Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Phân lập và nhận dạng cấu trúc một số hợp chất từ lá sa kê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 89 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯƠNG LỆ THỦY
1101505

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DẠNG CẤU TRÚC
MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ LÁ SA KÊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LƯƠNG LỆ THỦY
1101505

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DẠNG CẤU TRÚC
MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ LÁ SA KÊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. PGS. TS Nguyễn Thái An
2. DS. Nguyễn Thị Thúy An
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu

HÀ NỘI – 2016



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận đƣợc rất
nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, gia đình và bạn
bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Nguyễn Thái An, ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận
tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới DS. Nguyễn Thị Thúy An,
DS. Bạch Thúy Anh đã cho tôi những đóng góp quý báu về đề tài và trực tiếp
hƣớng dẫn tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn
Dƣợc liệu - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên
cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng toàn thể các
thầy cô giáo, các cán bộ Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi có
thể lĩnh hội những kiến thức quý giá về ngành Dƣợc trong suốt 5 năm học.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn sát
cánh, động viên tôi hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Lƣơng Lệ Thủy


MỤC LỤC
DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

3

1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

3

1.1.1. Vị trí phân loại của chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst.

3

1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Dâu tằm (Moraceae)

3

1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst.

3

1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Artocarpus communis

4

(J. R. Forst. & G. Forst.)

4


1.1.4.1. Đặc điểm thực vật

4

1.1.4.2. Phân bố và sinh thái

5

1.1.4.3. Bộ phận dùng

6

1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC

6

1.2.1. Rễ

6

1.2.2. Thân

6

1.2.3. Lá

7

1.2.4. Quả


12

1.3. TÁC DỤNG DƢỢC LÝ CỦA CÂY SA KÊ

12

1.3.1. Tác dụng chống lao, chống sốt rét

12

1.3.2. Tác dụng chống xơ vữa động mạch

13

1.3.3. Tác dụng chống oxy hóa

13


1.3.4. Tác dụng làm trắng da

14

1.3.5. Tác dụng ức chế α-amylase và α-glucosidase

15

1.3.6. Tác dụng kháng khuẩn


15

1.3.7. Tác dụng chống cao huyết áp

15

1.3.8. Tác dụng chống ung thƣ

16

1.3.9. Tác dụng chống muỗi

17

1.3.10. Tác dụng cầm máu, làm lành vết thƣơng

17

1.4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY SA KÊ
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ

17
20
20

2.1.1. Nguyên liệu

20


2.1.2. Hóa chất và thiết bị

20

2.1.2.1. Hóa chất

20

2.1.2.2. Máy móc thiết bị

20

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

21

2.2.1. Định tính thành phần hóa học

21

2.2.2. Chiết xuất

21

2.2.3. Phân lập

22

2.2.3.1. Sắc kí cột


22

2.2.3.2. Sắc kí lớp mỏng điều chế

23

2.2.4. Nhận dạng các chất tinh khiết

23

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

24

3.1. GIÁM ĐỊNH TÊN KHOA HỌC

24

3.2. CHIẾT XUẤT

24

3.2.1. Xác định độ ẩm dƣợc liệu

24


3.2.2. Chiết xuất
3.3. ĐỊNH TÍNH CẮN PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT


24
26

3.3.1. Định tính cắn phân đoạn ethyl acetat bằng phản ứng hóa học

26

3.3.2. Định tính cắn phân đoạn ethyl acetat bằng sắc kí lớp mỏng

27

3.4. PHÂN LẬP

30

3.4.1. Phân lập

30

3.4.2. Kiểm tra độ tinh khiết chất phân lập

31

3.4.2.1. Hợp chất AR4

31

3.4.2.2. Hợp chất AR5

32


3.5. NHẬN DẠNG CÁC CHẤT PHÂN LẬP

34

3.5.1. Hợp chất AR4

34

3.5.2. Hợp chất AR5

36

3.6. BÀN LUẬN
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

39
42


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

1D-NMR

One Dimension Nuclear Magnetic Resonance

2D-NMR


Two Dimensions Nuclear Magnetic Resonance

ABTS

2,20-azino-bis-(3-ethylbenzothiazolin-6-sulfonic acid)

