Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Môn Quản lý học đại cương và Môn Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.73 KB, 22 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
(Gửi tặng các bạn trong nhóm)
I.

Môn Quản lý học đại cương

Vấn đề 1. Khái niệm quản lý, Các yếu tố cấu thành của hoạt động
quản lý.
Vấn đề 2: Tư tưởng Đức trị của Khổng Tử
Vấn đề 3. Thuyết quản lý theo khoa học của Taylor
Vấn đề 4: Lập kế hoạch. Vai trò của việc lập kế hoạch
Vấn đề 5: Quyết định quản lý. Đặc điểm, vai trò của Quyết định quản

Vấn đề 6: Thông tin quản lý. Yêu cầu đối với thông tin quản lý
II.

Môn Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Vấn đề 1: Mô hình bộ máy quan liêu thư lại theo Max Weber
Vấn đề 2: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
Chính phủ.
Vấn đề 3: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
UBND.
Vấn đề 4: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vấn đề 5. Những nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt động của các cơ
quan hành chính nhà nước.

1



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN QUẢN LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Vấn đề 1. Khái niệm quản lý, Các yếu tố cấu thành của hoạt động
quản lý.
Quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nổ lực tập
thể để thực hiện nhiệm vụ chung nhằm hoàn thành mục tiêu chung. Quản lý
diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Xã
hội càng phát triển dựa trên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của
phân công và hiệp tác lao động. Trình độ xã hội hoá càng cao, yêu cầu quản
lý càng cao và vai trò của nó càng tăng lên. Tuy nhiên, quản lý với tư cách là
một khoa học độc lập thì còn rất mới mẻ, như Laurence Lowell nhận xét:
“quản lý là nghiệp xưa nhất và là nghề mới nhất”. Những tư tưởng về quản
lý đã xuất hiện từ thời xa xưa, nhưng cho đến thế kỷ 18-19, dưới tác động
của cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện các công xưởng, máy móc ngày
càng nhiều và phức tạp, quy mô sản xuất ngày càng lớn, lực lượng lao động
ngày càng đông đòi hỏi các chủ xí nghiệp phải tìm cách tổ chức và quản lý
xí nghiệp của mình và từ đó xuất hiện các trường phái quản lý.
Mỗi một học thuyết nghiên cứu tổ chức quản lý ở những giác độ khác
nhau, trên cơ sở triết học và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Chính vì
vậy mà có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý, không có khái niệm nào
được chấp nhận phổ biến. Tuy nhiên có thể hiểu: quản lý là sự tác động có
tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt
mục tiêu định trước.
Từ định nghĩa ở trên, quá trình quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý – luôn là con
người (cá nhân hoặc tổ chức). Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản
lý bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên
tắc nhất định.
- Đối tượng quản lý: là đối tượng tiếp nhận trực tiếp sự tác động của
chủ thể quản lý - đó là con người (cá nhân, tổ chức); giới vô sinh; giới sinh
vật.

- Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm định
trước được chủ thể quản lý đặt ra. Mục tiêu được thể hiện ở các kết quả, các
giá trị. Mục tiêu là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý
cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp.
- Môi trường quản lý. Môi trường của quản lý bao gồm môi trường tự
nhiên (như vị trí địa lý, điều kiện khí hậu...); môi trường chính trị; môi
2


trường pháp lý; môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội. Môi trường ảnh hưởng
đến việc thiết lập mục tiêu quản lý và tiến trình quản lý.
Từ đó, có thể đưa ra sơ đồ khái niệm quản lý như sau:
Công cụ
quản lý
Chủ thể

Đối tượng

Mục tiêu

quản lý

quản lý

quản lý

Phương pháp
quản lý
Tuỳ theo từng loại đối tượng khác nhau mà chủ thể quản lý có các
nguyên tắc, công cụ, hình thức, phương pháp quản lý khác nhau, từ đó có thể

chia ra các dạng quản lý khác nhau.
- Quản lý giới vô sinh (nhà xưởng, ruộng đất, hầm mỏ, máy móc, sản
phẩm.v.v.).
- Quản lý giới sinh vật (vật nuôi, cây trồng).
- Quản lý xã hội (đảng, đoàn thể, nhà nước, tổ chức kinh tế, hiệp hội
v.v.).
Trong các dạng quản lý này, quản lý xã hội là dạng quản lý phức tạp
nhất vì:
Thứ nhất: đối tượng quản lý là con người trong xã hội.
Thứ hai, Trong xã hội các quan hệ xã hội phát triển đa dạng, phức tạp,
phong phú.
Thứ ba, các công cụ, phương tiện và phương pháp quản lý xã hội sử
dụng rất đa dạng và phong phú.
Thứ tư, Hoạt động quản lý xã hội còn mang tính giai cấp, tính chính
trị phù hợp với từng hoàn cảnh kinh tế - xã hội nhất định.
Vấn đề 2: Tư tưởng Đức trị của Khổng Tử
- Hoàn cảnh ra đời tư tưởng Đức trị
Tư tưởng Đức trị ra đời vào cuối thời Xuân Thu (770 – 403 TCN),
đây là thời kỳ suy tàn của nhà Chu. Trong thời kỳ này, quyền hành thiên tử
3


nhà Chu rơi vào tay người khác, thiên tử không thể thống lĩnh được chư
hầu, các giai cấp trong xã hội mâu thuẫn sâu sắc nhất là mâu thuẫn giữa
giai cấp thống trị và nhân dân lao động. Mặt khác, sản xuất thời kỳ này chủ
yếu là nông nghiệp, thủ công, năng suất thấp, người nông dân lại phải nộp
thuế nặng, đời sống đói khổ, hầu hết đều mù chữ, thất học.
- Tiểu sử tác giả
Khổng Tử (551-479 TCN) tức Khổng Khâu hay còn gọi là Trọng Ni,
Khổng Phu Tử sinh ra ở nước Lỗ. Cha Khổng tử là một võ quan nhỏ ở nước

