Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của hai loài thuộc chi balanophora j r forst g forst ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 61 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
----------

NGUYỄN THỊ THẢO NGỌC
MSV: 1101368

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HAI
LOÀI THUỘC CHI BALANOPHORA
J. R. FORST & G. FORST Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THẢO NGỌC
MSV: 1101368

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HAI
LOÀI THUỘC CHI BALANOPHORA
J. R. FORST & G. FORST Ở VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
DS. Nguyễn Thanh Tùng


Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được thực hiện tại Bộ mơn Dược liệu- Trường đại học Dược Hà Nội.
Trong thời gian làm khóa luận, tơi đã nhận được sự ủng hộ, động viên giúp đỡ của thầy
cô, các anh chị kỹ thuật viên, bạn bè và gia đình.
Lời đầu tiên, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới DS.
Nguyễn Thanh Tùng (Bộ môn Dược liệu- Trường đại học Dược Hà Nội), người đã
nhiệt tình hướng dẫn, động viên, ủng hộ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian làm khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Đỗ Thị Thúy Hòa( Trường Đại học
Y Dược Thái Nguyên) người đã giúp đỡ tơi hồn thiện hơn bài khóa luận của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới tồn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ
môn Dược liệu- Trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện cho tơi thực hiện
tốt khóa luận.
Cuối cùng, tơi xin được cảm ơn bố mẹ, gia đình, bạn bè những người đã luôn sát
cánh, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quãng thời gian làm việc và học tập tại trường
đại học Dược Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Thảo Ngọc


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................ 2

1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst .................. 2
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst. ............................... 2
1.1.2. Đặc điểm chung của chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst. ............................. 2
1.1.3. Các loài thuộc chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst và sự phân bố của
chúng……………………………………………………………………………………2
1.2. Thành phần hóa học của chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst ........................... 6
1.3. Công dụng và tác dụng sinh học của chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst. ....... 8
1.3.1. Tác dụng sinh học .................................................................................................. 8
1.3.2. Công dụng ............................................................................................................. 9
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 11
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị .......................................................................................... 11
2.1.1. Nguyên liệu .......................................................................................................... 11
2.1.2. Hóa chất ............................................................................................................... 11
2.1.3. Thiết bị dùng trong nghiên cứu ............................................................................ 11
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 12
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật.............................................................................. 12
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học................................................................................. 12
2.3.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hóa học ........................................................... 13
Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................................... 14
3.1. Kết quả nghiên cứu về thực vật ............................................................................... 14
3.1.1. Đặc điểm thực vật ................................................................................................ 14
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu ................................................................................................ 16
3.1.3. Đặc điểm bột toàn cây .......................................................................................... 19
3.2. Kết quả nghiên cứu về hóa học…………………………………………………...21


3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất bằng phản ứng hóa học ...................................... 21
3.2.2. Sắc ký lớp mỏng ................................................................................................... 32
3.3. BÀN LUẬN ............................................................................................................ 38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN IV

Dược điển Việt Nam IV

TT

Thuốc thử

STT

Số thứ tự

TLTK

Tài liệu tham khảo

Rf

Hệ số lưu

UV

Ultra violet




Phản ứng

SP

Sapa

ĐL

Đà Lạt

B.

Balanophora


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1: Tên 19 loài thuộc chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst

3


và phân bố của chúng.
2

Bảng 2: Một số hợp chất tanin thủy phân có trong chi Balanophora

7

J. R. Forst. & G. Forst
3

Tổng hợp kết quả định tính mẫu SP1 và ĐL1

31


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên

Trang

1

Mẫu SP1

14

2


Mẫu ĐL1

15

3

Vi phẫu lá Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte.

17

4

Vi phẫu lá của Balanophora indica (Arnott) Griff.

17

5

Vi phẫu thân rễ Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte.

18

6

Vi phẫu thân rễ Balanophora indica (Arnott) Griff.

19

7


Một số đặc điểm bột toàn cây Balanophora latisepala (Tiegh.)

