quản lý chất lượng. Một số dược liệu nhập không rõ nguồn gốc, không rõ tiêu

chuẩn, không có phiếu kiểm nghiệm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu.
Bên cạnh đó, việc trồng trọt dược liệu trong nước còn phát triển tự phát,
chưa có quy hoạch. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hiệu quả
kinh tế mà cây thuốc mang lại. Nhiều cơ sở trồng trọt còn sử dụng hóa chất,
thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định làm ảnh hưởng đến chất lượng dược
liệu. Nhất là trong tình trạng thị trường dược liệu trong nước chưa có tiêu chuẩn
rõ ràng, chưa thực hiện được việc kiểm nghiệm, kiểm soát, đây trở thành một
mối nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, những người tìm đến
thuốc với mục đích chữa bệnh, nay lại “tiền mất, tật mang”.
Hầu hết các cơ sở sản xuất đông dược được kiểm tra đều dùng diêm sinh
(hợp chất có thành phần chủ yếu là Lưu huỳnh) để xông dược liệu mục đích
chống nấm mốc, sâu bọ, làm sáng, đẹp sản phẩm. Tuy xông sinh dược liệu bằng
Lưu huỳnh là một phương pháp truyền thống nhưng việc lạm dụng quá mức
chất này trong chế biến có thể làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dược
liệu và hiệu quả chữa bệnh; Một loại thuốc viên màu xám lục mà người dân
dùng bảo quản thuốc đông dược trên thị trường có công thức hóa học là AIP
(AlxP1-x) gọi là nhôm phốt phua (hay nhôm phốt pho). Hóa chất này khi gặp
hơi nước sẽ tạo thành phốt phin (PH3), một khí có tỷ trọng nhẹ như không khí


7

nên có tác dụng khử trùng và thấm ngược vào dược liệu. Nhưng phốt phin là
chất cực độc đối với người. Khi nhiễm chất này, người bị nhẹ cũng là nhức đầu,
mệt mỏi, ù tai, bắp thịt co giật. Trường hợp bị nặng hơn là nôn mửa, đau bụng
và có thể dẫn đến tê liệt thần kinh, ung thư; Nhiều trường hợp người buôn dược
liệu còn phun chloropicrin (lục hóa khố) trực tiếp lên bao tải chứa đựng dược
liệu. Chất này gặp ánh sáng sẽ tạo thành clor và phosgene, vốn là một chất cực
độc có tác dụng diệt côn trùng, sát trùng mạnh. Dùng phương pháp cảm quan
ta có thể nhận biết được sự có mặt của các chất trên nhờ mùi rất đặc trưng của

Lưu huỳnh (S), Clo ( Cl), Phốt pho (P).
Một điều đáng quan tâm hiện nay nữa là hàm lượng các kim loại nặng
có trong dược liệu, thuốc đông y mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc sử dụng
phân bón, chất bảo vệ thực vật tràn lan không có kiểm soát trong trồng trọt và
chế biến dược liệu.
* Nguyên nhân của nhầm lẫn, giả mạo dược liệu, chất lượng dược liệu
kém còn do nhiều yếu tố khác nhau:
- Không quản lý được chất lượng dược liệu nhập, phần lớn dược liệu
nhập qua con đường phi mậu dịch do tư nhân đảm nhận, lợi nhuận đặt lên hàng
đầu, họ rất ít quan tâm đến chất lượng. Dược liệu giả, kém chất lượng có cơ hội
thâm nhập.
- Dược liệu trồng trọt chưa đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, an toàn. Dược
liệu khai thác tự nhiên không có kế hoạch, chưa đảm bảo tính đúng và chất
lượng, có nguy cơ cạn kiệt.
- Điều kiện bảo quản dược liệu nhìn chung chưa đạt yêu cầu, dược liệu
còn bị mốc mọt nhiều, một số dược liệu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao.
- Việc mua bán dược liệu trên thị trường còn mang tính tự phát, chưa
được quản lý.


