Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Sổ tay kỹ thuật trồng macadamia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 42 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI TỰA
Macadamia gọi tắt là Mắc-ca là cây ăn hạt thân gỗ, thuộc nhóm quả hạch,
có nhiều giá trị kinh tế. Hạt Mắc-ca có hàm lượng dinh dưỡng cao, có hương vị
thơm ngon, được ưa chuộng sử dụng trong chế biến thực phẩm. Thành phần
dinh dưỡng của hạt gồm: 78,2% chất béo, 10% hợp chất đường, 9,2% hợp chất
đạm (protein), 0,7% muối khoáng, 16mg/kg vitamin B6; 1,2 mg/kg vitamin
B1...; nhân hạt có mùi thơm nhẹ, có thể dùng làm nhân bánh ngọt, nhân
chocolate, kem, bánh hộp, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp rất được ưa chuộng ở
Mỹ, châu Âu.
Trong những năm gần đây, cây Mắc-ca được trồng phát triển rất mạnh ở
Việt Nam. Tỉnh Lai Châu có đặc điểm khí hậu, đất đai khá phù hợp cho cây
Mắc-ca phát triển. Tuy nhiên, các hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Mắc-ca tại Lai
Châu cho người dân hiện nay chưa có. Do đó, việc xây dựng tài liệu hướng dẫn
kỹ thuật nhằm giúp người dân nắm được kỹ thuật trồng từ khâu: chọn đất, làm
đất, trồng, chăm sóc, tỉa cành tạo tán,… là việc làm hết sức cần thiết.
Trong cuốn sổ tay này, chúng tôi muốn giới thiệu những thông tin ngắn
gọn, cô đọng nhất kỹ thuật trồng cây Mắc-ca tại Lai Châu và những nơi có điều
kiện sinh thái tương tự để tham khảo và ứng dụng. Nội dung của cuốn sổ tay bắt
đầu từ khâ chọn giống, nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, tỉa cành tạo tán,
phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch. Cuốn sổ tay này viết dựa trên cơ sở kết quả
nghiên cứu chính của đề tài “Khảo nghiệm cây Macadamia trên địa bàn tỉnh Lai
Châu” do thạc sỹ Bùi Thanh Hằng làm chủ nhiệm, đồng thời kế thừa một số kết
quả nghiên cứu về cây Mắc-ca của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực
hiện từ năm 2002 cho đến nay.
Cuốn sổ tay này được thực hiện bởi nhóm tác giả Viện Nghiên cứu Lâm
sinh, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp thuộc Viện


Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự đóng góp
ý kiến của các chuyên gia: GS. Nguyễn Xuân Quát, TS. Hà Huy Thịnh, TS.
Nguyễn Đức Kiên, PGS.TS. Nguyễn Huy Sơn, TS. Mai Trung Kiên, TS. Đặng
Văn Thuyết. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu
xót, kính mong nhận được ý kiến góp ý cho cuốn sổ tay này.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu xót,
kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để cuốn sổ tay ngày được hoàn
thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

2


PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÂY MẮC-CA
1. Phân loại
Cây Macadamia (Mắc-ca) là tên gọi chung của các loài của chi
Macadamia, thuộc họ Chẹo thui (Proteaceae). Đây là loài cây nguyên sản ở vùng
ven biển Đông - Nam Queensland và Đông Bắc New South Wales nước
Australia. Chi Macadamia gồm nhiều loài, trong đó có hai loài là: Macadamia
tetraphylla và Macadamia integrifolia là có giá trị, hạt chứa dầu cho thương
phẩm gần giống hạt Điều. Các giống Mắc-ca ở Việt Nam hiện nay đa số thuộc
loài Macadamia interrifolia.
2. Hình thái
Cây Mắc-ca có thân thẳng, tán cao lớn, cành lá nhiều, lá đơn, hình lưỡi
mác, lá cứng, mép lá lượn sóng hoặc có răng cưa cứng nhọn như gai. Loài vỏ
trơn có 3 lá mọc vòng, viền có gai nhỏ, có khi không có gai, lá dài từ 9-35cm, lá
non màu xanh nhạt; Loài có vỏ nhăn có 4 lá mọc vòng, viền lá có nhiều gai,
dạng răng cưa, lá dài 15-60 cm, lá non màu hồng tím.
Hoa tự bông đuôi sóc, mọc chùm dài, mọc từ nách lá, hoa lưỡng tính, hoa
đực, cái cùng trong một hoa, bao hoa hình ống.

Quả Mắc-ca là quả hình trái đào hoặc tròn như bi, khi chưa chín có vỏ
màu xanh lục, khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ khô tự nứt. Quả có
phôi đơn, bên trong có một hạt, rất hiếm khi có 2-3 hạt. Hạt có hình cầu. Vỏ hạt
cứng, có màu nâu. Vỏ quả cứng và láng bóng như hạt sở, đường kính hạt khoảng
2-3 cm, trọng lượng tươi khoảng 8-9 gram, tỷ lệ nhân 30-50%, tỷ lệ dầu trong
nhân 71-80%.
Mắc-ca có hệ rễ cọc kém phát triển, thân thẳng, chia cành nhiều, trên thân
có nhiều bì khổng. Thời kỳ sai quả của cây có thể kéo dài tới tuổi 60 và tuổi thọ
cây có thể đến 100 năm.
3. Phân bố
Cây Mắc-ca có nguồn gốc từ vùng 25-310 vĩ độ Nam thuộc Australia.
Mắc-ca, là cây lá rộng thường xanh, lần đầu tiên được phát hiện mọc hoang dại
ở rừng mưa Nhiệt đới ven biển vùng Đông Nam bang Queensland và miền Bắc
bang New South Wales của Australia (Úc), sau đó được di thực đến trồng ở
quần đảo Hawaii của Mỹ và một số quốc gia khác.
Trên thế giới có 8 quốc gia có diện tích trồng Mắc-ca nhiều nhất là:
Australia, Nam Phi, Hawaii, Malawi, Goatamala, Brazil, Kenya, Costa Rica.
Diện tích trồng Mắc-ca của 8 quốc gia này chiếm khoảng 90% diện tích trồng
Mắc-ca trên toàn thế giới và sản lượng chiếm 92%.
Nước láng giềng Trung Quốc bắt đầu nhập Mắc-ca vào trồng ở Đài Loan
vào năm 1910. Đến nay, đã phát triển với diện tích lớn ở một số tỉnh: Quảng
Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên,..
4. Sinh thái