ALT

Alanine Aminotransferase

AR

Cắn toàn phần

AR-C

Cắn chloroform

AR-E

Cắn ethyl acetat

AR-H

Cắn n-hexan

AR-W

Cắn nƣớc


AST

Aspartate Aminotransferase

13

Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance

C-NMR

CAT

Catalase

CE

Crude Enzym

DEPT

Distortionless Enhancement by Polarization Transfer

DHM

Dihydromyricetin

DPPH

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl


ESI-MS

Electrospray Ionization Mass Spectrometry

EtOAc

Ethyl acetat

GC-MS

Gas Chromatography – Mass Spectrometry

GF254

Gypsum fluorescent 254nm

GSH

Glutathione

HDL-C

High Density Lipoprotein - Cholesterol

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Correlation


HMG-CoA


3-hydroxy-3-methyl-glutaryl-coenzyme A

1

Proton Nuclear Magnetic Resonance

H-NMR

HPLC

High-performance Liquid Chromatography

HSQC

Hetoronuclear Single Quantum Coherence

IC50

Half maximal inhibitory concentration

LDH

Lactate dehydrogenase

LDL-C

Low Density Lipoprotein – Cholesterol

LPO


Lipid peroxidation

MABA

Microplate Alamar Blue Assay

MIC

Minimum Inhibitory Concentration

MS

Mass Spectroscopy

NXB

Nhà xuất bản

OxLDL

Oxidized Low-Density Lipoprotein

PC50

Half maximal penetration concentration

Rf

Retardation Factor


SKC

Sắc kí cột

SKLM

Sắc kí lớp mỏng

SOD

Superoxide dismutase

STT

Số thứ tự

TLTK

Tài liệu tham khảo

TT

Thuốc thử

UV254nm

Ultra Violet 254nm

UV365nm


Ultra Violet 365nm


DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1 Các hợp chất flavonoid phân lập đƣợc từ lá Sa kê