20

Lecomte.
8

Một số đặc điểm bột toàn cây Balanophora indica (Arnott)

21

Griff.
9

Sắc ký đồ dịch chiết methanol toàn cây Balanophora latisepala

33

(Tiegh.) Lecomte. và Balanophora indica (Arnott) Griff. với
hệ dung môi Toluen- Ethylacetat- Acid acetic (5:4:1) với thuốc
thử hiện màu Vanilin/Ethanol/ H2SO4..
10

Sắc ký đồ dịch chiết methanol toàn cây Balanophora latisepala

34

(Tiegh.) Lecomte. và Balanophora indica (Arnott) Griff. với
hệ dung môi Ethylacetat- Acid acetic- Nước (8:1:1) với thuốc

thử hiện màu Vanilin/Ethanol/ H2SO4.
11

Sắc ký đồ dịch chiết methanol toàn cây Balanophora latisepala

34

(Tiegh.) Lecomte. và Balanophora indica (Arnott) Griff. với
hệ dung môi Chloroform- Ethylacetat- Acid acetic (5:5:1) với
thuốc thử Vanilin/Ethanol/ H2SO4..
12

Sắc ký đồ dịch chiết toàn cây Balanophora latisepala (Tiegh.)
Lecomte. và Balanophora indica (Arnott) Griff. với hệ dung

35


môi Chloroform- Ethylacetat- Acid acetic (5:5:1) với thuốc thử
hiện màu sắt (III) chlorid/ cồn
13

Sắc ký đồ của dịch chiết Methanol của Balanophora latisepala

Phụ lục II

(Tiegh.) Lecomte. với hệ dung môi Chloroform- EthylacetatAcid acetic (5:4:1) tại 365nm.
14

Sắc ký đồ của dịch chiết Methanol của Balanophora indica

(Arnott) Griff.

Phụ lục II

với hệ dung môi Chloroform- Ethylacetat-

Acid acetic (5:4:1) tại 365nm.
15

Sắc ký đồ của

dịch chiết Methanol

của Balanophora

Phụ lục II

latisepala (Tiegh.) Lecomte. với hệ dung môi ChloroformEthylacetat- Acid acetic (5:4:1) tại 365nm.
16

Sắc ký đồ của dịch chiết Methanol của Balanophora indica
(Arnott) Griff.

Phụ lục II

với hệ dung môi Chloroform- Ethylacetat-

Acid acetic (5:4:1) tại 254nm.
17


Sắc ký đồ của dịch chiết Methanol của Balanophora latisepala

Phụ lục II

(Tiegh.) Lecomte. với hệ dung môi Chloroform- EthylacetatAcid acetic (5:4:1)

khi phun thuốc thử hiện màu

Vanilin/Ethanol/ H2SO4.
18

Sắc ký đồ của dịch chiết Methanol của Balanophora indica
(Arnott) Griff.

với hệ dung môi Chloroform- Ethylacetat-

Acid acetic (5:4:1)
Vanilin/Ethanol/ H2SO4.

khi phun thuốc thử hiện màu

Phụ lục II


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dược liệu mang tên “Nấm ngọc cẩu” hay “Tỏa dương” là tên gọi chỉ nhiều loài
thuộc chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst. Công dụng của các loài thuộc chi
Balanophora J. R. Forst. & G. Forst trên thế giới cũng như Việt Nam chủ yếu là bổ

dương, kích thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng, trị trĩ [31], [1]…Do nhu cầu sử dụng
của các loài thuộc chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst này ngày càng nhiều nên có
thể dẫn tới nguy cơ cạn kiệt. Ở Việt Nam đã ghi nhận được 6 loài thuộc chi
Balanophora J. R. Forst. & G. Forst, trong đó có 2 loài nằm trong

sách đỏ là

Balanophora laxiflora Hemsl và Balanophora cucphuongensis Ban ( mục 1.1.3.2).
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu về các lồi thuộc chi này. Cịn ở Việt Nam các
nghiên cứu mới tập trung vào một loài là Balanophora laxiflora Hemsl., các lồi cịn
lại hầu như chưa được nghiên cứu. Vì vậy, cần có những nghiên cứu mang tính hệ
thống về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học của các
lồi thuộc chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst ở Việt Nam.
Nhằm cung cấp thêm thông tin về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học với mục
tiêu bổ sung cơ sở dữ liệu của các loài thuộc chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst,
ở Việt Nam, tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa
học của hai lồi thuộc chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst ở Việt Nam”. Với 2 nội
dung sau :
1.

Mơ tả đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học của hai loài thuộc chi
Balanophora J. R. Forst. & G. Forst., nghiên cứu các đặc điểm hiển vi của hai
loài thuộc chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst.,

2.

Định tính thành phần hóa học của hai lồi nghiên cứu: bằng phản ứng hóa học
và bằng sắc ký lớp mỏng.