3


Cây Mắc-ca là loại cây ưa khí hậu mát, mưa ẩm và khô hạn xen kẽ. Sinh
trưởng thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu
hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm. Mắc-ca có thể sinh trưởng trên nhiều loại

đất khác nhau: từ đất sét mùn pha cát, đất đỏ bazan hoặc các loại đất có nguồn
gốc núi lửa, đất sét nặng. Độ pH tối ưu trong đất khoảng 5-5,5. Cây Mắc-ca
không chịu được điều kiện ngập úng. Lượng mưa trung bình từ 700 mm đến
3.000 mm, lượng mưa tối ưu từ 1.500 mm đến 2.500 mm.
Mắc-ca phát triển được ở độ cao so với mực nước biển từ 300 m đến
1.200 m. Nhiệt độ thích hợp cho cây Mắc-ca ra hoa là từ 12 0C đến 320C, nhiệt
độ tối ưu để cây hình thành mầm hoa 15-18 0C. Nếu nhiệt độ ban đêm thấp hơn
120C và cao hơn 250C cây Mắc-ca đều không thể hình thành chồi hoa. Nhiệt độ
để phát lộc khoảng 20-300C. Hoa nở từ cuối tháng 2 kéo dài tới đầu tháng 4. Nụ
hoa có thể chịu đựng sương giá ngắn hạn 0-2 0C trong 5-7 ngày. Mắc-ca có khả
năng chịu rét tốt, nhiệt độ tối thấp -5 0 C kéo dài 6 – 7 ngày chưa gây tổn thất rõ
ràng với nụ hoa nhưng lạnh sâu hơn và dài hơn sẽ làm nụ hoa thui chột.
Cây Mắc-ca trong thời gian ra hoa, gặp nắng hạn sẽ gây rụng nghiêm
trọng. Cây Mắc-ca ra rất nhiều hoa, mỗi bông đuôi sóc có từ 100-300 hoa,
nhưng tỷ lệ đậu quả lại chỉ đạt 0,1 - 0,3%. Khí hậu không thuận lợi có thể hoàn
toàn không đậu quả. Sau đậu quả 8 tuần gặp nhiệt độ (15-25 0C) thúc đẩy quả lớn
và tăng trọng. Khi kết thúc thời kỳ lớn nhanh của quả và bắt đầu tích luỹ dầu thì
nhiệt độ (25-300C), nhân phát triển nhanh, tỷ lệ nhân cao.
5. Giá trị sử dụng
Mắc-ca là cây ăn hạt, tỷ lệ hạt 30- 50%, tỷ lệ dầu trong hạt từ 71 - 80%.
Mắc-ca được coi là hoàng hậu của các loài quả khô. Vì đây là loại quả khô ngon,
bổ nên nhu cầu thị trường thế giới rất lớn.
Hạt Mắc-ca được dùng làm nhân bánh ngọt, nhân socola, kem, hoặc ăn
trực tiếp ở dạng khô hay đồ hộp. Nhân Mắc-ca của Australia trước đây chủ yếu
được xuất vào thị trường Mỹ và Canada, nay Châu Âu và Châu Á đang trở thành
thị trường tiêu thụ lớn hơn, giá cả quốc tế vài năm gần đây dao động trong
khoảng 12 – 15 USD/kg nhân. Các dự báo thị trường đều cho rằng giá nhân
Mắc-ca sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.
Mắc-ca là cây đa tác dụng, vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có tác dụng
phòng hộ môi trường sinh thái. Cây Mắc-ca sau khi trồng 3-4 năm đã cho ra

quả, 5-6 năm có năng suất đáng kể, đến năm thứ 10-15 năng suất hạt đạt khoảng
3 tấn/ha, năng suất nhân đạt 1 tấn/ha. Giá thu mua hạt Mắc-ca nếu chỉ ở mức
50.000đồng/kg hạt, thì trên một ha có thể thu nhập 100 triệu đồng/ha/năm.

4


PHẦN II: ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG
1. Về chế độ nhiệt
Bảng 01: Yêu cầu về nhiệt độ
Chế độ nhiệt

Điều kiện rất
thích hợp

Điều kiện
thích hợp

Điều kiện ít
thích hợp

- Nhiệt độ trung bình năm (0C)

20-23

20-25

15-20
23-27


- Nhiệt độ tối cao (0C)

≤ 35

≤ 37

≤ 38

- Nhiệt độ tối thấp (0C)

≥0

≥ -1

≥ -2

14-16

15-18

16-20

- Nhiệt độ ban đêm thời gian
hình thành chồi hoa (0C)
2. Về lượng mưa

Bảng 02: Yêu cầu về lượng mưa
Chế độ ẩm:

Điều kiện rất

thích hợp

Điều kiện
thích hợp

Điều kiện ít
thích hợp

- Lượng mưa trung bình năm
(mm)

2.000-2.500

1.500-2.000

1.200-1.500

2.500-3.000

3.000-3.500

3. Về gió
Chọn địa điểm trồng ở nơi khuất gió, tránh đưa Mắc-ca lên đỉnh núi, cần
trồng hàng cây chắn gió, để hạn chế ảnh hưởng.
4. Về nhu cầu ánh sáng
Mắc-ca là cây ưa sáng, không trồng Mắc-ca dưới tán cây khác và không
trồng ở vùng núi cao, sương mù nhiều, thời gian chiếu sáng ít và nơi thiếu ánh
sáng.
5. Độ cao và độ dốc
Tại Lai Châu, ở độ cao 950 m so với mực nước biển cây Mắc-ca vẫn sinh

trưởng, phát triển tốt và cho ra hoa đậu quả.
Bảng 03: Yêu cầu về độ cao và độ dốc
Địa hình

Điều kiện rất
thích hợp

Điều kiện
thích hợp

Điều kiện ít
hích hợp

- Độ cao so với mặt nước biển

300-800

800-900

900-1.000

5


(m)
- Độ dốc (0)

<150

16-250


26-300

6. Về đất đai:
Cây Mắc-ca thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất phải có
tầng dầy, thoát nước tốt, giầu mùn, môi trường đất từ chua đến hơi chua với độ
pH dao động từ 5-5,5.
Tầng đất tối thiểu 50 cm, đất có khả năng thoát nước tốt và giàu chất hữu
cơ, không bí chặt, không có đá tảng; tỷ lệ kết von hoặc sỏi sạn, đá cục nhỏ hơn
70% tính theo thể tích.
Các loại đất thích hợp để phát triển cây Mắc-ca tại Lai Châu:
- Đất mùn vàng đỏ trên đá biến chất, macma axít.
- Đất đỏ vàng/nâu tím trên đá biến chất, macma axít, phiến sét.
- Đất đỏ trên đá macma bazơ, trung tính, đá vôi.

