Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất Lúa tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 73 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn
đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đều đã

CHỬ THANH GIANG

được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2010

Tác giả luận văn

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chử Thanh Giang

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60-31-10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ BẮC

THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






ii

iii

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

Sau quá trình học tập, nghiên cứu chúng tôi đã hoàn thành luận văn

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i

này. Nhân dịp này chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện và giúp

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................. ii

đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Sau đại học và các thầy giáo, cô giáo

MỤC LỤC ................................................................................................. iii


Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ..................................... vii

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS. Đỗ Thị Bắc đã đầu tư công
sức và thời gian hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình triển khai
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................ viii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BẢN ĐỒ ....................................................... x
MỞ ĐẦU

Trong quá trình thực hiện Luận văn tôi còn được sự giúp đỡ và cộng
tác của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin cảm ơn.

1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bạn bè đồng nghiệp và người
thân trong gia đình với sự quan tâm động viên và tạo điều kiện về vật chất,
tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các vị trong hội
đồng chấm luận văn lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, ngày

.................................................................................................. 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 3

4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn ........................ 3
5. Bố cục của luận văn ............................................................................... 4
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................... 5

tháng

năm 2010

Tác giả luận văn

1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ................. 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ................................................. 5
1.1.2. Ý nghĩa và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây lúa ....................... 12
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa ...... 16

Chử Thanh Giang

1.1.4. Tình hình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
trên thế giới và Việt Nam .......................................................... 18
1.1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên
thế giới .............................................................................. 18
1.1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở
Việt Nam ........................................................................... 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv

v

1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 23
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết................................. 23

2.2.1. Thực trạng phát triển sản xuất lúa tại huyện Yên Dũng .............. 51
2.2.1.1. Vị trí của cây lúa trong diện tích gieo trồng cây trồng

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 24

hàng năm của huyện .......................................................... 51

1.2.3. Phương pháp phân tích đánh giá ................................................ 27

2.2.1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở huyện Yên Dũng ....... 53

1.2.3.1. Phương pháp so sánh ........................................................... 27

2.2.2. Kết quả kinh tế từ sản xuất lúa đến sự phát triển kinh tế - xã

1.2.3.2. Phương pháp thống kê kinh tế ............................................. 27

hội của huyện ............................................................................ 57


1.2.3.3. Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh ................... 28

2.2.3. Kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ điều tra .......... 58

1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích ........................................................ 28

2.2.3.1. Một số thông tin chung về các hộ điều tra ........................... 58

1.2.4.1. Những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả và hiệu quả
kinh tế sản xuất lúa ............................................................ 28
1.2.4.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội ............................................ 31
1.2.4.3. Các chỉ tiêu về cải tạo môi trường sinh thái ......................... 32
Chƣơng II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN YÊN
DŨNG, TỈNH BẮC GIANG.................................................. 33
2.1. Tác động của môi trường vi mô và vĩ mô đến nâng cao hiệu quả
kinh tế sản xuất lúa ........................................................................... 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 33
2.1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................... 33
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng........................................................... 33
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn ................................... 34
2.1.1.4. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai .................................... 35
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................... 37
2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động .............................................. 37
2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện ....................................... 39
2.1.2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu huyện Yên Dũng ..... 41
2.2. Tình hình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ..................................................... 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2.2.3.2. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất lúa trong các hộ
điều tra .............................................................................. 60
2.2.3.3. Kết quả, hiệu quả sản xuất lúa trong các hộ điều tra ............ 69
2.2.4. Tình hình cơ bản về tiêu thụ sản phẩm ....................................... 85
2.2.5. Ý kiến của các hộ điều tra về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu
quả kinh tế sản xuất lúa ............................................................. 87
2.3. Hiệu quả xã hội và môi trường .......................................................... 88
2.4. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh
tế sản xuất lúa tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ......................... 89
2.4.1. Những mặt đạt được................................................................... 89
2.4.2. Những mặt còn hạn chế.............................................................. 90
Chƣơng III: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ
YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT LÚA TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC
GIANG ................................................................................... 93
3.1. Những quan điểm cơ bản về nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
lúa huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang................................................ 93
3.2. Những căn cứ, định hướng, mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ............................. 94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vi

vii


3.2.1. Những căn cứ chủ yếu phát triển sản xuất, nâng cao hiệu

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

quả kinh tế sản xuất lúa ............................................................. 94
BQ

:

Bình quân

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CN

:

Công nghiệp

ĐVT

:

Đơn vị tính


FC

:

Chi phí cố định

GM

:

Thu nhập thô

GO

:

Giá trị sản xuất

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

3.3.1.1. Hoàn thiện quy hoạch đất đai trên cơ sở dồn điền đổi thửa ...... 97

IC

:


Chi phí trung gian

3.3.1.2. Quy hoạch vùng sản xuất lúa lai, lúa chất lượng cao tập trung..... 98



:

Lao động

3.3.1.3. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi .......................... 100

MI

:

Thu nhập hỗn hợp

NI

:

Thu nhập ròng

NK

:

Nhân khẩu


NL,TS

:

Nông lâm, thuỷ sản

NLN,TS

:

Nông lâm nghiệp, thuỷ sản

Pr

:

Lợi nhuận

PTNT

:

Phát triển nông thôn

THCS

:

Trung học cơ sở


THPT

:

Trung học phổ thông

3.3.7. Nâng cao trình độ dân trí, trình độ cho cán bộ và người lao động.... 111

TM

:

Thương mại

3.3.8. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước trong

Tr.đ

:

Triệu đồng

TTCN

:

Tiểu thủ công nghiệp

UBND


:

Uỷ ban nhân dân

XD

:

Xây dựng

XDCB

:

Xây dựng cơ bản

VA

:

Giá trị gia tăng

VC

:

Chi phí biến đổi

3.2.2. Định hướng phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa huyện Yên Dũng .................................................... 95

3.2.3. Mục tiêu phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa huyện Yên Dũng .................................................... 96
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản
xuất lúa huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ........................................ 97
3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất và bố trí sản xuất lúa ........ 97

3.3.2. Giải pháp về kỹ thuật .............................................................. 101
3.3.3. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại ........................... 105
3.3.4. Xây dựng thương hiệu gạo thơm huyện Yên Dũng .................. 108
3.3.5. Huy động mọi nguồn vốn phục vụ nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ................... 109
3.3.6. Giải pháp về khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang ................... 110

việc nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ............................. 111
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 114
1. Kết luận ............................................................................................. 114
2. Kiến nghị ........................................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 118

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




viii


ix
Bảng 2.13: Chi phí sản xuất cho 1 ha diện tích gieo trồng lúa của các

DANH MỤC CÁC BẢNG

mùa vụ năm 2009 .................................................................... 68
Bảng 1.1: Tổng hợp sản lượng lúa các châu lục........................................... 20
Bảng 1.2: Thống kê sản xuất lúa ở Việt Nam năm 2000 - 2009 ................... 23
Bảng 1.3: Tổng hợp số hộ điều tra ở các xã nghiên cứu............................... 26
Bảng 2.1: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Yên Dũng
năm 2007 - 2009 ...................................................................... 36
Bảng 2.2: Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện Yên
Dũng năm 2007 - 2009 ............................................................ 38
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Yên Dũng năm
2007-2009 ............................................................................... 44
Bảng 2.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Dũng năm 20072009 ........................................................................................ 48
Bảng 2.5. Diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn huyện Yên
Dũng năm 2007-2009 .............................................................. 52
Bảng 2.6. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa trên địa bàn
huyện Yên Dũng năm 2007 - 2009 theo mùa vụ ...................... 55
Bảng 2.7: Diện tích gieo trồng lúa trên địa bàn huyện Yên Dũng năm

Bảng 2.14: Mức độ đầu tư phân bón, lao động và kết quả sản xuất lúa
Khang dân 18 ở các nhóm hộ điều tra năm 2009 ..................... 71
Bảng 2.15: Kết quả, hiệu quả sản xuất cho 1 ha diện tích gieo trồng lúa
của các nhóm hộ năm 2009 ...................................................... 73
Bảng 2.16: Kết quả, hiệu quả sản xuất cho 1 ha diện tích gieo trồng lúa
của các vùng năm 2009............................................................ 77
Bảng 2.17: Kết quả, hiệu quả sản xuất cho 1 ha diện tích gieo trồng lúa

của các giống lúa năm 2009 ..................................................... 80
Bảng 2.18: Kết quả, hiệu quả sản xuất cho 1 ha diện tích gieo trồng lúa
của các mùa vụ năm 2009 ........................................................ 84
Bảng 2.19: Tỷ lệ hộ dân có nhu cầu đầu tư cho các hoạt động sản xuất
lúa............................................................................................ 88
Bảng 3.1: Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng lúa huyện Yên Dũng
đến năm 2015 ........................................................................ 100
Bảng 3.2: Định mức kỹ thuật đối với lúa lai .............................................. 103
Bảng 3.3: Định mức kỹ thuật đối với lúa chất lượng ................................. 104

2007 - 2009 theo cơ cấu giống lúa ........................................... 56
Bảng 2.8: Năng suất lúa của tỉnh Bắc Giang năm 2007-2009 ...................... 57
Bảng 2.9: Sản lượng lúa của tỉnh Bắc Giang năm 2007 - 2009 .................... 58
Bảng 2.10: Chi phí sản xuất cho 1 ha diện tích gieo trồng lúa của các
nhóm hộ năm 2009 .................................................................. 61
Bảng 2.11: Chi phí sản xuất cho 1 ha diện tích gieo trồng lúa của các
vùng năm 2009 ........................................................................ 64
Bảng 2.12: Chi phí sản xuất cho 1 ha diện tích gieo trồng lúa của các
giống lúa năm 2009 ................................................................. 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




x


1

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BẢN ĐỒ

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng năm 2009 ....................... 35
Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Yên Dũng năm
2007-2009 .............................................................................. 43
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Yên Dũng
năm 2007 - 2009 ...................................................................... 45
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Yên

