Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI tập NST có đáp án và hướng dẫn giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.3 KB, 10 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA

GV Nguyễn Văn Nam
BÀI TẬP NST

Gồm 2 dạng: - Lệch bội: 2n + 1; 2n – 1.
- Đa bội
+ Tự đa bội: 3n (tam bội), 4n (tứ bội)
+ Dị đa bội: 2n (AA)+2n (BB) -> Lai xa + đa bội hóa con lai
Bài tập có 3 dạng:
Dạng 1: Xác định số lượng và thành phần NST trong các tế bào con
Dạng 2: Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con
Dạng 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ
*****Dạng 1: Xác định số lượng và thành phần NST trong các tế bào con
1. LỆCH BỘI
*Trong giảm phân 1 tạo thành 2 loại giao tử (n+1) và (n-1) nếu 1 cặp NST không phân li
Ví dụ: Tế bào có kí hiệu NST AaBb (2n = 4) (GV nên vẽ hình minh họa 1 trường hợp)
Cách 1: AAaa -> AAaaBB (n+1 NST kép) -> giao tử AaB
BBbb -> bb
(n-1 NST kép) -> b
Cách 2: AAaa -> tương tự
bbBB
*Trong giảm phân 2 tạo thành 3 loại giao tử (n+1), (n-1) và n nếu 1 cặp NST không phân li
Ví dụ: Tế bào có kí hiệu NST AaBb (2n = 4)
Sau lần 1 tạo 2 tế bào con AABB và aabb hoặc 2 tế bào AAbb và aaBB
TH1: 1 tế bào con không phân li (ĐB ở 1 tế bào)
AABB -> AAB (n+1) và B (n-1)
aabb -> ab (n)
-> Dựa vào thành phần NST để phân biệt n+1 của giảm phân 1 hay giảm phân 2.
Ví dụ: Tế bào có kiểu gen Aa bị rối loạn giảm phân 1 -> 2 loại giao tử Aa (n+1) và 0 (n-1).
Tế bào có kiểu gen Aa bị rối loạn giảm phân 2 -> 3 loại giao tử AA hoặc aa (n+1); A hoặc a (n) và 0 (n-1).


2. ĐA BỘI
Ví dụ: Tế bào có kí hiệu NST AaBb (2n = 4)
Đột biến ở giảm phân 1: AAaaBBbb -> AAaaBBbb -> AaBb (2n)
Trong cơ thể có tế bào đột biến, tế bào không đột biến -> 2 loại giao tử n và 2n
Ví dụ 1: Xét một cặp NST giới tính XY của 1 cá thể đực ở một loài sinh vật, trong quá trình giảm phân xảy
ra sự rối loạn phân li ở kỳ sau phân bào 2. Cá thể đực trên có thể tạo ra những giao tử nào?
A. XY, X, Y, 0
B. X, Y, XX, YY, 0 C. XY, XX, YY, 0
D. X, Y, XY, 0
Giải
Chú ý cách sắp xếp NST ở kỳ giữa I, kì giữa II
Đột biến giảm phân 2 -> 3 loại giao tử n+1, n-1, n
Đột biến ở tế bào này cho ra 1 loại, tế bào kìa cho ra 1 loại, tế bào bình thường cho 1 loại
-> Đáp án B
*****Dạng 2: Xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con
Bước 1 : Viết tỉ lệ các loại giao tử của bố mẹ (P) (quan trọng)
Bước 2 : Lập bảng tổ hợp giao tử hoặc lấy tích tỉ lệ các loại giao tử -> tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình.
Bước 1 :
Đối với dạng tứ bội (4n) 1 cặp gen AAaa
Phương pháp dùng sơ đồ tứ giác : Nối các cạnh, đường chéo rồi đếm số lượng từng loại
Ví dụ : Thể tứ bội AAaa giảm phân -> 3 loại giao tử : 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa.
Thể tứ bội AAAa giảm phân -> 2 loại giao tử 1/2AA : 1/2Aa
Thể tứ bội Aaaa giảm phân -> 2 loại giao tử 1/2Aa : 1/2aa
Thể tứ bội AAAA giảm phân -> 1 loại giao tử AA
Thể tứ bội aaaa giảm phân -> 1 loại giao tử aa
Đối với dạng tứ bội (4n) 2 cặp gen AAaaBbbb
Tách riêng từng cặp
AAaa -> 3 loại giao tử 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa
Bbbb-> 2 loại giao tử 1/2Bb : 1/2bb
TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH


0986.981.534


TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
GV Nguyễn Văn Nam
-> Các loại giao tử chung: (1AA: 4Aa:1aa)(1Bb:1bb) = 1AABb, 1AAbb, 4AaBb, 4Aabb, 1aaBb, 1aabb.
Bước 2:
Có 2 cách hỏi: - Tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở đời con
- Tỉ lệ 1 loại kiểu hình hoặc kiểu gen ở đời con
*Nếu chỉ hỏi tỉ lệ kiểu hình:
+Tính tỉ lệ kiểu hình lặn trước = tích tỉ lệ giao tử lặn.
+Tỉ lệ kiểu hình trội = 1 – tỉ lệ kiểu hình lặn.
*Nếu chỉ hỏi tỉ lệ kiểu gen đồng hợp hay dị hợp:
+Tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp (trội và lặn)
+Tỉ lệ kiểu gen dị hợp = 1 – tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.
Ví dụ (ĐH2011-51/162): Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có
khả năng thụ tinh. Tính theo lý thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAaa cho đời con có kiểu gen
dị hợp chiếm tỉ lệ: A. 1/2
B. 17/18
C. 4/9
D. 2/9
Giải
Tỉ lệ giao tử của cơ thể AAaa: 3 loại giao tử 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa
*Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp:
AAAA + aaaa: = (1/6AA x 1/6AA) + (1/6aa x 1/6aa) = 2/36 = 1/18
*Tỉ lệ kiểu gen dị hợp: 1 – 1/18 = 17/18
-> Đáp án B
Ví dụ (ĐH2012-26/279): Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả
vàng; alen B quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột

biến mới và các cây tứ bội giảm phân bình thường cho các giao tử 2n và có khả năng thụ tinh. Cho cây tứ bội có
kiểu gen AAaaBbbb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là:
A. 105: 35: 3: 1 B. 105: 35: 9: 1 C. 35: 35: 1: 1 D. 33: 11: 1: 1
Giải
Tách riêng ra từng cặp gen -> KH riêng của từng cặp -> KH chung = tích các kiểu hình riêng của các cặp gen.
*Phép lai AAaa x AAaa:
+Tỉ lệ kiểu hình lặn : = 1/6aa x 1/6aa = 1/36
+Tỉ lệ kiểu hình trội = 1 – 1/36 = 35/36.
-> Tỉ lệ kiểu hình 35 : 1
*Phép lai Bbbb x Bbbb :
+Tỉ lệ kiểu hình lặn : = 1/2aa x 1/2aa = 1/4
+Tỉ lệ kiểu hình trội = 1 – 1/4 = 3/4.
-> Tỉ lệ kiểu hình 3 : 1
-> Tỉ lệ kiểu hình chung : = (35 : 1)(3 :1) = 105 : 35 : 3 : 1-> D/án A
*****Dạng 3: Xác định kiểu gen của bố mẹ:
Ví dụ (ĐH2012-22/279) : Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n
có khả năng thụ tinh. Theo lý thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các KG phân li theo tỉ ệ 1 : 2 : 1?
(1) AAAa x AAAa (2) Aaaa x Aaaa (3) AAaa x AAAa (4) AAaa x Aaaa
Đáp án đúng là: A. (2), (3) B. (1), (4) C. (1), (2)
D. (3), (4)
Giải Đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 = 4 tổ hợp = 2 x 2
-> Mỗi bên bố mẹ cho 2 loại giao tử  Phép lai (1) (2) là đúng.
-> Đ/án C
Phương Pháp :
Từ tỉ lệ kiểu gen đời con -> Tổng tổ hợp KG -> Số loại giao tử bố và mẹ -> Kiểu gen của bố và mẹ tương ứng.

TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH

0986.981.534



TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA

GV Nguyễn Văn Nam
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể một
tối đa có thể được tạo ra trong loài này là
A. 8.
B. 13.
C. 7.
D. 15.
Câu 2: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có số
lượng nhiễm sắc thể là
A. 18.
B. 12.
C. 11.
D. 9.
Câu 3: Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng
của cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là
A. 21.
B. 22.
C. 23.
D. 26.
Câu 4: Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen AAaa là
A. 1AA : 1aa.
B. 1Aa : 1aa.
C. 1AA : 4Aa : 1aa.
D. 4AA : 1Aa : 1aa.
Câu 5: Bằng phương pháp tứ bội hoá, từ hợp tử lưỡng bội kiểu gen Aa có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen
A. Aaaa.

B. AAAA.
C. AAAa.
D. AAaa.
Câu 6: Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết,
kiểu gen nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?
A. Aaaa.
B. AAAa.
C. AAaa.
D. aaaa.
Câu 7: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=36. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng
của thể tam bội (3n) được hình thành từ loài này là
A. 54.
B. 37.
C. 108.
D. 35.
Câu 8: Dạng đột biến và số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của hội chứng Down:
A. thể 1 ở cặp NST 23-Có 45 NST
C. thể 3 ở cặp NST 21-Có 47 NST
B. thể 1 ở cặp NST 21-Có 45 NST
D. thể 3 ở cặp NST 23-Có 47 NST
Câu 9: Bộ NST lưỡng bội của mận 2n = 48. Trong tế bào sinh dưỡng, người ta thấy có 47 NST. ĐB
trên là:
A. đột biến lệch bội
B. đột biến tự đa bội
C. đột biến dị đa bội
D. thể một
Câu 10: Khoai tây bình thường có 12 cặp NST. Thể đột biến có 48 NST là:
A. Thể tứ bội
B. Thể bốn nhiễm
C. Thể tự đa bội