Lỗ, qua đời khi ông mới 2 tuổi. Chức quan đầu tiên Khổng tử được nhận là
chức Trung đô tể (coi ấp Trung Đô- kinh đô của nước Lỗ) khi ông đã 51
tuổi. Sau đó, ông giữ các vị trí quan trọng trong triều như Tư Không
(Thượng thư Bộ Công); Đại Tư Khấu (Thượng thư Bộ Hình), Nhiếp tướng
sự (Tướng quốc thứ nhì). Khi thấy nước Lỗ mới hết loạn mà vua đã lao vào
cuộc ăn chơi, không còn trọng những người dưới quyền nữa nên Khổng tử
đã tự ý bỏ Lỗ đi tìm một vị minh quân biết dùng người song suốt hơn 13
năm ông không tìm được một vị vua sáng, một nơi cho ông hành đạo của
mình, cuối cùng về lại quê nhà viết sách và dạy học. Ông đã được UNESCO
công nhận là “danh nhân văn hoá thế giới”.
- Nội dung của thuyết đức trị
Với triết lý “nhân tri sơ tính bản thiện” tức là con người sinh ra đều có
bản chất thiện, nhưng khác nhau về năng lực, hoàn cảnh sống và sự phấn
đấu nên đã hình thành những nhân cách không giống nhau. Bằng sự học tập,
tu dưỡng không ngừng, con người dần hoàn thiện “bản chất người” của
mình. Những người hiền này có sứ mệnh giáo hoá xã hội, làm cho xã hội trở
nên có nhân nghĩa và thịnh trị. Thuyết Đức trị của Khổng Tử hướng tới việc
xây dựng một xã hội nhân bản, phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con
người, lãnh đạo – cai trị họ theo nguyên tắc: người trên noi gương, kẻ dưới
tự giác noi theo.
Dựa trên triết lý trên, Thuyết Đức trị của Khổng tử đề cập tới một số
nội dung chính như sau:
+. Quan niệm về nhà quản lý: (nhà quản lý là ai?)Vua, quan có trách
nhiệm cai trị, giáo hoá điều nhân cho dân chúng, phải làm cho nhân dân tin
tưởng và phục tùng. Muốn vậy, nhà quản lý phải có “nhân”, nhân là yêu
người. Để đạt tới “nhân” nhà quản lý cần năm đức tính: Cung, khoan, tín,
mẫn, huệ. Cung kính thì không bị khinh nhờn, nhân hậu thì được lòng người,
thành tín thì được người ta tín nhiệm, cần mẫn thì thành công, từ huệ thì sử
dụng được người. Có hai con đường trở thành quan. Một là con cái của tầng
lớp quí tộc có được chức vụ do tục "truyền tử", làm quan rồi mới học lễ

nghĩa. Thứ hai là những người thuộc tầng lớp bình dân được học tập kĩ trước
4


khi làm quan. Khổng tử cho loại quan thứ hai cao hơn vì họ thường cai trị tốt
hơn.
+ Quản lý con người: Dùng người là nhân tố quyết định đối với sự
thành bại của tổ chức. Vì vậy, cần chọn người có trí; Chọn người theo năng
lực, tài đức, không dựa vào giai cấp, huyết thống; Không nên quá cầu toàn vì
người tài không nhiều, cần phân biệt được cán bộ để đặt đúng chỗ, giao việc
đúng người; Phải có chính sách đối với cán bộ, thưởng phạt công bằng;
Trọng hiền đi liền với trừ ác.
+ Chính sách trị dân
Trong chính sách trị dân của Khổng tử đề cập tới 3 nội dung chính đó
là dưỡng dân, giáo dân và chính hình.
Dưỡng dân: Làm cho dân no đủ; Đánh thuế nhẹ, vua phải biết tiết
kiệm, không lãng phí, cái gì có lợi cho dân thì mới làm; Khiến dân làm việc
phải hợp thời, bắt dân làm xâu khi rảnh việc; Phân phối quân bình là quan
trọng nhất “… Không lo thiếu mà lo sự phân phối không quân bình, không
lo ít dân mà lo xã tắc không yên. Phân phối quân bình thì dân không nghèo,
hoà thuận thì dân sẽ không ít, như vậy xã tắc sẽ yên ổn, chính quyền không
nghiêng đổ".
Giáo dân: Dạy dân là một cách yêu dân, dân được giáo hoá rồi thì dễ
sai bảo, dễ trị. Sự học có vai trò quyết định đối với việc hình thành nhân
cách. Nhà cầm quyền có hai cách để giáo hoá dân: cách tốt nhất là làm
gương cho dân; thứ hai là dạy dỗ dân “tiên học lễ, hậu học văn”. Các
phương tiện dạy dỗ dân là lễ và nhạc. Bất đắc dĩ mới dùng tới hình pháp, xã
hội lấy gia đình làm cơ sở và hình mẫu, trọng hiếu đễ, yêu trẻ kính già, mọi
người trọng tình cảm, yêu thương giúp đỡ nhau.
Chính hình: Chính là dùng lệnh; hình là hình pháp. Ông không thích

chính hình nhưng không phủ nhận vai trò của nó. Khi xử kiện ông cũng như
người khác nhưng ông vẫn cho rằng làm sao để dân khỏi kiện nhau mới hơn
“Dùng đạo đức để dẫn dắt dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân
biết hổ thẹn mà theo đường chính”.
+ Cách thức quản lý: Khổng Tử đề ra thuyết "chính danh". Mỗi vật,
mỗi người trong xã hội đều có công dụng, địa vị nhất định và tương ứng với
một "danh" nhất định. Danh cũng có tiêu chuẩn riêng. Vật nào, người nào
mang danh nào phải thực hiện được những tiêu chuẩn đó gọi là chính danh,
nghĩa là phải làm việc đúng với chức vị, danh hiệu được giao, để "Vua cho
ra vua, tôi cho ra tôi, cha ra cha, con phải ra con". Muốn chính danh thì thân
phải chính (có nhân), không chấp nhận thói xảo trá, lừa lọc, lạm dụng chức
quyền. Đã mang danh là vua phải làm tròn chức trách một vị vua, không sẽ
mất cả danh và ngôi. Phải gọi sự vật bằng đúng tên của nó khiến danh đúng
5


với thực chất của sự vật. Ai giữ phận nấy và làm tròn phận sự của mình, xã
hội nhờ đó trở nên có trật tự, kỉ cương và thịnh trị.
Nội dung xuyên suốt trong tư tưởng quản lý của Khổng tử là “đức trị”,
nên vai trò của pháp chế và lợi ích kinh tế trong xã hội không được coi
trọng. Sự phủ nhận này được thể hiện trong câu nói “nếu nhà cầm quyền
chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân chúng, thì dân sợ mà chẳng
phạm tội đó thôi. Vậy muốn dẫn dắt dân chúng, nhà cầm quyền phải dùng lễ
tiết, đức hạnh thì chẳng những dân chúng biết hổ ngươi, lại còn cảm hoá họ
trở nên tốt lành”. Tư tưởng “đức trị” của Khổng tử là một công cụ hữu hiệu
bảo vệ cho nền phong kiến Trung quốc suốt hai ngàn năm và được coi là tư
tưởng tiêu biểu trong quản lý xã hội của Phương đông.
Vấn đề 3. Thuyết quản lý theo khoa học của Taylor
- Hoàn cảnh ra đời thuyết quản lý theo khoa học
Trước cách mạng công nghiệp, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp tự