6


PHẦN III: NGUỒN GIỐNG VÀ NHÂN GIỐNG
1. Nguồn giống
1.1. Nguồn gốc các giống Mắc-ca ở Việt Nam:
- Giống Mắc-ca được Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu và trồng bao gồm:
+ Các dòng cây ghép được nhập từ Australia: Daddow, 246, 344, 842,
816, 849, 856, 741, NG8 và Trung quốc: OC, A800.
+ Cây hạt của Australia (ĐC1) và cây hom Ba Vì (ĐC2 : Hom Ba Vì);
cây ghép từ các cây sai quả trồng năm 1994 tại Ba Vì là: MC1, MC2, MC8,
MC10, MC11.
+ Cây con từ hạt của các giống sai quả của Australia: 268, 791, 814, 849,
741, 344, 816, 781, 333, H2, 508, A4, 800, Daddow, 666, A38, 842, 203, 246 và
A16 (Nguyễn Đình Hải, 2010).

- Giống Mắc-ca của Trung tâm Dịch vụ và Chuyển giao Kỹ thuật Nông
Lâm nghiệp Ba Vì – Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Nông lâm sản Chế biến
gồm: 842, 741, 800, 900, 695, OC, 246, 816, 849.
- Giống Mắc-ca được Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây
Nguyên có nguồn gốc nhập từ Thái Lai nghiên cứu và trồng gồm: H2, 508, OC,
814, 246, 344, 741, 660, A4, A16, A38, A268, A203, 246, 344, DAD, Quế
nhiệt...
1.2. Các giống Mắc-ca được công nhận giống mới ở Việt Nam
Bảng 4: Giống Macadamia được công nhận giống mới ở Việt Nam
TT
I

Ký hiệu
tên dòng

Mã số mới được
công nhận

Quyết định

Ghi chú

Giống Macadamia được công nhận giống quốc gia

1

246

MC.KRN.12.16


65/QĐ-BNN-TCLN,
năm 2013

Giống tiến bộ
KT năm 2011

2

816

MC.KRN.12.17

65/QĐ-BNN-TCLN,
năm 2013

Giống tiến bộ
KT năm 2011

3

OC

MC.KRN.12.15

65/QĐ-BNN-TCLN,
năm 2013

Giống tiến bộ
KT năm 2011


II
1

Giống Macadamia được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật
849

MC.BV.11.04

2040/QĐ-BNN-TCLN

7

Năm 2011


2

482

MC.BV.11.05

2039/QĐ-BNN-TCLN

Năm 2011

3

741

MC.BV.11.06


2039/QĐ-BNN-TCLN

Năm 2011

4

800

MC.BV.11.07

2039/QĐ-BNN-TCLN

Năm 2011

5

900

MC.BV.11.08

2039/QĐ-BNN-TCLN

Năm 2011

6

695

MC.BV.11.09


2039/QĐ-BNN-TCLN

Năm 2011

7

Daddow

MC.BV.12.28

65/QĐ-BNN-TCLN

Năm 2013

8

842

MC.BV.12.29

65/QĐ-BNN-TCLN

Năm 2013

1.3. Các giống Mắc-ca đã trồng khảo nghiệm tại Lai Châu
Các dòng khảo nghiệm tại Lai Châu có 5 dòng (246, 816, OC, 842, 849)
và cây hạt H2, trong đó:
- Công nhận giống quốc gia có 3 dòng: OC, 246, 816.
- Công nhận giống tiến bộ kỹ thuật có 2 dòng: 842, 849.

Trong các dòng Mắc-ca khảo nghiệm tại Lai Châu thì bước đầu dòng OC
và 816 là dòng triển vọng nhất hiện nay, cần được khuyến cáo trồng và phát
triển tại Lai Châu.
Bảng 5: Danh sách giống được công nhận trồng tại Lai Châu
1. GIỐNG QUỐC GIA DÒNG OC
Ký hiệu: MC.KRN.12.15
Quyết định: 65/QĐ-BNN-TCLN, ngày
11/01/2013.
Tác giả: Nguyễn Đình Hải, Lê Đình Khả,
Mai Trung Kiên, Hồ Quang Vinh, Hà Huy
Thịnh, Đỗ Hữu Sơn, Tân Văn Phong.
Địa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu giống và
Công nghệ sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam - P. Đức Thắng Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Đặc điểm ưu việt:
Chống chịu bệnh tốt.
Dạng tán rộng.
Vùng áp dụng: Krông Năng – Đăk Lắc, Ba
Vì – Hà Nội, Mai Sơn – Sơn La và những
nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
Khả năng cung cấp giống: Cây ghép

Hình 1: Dòng OC tại Mai Sơn – Sơn La
2. GIỐNG QUỐC GIA DÒNG 246

Ký hiệu: MC.KRN.12.16
Quyết định: 65/QĐ-BNN-TCLN, ngày
11/01/2013.