8

- Hệ thống các quy trình, quy phạm về đảm bảo chất lượng dược liệu còn
thiếu, các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng dược liệu chưa đáp ứng được
yêu cầu của thực tế sử dụng dược liệu, chưa tiếp cận vào hệ thống sử dụng và
lưu thông phân phôi dược liệu. Tiêu chuẩn kiểm nghiệm chưa đầy đủ dẫn đến
tình trạng dùng dược liệu sai, nhầm lẫn, kém phẩm chất.
- Thông tin về dược liệu, y học dân tộc còn ít và chưa được cập nhật
thường xuyên. Người sử dụng ít quan tâm đến nguồn gốc dược liệu, về dược
liệu thật, giả trên thị trường; thay thế dược liệu còn tùy tiện, không đủ căn cứ

khoa học.
1.2. Tổng quan về ứng dụng CNTT trong nghành Dược
1.2.1. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở Việt Nam
Ngày nay, những thành tựu của khoa học - công nghệ (KH-CN) đang
đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và
kinh tế tri thức, tác động tới tất cả mọi lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và
sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Kho tàng kiến thức của nhân
loại ngày càng đa dạng và phong phú. Trong điều kiện đó, việc toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu khách quan của các nước đang phát triển. Các
phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạo điều kiện thuận lợi cho
giao lưu, hội nhập văn hóa và cũng là điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới và
phát triển giáo dục. Nhà trường từ chỗ hoạt động khép kín chuyển sang mở cửa
rộng rãi, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu KH-CN và ứng
dụng; Giáo viên thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người
học phương pháp thu nhận thông tin một cách tự lực, có phân tích và tổng hợp
[11].
Ở Việt Nam hiện nay, các kiểu PPDH ở đại học được sử dụng phổ biến
gồm: thông báo-tái hiện, làm mẫu-bắt chước. Mặc dù các kiểu PPDH mới như:


9

giải thích-tìm kiếm bộ phận, nêu vấn đề-nghiên cứu,… ngày càng được chú ý
nhiều hơn, nhưng hầu hết các trường ĐH và CĐ ở Việt Nam hiện nay vẫn còn
sử dụng PPDH cũ, vẫn còn theo lối truyền thụ một chiều, “thầy đọc-trò chép”,
chưa phát huy đầy đủ tính tích cực, độc lập của SV và bồi dưỡng cho họ năng
lực tự học, tự nghiên cứu. Các phương pháp thuyết trình, diễn giảng, vẫn là các
PPDH chủ yếu. Quá trình dạy học vẫn còn mang nặng tính lý thuyết, cách dạy
theo kiểu truyền thống là dùng lời, người học dùng phương pháp nghe và ghi
nhớ một cách thụ động. Việc tổ chức hướng dẫn cho SV tự học, đọc sách,

semina, thảo luận,… chưa được chú trọng đúng mức. Giờ thực hành, rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm còn ít, chưa đặt ra yêu cầu cao đối với SV trong học tập,
trong nghiên cứu khoa học. Phần lớn SV chỉ biết cách học khi sắp thi tốt nghiệp,
nên hiệu quả học tập trong nhà trường là rất thấp, khả năng tự học, tự phát triển
kém, quen với nghe và ghi, không quen với tự đọc và tự tóm lược.
Với các PPDH như trên, tất yếu dẫn đến cách học thụ động, đối phó của
SV. Theo số liệu điều tra của một số nhà nghiên cứu giáo dục thì có tới hơn
70% số SV chỉ học thực tiễn chiếm tỷ lệ không cao. Chỉ có 7,6% số SV trong
quá trình học biết tự nêu và giải quyết vấn đề. Với kết quả như trên, rõ ràng các
PPDH ở ĐH và CĐ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo của xã hội.
Sử dụng CNTT trong dạy học nhằm giúp GV và SV sử dụng công nghệ
một cách có hiệu quả để phát triển việc học của SV một cách độc lập sáng tạo,
phát triển môi trường học tập với nhiều thuận lợi, từ đó giúp người học học tích
cực, tự lực, tạo cơ hội cho SV tiếp xúc nội dung học tập theo nhiều con đường
khác nhau (như tham khảo các tài liệu in, tài liệu trên Internet,..) và với nhiều
đối tượng khác nhau (các SV trong và ngoài lớp học, các thầy giáo khác,…).
Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng hai hình thức ứng dụng CNTT
trong dạy và học đó là dựa vào máy tính CBT ( computer base training) và học
trực tuyến dựa vào mạng máy tính kết nối Internet ( E - learning)[4].


