Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tổng hợp những quy luật an toàn mẹ cần biết để bảo vệ con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.28 KB, 7 trang )

Tổng hợp những quy luật an toàn mẹ cần biết để bảo vệ con
Có trẻ nhỏ trong nhà là niềm vui, niềm hạnh phúc của mọi gia đình nhưng
bên cạnh đó cũng luôn thường trực những nỗi lo lắng, không an tâm cho sự
an toàn của trẻ, đặc biệt nếu cha mẹ vắng nhà. Bởi vậy, các bậc phụ huynh
nên nắm vững những quy luật an toàn sau đây để bảo vệ con tốt nhất nhé!
Nhà bếp
1. Tốt nhất không để tivi trong phòng ăn, tránh cho con vừa ăn vừa xem tivi, thức
ăn có thể rơi vào khí quản.
2. Tất cả các dây điện không nên đặt tuỳ tiện trên mặt sàn, đặc biệt là không kéo
dây cắm điện sai vị trí con sẽ vấp ngã.
3. Tất cả các tủ bếp nên được khóa, dao kéo và các đồ dùng khác cần phải được
đặt trên bàn cao hoặc ngăn kéo có khoá, tránh trẻ em mở được.
4. Khi nấu ăn cán xoong, chào phải quay vào trong, tránh để con với tay chạm vào
có thể đổ vỡ, gây bỏng, nguy hiểm.
5. Phích nước nóng hay đồ uống có cồn, rượu bia,… nên được để xa khỏi tầm với
của trẻ em.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Phòng tắm
6. Bồn tắm khi không sử dụng, phải tháo hết nước, tránh để trẻ trèo vào nghịch, có
thể chết đuối.
7. Không gian sàn phòng tắm cần giữ khô, sàn không trơn trượt. Tốt nhất nên đặt
vài miếng thảm chống trượt chân trong nhà tắm. Tránh trường hợp con trượt chân
bị ngã.
8. Hầu hết trẻ em đều thích nghịch phòng tắm, đặc biệt trẻ em 1-2 tuổi rất thích
ném đồ vào bồn cầu, khiến bồn cầu bị tắc, thậm chí còn có khả năng ném cả những
tài sản có giá trị của gia đình vào bồn cầu. Do đó mẹ nên lưu ý luôn đậy nắp bồn
cầu sau khi sử dụng. Tốt nhất là nên khoá cửa phòng tắm tránh trường hợp trẻ lén
vào nghịch ngợm.


9. Máy sấy tóc, bàn là, máy lá tóc, uốn tóc,… sau khi cắt nguồn cung cấp điện vẫn
còn duy trì mức nhiệt rất cao, mẹ cần lưu ý cất giữ cẩn thận, tránh để trẻ chạm vào.
Cũng không được để những món đồ này trong phòng tắm để tránh điện giật.
10. Xăng dầu, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu chất làm sạch phải để trên cao, tránh xa
trẻ em. Không bao giờ cho những dung dịch này vào vỏ chai nước uống để tránh
nhầm lẫn.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Phòng ngủ
11. Không sử dụng chăn, gối có chứa nhiều sợi lông nhỏ, sợi bông có thể rụng để
tránh gây ngứa hay trẻ có thể hít phải lúc ngủ.
12. Hình thành cho con thói quen ngủ ngửa hoặc nghiêng, hạn chế ngủ sấp.
13. Không bao giờ cho để trẻ ngủ ở nhà một mình.
14. Trẻ sơ sinh ngủ cần có lan can chặn thành giường. Trẻ dưới 6 tuổi nên ngủ ở
phía bên trong giường, cạnh giường chạm tường để tránh rơi ngã khi ngủ.
15. Cửa sổ phòng cần có song sắt bảo vệ.
16. Để đảm bảo rằng bàn, cửa sổ,... không có gỡ hay chỗ nối để trẻ bám vào đấy
mà trèo lên được.
17. Nên sử dụng bịt ổ điện để tránh trẻ em nghịch ngợm, tò mò cho tay vào gây
điện giật.
Ngoài trời
18. Trước khi cho con thoải mái chạy chơi, cần kiểm tra khu vực đó. Chọn chỗ đất
bằng phẳng, không gồ gề, không có đá dăm, sỏi vụn,... để con chạy nhảy tránh tai
nạn gây thương tích.
19. Nếu nhà gần hồ bơi, yêu cầu con không được lại gần, chạy nhảy quanh hồ bơi
khi chưa có sự cho phép của mẹ hay không có người lớn có mặt ở đó.
20. Nếu nhà gần chợ, dặn con không được chạy chơi hay đi theo những người
buôn bán ở chợ.