8



Tác giả: Nguyễn Đình Hải, Lê Đình Khả,
Mai Trung Kiên, Hồ Quang Vinh, Hà Huy
Thịnh, Đỗ Hữu Sơn, Tân Văn Phong.
Địa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu giống và
Công nghệ sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam - P. Đức Thắng Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Đặc điểm ưu việt:
Chống chịu bệnh tốt.
Vùng áp dụng: Krông Năng – Đăk Lắc, Ba
Vì – Hà Nội, Mai Sơn – Sơn La và những
nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
Khả năng cung cấp giống: Cây ghép
3. GIỐNG QUỐC GIA DÒNG 816
Ký hiệu: MC.KRN.12.16
Quyết định: 65/QĐ-BNN-TCLN, ngày
11/01/2013.
Tác giả: Nguyễn Đình Hải, Lê Đình Khả,
Mai Trung Kiên, Hồ Quang Vinh, Hà Huy
Thịnh, Đỗ Hữu Sơn, Tân Văn Phong.
Địa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu giống và
Công nghệ sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam - P. Đức Thắng Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Đặc điểm ưu việt:
Chống chịu bệnh tốt.
Vùng áp dụng: Krông Năng – Đăk Lắc, Ba
Vì – Hà Nội, Mai Sơn – Sơn La và những
nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
Khả năng cung cấp giống: Cây ghép

Hình 3: Dòng 816 tại Mai Sơn – Sơn La
4. GIỐNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT DÒNG 842

9


Ký hiệu: MC.KRN.12.29
Quyết định: 65/QĐ-BNN-TCLN, ngày
11/01/2013.
Tác giả: Nguyễn Đình Hải, Lê Đình Khả,
Mai Trung Kiên, Hồ Quang Vinh, Hà Huy
Thịnh, Đỗ Hữu Sơn.
Địa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu giống và
Công nghệ sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam - P. Đức Thắng Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Đặc điểm ưu việt:
Chống chịu bệnh tốt.
Năng suất 114 tháng tuổi năng suất đạt
7,58kg/cây.
Vùng áp dụng: Ba Vì – Hà Nội và những
nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
Hình 4: Dòng 842 tại Ba Vì – Hà Nội
Khả năng cung cấp giống: Cây ghép
5. GIỐNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT DÒNG 849
Ký hiệu: MC.KRN.11.04
Quyết định: 2040/QĐ-BNN-TCLN, ngày
01/9/2011.
Tác giả: Nguyễn Đình Hải, Lê Đình Khả,
Mai Trung Kiên, Hồ Quang Vinh, Hà Huy
Thịnh, Quách Mạnh Tùng, Đỗ Hữu Sơn.

Địa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu giống và
Công nghệ sinh học Lâm nghiệp - Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam - P. Đức Thắng Bắc Từ Liêm - Hà Nội.
Đặc điểm ưu việt:
Chống chịu bệnh tốt.
Vùng áp dụng: Krông Năng – Đăk Lắc và
những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
Khả năng cung cấp giống: Cây ghép
Hình 5: Dòng 849

2. Nhân giống
2.1. Nhân giống hom
2.1.1. Trồng và chăm sóc vườn vật liệu.
- Chọn lập địa trồng vườn vật liệu:
+ Chọn nơi gần với khu nhân giống.
+ Đất tương đối tốt, có tầng đất sâu từ 50cm trở lên.
+ Làm đất toàn diện (cày bừa kỹ, đất phải được đập nhỏ và làm sạch cỏ
dại).
- Trồng vườn vật liệu:

10


+ Cuốc hố cục bộ kích thước (40 x 40 x 40cm).
+ Phân bón (2 kg phân chồng + 200g NPK/ hố).
+ Khoảng cách trồng 2m x 1,5m (hàng cách hàng 2m, cây cách cây trong
hàng 1,5m).
+ Sau khi trồng 2 - 3 tháng cây mẹ sinh trưởng tốt thì cắt tạo chồi lần đầu,
tạo chồi lần đầu được tiến hành cắt bỏ phần ngọn cây ghép ở độ cao 30 cm tính
từ vị trí cành ghép tiếp giáp với gốc ghép lên đỉnh chồi ghép.

- Chăm sóc vườn vật liệu:
+ Định kỳ làm cỏ cho vườn vật liệu giống.
+ Tùy theo điều kiện của thời tiết, khoảng 2 - 3 ngày tưới cho vườn vật
liệu 1 lần, lượng nước tưới 5 - 6 lít nước/cây mẹ vườn vật liệu.
+ Trước mùa giâm hom 2 tháng bón thúc cho vườn vật liệu, liều lượng
200g NPK/cây.
+ Hàng năm trước mùa giâm hom phải đốn tạo chồi và làm trẻ hóa cho
vườn vật liệu lấy hom (trước mùa giâm hom 3 tháng).
2.1.2. Vật tư, dụng cụ và thiết bị cần thiết cho giâm hom.
- Vật liệu giâm hom: là hom chồi vượt được cắt từ vườn vật liệu giống,
hom bánh tẻ (nửa hóa gỗ), có sinh trưởng tốt và không bị sâu bệnh.
- Các dụng giâm hom: Kéo cắt cành, dao ghép, xô, chậu và bình phun
sương thủ công.
- Các loại hóa chất: Thuốc chống nấm Benlate C, chất điều hoà sinh
trưởng IBA 1500 ppm.
- Các loại vật tư: Túi bầu PE 20 x 25cm, phân bón và hỗn hợp ruột bầu.
- Nhà giâm hom:
+ Luống giâm hom nền cứng rộng 1,2 - 1,4m, xung quanh xây gờ cao 6
cm và thoát nước tốt.
+ Giá thể giâm hom là (1/3 cát vàng + 1/3 trấu + 1/3 rơm ủ hoai)
+ Nhà lều giâm có khung vòm hình bán nguyệt, cao khoảng 80 - 90 cm có
chiều dài, chiều rộng bằng luống giâm hom và được phủ bằng nilon trắng để giữ
ẩm và có hệ thống phun mù tự động trong các lều giâm hom.
- Khu huấn luyện cây hom:
+ Vườn ươm có dàn che nắng với độ tàn che khoảng 50 - 60 % ánh sáng
trực xạ.
- Mặt bằng vườn ươm, hệ thống tưới phun.
- Nhà kho ủ hỗn hợp ruột bầu.