Hiện nay, con người đang phải đối mặt với vấn đề bùng nổ dân số toàn
cầu mà hậu quả là sự thiếu hụt lương thực. Cùng với sự đô thị hóa ngày càng
gia tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sản xuất lương thực
tăng chậm hơn mức tăng dân số thì vấn đề “An ninh lương thực” để đảm bảo
cho cuộc sống con người, xóa đói nghèo đang là vấn đề quan tâm hàng đầu
của mỗi quốc gia. Một trong những cây trồng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu

Dũng năm 2009 ....................................................................... 49

sản lượng cây lương thực đó là cây lúa. Cây lúa là một trong ba cây lương

Biểu đồ 2.5: Kết quả sản xuất lúa phân theo nhóm hộ ................................. 74

thực chủ yếu trên thế giới và là loại lương thực chính của khoảng 1,3 tỉ người

Biểu đồ 2.6: Kết quả sản xuất lúa phân theo vùng ....................................... 78


nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp

Biểu đồ 2.7: Kết quả sản xuất lúa phân theo giống lúa ................................ 82

năng lượng lớn nhất cho con người [12].

Biểu đồ 2.8: Kết quả sản xuất lúa phân theo mùa vụ ................................... 85

Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho sản xuất lúa

Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ lúa gạo của huyện Yên Dũng.................................. 86

và có nền văn minh lúa nước lâu đời, gắn liền với quá trình phát triển của lịch
sử. Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của
Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói
riêng đã có những tiến bộ vượt bậc và đạt được những thành tựu đáng kể, Việt
Nam đang là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên, mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể nhưng nhìn
chung sản xuất nông nghiệp ở nước ta chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ
lẻ, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn thiếu thốn, công nghệ còn lạc hậu. Hơn nữa,
nông nghiệp Việt Nam nói chung và sản xuất cây lúa nói riêng đang gặp phải
những khó khăn trong phát triển sản xuất như: quá trình đô thị hoá tăng, diện
tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp; nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân
sở hữu rất manh mún, khó cơ giới hóa; quá trình áp dụng giống mới chịu thâm
canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

3

các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng trừ; sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật

đời sống cho người nông dân, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế nông

có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản [11]. Hiện nay, Việt

nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Yên Dũng.

Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, khi tham

2.2. Mục tiêu cụ thể

gia vào thị trường thương mại thế giới có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng
nông sản, do vậy việc đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ cho sản xuất lúa để nâng
cao hiệu quả cây lúa cả về mặt số lượng và chất lượng là vấn đề rất cần thiết
cho nước ta trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
Yên Dũng là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với nhiều tiềm

- Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản

xuất lúa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa trên địa bàn huyện Yên Dũng năm 2007-2009.
- Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản

năng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Là huyện đứng thứ 2 của tỉnh về sản

xuất lúa huyện Yên Dũng trong thời gian tới.

xuất lúa, lúa là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với xu thế

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

của cả nước, trong những năm gần đây và những năm tới huyện đang có chủ

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

trương chuyển đổi mạnh những chân ruộng trũng cấy lúa 1 vụ không ăn chắc

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về sản xuất và nâng cao

sang nuôi trồng thuỷ sản, chuyển một số diện tích đất nông nghiệp sang quy

hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của người dân nông thôn, các hộ, cộng đồng trên

hoạch khu công nghiệp, thị trấn, thị tứ và khu dân cư mới. Do vậy mà diện tích

địa bàn huyện Yên Dũng.

đất nông nghiệp của huyện đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Những


3.2. Phạm vi nghiên cứu

vấn đề trên đã là nỗi trăn trở được các cấp các ngành và người dân quan tâm,
đặt ra cho ngành nông nghiệp của huyện là làm thế nào để tăng năng suất, chất
lượng, hiệu quả kinh tế các loại cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên
một đơn vị diện tích đất canh tác trong khi diện tích đất nông nghiệp đang thu

- Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu điều tra thực trạng phục vụ đề tài được
thu thập, nghiên cứu số liệu từ năm 2007 đến năm 2009.

hẹp dần. Xuất phát từ đó tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Giải pháp chủ yếu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về thực trạng, đánh giá những

nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc

thuận lợi, khó khăn từ đó đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu

Giang” làm đề tài nghiên cứu luận văn nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu

quả kinh tế sản xuất lúa của huyện.

quả kinh tế sản xuất lúa tại huyện Yên Dũng có hiệu quả.

Tuy vậy, vấn đề hiệu quả kinh tế sản xuất lúa là rất rộng, vì vậy đề tài

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


chỉ nghiên cứu một số giống lúa chính tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

2.1. Mục tiêu chung

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên cơ sở thực

- Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài

tiễn của huyện Yên Dũng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao

liệu tham khảo giúp huyện Yên Dũng xây dựng quy hoạch, kế hoạch sản xuất và

hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên toàn huyện, góp phần cải thiện và nâng cao

nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa những năm tiếp theo có cơ sở khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4


5

- Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống những giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại địa bàn huyện Yên
Dũng, có ý nghĩa thiết thực cho quá trình sản xuất lúa tại huyện Yên Dũng và
đối với các địa phương có điều kiện tương tự.

Chƣơng I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT LÚA VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương:

XUẤT LÚA

Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lúa

1.1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
a, Các khái niệm cơ bản về hiệu quả kinh tế

và phương pháp nghiên cứu
Chương II : Thực trạng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con
người còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả và hiệu quả là một.

lúa tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Chương III : Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao

hiệu quả kinh tế sản xuất lúa tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Sau này khi nhận thức của con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự
khác nhau giữa kết quả và hiệu quả.
Theo trung tâm từ điển ngôn ngữ hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu
của việc làm mang lại [16].
Kết quả hữu ích của một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con
người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu
thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của con
người mà người ta phải xem xét kết quả được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ
ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không?
chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh
giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh
doanh tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh
doanh là nội dung đánh giá hiệu quả.
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể
là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động
theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel –
Nordhuas “Hiệu quả là không lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6


7

(Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh

tiền cho vay vốn ngân hàng. Chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ

mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết

trong, ngoài nước, hệ thống phải giảm mức thấp nhất thiệt hại (rủi ro) do thiên

quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm

tai, sâu bệnh...
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết

tăng thêm lợi ích cho xã hội [17].
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới

quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết

nền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.

quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra

Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:

là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về

- Một là: Theo quan điểm triết học Mác xít thì bản chất của hiệu quả

kinh tế là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình

phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ
giữa 2 đại lượng đó.

độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời

Hiệu quả kinh tế được nhiều nhà kinh tế nói đến như Farell, Schultz,

gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại trong nhiều phương thức

Rizzo, các học giả trên đều đi đến thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm

sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật này, nó quy

cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ:

định động lực phát triển của lực lượng sản xuất tạo điều kiện phát triển phát
minh xã hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại.

+ Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn
vị chi phí đầu vào hay nhân lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện

- Hai là: Theo quan điểm của Lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã

cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật

hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành

được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng


giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã

nguồn lực cụ thể. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về

hội bao gồm trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp

các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của

tục đời sống xã hội.

sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại

Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội đáp ứng các nhu cầu xã hội,

thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

nhu cầu của con người là những yếu tố khác quan phản ánh mối liên hệ nhất

Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn lực được thể hiện trong

định của con người đối với môi trường bên ngoài, đó là quá trình trao đổi vật

mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các

chất, năng lượng giữa sản xuất xã hội và môi trường [8].

sản phẩm khi nông dân quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào

- Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của


bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng

hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ

của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹ

cho lợi ích của con người.

thuật được áp dụng [21].

Hiệu quả kinh tế phải được tính bằng tổng giá trị trong một giai đoạn,

+ Hiệu quả phân bổ là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong các yếu tố giá sản

phải trên mức bình quân của vùng, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất

phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






8


9

đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ

- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng

là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và đầu ra, vì thế

của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nó phản ánh sản lượng sản phẩm hàng

nó còn được gọi là hiệu quả giá. Việc xác định hiệu quả này giống nhu xác

hoá và dịch vụ sản xuất ra nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường, với chi phí

định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hoá lợi nhuận. Điều đó có nghĩa

nguồn lực bỏ ra thấp và đạt được mục tiêu sống còn của cơ sở sản xuất, kinh

là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị biên của nguồn lực sản xuất [21].

doanh là lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận.

+ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu

- Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết

quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và

quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Cùng với sự công bằng trong xã


giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông

hội, nó kích thích phát triển sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ phát triển

nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả

sản xuất mà xã hội ngày càng nâng cao được mức sống của người lao động cả

phân bổ mới có điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả

về mặt vật chất và tinh thần, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm, các mối quan hệ

kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật

xã hội được cải thiện, môi trường sống, điều kiện làm việc, trình độ xã hội

và hiệu quả phân bổ thì khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế [21].

cũng đều được nâng lên. Như vậy, có thể nói hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã

Từ những quan điểm trên về hiệu quả ta thấy rằng hiệu quả là một
phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và quản lý. Hơn nữa,

hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một
phạm trù thống nhất

việc xác định hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp về lý luận và cả

- Hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện


thực tiễn. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát

mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với

triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần

chi phí để có được những kết quả đó. Hiệu quả kinh tế biểu thị mối tương

của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất không ngừng phát triển

quan giữa cá kết quả đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế xã hội với chi

cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Do vậy, hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh

Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thoả mãn vấn

một cách tổng quát dưới góc độ xã hội.

