Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP: Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, trong văn phòng doanh nghiệp cũng là một trong những phương pháp lãnh đạo điều hành hoạt động của Tập đoàn FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.01 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHỊNG

BÀI TIỂU LUẬN
MƠN: QUẢN TRỊ VĂN PHỊNG DOANH NGHIỆP
Đề tài: Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, trong văn phịng doanh
nghiệp cũng là một trong những phương pháp lãnh đạo điều hành hoạt động
của Tập đoàn FPT

Giảng viên

: Nguyễn Hữu Danh

Sinh viên thực hiện

: Phan Thị Hồng Hạnh

Lớp

: ĐH Quản trị văn phòng K1A

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.............................2
1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp..................................................2
1.1.1. Các khái niệm cơ bản...................................................................................2
1.1.1.1. Văn hóa.....................................................................................................2
1.1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp...............................................................................3


1.1.2. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp............................................................4
1.1.2.1. Mang đặc điểm chung của văn hóa...........................................................4
1.1.2.2. Đặc điềm riêng..........................................................................................6
1.1.3. Sự cẩn thiết phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp.......................................7
1.1.3.1. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp.............................................................7
1.1.3.2. Địi hỏi khách quan của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.................8
1.2. Các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp.................................................9
1.2.1. Triết lý kinh doanh.....................................................................................10
1.2.1.1. Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp..................................................10
1.2.1.2 Nội dung cơ bản của triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp..................10
1.2.1.3 Vai trò của triết lý kinh doanh..................................................................11
1.2.2. Đạo đức kinh doanh...................................................................................12
1.2.2.1 Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp......12
1.2.2.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh................................................................12
1.2.3. Văn hóa doanh nhân...................................................................................12
1.2.3.1. Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân...........................................12


1.2.3.2 Vai trị của văn hóa doanh nhân...............................................................13
1.2.4. Các hình thức văn hóa khác.......................................................................13
1.2.4.1. Một số hình thức thề hiện khác của văn hóa doanh nghiệp....................13
1.2.4.2. Vai trị của các hình thức văn hóa khác...................................................15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI
TẬP ĐỒN FPT........................................................................................................16
2.1. Giới thiệu chung về tập đồn FPT.................................................................16
2.1.1. Các mốc lịch sử chính của FPT..................................................................16
2.1.2. Các yếu tố nguồn lực FPT..........................................................................17
2.1.2.1.Về kinh doanh..........................................................................................17
2.1.2.2. Về nhân sự...............................................................................................18
2.1.2.3. Về cơ cấu tố chức....................................................................................18

2.1.2.4. Về các lĩnh vực hoạt động chính của FPT...............................................18
2.1.2.5. Giải thưởng đã đạt được..........................................................................19
2.1.2.6. Khách hàng..............................................................................................19
2.2. Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn FPT......................20
2.2.1. Các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại tập đồn FPT.................20
2.2.1.1. Triết lý kinh doanh..................................................................................20
2.2.1.2. Đạo đức kinh doanh................................................................................23
2.2.1.3. Văn hóa doanh nhân................................................................................26
2.2.1.4. Các hình thức văn hóa khác....................................................................29
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO XÂY
DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.....................................................................32


3.1.Nhận xét, đánh giá..........................................................................................32
3.1.1. Thành tựu...................................................................................................32
3.1.2. Hạn chế.......................................................................................................33
3.2.Đề xuất những giải pháp để nâng cao xây dựng văn hóa doanh nghiệp........35
KẾT LUẬN.................................................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................38


LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế tồn cầu hóa khởi đầu từ cuối thế kỷ XIX đã khiến các quốc gia trên thế
giới xích lại gần nhau hơn trong bối cảnh sự giao lưu kinh tế giữa các nước, các khu
vực cũng ngày trở nên mạnh mẽ. Điều này dẫn đến các yếu tố văn hóa cũng đa dạng,
phong phú và quản lý doanh nghiệp cũng vì thế trở nên phức tạp hơn. Kinh nghiệm
thực tế của nhiều nước trên thế giới cho thấy chỉ có con đường phát triển kinh tế gắn
liền với phát triển văn hóa mới đảm bảo sự bền vững cho mỗi quốc gia. Cụm từ “văn
hóa doanh nhân” “ văn hóa doanh nghiệp” cũng bắt đầu khơng còn xa lạ với những
người kinh doanh và cả những người quan tâm đến kinh tế nói chung. Bên cạnh vốn,

chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp đã làm nên sự khác
biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, văn hóa doanh nghiệp
có vai trị rất quan trọng, nó là chất kết dính giữa chủ doanh nghiệp với nhân viên, đối
tác, khách hàng …giúp doanh nghiệp phát triển ổn định.
Trong bối cảnh đất nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp
càng cần càng cần tạo cho mình một sắc thái văn hóa riêng biệt bởi đây là thời điểm
đem đến nhiều cơ hội song cũng tiềm ẩn khơng ít thách thức. Một trong những thách
thức đặt ra với các doanh nghiệp là phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối
thủ trong và ngồi nước, do vậy nếu doanh nghiệp khơng có nền tảng văn hóa vững
chắc sẽ khơng thể phát huy hết nội lực của bản thân và đứng vững trên thị trường.
Những năm gần đây, do nhận thức được tầm quan trọng đó của văn hóa doanh nghiệp
trong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu quan tâm đến việc
xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Và một trong số những doanh nghiệp đi đầu trong
xây dựng văn hóa doanh nghiệp chính là cơng ty đầu tư phát triển công nghệ FPT.
Với gần 20 năm hoạt động và phát triển, FPT đã vươn lên thành tập đoàn,
chứng tỏ mình là một doanh nghiệp năng động, khơng ngừng phát triển và đóng góp
to lớn cho xã hội. Các hoạt động văn hóa, tinh thần là một phần của sự thành cơng đó.
FPT tự hào là một trong số ít doanh nghiệp có nền văn hóa riêng, đặc sắc và khơng
thể trộn lẫn. Có thể nói FPT đã đạt được thành cơng và xứng đáng điển hình trong xây
dựng văn hóa doanh nghiệp để các doanh nghiệp khác học tập và noi theo. Bởi vậy,
nghiên cứu việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, trong văn phịng doanh nghiệp cũng
là một trong những phương pháp lãnh đạo điều hành hoạt động của văn phịng. Do đó
em đã chọn đề tài là “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại văn phịng tập đoàn FPT
cũng là một trong những phương pháp lãnh đạo điều hành hoạt động của văn phòng
doanh nghiệp” làm bài tiểu luận của mình.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Văn hóa
Trong đời sống xã hội hiện nay, từ “văn hóa” được sử dụng trong rất nhiều ngữ
cảnh khác nhau. Bản thân từ văn hóa cũng trở nên đa nghĩa. Đã có khơng biết bao
nhiêu cách định nghĩa về văn hóa, mỗi định nghĩa đều phản ánh cách nhìn nhận và
đánh giá khác nhau về các hoạt động của loài người.
Theo cách hiểu truyền thống mọi người đều thừa nhận rằng: văn hóa là phương
thức tồn tại đặc hữu của loài người, khác về cơ bản với tổ chức đời sống các quần thể
sinh vật trên trái đất. Văn hóa do con người tạo ra chứ khơng phải là cái bẩm sinh do
di truyền sinh học. Tuy nhiên, theo quan điểm hệ thống, một kết quả hoạt động của
con người muốn được coi là văn hóa phải thỏa mãn các đặc điểm sau: Thứ nhất,
những kết quả đó phải có giá tri, ta gọi là các giá trị. Thứ hai, các giá trị đó được con
người sáng tạo nhưng phải trong một quá trình lịch sử liên tục. Thứ ba, các giá trị phải
lập thành một hệ thốngchặt chẽ.
Để có cái nhìn tồn diện hơn, chúng ta có thể tham khảo một số định nghĩa nổi
tiếng về văn hóa dưới đây:
Theo E. Heriot: “Văn hóa là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái
vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả.”
Theo Hồ Chí Minh: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà lồi người sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu
của đời sống và địi hỏi của sinh tổn.”
Theo nguyên tổng giám đốc UNESCO, Federico Mayor, đưa ra nhân dịp phát
động “Thập kỷ thế giới phất triển văn hóa” 1988 - 1997: “Văn hóa là tổng thể sống
động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại.Qua các thế kỷ hoạt động
sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị
hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.”
Như vậy, quan niệm về văn hóa rất rộng, trong đó những giá trị vật chất, tinh
thần được sử dụng làm nền tảng, định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn, hành động
của một dân tộc nói chung và của mỗi cá nhân nói riêng trong mối quan hệ với tự