10

CBT: là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp kèm theo các
trang thiết bị hỗ trợ như máy chiếu, màn hình lớn, các thiết bị đa phương tiện
để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học sinh, kết hợp phát huy thế mạnh của các
phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, tư liệu phim, ảnh có sự
tương tác giữa người và máy.[13]
E- learning: là hình thức học sinh sử dụng máy tính, công cụ có kết nối
Internet để tự học các bài giảng của giáo viên hoặc trao đổi trực tuyến với giáo

viên thông qua mạng Internet [14].
Như vậy có thể thấy sự khác biệt giữa hai phương pháp này về bản chất:
CBT tập chung hỗ trợ cho người dạy còn E- learning lại tập trung hỗ trợ tối đa
cho người học, lấy người học làm trung tâm, người dạy chỉ là hỗ trợ.[5]
* Lợi ích và khó khăn khi sử dụng website trong giảng dạy:
Lợi ích: website là phương tiện chuyển tải các nội dung Multimedia.
Multimedi là hình thức tích hợp nhiều phương tiện truyền thông khác nhau bao
gồm: văn bản (“text media”), đồ họa (“picture”), hoạt hình (“animation”), âm
thanh (“sound”), giao diện thân thiện sinh động. Áp dụng công nghệ này trong
giảng dạy, hướng dẫn thực hành dược liệu thực sự là một công cụ mang lại hiệu
quả cao đồng thời gây được hứng thú học tập cho sinh viên [5].
Khó khăn:
Về kỹ thuật:
- Thứ nhất là việc ứng dụng CNTT xây dựng và quản trị một trang web
thực hành về dược liệu ngoài kiến thức chuyên môn về dược liệu còn đòi
hỏi phải có kiến thức chuyên môn về công nghệ thông tin.
- Thứ hai là quản trị và cập nhập nội dung mới.


11

Về nội dung: để đáp ứng được nhu cầu người học đồng thời đảm bảo
thẩm mỹ, trực quan sinh động thì mọi kết quả công bố trên website phải
đạt chuẩn mực về khoa học, chính xác.
1.2.2. Một số website có chức năng tra cứu cây thuốc, vị thuốc
Việt Nam là một trong những nước có nền y học dân tộc phát triển, bắt
đầu từ hơn 4000 năm trước Công nguyên cho đến nay vẫn được duy trì và phát
triển, nhu cầu sử dụng tài liệu liên quan đến dược liệu là rất lớn.
Tuy nhiên, ở nước ta tài liệu tra cứu cây thuốc, vị thuốc trên internet còn
rất hạn chế. Một số website có chức năng tra cứu cây thuốc, vị thuốc:

là website của khoa Dược – Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp thông tin về cây thuốc như đặc điểm
hình thái, giải phẫu, bột dược liệu, sự phân bố và công dụng [21]; cổng thông
tin y học Việt Nam [16], website của viện Dược liệu
... đều có phần cơ sở dữ liệu tra cứu về cây thuốc vị
thuốc [20]; của bộ môn Dược
liệu – Trường Đại học Dược Hà Nội cung cấp cơ sở dữ liệu tra cứu hơn 1000
cây thuốc, vị thuốc [10],17],[15].
Một số web khác có chức năng tra cứu cây thuốc, vị thuốc ở Việt Nam:
: chia dược liệu theo nhóm tác dụng chữa bệnh
: Lương y Nguyễn Hữu Toàn
/> /> /> cơ sở dữ liệu thực vật


12

Có thể chia các trang web có hệ thống tra cứu dược liệu, vị thuốc, cây thuốc tại
Việt Nam thành 3 nhóm chính sau:
Nhóm trang web trực thuộc cơ quan nhà nước quản lí:các website tra
cứu thuộc nhóm này thường được đầu tư tài chính mạnh mẽ cho nên thiết kế
ban đầu bài bản tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thường xuống cấp về cả
nội dụng lẫn hình thức. Nguyên nhân có thể do người quản lí website thường
là cán bộ không có chuyên môn về dược liệu, phải kiêm nhiệm nhiều công việc
cho nên không thể theo dõi, update mới liên tục các thông tin khoa học, nghiên
cứu mới về dược liệu.
Nhóm trang web của các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc nhà nước:
thông thường các đơn vị này xây dựng web với mục đích thương mại lớn hơn
là mục đích chuyên môn cho nên nội dung về các dược liệu là rất ít, tính khoa
học không cao và thường không có kiểm duyệt về chuyên môn, họ tập trung
vào tính quảng bá thương hiệu là chính.