D. Thể dị đa bội
Câu 11: Một phụ nữ có có 47 NST trong đó có 3 NST X. Người đó thuộc thể
A. ba.
B. tam bội.
C. đa bội lẻ.
D. đơn bội lệch.
Câu 12: Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gene XY
khi NST kép XX không phân li là
A. XX, XY và 0.
B. XX, Yvà 0.
C. XY và 0.
D. X, YY và 0.
Câu 13: Sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n của loài tạo thể :
A. bốn nhiễm.
B. tứ bội.
C. bốn nhiễm kép.
D. dị bội lệch.
Câu 14: Nếu kí hiệu bộ NST của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB thể song nhị bội là
A. AABB.
B. AAAA.
C. BBBB.
D. AB.
Câu 15: Nếu kí hiệu bộ NST lưỡng bội của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là BB, tự đa bội gồm
A. AABB và AAAA.
B. AAAA và BBBB.
C. BBBB và AABB.
D. AB và AABB.
Câu 16: Cơ thể 2n ở kì sau I của giảm phân có 1 cặp NST không phân li sẽ tạo ra những loại giao tử:
A. 2n và 0.
B. n +1 và n – 1.

C. 2n và n.
D. 2n +1 và 2n – 1
Câu 17: Cơ thể 2n ở kì sau II của giảm phân có 1 cặp NST không phân li có thể sẽ tạo ra những loại giao tử:
A. n, n + 1, n - 1.
B. n +1 và n – 1.
C. 2n và n.
D. 2n +1 và 2n – 1
Câu 18: Trong tế bào sinh dưỡng của người, thể ba nhiễm có số lượng NST là:
A. 45
B. 46
C. 47
D. 48
Câu 19: Sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dục của cơ thể 2n có thể làm xuất hiện
các loại giao tử nào sau đây?
A. 2n; n
B. n; 2n+1
C. n; n+1; n-1
D. n+1; n-1
Câu 20: Hội chứng Down ở người là thể dị bội thuộc dạng:
A. 2n – 1
B. 2n + 1
C. 2n – 2
D. 2n + 2
Câu 21: Một người mang bộ NST có 45 NST trong đó chỉ có 1 NST giới tính X, người này là: A. nữ mắc hội
chứng Turner C. nữ mắc hội chứng Klinefelter B. nam mắc hội chứng Turner D. nam mắc hội chứng Klinefelter
Câu 22: Rối loạn phân li của toàn bộ bộ NST trong nguyên phân sẽ làm xuất hiện dòng tế bào:
TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH

0986.981.534



TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
GV Nguyễn Văn Nam
A. 2n
B. 4n
C. 2n-2
D.2n+2
Câu 23: Ở thể ĐB ở một loài có bộ NST lưỡng bội có số lượng chẵn, sau khi một tế bào sinh dục sơ khai
nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế bào con có tổng cộng là 144 NST. Thể đột biến này thuộc dạng
A. thể một hoặc thể ba
B. thể ba hoặc thể bốn
C. thể bốn hoặc thể không
D. thể không hoặc thể một
Câu 24: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội
có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử
2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là :
A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
B. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
D. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 25: Ở cà chua, gen qui định màu sắc quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả màu đỏ
trội hoàn toàn so với alen a qui định quả màu vàng. Trong trường hợp các cây bố, mẹ giảm phân bình thường, tỉ
lệ kiểu hình quả vàng thu được từ phép lai AAaa x AAaa là :
A. 1/8.
B. 1/12.
C. 1/36.
D. 1/16.
Câu 26: Tế bào có KG AAAA thuộc thể:
A. dị bội 2n + 2
B. tứ bội 4n

C. 2n + 2 hoặc 4n
D. 4n hoặc 3n
Câu 27: Hai gene đều dài 4080 Ao. Gene trội A có 3120 liên kết hidro, gene lặn a có 3240 liên kết hidro. Trong 1
loại giao tử (sinh ra từ cơ thể mang cặp gene dị hợp Aa) có 1680 Adenine và Thymine. Giao tử đó là:
A. AA
B. Aa
C. aa
D. AAaa
Câu 28: Gene B có 540 guanin và gene b có 450 guanin. Cho hai cá thể F1 đều có KG Bb lai với nhau, đời F2
thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 xytosine. KG của loại hợp tử F2 nêu trên là:
A. BBb
B. Bbb
C. BBbb
D. Bbbb
Câu 29: Cho gene A: thân cao, gene a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường.
Tỉ lệ KG tạo ra từ AAaa x Aa:
A. 1AAAA : 2AAaa : 1aaaa
C. 11AAaa : 1Aa
B. 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa
D.1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa
Câu 30: Cho biết gene A: thân cao, gene a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường.
Tỉ lệ KH tạo ra từ Aaaa x Aaaa là:
A. 11 thân cao : 1 thân thấp
C. 3 thân cao : 1 thân thấp
B. 9 thân cao : 7 thân thấp
D. 15 thân cao : 1 thân thấp
Câu 31: Cho biết gene A: thân cao, gene a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường.
Tỉ lệ KH tạo ra từ phép lai AAA x Aaa là:
A. 100% thân cao
C. 75% thân cao : 25% thân thấp