11



2.1.3. Các bước tiến hành và thao tác kỹ thuật cơ bản khi giâm hom.
- Lấy cành hom từ vườn vật liệu:
+ Hom dùng để làm vật liệu giâm hom là cành bánh tẻ, nửa hóa gỗ, không
bị sâu bệnh thông thường thì khoảng 45 - 60 ngày cắt hom một lần, tùy theo
điều kiện thời tiết trong năm, điều kiện đất đai và chăm sóc ở từng nơi.
+ Dùng kéo cắt cành hoặc dao sắc cắt các cành đủ tiêu chuẩn (chú ý: khi
cắt phải để lại 1-2 lá của cành lấy hom, để tạo chồi cho lần cắt sau), cắt bớt 1/3
phiến lá của các lá non của cành hom để giảm bớt thoát hơi nước.
+ Việc cắt hom từ vườn vật liệu phải cắt vào buổi sáng và chiều mát.
Cành đã cắt phải bảo quản nơi giâm mát và được giâm hom ngay trong ngày.
- Cắt hom giâm và giâm hom:
+ Dùng kéo cắt cành hoặc dao ghép sắc cắt hom để hom không bị dập nát.
Hom dài khoảng 20 - 25 cm (hom ngọn) gồm 4 - 6 nách lá, cắt bớt 1/2 diện tích
phiến lá cho hom giâm.
+ Hom đã cắt phải được ngâm ngay vào dung dịch chống nấm Benlatte C
nồng độ 0,3% (3g cho một lít nước) trong thời gian 15 - 20 phút, sau đó vớt hom
ra khay cho ráo nước. Khi giâm hom phải chấm gốc hom vào chất điều hòa sinh
trưởng IBA 1500 ppm từ 1 - 1,5 cm phần gốc hom và cấy ngay vào luống giâm
hom. Hom cắt lần nào phải cấy ngay trong ngày và không được để qua đêm.
+ Trước khi cấy hom vào luống giâm, giá thể giâm hom phải được sử lý
thuốc chống nấm là Benlate C 0,3% (3g hoà trong một lít nước) phun đều trên
toàn bộ mặt luống để giảm thiểu nguy cơ của nấm bệnh, phơi khô luống giâm
dưới nắng 3-4 ngày, trước khi cấy hom cần tưới đủ ẩm luống giâm.
+ Độ sâu cấy cây hom là 3- 4 cm, khoảng cách cây giữa hai hàng thông
thường 8 - 10 cm và cây trong hàng từ 7 - 8 cm.
- Chăm sóc hom giâm:
+ Sau khi cấy xong, phải phun tưới hom giâm đủ ẩm và phủ kín lều giâm
hom bằng nilon trắng để giữ ẩm. Những ngày nắng gắt thì phải tăng độ tàn che

của lều giâm để giảm bớt nhiệt độ trong lều giâm hom.
+ Việc tưới phun cho hom giâm phải được tiến hành hàng ngày, đặc biệt
là 30 - 40 ngày đầu sau khi giâm hom. Việc tưới phun vào ban đêm là không cần
thiết.
+ Lều tưới phun có hệ thống tưới phun tự động hoặc bán tự động thì một
lần phun là khoảng 15 - 20 giây, thời gian giãn cách giữa 2 lần phun: Ngày nắng
gắt thì khoảng cách giữa 2 lần phun là 30 - 45 phút phun một lần; Những ngày
trời râm mát thì 60 - 90 phút phun một lần.

12


+ Lều giâm hom tưới bằng bình phun tay thì thời gian giãn cách giữa 2
lần phun có thể dài hơn, song phải đảm bảo mặt lá luôn luôn ẩm và hom không
bị héo do thiếu nước.
- Vào bầu cây hom:
+ Sau khi giâm hom khoảng 60 - 75 ngày cây hom bắt đầu ra rễ. Khoảng
90 -100 ngày cây hom đã ra rễ ổn định ta tiến hành vào bầu cây.
+ Hỗn hợp ruốt bầu là 69% đất vườn ươm + 1% super lân + 30% hỗn hợp
chất hữu cớ ủ hoai (Thành phần hỗn hợp chất hữu cơ gồm: 20% phân chuồng +
40% trấu + 40% mùn cưa) .
+ Hỗn hợp ruột bầu phải được chế biến sẵn, trộn đều.
- Đưa hỗn hợp vào bầu nên kết hợp cùng lúc với việc cấy cây (vào bầu
cây) để tránh cho rễ cây hom không bị tổn thương. Những cây hom có rễ quá dài
phải dùng kéo sắc cắt bớt.
+ Sau khi vào bầu, cây hom phải được tưới đủ ẩm và chuyển ra khu huấn
luyện.
- Chăm sóc cây hom:
+ Sau khi vào bầu, cây hom được đưa sang vườn huấn luyện, cây hom cần
được tưới đủ ẩm thường xuyên ngày 2 lần vào sáng sớm 7- 8 giờ sáng và chiều

mát 4-5 giờ chiều, lượng nước tưới 4 -5 lít/1m2 bầu.
+ Cây hom cần được che bớt ánh sáng trực xạ từ 50 - 60%.
+ Định kỳ làm cỏ phá váng cho cây hom.
+ Sau 60-70 ngày giảm dần độ che bóng cho cây hom xuống 20 - 30%
ánh sáng trực xạ.
+ Định kỳ bón thúc cho cây hom 15 ngày 1 lần, lượng phân bón thúc là
dung dịch NPK 1% phun 2 -3 lít dung dịch/ 1m2 bầu.
+ Sau 18 - 20 tháng tuổi cây hom có đường kính gốc 0,5 - 0,8 cm, chiều
cao từ 50 - 60 cm trở lên, cây xanh tốt, không sâu bệnh là đủ tiêu chuẩn trồng.
+ Trước khi trồng 1 tháng cây hom cần được đảo bầu, mục đích là loại
những cây không đạt tiêu chuẩn để chăm sóc tiếp và huấn luyện cây hom thích
hợp dần với điều kiện nơi trồng.

13


Hình 7: Các bước kỹ thuật giâm hom
2.2. Kỹ thuật ghép
2.2.1. Tạo gốc ghép.
- Cây con làm gốc ghép phải được gieo ươm từ hạt của những cây mẹ
khoẻ mạnh, ươm trong bầu Polyetylen 20 x 25 cm. Hỗn hợp ruột bầu gồm 60%
đất vườn ươm + 40% phân Campốt (Thành phần Campốt gồm: 19% phân
chuồng + 40% trấu + 40% mùn cưa + 1% super lân) cây con được nuôi dưỡng
trong vườn ươm từ 18 - 24 tháng tuổi. Sau đó chọn những cây có đường kính
gốc từ 1,0-1,5 cm, chiều cao từ 0,6 - 0,8m. Cây khoẻ mạnh, sức sinh trưởng tốt,
không sâu bệnh.
2.2.2. Bố trí vườn ươm.
- Vườn ươm phải được bố trí ở nơi cao ráo, thoát nước.
- Cây con phải được xếp thành luống, hàng ngang trên luống xếp từ 4- 6
bầu sát nhau. Cứ hai hàng ngang xếp sát nhau lại chừa một thân bầu giữa các

hàng ngang và xung quanh luống lấp đất cao khoảng 2/3 bầu.
2.2.3. Chọn và xử lý cành ghép.
- Cành ghép là cành được lấy từ cây mẹ trồng ở vườn vật liệu giống, chọn
những cành bánh tẻ có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng đường kính gốc ghép, có
mắt và lá trên cành thưa, có sinh trưởng tốt không sâu bệnh.