cung tự cấp, thu nhập bình quân đầu người thấp, kinh tế trì trệ, chuyên môn
hoá lao động kém. Nền sản xuất đại công nghiệp ra đời dưới tác động của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 đòi hỏi phải áp dụng những
thành tựu đó vào thực tiễn đời sống xã hội. Nhưng việc áp dụng không dễ do
mâu thuẫn đối kháng giữa giới chủ và người lao động, có nguyên nhân từ
phương pháp quản lí mà giới chủ thường dùng trong thời kì đầu của cách
mạng công nghiệp là dùng bạo lực cưỡng bức công nhân. Các cuộc đấu
tranh của công nhân có nguy cơ huỷ hoại sức sản xuất của xã hội và hiệu
quả sản xuất của các tổ chức. Giới chủ đứng trước thách thức là phương
pháp quản lý cũ không còn phù hợp. Vì vậy, khoa học quản lý được đặc biệt
quan tâm, trong đó trường phái quản lý theo khoa học xuất hiện từ cuối thế
kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX với sự đóng góp của nhiều tác giả như Robert
Owen, Henry Lawrence Grantt, Frank Bunker Gilbreth, Charles
Babbage….Trong đó, đại diện tiêu biểu nhất là Frederick Winslow Taylor.
- Tiểu sử tác giả
Frederick Winslow Taylor (1856-1915) sinh ra trong một gia đình luật
sư giàu có ở Mỹ. Năm 18 tuổi, ông thi đỗ vào khoa Luật trường Đại học
Harward nhưng do thị lực giảm nên ông đã nghỉ học. Năm 1874, ông bắt đầu
học nghề chế tạo máy và làm công nhân tại xí nghiệp Hydraulie Works.
Năm 1878, ông làm việc tại nhà máy thép Midvale, ở đây ông đã có những
phát kiến quan trọng, nhận được bằng phát minh về mâm cặp, máy nghiền tự
động, máy rèn, máy tiếp dụng cụ, máy khoan, máy tiện.... Sau đó, ông được
chỉ định làm trưởng kíp, quản đốc, kĩ sư trợ lí và kĩ sư trưởng của nhà máy.
Trong thời gian này ông theo học lớp tại chức toán lý buổi tối tại trường đại
6


học Harward và đến năm 1883 ông giành được học vị tiến sĩ kỹ thuật chế tạo
máy của Viện kỹ thuật Steven. Năm 1885, ông trở thành thành viên của Hội
các kỹ sư cơ khí và sau đó làm Chủ tịch Hội. Ông là các giả của nhiều bài

viết được thuyết trình và đăng trên tạp chí của Hội như: Quản lý phân xưởng
(1903); Các nguyên tắc quản lý theo khoa học (1911); Các ghi chép về sự
chuyển động bằng dây (1893); Hệ thống định mức sản phẩm và nghệ thuật
cắt kim loại (1906). Năm 1898, ông làm cho công ty thép Bethlehem, đến
năm 1901 ông thôi làm việc tại hãng này và dành phần thời gian còn lại để
truyền bá thuyết quản lý theo khoa học. Ông được lịch sử thừa nhận là “cha
đẻ của thuyết quản lý theo khoa học”, một nhà quản lý cả về thực tiễn và
nghiên cứu khoa học
- Nội dung
Với triết lý “con người là con người kinh tế”, Taylor đặc biệt nhấn
mạnh mối quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý, cả chủ và thợ đều
có chung một nhu cầu cơ bản là kinh tế, vì vậy mối quan hệ giữa họ có sự
thống nhất về lợi ích. Dựa trên triết lý này mà thuyết quản lý khoa học đề ra
chính sách quản lý “chiếc gậy và củ cà rốt”.
Trong Thuyết quản lý theo khoa học, Taylor đã xem xét các nội dung
như: khái niệm quản lý, mối quan hệ quản lý, tiêu chuẩn hoá công việc, tiêu
chuẩn hoá công cụ làm việc, chuyên môn hoá lao động và cải tạo môi trường
làm việc.
+ Khái niệm về quản lý : Taylor cho rằng “Quản lý là biết chính xác
điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã hoàn thành
công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
+ Cải tạo mối quan hệ quản lý: Trong thời kỳ công nghiệp, nhà quản
lí có xu hướng độc đoán và lạm dụng quyền lực để thúc ép công nhân làm
việc, từ đó tạo ra một quan hệ sản xuất mâu thuẫn và kém hiệu quả. Nguyên
nhân cơ bản của tình trạng này là mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế giữa chủ và
thợ. Từ đó, Taylor theo đuổi lý tưởng tìm ra một phương thức quản lý khiến
cả chủ và thợ có thể gắn bó, hợp tác với nhau trong tổ chức công nghiệp để
cùng đi tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả và năng suất lao động thông
qua việc khoa học hoá quá trình tác nghiệp.
+ Tiêu chuẩn hoá công việc: là cách thức khắc phục tình trạng không

rõ ràng, thiếu hợp lí trong công việc. Theo đó, phải phân chia công việc
thành những công đoạn chính, giao nhiệm vụ rõ ràng và định mức lao động
hợp lý, tạo điều kiện cho công nhân tăng thêm thu nhập.
+ Chuyên môn hoá lao động: Tách biệt chức năng quản lý và chức
năng tác nghiệp. Nhà quản lý phải lên kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức công việc
và kiểm soát các thủ tục chi tiết liên quan tới quá trình thực hiện kế hoạch
7


sản xuất; Đối với công nhân, phải đào tạo cho họ có chuyên môn để trở
thành lao động chuyên nghiệp, phải lựa chọn những người thợ hạng nhất cho
mỗi công việc .
+ Tiêu chuẩn hoá công cụ lao động: Theo Taylor, ngay cả người công
nhân giỏi nhất cũng cần có công cụ lao động thích hợp với vóc dáng và tính
chất công việc để nâng cao năng suất lao động, và đó là một nghiệp vụ quan
trọng của nhà quản lý. Trên cơ sở nghiên cứu tỉ mỉ các công cụ lao động về
hình dáng, kích thước, trọng lượng... tiêu chuẩn hoá các công cụ lao động
này.
+ Cải tạo môi trường làm việc: Môi trường lao động trong tổ chức,
trước hết là môi trường xã hội bên trong tổ chức cần thiết phải duy trì sự hợp
tác, cùng làm lợi cho nhau, cùng có chung nhiệm vụ phát triển sản xuất giữa
chủ và thợ. Để cải thiện môi trường lao động cần bố trí nơi làm việc một
cách hợp lý, cải tiến công cụ, đặt định mức đúng, khuyến khích công nhân
kiếm tiền, trước hết là xây dựng một quan hệ quản lý hợp tác, thân thiện
giữa chủ và thợ.
+. Chế độ lương, thưởng: Đây là chế độ trả lương chênh lệch theo số
lượng sản phẩm. Nghĩa là căn cứ vào việc công nhân có hoàn thành định
mức hay không để tính các mức tiền lương khác nhau. Nếu không hoàn
thành định mức chỉ được tính tương đương 80% mức lương bình thường;
Nếu hoàn thành vượt mức được tính tương đương 125% mức lương bình

thường. Từ đó, khuyến khích công nhân hoàn thành định mức và vượt định
mức, nâng cao năng suất lao động.
Thuyết quản lý theo khoa học của Taylor đã có ảnh hưởng lớn đến
cuộc Cách mạng công nghiệp tại Mỹ, đưa vấn đề quản lý các nhà máy từ
giai đoạn hỗn loạn, thô sơ chuyển sang quản lý một cách có hệ thống. Trong
đó, Taylor đã nhìn nhận được vai trò của yếu tố con người, sự hợp tác giữa
chủ và thợ kết hợp với các phương pháp quản lý góp phần kích thích người
lao động nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Tuy vậy, sự hiểu biết về
con người còn phiến diện và máy móc, không nhìn ra khả năng sáng tạo của
người công nhân, buộc họ phải làm theo mệnh lệnh, tạo nên sự độc đoán của
người quản lý và biến công nhân trở thành nô nệ của máy móc trong một
quá trình lao động đơn điệu, nhàm chán.
Vấn đề 4: Lập kế hoạch. Vai trò của việc lập kế hoạch
1. Khái niệm
Lập kế hoạch là một hoạt động có ý thức của con người, nó được tiến
hành trước khi con người thực hiện bất kỳ một hoạt động nào đó. Tuy nhiên,
8


có kế hoạch chính thức và kế hoạch phi chính thức. Kế hoạch chính thức là
kế hoạch được viết bằng văn bản. Còn kế hoạch phi chính thức là những kế
hoạch không được viết ra thành văn bản. Trong quản lý tổ chức thì lập kế
hoạch được xem là một chức năng cơ bản nhất và đầu tiên trong tất cả các
chức năng quản lý.
Lập kế hoạch là một tiến trình kết hợp tất cả các mặt hoạt động của
quản lý, là một tiến trình trí tuệ của con người trong việc xác định mong
muốn cái gì và có thể đạt được mong muốn đó như thế nào. Hay nói cách
khác, lập kế hoạch là một quá trình của việc ra quyết định trước xem phải
làm cái gì, làm như thế nào, ai làm, làm khi nào và làm ở đâu để đạt những
mục tiêu nhất định.