B. 11 thân cao : 1 thân thấp
D. 35 thân cao : 1 thân thấp
Câu 32: Ở cà chua gene A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng. Cây có KG AAaa lai với cây có KG
Aaa. Cho rằng các giao tử đơn bội không có khả năng thụ tinh. Tỷ lệ phân li KH ở thế hệ con là
A. 3 đỏ : 1 vàng
B. 11đỏ : 1 vàng
C. 5 đỏ : 1 vàng
D. 17 đỏ : 1 vàng
Câu 33: Phép lai có thể tạo ra con lai mang KG AAAa là:
A. Aaaa x Aaaa
B. Aaaa x aaaa
C. Aaaa x AAaa.
D. AAAA x aaaa
Câu 34: Cho biết gene A: thân cao, gene a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình thường.Phép
lai có tỉ lệ KH 11 thân cao : 1 thân thấp là:
A. AAaa x AAaa
B. AAa x AAa
C . AAAa x AAAa
D. AAa x Aa
Câu 35: Cho 2 cây dị hợp 3n giao phấn với nhau, F1 thu được tỷ lệ KH 35 thân cao:1 thân thấp. Biết P
giảmphân bình thường và gene A qui định thân cao là trội hoàn toàn, a thân thấp. Phép lai P tạo ra kết quả
trên là:
A. AAA x Aaa
B. Aaa x Aaa
C. AAa x AAa
D. AAa x Aaa
Câu 36: A: quả đỏ, a: quả vàng. Cặp bố mẹ có KG nào sau đây cho kết quả theo tỉ lệ 11 đỏ : 1 vàng?
1. AAaa x Aa
2. Aa x AAAa
3. AAAa x Aaaa

4. Aaa x AAaa
A. 1 và 2
B. 3 và 4
C. 1 và 4
D. 2 và 3
Câu 37: Trong tế bào, xét 1 cặp NST tương đồng chứa 1 cặp gene dị hợp Dd. Gene D chứa 450
Adenine và 300 Guanine. Gene d chứa 200 Adenine và 550 Guanine. Nếu gây đa bội thành công trong
quá trình nguyên phân của tế bào trên thì số lượng từng loại nucletide có trong tế bào con được tạo ra là:
A. A = T = 1000, G = X = 2000
C. A = T = 1300, G = X = 1700
TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH

0986.981.534


TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
GV Nguyễn Văn Nam
B. A = T = 1100, G = X = 1150
D. A = T = 850 , G = X = 1400
Câu 38: Tế bào sinh giao tử chứa cặp NST tương đồng mang cặp gene dị hợp. Gene trội có 420
Adenine và 380 Guanine, gene lặn có 550 Adenine và 250 Guanine. Nếu tế bào trên giảm phân thì số lượng
từng loại nucleotide trong giao tử là bao nhiêu?
A. A = T = 970, G = X = 360
C. A = T = 970, G = X = 630
B. A = T = 420, G = X = 360
D. A = T = 550, G = X = 250
Câu 39: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết, số NST có trong mỗi tế bào thể một ở kì sau
nguyên phân của loài này là:
A.23
B. 48

C. 46
D. 24
HD: 12 nhóm gen LK  2n=24  thể một kì sau NP = 2(2n-1) = 46
Câu 40: Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chin của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành nguyên
phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kỳ sau GP1 trong TB có bao nhiêu NST:
A.18
B. 38
C. 36
D. 34
HD: thể một kép = 2n-1-1=34 Kì sau 1 các NST kép trong cặp NST tương đồng không phân li  NST = 34
Câu 41: Một loài có bộ NST 2n=24. Một TB của đột biến lệch bội thể một kép đang ở kì sau nguyên phân có số
lượng NST là:
A.22
B. 44
C. 26
D. 52
HD: thể 1 kép: 2n-1-1=22 kì sau NP nên số lượng NST = 2(2n-1-1)=44
Câu 42: Bộ NST của một loài 2n=48. Ở thể ĐB bốn kép trong mỗi tế bào sinh dưỡng có số NST là:
A.48
B. 50
C. 52
D. 56
Câu 43: Có một bệnh nhân thuộc dạng thể ba kép ở NST số 21 và 23. Một tế bào của bệnh nhân này đang ở kỳ
sau của GP1, số NST có trong TB tại thời điểm này là:
A.47
B. 94
C. 96
D. 48
HD: 2n+1+1 = 48  kì sau của GP1 n kép = 48 NSt kép
Câu 44: Một loài thực vật lưỡng bội có 7 nhóm gen liên kết. Trong điều kiện bình thường không có ĐB, vào kì