nhiên, mơi trường. Nói tới văn hóa là nói tới những dặc trưng riêng chỉ có ở lồi
người, nói tới việc phát huy năng lực và bản chất của loài người, nhằm hướng con
người vươn tới chân - thiện - mỹ. Từ ý nghĩa đó, chúng ta có thể rút ra khái niệm
2


chung về văn hóa như sau: “Văn hóa là tồn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà
loài người tạo ra trong q trình lịch sử.”
1.1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều hơn các doanh nghiệp mới
xuất hiện. Trong số các doanh nghiệp đó có rất nhiều doanh nghiệp thành cơng nhưng
cũng khơng ít các doanh nghiệp gặp thất bại. Liệu chúng ta có cách nào để dự báo
tương lai của các doanh nghiệp? Chúng ta có thể nào phán đốn được rằng doanh
nghiệp nào sẽ phát triển bền vững và doanh nghiệp nào sẽ phá sản trong vòng 5-10
năm tới? Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng một doanh nghiệp bao gồm rất nhiều yếu
tố, từ cơ sở vật chất kỹ thuật, cách thức quản lý tài chính và nhân viên, nghệ thuật
lãnh đạo và điều hành, đến cách thức tổ chức nơi làm việc, điều kiện và các chế độ an
toàn lao động, các tổ chức xã hội trong doanh nghiệp... Có thể coi mỗi doanh nghiệp
là một xã hội thu nhỏ. Nếu xã hội lớn có nền văn hóa lớn thì xã hội thu nhỏ cũng cần
xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt cho phù hợp mói có thể phát triển bền
vững. Xuất phát từ thực tế đó, đầu thập kỷ 90 người ta bắt đầu đi sâu nghiên cứu về
tác động của văn hóa tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cũng giống như
“văn hóa”, “văn hóa doanh nghiệp” có rất nhiều định nghĩa khác nhau và cho đến nay
vẫn chưa có định nghĩa chuẩn nào dược chính thức cơng nhận. Dưới đây là một số
định nghĩa vãn hóa doanh nghiệp thường được sử dụng:
Theo Georges de saite marie, chuyên gia người Pháp về các doanh nghiệp vừa
và nhỏ: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại,
nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu
xa của doanh nghiệp.”
Một định nghĩa khác của Akihiko Urata, chuyên viên kinh tế công ty TNHH

dịch vụ phát triển Nhật Bản cho rằng: “Văn hóa doanh nghiệp có thể được hiểu như
nét đặc trưng của giá trị văn hóa, hành vi ứng xử dựa trên một mục tiêu nào đó mà các
thành viên cùng chia sẻ và giữ gìn. Nó có thể được coi như những tiêu chuẩn và cách
ứng xử phổ biến của doanh nghiệp đó.”
Tuy nhiên, định nghĩa văn hóa doanh nghiệp dược chấp nhận và phổ biến rộng
rãi nhất là định nghĩa của Edgar Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức: “Văn hóa
doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh
nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với
môi trường xung quanh.
Các quan niệm trên đều đề cập tới các nhân tố tinh thần của văn hóa doanh
nghiệp như: nghi thức, huyền thoại, quan điểm triết học, đạo đức, quan niệm chung...
3


Nhưng chưa đề cập tới nhân tố vật chất - một nhân tố hết sức quan trọng trong văn
hóa doanh nghiệp. Do vậy, trong cuốn sách “Bài giảng văn hóa kinh doanh”, PGS.TS
Dương Thi Liễu đã đưa ra một định nghĩa khái quát về văn hóa doanh nghiệp như
sau:
“Văn hóa doanh nghiệp là tồn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp
chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc
kinh doanh của doanh nghiệp đó.”
Văn hóa doanh nghiệp được cấu thành từ 4 nhân tố: Triết lý kinh doanh, đạo
đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân và các hình thức văn hóa khác. Dưới đây là các
định nghĩa về 4 nhân tố này cũng được PGS.TS Dương Thị Liễu rút ra và trình bày
trong cuốn “Bài giảng văn hóa kinh doanh”:
Triết lý kinh doanh
“Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh
thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh
doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh.”
Đạo đức kinh doanh

“Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, huống dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.”
Văn hóa doanh nhân
“Văn hóa doanh nhân là tồn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn
lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh của mình.”
Các hình thức văn hóa khác
“Các hình thức văn hóa khác bao gồm nhũng giá trị của văn hóa kinh doanh
được thể hiện bằng tất cả nhũng giá trị trực quan hay phi trực quan điển hình.”
1.1.2. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp
1.1.2.1. Mang đặc điểm chung của văn hóa
Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của văn hóa, do đó văn hóa doanh
nghiệp mang những đặc trưng của văn hóa nói chung. Văn hóa có những nét đặc
trưng tiêu biểu sau:
Trước hết, văn hóa là sản phẩm của hoạt động lao động, sáng tạo của lồi
người, nó mang tính cộng động. Kể từ người vượn - tổ tiên của loài người xuất hiện,
phải mất hàng triệu năm, người vượn mới có thể tiến hóa thành người trí tuệ. Đánh
dấu bước phát triển này là việc con người chế tạo ra cơng cụ lao động. Văn hóa, văn
minh cũng ra đời từ đó - khoảng thời gian cuối thời Đồ đá cũ, đầu thời Đồ đá mới.
Như vậy, văn hóa gắn liền với hoạt động lao động sáng tạo của loài người. Tuy nhiên,
4


văn hóa khơng thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải có sự tác động qua lại, củng
cố của mọi thành viên trong xã hội. Văn hóa là sự quy ước chung cho các thành viên
trong cộng đồng mà mọi người đều tuân theo một cách tự nhiên, khơng cần phải ép
buộc. Nếu một người nào đó làm khác đi sẽ bị cả cộng đồng lên án.
Thứ hai, văn hóa mang tính dân tộc. Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của loài
nguời. Nhưng loài người chưa phát triển đến mức các giá trị văn hóa của tất cả các địa
phương, khu vực có điều kiện giao thoa thành một nền văn hóa chung của nhân loại.
Do vậy, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng có nền văn hóa riêng mang bản sắc của dân tộc