Tóm lại, lập kế hoạch là một quá trình nhằm xác định mục tiêu tương
lai, các phương thức thích hợp để đạt mục tiêu đó trong một khoảng thời
gian xác định.
Lập kế hoạch là cần thiết. Thứ nhất, do sự bất định của tương lai cho
nên việc lập kế hoạch trở thành tất yếu, tương lai càng xa thì việc ra các
quyết định càng kém chắc chắn. Thứ hai, ngay cả khi tương lai có độ chắc
chắn cao thì việc lập kế hoạch vẫn là cần thiết vì nhà quản lý cần phải tìm
cách tốt nhất để đạt mục tiêu. Thứ ba, nhà quản lý cần phải đưa ra các kế
hoạch để mọi bộ phận, các thành viên trong tổ chức biết để tiến hành công
việc như thế nào.
Quá trình lập kế hoạch là quá trình xác định các thành phần chủ yếu
như: mục tiêu, biện pháp, nguồn lực và sự thực hiện.
- Các mục tiêu: xác định những kết quả tương lai mà nhà quản lý
mong muốn (kỳ vọng) đạt được. Các mục tiêu này có thể được thiết lập trên
cơ sở các kết quả đã đạt được trong quá khứ, có thể là những mong muốn
của nhà quản lý; cũng có thể là những sức ép từ phía xã hội hoặc những biến
động của môi trường đạt ra những thách thức đối với nhà quản lý.
- Phương hướng và các biện pháp: Phương hướng xác định định
hướng những hành động chủ yếu trong tương lai. Biện pháp xác định những
hoạt động cụ thể được dự kiến để đạt những mục tiêu đã đặt ra.
- Nguồn lực: bao gồm nguồn lực hiện có và nguồn lực tiềm năng.
Nguồn lực hiện có là những nguồn lực đã có sẵn, chỉ cần đưa chúng vào sử
dụng. Nguồn lực tiềm năng là những nguồn lực mà tổ chức có thể có trong
tương lai - đây là loại nguồn lực chưa chắc chắn, nên để có nó nhà quản lý
cần phải có những biện pháp để huy động và tính đến tính không chắc chắn
của nó. Khi xem xét nguồn lực chúng ta có thể phân thành hai loại: nguồn
lực vật thể và nguồn nhân lực. Theo cách nhìn nhận hiện đại, thì nguồn lực
9



của tổ chức bao gồm: nguồn lực vật chất; tài chính; nhân lực; nguồn lực tổ
chức; nguồn lực trí tuệ; nguồn lực quan hệ...
- Sự thực hiện dự kiến: đó là việc xác định trước sự phân công công
việc và trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận, hướng dẫn và chỉ đạo họ thực
hiện. Trao quyền và thiết lập các mối quan hệ giữa các cá nhân và bộ phận
có liên quan trên cơ sở mối quan hệ quyền hành và chức năng.
Bốn thành phần trên tuy được trình bày một cách riêng rẽ nhưng
chúng có mối quan hệ với nhau. Các mục tiêu phải được xác định phù hợp
với khả năng, chú ý đến những dự báo tương lai và nguồn lực có thể có. Hơn
nữa, nguồn lực có thể có lại chịu ảnh hưởng bởi chính những biện pháp mà
nhà quản lý dự kiến.
2. Vai trò của lập kế hoạch trong hoạt động của tổ chức
Tầm quan trọng của lập kế hoạch được thể hiện ở vai trò của các kế
hoạch với tư cách là sản phẩm của quá trình lập kế hoạch.
- Các kế hoạch giúp tổ chức ứng phó với những thay đổi trong tương
lai.
Do sự bất định của tương lai cho nên việc lập kế hoạch trở thành tất
yếu. Thông qua việc lập kế hoạch mà nhà quản lý dự đoán trước được những
gì sẽ diễn ra trong tương lai, lường trước được những khó khăn, thậm chí
giúp chúng ta tránh được những do dự. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, kế hoạch
cũng chỉ mang tính tương đối “kế hoạch tốt nhất cũng không thể lường trước
hết những gì có thể xảy ra trong tương lai” (Henry Fayol). Lập kế hoạch cho
khoảng thời gian càng dài thì độ chính xác càng giảm.
- Các kế hoạch hướng các nỗ lực vào việc hoàn thành các mục tiêu.
Lập kế hoạch là nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Các kế
hoạch sẽ thống nhất được nỗ lực của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức góp
phần vào thực hiện các mục tiêu. Nhờ có các kế hoạch mà nhà quản lý phối
hợp các hoạt động của các cá nhân cũng như các bộ phận trong việc thực
hiện nhiệm vụ chung nhằm đạt mục tiêu chung.
- Các kế hoạch tạo ra khả năng tiết kiệm các nguồn lực.

Các kế hoạch sẽ góp phần vào tối thiểu hoá chi phí về nguồn lực vì nó
chú trọng vào hiệu quả của hoạt động và sự phù hợp. Khi lập kế hoạch, nhà
quản lý đã xây dựng các phương án và lựa chọn phương án tối ưu để đạt
mục tiêu. Mặt khác các kế hoạch có thể biến các hoạt động không được phối
hợp thành những nỗ lực có định hướng chung, đảm bảo cho các hoạt động
diễn ra đều đặn, nhịp nhàng, cân đối; khắc phục tình trạng không ăn khớp,
chồng chéo, bất hợp lý gây tốn kém, lãng phí nguồn lực của cơ quan, xã hội.
10


- Các kế hoạch là cơ sở để thực hiện chức năng kiểm soát.
Lập kế hoạch xác định các mục tiêu, các kết quả cần đạt được, và
chính các mục tiêu này lại là tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá hoạt động của
từng bộ phận, từng cá nhân. Trên cơ sở các kế hoạch, nhà quản lý tiến hành
các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra hay thực hiện chức năng kiểm
soát.
Vấn đề 5: Quyết định quản lý. Đặc điểm, vai trò của Quyết định
quản lý
Quyết định là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống
hàng ngày cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong cuộc
sống của mỗi một cá nhân luôn luôn có những vấn đề đặt ra cần phải ra
quyết định giải quyết nhằm tận dụng các cơ hội, thoã mãn nhu cầu cá nhân
của mình. Do đó có thể hiểu quyết định là một sự lựa chọn những giải pháp
hoặc phương án giải quyết vấn đề và việc thực hiện giải pháp hoặc phương
án đã lựa chọn.
Trong tổ chức, nhà quản lý làm nhiều việc trong đó có việc ra quyết
định quản lý, và đây là một trong những nhiệm vụ chính của nhà quản lý.
Bởi vì nhà quản lý thường xuyên phải lựa chọn mục tiêu cần đạt được, cần
làm gì để đạt mục tiêu đó, ai làm, khi nào làm, làm ở đâu, và đôi khi phải
làm như thế nào để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quản lý tổ chức.