giữa GP1 có tối đa bao nhiêu cách sắp xếp NST:
A. 14 kiểu
B. 64 kiểu
C. 128 kiểu
D. 7 kiểu
HD: Có n cặp NST thì có 2n/2= 64( Chia 2 là NST xếp thành 2 hàng)
Câu 45: Cơ thể đực ở một loài khi GP không có ĐB đã tạo ra tối đa 1024 giao tử, biết rằng trong quá trình GP có
xáy ra TĐC tại một điểm ở 2 cặp NST tương đồng, các cặp NST còn lại không có TĐC.Bộ NST lưỡng bội của
loài là:
A. 2n = 8
B. 2n=10
C. 2n=16
D. 2n=20
HD: GP không có TĐC tạo ra 2 giao tử, TĐC tại 1 điểm tạo ra 4 giao tử.
Gọi n là bộ NST đơn bộisố giao tử được tạo ra là: 42.2n-2=1024 2n = 26 n=82n=16
Câu 46: Một loài thực vật lưỡng bội có 10 nhóm gen liên kết. Số NST có trong mỗi tế bào ở thể 3 của loài này
Khi đang ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân là:
A.21
B. 11
C. 30
D. 42
HD: 10 nhóm gen liên kết  2n=20 thể 3 2n=21 NST ở kỳ giữa 21 NST kép
Câu 47: Ở kỳ sau nguyên phân,trong tế bào sinh dưỡng của đột biến lệch bội dạng thể 3 có 42 NST đơn. Bộ NST
lưỡng bội của loài này là:
A.2n=20
B. 2n=40
C. 2n=42
D. 2n=18
HD: Thể 3 kỳ sau: 2(2n+1) = 42 => 2n = 20
Câu 48: Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n=10, xét 3 thể đột biến NST là thể ĐB mất đoạn, thể 3 và thể

tứ bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi thể ĐB khi các tế bào này đang ở kỳ giữa của nguyên phân
theo thứ tự:
A. 10, 11, 15
B. 10, 11, 20
C. 20, 22, 40
D. 20, 22, 30
HD: NST kỳ giữa giống như NST kỳ trung gian Thể ĐB: mất đoạn 2n=10, thể 3 2n=11, thể tứ bội 4n=20
Câu 49: Cơ thể đực ở một loài khi giảm phân đã tạo ra tối đa 512 loại giao tử, biết rằng quá trình giảm phân có
ba cặp NST tương đồng xảy ra TĐC tại một điểm. Bộ NST lưỡng bội của loài:
A. 2n=6
B. 2n = 10
C. 2n=12
D. 2n=8
3 n-3
HD: Số giao tử: 4 .2 =512  n=6 2n=12
Câu 50: Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n=12, xét 3 thể đột biến NST là thể một, thể ba và thể tam
bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi thể ĐB khi các tế bào này đang ở kỳ sau của nguyên phân theo
TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH

0986.981.534


TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
GV Nguyễn Văn Nam
thứ tự:
A. 22,26,36
B. 10,14,18
C. 11,13,18
D. 5,7,15
HD: NST ở kỳ sau nguyên phân gấp đôi nên: thể một: 2(2n-1) = 22, thể 3 : 2(2n+1) = 26, tam bội: 2x3n=36

Câu 51: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=20, Một thể ĐB bị mất một đoạn ở NST số 1, đảo một đoạn ở NST số
5. Khi giảm phân bình thường sẽ có bao nhiêu % giao tử mang ĐB:
A. 75%
B. 25%
C. 12,5%
D. 50%
HD: NST số 1, số 5 Khi GP cho ½ gt bình thường và ½ giao tử ĐB giao tử ĐB là: 1/2x1/2=1/4
 Giao tử bình thường = 1- ¼ = 75%
Câu 52: Một cơ thể có KG AaBbDd. Nếu quá trình giảm phân có 8% số TB đã bị rối loạn phân li của cặp NST
mang gen Bb ở GP1, giảm phân 2 diễn ra bình thường , các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả sẽ tạo ra
loại giao tử ĐB mang gen ABbD với tỉ lệ:
A. 8%
B. 16%
C. 1%
D. 11,5%
HD: cặp Aa GP bình thường cho 1/2A, Dd GP bình thường cho 1/2D, cặp Bb ĐB nên cho Bb=1/2, gt 0=1/2
 Nên giao tử ABbD = 1/2x8%/2x1/2=1%
Câu 53: Một cơ thể có KG AaBbDd. Nếu quá trình giảm phân có 8% số TB đã bị rối loạn phân li của cặp NST
mang gen Bb ở GP1, giảm phân 2 diễn ra bình thường , các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả sẽ tạo ra
loại giao tử ĐB mang gen không ĐB là ABD với tỉ lệ:
A. 8%
B. 16%
C. 1%
D. 11,5%
HD: cặp Aa GP bình thường cho 1/2A, Dd GP bình thường cho 1/2D,
cặp Bb bình thường 92%  gt B =1/2x92% =46%  Vậy giao tử ABD=1/2x1/2x46%=11,5%
Câu 54: Một loài thực vật có bộ NST 2n=24, Một thể ĐB bị mất đoạn ở 1NST cặp số 1, đảo đoạn ở 1NST ở cặp
số 3, lặp đoạn ở 1NST ở cặp số 4. Khi GP bình thường sẽ có bao nhiêu % giao tử không mang ĐB:
A. 87,5%
B. 25%