mình. Sự khác nhau giữa những nền văn hóa đó xuất phát từ chênh lệch về trình độ
sản xuất, khác biệt về điều kiện tự nhiên, xã hội... giữa các quốc gia.
Văn hóa cũng mang tính tập qn vì văn hóa quy định những hành vi có thể
hoặc khơng thể chấp nhận trong một xã hội cụ thể. Văn hóa được sự chia sẻ chung
của các thành viên trong cùng một cộng đồng. Chính sự thừa nhận đó nhiều khi khiến
một số tập quán tồn tại từ đời này sang đời khác cho dù nó phản khoa học hay đạo
đức. Có thể thấy rõ điều này qua việc tại một số địa phương ở Trung Quốc người ta
vẫn duy trì tục lệ bó chân con gái hay ngay như tập quán "cà răng căng tai" của một
số dân tộc thiểu số Việt Nam.
Không những vậy, văn hóa cịn có tính kế thừa từ đời này sang đời khác và
không ngừng được bổ sung làm mới. Qua chiều dài lịch sử, các thế hệ nối tiếp nhau,
mỗi thế hệ lại tự cộng thêm những giá trị đặc trưng riêng của mình vào nền văn hóa
dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau. Thời gian qua đi, cái mới được thêm vào,
cái cũ có thể bị loại trừ, chính vì vậy văn hóa khơng bao giờ là một đối tượng tĩnh, nó
ln vận động và biến đổi. Nếu xem xét văn minh nhân loại nói chung, có thể thấy
văn hóa ln có tính kế thừa và thay đổi liên tục. Xét theo lịch đại, nhân loại đã chứng
kiến ba nền văn hóa: Văn hóa văn minh cổ đại; văn hóa văn minh Phục hưng và văn
hóa văn minh Hiện đại. Đồng thời, ở tầm vi mơ, văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia
cũng khơng ngừng biến đổi.
Văn hóa khơng chỉ kế thừa từ đời này sang đời khác, nó cịn phải do học mới
có. Con người ngồi vốn văn hóa có được từ nơi mình sinh ra lớn lên, có thể học hỏi
tiếp thu văn hóa từ những nơi khác, những nền văn hóa khác.Qua đây có thể khẳng
định văn hóa có thể học hỏi được.
Một đặc trưng nữa của văn hóa đó là văn hóa vừa có tính chủ quan vừa có tính
khách quan. Tính chủ quan của văn hóa thể hiện ở chỗ con người ở những nền văn
hóa khác nhau có cách đánh giá khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng. Văn hóa
thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc, những quá trình hình thành và phát
5



triển văn hóa lại khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi người. Đây chính là
tính khách quan của văn hóa.
1.1.2.2. Đặc điềm riêng
Q trình hình thành văn hóa doanh nghiệp là một q trình lâu dài và chịu sự
tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, ba yếu tố có ảnh hưỏng quyết định nhất là: văn
hóa dân tộc, nhà lãnh đạo doanh nghiệp và sự học hỏi từ mơi trường bên ngồi. Đây
cũng là những đặc điểm riêng của văn hóa doanh nghiệp so với văn hóa nói chung.
 Văn hóa doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của văn hóa dân tộc
Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng tất yếu đối với văn hóa doanh nghiệp, điều này
có thể giải thích được một cách rõ ràng. Trước hết, các cá nhân trong doanh nghiệp sẽ
mang theo những nhân cách gắn liền với một nền văn hóa dân tộc cụ thể. Khi các cá
nhân đó cùng nhau họp lại dưới mái nhà chung có tên "doanh nghiệp", cùng hoạt
động vì mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp, những nét nhân cách của cá nhân cũng
theo đó hình thành nên một phần nhân cách của doanh nghiệp. Do vậy, có thể khẳng
định rằng văn hóa doanh nghiệp chịu những tác động sâu sắc từ văn hóa dân tộc.
 Nhà lãnh đạo - người sáng tạo ra đặc thù văn hóa doanh nghiệp
Một đặc điểm riêng nữa của văn hóa doanh nghiệp đó là vai trị của nhà lãnh
đạo trong việc sáng tạo ra đặc thù văn hóa doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo đóng vai trị
hết sức quan trọng trong việc hình thành nên văn hóa doanh nghiệp bởi nhà lãnh đạo
không chỉ là người đưa ra những quyết định cơ bản trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, niềm tin, ngôn ngữ, nghi lễ,
huyền thoại... cho doanh nghiệp. Tính cách và hệ tư tưởng của nhà lãnh đạo sẽ phản
chiếu rõ nét lên văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thế hệ lãnh đạo khác nhau sẽ
cống hiến những giá trị khác nhau cho văn hóa doanh nghiệp. Có thể phân chia các
thế hệ lãnh đạo ra làm hai đối tượng: sáng lập viên và nhà lãnh đạo kế cận.
Trong đó, sáng lập viên là người quyết định việc hình thành hệ thống giá trị văn
hóa căn bản của doanh nghiệp. Khi mới thành lập doanh nghiệp, sáng lập viên cần xác
định môi trường hoạt động, mục tiêu, hướng đi, và tìm kiếm nhân viên tham gia vào
doanh nghiệp. Chính q trình đó hệ thống giá trị văn hóa căn bản được hình thành.
Có rất nhiều cơng ty nổi tiếng trên thế giới mà khi nhắc tới sự thành công của chúng

người ta nghĩ ngay đến tên tuổi của người sáng lập như: Sony với Akio Mon ta,
Microsoft với Bin Gates...
Khi doanh nghiệp trải qua giai đoạn khó khăn ban đầu, sẽ bước tiếp vào những
giai đoạn mới. Cùng với thời gian, vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp sẽ dần thay đổi,
sẽ có những nhà lãnh đạo mới xuất hiện với nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức,
6


đường lối, chiến lược... điều này dẫn đến sự thay đổi cơ bản trong văn hóa doanh
nghiệp.
 Những giá trị văn hóa học hỏi được
Những giá trị văn hóa học hỏi được là những giá trị văn hóa phần lớn do tập thể
nhân viên doanh nghiệp tạo dựng, ít có sự góp mặt của nhà lãnh đạo, được hình thành
vơ thức hoặc có ý thức và ảnh huởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của doanh
nghiệp. Dưới đây là một số hình thức phổ biến của những giá trị văn hóa học hỏi
được.
Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: là những kinh nghiệm về giao
dịch với khách hàng, phục vụ yêu cầu của khách, ứng phó với thay đổi... được đúc
kết, phổ biến trong toàn đơn vị và tiếp tục truyền lại cho các thế hệ nhân viên mới.
Những giá trị được học hỏi từ các doanh nghiệp khác: là kết quả của quá trình
nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, hay từ việc giao lưu, trao đổi, đào tạo nhân
viên tại các doanh nghiệp khác...
Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong q trình giao lưu với nền văn hóa
khác: rất phổ biến đối với các công ty đa và xuyên quốc gia, các doanh nghiệp gửi
nhân viên tham dự những khóa đào tạo tại nước ngồi hay có đối tác là nguời nước
ngồi.
Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đem lại: những nét văn hóa này
thường được hình thành và tiếp nhận qua một thời gian dài, một cách có ý thức hoặc
vô thức.
Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội: bao gồm: xu hướng sử dụng điện thoại

di động, xu hướng thắt cà vạt khi đến nơi làm việc, học ngoại ngữ, tin học...
Tất cả những hình thức văn hóa kể trên đều có tác động khơng nhỏ đến việc
hình thành văn hóa trong doanh nghiệp.
1.1.3. Sự cẩn thiết phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp
1.1.3.1. Vai trị của văn hóa doanh nghiệp
Trước hết, văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất, đồng tâm của mọi thành
viên trong doanh nghiệp bằng một hệ thống các giá trị - chuẩn mực chung, từ đó tạo
nên nội lực cho doanh nghiệp. Tính thống nhất, đồng nhất của doanh nghiệp chỉ có
được khi mọi thành viên của nó - những cá nhân độc lập mang những đặc điểm và
nhân cách khác nhau - đều tự giác chấp nhận một bảng thang bậc các giá trị chung.
Với chức năng định hướng hoạt động một cách tự giác và rộng khắp, văn hóa doanh
nghiệp có thể khiến các thành viên đi đúng hướng, hoạt động hiệu quả mà khơng cần
có q nhiều quy chế và mệnh lệnh chi tiết, thường nhật từ cấp trên ban xuống.
7


Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp là bản sắc của doanh nghiệp, là đặc tính để phân
biệt doanh nghiệp với doanh nghiệp khác. Do văn hóa doanh nghiệp được hình thành
và phát triển qua một thời gian dài, các yếu tố của văn hóa doanh nghiệp sẽ được tạo
lập, thử thách để rồi tồn tại như một hệ thống, tạo ra lối hoạt động, kinh doanh của
chính nó. Các doanh nghiệp khác nhau, với những đặc thù về ngành nghề, quy mơ,
phương pháp đường lối quản trị, chính sách đãi ngộ, hoạt động văn hóa ngồi sản
xuất... khác nhau sẽ hình thành nên nền văn hóa doanh nghiệp khác nhau.
Khơng những thế, văn hóa doanh nghiệp cịn có tính "di truyền", chính nhờ đặc
tính này mà bản sắc của doanh nghiệp được bảo tồn qua nhiều thế hệ thành viên, nâng
cao sức cạnh tranh, tạo ra khả năng phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Một trong những vai trò hết sức quan trọng nữa của văn hóa doanh nghiệp đó là
văn hóa doanh nghiệp mạnh là một yếu tố góp phần tạo nên khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp, được biểu hiện rõ rệt thông qua những vấn đề như: Văn hóa doanh
nghiệp là chất kết dính các thành viên doanh nghiệp với nhau, tạo bầu khơng khí làm

việc thân thiện, chan hòa, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau,
cũng như tác phong làm việc khẩn trương, chuyên nghiệp. Đây chính là tác nhân tạo
sức mạnh cộng đồng, tạo nên trí tuệ tập thể từ các trí tuệ cá nhân, nâng cao nội lực
của doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp cũng góp phần nâng cao đạo đức kinh
doanh. Trong thời đại hiện nay, bên cạnh chất lượng và giá cả sản phẩm, thì đạo đức
kinh doanh - uy tín mà doanh nghiệp tạo ra do sự tôn trọng khách hàng, biết quý
trọng thời gian tiền bạc, sức khỏe của họ như chính của mình, cũng như quan tâm đến
các giá trị lợi ích chung của cộng đồng xã hội - cũng là một tác nhân quan trọng để
doanh nghiệp giành được khách hàng trong kinh doanh.
Ngồi ra, mơi trường văn hóa doanh nghiệp quan tâm đến nguồn nhân lực,
chăm lo đến khả năng phát triển của từng cá nhân cũng sẽ là động lực để các cá nhân
này cố gắng, đem lại các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đồng thời tạo
dựng hình ảnh doanh nghiệp thơng qua chính hoạt động và đối xử của mình với khách
hàng.
Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp có vai trị quan trọng khơng chỉ trong việc tạo
nên sức mạnh tập thể to lớn, mà còn là nguồn động lực chính để doanh nghiệp phát
triển sản xuất kinh doanh, thành công trên trên thương trường, xây dựng hình ảnh của
mình, tạo sự phát triển bền vững và lâu dài trong tương lai.
1.1.3.2. Đòi hỏi khách quan của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một văn hóa riêng trước hết là để
đáp ứng những đòi hỏi khách quan của việc tạo lập thị trường văn minh. Việt Nam đã
8


trải qua giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường, những yếu tố ngẫu nhiên của bước giao thời đã qua
đi. Mục tiêu mà toàn Đảng, toàn dân ta hướng tới là xây dựng một nền kinh tế thị
trường văn minh, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới và đáp ứng
được những yêu cầu mới của thời đại. Trong bối cảnh đó, quan điểm kinh doanh ngắn
hạn, gắn với những biện pháp kinh doanh nhất thời khơng cịn chỗ đứng, thay vào đó

là yêu cầu khách quan của việc xây dựng một hệ thống quan điểm kinh doanh có tính
chiến lược, dài hạn với nền tảng văn hóa sâu xa. Do đó, doanh nghiệp phải xây dựng
cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cịn xuất phát từ sự đòi hỏi khách quan của
việc bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, tất cả mọi người
phải thỏa mãn nhu cầu của mình thông qua việc mua và tiêu dùng các loại sản phẩm
(hàng hóa và dịch vụ) của các doanh nghiệp, về phía doanh nghiệp phải lấy mục tiêu
thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng làm trọng, coi đó là đích hướng tới cho hoạt động
của doanh nghiệp mình. Người tiêu dùng khi mua sản phẩm phải có quyền lợi riêng
của mình và quyền lợi đó phải được bảo vệ bằng hệ thống pháp luật và lương tâm,
đạo đức của các nhà doanh nghiệp (điểm này gắn liền với văn hóa doanh nghiệp). Xây
dựng văn hóa cho doanh nhân, doanh nghiệp đồng nghĩa với việc hình thành những
suy nghĩ, quan niệm vì lợi ích người tiêu dùng từ phía nhà sản xuất. Đây là điều còn
quan trọng và hiệu quả hơn cả những chế tài mà luật pháp đưa ra để bảo vệ quyền lợi
của người tiêu dùng.
Cuối cùng, yêu cầu khách quan của quá trình nền kinh tế nước ta hội nhập vào
nền kinh tế thế giới và khu vực cũng là một nhân tố tích cực thúc đẩy việc xây dựng
văn hóa doanh nghiệp. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập cùng khu
vực và thế giới. Q trình đó đem đến nhiều cơ hội và cũng khơng ít thách thức, địi
hỏi mỗi doanh nghiệp cần nhanh nhạy nắm bắt và thích nghi mới có thể tồn tại được.
Để “hịa nhập nhưng khơng hịa tan”, doanh nghiệp phải thể hiện được bản sắc văn
hóa của mình đồng thời học hỏi, thích ứng với các nền văn hóa khác.
1.2. Các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Để xây dựng hệ thống văn hóa doanh nghiệp hồn chỉnh cho mình, trước hết
các doanh nghiệp cần lựa chọn và vận dụng các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa xã
hội... vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Đồng
thời, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp cũng tạo ra các giá trị của riêng
mình. Giá trị văn hóa xã hội đã được chọn lọc hòa quyện cùng các giá trị văn hóa đã
được tạo ra trong kinh doanh thành một hệ thống văn hóa doanh nghiệp vói 4 nhân tố
9



cấu thành là: triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân và các hình
thức văn hóa khác trong doanh nghiệp.
1.2.1. Triết lý kinh doanh
1.2.1.1. Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp
Căn cứ vào quy mô của các chủ thể kinh doanh - quy mô tổ chức người - có thể
chia các triết lý kinh doanh làm ba loại cơ bản:
(1) Triết lý áp dụng cho các cá nhân kinh doanh
(2) Triết lý cho các tổ chức kinh doanh, chủ yếu là triết lý về quản lý của doanh
nghiệp
(3) Triết lý vừa có thể áp dụng cho các cá nhân lại vừa có thể áp dụng cho các
tổ chức kinh doanh.
Theo cách phân loại trên, triết lý kinh doanh của các cá nhân (loại 1) chính là
triết lý dược rút ra từ những kinh nghiệm, bài học thành cơng và thất bại trong q
trình kinh doanh của một cá nhân.
Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp (nói gọn hơn là triết lý doanh nghiệp,
triết lý công ty) bao gồm những triết lý áp dụng cho các tổ chức kinh doanh (loại 2)
và những triết lý vừa có thể áp dụng cho các cá nhân lại vừa có thể áp dụng cho các tổ
chức kinh doanh (loại 3). Nói cách khác, triết lý doanh nghiệp là triết lý kinh doanh
chung của tất cả các thành viên của một doanh nghiệp cụ thể.
1.2.1.2 Nội dung cơ bản của triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp
Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau
có thể là một văn bản, một câu khẩu hiệu hoặc một bài hát, cũng có thể khơng được
thể hiện dưới dạng vật chất mà chính là những giá trị niềm tin trong các thành viên ở
doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung cơ bản của triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp,
tựu chung lại, gồm ba phần chính là sứ mệnh của doanh nghiệp, các phương thức
hành động và các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp đặc thù cho
doanh nghiệp.
Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp: Một văn bản triết lý doanh