7

Bảng 3.2 Kết quả SKLM của AR4 với 3 hệ dung môi sau khi

32

quan sát ở UV254nm
Bảng 3.3 Kết quả SKLM của AR5 với 3 hệ dung môi, quan sát ở

33

ánh sáng thƣờng sau khi phun thuốc thử
Bảng 3.4 Dữ liệu phổ NMR của AR4

35


Bảng 3.5 Dữ liệu phổ NMR của AR5

38


DANH MỤC HÌNH

Hình

Tên hình

Trang

Hình 3.1

Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ lá Sa kê

25

Hình 3.2

Sắc kí đồ của cắn ethyl acetat với 5 hệ dung môi dƣới

28

UV365nm
Hình 3.3

Sắc kí đồ của cắn ethyl acetat với hệ I ở các điều kiện


29

quan sát
Hình 3.4

Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn ethyl

31

acetat chiết xuất từ lá Sa kê
Hình 3.5

Sắc kí đồ của AR4 với 3 hệ dung môi ở UV254nm

32

Hình 3.6

Sắc kí đồ của AR5 với 3 hệ dung môi quan sát ở ánh

33

sáng thƣờng sau khi phun thuốc thử
Hình 3.7

Sắc kí so sánh AR5 và cắn EtOAc

34

Hình 3.8


Cấu trúc hóa học của hợp chất AR4

36

Hình 3.9

Cấu trúc hóa học của hợp chất AR5

37


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa kê (Artocarpus communis J. R. Forster & G. Forster) họ Dâu tằm
(Moraceae) được phát hiện từ khoảng 3000 năm trước từ các vùng Papua
New Guinea, Philippine, Malaysia, sau này được di thực đến nhiều vùng nhiệt
đới Nam Mỹ, Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam [12], [14]. Ở Việt Nam,
quả Sa kê được sử dụng như một loại thực phẩm, ngoài ra, theo kinh nghiệm
dân gian, cây Sa kê có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng… dùng để điều
trị các bệnh phù thũng, mụn nhọt, áp xe, kiết lỵ , tiêu chảy, gút, sỏi thận, tăng
huyết áp, tiểu đường týp 2…[6], [7], [14]. Trên thế giới, đã có nhiều công
trình nghiên cứu chứng minh Sa kê có những tác dụng sinh học như: chống
oxy hóa [17], [20], [30], chống ung thư [23], [47], [59], hạ đường huyết [46],
chống xơ vữa động mạch [16], [58], hạ huyết áp [48], [55], kháng khuẩn,
kháng nấm [50], [51]….
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu
về thành phần cũng như tác dụng sinh học của Sa kê để chứng minh kinh
nghiệm sử dụng dược liệu trong dân gian.

Năm 2013-2015, nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Dược Hà Nội đã
khảo sát đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của lá Sa kê và đã bước đầu
phân lập được một số hợp chất. Nhằm tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về thành
phần hóa học của lá Sa kê, đề tài “Phân lập và nhận dạng cấu trúc một số hợp
chất từ lá Sa kê” được thực hiện với các mục tiêu:
 Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ lá Sa kê
 Nhận dạng chất phân lập được dựa trên các dữ liệu phổ.
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, đề tài được tiến hành với các nội
dung sau:
 Giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu.


2

 Chiết xuất, định tính cắn phân đoạn ethyl acetat bằng phản ứng hóa
học và sắc kí lớp mỏng.
 Phân lập một số hợp chất trong phân đoạn ethyl acetat.
 Nhận dạng chất phân lập được dựa vào các dữ liệu phổ.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1.

VỊ TRÍ PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

1.1.1. Vị trí phân loại của chi Artocarpus J. R. Forster & G. Forster
Theo hệ thống phân loại thực vật có hoa của Takhtajan năm 2009 và

thực vật chí Trung Quốc [57], [62], chi Artocarpus J. R. Forst. & G. Forst
được phân loại như sau:
Ngành Magnoliophyta (Ngọc Lan)
Lớp Magnoliopsida (Ngọc Lan)
Phân lớp Dilleniidae (Sổ)
Bộ Urticales (Gai)
Họ Moraceae (Dâu tằm)
Tông Artocarpus (Mít)
Chi Artocarpus J. R. Forster & G. Forster
1.1.2. Đặc điểm thực vật của họ Dâu tằm (Moraceae)
Họ Dâu tằm có khoảng 40 chi, 1100-1400 loài, phân bố chủ yếu ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, ít xuất hiện ở vùng ôn đới [62]. Ở Việt Nam có 11
chi: Antiaris, Artocarpus, Brosimum, Broussonetia, Dorstenia, Fatoua, Ficus,
Maclura, Morus, Streblus,Trophis, có khoảng 120 loài [3], [4].
Họ Dâu tằm thường là cây gỗ, bụi, hay cây cỏ, dây leo. Có khi có rễ phụ.
Các bộ phận có nhựa mủ trắng. Lá đơn, mọc so le. Có lá kèm bọc lấy chồi,
rụng sớm, để lại hai vết sẹo dạng nhẫn trên thân. Hoa thường nhỏ, đơn tính
cùng gốc hay khác gốc họp thành cụm hoa chùm, bông, tán, đầu hoặc các hoa
cái phủ toàn bộ mặt trong của một đế cụm hoa lõm hình quả gioi. Hoa đực có
4 lá đài, không có cánh hoa, 4 nhị đứng đối diện với lá đài. Bộ nhụy hoa cái
có 2 lá noãn, bầu trên hoặc dưới 1 ô, đựng 1 noãn. Quả kép [4].
1.1.3. Đặc điểm thực vật của chi Artocarpus J. R. Forster & G. Forster