đề tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo

- Hiệu quả môi trường là hiệu quả của việc làm thay đổi môi trường do

vệ môi trường. Chính vì vậy mà hiệu quả của một quá trình nào đó cần được

hoạt động sản xuất gây ra như xói mòn, ô nhiễm đất, không khí, bệnh

đánh giá toàn diện cả ba khía cạnh: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu
quả môi trường [8].


- Hiệu quả phát triển phản ánh sự phát triển của các tế bào kinh tế, các

b, Một số loại hiệu quả cơ bản

cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu vực, vùng kinh tế trong tổng thể nền kinh

- Hiệu quả được nhắc đến nhiều trong cuộc sống, nó được hiểu trên
nhiều góc độ và lĩnh vực khác nhau. Khi nói đến hiệu quả thấy rằng hoạt động
đó đạt kết quả khá tốt, tiết kiệm nguồn nhân lực được nhiều người chấp nhận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tật…Việc xác định hiệu quả môi trường là tương đối khó.



tế. Sự phát triển này là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: Đời sống vật
chất, đời sống tinh thần, trình độ dân trí, môi trường sống…do kết quả phát
triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế mang lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

11

Khi xem xét các loại hiệu quả cho thấy hiệu quả kinh tế luôn là trọng
tâm và quyết định nhất. Hiệu quả kinh tế chỉ được nhìn nhận đánh giá một


điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ
bản, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn.

cách toàn diện đầy đủ nhất khi có sự kết hợp hài hoà với hiệu quả xã hội, hiệu

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông

quả của việc bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái trong lành bền vững và hiệu

nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối

quả phát triển.

ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.

Nhìn nhận hiệu quả trên khía cạnh là đối tượng và phạm vi nghiên cứu,

+ Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học. Và

hiệu quả còn có thể chia thành: hiệu quả kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh tế

phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Phù hợp với đặc điểm và trình

ngành, hiệu qủa kinh tế vùng, hiệu quả kinh tế theo qui mô và hiệu quả kinh

độ của sản xuất cây lúa nói riêng

tế của từng biện pháp kỹ thuật. Phân loại hiệu quả và hiệu quả kinh tế một


* Hiệu quả kinh tế:

cách tương đối giúp người nghiên cứu thuận tiện trong việc tính toán, phân

Nội dung chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được tính toán dựa vào bản chất của

tích đánh giá hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, thực tiễn các loại hiệu quả không

hiệu quả. Đó là quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra hay giữa chi phí và

tồn tại một cách riêng biệt mà nó có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mặc dù vậy,
trong điều kiện môi trường luôn bị tác động và biến đổi thì kết quả không
phải lúc nào cũng tốt đẹp theo chiều thuận, đôi khi sự tác động từ lợi ích bộ
phận ảnh hưởng xấu tới kết quả chung, lợi ích trước mắt thu được lại ảnh
hưởng đến lợi ích lâu dài. Vì vậy, đòi hỏi nhà nghiên cứu khi nhận xét, đánh

kết quả thu từ chi phí đó. Hiện nay, có nhiều cách tính toán hiệu quả kinh tế
như sau:
Công thức 1:
Hiệu quả =

giá và các biện pháp đưa ra phải qua cân nhắc và tính toán thật kỹ mọi sự cố,
mọi tình huống có thể xảy ra để khắc phục và hạn chế một cách tốt nhất các
tác động tiêu cực chi phối.

Trong đó: H là hiệu quả

c, Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

Q là kết quả thu được. Kết quả thu được là khối lượng sản phẩm hay


- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, thể hiện ở nội dung các chỉ
tiêu và phương pháp xác định tính toán.
+ Phải đảm bảo tính toàn diện của hệ thống, bao gồm chỉ tiêu tổng quát
chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu phản ánh trực tiếp và chỉ tiêu bổ sung.
+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ
bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Kết quả thu được
––––––––––––––––––
Chi phí bỏ ra
Q
H
C



giá trị sản phẩm, phản ánh kết quả trực tiếp hữu ích cho lao động xã hội tạo ra
trong thời kỳ nhất định thường là 1 năm. Với quan niệm đó kết quả sản xuất
có thể biểu hiện bằng tổng giá trị sản xuất (GO), hay lãi gộp (GM), thu nhập
hỗn hợp, lợi nhuận…
C: Chi phí bỏ ra
Công thức này phản ánh rõ hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





12

13

Công thức 2:

Ngoài việc sử dụng làm lương thực chủ yếu, các sản phẩm của cây lúa

Hiệu quả = Kết quả thu được – Chi phí bỏ ra

còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Gạo dùng để chăn nuôi

H = Q-C
Chỉ tiêu này tính toán cho toàn bộ quá trình sản xuất thì được tổng hiệu

Nói chung, gạo dùng để chăn nuôi gia súc chủ yếu là tấm và gạo có

quả kinh tế. Tuy nhiên, chỉ tiêu này thường được tính cho một đơn vị chi phí

chất lượng xấu. Trước đây, khoảng 5% tổng sản lượng gạo được dùng để

bỏ ra như tổng chi phí, chi phí trung gian, chi phí lao động hoạch chi phí một

chăn nuôi hàng năm. Kể từ thập kỷ 60, nhất là những năm đầu thập kỷ 90, tỷ

yếu tố đầu vào cụ thể nào đó.

lệ này giảm nhanh chóng bởi lẽ:


Công thức 3: Hiệu quả = Giá trị tăng thêm – Chi phí tăng thêm
H = ΔQ - ΔC

+ Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển, trước hết là ở Châu Á
dẫn đến quan hệ cung cầu gạo trên thế giới căng thẳng, giá gạo tăng trong những

Giá trị tăng thêm

năm gần đây. Đặc biệt, năm 2007 đến nay giá gạo tăng một cách chóng mặt.

Công thức 4: Hiệu quả =

+ Trình độ kỹ thuật sản xuất và công nghệ chế biến gạo được chú trọng

Chi phí tăng thêm
1.1.2. Ý nghĩa và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây lúa

đáng kể đã giảm nhanh chóng tỉ lệ tấm và không ngừng nâng cao chất lượng gạo,

* Ý nghĩa của việc phát triển cây lúa

đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của con người cả về chất lượng và số lượng.

Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực
chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông
dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước Châu Á, khoảng 10 kg/ người/ năm tại
các nước châu Mỹ. Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt

+ Sản xuất ngô được đẩy mạnh, cùng với sự phát triển của sản xuất
ngô các loại khác như khoai, sắn cũng được sử dụng cho chăn nuôi gia súc

nhằm tiết kiệm triệt để lúa gạo. Hiện nay gạo dùng cho chăn nuôi chỉ chiếm
khoảng 1%.
- Gạo dùng cho công nghiệp chế biến

Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính [12].
- Gạo dùng làm lương thực, một trong những nhu cầu cơ bản của con

Từ lâu, gạo đã được sử dụng để chế biến các loại rượu cồn, cồn cao cấp

người. Cây lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa mì,

hay gạo được dùng để làm bún, bánh phở… một số loại dược liệu y tế cũng

lúa gạo, ngô. Lúa gạo là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng của con

được chế biến từ gạo. Nhiều năm qua, ngành công nghiệp thực phẩm phát

người. Lúa cung cấp tinh bột: giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo. Lúa

triển đã sử dụng gạo chế biến ra hàng loạt bánh mứt kẹo cao cấp. Trong suốt

cung cấp các vitamin, protein, lipit. Từ đặc điểm dinh dưỡng của hạt lúa, đã

thời gian dài trước đây, gạo được dùng làm nguyên liệu chế biến thường

từ lâu lúa gạo được coi là nguồn thực phẩm và dược phẩm có giá trị. Tổ chức
Quốc tế đã gọi hạt gạo là “hạt của sự sống”. Lúa cung cấp lương thực cho 1/2
dân số thế giới. Trong cơ cấu sản xuất lương thực của thế giới: lúa mì chiếm
30,5%, lúa gạo 26,5%, ngô 24%, còn lại các loại ngũ cốc khác [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




chiếm tỷ trọng từ 3-5% trong cơ cấu tiêu thụ gạo trên thế giới. Đến nay, việc
sử dụng gạo làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến cũng mang tính kinh
tế thực dụng hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

15

- Gạo dùng để xuất khẩu

thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được

Hàng năm lượng gạo lưu thông trên thế giới khá lớn. Việt Nam là một

cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn

trong ba nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, đem lại nguồn ngoại tệ đáng
kể cho nền kinh tế. Trong những năm tới chúng ta sẽ chú ý sản xuất lúa đặc sản

dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau.
* Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất cây lúa

có mùi, dạng hạt đẹp để tăng chất lượng gạo, tăng giá trị xuất khẩu. Hiện tại có


Cây lúa là cây có thời gian sinh trưởng ngắn thường từ 4-5 tháng và

nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đến vấn đề này. Công tác lai tạo giống có chất

phát triển qua 4 thời kì: thời kì nảy mầm, thời kì mạ, thời kì đẻ nhánh - làm

lượng cao phù hợp với điều kiện ngoại cảnh đang được đẩy mạnh. Chủ chương

đòng, thời kì trổ bông - làm hạt. Mỗi giai đoạn phát triển có những đặc điểm

liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà nông nhà doanh nghiệp trong nông

sinh lý khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện phát triển khác nhau. Vì

nghiệp sẽ giúp cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam phát triển.

vậy, tùy vào điều kiện mà có các biện pháp chăm sóc hợp lý để cung cấp đầy

- Lúa gạo tham gia ổn định an ninh lương thực của thế giới

đủ các điều kiện cần thiết giúp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt đem

Đứng trước sự khó khăn về lương thực ở nhiều nước và các châu lục.

lại năng suất cao.

Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới do FAO tổ chức tháng 10 năm 1996

Cũng như các cây trồng khác cây lúa chịu sự tác động lớn của các yếu


tại Roma đã nêu rõ “ vấn đề đói và không an ninh lương thực là vấn đề mang

tố điều kiện tự nhiên như: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa, lũ lụt, hạn

tính toàn cầu và ngày càng có xu hướng trầm trọng thêm ở một số khu vực,

hán… Nếu cấy lúa gặp điều kiện thuận lợi cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt

đòi hỏi ngay phải có những hành động khẩn cấp vì theo dự đoán dân số thế

cho năng suất cao. Ngược lại, nếu gặp thời tiết khắc nghiệt tùy theo mức độ

giới ngày càng tăng và tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt” vì vậy, hội

khác nhau mà cây có thể bị chết hoặc còi cọc, sinh trưởng và phát triển chậm

nghị quốc tế này đã đề ra 7 cam kết và hành động, trong đó có 3 cam kết quan

cho năng suất thấp.

hệ lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng [7].

Trên thực tế năng suất lúa được quyết định bởi tổng hòa rất nhiều các

- Sản phẩm phụ của cây lúa

yếu tố: giống, kỹ thuật chăm sóc, điều kiện tự nhiên, yếu tố con người nhiều

Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa


khi là do tác động của yếu tố thị trường. Mỗi giống lúa khác nhau cho năng

bệnh; Cám: Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa

suất khác nhau và cùng một giống lúa với biện pháp thâm canh khác nhau có

bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng; Trấu: Sản

thể cho năng suất khác nhau. Mỗi giống lúa thích hợp với từng loại đất nhất

xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho

định và cho năng suất cao khi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Chính vì vậy mà cần

phân chuồng, hoặc làm chất đốt; Rơm rạ: Được sử dụng cho công nghệ sản

thiết phải nắm rõ các đặc điểm của cây lúa để có biện pháp canh tác thích

suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng ( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc

hợp. Ngoài ra, sản xuất lúa còn mang nặng tính thời vụ. Thời gian gieo cấy và

làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm...

thu hoạch dồn dập đã gây sức ép lớn về lao động khi thời vụ đến nhưng sau

Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ

khi thời vụ qua đi thì lao động lại nhàn rỗi nhiều. Do đó, phải có thêm nghề


phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần

phụ để ổn định cuộc sống, giải quyết vấn đề lao động trong lúc nông nhàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






16

17

1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa

đó có biện pháp tiêu diệt ngay khi chúng mới xuất hiện. Phòng chống sâu

- Điều kiện tự nhiên

bệnh kịp thời, hữu hiệu sẽ giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn và đem lại năng

Khí hậu thời tiết là yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái có

suất và chất lượng lúa tốt hơn.


ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên nhất tới quá trình sinh trưởng và phát

- Nhóm các nhân tố kinh tế - tổ chức

triển của cây lúa. Cây lúa có xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu

Các nhân tố của nhóm này gồm nhiều vấn đề có thể chia ra như sau:

nước ta thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Trên đồng ruộng cây

+ Trình độ năng lực của chủ thể sản xuất kinh doanh: Nó có tác dụng

lúa chịu ảnh hưởng tổng hợp của các điều kiện khác nhau, trong đó yếu tố

quyết định trực tiếp tổ chức và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa. Năng lực của các

nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt nhất. Các yếu tố khác như ánh sáng, nước cũng

chủ thể kinh tế sản xuất kinh doanh thể hiện qua: Trình độ khoa học kỹ thuật

ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Năm nào

và tổ chức quản lí của các chủ thể:

điều kiện khí hậu thuận lợi thì năm ấy cây lúa cho năng suất cao và ngược lại.

Khả năng ứng sử trước những thay đổi của điều kiện kinh tế thị trường
và môi trường sản xuất kinh doanh.

- Nhóm biện pháp kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng

Khả năng và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của các chủ hộ.
+ Quy mô sản xuất: Các nông hộ trung bình có diện tích đất canh tác

như chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…
+ Giống lúa: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả
kinh tế của cây lúa. Mỗi giống có năng suất nhất định và cho năng suất cao
khi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của chúng. Tuy nhiên, mỗi giống chỉ phù hợp
với từng loại đất cụ thể, từng miền khí hậu nhất định cho nên việc lựa chọn
giống phù hợp và cho năng suất cao đối với từng địa phương là hết sức quan
trọng và cần thiết.
+ Kỹ thuật chăm sóc: Đây là một khâu không thể thiếu trong quá trình
sản xuất nếu muốn đạt năng suất cao. Trong quá trình chăm sóc phải cung cấp
đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng có như vậy mới đem lại năng suất
như mong muốn.

khác nhau. Diện tích càng lớn thì mọi công việc như tổ chức, chăm sóc, thu
hoạch, chi phí, cũng được tiết kiệm hơn. Do vậy quy mô sản xuất có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế.
+ Thị trường: Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất
lúa. Trên thực tế do bản chất của người nông dân vốn rất thực dụng do đó nếu
vụ trước được mùa thì lập tức vụ sau người nông dân sẽ đầu tư vào sản xuất
nhiều hơn. Vì vậy, vấn đề đặt ra là khi có sản lượng cao cần mở rộng thị
trường tiêu thụ làm sao cho sản xuất ổn định và phát triển để người sản xuất
đảm bảo chi phí cho quá trình sản xuất.
- Nhóm nhân tố xã hội
Để thấy được sự ảnh hưởng của nhóm nhân tố này đến năng suất lúa

+ Phòng trừ sâu bệnh: Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm


chúng ta nghiên của các nhóm nhân tố sau:

giảm năng suất lúa. Ở cây lúa tình hình sâu bệnh rất phức tạp, với từng giống

+ Thói quen tiêu dùng: Đó là sự hình thành tập quán của người tiêu

lúa thường xuyên xuất hiện những loại sâu bệnh khác nhau. Trong quá trình

dùng, nó phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia, mỗi vùng cũng như trình

sản xuất cần quan tâm tới đồng ruộng để phát hiện kịp thời các loại bệnh. Từ

độ dân trí của mỗi vùng, quốc gia đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






18

19

+ Thu nhập: Nói lên sức mua của người tiêu dùng, nếu thu nhập thấp
sức mua của người tiêu dùng giảm và ngược lại.


Ở Ấn Độ các nhà khoa học đã đề cập đến cơ cấu luân canh cây trồng
hợp lý, phụ thuộc vào điều kiện canh tác, các chính sách và giá cả nông sản

Tóm lại, các nhóm nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội trên có liên quan

hàng hóa. Do đó, hàng loạt các công thức luân canh cho các vùng, tiểu vùng

mật thiết và tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau và cùng ảnh

sinh thái được khảo nghiệm, sau đó triển khai trên diện rộng đã cho năng suất

hưởng tới quá trình sản xuất và hiệu quả sản xuất. Do vậy, đánh giá đúng sự

và hiệu quả kinh tế cao.

tác động của nó đến hiệu quả sản xuất lúa là rất cần thiết để có những giải

Ấn Độ đang nổi lên như một quốc gia có sự tiến bộ vượt bậc về nghiên

pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.

cứu và phát triển lúa lai. Năm 2002 diện tích lúa lai của nước này chỉ vào

1.1.4. Tình hình sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên

khoảng 250 ngàn ha, bằng một nửa diện tích lúa lai của Việt Nam, năm 2007

thế giới và Việt Nam


diện tích lúa lai của Ấn Độ đã đạt 1,1 triệu ha, gần gấp đôi diện tích lúa lai

1.1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên thế giới

của Việt Nam trong cùng một thời điểm [18].

Năm 1975, mạng lưới nghiên cứu hệ thống canh tác ra đời với 4 thành

Một số nước khu vực Đông Nam Á đã có nhiều công trình nghiên cứu

viên, đến thập kỷ 80 đã mở rộng phạm vi đến 16 nước và đã tổ chức hội nghị

về hệ thống nông nghiệp, cơ cấu cây trồng để từ đó làm tăng năng suất, sản

ở Thái Lan vào năm 1981. Các nhà khoa học của các nước thành viên đã

lượng và giá trị sản xuất cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất

thống nhất một số giải pháp trong phát triển cây trồng nói chung và cây lúa

cây trồng nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Ở Philippin đã tiến hành nghiên

nói riêng như sau: Tăng vụ lúa ngắn ngày, thu hoạch trước mùa lũ; Thử

cứu hệ thống cây trồng trên các loại đất cao và thấp, trong điều kiện có tưới

nghiệm tăng vụ cây màu bằng các cây trồng mới, xen canh, luân canh, thâm

và nhờ nước trời. Còn Indonesia đã thử nghiệm các mô hình tăng vụ và đa


canh tăng vụ...; Xác định hiệu quả của các công thức luân canh, tìm và khắc

dạng hóa cây trồng trên các loại đất có tưới 10 tháng, 7 tháng và 5 tháng.

phục các yếu tố hạn chế để phát triển công thức đạt hiệu quả cao [14].