nghiệp thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiệp hay chính là tơn
chỉ, mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Đây là phần nội dung có tính khái quát
cao, mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế
nào.
Sau khi nêu lên mục tiêu cơ bản cho doanh nghiệp mình, doanh nghiệp sẽ phải
tiếp tục đề ra các phương thức hành động. Các phương thức hành động này trả lời cho
câu hỏi doanh nghiệp sẽ thực hiện sứ mệnh và đạt tới các mục tiêu của nó như thế
10


nào, bằng nguồn lực và phương tiện gì. Tuy mỗi doanh nghiệp có phương thức hành
động riêng song nội dung của nó thường bao gồm: Hệ thống các giá trị của doanh
nghiệp và các biện pháp quản lý trong doanh nghiệp. Trong đó, hệ thống các giá trị
của doanh nghiệp là những niềm tin căn bản thường khơng được nói ra của những
người làm việc trong doanh nghiệp. Các biện pháp và phong cách quản lý lại trả lại
cho câu hỏi: "Doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh kinh doanh bằng con đường nào?
Với nguồn lực gì?"
Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh
doanh đặc thù của doanh nghiệp cũng là một phần không thể thiếu trong triết lý doanh
nghiệp. Các văn bản triết lý doanh nghiệp thường đưa ra nguyên tắc chung hướng dẫn
việc giải quyết những mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội nói chung cũng như
cách ứng xử giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp nói riêng. Ví như triết lý
kinh doanh của Intel: “Triết lý kinh doanh của công ty Intel được xây dựng từ tư
tưởng của tiến sĩ A.S.Grove – nhà lãnh đạo của Intel về quản lý công ty như sau:
“Biến nơi làm việc thành một đấu trường để có thể biến các cấp dưới của chúng ta
thành những “vận động viên” góp phần thực hiện bằng tất cả năng lực của mình, đó là
chìa khóa để biến đội của chúng ta thành những người ln chiến thắng”. Do đó, biện
pháp của Intel để thực hiện triết lý này là phân chia nhân sự thành những nhóm nhỏ
có tính chủ động và tự quản cao. Hình ảnh của mỗi nhóm được ví như một đội bóng
chày, bóng rổ...”

1.2.1.3 Vai trị của triết lý kinh doanh
Văn hóa doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có một vị trí
và vai trị khác nhau, trong đó, hạt nhân của nó là các triết lý.
Triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp vạch ra sứ mệnh - mục tiêu, phương
thức thực hiện mục tiêu, một hệ thống các giá trị có tính pháp lý và đạo lý nên triết lý
doanh nghiệp là cốt lõi của phong cách - phong thái doanh nghiệp đó. Nó cũng là
cơng cụ tốt nhất của doanh nghiệp để thống nhất hành động của người lao động trong
một sự hiểu biết chung về mục đích và giá trị. Triết lý doanh nghiệp cũng là cái ổn
định và khó thay đổi, nó phản ánh tinh thần - ý thức của doanh nghiệp. Một khi đã
phát huy được tác dụng thì triết lý doanh nghiệp sẽ trở thành hệ tư tưởng chung của
tồn doanh nghiệp, bất kể có sự thay đổi về lãnh đạo. Do đó, triết lý doanh nghiệp là
cơ sở bảo tồn phong thái và bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.
Tóm lại, triết lý doanh nghiệp góp phần tạo lập nên, phát triển và bảo tồn văn
hóa doanh nghiệp, vì vậy triết lý doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng nhất trong các
yếu tố cậu thành văn hóa doanh nghiệp.
11


1.2.2. Đạo đức kinh doanh
1.2.2.1 Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh thể hiện qua các khía cạnh sau: đạo
đức trong quản trị nguồn nhân lực, đạo đức trong Marketing, đạo đức trong hoạt động
kế tốn tài chính...
Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực, bao gồm:
Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động: Trong hoạt động tuyển
dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động các nhà quản lý luôn cần chú ý đảm bảo sự công
bằng, không phân biệt đối xử, tôn trọng quyền riêng tư cá nhân và có chế độ đãi ngộ
xứng đáng đối với lao động. Đây chính là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh.
Đạo đức trong đánh giá lao động: Hành vi hợp đạo đức của người quản lý trong
đánh giá lao động là đảm bảo sự khách quan, công bằng và không định kiến.

Đạo đức trong bảo vệ người lao động: Thể hiện ở việc xây dựng môi trường an
toàn cho người lao động làm việc.
Đạo đức trong Marketing: Đạo đức kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp làm giàu
trên cơ sở tận tâm phục vụ khách hàng, tôn trọng quyền lợi và bảo hộ lợi ích người
tiêu dùng.
Đạo đức trong hoạt động kế tốn tài chính: thể hiện ở sự minh bạch, chính xác
trong báo cáo tài chính, bảng cân đối kế tốn...
Ngồi những biểu hiện nói trên, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp còn
được thể hiện qua sự cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp với đối thủ và những
đóng góp, cống hiến của doanh nghiệp cho xã hội.
1.2.2.2 Vai trò của đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là hệ thống các quy tắc xử sự, các chuẩn mực đạo đức, các
quy chế, nội quy... có vai trị điều tiết các hoạt động của q trình kinh doanh nhằm
hướng đến những triết lý đã định. Đạo đức kinh doanh góp phần phát triển mối quan
hệ với người lao động, chính quyền, khách hàng và tồn xã hội... cũng là cơ sở để
hình thành một mơi trường kinh doanh ổn định. Từ đó, đạo đức kinh doanh khiến cho
chất lượng của doanh nghiệp được nâng cao, khách hàng ngày càng hài lòng với sản
phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Đây là yếu tố quan trọng góp phần tạo ra lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
1.2.3. Văn hóa doanh nhân
1.2.3.1. Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân
Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân có thể được phân chia thành bốn bộ
phận, bao gồm:
12


Năng lực của doanh nhân: thể hiện qua trình độ chun mơn, năng lực lãnh đạo
và trình độ quản lý kinh doanh của doanh nhân đó.
Tố chất của doanh nhân: thể hiện qua tầm nhìn chiến lược; khả năng thích ứng
với môi trường một cách nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo; năng lực quan hệ xã hội; đầu