14


- Dùng dao hoặc kéo thật sắc cắt cành ghép có chiều dài khoảng 10-12 cm
cắt tất cả các lá trên cành ghép, bảo quản ẩm, sau đó chuyển về vườn ươm và
phải ghép ngay không nên để cành ghép qua đêm.
2.2.4. Thời vụ và thời tiết ghép.
- Thời vụ ghép từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau tốt nhất là tháng 12,
tháng 1 và tháng 2 năm sau (cuối đông và đầu xuân).
- Nên tiến hành ghép vào những ngày giâm mát, tuyệt đối không ghép vào
những ngày có mưa.
2.2.5. Kỹ thuật ghép.
* Ghép áp nối cành:
- Vị trí ghép trên gốc ghép: ghép ở độ cao từ 25 - 35 cm trên thân cây làm
gốc ghép, dùng dao thật sắc cắt vát vào thân cây (gốc ghép) từ dưới lên dài 4-5
cm.
- Cắt cành ghép: Chọn cành ghép có đường kính tương ứng hoặc nhỏ hơn
một ít, cắt vát từ trên xuống dài khoảng 4-5 cm (cành ghép).
- Sau đó áp cành ghép vào gốc ghép đã xử lý, việc cắt vát để bề mặt tiếp
xúc của cành ghép với gốc ghép càng khít nhau càng tốt (Hình 8).

Hình 8: Cách ghép áp nối cành
* Ghép áp cành bên:


15


- Vị trí cây gốc ghép: ở độ cao 25-30 cm của cây gốc ghép, cắt ngọn ở chỗ
tiếp giáp mắt của đốt. Dùng dao sắc rạch miệng ghép ở phía dưới cuống lá của
mắt đốt cây gốc ghép, mặt vát dài 1,2-1,5 cm. Cắt miệng ghép dài 2,5-3 cm theo
chiều thẳng đứng.
- Cắt cành ghép: Dùng đoạn cành ghép có 2 mắt, dài 5-6 cm, dùng dao cắt
vát sát mặt đốt ở phía cây ghép dài 2,5-3 cm, mặt còn lại dài 0,5 cm (Hình 9)
- Cành ghép được gép với gốc gép, đảm bảo vỏ cây 2 bên ăn khớp. Dùng
nilon quấn như trên.
* Ghép nêm:
- Vị trí cây gốc ghép: ở độ cao 25-30 cm của cây gốc ghép, cắt ngọn ở chỗ
tiếp giáp mắt của đốt. Xẻ dọc miệng ghép dài 2,5-3 cm theo chiều thẳng đứng.
- Cắt cành ghép: Dùng đoạn cành ghép có 2 mắt, dài 5-6 cm, dùng dao cắt
vát sát mặt đốt ở cả 2 phía cây ghép dài 2,5-3 cm (Hình 10).
- Cành ghép được nêm với gốc gép, đảm bảo vỏ cây 2 bên ăn khớp.

Hình 9: Ghép áp cành bên
Hình 10: Ghép nêm
- Chú ý: Các thao tác ghép phải nhanh và chính xác, tạo điều kiện cho
cành ghép và mắt ghép được nhanh liền và cành ghép không bị khô.
- Sau khi gép xong dùng dây nilon mềm quấn chặt từ phía dưới lên sao
cho lớp nọ xếp lên lớp kia, dùng túi nilon trắng nhỏ chụp lên cành ghép và chụp
qua vị trí ghép sau đó buộc chặt sao cho nước mưa hoặc nước tưới không vào
được chỗ tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép.
2.2.6. Kỹ thuật chăm sóc cây giống sau khi ghép.

16



- Thường xuyên nhổ cỏ và dùng que nhọn phá váng mặt bầu.
- Tưới nước ngày hai lần một lần vào buổi sáng từ 7- 8 giờ sáng và một
lần vào 4-5 giờ chiều, lượng nước tưới khoảng 4-5 lít /m2 bầu. Khi tưới không
được tưới vào chỗ tiếp xúc giữa cành ghép và gốc ghép. Chú ý sau mỗi trận mưa
nếu có nước trong túi nilon chụp cành ghép thì phải tháo túi chụp, sau đó lại
chụp lại (Hình 11).
- Khi cành ghép bật chồi được 2- 4 lá thì tháo bỏ túi chụp để chồi ghép
phát triển bình thường (Hình 12).
- Chú ý thường xuyên cắt tỉa các chồi mọc ở gốc ghép và mỗi cành ghép
chỉ để lại nhiều nhất là 3 chồi mọc theo 3 hướng khác nhau.
- Bón thúc: khi chồi ghép đã ra được 6- 8 lá có thể tưới phân cho cây ghép
15 ngày một lần, lượng phân tưới là dung dịch NPK 1%, tưới trung bình khoảng
2-3 lít / 1m2 bầu và tưới vào buổi chiều mát. Chú ý không tưới vào lá non và chỗ
ghép.
- Dàn che cao từ 1,8 - 2,0 m, dùng lưới nilon đen che bớt ánh sáng trực xạ
khoảng 50 - 60% khi cây ghép đã bật chồi ổn định (sau 2 tháng ghép) giảm dần
độ che bóng xuống 20-30%.
- Trước khi cây ghép đem trồng từ 1-2 tháng phải bỏ giàn che bóng hoàn
toàn để huấn luyện cây ghép thích hợp dần với điều kiện nơi trồng.