Như vậy, quyết định quản lý là một sự lựa chọn những phương án
hoặc giải pháp của chủ thể quản lý truyền xuống cho đối tượng quản lý
nhằm huy động và tổ chức họ chấp hành để thực hiện một mục tiêu hoặc
giải quyết một vấn đề cụ thể trong quản lý.
Thông thường, quyết định quản lý dẫn đến các kết quả như: đưa ra các
mục tiêu, chính sách, quy tắc và các thủ tục, hoặc những thay đổi trong tổ
chức. Tuy nhiên, một số quyết định khác thì duy trì nguyên trạng hoặc
không đối mặt với những vấn đề một cách trực diện. Như vậy, cần phải hiểu
không hành động cũng là một phương án cho những giải pháp có thể có đối
với các vấn đề quản lý.
2. Vai trò của quyết định quản lý
- Thứ nhất, quyết định quản lý biến ý chí của nhà quản lý về các mục
tiêu, các chính sách, các quy tắc quản lý, các thủ tục, các kế hoạch… trở
thành mệnh lệnh chính thức, có tính quy phạm, bắt buộc thực hiện đối với
các thành viên trong bộ phận, đơn vị hoặc tổ chức. Một quyết định là trung
tâm của hoạt động quản lý và hoạt động tổ chức, nó phản ánh các chức năng
cơ bản khác như: xác định kế hoạch, các chính sách, các mục tiêu… Chúng
11


tạo ra các hoạt động và các sự kiện đem lại sự đóng góp của nhà quản lý vào
các hoạt động tổ chức.
- Thứ hai, quyết định quản lý là công cụ quản lý để nhà quản lý tác
động lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện các nhiệm vụ, giải quyết những
vấn đề đặt ra trong tổ chức nhằm hoàn thành những mục tiêu nhất định. Giáo
sư Peter Drucker cho rằng: “Bất kỳ những gì nhà quản lý làm đều thông qua
việc ra quyết định. Các quyết định này có thể được ban hành về một vấn đề
thông thường. Vì vậy, nhà quản lý có thể không nhận thức được mình đã ra
các quyết định. Hoặc các quyết định có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại tương
lai của tổ chức và mất nhiều năm phân tích hệ thống. Nhưng quản lý luôn

luôn là tiến trình ra quyết định”.
- Cuối cùng, quyết định quản lý phản ánh chất lượng của hoạt động
quản lý, và phản ánh năng lực của nhà quản lý. Bởi vì, quyết định quản lý là
sản phẩm trí tuệ của các nhà quản lý.
Tóm lại, các quyết định quản lý đặt ra các quy phạm và điều khiển
hành vi của bản thân tổ chức.
Một quyết định đúng đắn và kịp thời sẽ mang lại hiệu quả, niềm tin,
sự ổn định và phát triển; ngược lại quyết định sai hoặc không đúng lúc sẽ
gây ra những thiệt hại lớn, mất lòng tin và kìm hãm sự phát triển.
Những quyết định thiếu suy nghĩ là kết quả của thái độ thiếu trách
nhiệm, của bệnh quan liêu; những quyết định sai là do trình độ hạn chế hoặc
do thiếu đạo đức công vụ. Vì vậy, cần phải có những yêu cầu đặc biệt đối
với người ra các quyết định và phải xây dựng các nguyên tắc và phương
pháp luận chung cho việc thông qua các quyết định quản lý.
Vấn đề 6: Thông tin quản lý. Yêu cầu đối với thông tin quản lý
Thuật ngữ thông tin ra đời cùng với sự xuất hiện của các hoạt động
giao tiếp của con người. Khi con người muốn truyền cho nhau những kiến
thức, những kinh nghiệm nhất định.
Thông tin đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào của con
người. Đối với hoạt động quản lý, thông tin là đối tượng lao động của nhà, là
công cụ của quản lý, nó trực tiếp tác động đến các khâu của quá trình quản
lý.
Rất khó có thể đưa ra một định nghĩa chung về thông tin nói chung và
thông tin trong quản lý nói riêng. Chỉ có thể đưa ra một cách tiếp cận theo
quan điểm thông tin phục vụ quản lý để hiểu thuật ngữ thông tin theo nghĩa
hẹp.
12


Thông tin quản lý là tập hợp tất cả những dữ liệu đã được xử lý, mã

hóa, sắp xếp nhằm giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định tốt
hơn trong môi trường cụ thể.
Thông tin có vai trò quan trọng trong quản lý và do đó các nhà quản
lý cũng có những yêu cầu, đòi hỏi đối với thông tin trong hoạt động quản lý.
Trước hết, thông tin quản lý phải khách quan. Đây là một yêu cầu rất
khó khăn của thông tin vì bản thân thông tin đã không mang tính khách quan
tuyệt đối. Mặt khác thông tin được truyền đi dưới góc nhìn chủ quan của
người truyền tin. Và trong quá trình truyền thường bị nhiễu thông tin. Nhiều
thông tin về các hiện tượng đã bị xử lý theo các mục đích riêng của những
người cung cấp thông tin. Các thông tin trước khi đưa đến các nhà quản lý
đã bị lọc qua nhiều phin lọc với các ý đồ khác nhau. Các nhà quản lý dựa
trên yêu cầu này đòi hỏi phải có hệ thống kiểm tra tính khách quan của
thông tin.
Thứ hai, Thông tin phải dùng được. Có nhiều thông tin nhưng thông
tin quản lý phải được sử dụng vào các mục đích quản lý.
Thứ ba, thông tin phải phù hợp với từng điều kiện nhất định. Các nhà
quản lý ở cấp khác nhau có mức độ đòi hỏi các thông tin khác nhau (vĩ mô,
khái quát, chi tiết, cụ thể). Sự phù hợp của thông tin đối với từng đối tượng
tiếp nhận, mục đích tiếp nhận,.. sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định
nhanh hơn, chính xác hơn, hợp lý hơn.
Thứ tư, thông tin phải đủ và đa dạng. Đủ về dung lượng thông tin
trên một lĩnh vực và đa dạng các nguồn thông tin. Một quyết định quản lý
thường đòi hỏi không phải chỉ một loại thông tin. Cần tạo điều kiện để thu
thập thông tin được đa dạng.
Thứ năm, thông tin phải đúng lúc, đúng thời gian. Thông tin có giá
trị chỉ khi nó được đưa đến đúng lúc, kịp thời để nắm bắt cơ hội. Nếu đưa
muộn quá cũng sẽ không có tác dụng. Nếu đưa sớm, có thể không đem lại
giá trị vì có thể bị lãng quên và không được sử dụng.
Thứ sáu, tính đơn giản, dễ hiểu của thông tin cũng như cách xử lý
nếu cần. Nhiều trường hợp thông tin cũng mang nhiều ý nghĩa khác nhau và

do đó có thể không giúp nhà quản lý giải quyết vấn đề. Thông tin phải rõ
ràng, đủ chi tiết, được sắp xếp trình bày khoa học hệ thống và lôgíc (kết hợp
từ ngữ, hình ảnh, bảng biểu, số liệu...) và nằm trên vật mang tin phù hợp với
nhu cầu sử dụng.