óc kinh doanh...
Đạo đức doanh nhân: trước hết là đạo đức của một con người sau đó thể hiện
qua sự nỗ lực và sự nghiệp chung; kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội
của doanh nhân đó.
Phong cách doanh nhân: chính là sự tổng hợp các yếu tố diện mạo, ngôn ngữ,
cách cư xử và cách hành động của doanh nhân. Phong cách doanh nhân thường đồng
nhất với phong cách kinh doanh của họ.
1.2.3.2 Vai trị của văn hóa doanh nhân
Doanh nhân là người làm kinh doanh, là chủ thể lãnh đạo, hay nói cách khác
doanh nhân chính là linh hồn của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp phản ánh rõ
văn hóa của doanh nhân bởi họ khơng chỉ là người ra những quyết định quan trọng
mà còn là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa cho doanh nghiệp. Do đó khơng thể
phủ nhận tác động tỷ lệ thuận giữa văn hóa doanh nhân với văn hóa doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nhân là người đại diện cho doanh nghiệp trước xã hội và
pháp luật nên doanh nhân cũng đóng vai trị người tạo nên hình ảnh của doanh nghiệp.
Các doanh nhân cũng góp phần tích cực trong việc đóng góp kinh nghiệm, những giá
trị văn hóa học hỏi được trong quá trình xử lý các vấn đề chung. Ban lãnh đạo doanh
nghiệp sẽ áp dụng những kinh nghiệm này để quản trị doanh nghiệp đạt hiệu quả cao,
tạo nên mơi trường văn hóa vững mạnh hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.2.4. Các hình thức văn hóa khác
1.2.4.1. Một số hình thức thề hiện khác của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp cịn được thể hiện qua rất nhiều hình thức khác như hình
thức, mẫu mã sản phẩm; kiến trúc doanh nghiệp; các nghi lễ, biểu tượng, khẩu hiệu,
ấn phẩm, giao tiếp, hội họp, đạo đức nghề nghiệp, trang phục, ứng xử với khách
hàng... của doanh nghiệp đó.
Giá trị sử dụng, hình thức, mẫu mã sản phẩm: Khách hàng khi mua sản phẩm
không chỉ mong muốn được thỏa mãn những đòi hỏi vật chất mà cịn hướng tới tính
thẩm mỹ, nghệ thuật trong sản phẩm. Do đó, nâng cao giá trị sử dụng, hình thức, mẫu
mã sản phẩm cũng thể hiện văn hóa doanh nghiệp.


13


Kiến trúc nội và ngoại thất: là một trong những giá trị quan trọng của văn hóa
doanh nghiệp vì nó tạo nên ảnh hưởng đến hành vi, giao tiếp, khả năng phản ứng và
lao động của nhân viên trong doanh nghiệp.
Giao tiếp: là sự trao đổi thông tin của mọi người với nhau, nó thể hiện qua lời
nói, cử chỉ, hành động, cách ứng xử…Chính điều này sẽ định vị nên hình ảnh, thương
hiệu và đẳng cấp của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong xu hướng hội nhập tồn cầu hóa
hiện nay, khi khoảng cách về chất lượng sản phẩm và dịch vụ giữa các cơng ty đang
rút ngắn lại, thì chính sự chuyên nghiệp trong giao tiếp của đội ngũ nhân viên sẽ góp
phần quyết định, tạo nên doanh số bán hàng của công ty.
Đạo đức nghề nghiệp: là những quy tắc riêng, những điều không nên và không
được làm trong quá trình làm việc như: lừa dối, làm việc không trách nhiệm, lơ là, lợi
dụng của công…Đạo đức nghề nghiệp là tài sản quý giá nhất đối với mỗi người và
doanh nghiệp. Đó là điểm tựa giúp mỗi cá nhân đứng vững được trong môi trường
làm việc với nhiều cạnh tranh nơi công sở và tiền đề cho sự thăng tiến trong sự
nghiệp.
Trang phục: là sự hài hòa thẩm mỹ và nét đặc trưng của mơi trường làm việc,
tính chất cơng việc, góp phần tạo nên đẳng cấp và thương hiệu doanh nghiệp.
Nghi lễ kinh doanh: là những sự kiện và hoạt động văn hóa xã hội có tính chất
nghiêm trang, chính thức và tình cảm để nêu gương và khen tặng những cá nhân điển
hình - đại biểu cho những niềm tin và cách thức hành động cần tôn trọng và phát huy.
Giai thoại và truyền thuyết: được thêu dệt từ những sự kiện có thực được mọi
thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ và nhắc lại cho thành viên mới. Nó có tác dụng
duy trì sự sống cho các giá trị ban đầu và thống nhất về nhận thức cho mọi thành viên.
Biểu tượng (logo): biểu thị niềm tin, giá trị mà chủ thể kinh doanh muốn gửi
gắm. Biểu tượng được thể hiện rõ nét qua logo doanh nghiệp.
Ngôn ngữ, khẩu hiệu (slogan): Cách thức lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trong

giao lưu, giao tiếp kinh doanh cũng là một khía cạnh biểu trưng quan trọng của văn
hóa doanh nghiệp. Khẩu hiệu được thể hiện dưới ngôn từ đơn giản nhưng ẩn chứa
nhiều hàm ý sâu xa, nó được khắc sâu trong tâm trí khơng chỉ nhân viên doanh nghiệp
và cả các đối tấc.
Ấn phẩm điển hình: là những tư liệu chính thức để giúp người hữu quan nhận
thức rõ hơn về văn hóa của doanh nghiệp.

14


Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa: là cơ sở để doanh nghiệp khi xây
dựng nền văn hóa mới có những thay đổi sao cho vừa phù hợp với các giá trị truyền
thống vừa thích ứng với hiện tại và vững vàng tiến tới tương lai.
1.2.4.2. Vai trò của các hình thức văn hóa khác
Các hình thức văn hóa khác cùng với triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh
và văn hóa doanh nhân đã tạo thành một hệ thống văn hóa doanh nghiệp hồn chỉnh.
Khơng thể phủ nhận vai trị quan trọng của các hình thức văn hóa khác trong văn hóa
doanh nghiệp, nếu khơng có những hình thức thể hiện này, văn hóa kinh doanh sẽ khó
có thể đi sâu, bám rễ vào mọi thành viên trong doanh nghiệp.

15


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
TẬP ĐỒN FPT
2.1. Giới thiệu chung về tập đồn FPT
2.1.1. Các mốc lịch sử chính của FPT
Ngày 13-9-1988, Viện trưởng Viện nghiên cứu Cơng nghệ Quốc gia
(NCCNQG) Vũ Đình Cự đã kí quyết định số 80 - 88 QĐ/VCN thành lập một cơng ty
có tên là Cơng ty Cơng nghệ Chế biến Thực phẩm vào giao cho anh Trương Gia Bình,

một tiến sỹ đang cơng tác tại Viện Cơ làm giám đốc. Khi mới ra đời ngành nghề hoạt
động của cơng ty hồn tồn khơng có liên quan gì tới cơng nghệ thơng tin. Sở dĩ có
cái tên FPT là do lúc đó Việt Nam bắt đầu chính sách đổi mới, mở cửa ra thế giới.
Một phần để tiện cho giao dịch, một phần do xu hướng sính ngoại đã khiến cho nhiều
công ty đều đặt tên tiếng Anh. Công ty Công nghệ Chế biến Thực phẩm được dịch ra
tiếng Anh là The Food Processing Technology Company, được viết tắt là FPT. Những
năm sau đó, khi hoạt động kinh doanh của công ty chuyển sang ngành công nghệ
thông tin, tên công ty vẫn được giữ nguyên là FPT nhưng với ý nghĩa mới phù hợp
hơn với môi trường hoạt động đó là The company for Financing & Promoting
Technology.
Năm 1989, FPT đặt văn phịng đại diện ở Moscow và kí kết và thực hiện hợp
đồng máy tính có giá trị đầu tiên với Viện Hàn Lâm khoa học Liên Xô. Ngày
13/03/1990, FPT đặt chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong năm này,
FPT tiến hành tin học hóa cơ sở bán vé quốc tế của hãng hàng không Vietnam
Airlines. Và sau một q trình phấn dấu khơng mệt mỏi, năm 1992 và năm 1994, FPT
lần lượt trở thành nhà phân phối chính thức của hãng Olivetti và hãng IBM tại Việt
Nam.
Năm 1996, FPT trở thành Công ty Tin học số 1 Việt Nam và là nhà phân phối
chính thức các sản phẩm của hãng Microsoft. Sau đó một năm, FPT trở thành nhà
cung cấp dịch vụ Internet và thông tin Internet đầu tiên ở Việt Nam. Đổng thời, năm
1998, FPT vinh dự được nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng
II và được bạn đọc tạp chí PC World bình chọn là cơng ty Tin học uy tín nhất Việt
Nam. Đến năm 2000, FPT đã mở văn phịng đại diện tại Mỹ, khai trương khu cơng
nghệ phần mềm FPT và là công ty tin học Việt Nam đầu tiên nhận chứng chỉ ISO
9001. Năm 2001, FPT trở thành Công ty Tin học đầu tiên ở Đông Nam Á được công
nhận đạt chứng chỉ ISO 9001 : 2000.