4

Cây gỗ cao 15-20 m. Lá mọc so le, nguyên hay chia thùy sâu nhiều hay
ít [7].
Hoa cùng gốc, các hoa đực xếp thành bông đuôi sóc, các hoa cái tập hợp
trên một đế hoa lồi. Đài của hoa đực gồm 2 hay 4 phiến. Một nhị có chỉ nhị ở

giữa, với bao phấn 2 ô mở bởi 2 kẽ nứt. Bao hoa dính liền, có lộ ở đỉnh và có
bầu không cuống ở gốc, ban đầu có 3 ô, sau đó chỉ còn 1 ô [7].
Quả thực, là một quả bế nhưng tổng thể các quả bế này được bao trong
một chất bột của đế hoa, tạo thành một quả tụ [7].
Chi Artocarpus có khoảng 50 loài, phân bố ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt
đới châu Á, một số đảo của Thái Bình Dương [62]. Nước ta, chi Mít có 13
loài [7].
1.1.4. Đặc điểm thực vật, phân bố và sinh thái của loài Artocarpus
communis J .R. Forster & G. Forster
1.1.4.1.

Đặc điểm thực vật

Tên khoa học: Artocarpus communis J. R. Forster & G. Forster [14].
Tên đồng nghĩa:

Artocarpus altilis (Park.) Fosberg [7], [11], [14].
Artocarpus incisa L. [12].

Tên khác: Cây bánh mì [7], [11], [12], [14].
Tên nước ngoài: Bread-fruit (Anh), Arbre à pain (Pháp) [11], [12], [14].
Cây gỗ, thân to, cao 10 – 12 m hoặc hơn, có nhựa mủ trắng. Thân có
đường kính khoảng 90 cm. Cành có đường kính khoảng 0,5-1,5 cm. Các
nhánh và các thân non hơi khúc khuỷu, có vỏ màu nâu và phủ nhiều lông
trắng áp sát. Lá to, mọc so le, lá chia 3 - 9 thùy, dài 30 – 50 cm, có khi đến
gần 1m, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt và nháp,
cuống lá dài 8-12 cm, lá kèm hình mác, sớm rụng, dài 12 – 13 mm [12], [14],
[62].



5

Cụm hoa mọc ở kẽ lá, cụm hoa đực và cụm hoa cái riêng. Cụm hoa đực
màu vàng [62], hình chùy hoặc tụ hợp thành đuôi sóc dài 20 cm, hoa có 1 nhị
[62]. Cụm hoa cái xếp trên một đế, hình cầu [12], [14].
Quả phức, hình cầu hoặc hình trứng [12], có gai, kích thước khoảng 1530 × 8-15 cm [62], màu xanh hay vàng, chuyển màu nâu hay đen khi chín
[62], thịt trắng, chứa nhiều bột. Hạt vàng nhạt, to 1 cm [14].
1.1.4.2. Phân bố và sinh thái
Cây Sa kê có nguồn gốc từ các đảo phía nam Thái Bình Dương, châu
Đại Dương (Châu Úc). Hiện nay Sa kê đã di thực vào các đảo Giava, Sumatra
(Indonesia), Malaysia, các vùng Đông Nam Á [12].
Trung tâm đa dạng nhất của các giống Sa kê nằm ở khu vực từ một số
đảo thuộc Indonesia đến Papua New Guinea [14].
Ở Việt Nam, Sa kê mới chỉ được trồng rải rác trong các vườn cây ăn quả
của gia đình từ Đà Nẵng trở vào. Cây không trồng được ở các tỉnh phía Bắc
[14].
Sa kê là loại cây gỗ lớn, ưa sáng và khí hậu của vùng nhiệt đới nóng và
ẩm, nhiệt độ trung bình từ 23 - 30°C. Cây có thể chịu được thời tiết nắng
nóng đến 40°C; lượng mưa từ 2000 – 3000 mm/năm và độ ẩm không khí
trung bình là 70 - 90%. Sa kê sinh trưởng và phát triển kém ở những vùng có
nhiệt độ trung bình năm dưới 20°C hoặc có mùa đông lạnh kéo dài. Cây mọc
từ hạt, sau 4 - 5 năm bắt đầu có hoa, quả, vào những năm sau cây sẽ có nhiều
quả hơn. Hoa Sa kê thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng, số hoa cái đậu quả
thường đạt 75%. Quả non sẽ bị rụng khi gặp mưa nhiều. Hạt tươi có tỷ lệ nảy
mầm rất cao khoảng 95%. Cây con ưa bóng và ưa ẩm. Từ gốc cây mẹ hằng
năm mọc ra nhiều chồi rễ. Cây trồng từ chồi rễ sẽ chóng cho thu hoạch. Cây
Sa kê có giống không hạt và giống có hạt. Giống không hạt được dùng phổ
biến hơn [14].