13


II. Môn Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Vấn đề 1: Mô hình bộ máy quan liêu thư lại theo Max Weber
Giới thiệu qua về Max Weber (1864 – 1920) là một học giả nổi tiếng
người Đức chuyên nghiên cứu các vấn đề xã hội học, chính trị học, kinh tế
học, lịch sử và tôn giáo. Trong cuốn sách “lý luận về tổ chức kinh tế và xã
hội” xuất bản năm 1921, ông đã đưa ra mô hình bộ máy quản lý hành chính
theo nguyên tắc bộ máy thư lại.
Theo đó, một bộ máy thư lại được tổ chức theo các nguyên tắc sau:
- Thứ nhất: Sắp xếp các cơ quan, bộ phận theo một hệ thống thứ bậc
chặt chẽ. Mỗi cơ quan cấp dưới phải chịu sự kiểm soát của cơ quan cấp cao
hơn.
- Thứ hai, Tổ chức có sự phân công lao động hợp lý và có hệ thống.
Mỗi cơ quan hay chức vụ có phạm vi thẩm quyền xác định cụ thể được thể
hiện thành các nhiệm vụ và chức năng, trách nhiệm và quyền hạn được quy
định thành văn bản chính thức.
- Thứ ba, tính văn bản hóa: Tất cả các quy định đều được quy định
dưới hình thức văn bản chính thức theo một thể thức nhất quán. Mọi việc xử
lý và truyền đạt công việc, triển khai công việc,… đều phải dưới hình thức
văn bản hóa. Có như vậy mới bảo đảm tính chuẩn xác trong xử lý công việc,
tạo điều kiện cho việc xử lý một cách chính xác, khách quan và trách nhiệm
cao. Hạn chế được sự tùy tiện, vô trách nhiệm trong thực thi.
- Thứ năm, tính chuyên nghiệp: tất cả các chức vụ và vị trí làm việc

trong tổ chức đều phải là những người đã được đào tạo về chuyên môn,
nghiệp vụ. Việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào chuyên môn
nghiệp vụ và vị trí công việc. Do đó, thi tuyển phải công khai, khách quan và
công bằng.
- Thứ sáu, vô nhân xưng: (chỉ dựa vào quy tắc, quy định để thực thi
nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình làm việc) mỗi thành viên trong tổ chức
14


đều phải làm tròn chức trách của mình và thực hiện nhiệm vụ một cách
khách quan. Mọi nhân viên trong tổ chức đều phải bảo đảm tính vô nhân
xưng trong quá trình thực thi công việc.
Vấn đề 2: Vị trí, tính chất, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của Chính phủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Vị trí, tính chất:
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao
nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ
máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp
và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
HP 2013 quy định: “Chính phủ là cơ quan HCNN cao nhất của nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”.
- Là cơ quan chấp hành: Do QH lập ra, chịu trách nhiệm trước QH, thực thi các
văn bản QPPL do QH ban hành,..
- Cơ quan HCNN cao nhất: CP thống nhất quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
(Xem các điều 94, 95, 96, 99, 100 của Hiến pháp 2013)

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ:
* Về nhân sự: TTg, các phó TTg, BT và thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (gọi chung
là BT).
- TTg do QH bầu theo đề nghị của CTN. Là người đứng đầu CP, chịu trách nhiệm
trước Qh và báo cáo công tác trước QH, UBTVQH.
Nhiệm vụ, quyền hạn của TTg:
+ lãnh đạo công tác CP, các thành viên CP, cơ quan thuộc CP, CT UBND cấp
tỉnh;
+ triệu tập, chủ tọa ccs phiên họp của CP;
+ Đề nghị QH thành lập, sáp nhập, giải thể các Bộ, cơ quan ngang bộ; trình QH
phê chuẩn danh sách thành viên CP;…
- Các phó TTg là người giúp việc và làm việc theo sự phân công của TTg. Khi
TTg vắng mặt, 1 phó TTg thay mặt TTg lãnh đạo CP. Phó TTg chịu trách nhiệm trước
TTg, QH về nhiệm vụ được giao.
- BT là người đứng đầu và lãnh đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ và là thành viên CP.
BT chịu trách nhiệm trước TTg, QH về ngành, lĩnh vực mình phụ trách.
+ BT được quyền ban hành QĐ, CT, TT để thực hiện nhiệm vụ của mình.
* Về Bộ máy:
- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ. Hiện nay gồm 18 Bộ và 8 cơ quan ngang Bộ.
Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Bộ) là cơ quan của CP thực hiện chức năng
quản lý NN đối với ngành, lĩnh vực công tác trong cả nước. Quản lý NN các dịch vụ công
thuộc ngành, lĩnh vực.
15


- Cơ cấu tổ chức của các Bộ gồm: Các tổ chức giúp BT thực hiện quản lý NN:
Cục, vụ, thanh tra; văn phòng, các tổ chức sự nghiệp của Bộ.

Vấn đề 3: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của UBND.

- UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính
NN ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành HP, luật, các văn bản của cơ quan NN cấp
trên và nghị quyết của HĐND.
+ Tính chấp hành: chấp nhành các Nghị quyết của HĐND, văn bản của cơ quan
NN cấp trên,…
+ Cơ quan hành chính NN ở địa phương: quản lý mọi mặt của đời sống xã hội ở
địa phương theo quy định của pháp luật….
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND
* UBND cấp tỉnh:
- Trong lĩnh vực kinh tế: Điều ….
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai: Điều …
- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Điều
- Trong lĩnh vực giao thông vận tải. Điều …
- Trong lĩnh vực xây dựng phát triển đô thị: Điều …
- Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Điều…
- Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Điều
- Trong lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao
- Trong lĩnh vực khoa học và coôg nghệ, tài nguyên môi trường.
- Trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội:
- Trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo:
- Trong lĩnh vực thi hành pháp luật:
- Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.
* UBND cấp huyện: cũng thực hiện những nhiệm vụ giống như UBND cấp tỉnh
nhưng ở phạm vi nhỏ trong địa bàn huyện.
* UBND cấp xã: cũng thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn giống như UBND
cấp huyện nhưng tính chất, mức độ, phạm vi nhỏ trong địa bàn xã.
- Lưu ý: đối với UBND thành phố trực thuộc trung ương, UBND quận, thị xã thì
ngoài những nhiệm vụ như trên còn có những nhiệm vụ khác phù hợp với đặc thù của
chính quyền đô thị.
Cơ cấu tổ chức của UBND