Nhóm trang web do cá nhân quản lí và điều hành: những người yêu thích
hoặc hoạt động chuyên môn liên quan đến dược liệu tự xây dựng. Thứ nhất, do
các cá nhân làm chuyên môn về nghiên cứu dược liệu, thực vật. Nội dung đưa
lên các trang này thường không có kiểm tra, kiểm soát, tam sao thất bản nhiều
khi còn thiếu trách nhiệm dẫn đến sai sót nhiều. Thứ hai, trang web do các bác
sĩ đông y, lương y hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền xây dựng. Các
lương y có lợi thế hiểu biết tiếng Trung nên đóng góp mang tính dịch ( Trung
y), tuy nhiên kiến thức của họ thường theo tài liệu cũ, ít tiếp xúc với những
nghiên cứu mới cho nên sử dụng dược liệu là theo kinh nghiệm, không biết tên
khoa học, nhiều khi dùng nhầm dược liệu mà không biết vì rất nhiều cây thuốc,
vị dược liệu có cùng tên gọi Việt Nam nhưng tên khoa học lại khác nhau. Ngoài
ra, còn có các trang cá nhân bán hàng liên quan đến dược liệu, những người


13

này đa số không có kiến thức chuyên môn cho nên rất thường xuyên xảy ra
nhầm lẫn về dược liệu.
Yêu cầu đặt ra cần một website tra cứu dược liệu đảm bảo nội dung chuẩn
mực về khoa học, độ tin cậy đồng thời tạo ra sự khác biệt để đáp ứng được nhu
cầu học tập của sinh viên ngành dược và tài liệu tham khảo cho tất cả các đối
tượng quan tâm đến dược liệu.


14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung các bài thực tập phần nhận thức dược liệu của môn học dược liệu
tại bộ môn Dược liệu – Đại học Dược Hà Nội, áp dụng cho các hệ đào tạo đại

học chính quy, cao đẳng, văn bằng II và liên thông.
- Các dược liệu chuẩn có trong chương trình đào tạo dược sĩ của tất cả các hệ
đào tạo trên.
Bảng 1 - Danh sách các vị dược liệu sinh viên phải nhận thức năm 2015.
1.

Cát căn

40. Cam thảo đất

79. Ngũ bội tử

118. Bách bộ

2.

Hoài sơn

41. Cam thảo dây

80. Chè dây

119. Binh lang

3.

Mạch nha

42. Rau má


81. Nhục đậu khấu

120. Cà độc dược

4.

Xa tiền tử

43. Nhân sâm

82. Kim tiền thảo

121. Hoàng bá

5.

Mã đề

44. Tam thất

83. Cúc hoa

122. Núc nác

6.

Bạch mao căn

45. Ngũ gia bì


84. Chi tử

123. Hoàng liên

7.

Thông thảo

46. Thổ phục linh

85. Huyền sâm

124. Hoàng đằng

8.

Trạch tả

47. Tỳ giải

86. Sinh địa

125. Ích mẫu

9.