6

1.1.4.3. Bộ phận dùng
Quả, hạt, lá, vỏ thân, vỏ rễ, đôi khi dùng nhựa [14].
1.2.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Khoảng 130 chất đã được tìm thấy trong Sa kê, trong đó hơn 70 chất là

dẫn chất của phenylpropanoid, bao gồm chủ yếu là prenylated dihydrochalcon,
prenylated flavonoid, và prenylated auron. Ngoài ra Sa kê chứa một số
triterpenoid và các hợp chất phenolic.
1.2.1. Rễ
 Vỏ rễ
Năm 1991, Lin C. N. phân lập từ vỏ rễ 2 prenylflavonoid là
cycloartomunin và dihydro cycloartomunin, cùng với một pyrano dihydro
benzoxanthon là cycloartomunoxanthon [40].
Năm sau đó, Lin C. N. tiếp tục phân lập 3 hợp chất pyranoflavonoid là
cyclocommunol, cyclocommunin và dihydroisocycloartomunin, sử dụng dữ
liệu phổ 1H NMR và

13

C NMR, cùng với một hợp chất đã biết là

cyclomulberrin [41].
Chan S. C. và cộng sự công bố vỏ rễ còn chứa prenylflavonoid xác định
bằng phương pháp đo phổ, đó là artocommunol CA (1), CB (2), CC (3), CD
(4), CE (5) cùng hợp chất đã biết là cyclomorusin [24].
Đến năm 2007, tiếp tục nhận dạng 3 hợp chất prenylflavonoid là

cycloartocarpin, artocarpin, chaplashin bằng dữ liệu phổ 1H và 13C NMR [23].
 Thân rễ
Boonphong S. phân lập 6 prenylflavonoid là morusin, cudraflavon B,
cycloartobiloxanthon, artonin E, cudraflavon C và artobiloxanthon [23].
1.2.2. Thân


7

Năm 1990, Hano Y. phân lập được 2 prenyl flavonoid từ dịch chiết
benzen vỏ thân Sa kê là artonin E và F, cùng với một hợp chất đã biết là
cycloartobiloxanthon [28].
Năm 1993, Chen C. C. tiếp tục phân lập được 6 prenyl flavonoid từ dịch
chiết ethanol của thân, gồm isocyclomorusin, isocyclomulberrin, cycloaltilisin,
cyclomorusin, cyclomulberrin, engeletin trong đó có 3 hợp chất mới là
isocyclomorusin, isocyclomulberrin, cycloaltilisin dựa vào những hợp chất
liên quan và phân tích phổ [25].
Năm 2006, Han A. R. phân lập 11 prenylated chalcon là 3’’,3’’-dimethyl
pyrano[3’,4’]2,4,2’-trihydroxy chalcon, (−)-cycloartocarpin, (−)-cudraflavon
A, isobacachalcon (2), morachalcon A (3), gemichalcon B (4) và C (5),
artocarpin (6), cudraflavon C (7), licoflavon C (8), and (2S)-euchrenon a(7)
(11) trong đó hợp chất 3’’,3’’-dimethyl pyrano[3’,4’]2,4,2’-trihydroxychalcon
lần đầu tiên được nhận dạng bằng dữ liệu phổ 1D, 2D- NMR [27].
Năm 2010, Shamaun sử dụng phổ IR, MS, 1H và

13

C-NMR, xác định

một prenylated flavon từ dịch chiết cloroform vỏ thân là hydroartocarpin [53].