2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan (2009) vị trí phân loại của chi
Balanophora là : [33].
Giới thực vật: Plantae
Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp hai lá mầm : Magnoliopsida
Bộ Đàn hương : Santalales
Họ Dó đất : Balanophoraceae
Chi : Balanophora.
1.1.2. Đặc điểm chung của chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst
Chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst., họ Dó đất (Balanophoraceae) . Cây
ký sinh trên rễ cây gỗ, dạng thảo, nạc, màu đỏ, nâu hay vàng, với hoa đơn tính, cùng
gốc hay khác gốc. Thân có củ ở gốc. Lá mọc so le, xếp hai dãy hay mọc xoắn hoặc đối
chéo hình chữ thập. Hoa dạng bơng, ở ngọn, hoa đực xếp thành chùm hay dạng bông,
các hoa cái thành bơng, dạng bầu dục, hình trứng ngược hay hình cầu, phủ đầy lá bắc
thành chùy, dạng mo. Hoa có cuống hay khơng. Trong cụm hoa, có tới 10-300 hoa đực,
có các mảnh bao hoa giống nhau nom như những lá bắc ngắn, cụt; các mảnh bao hoa
xếp van 3-6 hay hơn, nhị 3-6 hay hơn dính nhau thành tụ nhị. Hoa cái khơng có bao
hoa, gồm có 1 bầu với vịi nhụy nằm trên trục chính của cụm hoa, có thể ngay dưới lá
bắc dạng mo. Rất nhiều hoa trong một cụm hoa. Quả nhỏ, khô, dạng bầu dục dài 0,20,5 mm [1], [7].
1.1.3. Các loài thuộc chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst và sự phân bố của
chúng
1.1.3.1.

Trên thế giới



3

Có khoảng 19 lồi, chủ yếu ở châu Phi, châu Úc, từ vùng ôn đới đến nhiệt đới
châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Tại Trung Quốc có khoảng 12 loài [30] .
Bảng 1: Tên 19 loài thuộc chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst.và phân bố của
chúng.
STT

Tên loài

Phân bố

1

Balanophora fungosa J. R. Đài Loan, Indonesia, Nhật Bản, Niu- [30]
Forster & G. Forster.

TLTK

Ghi nê, Philippines, Australia, Quần
đảo Thái Bình Dương.

2

Balanophora

subcupularis

Trung quốc


[30]

P. C. Tam.
3

4

Balanophora dioica

Trung Quốc, Bhutan, Đơng Bắc của Ấn [30]

R.Brown ex Royle.

Độ, Myanmar, Nepal.

Balanophora
(Arnott) Griffith.

indica Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, [30]
Malaysia, Myanmar, Philippines
(Luzon), Thái Lan; Thái Bình Dương
(Guam).

5

Balanophora

elongata Indonesia


[30]

Blume.
6

Balanophora
Blume.

abbreviate Trung Quốc ,Campuchia, Ấn Độ, [30]
Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar,
Thái Lan; Châu Phi, Madagascar,Quần
đảo Thái Bình Dương.

7

Balanophora

polyandra Trung Quốc, Bhutan, Myanmar, Nepal. [30]

Griffith.
8

Balanophora
Hemsley.

laxiflora Trung Quốc , Lào, Thái Lan.

[30]



4

9

Balanophora involucrata J. Trung Quốc, Bhutan, Ấn Độ, Nepal.

[30]

D. Hooker.
10

Balanophora

fargesii Trung Quốc .

[30]

(Tieghem).
11

Balanophora harlandii J. D. Trung Quốc, Ấn Độ (Assam),Thái Lan.

[30]

Hooker.
12

Balanophora

tobiracola Trung Quốc, Nhật Bản.


[30]

Makino.
13

Balanophora

japonica Nhật Bản

[15]

Markino 1902
14

Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Ấn

Balanophora

[32]

latisepala (Tiegh.) Lecomte Độ, Campuchia.
15

Balanophora lowii Hook.f.

16

Balanophora


Malaysia.

[27]

nipponica Nhật Bản

[20]

papuana Malaysia

[27]

Makino.
17

Balanophora
Schltr.

18

Balanophora reflexa Becc.

Malaysia

[27]

19

Balanophora yakushimensis Nhật Bản


[32]

Hatus.

1.1.3.2.