Râu ngô

48. Ngưu tất


87. Thục địa

126. Hoàng cầm

10. Tang chi

49. Sài hồ bắc

88. Khổ qua

127. Hương phụ

11. Tang diệp

50. Sài hồ nam

89. Cỏ ngọt

128. Bạc hà

12. Tang bạch bì

51. Đại hoàng

90. Cỏ nhọ nồi

129. Độc hoạt

13. Sơn tra


52. Thảo quyết minh

91. Ma hoàng

130. Thương truật

14. Hạ khô thảo

53. Hòe hoa

92. Mã tiền

131. Khương hoạt

15. Kim anh

54. Bồ công anh

93. Hoàng nàn

132. Xuyên khung

16. Bạch thược

55. Kim ngân hoa

94. Bình vôi

133. Phòng phong


17. Sa sâm

56. Kim ngân cuộng

95. Lạc tiên

134. Tế tân

18. Câu kỳ tử

57. Diệp hạ châu

96. Vông nem

135. Tục đoạn

19. Cẩu tích

58. Xạ can

97. Câu đằng

136. Bạch truật

20. Trúc đào

59. Bạch chỉ

98. Phụ tử sống


137. Tiền hồ

21. Đan sâm

60. Sài đất

99. Bạch phụ

138. Quế nhục

22. Kê huyết đằng

61. Nga truật

100. Hắc phụ

139. Quế chi

23. Tô mộc

62. Địa liền

101. Cối xay

140. Đại hồi

24. Đảng sâm

63. Ngô thù du


102. Bạch giới tử

141. Tiểu hồi


15

25. Hoàng kỳ

64. Nhân trần

103. Mộc qua

142. Sa nhân

26. Cốt toái bổ

65. Sáp ong

104. Uy linh tiên

143. Thảo quả

27. Đỗ trọng bắc

66. Ô tặc cốt

105. Nghệ

144. Đinh hương


28. Thỏ ty tử

67. Sử quân tử

106. Sinh khương

145. Trần bì

29. Đương quy

68. Dâm dương hoắc

107. Húng chanh

146. Chỉ thực

30. Cát cánh

69. Đại táo

108. Hương nhu trắng

147. Chỉ xác

31. Bán hạ

70. Đào nhân

109. Hương nhu tía


148. Ngải cứu

32. Thiên môn

71. Ngưu bàng tử

110. Đại bi

149. Thiên niên kiện

33. Viễn chí

72. Keo giậu

111. Tràm

150. Thạch xương bồ

34. Mạch môn

73. Bối mẫu

112. Liên nhục

151. Mộc hương

35. Táo nhân

74. Ké đầu ngựa


113. Hậu phác

152. Hậu phác

36. Cam thảo bắc

75. Trắc bách diệp

114. Vàng đắng

153. Can khương

37. Sơn thù

76. Liên tâm

115. Ngô thù du

154. Diếp cá

38. Tràm

77. Tắc kè

116. Cá ngựa

155. Coca

39. Thầu dầu


78. Sả

117. Long não

156. Ba gạc

2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp cảm quan để nhận dạng đúng các dược liệu, tiến hành
chụp ảnh và lưu mẫu các dược liệu.
- Sử dụng phần mềm photoshop CS6 làm công cụ xử lý ảnh
- Thiết kế giao diện tra cứu dùng ngôn ngữ lập trình web PHP và ngôn ngữ kịch
bản Javascript [6],[12].
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và truy vấn cho website bằng SQL (Structure Query
Language)[6].
- Phương pháp xây dựng tìm kiếm bằng thuật toán tìm kiếm mở rộng [6].


16

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng hợp dữ liệu và lựa chọn công cụ xây dựng CSDL
Tiến hành thu mẫu tất cả các vị dược liệu có trong chương trình đào tạo
của bộ môn dược liệu áp dụng với các đối tượng như sinh viên đại học chính
quy, sinh viên cao đẳng, văn bằng 2, liên thông. Các mẫu dược liệu được kiểm
tra, đánh g iá cảm quan và xác nhận bởi các cán bộ công tác tại bộ môn Dược
liệu, sau đó tiến hành chụp ảnh đồng thời lưu mẫu tại tủ mẫu bộ môn. Sử dụng
phần mềm photoshop CS6 để xử lí ảnh.

Hình 3.1: Tủ treo tường lưu mẫu dược liệu

Lựa chọn MySQL để làm công cụ tổ chức, xây dựng CSDL minh họa
hướng dẫn thực hành nhận thức dược liệu, việc lựa chọn SQL là công cụ có
nhiều lý do:
- Thứ nhất, MySQL được xây dựng trên cơ sở toán học vững chắc của
mô hình quan hệ làm nó trở thành mô hình lý tưởng trong việc giải quyết vấn
đề quản lí dữ liệu trong nhiều lĩnh vực. Những điểm ưu việt của MySQL được
thể hiện ở:
 Tính linh hoạt
MySQL cung cấp đặc tính linh hoạt, có sức chứa để xử lý các ứng dụng
được nhúng sâu với dung lượng chỉ 1MB để chạy các kho dữ liệu đồ sộ lên đến