* Cơ cấu tổ chức:
- Về nhân sự: Chủ tịch, phó chủ tịch và các Ủy viên.
UBND cấp xã: 3 – 5 thành viên.
UBND cấp huyện: 7 – 9 thành viên.
UBND cấp tỉnh: 9- 11 thành viên. Riêng HN và TP.HCM không quá 13 thành
viên.
CT UBND nhất thiết là đại biểu HĐND. Các thành viên khác không nhất thiết là
đại biểu HĐND. Các thành viên UBND do HĐND cũng cấp bầu ra và được CT UBND
cấp trên trực tiếp phê chuẩn. Thành viên UBND cấp tỉnh do TTg phê chuẩn.
- Về bộ máy: UBND có các cơ quan chuyên môn.
UBND cấp tỉnh có 17 đến 20 cơ quan chuyên môn. Cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp tỉnh gọi là Sở và cơ quan tương đương. Nghị định 24/2014/NĐ-CP.
16


UBND cấp huyện có 12 cơ quan chuyên môn. (10 cơ quan và 02 cơ quan được tổ
chức đặc thù với từng loại đơn vị quận, thị xã và huyện) ngoài ra còn có thể có phòng
Dân tộc được thành lập theo quy định của pháp luật đối với địa phương đặc thù (nghị
định 37/2014/NĐ-CP.
UBND cấp xã: không có cơ quan chuyên môn mà do các cá nhân phụ trách (7
chức danh công chức xã).
Các cơ quan chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc xong trùng trực thuộc.
+ Quan hệ theo chiều ngang với UBND về mặt tổ chức, biên chế, kinh phí.
+ Quan hệ theo chiều dọc với cơ quan chuyên môn cấp trên về chuyên môn
nghiệp vụ.

Vấn đề 4: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nguyên tắc 1: Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
Trước hết, cần phải khẳng định đây là nguyên tắc Hiến định. Trải qua

lịch sử hơn 70 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là ngọn cờ lãnh đạo
đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng. Uy tín và năng lực thực
tiễn cách mạng của Đảng đã được nhân dân và Nhà nước ta ghi nhận tại
Điều 4 của Hiến pháp 1992: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh
đạo Nhà nước và xã hội”.
Ghi nhận nguyên tắc này khẳng định rõ vai trò to lớn của Đảng trong
hoạt động quản lý Nhà nước và toàn xã hội. Đồng thời, là cơ sở thu hút, tập
hợp sự tham gia, phối hợp của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, sự
tham gia của quần chúng nhân dân thực hiện các công việc quản lý Nhà
nước.
Đảng lãnh đạo bằng việc ra đường lối, chủ trương dưới hình thức Đại
hội, nghị quyết của Đảng. Trên cơ sở đó, các cơ quan Nhà nước, cơ quan
hành chính Nhà nước sẽ thể chế hoá thành các văn bản quản lý Nhà nước, tổ
chức thực hiện đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Đảng lãnh đạo công tác tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức, định hướng
sắp xếp, thành lập cơ quan hành chính Nhà nước.
Đảng lãnh đạo công tác cán bộ. Đảng lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ và giới thiệu những Đảng viên, quần chúng ưu tú của mình vào
những vị trí chủ chốt trong bộ máy hành chính Nhà nước.
Các tổ chức Đảng, đảng viên tích cực thực hiện việc tuyên truyền,
giáo dục, thuyết phục và nêu gương để tuyên truyền chủ trương, đường lối
của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước; huy động sự tham gia quản lý
Nhà nước của nhân dân.

17


Thông qua các cấp uỷ Đảng, uỷ ban kiểm tra Đảng các cấp thực hiện
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để lãnh đạo hoạt động của nền hành
chính Nhà nước.

Vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác lãnh đạo của Đảng là phải làm
rõ vai trò lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý của Nhà nước. Đảng lãnh
đạo nền hành chính Nhà nước nhưng không làm thay, bao biện công việc
của hành chính Nhà nước. Bên cạnh đó, là yêu cầu đổi mới và nâng cao
năng lực lãnh đạo của Đảng để thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nền
hành chính quốc gia trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, chính quy, hiện
đại,…
Nguyên tắc 2: Mở rộng sự tham gia của nhân dân (hay còn gọi là
nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội:
Đây cũng là một nguyên tắc Hiến định, được quy định tại Điều 5,
Hiến pháp 1992 (sđ, bs): “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và
xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến
nghị với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu dân
ý”.
Nguyên tắc này một mặt khẳng định bản chất của nền hành chính Nhà
nước của dân, do dân và vì dân; mặt khác huy động nguồn lực của nhân dân
và toàn xã hội phục vụ cho sự phát triển của đất nước, gắn trách nhiệm của
nhân dân đối với Nhà nước.
Nhân dân tham gia giám sát và quản lý hoạt động của cơ quan hành
chính Nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Nhân dân trực tiếp bầu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là cơ
quan đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân. Quốc hội và Hội đồng nhân
dân các cấp bầu, thành lập ra các cơ quan hành chính Nhà nước để thực thi
nguyện vọng và ý chí của nhân dân. Khi các đại biểu không còn sự tín nhiệm
của nhân dân, nhân dân có quyền bãi nhiễm đại biểu đó.
Khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, nhân dân có quyền tham gia
đóng góp ý kiến vào những vấn đề hệ trọng của đất nước. Công dân có
quyền tham gia đóng góp ý kiến, phản biện các dự án, dự thảo luật, pháp
lệnh,…
Khi quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc phát hiện cơ

quan quản lý hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức vi phạm pháp luật,
công dân có quyền khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình, của tập thể và toàn xã hội.
18


Nhân dân quản lý và giám sát hoạt động của nền hành chính Nhà
nước thông qua người đại biểu nhân dân - những người do nhân dân trực
tiếp bầu ra. Cử tri có quyền kiến nghị, chất vấn, phản ánh các vấn đề bức
xúc, đề đạt nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của mình tới đại biểu nhân
dân gửi tới các cơ quan chức năng Nhà nước giải quyết.
Nhân dân thông qua tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội,
đoàn thể quần chúng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, gián tiếp
giám sát hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.
Ở cấp cơ sở, khu dân cư, nhân dân tham gia bằng hình thức thực hiện
quy chế dân chủ, trực tiếp thực hiện “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” giải quyết các công việc của thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố…
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc tập trung dân chủ
Bản chất là Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà
nước đơn nhất và chế độ chính trị Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân
dân làm chủ. Mặt khác, quyền lực Nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân
công, phối hợp thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Do đó,
nguyên tắc tập trung dân chủ là đặc trưng của nền hành chính Nhà nước.
Nguyên tắc này bảo đảm sự vận hành, hoạt động nền hành chính Nhà
nước được tập trung, thống nhất và thông suốt từ trung ương đến cơ sở, phát
huy quyền tự chủ, sáng tạo của các cơ quan quản lý hành chính.
Thực hiện dân chủ để huy động sự chủ động, tinh thần sáng tạo, dám
nghĩ, dám làm, tính năng động của các cơ quan hành chính Nhà nước, cán
bộ, công chức; thu hút được nhiều sáng kiến, cách làm hay, mới của địa
phương, của cơ sở. Địa phương được tự chủ, tụ chịu trách nhiệm trong phạm

vi quản lý của mình.
Tuy nhiên dân chủ phải đi liền với tập trung để tránh căn bệnh dân
chủ hình thức, tình trạng vô chính phủ, dân chủ quá chớn. Có tập trung để
nâng cao tính trách nhiệm trong các quyết định quản lý của các cơ quan
hành chính Nhà nước. Dân chủ đi với tập trung bảo đảm việc ra các quyết
định quản lý được nhanh chóng, kịp thời ứng phó các nhu cầu của xã hội.
Nhưng tập trung không có nghĩa là chuyên quyền, độc đoán, sa vào quan
liêu, chủ nghĩa duy ý chí. Vì vậy dân chủ luôn đi liền với tập trung. Nguyên
tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc bắt buộc của hoạt động quản lý hành
chính Nhà nước.
Nguyên tắc tập trung dân chủ đòi hỏi thiểu số phải phục tùng đa số, cá
nhân phục tùng tổ chức, cấp dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng
trung ương.
19


