Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Bài viết tham dự Hội thảo 100 năm Văn hóa Sa Huỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.77 KB, 77 trang )

100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Nghiên cứu so sánh giữa Sa Huỳnh và đồ gốm liên quan đến
Sa Huỳnh ở Đông Nam Á
Yamagata Mariko1
Hội thảo “100 năm – phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh” là cơ
hội đáng để chúng ta xem xét lại đồ gốm Sa Huỳnh là gì.
Sau báo cáo của Parmenter xuất bản năm 1924 và những nghiên cứu
của Colani và Janse vào những năm 1930, đồ gốm Sa Huỳnh chỉ thu hút được
rất ít sự chú ý của các nhà khảo cổ học cho đến khi một tác phẩm đặc biệt của
Tầm nhìn châu Á xuất hiện năm 1959. Ấn phẩm được biên tập bởi W.G.
Solheim với tựa đề “ Những mối liên hệ với đồ gốm Sa Huỳn ở Đông Nam
Á”. Trong ấn phẩm này, điều mà tác giả nhận thấy là đồ gốm liên hệ với Sa
Huỳnh đã được ghi chép lại ở Đông Dương, Philippin, Malaysia, Borneo và
Indonesia. Một vài năm sau, Solheim đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của “
Truyền thống đồ gốm Sa Huỳnh – Kalanay” và tương quan ý kiến này với
nguồn gốc và sự phân bố của người nói tiếng Nam đảo. Do đó, đồ gốm Sa
Huỳnh đóng góp một vai trò quan trọng trong những nghiên cứu đồ gốm thời
tiền sử, và một trong số nghiên cứu rải rác về đạo lý và ngôn ngữ ở Đông
Nam Á.
Trong suốt 2 thập kỷ trước, rất nhiều cuộc khai quật được tiến hành ở
miền Trung và miền Nam Việt Nam đã cho thấy nhiều loại đồ gốm phong phú
trong đám tang chủ yếu liên quan đến việc chôn cất bằng bình. Khi số lượng
và sự đa dạng của những chiếc bình này tăng lên, việc xác định rõ về đồ gốm
Sa Huỳnh trở nên phức tạp. Tuy nhiên, nếu không xác định phạm vi của gốm
Sa Huỳnh, thì một nghiên cứu so sánh có ý nghĩa sẽ là điều không thể thực
hiện được.
Cuộc khai quật Hỏa Diệm, tỉnh Khánh Hòa năm 2007 khiến chúng ta
đương đầu với những vấn đề về mối liên hệ giữa văn hóa Sa Huỳnh và đồ
gốm vùng Kalanay. Ở Hỏa Diệm, nơi gần với tầm ảnh hưởng của vùng văn
1



PGS. thisng giảng, Khoa Khảo cổ học, trường Đại học Waseda

1


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

hóa Sa Huỳnh, những chiếc bình chôn và nắp, cùng với những lọ gốm là rất
khác so với những đồ thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Mặt khác chúng cho thấy sự
tương đồng đáng chú ý với Khu liên hợp gốm Kalanay ở Philippin.
Bài tham luận này sẽ không nhằm mục đích xác định đồ gốm Sa Huỳnh
ngay tức khắc nhưng sẽ trình bày những quan điểm so sánh để phân biệt với
đồ gốm có liên hệ với Sa Huỳnh.

2


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Nguồn gốc và sự di cư của những dân tộc nói tiếng Nam đảo cổ xưa
Peter Bellwood1
Sự hình thành họ ngôn ngữ Nam đảo diễn ra giữa những cư dân nông
nghiệp ở Đài Loan khoảng 5000 năm trước đây. Sự di cư của những người nói
tiếng hệ Nam đảo, cùng ngôn ngữ và văn hóa tinh vật chất của họ mặc dù có
nhiều sự pha trộn cư dân đã dẫn đến sự định cư ở trên đảo Đông Nam Á và
các đảo Thái Bình Dương dưới 5000 năm trước đây. Sự chuyển đến Việt
Nam của người Nam đảo (Chamic) thường gắn liền với sự phát triển của thời
đại đồ sắt (Sa Huỳnh sau 2500 năm), tuy nhiên cũng có bằng chứng chứng tỏ
sự hiện diện của người Nam đảo từ sớm hơn, có thể là trong thời kỳ đồ đá

mới. Những cuộc khai quật mới ở khu vực Mạn Bắc (Ninh Bình) và An Sơn
(Long An) ở Việt Nam có khả năng liên quan đế tranh cãi này.

1

PGS. Trường Khảo cổ học và Nhân học Đại học Quốc gia Úc.