Hình 11: Túi nilong phủ cây ghép

Hình 12: Cây ghép tháo bỏ túi phủ

2.3. Tiêu chuẩn cây con

17



- Cây con là cây ghép hoặc cây giâm hom được lấy hom giống từ những
cây sai quả ở vườn vật liệu giống đã được công nhận giống.
- Cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh có màu xanh sẫm, có bộ lá tốt.
- Cây không bị sâu bệnh, không bị cỏ dại xâm lấn, đã qua huấn luyện để
có ngọn chính.
- Hệ thống rễ phát triển tốt, rễ cọc không bị xoắn lại, rễ không bị lệch và
không để trong bầu quá lâu.
- Thân cây không bị hại hoặc không bị loét, vết ghép đã liền sinh, ít nhất
là có hai ngọn trên cành ghép (đối với cây ghép).
- Cây giâm hom thì cây con có thời gian nuôi dưỡng trong vườn ươm lớn
hơn 18 tháng tuổi, cây con khi đem trồng phải đạt về đường kính gốc ≥ 0,6cm,
chiều cao ≥ 0,6m.
- Cây ghép thì chồi ghép ít nhất phải được nuôi trong vườn ghép từ 6 - 12
tháng tuổi khi đem trồng cây giống có đường kính chồi ghép sát với vị trí ghép ≥
0,5 cm, chiều cao cây ghép ≥ 0,6 m. Trước khi trồng 1 tháng cần đảo bầu cho
cây ghép, có chiều cao của chồi ghép ≥ 0,5 m là đạt tiêu chuẩn trồng và chăm
sóc tiếp những cây ghép chưa đủ tiêu chuẩn còn lại.
2.4. Chú ý:
Cây Mắc-ca là cây lấy quả, nên khâu chọn giống để trồng sẽ quyết định
rất lớn đến năng suất, sản lượng hạt của vườn quả sau này. Do đó, trong quá
trình trồng cần lựa chọn những giống tốt, giống đã qua khảo nghiệm, có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng.
Đối với các hộ nông dân hoặc các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trồng Mắcca, nhưng không có điều kiện và khả năng nhân giống, tạo giống cây con bằng
phương pháp giâm hom hoặc ghép thì nên liên hệ mua giống tại các cơ sở sản
xuất giống Mắc-ca có uy tín.
Hiện nay, ở Việt Nam có 2 đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận giống cho cây Mắc-ca:
(1) Viện Nghiên cứu giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp, phường
Đức Thắng – Bắc Từ Liêm – Hà Nội.
(2) Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản, hẻm 25, phường Tân

Mai – Hoàng Mai – Hà Nội.

18


PHẦN IV. KỸ THUẬT TRỒNG MẮC-CA
1. Xử lý thực bì
- Phát trắng toàn bộ diện tích trước khi tiến hành làm đất toàn diện. Nếu
nơi không có điều kiện thì làm đất cục bộ.
- Trong quá trình làm đất, hạn chế tối đa việc cày xới lớp đất mặt.
- Dọn thực bì toàn diện và thu gom những cành nhánh thành các hàng cắt
ngang dốc, chừa lại chỗ cho nước chảy và đốt khi an toàn.
Chuẩn bị đất trồng phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới.
2. Làm đất
2.1. Đào hố:
Thông thường đào hố trước mùa trồng khoảng 01 tháng, kích thước hố 80
x 80 x 80 cm.
Khi đào hố cần phải chú ý để lớp đất mặt không bị trộn lẫn với đất kém
dinh dưỡng được đào lên từ đáy hố (hình 13).

Hình 13: Kỹ thuật đào hố

Hình 14: Kích thước hố sau đào

2.2. Thiết kế hàng trồng:
Đối với địa hình có độ dốc bình quân ≤ 50 thì thiết kế hàng trồng theo
hướng vuông góc với chiều dốc chính.
Đối với địa hình có độ dốc bình quân 50-150 thì thiết kế hàng trồng theo
đường đồng mức.
Đối với địa hình có độ dốc bình quân ≥150 thì bắt buộc thiết kế hàng trồng

theo đường đồng mức và làm đất bậc thang.
Chú ý: Ưu tiên hướng hàng theo hướng Bắc – Nam, khi hướng dốc đã
được giải quyết, để ánh sáng mặt trời chiếu đến cả hai phía của hàng.

19


2.3. Thiết kế bậc thang
Bậc thang theo đường đồng mức được xây dựng bằng cơ giới hoặc thủ
công tùy theo điều kiện cụ thể ở bảng sau:
Bảng 6: Kích thước đào đắp của đường đồng mức bậc thang theo độ dốc
Chiều rộng bậc thang
Chiều cao taluy
Độ dốc bình quân (0)
đồng mức (m)
dương (m)
5
2,0
0,3
10
1,9
0,3
15
1,8
0,4
20
1,7
0,5
25
1,6

0,5
Bậc thang theo đường đồng mức có độ dốc nghiêng 100 từ taluy âm vào
taluy dương, thành taluy dương nghiêng về phía đầu dốc 10 0 so với phương
thẳng đứng (hình 15).

Hình 15: Mặt cắt ngang bậc thang theo đường đồng mức trên đất dốc
2.4. Thiết kế bờ mương chống xói mòn
Trên đất dốc bình quân > 100 phải xây dựng hệ thống mương bờ chống
xói mòn theo khoảng cách giữa các mương bờ như sau:
Bảng 7: Khoảng cách giữa hai bờ mương theo độ dốc
Khoảng cách giữa hai bờ mương
Độ dốc bình quân (độ)
Số hàng cây
Khoảng cách (m)
5 - 10
15
105
10 - 15
11
77
15 - 20
9
72
20 - 25
7
56
25 - 30
5
40


20


Hình 16: Mặt cắt ngang của bờ mương chống xói mòn độ dốc 100
Yêu cầu: Các mương được thiết kế liên tục, không ngắt quãng để dẫn
nước ra các hợp thủy tự nhiên, tuyệt đối không để nước trong mương chảy ra
các đường ranh hoặc mặt vườn.
3. Mật độ trồng
Mật độ trồng tuỳ thuộc vào kích thước tán của từng giống, loại đất, đặc
điểm khí hậu, phương thức canh tác và mức đầu tư:
- Mật độ trồng từ 204 - 333 cây/ha áp dụng đối với trồng tập trung.
- Mật độ 67-100 cây/ha áp dụng trồng xen với cây nông nghiệp dài ngày.
Bảng 8: Cự ly và mật độ trồng Mắc-ca
Cự ly
(m)
5x6

6x7

Số
cây/ha
333

238

7x7

204

10 x 10


100

10 x 15

67

Điều kiện áp dụng

Giống

Chỉ thích hợp cho giống có tán đứng, đất xấu,
mức đầu tư cao, giai đoạn đầu có thể trồng
xen cây nông nghiệp ngắn ngày (đậu, lạc, lúa
nương,…)
Chỉ thích hợp cho giống có tán trung bình, độ
dốc lớn, mức đầu tư thấp, giai đoạn đầu có
thể trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày
(ngô, sắn, đậu, lạc,…)
Thích hợp cho giống có tán rộng, đất tốt, độ
dốc lớn hoặc trồng xen cây nông nghiệp ngắn
ngày (ngô, sắn, đậu, lạc,...).
Trồng xen cây nông nghiệp dài ngày, độ dốc
nhỏ (chè, chuối,….)
Trồng xen cây nông nghiệp dài ngày thâm
canh cao, độ dốc lớn (chè, cà phê,….)