C. 12,5%
D. 50%
HD: Các cặp NST khi GP cho ½ giao tử bình thường, ½ giao tử ĐB  GT bình thường = 1/2x1/2x1/2=1/8
Câu 55: Một loài thực vật có bộ NST 2n=24, Một thể ĐB bị mất đoạn ở 1NST cặp số 1, đảo đoạn ở 1NST ở cặp
số 3, lặp đoạn ở 1NST ở cặp số 4. Khi GP bình thường sẽ có bao nhiêu % giao tử mang ĐB:
A. 87,5%
B. 25%
C. 12,5%
D. 50%
HD: Các cặp NST khi GP cho ½ giao tử bình thường, ½ giao tử ĐB  GT bình thường = 1/2x1/2x1/2=1/8
GT đột biến = 1-12,5% = 87,5%
Câu 56: Một loài thực vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000tb sinh tinh ở một cá thể,
người ta thấy 20tb có cặp NST số 1 không phân li trong GP1, các sự kiện khác trong GP diễn ra bình thường, các
tb còn lại GP bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ:
A. 49,5%
B. 99%
C. 80%
D. 40%
HD: 2n=12 GP cho n=6 NST.  Số tb bình thường 2000-20=1980tb.
Loại giao tử bt có 6 NSt chiếm tỉ lệ: (1980/2000)x100% = 99%
CÁC CÂU TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG (BÀI TẬP NÂNG CAO):
ĐH 2013 – 749: Câu 3: Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây (1) AAaaBBbbxAAAABBBb (2)
AaaaBBBBxAaaaBBbb (3) AaaaBBbbx AAAaBbbb(4) AAAbBbbbxAAAABBBb(5) AAAaBBbbxAaaabbbb
(6) AAaaBBbbxAAaabbbb Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng
thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lại trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li
theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là A. (2) và (4). B. (3) và (6) C. (1) và (5) D. (2) và (5)
Câu 6: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ
I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau: Thể đột biến I II III
IV V VI Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các

thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là A. II, VI B. I, II, III, V
C. I, III D. I, III, IV, V
Câu 60: Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân
bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho
biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa
256 loại giao tử. Số lượng NST có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là
A. 3n = 36 B. 2n = 16 C. 2n = 26 D. 3n = 24
ĐH 2012 – 279: Câu 56: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế
bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là A. 18.
B. 9.
C. 24.
D. 17.
TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH

0986.981.534


TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
GV Nguyễn Văn Nam
ĐH 2011 – 162: Câu 6: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có
1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây
đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit
loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là A. Bbbb. B. BBb. C. Bbb. D. BBbb.
Câu 20: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng
cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên
hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình
giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo
lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2 là A. 1 AAA : 5 AAa : 5 Aaa : 1 aaa. B. 5 AAA : 1 AAa : 5 Aaa : 1 aaa.
C. 5 AAA : 1 AAa : 1 Aaa : 5 aaa. D. 1 AAA : 5 AAa : 1 Aaa : 5 aaa.
ĐH 2010 – 381: Câu 10: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết

rằng các cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa
hai cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa và aaaa cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả
vàng. B. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. C. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 13: Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia
bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là
A. 1x.
B. 2x.
C. 0,5x.
D. 4x.
Câu 18: Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh mù màu đỏ xanh lục. Gen này nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Trong một gia đình, người bố
có mắt nhìn màu bình thường, người mẹ bị mù màu, sinh ra người con trai thứ nhất có mắt nhìn màu bình thường,
người con trai thứ hai bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, quá trình
giảm phân ở mẹ diễn ra bình thường. Kiểu gen của hai người con trai này lần lượt là những kiểu gen nào sau đây?
A. XaY, XAY. B. XAXAY, XaXaY. C. XAXAY, XaY. D. XAXaY, XaY.
Câu 35: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm
phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các
loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là :A. Abb và B hoặc ABB và b.
B. ABb và A hoặc aBb và a. C. ABB và abb hoặc AAB và aab. D. ABb và a hoặc aBb và A.
ĐH 2009 – 462: Câu 20: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một
tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là A. 80.
B. 20.
C. 22.
D. 44.
Câu 41: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là
A. 21.
B. 14.
C. 42.
D. 7.
ĐH 2008 – 502: Câu 1: Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen B bị đột biến thành gen b.
Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