Những mô hình thử nghiệm có 3 vụ lúa, 2 vụ lúa, 2 vụ lúa-1 vụ màu, 1 vụ lúa-

Trung Quốc là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu

1 vụ màu đã được áp dụng và nhân ra diện rộng. Bangladesh xây dựng hệ

của khu vực, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất,

thống canh tác kết hợp một biến dạng của hệ thống canh tác nhiều loại khác

nhất là công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai, ngô lai nên đã làm tăng sản

nhau trên cùng một lô đất. Lợi ích của việc trồng kết hợp là làm tăng hiệu quả

lượng lương thực. Các biện pháp kỹ thuật như xen canh ngô với lúa mì, sử

của việc sử dụng đất, nước, ánh sáng, dinh dưỡng, đất, phân bón tạo điều kiện

dụng phân bón hợp lý ...đã làm tăng năng suất của các cánh đồng.

sinh thái tốt cho cây trồng sinh trưởng, phát triển và hạn chế bị sây bệnh phá

Diện tích lúa lai của Trung Quốc đã tăng trở lại từ 14 triệu ha năm 2003


hại. Áp dụng phương pháp “Cây trồng đồng hành” trong việc trồng xen để

lên 15,8 triệu ha năm 2007 chiếm 53,4% diện tích lúa toàn Trung Quốc (85%

giảm sâu bệnh [1]. Bangladesh có mật độ dân số rất cao 970 người/km2, an

diện tích lúa lai toàn Châu Á), từ đó làm tăng năng suất lúa, đóng góp một

ninh lương thực luôn bị đe dọa bởi ngập lụt hàng năm. Chính vì thế lúa lai

phần rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lượng thực cho quốc gia [18].

được quốc gia này đặc biệt quan tâm nhằm góp phần gia tăng sản lượng lương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên






20

21

thực. Sau một thời gian tiếp cận công nghệ, Bangladesh đã đưa diện tích lúa

giới về sản xuất lúa gạo, với tổng sản lượng lúa gạo chiếm tới 89% tổng sản


lai từ 15 ngàn ha năm 2001 lên 700 ngàn ha năm 2007 [18].

lượng lúa gạo cả thế giới. Năm 2008, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ,

Trên thế giới có 114 nước trồng lúa, phân bổ ở tất cả các châu lục. Diện

Bangladesh, Việt Nam, Trung Quốc, Ai Cập, Hoa kỳ vẫn là 7 nước đứng đầu

tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, Ấn Độ là nước có diện tích

thế giới về xuất khẩu gạo, với tổng khối lượng gạo xuất khẩu gạo đạt 23,7

trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược lại Jamaica là nước có diện tích

triệu tấn chiếm 82% thị phần của thế giới [13].

trồng lúa thấp nhất 24 ha. Năm 2005 năng suất lúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại

Việt Nam, Hoa Kỳ trong khi đó 3 nhà nhập khẩu gạo lớn nhất là Indonesia,

Bảng 1.1: Tổng hợp sản lƣợng lúa các châu lục
ĐVT: triệu tấn
Châu lục

Các số liệu về xuất khẩu gạo cho thấy chỉ khoảng 5-6% gạo được buôn
bán ở quy mô quốc tế. Ba nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới là Thái Lan,

Australia và thấp nhất là 0,9 tấn/ha tại Iraq [10].


Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Bangladesh, Brazil.
1.1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở Việt Nam

Toàn thế giới

597,981

569,035

584,272

606,268

618,441

Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa

Châu Á

544,63

515,255

530,736

546,919

559,349


ở các nước Châu Á. Theo Tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam...

Châu Âu

3,65

3,21

2,26

2,468

2,34

Châu Đại Dương

1,164

1,218

1,457

1,574

1,344

Nam Mỹ

19,784


19,601

19,973

23,726

24,02

Bắc Trung Mỹ

12,26

12,195

11,623

12,816

12,537

Châu Phi

16,493

17,556

18,223

18,765


18,851

Nguồn: Số liệu thống kê FAO, 2006

cây lúa đã có mặt từ 3000-2000 năm trước Công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã
thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt
được những tiến bộ như ngày nay [4].
Tại Việt Nam thời Nam Bắc phân tranh (1533-1788) và tiếp sau là thời
các vua triều Nguyễn (1802-1945) có những bậc “thần hoàng” nổi tiếng như
Nguyễn Lộ, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Công Trứ đã đưa dân đi khai khẩn
đất đai ở các vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Sông Cửu Long, xây dựng các

Sản lượng lúa thế giới năm 2007 đạt 652 triệu tấn tăng hơn 1,4% so
với năm 2006. Năm 2008, sản lượng lúa thế giới đạt 688 triệu tấn tương

công trình thủy lợi tưới tiêu và cải tạo đất, lựa chọn hệ thống cây trồng, bố trí
mùa vụ sản xuất, quy hoạch sử dụng đất lâu bền.
Dưới thời pháp thuộc (1867-1954) nhiều giống cây trồng mới đã được

đương 459 triệu tấn gạo, tăng 4% so với năm 2008 [15].
Sản lượng lúa thế giới có xu hướng ổn định từ năm 2002 đến năm 2008

tuyển chọn trong nước, hoặc du nhập từ nước ngoài vào sản xuất trong nước ở

và dự báo còn tăng trong những năm tiếp theo. Trong đó, sản lượng lúa Châu

các đồn điền như cà phê, cam, quýt, chè, cao su...Tuy nhiên, ở nước ta cây lúa

Á cao nhất, luôn chiếm trên 90%, thấp nhất là Châu Đại Dương mới 1%.

Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Việt Nam, Thái Lan, Burma,
Philippines, Brazil, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pakistan vẫn là 12 nước đứng đầu thế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



nước vẫn là cây trồng chính. Năm 1880, Việt Nam đã xuất khẩu 300.000 tấn
gạo cho các nước thuộc địa của Pháp [18].
Do yêu cầu của việc tăng năng suất, sản lượng cây trồng để đáp ứng nhu
cầu lương thực, thực phẩm của con người nên các nghiên cứu về trồng xen,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




22

23

trồng gối, luân canh, tăng vụ đã được nghiên cứu từ rất sớm và việc nghiên cứu

Bảng 1.2: Thống kê sản xuất lúa ở Việt Nam năm 2000 - 2009

hệ thống nông nghiệp được bắt đầu từ nghiên cứu cơ cấu cây trồng.
Trong sản xuất lúa, từ năm 1963-1965, Việt Nam đã cơ cấu lại mùa vụ,
chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân, chuyển từ xuân sớm thành xuân
chính vụ (80-90%) diện tích và thời kỳ 1985-1990 chuyển sang (70-80%)
diện tích là xuân muộn. Một số lúa xuân đưa vào sản xuất đã có năng suất cao
hơn hẳn lúa chiêm, có thể cây được cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa Pháp [4].
Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với hàng loạt các tiến bộ kỹ

thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được
những thành tựu đáng kể:
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở Đồng Bằng Bắc Bộ là 1,8

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

Xuất khẩu gạo

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

(triệu tấn)

2000

7.666

4,24

32.530

3,50


2005

7.329

4,89

35.833

5,16

2006

7.325

4,89

35.850

4,65

2007

7.207

4,99

35.943

4,53


2008

7.400

5,23

38.730

4,65

2009

7.440

5,23

38.896

5,90

Năm

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2009

triệu ha, Nam Bộ là 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ/ha và sản

Nguyên nhân tăng năng suất và sản lượng lúa là do những thay đổi về cơ

lượng thóc tương ứng 2,4-3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các


chế chính sách của Đảng và Nhà nước, kết hợp đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ

giống lúa cũ, ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chịu thâm canh,
dễ đổ, năng suất thấp.

kỹ thuật mới vào sản xuất như giống mới, mức độ thâm canh, thủy lợi...
Hiện nay, xuất khẩu gạo Việt Nam đã nằm trong 9 sản phẩm mang giá

Từ năm 1979 đến năm 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên
15,9 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng dụng mới, tăng diện tích và năng
suất, tính riêng hai năm 1988-1999 sản lượng lương thực tăng thêm 2
triệu tấn/năm. Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã
có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, không những đảm bảo đủ
lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ 4-6 triệu tấn
gạo/năm [9].
Từ năm 2000 đến năm 2009 sản lượng lúa gạo Việt Nam tương đối
ổn định trong khi diện tích đang bị thu hẹp bởi quá trình công nghiệp hóa,

trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD hàng năm. Gạo xuất khẩu Việt Nam đa phần chất
lượng chưa cao, một thực tế là giống lúa chất lượng cao lại cho năng suất cao,
lợi thế xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là năng suất lúa. Tuy vậy, về lâu dài
định hướng phát triển nghề trồng lúa Việt Nam cần nâng cao chất lượng phẩm
cấp gạo nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của gạo và cũng là nâng cao uy tín,
thương hiệu cho sản phẩm gạo Việt Nam.
1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

có được sự ổn định về năng suất lúa là nhờ vào tăng năng suất lúa. Trong

Tại sao phải nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn nghiên


năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu gạo 5,9 triệu tấn bằng gấp 1,26 lần so với

cứu, tình hình thực trạng ra sao, liệu có tăng hiệu quả được không, có những

năm 2008.

giải pháp chủ yếu nào và giải pháp nào tốt nhất để thực hiện, vì sao?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




24

25
Đi thực tế để quan sát đánh giá thực trạng, thu thập những thông tin qua

1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
a, Chọn địa điểm nghiên cứu

những người dân ở vùng nghiên cứu và các cán bộ, thu thập những tài liệu

Chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho huyện Yên Dũng về điều kiện


thông tin đã có tại nơi nghiên cứu [2].

tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của huyện. Chọn 3 xã làm

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) [3]