Tập trung trên cơ sở dân chủ cao độ. Chỉ có tập trung đúng đắn mới
có thể bảo đảm thực hiện dân chủ. Tập trung trên cơ sở dân chủ và dân chủ
thực sự dưới sự chỉ đạo của tập trung là hai mặt của một vấn đề có tính
nguyên tắc trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước.
Ưu điểm của nguyên tắc tập trung dân chủ là quyết sách quản lý tiếp
thu được nhiều ý kiến đóng góp, đại diện lợi ích của nhiều bên, dễ được các
bên chấp nhận. Do đó, có thể khắc phục những nhược điểm do chế độ thủ
trưởng quyết định. Việc tập trung dân chủ ở mức độ lớn ngăn ngừa được lạm
quyền. Nhưng khi thực hiện chế độ dân chủ tập trung, nhất là chế độ ủy ban
cần đề phòng vấn đề đưa ra quyết sách chậm, ỉ lại. Do đó, khi bàn bạc cần
dân chủ, khi thực hiện cần tập trung, theo chế độ thủ trưởng.
Nguyên tắc này được thể hiện trên ba phương diện: tổ chức, hoạt động
và kiểm tra, giám sát.
Về tổ chức: Nhân dân bầu trực tiếp, phổ thông và bỏ phiếu kín để bầu

ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Các cơ quan hành chính Nhà
nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp do các cơ quan quyền lực Nhà nước được
thành lập.
Bên cạnh cơ quan hành chính Nhà nước thẩm quyền chung còn có cơ
quan hành chính Nhà nước thẩm quyền riêng.
Về hoạt động: cấp dưới chịu sự quản lý, điều hành của cấp trên, địa
phương phục tùng trung ương, cá nhân phục tùng tổ chức. Các văn bản của
cấp dưới không được mâu thuẫn, trái với văn bản cấp trên mà là cụ thể hóa
và để thực hiện các văn bản của cấp trên. Các quyết định, văn bản của cấp
trên có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với cấp dưới.
Về thanh tra, kiểm tra: Cấp trên có quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát
hoạt động của cấp dưới. Cấp trên có quyền yêu cầu cấp dưới cung cấp thông
tin, báo cáo tình hình hoạt động với cấp trên. Cấp dưới phải thường xuyên
phản ánh, cung cấp thông tin cho cấp trên biết.
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc quản lý HCNN bằng pháp luật và tăng
cường pháp chế XHCN
Quyền hành pháp không phải các cơ quan quản lý hành chính Nhà
nước tự trao cho mình. Quyền đó được nhân dân trao cho và được luật hoá
trong các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ để cơ quan quản lý hành
chính hoạt động. Pháp luật luôn luôn là công cụ hữu hiệu nhất để quản lý
Nhà nước. Nó càng trở nên cần thiết và bắt buộc đối với hoạt động quản lý
hành chính Nhà nước. Vì quản lý hành chính Nhà nước tác động tới mọi
hoạt động của xã hội. Cơ quan hành chính Nhà nước là cơ quan trực tiếp sử
dụng quyền lực công.
20


Thực hiện nguyên tắc này, bảo đảm sự tôn trọng pháp luật, quyền bình
đẳng của công dân. Nó hạn chế được tình trạng lạm quyền của các cơ quan
hành chính Nhà nước, của cán bộ, công chức Nhà nước, tránh được việc sử

dụng quyền lực sai mục đích, không đúng đối tượng quản lý.
Nội dung của nguyên tắc này quy định:
- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật không có sự
thiên vị giữa công dân với Chính phủ, giữa công dân với cán bộ, công chức
Nhà nước.
- Mọi hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước phải tuân theo pháp
luật. Các cơ quan hành chính Nhà nước chỉ được phép làm những gì mà
pháp luật cho phép. Cơ quan hành chính Nhà nước không được vi phạm
hoặc vượt quá giới hạn luật cho phép.
- Cơ quan hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức nếu có hành vi vi
phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
pháp nhân và các tổ chức khác thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước của cán bộ,
công chức không những bảo đảm yêu cầu tính hợp pháp mà còn phải hợp lý.
Xây dựng nền hành chính pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp trị là
mục tiêu hướng đến của các quốc gia để đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của
xã hội và công dân.
Nguyên tắc 5: kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế.
Các hoạt động quản lý theo ngành của cơ quan Nhà nước nhằm đề ra các
chủ trương, chính sách phát triển toàn ngành, tạo môi trường thuận lợi cho
các đơn vị kinh tế phát huy tính chủ động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất – kinh doanh. Còn nội dung quản lý theo lãnh thổ nhằm tổ chức sự điều
hòa phối hợp các hoạt động của ngành, các thành phần kinh tế và các tổ
chức kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,… trên phạm vi cả nước
cũng như trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ với mục tiêu bảo đảm pháp
chế xã hội chủ nghĩa, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, ổn định và cải
thiện đời sống nhân dân về mọi mặt.
Nguyên tắc 6: Phân biệt và kết hợp quản lý nhà nước về kinh tế với
hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế do NN chủ sở hữu

hoặc đồng chủ sở hữu
Nguyên tắc 7: Phân biệt hành chính điều hành và tài phán hành chính.
Nguyên tắc 8: kết hợp chế độ làm việc tập thể với chế độ 1 thủ trưởng
21


Vấn đề 5. Những nguyên tắc cơ bản tổ chức và hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước.
Nguyên tắc: nền hành chính phù hợp với những yêu cầu của chức
năng thực thi quyền hành pháp
Nguyên tắc: hoàn chỉnh, thống nhất
Nguyên tắc: phân định thẩm quyền quản lý hợp lý cho các cấp, các bộ
phận
Nguyên tắc: phân định phạm vi quản lý và hệ thống các cấp quản lý
phù hợp
Nguyên tắc: về sự nhất trí giữa chức năng, nhiệm vụ với quyền hạn và
thẩm quyền; giữa quyền hạn với trách nhiệm; giữa nhiệm vụ, trách
nhiệm với phương tiện
Nguyên tắc: tiết kiệm và hiệu quả.
Nguyên tắc: các công dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước
một cách dân chủ
Nguyên tắc phát huy tính tích cực của con người.

(Nguyễn Thanh Tuấn) QLNN 14A

22




×