A. AABb, AaBB. B. AABB, AABb. C. aaBb, Aabb. D. AaBb, AABb.
Câu 20: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội
trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li
kiểu gen ở đời con là: A. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa :
1aaaa. C. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa.
Câu 27: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH (2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH
A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
C. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
D. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
Câu 37: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. Nhiễm
sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM. Dạng đột biến này:
A. thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến. B. thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
C.thường làm xuất hiện nhiềugen mới trong QT. D.thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Câu 40: Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa
. Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận
nào sau đây về quátrình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH

0986.981.534


TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
GV Nguyễn Văn Nam
C. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
Câu 41: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành giao tử

đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm
phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n-2; 2n; 2n+2+1.
B. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. C. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. D. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
ĐH 2007 – 152: Câu 20: Một cơ thể có tế bào chứa cặp nhiễm sắc thể giới tính XAXa. Trong quá trình giảm
phân phát sinh giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao
tử có thể được tạo ra từ cơ thể trên là: A. XAXa, XaXa, XA, Xa, O.
B. XAXA, XAXa, XA, Xa, O.
C. XAXA, XaXa , XA, Xa, O.
D. XAXa, O, XA, XAXA.
Câu 26: Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm
phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường, các loại giao tử được tạo ra đều có khả năng thụ tinh. Tỉ lệ kiểu gen
đồng hợp tử lặn ở đời con là A. 1/6. B. 1/12. C. 1/36. D. 1/2.
Câu 41: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể
tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là A. 12.
B. 36.
C. 24.
D. 48.
CĐ 2013 – 864: Câu 34: Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ
tinh. Theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội AAAa × Aaaa cho đời con có kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ
A. 25%.
B. 75%.
C. 50%.
D. 56,25%.
Câu 36: Một loài thực vật có 10 nhóm gen liên kết. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của thể
một, thể ba thuộc loài này lần lượt là :A. 18 và 19. B. 9 và 11. C. 19 và 20. D. 19 và 21.
CĐ 2012 – 263 : Câu 1: Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có kiểu gen AaBb, ở một số tế bào, cặp
nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb
phân li bình thường; giảm phân II diễn ra bình thường. Ở cơ thể cái có kiểu gen AABb, quá trình giảm phân
diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai: ♀AABb × ♂AaBb cho đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

A. 12.
B. 8.
C. 4.
D. 6.
Câu 5: Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau: ABCDEGHIK. Do đột biến
nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng
A. đảo đoạn NST. B. chuyển đoạn giữa hai NST. C. lặp đoạn NST. D. mất đoạn NST.
Câu 11: Ở một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 6 nhóm gen liên kết. Thể một của loài này có
số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là :A. 24.
B. 22.
C. 11.
D. 12.
Câu 19: Một nhóm tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaXBY tiến hành giảm phân hình thành giao tử, trong đó ở
một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, cặp nhiễm sắcthể giới tính
phân li bình thường. Nếu giảm phân II diễn ra bình thường thì kết thúc quá trình này sẽ tạo ra số loại giao tử tối
đa là : A. 6.
B. 7.
C. 4.
D. 8.
Câu 33: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Biết rằng cơ
thể tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, phép lai nào sau
đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng?
A. Aaaa × Aaaa.
B. AAaa × AAaa.
C. AAaa × Aaaa.
D. AAAa × AAAa.
Câu 43: Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba, ở một tế bào có cặp nhiễm
sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường, những lần nguyên phân tiếp theo
diễn ra bình thường. Hợp tử này phát triển thành phôi, phôi này có bao nhiêu loại tế bào khác nhau về bộ
nhiễm sắc thể?A. Hai loại.

B. Ba loại.
C. Bốn loại.
D. Một loại.
Câu 47: Biết rằng các thể tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường và
không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 5 loại kiểu gen?
A. Aaaa × Aaaa.
B. AAaa × AAAa.
C. Aaaa ×AAaa.
D. AAaa × AAaa.
Câu 57: Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb,
Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ
nhiễm sắc thể sau đây? A. AaBbEe.
B. AaBbDdEe.
C. AaaBbDdEe.
D. AaBbDEe.
CĐ 2011 – 953: Câu 18: Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gen sau:
(1) AAaa;
(2) AAAa;
(3) Aaaa;
(4) aaaa.
Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hoá bộ
nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là A. (3) (4). B. (1) (3). C.(2) (4). D. (1) (4).
TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH

0986.981.534


TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
GV Nguyễn Văn Nam
Câu 15: Trong quá trình phát sinh trứng của người mẹ, cặp nhiễm sắc thể số 21 nhân đôi nhưng không

phân li tạo tế bào trứng thừa 1 nhiễm sắc thể số 21 còn các cặp nhiễm sắc thể khác thì nhân đôi và phân li bình
thường. Quá trình phát sinh giao tử của người bố diễn ra bình thường. Trong trường hợp trên, cặp vợ chồng này
sinh con, xác suất để đứa con mắc hội chứng Đao là A. 12,5%. B. 100%.
C. 50%.
D. 25%.
Câu 23: Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồngđược kí hiệu là
Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?
A. AaaBb.
B. AaBb.
C. AaBbDdd.
D. AaBbd.
Câu 44: Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể.
Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là A. 2n = 24. B. 2n = 42. C. 2n = 22. D. 2n = 46.
Câu 52: Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 44A + XY. Khi tế bào này giảm
phân các cặp nhiễm sắc thể thường phân li bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong
giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm
phân của tế bào trên là : A. 22A + XY và 22A. B. 22A và 22A + XX.
C. 22A + XX và 22A + YY. D. 22A + X và 22A + YY.
CĐ 2010 – 251: Câu 36: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy
định hoa vàng. Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường,
không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. B. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
C. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Câu 38: Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào
này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li;
giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
A. 4.
B. 6.
C. 2.
D. 8.

Câu 39: Nuôi cấy hạt phấn của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aabb để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các
mô đơn bội này bằng cônsixin gây lưỡng bội hóa và kích thích chúng phát triển thành cây hoàn chỉnh. Các cây
này có kiểu gen là: A. AAAb, Aaab. B. Aabb, abbb. C. Abbb, aaab. D. AAbb, aabb.
Câu 50: Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm
sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm
phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình
thường. Sự thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ
tạo ra thể đột biến dạng : A. thể ba.
B. thể một kép.
C. thể một.
D. thể không.
Câu 55: Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F1. Đa bội hóa
F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể
song nhị bội này có kiểu gen là :A. aBMMnn. B. aBMn.
C. aaBBMn.
D. aaBBMMnn.
CĐ 2009 – 138: Câu 9: Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A,a nằm trên
cặp nhiễmsắc thể số 2, cặp gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã
tạo ra cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạra
từ phép lai trên? A. AAaBb và AaaBb. B. Aaabb và AaaBB. C. AaaBb và AAAbb. D. AAaBb và AAAbb.
Câu 16: Ở cà chua có cả cây tứ bội và cây lưỡng bội. Gen A quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so vớalen a
quy định quả màu vàng. Biết rằng, cây tứ bội giảm phân bình thường và cho giao tử 2n, cây lưỡnbội giảm phân
bình thường và cho giao tử n. Các phép lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 11 quả màu đỏ : 1 quảmàu vàng ở đời con là
A. AAaa x Aa và AAaa x aaaa. B. AAaa x Aa và AAaa x AAaa.
C. AAaa x aa và AAaa x Aaaa. D. AAaa x Aa và AAaa x Aaaa.
Câu 46: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do
kết quả của đột biến đảo đoạn là: (1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG Giả
sử nhiễm sắc thể số (3) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là A. (1) ← (3) → (4) → (1).
B. (3) → (1) → (4) → (1). C. (2) → (1) → (3) → ( 4). D. (1) ← (2) ← (3) → (4).
CĐ 2008 – 106: Câu 22: Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định

tính trạng quả màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F1), thu được thế hệ lai (F2) phân li theo tỉ lệ
35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n diễn ra
bình thường. Kiểu gen của F1 là :A. AAaa x AAaa. B. AAAa x AAAa. C. Aaaa x Aaaa. D. AAAa x Aaaa.
Câu 23: Sự kết hợp giữa giao tử 2n với giao tử 2n của cùng một loài tạo ra hợp tử 4n. Hợp tử này có thể
phát triển thành thể :A. bốn nhiễm. B. tứ bội. C. tam bội. D. bốn nhiễm kép.
TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH

0986.981.534


TÀI LIỆU ÔN THI THPT QUỐC GIA
GV Nguyễn Văn Nam
Câu 26: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể ba nhiễm
sẽ có số nhiễm sắc thể là :A. 21.
B. 17.
C. 13.
D. 15.
Câu 36: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần
nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát
triển thành : A. thể một nhiễm. B. thể bốn nhiễm. C. thể khuyết nhiễm. D. thể ba nhiễm.
CĐ 2007 – 194: Câu 17: Ở một loài thực vật, khi cho cây tứ bội có kiểu gen AAaa giao phấn với cây tứ bội có
kiểu gen Aaaa; các cây này giảm phân đều cho giao tử 2n. Số kiểu tổ hợp tạo ra từ phép lai trên là :
A. 36.
B. 16.
C. 6.
D. 12.
Câu 35: Ở một loài thực vật, gen A qui định hạt màu nâu trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng; các
cơ thể đem lai giảm phân đều cho giao tử 2n. Phép lai không thể tạo ra con lai có kiểu hình hạt màu trắng là
A. AAaa x AAaa.
B. AAAa x aaaa.

C. Aaaa x Aaaa.
D. AAaa x Aaaa.

TRUNG TÂM LUYỆN THI TRÍ ĐỨC VẠN NINH

0986.981.534



×