17

hàng terabytes thông tin. Sự linh hoạt về flatform là một đặc tính lớn của
MySQL với tất cả các phiên bản của Linux, Unix, và Windows đang được hỗ
trợ.
 Tính thực thi cao
Kiến trúc storage-engine cho phép các chuyên gia cơ sở dữ liệu cấu hình
máy chủ cơ sở dữ liệu MySQL đặc trưng cho các ứng dụng đặc thù. Dù ứng
dụng là một hệ thống xử lý giao dịch tốc độ cao hay web site dung lượng lớn
phục vụ hàng triệu yêu cầu mỗi ngày, MySQL có thể đáp ứng khả năng xử lý
những đòi hỏi khắt khe nhất của bất kì hệ thống nào. Với các tiện ích tải tốc độ
cao, đặc biệt bộ nhớ caches, và các cơ chế xử lý nâng cao khác, MySQL đưa ra
tất cả các vũ khí cần phải có cho các hệ thống doanh nghiệp khó tính ngày nay.
 Hỗ trợ giao dịch mạnh
MySQL giao dịch cơ sở dữ liệu mạnh. Hỗ trợ giao dịch ACID hoàn thiện (
Atomic – tự động, Consistent – thống nhất, Isolated – độc lập, Durable – bền
vững).
 Nơi lưu trữ Web và Data đáng tin cậy

MySQL là máy chuẩn cho các web sites phải trao đổi thường xuyên vì nó
có engine xử lý tốc độ cao, cập nhật dữ liệu nhanh, hỗ trợ mạnh cho các chức
năng chuyên dụng của web như tìm kiếm văn bản nhanh. Những tính năng này
cũng được áp dụng cho môi trường lưu trữ dữ liệu mà MySQL tăng cường đến
hàng terabyte cho các server đơn.
 Chế độ bảo mật dữ liệu mạnh
MySQL đưa ra tính năng bảo mật đặc biệt chắc chắn dữ liệu sẽ được bảo
mật tuyệt đối. Trong việc xác nhận truy cập cơ sở dữ liệu, MySQL cung cấp


18

các kĩ thuật mạnh mà chắc chắn chỉ có người sử dụng đã được xác nhận mới có
thể truy nhập được vào server cơ sở dữ liệu.
Tiện ích backup và recovery cung cấp bởi MySQL và các hãng phần mềm
thứ 3 cho phép backup logic và vật lý hoàn thiện cũng như recovery toàn bộ
hoặc tại một thời điểm nào đó.
 Dễ dàng quản lý
MySQL cài đặt nhanh áp dụng cho bất kể flatform là Microsoft Windows,
Linux, Macintosh hay Unix. Khi đã được cài đặt, tính năng tự quản lý như tự
động mở rộng không gian, tự khởi động lại, và cấu hình động sẵn sàng cho
người quản trị cơ sở dữ liệu làm việc.
MySQL cung cấp một bộ hoàn thiện các công cụ quản lý đồ họa cho phép
một DBA quản lý, sửa chữa, và điều khiển hoạt động của nhiều server MySQL
từ một máy tr ạm đơn. Nhiều công cụ của các hãng phần mềm thứ 3 cũng có
sẵn trong MySQL để điều khiển các tác vụ từ thiết kế dữ liệu và ETL, đến việc
quản trị cơ sở dữ liệu hoàn thiện, quản lý công việc, và thực hiện kiểm tra.
 Tổng chi phí thấp nhất
Sử dụng MySQL cho các dự án phát triển mới, giúp tiết kiệm chi phí.Tính
tin cậy và dễ duy trì của MySQL ở mức trung bình mà người quản trị cơ sở dữ

liệu không phải mất nhiều thời gian sửa chữa hay vấn đề thời gian.
- Thứ hai, trên lĩnh vực đang phát triển hiện nay là Internet, ngôn ngữ
SQL lại càng đóng vai trò quan trọng hơn. Nó được sử dụng để nhanh chóng
tạo ra các trang Web động (Dynamic Web Page). Trang Web động thường có
nội dung được lấy ra từ CSDL. SQL có thể được sử dụng như một chất keo kết
dính giữa CSDLvà trang Web. Khi người dùng yêu cầu, SQL sẽ thực hiện việc


×