Tại Việt Nam

Theo các tài liệu về thực vật ghi nhận 6 loài :


Balanophora fungosa J. R. et G. Forst. subsp. indica (Arn.) B. Hans.
Khu vực phân bố: từ Hà Tây tới Quảng Nam, Kontum, Khánh Hoà, Ninh

Thuận, Lâm Đồng và An Giang [7].


5

Đặc điểm thực vật: Cây ký sinh trên rễ cây khác, thân thối hóa thành một củ
có nhiều dạng khác nhau, thường gồm nhiều thùy. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa
đực dài, trục hoa ở gốc có một ít lá; bao hoa 4-7 thùy; nhị có 4-7 bao phấn. Cụm hoa
cái ngắn , hoa khơng có bao hoa và chỉ là những khối hình trứng có chân và kéo bằng
một sợi mảnh [7].


Balanophora laxiflora Hemsl. 1894.
Khu vực phân bố: Ninh Bình (Cúc Phương), Lào Cai (Fansipan) Kon Tum

(Ngọc Guga, Ngọc Pan), Chư mom Ray, Chư Yang Sin, Lâm Đồng ( Núi Bà) Khánh

Hòa [12].
Đặc điểm thực vật: Cỏ mập, sống ký sinh trên rễ, màu nâu đỏ, cao 10-20 cm,
khơng diệp lục. “Củ” hình trứng, đường kính 2-2,5 cm, bề mặt sần sùi và có mụn hình
sao nổi rõ. Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 5-10 lá dạng vảy ở phía gốc; phiến
lá hình mũi mác, cỡ 2-2,5 x 1-1,5 cm. Hoa đơn tính khác gốc, họp thành cụm hoa dạng
bơng nạc. Cụm hoa đực hình trụ, gồm những hoa gần như không cuống; bao hoa gồm 6
mảnh, trong đó 2 mảnh giữa (đối diện nhau) lớn hơn và cụt đầu, các mảnh bên hình trái
xoan trịn đầu; khối phấn bị ép ngang. Hoa cái hình bầu dục thn; khơng có bao hoa,
mọc ở quanh chân của vảy bảo vệ; vảy hình trứng lõm ở đỉnh; 1 vòi nhụy [12].


Balanophora cucphuongensis Ban, 1996.
Khu vực phân bố : Vườn quốc gia Cúc Phương [12].
Đặc điểm thực vật : Cỏ mập không diệp lục, cao 8-15 cm, ký sinh trên rễ; “củ”

sần sùi, khơng có mụn hình sao. Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 6-10 lá dạng
vảy; phiến lá hình mũi mác, cỡ 1,5-2 x 1-1,5 cm. Hoa đơn tính khác gốc, họp thành
bơng nạc; cả cụm hoa đực và cụm hoa cái đều hình trứng hay hình đầu. Hoa đực có
cuống rõ; bao hoa gồm 3 mảnh đều nhau; khối phấn bị ép ngang. Hoa cái mọc ở xung
quanh chân của vảy bảo vệ; vảy hình trứng cụt đầu; 1 vòi nhụy[12].


Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte.


6

Khu vực phân bố : Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh và Bà Rịa Vũng Tàu ở các
khu vực núi như Bà Đen, Chứa Chan, núi Núi Dinh, Minh Đạm thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu [7].
Đặc điểm thực vật : Cây ký sinh, không diệp lục, củ cứng, mặt nhăn nhíu, có

mụn hình sao. Lá song đinh. Biệt chu. Cụm hoa cái hình trụ đứng, ngắn, đầu phù trong,
nâu đỏ; hoa cái nhỏ, giữa hoa hình dùi. Cụm hoa đực cao 7-8 cm, trên vảy; hoa to hơn,
có cọng, liên hùng có 10-12 túi phấn [9], [7].


Balanophora abbreviata Bl.
Đặc điểm thực vật : Cây ký sinh, không diệp lục; củ cứng, đơn hay có nhánh.

Lá 3-7, song đinh, cao 1-2 cm. Cụm hoa đực ở trên, cụm hoa cái ở dưới; hoa đực 1020, phiến hoa 4-5; liên hùng 16-20 bao phấn. Cụm hoa cái mang vô số hoa cái không
mang bao hoa [9].