A38, 816,
842, H2,
344, 741


21

800, 849,
816, 842
OC,
Daddow,
A4, 246


4. Bón phân
Bón lót (50 kg phân chuồng hoai + 0,5kg NPK)/hố, đối với nơi đất chua
bón thêm 300g vôi bột/hố, trộn phân lấp hố trước khi trồng ít nhất 15 ngày.
Lấy lớp đất mặt lấp khoảng nửa hố, sau đó trộn đều phân hữu cơ, phân
NPK với lớp đất mặt xung quanh để lấp đầy hố.
Cắm cọc tiêu ở giữa tâm hố để đánh dấu điểm trồng.
5. Phương thức trồng
5.1. Phương thức trồng tập trung
Một vườn quả thường trồng từ 2- 4 dòng, bố trí trồng từng dòng theo từng
hàng xen nhau.
Kết hợp trồng xen canh lạc, ngô, sắn hoặc lúa nương bên dưới cây Mắc-ca
trong 3- 4 năm đầu giúp người dân có thu nhập tạm thời.
Trồng xen cây họ đậu, tăng khả năng cải tạo đất, giảm xói mòn.

Hình 17: Mắc-ca trồng tập trung
5.2. Phương thức trồng xen cây Mắc-ca
Mật độ 67-100 cây/ha, để tăng khả năng thụ phấn giữa các dòng trồng từ
3-5 dòng, bố trí trồng từng dòng xen nhau.
Đối với mô hình trồng xen chè: Cây Mắc-ca trồng giữa 2 hàng chè, cứ
khoảng 6-8 hàng chè thì trồng một hàng cây Mắc-ca, cự ly trồng (10 x 10 m

hoặc 10 x 15 m) tuỳ địa hình. Giai đoạn đầu năm 1-2 có thể trồng xen: cây họ
đậu, lạc giữa các hàng chè và hàng Mắc-ca (hình 18).

22


Đối với các mô hình khác có thể trồng tương tự, nhưng phải bón phân cho
cây trồng xen và dùng các vật dư thừa thực vật sau khi thu hoạch để tủ gốc cho
cây Mắc-ca.

Hình 18: Mô hình trồng xen Mắc-ca với chè + đậu tương
6. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng thích hợp nhất là trồng vào đầu mùa mưa (tháng 7-8).
Tránh trồng Mắc-ca trong các điều kiện gió mạnh, nóng và khô.
Cây con phải được huấn luyện để chịu được nắng và chịu được tưới ướt.
Tránh trồng vào lúc nóng nhất trong ngày và đảm bảo đủ ẩm trong đất.
7. Kỹ thuật trồng
7.1. Kỹ thuật trồng cây Mắc-ca
Lấp đủ phần đất bị mất và đảm bảo sao bằng mặt đất cũ.
Tưới nước cho cây trước khi trồng, bầu cây sau đó bóc bỏ vỏ bầu, khi bóc
vỏ bầu tránh làm vỡ bầu.
Kiểm tra lại bộ rễ, làm thẳng các rễ lớn ở phía dưới và dùng kéo cắt cành
tỉa bớt các rễ bị gãy dập trong quá trình vận chuyển.
Đặt cây ngay ngắn vào giữa hố đã đào sẵn, làm sao để bộ rễ phía dưới toẽ
ra được. Khi trồng cây ghép phải để chồi ghép hướng về hướng gió chính, để
hạn chế ảnh hưởng đến chồi ghép.

23



Lấp đất tơi và ấn nhẹ xung quanh, tiếp tục xới lớp đất mặt xung quanh
vun vào cho đầy hố. Nếu đất bị khô thì lấp đất một nửa hố rồi nén nhẹ, sau đó
tiếp tục lấp đầy hố, chừa một vành đất nông trên mặt để giữ nước (hình 19).

Hình 19: Kỹ thuật trồng
Sau khi trồng cần phủ một lớp rơm rác, hoặc cỏ khô dày 10 -15 cm, nhằm
giữ ẩm cho đất (hình 20). Dùng gậy chống cho những cây yếu và nghiêng.
Sau 2-3 tuần thì đi kiểm tra tỷ lệ cây chết và tháo hết dây chỗ vết ghép để
cây không bị thắt.

Hình 20: Tủ gốc cây Mắc-ca sau khi trồng

24


7.2. Trồng đai chắn gió
Gió sẽ làm gãy cành Mắc-ca cũng như làm giảm thu hoạch của vườn quả.
Nếu có đất thì nên trồng đai chắn gió 3-5 hàng cây để giảm ảnh hưởng của gió.
Về nguyên tắc thì cây chắn gió nên trồng cách Mắc-ca ít nhất 15 m để
giảm sự cạnh tranh nước, ánh sáng và chất dinh dưỡng với cây Mắc-ca.
Cần để lại quần thể cây gỗ trên đỉnh đồi và chung quanh đồi làm đai chắn
gió. Trồng cây chắn gió chọn cây thường xanh, có tán rộng, dày như: keo, thông,
vối thuốc,…
8. Chăm sóc
8.1. Chăm sóc cây non
* Chăm sóc và trồng dặm cây năm thứ nhất:
- Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời ở vị trí gốc
ghép để cho chồi ghép phát triển tốt.
- Trồng dặm lần thứ nhất những cây chết và cây có mắt ghép chết sau khi
trồng 1 tháng, trồng dặm lần thứ hai những cây chết và cây kém phát triển sau

khi trồng 2 tháng.
- Trồng dặm bằng cây con đúng giống và có mức phát triển tương đương
với cây trên vườn.
- Sau khi trồng, làm sạch cỏ xung quanh gốc đường kính 1,5m, kết hợp
tạo đường đồng mức.

Hình 21: Tỉa lá phía dưới chồi hoặc vết ghép

25


×