16



Năm 2003, đánh dấu bước phát triển quan trọng của FPT là việc thành lập 6
công ty chi nhánh (Công ty Hệ thống thông tin FIS, Công ty Truyền thông FOX,
Công ty Phân phối FDC, Công ty Phần mềm FSOFT, Công ty Giải pháp phần mềm
FSS và Công ty Công nghệ Di động FMB). Cũng trong năm này, FPT đón nhận Huân
chương Lao động hạng Nhất vào lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Công ty và nhận giải
thưởng Sao Khuê của hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, trở thành nhà cung cấp điện
thoại chính thức của Samsung và Nokia, đồng thời khai trương và hoàn thành dây
chuyền sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam FPT Elead.
Ngày 13/12/2006, cổ phiếu FPT lên sàn chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
và lập kỷ lục mới về mức giá chào sàn là 400000 đồng/ cổ phiếu.
Từ đầu năm 2007 đến nay, FPT đã thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT với
mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên ( vào ngày 01/01/2007), Công ty Cổ phần
Quảng cáo FPT (FPT Promo) và Cơng ty TNHH Phần mềm Châu Á Thái Bình
Dương đặt tại Singapore (FAPAC)( vào ngày 13/03/2007).
2.1.2. Các yếu tố nguồn lực FPT
2.1.2.1.Về kinh doanh
Doanh thu thuần của FPT trong 6 tháng đầu năm 2007 đạt 5898 tỷ đồng, tăng
25% so với cùng kỳ năm 2006. FPT đã hoàn thành 99% kế hoạch doanh số 6 tháng
đầu năm, tương đương với việc hoàn thành 40% kế hoạch doanh số của năm 2007.
Lợi nhuận trước thuế tồn cơng ty là 506 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch lợi nhuận của cả
năm 2007. Dưới đây là bảng kế hoạch kinh doanh của FPT từ năm 2007 đến năm
2010.
Bảng 1: Kế hoạch kinh doanh năm 2007 của FPT
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008


Năm 2009

Năm 2010

Tổng doanh
thu
Lợi nhuận sau
thuế

16,013,600

20,844,800

27,259,022

35,516,622

726,873

1,018,394

1,333,095

1,815,439

4.54

4.89

4.89


5.11

Tỷ suất
LNST/DT (%)

Nguồn: Bài giới thiệu của FPT 2007
17


2.1.2.2. Về nhân sự
FPT là công ty tập trung được đông đảo cán bộ làm tin học nhất Việt Nam. Đến
hết tháng 7 năm 2007, tồn FPT có 8097 nhân viên, độ tuổi bình quân là 26,91.
2.1.2.3. Về cơ cấu tố chức
FPT hiện có:
- Trụ sở chính đặt tại Hà Nội, 3 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Cần Thơ, 3 công ty con tại Nhật, Singapore, USA.
- 14 công ty chi nhánh: Công ty TNHH Hệ thống Thông tin (FPT Information
System), Công ty TNHH Phân phối FPT (FPT Distribution), Công ty Cổ phần Viễn
thông FPT (FPT Telecom), Công ty cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software), Công ty
Công nghệ Di động FPT (FPT Mobile), Công ty TNHN Bán lẻ FPT (FPT Retail),
Công ty cổ phẩn Chứng khốn FPT (FPT Securities), Cơng ty cổ phẩn Quản lý quỹ
đầu tư FPT (FPT Capital), Công ty TNHH Dịch vụ Tin học FPT, Cơng ty TNHH Phát
triển KCNC Hịa Lạc FPT, Công ty TNHH Bất động sản FPT (FPT Land), Cơng ty
TNHH Truyền thơng Giải trí FPT, Cơng ty cổ phần Quảng cáo FPT, Công ty cổ phần
Dịch vụ Trực tuyến FPT.
- Đại học FPT
- Trung tâm Phát triển Công nghệ FPT
2.1.2.4. Về các lĩnh vực hoạt động chính của FPT
Lĩnh vực kinh doanh của FPT là các lĩnh vực giải pháp và thiết bị công nghệ,

trong xu hướng hội tụ số (digital convergence). Công ty luôn đi tiên phong trong việc
xâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường công nghệ có lợi nhuận cao, đặc biệt là CNTT.
Những hướng sản xuất kinh doanh chính hiện nay của FPT bao gồm: tích hợp hệ
thống, giải pháp phần mềm, xuất khẩu phẩn mềm, dịch vụ ERP, phân phối sản phẩm
CNTT và Viễn thông, dịch vụ truy cập Internet, dịch vụ nội dung trực tuyến, lắp ráp
máy tính, đào tạo cơng nghệ, nghiên cứu và phát triển, đầu tư phát triển hạ tầng và bất
động sản, dịch vụ tài chính ngân hàng, lĩnh vực giáo dục - đào tạo, giải trí truyền hình
và quảng cáo.
FPT đã đạt được chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMi cho
phát triển phần mềm và đang là đối tác Vàng của Cisco, Microsoft, Oracle,
Checkpoint. Đồng thời, FPT cũng đang sở hữu trên 1000 chứng chỉ công nghệ cấp
quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới. Các dịch vụ giá trị gia tăng của
FPT cũng luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đến nay, FPT đã giành được
niềm tin của hàng nghìn doanh nghiệp và hàng triệu người tiêu dùng.

18


2.1.2.5. Giải thưởng đã đạt được
Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học và viễn thơng
nói riêng, cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, FPT đã vinh dự được nhà nước trao
tặng Huân chương Lao động hạng Nhất. Đồng thời, FPT đã 7 năm liền đạt Danh hiệu
Cơng ty Tin học uy tín nhất Việt Nam do bạn đọc PC World Việt Nam bình chọn và
nhiều năm nhận giải thưởng “Đối tác doanh nghiệp xuất sắc nhất năm” của Cisco,
IBM, HP...
Ngoài ra, FPT cũng đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho Thương hiệu FPT,
giải thưởng Sao Khuê và các giải thưởng, cúp, huy chương tại các triển lãm, cuộc thi
như Vietnam Computer World Expo, IT Week, VietGames...
2.1.2.6. Khách hàng
FPT có một hệ thống khách hàng phong phú trong nhiều lĩnh vực và trên khắp