Balanophora fungosa var fungosa.
Cây ký sinh, củ có một hay nhiều liền nhau, mặt có các hạt và mụt như hình

sao. Thân cao 2,5- 11 cm. Lá 15-30 , nhỏ, to 2-3 × 2 cm. Cụm hoa lưỡng tính: cụm hoa
đực ở dưới, cao 5- 10mm, mang 2-20 hoa trên cọng 3-7 mm, hoa 4-5 phân, phiến hoa
xoan bầu dục. Cụm hoa cái ở trên, hình cầu, mang đến cả triệu hoa cái nhỏ, mo 1mm,
noãn sào 0,5mm [9].
1.2.

Thành phần hóa học của chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst

1.2.1. Trên thế giới
Đã có những nghiên cứu về chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst., trong các
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á và châu Đại Dương khoảng 20 loài gồm B.
simaoensis, B. polyandra, B. spicata, B. fungosa, B. harlandii, B. japonica, B.
laxiflora, B. tobiracola, B. papuana, B. abbreviata, B. latisepala, B. involucrata và B.
indica.. Kết quả cho thấy thành phần chủ yếu của chi Balanophora J. R. Forst. & G.
Forst. là : Tanin thủy phân với công thức chung như sau: [31]



7

Tại vị trí C(1) thường là một gốc caffeoyl, feruloyl, coumaroyl or cinnamoyl
liên kết với phần đường bằng liên kết O- glycosid . Tại vị trí C (3) và C (4) là một gốc
alloyl liên kết với phần đường bằng liên kết O-glysosid. Tại C(4),C(6) thường là một
nhóm hexahydroxydiphenoyl (HHDP). Vị trí C(2) thường là một nhóm OH [31]
Bảng 2: Một số hợp chất tanin thủy phân có trong chi Balanophora J. R.
Forst. & G. Forst.
ST

Chất

R1

R2

R3

R4

R5

Loài

T

Tài liệu
tham

khảo

1

1- O - ( E ) -caffeoyl- Caf

B . harlandii,

[29],

3 O -galloyl-β-D-

B . spicata,

[25],

glucopyranose

B . japoni,

[18],[13,

B. fungosa,

21],

B . laxiflora,

[16].


H

Gal

H

H

B.tobiracola.
2

1-O-(E)-caffeoyl-4,6(S)-HHDP-β-Dglucopyranose

Caf

H

H

(S)-

B. japonica,

[18],

HHDP

B. fungosa,

[21],


B. laxiflora

[17].


8

3

(S)-

B. laxiflora,

[23],

HHDP

B. japonica,

[18],

HHDP-β-D-

B. fungosa,

[21],

glucopyranose


B.tobiracola.

[13].

1-O-(E)-caffeoyl-3-

Caf

H

O-galloyl-4,6-(S)-

Gal

Ngồi ra cịn có phenylpropanoids, flavonoid, terpenoid và sterol [31].
1.2.2. Tại Việt Nam
Đã có những nghiên cứu bước đầu về thành phần hóa học của lồi B. laxiflora
Hemsl., cụ thể :
 Đã phân lập được các chất lupelol, β- sitosterol từ dich chiết cồn [11].
 Đã tách được được 5 chất là lupeol, β-amyrin, β-sitosterol, (21β)-22hydroxyhopan-3-one, daucosterol, (21α)-22-hydroxyhopan-3-one từ lồi B. laxiflora
Hemsl. Trong đó 3 chất là lupeol, (21β)-22-hydroxyhopan-3-one, (21α)-22hydroxyhopan-3-one được báo cáo là lần đầu tiên chiết được [14].
1.3. Công dụng và tác dụng sinh học của chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst
1.3.1. Tác dụng sinh học
1.3.1.1. Trên thế giới
Các loài thuộc chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst. đã được nghiên cứu về
các tác dụng sinh học sau : Hoạt động dọn gốc tự do, tác dụng ức chế HIV, tác dụng
hạ đường huyết, chống viêm, giảm đau.
Hoạt động dọn gốc tự do:
Là hoạt tính được nghiên cứu nhiều nhất, chủ yếu do tanin thủy phân được. Các
hợp chất này đã được phân lập từ các loài B. harlandii, B. laxiflora, B. polyandra [29],

[23], [28], [17].
Tác dụng ức chế HIV:
Các chất 1, 2, 6-tri- O -caffeoyl-β-D-glucopyranose và 1, 3-di- O -caffeoyl-4O -galloyl-glucopyranose và 1, 2, 6-tri- O -galloyl-β-D-glucopyranose của các loài