1.2.3. Lá
Nguyễn Thị Thúy An đã sơ bộ định tính xác định trong lá Sa kê có chứa
một số nhóm chất là flavonoid, saponin, anthranoid, tanin, đường khử, acid
amin, polysaccharid, sterol [1].
Bảng 3.1. Các hợp chất flavonoid phân lập được từ lá Sa kê


8

STT

Tên hợp chất

Cấu trúc hóa học

TLTK

1-(2,4-

1

dihydroxyphenyl)-3{4-hydroxy-6,6,9trimethyl-6a,7,8,10a-

[59]

tetrahydro-6Hdibenzo[b,d]pyran-5yl}-1-propanon
1-(2,4dihydroxyphenyl)-3[3,4-dihydro-3,82

dihydroxy-2-methyl2-(4-methyl-3-


[59]

pentenyl)-2H-1benzopyran-5-yl]-1propanon

3

1-(2,4dihydroxyphenyl)-3[8-hydroxy-2-methyl2-(3,4-epoxy-4methyl-1-pentenyl)2H-1-benzopyran-5yl]-1-propanon

[59]


9

1-(2,4dihydroxyphenyl)-3[8-hydroxy-2-methyl4

2-(4-hydroxy-4methyl-2-pentenyl)-

[59]

2H-1-benzopyran-5yl]-1-propanon

2-[6-hydroxy-3,7dimethylocta-2(E), 75

dienyl]-2',3,4,4'-

[59]

tetrahydroxydihydro
chalco


6

altilisin H

[43]


10

7

altilisin I

[43]

8

altilisin J

[43]

9

arcommunol C

[32]

10

arcommunol D


[32]

11

5'-geranyl-3,4,2',4'tetrahydroxy
chalcon

[32]


11

12

prostratol

[32]

13

arcommunol E

[32]

14

3'-geranyl-3,4,2',4'tetrahydroxydihydro
chalcon


[32]

15

3'-geranyl-3,4,2',4'tetrahydroxy
chalcon

[32]

16

kaempferol-3-Orutinosid

[2]


12

17

kaempferol-3-O-αLrhamnopyranosid-7β-D-glucopyranosid

[10]

Ngoài ra có hợp chất sterol là 3-O-β-D-glucopyranosyl-β-sitosterol [10],
hợp chất sesquiterpenoid là byzantionosid B [2].
1.2.4. Quả
Quả Sa kê có 70% là phần ăn được, trong 100g chứa protein 1,2-2,4 g,
chất béo 0,2-0,5 g, carbonhydrat 21,5-31,7 g, canxi 18-32 mg, phốt pho 52-88
mg, sắt 0,4-1,5 mg, vitamin A 26-40 đơn vị quốc tế, thiamin 0,1-0,14 mg,

riboflavin 0,05-0,08 mg, niacin 0,7-1,5 mg, vitamin C 17-35 mg [14].
Trong phần carbonhydrat, tinh bột chiếm khoảng 56-60%, đường tự do
2,8%, đường khử chiếm 1,3%, trong đó nhiều nhất là đường sucrose [18].
Năm 1976, Altman và cộng sự phân lập 2 hợp chất sterol là cycloart-23ene-3β,25-diol và cycloart-25- ene-3β,24-diol từ dịch chiết cloroform quả Sa
kê [21].
Ngoài ra, Nguyễn Trung Nhân phân lập được 4 hợp chất gồm 2-formyl5-hydroxymethyl

fural,

acid

gallic,

5-hydroxy-7,4'-dimetoxy

flavon,

epifriedelanol [13].
1.3.