điểm nghiên cứu từ 3 vùng trong huyện đó là xã Xuân Phú ở vùng Đông Bắc,

Trực tiếp tiếp xúc với người dân tại nơi nghiên cứu, tạo điều kiện và

xã Song Khê ở vùng Tây Bắc, xã Tư Mại ở vùng giữa (Ba Tổng). Mỗi xã

thúc đẩy sự tham gia của người dân vào nhưng vấn đề cần nghiên cứu, đàm

chọn 30 hộ; trong 90 hộ chọn và phân ra làm 3 loại hộ khá, trung bình, nghèo,

thoại với họ để thu thập những thông tin nhằm nắm bắt được thực trạng sản

tỷ lệ giữa các loại hộ bước đầu được chọn theo nhận định chủ quan từ tỷ lệ

xuất đặc biệt là sản xuất lúa, đời sống và những tiềm năng, những khó khăn,

các loại hộ chung trong toàn xã, thị trấn sau đó dựa vào tài liệu tính toán thu

nhu cầu... của các hộ nông dân. Phương pháp được sử dụng nhằm đánh giá

được phân loại hộ theo tiêu thức mức thu nhập bình quân/khẩu. Những xã này

hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của huyện Yên Dũng trong hiện tại và tương lai.


có thể đại diện cho từng vùng và cho huyện. Mẫu chọn ra vừa phải đảm bảo

Xác định và đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa

tính đại diện cho vùng, vừa phải đại diện và suy rộng được cả huyện.

trong tương lai.

b, Thu thập số liệu

- Phương pháp điều tra hộ nông dân

* Thu thập số liệu, tài liệu đã công bố

+ Chọn mẫu điều tra: Điều tra ngẫu nhiên không hoàn lại 90 hộ trên 3

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan

xã đã chọn. Điều tra bằng câu hỏi: Về nhân khẩu, lao động, trình độ văn hoá

Thống kê Trung ương, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học

của chủ hộ, tổng thu nhập của hộ, các nguồn lực trong hộ (vốn, đất đai, tư liệu

đã được công bố, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Bắc Giang, của huyện

sản xuất), chi phí sản xuất và thu nhập/ha lúa và các thông tin khác có liên

Yên Dũng và các xã trong huyện Yên Dũng, các tài liệu xuất bản liên quan


quan đến đời sống, vật chất, văn hoá tinh thần, các kiến nghị của hộ.

đến huyện; những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường,

+ Sử dụng mức phân loại hộ khá, hộ trung bình, hộ nghèo để phân loại
hộ, số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu như sau:

phòng Lao động Thương binh và Xã hội, văn phòng HĐND-UBND huyện,

Sử dụng mức phân loại hộ khá, trung bình, nghèo của huyện năm 2009

phòng Thống kê huyện và các phòng ban có liên quan của huyện Yên Dũng.

như sau: Hộ khá thu nhập bình quân trên 800.000 đồng/khẩu/tháng, hộ trung

Tài liệu của cục Thống kê và các ngành chức năng của tỉnh Bắc Giang.

bình thu nhập bình quân từ 200.000-800.000 đồng/khẩu/tháng, hộ nghèo thu

* Thu thập số liệu mới

nhập bình quân từ dưới 200.000 đồng/khẩu/tháng. Việc chọn hộ điều tra theo

Thu thập số liệu mới được thực hiện qua các phương pháp sau:

phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm.

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




26

27

Bảng 1.3: Tổng hợp số hộ điều tra ở các xã nghiên cứu

nguồn vốn, các phương pháp khuyến nông của hộ tiếp cận, thuận lợi, khó


Song Khê

Tổng số
hộ điều
Khá
tra
Số hộ Cơ cấu
(hộ)
(hộ)
(%)
30
11
36,67


Phân loại hộ
Trung bình
Nghèo
Số hộ Cơ cấu Số hộ Cơ cấu
(hộ)
(%)
(hộ)
(%)
14
46,67
5
16,67

khăn của hộ trong phát triển sản xuất lúa, kiến nghị của hộ.
+ Tổ chức điều tra: Để đánh giá chính xác kết quả và hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa, tổ chức điều tra cá hộ điển hình có quy mô lớn ở 3 xã Xuân Phú,
Song Khê, Tư Mại. Tổng số hộ điều tra 90 hộ.

Tư Mại

30

13

43,33

12

40,00


5

16,67

+ Công cụ dùng để xử lý số liệu: Sau khi thu thập đầy đủ điều tra của các

Xuân Phú

30

10

33,33

13

43,33

7

23,33

hộ, chúng tôi tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu, loại

Tổng cộng

90

34


37,78

39

43,33

17

18,89

bỏ những biểu thiếu hoặc thông tin không rõ ràng, sau đó mã hoá thông tin,

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

nhập thông tin vào máy tính và sử dụng chương trình Excel để xử lý.

+ Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như

- Phương pháp chuyên gia: Dựa vào thực tiễn, các chuyên gia như chủ

nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ. Các nguồn lực

hộ gia đình, người lao động, cán bộ khuyến nông, cán bộ các hội... để tính

nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn... Tình hình sản xuất nông

toán các chỉ tiêu về các loại cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng thông

nghiệp nói chung và các giống lúa nói riêng... Chi phí sản xuất của từng giống


qua hỏi phỏng vấn.

lúa, thu nhập từ lúa. Tình hình đời sống, thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống

1.2.3. Phƣơng pháp phân tích đánh giá

và tích luỹ của hộ. Các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản

1.2.3.1. Phương pháp so sánh

xuất, đời sống vật chất, văn hoá - tinh thần và nhu cầu của hộ... Những thông

Được áp dụng để so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây lúa

tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính

như: Năng suất của các giống lúa, giữa các nhóm hộ, giữa các vùng và các

xác, đầy đủ.

mùa vụ khác nhau.

+ Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh
hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi mở và
phù hợp với tình hình thực tế, sử dụng linh hoạt và thành thạo các dạng câu
hỏi: Ai? cái gì? ở đâu? khi nào? tại sao? như thế nào và bao nhiêu?... Phỏng
vấn số hộ đã chọn, kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát
trực tiếp.
+ Những thông tin cần thu thập: Những thông tin cơ bản của hộ, những
thông tin về tình hình sản xuất chung của hộ, những thông tin về tình hình

phát triển sản xuất lúa, thu thập thông tin về tình hình tiêu thụ lúa, vốn và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



1.2.3.2. Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp này giúp cho việc thu thập điều tra được những tài liệu
mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho
việc tổng hợp tài liệu tính toán, nghiên cứu các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng
như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học và khách quan, phản ánh
đúng nội dung kinh tế cần nghiên cứu. Các phương pháp phân tổ, số tuyệt đối,
số tương đối, số bình quân trong thống kê được vận dụng như là những
phương pháp chủ yếu để nghiên cứu học tập. Mô hình dự báo:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




28



h

Y nh  Y n t voi

29

tn1


y
y

+ Chi phí cố định (FC): là các khoản chi phí không thay đổi, không phụ

n

thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất, thậm trí không sản xuất cũng phải

1

chịu những chi phí này. Đối với hệ thống trồng trọt, chi phí cố định thường là

Trong đó:

tiền khấu hao tài sản cố định, tiền thuê đất (nếu có)...

y1: Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian

+ Thu nhập thô (GM): là sự chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí

yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian

biến đổi của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó:
GM = GO – VC

t : Tốc độ phát triển bình quân
+ Thu nhập ròng (NI):

h: Tầm xa của dự báo


NI = GO – (VC+FC)

1.2.3.3. Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh
Phương pháp biểu đồ, Biểu đồ được ứng dụng để thể hiện mô tả một số

Các chỉ tiêu hiệu quả hay dùng:
+ GO, NI/tổng chi phí: Hiệu quả sử dụng toàn bộ chi phí

số liệu hiện trạng và kết quả nghiên cứu.

+ GM/VC: Hiệu quả sử dụng chi phí biến đổi

1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích
1.2.4.1. Những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế sản
xuất lúa

+ GO, GM, NI/đơn vị nguồn lực: Hiệu quả sử dụng nguồn lực
- Hệ thống chỉ tiêu thứ hai:
+ Giá trị sản xuất (GO):

- Hệ thống chỉ tiêu thứ nhất:

Giá trị sản xuất của một đơn vị cơ sở là toàn bộ các giá trị của các sản

+ Giá trị sản xuất (GO):

phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của một đơn vị đó làm ra trong

Giá trị sản xuất của một đơn vị cơ sở là toàn bộ các giá trị của các sản


một thời kỳ nhất định thường là một năm.

phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của một đơn vị đó làm ra trong

n

GO   Qi Pi

một thời kỳ nhất định thường là một năm.

i 1

Trong đó: Qi Sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ hữu ích thứ i

n

GO   Qi Pi

Pi là đơn giá sản phẩm thứ i

i 1

Trong đó: Qi Sản phẩm vật chất hoặc dịch vụ hữu ích thứ i

+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường
xuyên và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất như: Giống, phân bón, làm

Pi là đơn giá sản phẩm thứ i
+ Chi phí biến đổi (VC): là loại chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất.


đất, bảo vệ thực vật, chi phí dịch vụ cày, bừa, vận tải thuê ngoài...
n

Đối với hệ thống trồng trọt thì VC bao gồm các khoản chi phí về giống, phân
bón, thuốc sâu, tiền công lao động...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

IC   Cj
i 1

Cj: Khoản chi phí thứ j trong một vụ sản xuất (một năm sản xuất)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




30

31

+ Giá trị tăng thêm (VA): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động
khi sản xuất một đơn vị diện tích lúa trong một vụ (một năm).

Ngoài các chỉ tiêu trên cần kết hợp với các chỉ tiêu về năng suất lao
động, năng suất đất đai để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế cho chính xác
và toàn diện.