9

B. japonica, B. laxiflora, B. harlandi có khả năng ức chế mạnh HIV-1 theo cơ chế
nhắm mục tiêu gp41 [24].
Tác dụng hạ đường huyết :
Nghiên cứu cho thấy chất papuabalanols A trong dịch chiết ethanol 95%
của B . polyandra có thể làm giảm đáng kể cả nồng độ đường trong máu lúc đói và
lúc no của chuột. Cơ chế chính có thể là do sự ức chế α –glucosidase [26].
Tác dụng chống viêm và giảm đau:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tác dụng chống viêm và giảm đau của các loài trong
chi Balanophora J. R. Forst. & G. Forst., rất ít, cụ thể dịch chiết Methanol của
B . involucrata tác dụng chống viêm, giảm đau chỉ tương đương với thuốc
hydrocortison ở liều sinh lý (5mg/ngày) [22].
1.3.1.2.

Tại Việt Nam:

Đã có những nghiên cứu bước đầu về tác dụng sinh học trên loài B.laxiflora,
kết quả cho thấy :
 Dịch chiết nước thể hiện hoạt tính androgen rõ thơng qua tăng nồng độ
testosteron máu và khối lượng tinh hoàn và các cơ quan sinh dục phụ của chuột cống
đực non thiến [10].
 Cao tồn phần có tác dụng hạ acid uric huyết thanh mạnh thực nghiệm với cơ
chế ban đầu là do ức chế xanthin oxidase [8].
1.3.2. Công dụng



Trên thế giới: Tại Trung Quốc, các loài thuộc chi Balanophora J. R. Forst. &

G. Forst., chủ yếu dùng để trừ nhiệt độc, trung hòa ảnh hưởng của đồ uống có cồn, và
là thuốc bổ để điều trị bệnh trĩ, đau bụng, ho ra máu [31]. Tại Vân Nam loài B.
laxiflora Hemsl. Dùng làm trị ho lao xuất huyết, đau lưng, lở trĩ [7].
Ở Lào, người ta dùng củ B. laxiflora để chế một loại nhựa bẫy chim. Cây cũng
được dùng làm thuốc bổ máu, phục hồi sức khỏe, chữa nhức mỏi tay chân [7].
Ở Malaysia, tồn cây củ gió đất được làm thuốc kích dục [2].


10



Tại Việt Nam:
Củ gió đất hay tỏa dương được nhân dân địa phương dùng làm thuốc bổ, kích

thích ăn ngon miệng, chữa đau bụng, nhức mỏi chân tay, nhất là dùng cho phụ nữ sau
khi đẻ, người mới ốm dậy chóng lại sức. Dạng dùng thơng thường là ngâm rượu. Cây
hái về rửa sạch, thái mỏng sao qua, rồi ngâm rượu với tỷ lệ 1:5, trong một tháng hoặc
càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần 30ml [2].
Tại tỉnh Ninh Thuận, loài B. fungosa J.G. &G. Forst. subsp. indica (Arn)
B.Hasen, có người dùng làm thuốc ngâm rượu bổ tinh, cường tráng, mạnh gân cốt;
còn với loài B.latisepala ( V.Tiegh) Lecomtedùng nước sắc để chữa các bệnh bên trong
cơ thể có nguồn gốc ruột ( nấc cụt) [7].


11


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Mẫu dược liệu tươi thu được:
Tại Sapa (Lào Cai) vào thàng 10-11/2015: kí hiệu Mẫu SP1.
Tại Đà Lạt ( Lâm Đồng) vào tháng 11/2015-1/2016: kí hiệu Mẫu ĐL1.
Mẫu dược liệu sau đó được cắt nhỏ, rồi sấy khô trong tủ sấy dược liệu để tiến hành các
thí nghiệm tiếp theo.
2.1.2. Hóa chất
Hóa chất và thuốc thử trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích theo Dược
Điển Việt Nam IV.
Hóa chất: javen, acid acetic, xanh methylen, đỏ son phèn, nước cất, cloral hydrat
75%, glyecerin.
Dung môi hữu cơ: methanol, chloroform, ethylacetat, acid acetic, nước cất,
toluen.
Thuốc thử: các thuốc thử dùng trong phản ứng định tính và sắc ký.
Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF254 của Merck.
Dụng cụ: dụng cụ thủy tinh và các dụng cụ khác dùng trong phịng thí nghiệm
(cốc có mỏ, bát sứ, chày, cối, thuyền tán, đũa thủy tinh, phiến kính, lam kính.).
2.1.3. Thiết bị dùng trong nghiên cứu
Tủ sấy dược liệu Memmert, Binder- FD115.
Hệ thống chấm sắc ký và chụp ảnh CAMAG LINOMAT 5.
Phần mềm phân tích sắc ký VIDEOSCAN.
Cân kỹ thuật PRESICA 262 SMA-FR.
Kính hiển vi Paralux, Kruss, Labomed.
Đèn soi UV ( 1  254 nm ,  2  365 nm ).