TÁC DỤNG DƢỢC LÝ CỦA CÂY SA KÊ

1.3.1. Tác dụng chống lao, chống sốt rét
Boonphong S. sử dụng dịch chiết diclomethan, phân lập 9 prenylflavon,
3 chất từ thân rễ là cycloartocarpin, artocarpin, và chaplashin, 6 chất từ vỏ rễ
là morusin, cudraflavon B, cycloartobiloxanthon, artonin E, cudraflavon C,
artobiloxanthon. Chúng có khả năng chống lao với chủng Mycobacterium
tuberculosis H37Ra, sử dụng phương pháp MABA, cho giá trị MIC từ 3,12



13

đến 100 µg/mL trong đó artocarpin, chaplashin là hai chất tiềm năng nhất khi
MIC đạt 3,12µg/mL, so sánh với kanamycin (2,5 µg/mL); chống sốt rét chủng
Plasmodium falciparum (K1, đa kháng thuốc), IC50 từ 1,9 đến 4,3 µg/mL [23].
1.3.2. Tác dụng chống xơ vữa động mạch
Năm 2006, Wang Y. và cộng sự nghiên cứu dịch chiết ethyl acetat lá Sa
kê, phân tích dịch chiết ethyl acetat trên cột sắc kí silicagel với hệ dung môi
ether dầu hỏa – ethyl acetat, thu được 12 phân đoạn. Các phân đoạn 2, 4, 7, 9
có tác dụng ức chế OxLDL (một yếu tố trong quá trình hình thành xơ vữa
động mạch), bảo vệ tế bào U937 ở người [58].
Năm 2014, Adaramoye cho thấy dịch chiết methanol vỏ thân của Sa kê
có khả năng làm giảm chỉ số cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-C, tăng
HDL-C ở chuột cống nuôi bằng chế độ ăn giàu cholesterol, ở hai mức liều
dịch chiết là 100 và 200 mg/kg. Cơ chế được đưa ra là dịch chiết có thể ức
chế sự oxy hóa lipid, ức chế enzym HMG-CoA reductase, giảm hoạt động của
hormon nhạy cảm với lipase. Bên cạnh đó, sử dụng dịch chiết Sa kê với mức
liều 200 mg/kg làm giảm AST, ALT, LDH huyết tương. Ngoài ra, các hợp
chất polyphenolic trong dịch chiết Sa kê còn giúp bình thường hóa các chỉ số
của enzym SOD, CAT (hai enzym có vai trò dọn gốc tự do) trong gan và tim
của chuột tăng cholesterol máu [16].
1.3.3. Tác dụng chống oxy hóa
Lan W. L. đưa ra bằng chứng flavonoid từ dịch chiết gỗ và vỏ cây, ức
chế tyrosinase và sinh tổng hợp melanin in vitro. Các prenylflavonoid phân
lập được là 10 - oxoartogomezianon, 8- geranyl-3-(hydroxyprenyl) isoetin,
hydroxy artoflavon A, isocyclo artobilo xanthon, và furanocyclo communin,
cùng với 12 hợp chất khác có khả năng dọn gốc tự do DPPH, ABTS+, anion
superoxid (O2), ức chế sản xuất tyrosinase và melanin, xác định một chất
chống oxy hóa và làm trắng tự nhiên. Hydroxyartoflavon A, isocyclo artobilo