VA = GO – IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần tuý của người lao động
và lợi nhuận khi sản xuất một đơn vị diện tích lúa trong một vụ (một năm).

+ Năng suất lao động = GO/LĐ
Nói đến vấn đề hiệu quả kinh tế của một ngành sản xuất vật chất cụ thể
người ta thường quan tâm đến lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

MI = VA – (A +T)
A: Phần giá trị khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ.

1.2.4.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội
Khi xem xét vấn đề hiệu quả chúng ta không thể tách hiệu quả kinh tế

T: Thuế nông nghiệp.
+ Lợi nhuận (Pr): Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất
một đơn vị diện tích trong một vụ (một năm).

ra khỏi hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường sinh thái, hiệu quả kinh tế đề
cập đến vấn đề lợi nhuận, trên góc độ toàn xã hội thì đó là thu nhập quốc dân
đạt được trên đầu người, trên mỗi ngày công. Những chỉ tiêu này có thể

Pr = MI – L x P
L: Số lao động gia đình đã sử dụng cho một đơn vị diện tích trong một vụ
P: Giá thuê một ngày công lao động ở địa phương.

không cao nhưng biến được đất từ không sinh lợi thành sinh lợi, tăng khả
năng tạo công ăn việc làm có thu nhập, tăng được cơ sở hạ tầng cho nông
thôn, góp phần nâng cao dân trí, thay đổi thói quen canh tác lạc hậu, biến môi


Các chỉ tiêu hiệu quả hay dùng:

trường đang suy thoái thành môi trường phục hồi, bền vững hơn sẽ có ý nghĩa

+ GO, VA, MI, Pr/ chi phí trung gian

cao về mặt xã hội.

+ GO, VA, MI, Pr/đơn vị nguồn lực

Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội gồm:

Trong đề tài chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu thứ hai để tính toán

- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

với lý do:

- Cung cấp lương thực thiết yếu cho nhân dân.

+ Hệ thống chỉ tiêu này được dùng rộng rãi trong ngành nông nghiệp
cũng như ngành kinh tế quốc dân khác. Đồng thời phù hợp với tình hình địa
phương nghiên cứu.

- Góp phần tích cực vào thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước

+ Mục tiêu sản xuất của các hộ tại địa bàn nghiên cứu hiện nay chưa
phải là lợi nhuận tối đa mà là giải quyết công ăn việc làm tại chỗ tạo thu nhập

như xoá đói giảm nghèo, bài trừ tệ nạn xã hội…

- Xây dựng môi trường sinh thái bền vững cho sản xuất và đời sống
sinh hoạt cộng đồng.

cho người lao động.
+ Việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu này đơn giản, dễ hiểu với người nông

- Phát huy lợi thế so sánh của vùng (Yên Dũng là huyện đứng thứ 2 của
tỉnh về sản xuất lúa)

dân, nên nó có tính thuyết phục và thực tiễn cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hoá.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




32

33

Chƣơng II

1.2.4.3. Các chỉ tiêu về cải tạo môi trường sinh thái
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng có tác dụng

rất lớn trong việc cải tạo đất. Sản xuất lúa bền vững, đảm bảo không gây ô

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN YÊN DŨNG,

nhiễm môi trường, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn, hiệu quả

TỈNH BẮC GIANG

sẽ tạo môi trường sinh thái, bền vững trong lành.

2.1. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƢỜNG VI MÔ VÀ VĨ MÔ ĐẾN NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Dũng là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bắc
Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ Bắc Giang khoảng 15 km. Diện tích đất tự
nhiên 21.444,12 ha. Yên Dũng là một huyện không lớn, so với Bắc Giang chỉ
chiếm 5,59% về diện tích và 10,32% về dân số (năm 2008), có 23 xã và 2 thị
trấn. Ranh giới hành chính của huyện: Phía Đông Bắc giáp huyện Lục Nam
và tỉnh Hải Dương; phía Bắc giáp huyện Lạng Giang và thành phố Bắc
Giang; phía Tây giáp huyện Việt Yên; phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh.
Trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 1A cũ và mới chạy qua cùng với
hệ thống giao thông thuỷ và đường sắt khá thuận lợi, là tiền đề cho sự phát
triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
* Địa hình: Địa hình của huyện đa dạng, dãy núi Nham Biền chạy qua
các xã Nội Hoàng, Yên Lư, Tiền Phong, Nham Sơn, Đồng Sơn, Tân Liễu,
Cảnh Thuỵ, Tiến Dũng và thị trấn Neo, có cao độ +20m đến +230m cắt ngang
qua địa bàn huyện. Phần lãnh thổ còn lại là địa hình bằng có độ dốc dưới 30,

cao độ phổ biến từ +2m đến +15m, chiếm 72,9% tổng diện tích tự nhiên. Tuỳ
theo độ cao tuyệt đối và tình hình úng ngập trong mùa mưa, chia vùng đồng
bằng của huyện thành 3 dạng địa hình khác nhau: Địa hình vàn cao là
2.516,69 ha; địa hình vàn là 6.702,59 ha; địa hình thấp là 4.912,14 ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




34

35

* Thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra khảo sát của viện quy hoạch và

2.1.1.4. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai

thiết kế nông nghiệp trên diện tích 18.856,89 ha, đất đai của huyện Yên Dũng

Yên Dũng có tổng diện tích đất tự nhiên là 21.444,12 ha (bảng 2.1),

được chia thành 5 nhóm đất với 12 loại đất chính sau: Nhóm đất phù sa diện

bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 1.261 m2/người. Quỹ đất

tích 13.996,87 ha, chiếm 65,47% diện tích tự nhiên; nhóm đất bạc màu diện


hiện đang sử dụng vào các mục đích khác nhau là 21.084,68 ha chiếm

tích 1.083,47 ha, chiếm 5,07% diện tích tự nhiên, với 1 loại đất chính là đất

98,32%, quỹ đất chưa sử dụng 359,44 ha chiếm 1,68% tổng diện tích tự

bạc màu trên phù sa cổ; nhóm đất đỏ vàng diện tích 3.497,49 ha, chiếm

nhiên. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện thì đất nông nghiệp chiếm

16,36% diện tích tự nhiên; nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ diện tích

62,61%, đất phi nông nghiệp chiếm 35,71%, đất chưa sử dụng chiếm 1,68%

100,68 ha, chiếm 0,47% diện tích tự nhiên; nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá diện

(Biểu đồ 2.1).

tích 178,38 ha, chiếm 0,82% diện tích tự nhiên.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất đai của huyện Yên Dũng năm 2009

2.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn
Năm 2009

* Điều kiện khí hậu, thời tiết: Yên Dũng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới
gió mùa. Khí hậu của huyện có những đặc trưng chủ yếu sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 24,1oC, nhiệt độ trung bình
tháng cao nhất 29,3

17,6

oC

oC

vào tháng 6, 7, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất

vào tháng 1. Biên độ nhiệt tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 11,7 oC.

Đất phi
nông
nghiệp;
35,71 %

Đất chưa
sử dụng;
1,68 %
Đất nông
nghiệp;
62,61 %

Tổng tích ôn trong năm 8.500-9.000oC.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1.326,1mm, những năm cao
có thể đạt tới 1.684,5mm. Trong năm có khoảng 134,4 ngày mưa nhưng phân
bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 3 đến
tháng 11, tập trung nhiều vào các tháng 6 - 7; các tháng có lượng mưa ít nhất

Đất phi nông nghiệp


Đất chưa sử dụng

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng

là tháng 1, 2, 12.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình 80,8%, thấp nhất 74% vào tháng
12, cao nhất 88% vào tháng 8.
* Hệ thống sông ngòi: Yên Dũng có 3 con sông lớn chảy qua, sông Cầu
dài 25 km, sông Thương dài 34 km, sông Lục Nam dài 6,7 km. Đây là nguồn
cung cấp nước dồi dào và phong phú cho sinh hoạt và sản xuất. Nó có ý nghĩa
lớn cả về sản xuất và giao thông thuỷ, tuy nhiên nó cũng là nguy cơ đe doạ lũ
lụt hàng năm vào mùa mưa bão đối với huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đất nông nghiệp



Yên Dũng hiện có 13.426,09 ha diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất
này có quy mô phân bổ không đều cho các vùng và tiểu vùng. Đất sản xuất
nông nghiệp có diện tích 10.450,12 ha, trong đó: Đất trồng cây hàng năm là
10.119,24 ha, được chia thành 3 nhóm là đất trồng lúa 9.888,61 ha, đất cỏ
dùng vào chăn nuôi 23,41 ha, đất trồng cây hàng năm khác 207,22 ha; đất
trồng cây lâu năm có diện tích là 330,88 ha, gồm đất trồng cây ăn quả, đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




37

trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. Tổng diện tích
đất lâm nghiệp của huyện là 2.132,95 ha, chiếm 15,89% tổng diện tích đất
nông nghiệp, chủ yếu là rừng trồng, trong đó rừng sản xuất có diện tích
1.610,7 ha, đất có rừng phòng hộ là 522,25 ha. Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản của huyện có diện tích 827,43 ha chiếm 6,16% diện tích đất nông nghiệp,
chuyên nuôi thả cá nước ngọt. Diện tích đất ở nông thôn là 2.095,46 chiếm
9,77% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đang sử dụng vào mục đích

36

chuyên dùng của huyện là 3.624,68 ha. Huyện có 43,16 ha đất tôn giáo tín

Bảng 2.1: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của huyện Yên Dũng năm 2007 - 2009
Chỉ tiêu