12


2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
Mẫu dươc liệu tươi ( có đủ tiêu chuẩn để định lồi gồm có: cơ quan sinh sản, cơ
quan sinh dưỡng và các thông tin ghi chép tại thực địa).
Quan sát, mô tả sơ bộ.
Giám định tên khoa học dựa vào tra cứu các tài liệu và sự tư vấn của các chuyên
gia tại Bảo tàng tự nhiên Việt Nam .
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học


Đặc điểm vi phẫu lá, thân rễ
Cắt vi phẫu và nhuộm kép theo tài liệu [4]
Cắt vi phẫu bằng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay, chọn những lát mỏng và tiến hành

theo các bước:
Ngâm lát cắt vào dung dịch Javen từ 15-30 phút, rửa nhiều lần bằng nước cất.
Ngâm lát cắt vào dd acid acetic 5% trong 2 phút. Rửa bằng nước cất.
Ngâm tiếp lát cắt vào dd cloral hydrat 75% trong 10-15 phút. Rửa bằng nước cất.
Ngâm vào dd xanh methylen đã pha loãng với nước khoảng 15 phút. Rửa bằng
nước cất.
Ngâm tiếp vào dd son phèn đặc khoảng 5 phút. Rửa bằng nước cất đến khi dung
dịch rửa hết màu.
Lên tiêu bản trong glycerin, quan sát dưới kính hiển vi, mơ tả, chọn các phần điển
hình để chụp ảnh.


Đặc điểm bột :
Toàn cây sau khi thu hái, thái lát mỏng rồi tiến hành phơi sấy khơ sau đó nghiền


thành bột bằng chày cối sứ, rây qua rây 250 µm, cho vào một giọt dung dịch nước đã
có sẵn trên lam kính, dùng kim mũi mác dàn đều cho bột thấm dung dịch, đậy lam
kính, di nhẹ lam kính rồi quan sát dưới kính.
Quan sát dưới kính hiển vi Labomed.


13

Chụp ảnh bằng máy ảnh kĩ thuật số Canon Power shot A3400.
2.2.3. Kiểm nghiệm bằng phương pháp hóa học
2.2.3.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ có trong 2 mẫu : Mẫu SP1 và mẫu ĐL1
Tiến hành thực hiện các phản ứng định tính các nhóm chất chính trong dược liệu
theo phương pháp hóa học ghi trong sách thực tập Dược liệu và Dược liệu học tập I và
II [3, 5, 6].
2.2.3.2. Sắc ký lớp mỏng
Sử dụng bản mỏng Silicagel tráng sẵn của Merck có kích thước 9cm ×3cm.
Đường dung môi chạy khoảng 7,5cm. Chấm sắc ký bằng máy chấm sắc ký CAMAG
LINOMAT 5. Bản mỏng chấm sắc ký sau khi được tiến hành triển khai ở hệ dung mơi
thích hợp sẽ được chụp ảnh bằng hệ thống chụp ảnh CAMAG ở λ=254nm và
λ=365nm. Sau khi phun thuốc thử hiện màu sẽ được chụp ảnh ở ánh sáng thường. Sau
đó file dạng *.cna sẽ được chuyển sang dạng *.cpf bằng phần mềm WinCATS và tiếp
tục được phân tích bằng phần mềm VideoScan.


14

Chương 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu về thực vật
3.1.1. Đặc điểm thực vật
3.1.1.1. Mẫu SP1

Mẫu dược liệu là dạng toàn cây, dạng cây thảo, mập, lá xếp xoắn ốc, cao khoảng
10cm. Rễ dạng củ, mặt ngoài sần sùi thành các nốt nhỏ giống dạng hình sao (1). Cụm
hoa đơn tính, cụm hoa cái hình trụ, thẳng, ngắn, đầu phình to, màu nâu đỏ (2). Khi cắt
đơi cụm hoa cái thì thấy màu trục cụm hoa màu vàng (3).