14

xanthon và artoflavon A có khả năng dọn gốc DPPH ở mức trung bình,
isocycloartobiloxanthon dọn gốc tự do ABTS+ ở mức có ý nghĩa,
norartocarpetin và artogomezianon ngăn chặn gốc ABTS+ ở mức trung bình
[39].
Năm 2014, Akanni O. đã nghiên cứu tương tự với dịch chiết methanol
vỏ thân, thu được kết quả, mẫu nghiên cứu có khả năng dọn gốc tự do DPPH
và OH với IC50 lần lượt là 593 µg/mL và 487 µg/mL. Bên cạnh đó, khả năng
ức chế LPO phụ thuộc liều; ở 750 µg/mL, ức chế 79% so với 28% của chất
đối chiếu là catechin [20].
Năm 2015, Adaramoye O. A. nghiên cứu trên đối tượng chuột cống
trong mô hình thử nghiệm gây độc gan và thận bằng cadmium, khi dùng dịch
chiết methanol vỏ thân Sa kê, hoạt động của enzym SOD gan, thận giảm đáng
kể 78%, GSH giảm 66% so với nhóm chứng. Tại mức liều 200 mg/kg làm
đảo ngược những tác dụng bất lợi của Cd bằng cách bình thường hóa các
enzym, ổn định hình thái, số lượng tiểu cầu, phục hồi cấu trúc mô thận, giảm
tắc nghẽn các tế bào gan. Cơ chế được dự đoán liên quan đến các hoạt động
dọn gốc tự do hay cảm ứng enzym chống oxy hóa [17].
1.3.4. Tác dụng làm trắng da
Ba hợp chất norartocarpetin, artogomezianon, và artonin M có khả năng
ức chế sản xuất melanin mạnh do ngừng sản xuất tyrosinase tối đa. Những
flavonoid này có thể làm trắng da tuy nhiên cần nghiên cứu sâu về cơ chế [39].
Rao G. V. và cộng sự trong năm 2013 đã công bố: dịch chiết methanol
của lá, các phân đoạn hay chất tinh khiết phân lập được (AC-5-1 – dẫn xuất
của dihydrochalcon) ở nồng độ 50 µg/ml, đều có tác động trên tế bào sắc tố
đen B16F10. Theo đó, dịch chiết thô, các phân đoạn hay hoạt chất có thể sử
dụng trong các công thức làm trắng da [52].



15

Cũng trong năm đó, Ko H. H. nghiên cứu hợp chất norartocarpein cho
thấy nó không chỉ vô hại với tế bào B16F10 và tế bào sợi của người mà còn
không gây kích ứng da chuột, bên cạnh đó, nó ức chế hoạt động của
tyrosinase (TRP-1 và TRP-2) và giảm lượng melanin [37].
1.3.5. Tác dụng ức chế α-glucosidase và α-amylase
Các hợp chất altilisin H, I, J phân lập từ lá Sa kê có tác dụng ức chế
enzym α-glucosidase với IC50 lần lượt là 4,9 và 5,4 µM [43].
Nair và cộng sự thử nghiệm in vitro đánh giá hoạt động ức chế enzym αglucosidase và α-amylase của dịch chiết methanol quả của Sa kê ở các nồng
độ khác nhau, cho thấy Sa kê có khả năng ức chế enzym α-glucosidase và αamylase với giá trị IC50 lần lượt là 129,85±10,29 và 118,88±11,14 µg/ml [46].
1.3.6. Tác dụng kháng khuẩn
Năm 2012, Pradhan C. chiết xuất lá Sa kê bằng các dung môi khác nhau,
tiến hành thử nghiệm ức chế vi khuẩn trên các đĩa thạch, kết quả, với chủng
Pseudomonas aeruginosa và Streptococus mutans, dịch chiết ethanol ức chế
mạnh nhất ở nồng độ 50 µl, đường kính đĩa thạch lần lượt là 18 mm và 16
mm. Ở chủng Enterococus faecalis, dịch chiết dầu hỏa ức chế vi khuẩn ở
nồng độ 25 µl với đường kính 15 mm. Dịch chiết ethanol tiếp tục ưu thế với
chủng Staphylococus aureus, nồng độ 25 µl, ức chế được vùng rộng 24 mm
[49]. Nghiên cứu tương tự được thực hiện với dịch chiết quả (methanol và
ethyl acetat), đánh giá tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết thu được kết quả:
dịch chiết methanol có tác dụng mạnh nhất trên chủng Strep. mutans và E.
faecalis với 25 µl dịch chiết, giá trị MIC tương ứng là 0,9 và 0,6 mg/ml.
Ngược lại, dịch chiết ethyl acetat ức chế trên chủng S. aureus và P.
aeruginosa, sử dụng 25 µl, MIC có giá trị 0,9 mg/ml ở cả 2 chủng [51].
1.3.7. Tác dụng chống cao huyết áp



×