lãnh thổ Việt Nam.
FPT cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho các tổ chức Ngân hàng và Tài chính
như: ANZ Bank, Citibank, Deutsche Bank, HSBC, Barlays Bank (UK), VID - Public
Bank, Chinfon Bank Vietnam, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công
Thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng cổ
phần Sài Gịn Thương Tín, Lao-Viet bank, Standard Charter Bank, Cambodian
Public, Cambodia Farmers Bank...
FPT cũng có rất nhiều khách hàng trong ngành chứng khoán, bảo hiểm như:
Trung tâm GDCK TPHCM, Trung tâm GDCK Hà Nội, Cơng ty Chứng khốn Bảo
Việt, Cơng ty Chứng khốn Sài Gịn, Cơng ty cổ phần Bảo hiểm PJICO), National
Life, AIG (Canada).
Các tổ chức quốc tế (như: World Bank, EU, ELO, SIDA, JICA, GTZ...), các
cơng ty bưu chính viễn thông (như: Công ty Thông tin Di động VMS, Trung tâm Điện
thoại di động CDMA, Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Công ty Viễn thông
Quốc tế Proximus) đều chọn FPT là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ cho mình.
Văn phịng Chính phủ, Văn phịng Quốc hội, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế,
Kho bạc Nhà nước Việt Nam, Cục Hồ sơ cảnh sát (C27) - Bộ Công An, Cục Hồ sơ
An ninh (A27) - Bộ Công An, Cục quản lý trại giam, Cục Đường bộ Việt Nam... cũng
là nhũng khách hàng quen thuộc của FPT.

19


2.2. Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tập đồn FPT
2.2.1. Các nhân tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn FPT
2.2.1.1. Triết lý kinh doanh
 "Tầm nhìn FPT" - chính là tun bố sứ mệnh của tập đoàn
Triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ
mệnh hay còn gọi là tơn chỉ, mục đích của nó. Sứ mệnh kinh doanh thực chất nêu lên
lý do tồn tại của doanh nghiệp, mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì,

làm vì ai và làm như thế nào. Trong cuốn sổ tay nhân viên, tập đoàn FPT đã nêu lên
sứ mệnh của mình như sau:
“Cơng ty cổ phần Phát triển Đẩu tư Công nghệ FPT (tên tiếng Anh: The
Corporation for Financing and Promoting Technology) được thành lập ngày
13/09/1988 với 13 sáng lập viên. Ngày nay FPT là Công ty IT số 1 Việt Nam, hoạt
động kinh doanh rộng khắp trên các lĩnh vực cơng nghệ máy tính, tích hợp hệ thống,
phần mềm, công nghệ di động, truyền thông... và hiện tại có hàng ngàn nhân viên
trên tồn quốc. Mục tiêu của Cơng ty FPT là vươn ra tồn thế giới, đạt doanh số
hàng tỷ đô la Mỹ, khẳng định vị trí của mình trong thời đại Văn minh Trí Tuệ”
Sứ mệnh của tập đồn được cụ thể hóa bằng Tầm nhìn FPT: “FPT mong muốn
trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa
học kĩ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lịng, góp phần hưng thịnh quốc gia.
Mục tiêu của công ty là nhằm đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát
triển tốt nhất về tài năng, một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.”
Sứ mệnh này thể hiện tầm nhìn xa của lãnh đạo FPT, hướng tới sự phát triển hài hịa
giữa các lợi ích của từng thành viên, của khách hàng, của doanh nghiệp và của cả
cộng đồng.
 .Phương thức hành động
Nhằm thực hiện những sứ mệnh và mục tiêu của mình, FPT đã đưa ra một
phương thức hành động rất hiệu quả bao gồm hệ thống các giá trị FPT và các biện
pháp, phong cách quản lý của doanh nghiệp.
Hệ thống giá trị FPT
Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản thường không
được nói ra của những người làm cùng trong một doanh nghiệp. Như vậy, hệ thống
giá trị FPT bao gồm: sự tơn trọng con người và tài năng cá nhân, trí tuệ tập thể, sự
khơng ngừng học hỏi nâng cao trình độ của các thành viên FPT và sự giữ gìn, phát
huy truyền thống văn hóa FPT.
Con người là cốt lõi của sự thành công và trường tồn của FPT. FPT ln mong
muốn đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài
năng, một cuộc sống đẩy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần. Truyền thống tôn

trọng con người, tài năng cá nhân đã tạo nên một khơng khí làm việc dân chủ, sáng
tạo, cùng chung một mục đích, chung một lý tưởng tại FPT. FPT đề cao sức mạnh của
20


trí tuệ tập thể, đó là sức mạnh tổng hợp của mọi thành viên FPT. Trí tuệ tập thể FPT
được thể hiện ở sự đồn kết, nhất trí trong cơng việc và trong cuộc sống hàng ngày.
Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, FPT cũng thay đổi khơng
ngừng, liên tục phát triển và hồn thiện tổ chức. Các thành viên của FPT vì vậy cũng
ln có ý thức học tập để nâng cao trình độ chun mơn, đáp ứng nhu cẩu phát triển
của tập đoàn. Hàng năm, FPT thường tổ chức đánh giá định kỳ chuyên môn và năng
lực của các cá nhân, đòi hỏi mỗi thành viên phải luôn trau dồi và nâng cao kiến thức.
Mỗi thành viên FPT đều phải biết lịch sử công ty qua Sử ký, nội san Chúng ta,
các câu hỏi thi tìm hiểu về FPT. FPT xây dựng, duy trì và phát triển văn hóa doanh
nghiệp với bản sắc riêng nhằm tạo sự gắn bó, đồn kết giữa các thành viên, nâng cao
hiệu quả công việc.
Các biện pháp và phong cách quản lý của FPT
Bên cạnh hệ thống giá trị FPT, các biện pháp và phong cách quản lý của FPT
cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp, các
biện pháp và phong cách quản lý này bao gồm: hệ thống quản trị FPT và quan điểm
con người là cốt lõi.
Về hệ thống quản trị FPT: Để đáp ứng mục tiêu và sứ mệnh của mình, tập đồn
FPT đã xây dựng một hệ thống quản trị chất lượng toàn diện, bao gồm 5 sự khác biệt
chính tạo nên sự thành cơng ngày nay của FPT.
Thứ nhất, FPT có triết lý riêng, là nền tảng triết học cho mọi suy nghĩ, hành
động của các thành viên. Đây có lẽ là khác biệt lớn nhất so với các doanh nghiệp khác
ở Việt Nam. Nội dung triết lý FPT có thể tóm tắt như sau:
Quan điểm Con người - sức mạnh cốt lõi trong phong cách quản lý của FPT thể
hiện ở triết lý FPT đặt yếu tố con người lên hàng đầu, coi con người là tài sản quý giá
nhất, là kim chỉ nam cho mọi quyết định, mọi hành động của tập đoàn. Một trong

những nguyên tắc hoạt động của FPT là “Mỗi người ở từng vị trí phát huy cao nhất
năng lực và sáng tạo của mình cho sự lớn mạnh của tập đồn FPT”. Trong Tẩm nhìn
FPT cũng đã khẳng định sự quan tâm của tập đoàn tới các thành viên, bất cứ ai là
thành viên của FPT đều được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển tài năng và xây dựng
cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. FPT đảm bảo những quyền lợi sau đây
cho các thành viên trong khn khổ tập đồn:
Quyền phát triển tài năng: như được đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc, được
chủ động, sáng tạo trong công việc được giao, được công ty ghi nhận những thành
quả đã đóng góp...
Quyền an tồn và an ninh: được hưởng BHXH, BHYT, an toàn lao động...
Quyền dân chủ: được tham gia vào các quyết định liên quan đến cơng việc của
mình, được mua cổ phiếu của công ty, được phản ánh ý kiến cá nhân cho các cấp lãnh
đạo...
Quyền tự do: tự do ngôn luận, tự do lập các tổ chức đoàn thể, câu lạc bộ... theo
sở thích.
21


×