21. Nếu nhà gần các cơ quan, công ty, dặn con không được tự do ra vào.
Quần áo
22. Tốt nhất nên cho trẻ mặc áo chui đầu. Nếu mặc áo có cúc, nên thường xuyên
kiểm tra những cúc áo đang lung lay, sứt chỉ.
23. Cố gắng loại bỏ những chi tiết trang trí có thể rụng và nguy hiểm nếu trẻ nuốt
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


phải như nơ, hạt ngọc trai bằng nhựa,…
Thực phẩm
24. Khi trẻ ăn, để đảm bảo rằng không cho trẻ ăn phải những thực phẩm có hạt nhỏ
như: Lạc, đỗ, nho, kẹo cứng,...
25. Không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn các loại thạch viên.
Đồ chơi

26. Khi mua đồ chơi, cần đọc kỹ qui định độ tuổi phù hợp cho trẻ ghi trên bao bì.
Chẳng hạn như nhiều thành phần lắp ráp đồ chơi không phù hợp cho trẻ em dưới 3
tuổi.
27. Những món đồ trang sức lấp lánh và đồ chơi có thuỷ tinh hạn chế không nên
mua vì trẻ có thể làm vỡ, gây đứt tay nguy hiểm.
28. Đừng để trẻ em chơi với túi nhựa, bóng bay, tiền xu hoặc sơn bằng chất liệu
sơn không an toàn,… những món đồ chơi trẻ hay mút, liếm có thể dẫn chất độc hại
vào cơ thể.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


30. Các đồ chơi không nên quá nhỏ (và không nên dễ dàng tháo rời thành nhiều
phần nhỏ), tốt nhất là chọn đồ chơi lớn hơn miệng trẻ để tránh trẻ em muốn đưa đồ
chơi vào miệng, dễ bị nghẹt thở nguy hiểm.
31. Thường xuyên làm sạch, khử trùng đồ chơi để tránh vi khuẩn sinh sản sau khi

trẻ nghịch.
Khi cha mẹ vắng nhà
32. Dán danh sách số điện thoại khẩn cấp, bao gồm số điện thoại của các thành
viên trong gia đình, những người hàng xóm và bạn bè đáng tin cậy, cả số của
những nhân viên cấp cứu.
33. Hãy chắc chắn rằng con bạn biết rõ số điện thoại và địa chỉ của bé/của gia
đình. Viết những số này vào danh sách điện thoại quan trọng. Điều này là cần thiết
với tất cả mọi người, đặc biệt với một đứa trẻ đang hoảng loạn trong trường hợp
khẩn cấp. Nhìn thấy số này trong danh sách, bé có thể dễ dàng đọc to cho người
trực điện thoại 113 khi khẩn cấp.
34. Để đèn pin, nến, các thiết bị chạy bằng pin ở vị trí dễ lấy trong trường hợp mất
điện. Hãy chỉ cho bé chỗ để những vật này.
35. Đảm bảo rằng con luôn biết cách liên lạc với bạn khi bạn đi vắng, bé biết số
điện thoại cầm tay cũng như số điện thoại văn phòng của bạn. Hãy thường xuyên
kiểm tra hộp thư tin nhắn và nhanh chóng bắt máy khi thấy cuộc gọi hay tin nhắn
của con.
36. Dự trữ một số thực phẩm ăn liền được đóng gói sẵn thay vì cho phép trẻ nấu ăn
khi không có sự giám sát của người lớn trong nhà.
37. Thường xuyên gọi và kiểm tra con mình. Hãy cho bé biết nếu bạn về muộn.
38. Ngoài ra, bạn cũng phải dặn dò trẻ không được mở cửa cho người lạ không
đáng tin vào nhà để tránh bị bắt cóc hay trộm cướp.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Tự bảo vệ bản thân
39. Nói với trẻ rằng không một ai có thể được nhìn hay chạm vào vùng kín của bé,
trừ một số người như bác sĩ, y tá hay bố mẹ. Tuy nhiên, bác sĩ y tá cần phải mặc
đồng phục và đang trong giờ khám chữa bệnh, phải giải thích được cho con là họ
cần chạm vào để làm gì và cần có sự đồng ý của con.

40. Không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể bé mà khiến bé khó chịu. Nếu
ai cố tình, trẻ cần biết nói “Không”.
41. Giúp trẻ nhận thức được rằng trẻ có quyền nói “không” với những động chạm
bé không thích từ bất cứ ai, kể cả các thành viên trong gia đình.
42. Không nhận bất cứ món quà nào người lạ cho mà phải từ chối khéo léo
rằng: “Bố mẹ cháu không cho phép nhận”. Sau đó, bé hãy tìm đến chỗ có người
lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ. Trường hợp
người đó cứ bám theo ép bé ăn thì phải quẫy đạp và hét thật to để mọi người đến
cứu.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


43. Tuyệt đối không đi theo người lạ, ngay cả khi họ nói sẽ giúp bé tìm đường về
nhà. Nếu bé lạc ở trung tâm mua sắm hay khu vui chơi đông người, sau khi đứng
lại một chỗ chờ một lúc không thấy cha mẹ đến, bé hãy đến nói với các chú bảo
vệ hoặc cô bán hàng nhờ họ thông báo lên loa, sau đó ngoan ngoãn đứng ở đó chờ
bố mẹ đến.
44. Thiết lập một "mật khẩu" với con để khi người lạ nhận là bạn của bố mẹ đến
trường đón bé, bé có thể yêu cầu "mật khẩu".
45. Nếu bị lạc cha mẹ, nguyên tắc đầu tiên bé cần nhớ là bình tĩnh, không khóc lóc
hay chạy lung tung mà đứng yên tại chỗ để chờ, vì bố mẹ sẽ quay lại đây tìm bé.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×