Hình 1: Mẫu SP1
1. Tồn cây mang hoa cái 2. Cụm hoa cái

3. Cụm hoa cái bổ dọc.

Gửi mẫu SP1 bao gồm toàn cây mang cụm hoa cái tới Bảo tàng thiên nhiên Việt
Nam (Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) để giám định tên khoa học, TS.
Nguyễn Quốc Bình và TS. Đỗ Văn Trường đã xác nhận mẫu SP1 có tên khoa học là
Balanophora latisepala (Tiegh.) Lecomte.
Với tên đồng nghĩa : Balaniella latisepala Tiegh. ;

Balaniella fasciculata

Tiegh.; Balanophora fasciculata (Tiegh.) Lecomte; Balanophora thoreli Lecomte.


15

Tên Việt Nam : Cu chó; Dương đài hình cầu; Dó đất hình cầu; Xà cơ.
3.1.1.2.

Mẫu ĐL1
Mẫu dược liệu là dạng toàn cây, cây thảo, mập, lá mọc xoắn ốc. Rễ dạng

củ, phân nhánh, mặt ngoài sần sùi thành các mấu nhỏ hình sao (1). Cụm hoa đơn tính,

cụm hoa cái màu nâu đỏ, hình bầu dục hay gần trịn (1). Cụm hoa đực hình bầu dục (3),
hoa có cuống ngắn, tràng hoa 5, hình trứng, phấn trắng (4), cắt đơi trục cụm hoa thấy
màu hồng (2).

Hình 2: Mẫu ĐL1
1. Toàn cây mang hoa cái 2. Cụm hoa cái bổ dọc 3. Cụm hoa đực 4. Hoa đực
Mẫu ĐL1 gồm cả cụm hoa đực và cụm hoa cái được gửi tới Viện bảo tàng thiên
nhiên Việt Nam (Viện hàn lâm khoa học và cơng nghệ Việt Nam), TS. Nguyễn Quốc
Bình và TS. Đỗ Văn Trường đã xác nhận mẫu ĐL1 có tên khoa học là Balanophora
indica (Arnott) Griff.


16

Với tên đồng nghĩa: Langsdorffia indica Arnott; - Balanophora fungosa ssp.
Indica (Arnott) B. Hasen; Balanophora pierrei Tiegh.; B. pierrie var. tonkinense
Lecomte; B. gracilis Tiegh.; B.annamensis Moore
Tên Việt Nam: Dó đất, Dương đài nam; Tỏa dương; Chu ca ra.
Nhận xét: Bằng cảm quan cho thấy hình thái của hai mẫu này gần giống nhau,
tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được hai loài này nhờ đặc điểm cụm hoa cái: Với mẫu
SP1 thì cụm hoa cái có hình trụ, đầu phình ở đáy, thể chất bên trong màu vàng. Còn
với mẫu ĐL1 thì có cụm hoa cái hình bầu dục, thể chất bên trong màu hồng.
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu
3.1.2.1. Vi phẫu lá


Mẫu SP1
Cắt vng góc với trục của lá, cắt 1/3 khoảng giữa lá (phần lồi

nhất). Quan sát trên kính hiển vi thấy. Ngồi cùng là lớp biểu bì trên (5) và dưới (1)

được cấu tạo bởi một hàng tế bào hình chữ nhật được xếp đều đặn, thành ngồi hóa
cutin, khơng có lơng che chở, lớp biểu bì dưới dày hơn trên. Sát lớp biểu bì là lớp mơ
mềm gồm các tế bào hình đa giác, bắt màu hồng, vách mỏng (2). Trong lớp mơ mềm
có các vết mạch, mạch rất nhỏ (3). Libe tập trung thành đám gần các mạch gỗ, bắt màu
hồng đậm (4).


Mẫu ĐL1
Cắt vng góc với trục của lá, cắt 1/3 khoảng giữa lá (phần lồi

nhất). Quan sát trên kính hiển vi thấy. Ngồi cùng là lớp biểu bì dưới (1) và trên (4)
được cấu tạo bởi một hàng tế bào hình chữ nhật được xếp đều đặn, thành ngồi hóa
cutin, khơng có lơng che chở, lớp biểu bì dưới dày hơn trên. Sát lớp biểu bì là lớp mơ
mềm, gồm các tế bào hình đa giác, bắt màu hồng, vách mỏng (2). Trong lớp mơ mềm
có các vết mạch, mạch rất nhỏ (3).


×