2007

2008

ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha

ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha
ha

21.377,68
13.257,28
10.354,37
10.025,79
9.800,75
41,36
183,68
328,58
2.138,53
764,38

Cơ cấu
(%)
100,00
62,01
78,10
96,83
97,76
0,41
1,83
3,17

16,13
5,77

7.695,91
1.968,67
3.740,67
43,72
190,22
1.750,34
2,29
424,49

36,00
25,58
48,61
0,57
2,47
22,74
0,03
1,99

ha/ng
ha/hộ
ha/LĐ

0,08
0,39
0,13

Số lƣợng


Số lƣợng
21.397,93
13.210,63
10.285,31
9.958,03
9.735,70
38,36
183,97
327,28
2.146,98
763,32
15,02
7.802,53
1.970,14
3.801,55
43,34
187,73
1.799,20
0,57
384,77
0,08
0,39
0,13

2009
Cơ cấu
(%)
100,00
61,74

77,86
96,82
97,77
0,39
1,85
3,18
16,25
5,78
0,11
36,46
25,25
48,72
0,56
2,41
23,06
0,01
1,80

Số lƣợng
21.444,12
13.426,09
10.450,12
10.119,24
9.888,61
23,41
207,22
330,88
2.132,95
827,43
15,59

7.658,59
2.095,46
3.624,68
43,16
183,34
1.710,97
0,98
359,44

Cơ cấu
(%)
100,00
62,61
77,83
96,83
97,72
0,23
2,05
3,17
15,89
6,16
0,12
35,71
27,36
47,33
0,56
2,39
22,34
0,01
1,68


0,09
0,40
0,14

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2008/
2007
100,09
99,65
99,33
99,32
99,34
92,75
100,16
99,60
100,40
99,86
101,39
100,07
101,63
99,13
98,69
102,79
24,89
90,64
101,14
99,83

100,67

So sánh (%)
2009/
BQ
2008
2007-2009
100,22
100,31
101,63
101,27
101,60
100,92
101,62
100,93
101,57
100,90
61,03
56,60
112,64
112,82
101,10
100,70
99,35
99,74
108,40
108,25
103,79
98,16
99,52

106,36
106,44
95,35
96,90
99,58
98,72
97,66
96,38
95,10
97,75
171,93
42,79
93,42
84,68
102,74
102,43
103,35

103,91
102,25
104,04

ngưỡng, loại đất này chủ yếu được sử dụng vào mục đích đình, chùa, nhà
thờ,...; 183,34 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa chiếm, được phân bổ ở tất cả các
xã, thị trấn; 1.710,97 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng. Yên Dũng
hiện còn 359,44 ha diện tích đất chưa sử dụng, trong đó: Diện tích đất bằng
chưa sử dụng là 277,32 ha, chủ yếu là đất bãi bồi ven sông; diện tích đất đồi
36

Tổng diện tích đất tự nhiên

I. Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
a. Đất trồng cây hàng năm
- Đất trồng lúa
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
- Đất trồng cây hàng năm khác
b. Đất trồng cây lâu năm
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thuỷ sản
4. Đất nông nghiệp khác
II. Đất phi nông nghiệp
1. Đất ở
2. Đất chuyên dùng
3. Đất tôn giáo tín ngưỡng
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
5. Đất sông suối và mặt nước
6. Đất phi nông nghiệp khác
III. Đất chƣa sử dụng
IV. Một số chỉ tiêu
- DT đất NL,TS BQ/khẩu NL,TS
- DT đất NL,TS BQ/hộ NL,TS
- DT đất NL,TS BQ/LĐ NL,TS

Đơn vị
tính

núi chưa sử dụng 82,12 ha là diện tích các quả đồi ở vùng bán sơn địa rất khó
cải tạo để đưa vào sử dụng. Việc khai thác tối đa đất chưa sử dụng vào mục
đích khác là một nhiệm vụ quan trọng của huyện trong những năm tới, đòi hỏi
các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề cải tạo đất.

Nhìn chung, trong những năm qua huyện Yên Dũng đã có rất nhiều cố
gắng trong việc quản lý quỹ đất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao
nguồn tài nguyên này, tuy nhiên huyện vẫn còn 359,44 ha đất chưa sử dụng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội



2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Năm 2009 Yên Dũng có 41.773 hộ với 169.948 người (bảng 2.2), trong
đó nam chiếm 49,54% nữ là 50,46%, mật độ trung bình 793 người/km2, mật
độ dân số cao nhất huyện là xã Tân Mỹ 1.458 người/km2, xã Tân Tiến 1.187
người/km2. Nơi có mật độ dân số thấp nhất là xã Thắng Cương 442
người/km2, Trí Yên 420 người/km2. Dân số của huyện được phân bố trên các
địa hình khác nhau và không đều giữa các xã, xã Yên Lư tập trung đến 8,11%,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




39
trong khi đó xã Thắng Cương chỉ có 2,94%. Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao
93,1% và chủ yếu làm nghề nông. Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực
cho phát triển kinh tế vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã
hội, đồng thời cũng là thách thức của huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu lao
động trong quá trình chuyển sang giai đoạn tăng cường hiệu quả sản xuất và
cải thiện năng suất lao động.
Tổng nhân khẩu của huyện năm 2009 là 169.948 người, tốc độ tăng
38

bình quân năm 2007 - 2009 là 0,82%. Số nhân khẩu nông lâm nghiệp, thuỷ

sản 154.313 người chiếm 90,8%, giảm bình quân năm 2007 - 2009 là 1,28%.

Bảng 2.2: Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện Yên Dũng năm 2007 - 2009
Chỉ tiêu

ngƣời
người
người
hộ
hộ
hộ
lao động
lao động
lao động
lao động
lao động
lao động
lao động
người/hộ
LĐ/hộ
LĐ/hộ
%
Ng/km2

4,64
3,05
2,98
1,016
782


2008
Số lƣợng
168.098
155.995
12.103
40.789
34.059
6.730
123.912
101.002
22.910
123.912
100.740
15.861
7.311
4,58
3,04
2,96
1,015
786

2009
Cơ cấu
(%)
100,00
92,80
7,20
100,00
83,50
16,50

100,00
81,51
18,49
100,00
81,30
12,80
5,90

Số lƣợng
169.948
154.313
15.635
41.773
33.794
7.979
125.877
102.657
23.220
125.877
99.065
17.497
9.315

Cơ cấu
(%)
100,00
90,80
9,20
100,00
80,90

19,10
100,00
81,55
18,45
100,00
78,70
13,90
7,40

4,57
3,01
2,93
1,026
793

Nguồn: Phòng Lao động thương binh và Xã hội huyện Yên Dũng

2008/
2007
100,54
98,53
136,59
102,33
99,82
117,25
101,79
101,84
101,56
101,79
98,99

110,41
130,55
98,70
99,47
99,16
99,90
100,45

So sánh (%)
2009/
BQ
2008 2007-2009
101,10
100,82
98,92
98,72
129,18
132,83
102,41
102,37
99,22
99,52
118,55
117,90
101,59
101,69
101,64
101,74
101,35
101,45

101,59
101,69
98,34
98,66
110,32
110,36
127,41
128,97
99,70
99,19
99,11
101,08
100,88

99,20
99,33
99,14
100,49
100,67

Huyện có 41.773 hộ, trong đó có 33.794 hộ nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm
80,9%. Yên Dũng là một huyện thuần nông, dân số tập trung chủ yếu sản xuất
nông lâm nghiệp, thuỷ sản, song cơ cấu hộ nông lâm nghiệp, thuỷ sản trong
tổng số hộ toàn huyện có xu hướng giảm dần, đến năm 2009 chỉ còn chiếm
80,9%, bình quân năm 2007 - 2009 giảm 0,48 %.
38

I. Tổng số nhân khẩu
1. Nhân khẩu NLN-thuỷ sản
2. Nhân khẩu phi NLN-TS

II. Tổng số hộ
1. Hộ NLN-thuỷ sản
2. Hộ phi NLN-thuỷ sản
III. Tổng lao động quy
1. Lao động trong tuổi
2. Lao động ngoài tuổi
IV. Phân bổ lao động
1. Lao động NLN- thuỷ sản
2. Lao động CN – XD
3. Lao động TM - dịch vụ
V. Một số chỉ tiêu
1.BQ NK NLN, TS/hộ NLN, TS
2.BQ lao động /hộ
3.BQ LĐ NLN,TS /hộ NLN,TS
4. Tỷ lệ tăng dân số
5. Mật độ dân số

Đơn vị
tính

2007
Cơ cấu
Số lƣợng
(%)
167.190
100,00
158.329
94,70
8.861
5,30

39.860
100,00
34.120
85,60
5.740
14,40
121.737
100,00
99.178
81,47
22.559
18,53
121.737
100,00
101.772
83,60
14.365
11,80
5.600
4,60

Tổng lao động của huyện năm 2009 là 125.877 người, bình quân năm 2007 2009 tăng 1,69%. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có chiều
hướng giảm, còn lao động công nghiệp, TTCN, XDCB và ngành thương mại
dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm. Số lao động hàng năm của
huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh,
song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN, mở rộng
ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện
- Giao thông: Nhìn chung mạng lưới giao thông huyện Yên Dũng đã
đảm bảo nhu cầu cơ bản cho việc đi lại, phát triển kinh tế nông thôn. Toàn
huyện có 1.035,3 km đường bộ trong đó có 9,2 km đường quốc lộ, 43,5 km
đường tỉnh lộ và 982,6 km đường giao thông nông thôn. Hiện nay, đường
giao thông do huyện quản lý có 17 tuyến với tổng chiều dài là 76,5 km, đường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×