3


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Đồ gốm Sa Huỳnh – Kalanay ở Philippin
Eusebio Z. Dizon1
Tình trạng của đồ gốm Sa Huỳnh – Kalanay ở Philippin sắp tới sẽ được
đánh giá qua những bằng chứng khảo cổ học mới, tình trạng này thuộc cuối
thời kim loại và có những khả năng ở thời đại đồ sắt. Đây là thời kỳ huy
hoàng nhất của truyền thống đồ gốm trang trí. Sự phân bố những bình gốm
được trang trí đẹp như vậy trải rộng đặc biệt ở miền Nam và miền Trung
Philippin. Mới đây, một luận văn thạc sĩ về cơ sở để xác định những đồ gốm
trang trí này từ bộ sưu tập Maitum được khai quật khảo cổ ở Pinol, Maitum,
tỉnh Sarangani, Mindanao đã được bảo vệ thành công bởi bà Eliza R. Valtos.
Những chiếc bình trang trí đẹp này lúc đầu được sử dụng làm vại hoặc các
bình đựng hài cốt và chúng có niên đại từ năm thứ 5 trước Công nguyên đến
năm 370 sau Công nguyên. Trong luận văn này, lần đầu tiên những yếu tố
thiết kế đồ gốm Sa Huỳnh Kalanay được nghiên cứu theo phương pháp thống
kê và một khuôn mẫu đã được đưa ra cho việc so sánh chuẩn mực về loại hình
sưu tập đồ gốm Sa Huỳnh Kalanay. Ngoài ra, còn có nhiều di tích khảo cổ
mới được phát hiện gần đây ở Sorsogon ngụ ý sự hiện diện của những dạng đồ
gốm Kalanay.


1

TS. Nhà khoa học cấp III/ Nhà phụ trách bảo tàng I, phòng Khảo cổ học
Bảo tàng Quốc gia Philippin.

4


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Những giai đoạn phát triển của văn hóa Sa Huỳnh tại thung lũng Thu
Bồn – một vài câu hỏi và nhận định về bối cảnh xã hội
Bishbupriya Basak1
Cuộc điều tra này là một phần của dự án lớn hơn nhằm tìm hiểu hiện
tượng “Ấn Độ hóa” với sự tham khảo đặc biệt về miền Trung Việt Nam (1-10)
nơi mà vị trí vị trí của văn hóa Champa chiếm một phần quan trọng trong thời
kỳ này. Bất kỳ quá trình trao đổi, hòa nhập hoặc tiếp biến văn hóa nào cũng
cần phải đặt trong bối cảnh rộng hơn và do đó cần thiết phải nghiên cứu
những truyền thống văn hóa bản địa chỉ tồn tại trong những ghi chép khảo cổ
học trước khi những đặc điểm mang tính “Ấn Độ hóa” chính thức xuất hiện.
Những truyền thống này thể hiện rõ nhất trong những giai đoạn phát triển của
văn hóa Sa Huỳnh cũng như được miêu tả qua các di tích tại thung lũng Thu
Bồn. Tham luận này sẽ đề cập đến những câu hỏi và nhận định nhất định bằng
sự soi sáng của những nghiên cứu gần đây. Đã có những tranh luận cho rằng
các ghi chép khảo cổ đặc trưng cho những giai đoạn này đã miêu tả một xã hội
có thủ lĩnh. Với nhiều nơi cư trú còn bị lãng quên trong các cuộc điều tra,
quan điểm này chủ yếu dựa vào sự phân biệt các hình thức chôn cất và sự bất
bình đẳng được thấy qua các lễ vật ở phần mộ. Đã có 3 cụm di tích được đánh
dấu trong vùng mỗi cụm với một di tích trung tâm ngay càng trở nên quan

trọng, và vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên mỗi cụm của
những trung tâm này được coi là những điểm mút mới nổi về quản lý kinh tế
và chính trị, mang đặc điểm của thành thị sơ khai. (Mỹ Dung 2006). Trong khi
những câu hỏi liên quan đến tính phương pháp luận khảo cổ học được nêu ra,
mục đích chủ yếu của tham luận sẽ là (i) xác đinh một xã hội có thủ lĩnh là thế
nào, và được tái sử dụng tốt nhất như thế nào từ những ghi chép khảo cổ và
(ii) người ta có thể hiểu như thế nào về sự chuyển biến sang giai đoạn thành
thị sơ khai dựa trên cơ sở những tai liệu khảo cổ sẵn có. Tham luận sẽ kết thúc

1

Khoa Khảo cổ học, trường Đại học Kolkât, Ấn Độ

5


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

với một vài nhận định chắc chắn về sự quá độ giữa hậu kỳ Sa Huỳnh và tiền
Champa vì vấn đề này đang nổi lên rõ nét thông qua sự nghiên cứu gần đây.

6


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Sa Huỳnh – Một kiểu xã hội
Ian Glover
Trong bài nói của tôi thiên về những chi tiết khảo cổ học Sa Huỳnh và
xem xét về một kiểu xã hội được miêu ta qua những gì còn sót lại mà chúng ta

gọi là nền văn hóa Sa Huỳnh. Để làm được điều này, tôi sẽ nhờ đến các lĩnh
vực dân tộc học, lịch sử và xã hội học, điều mà được hiểu trong nghiên cứu
văn hóa Indoesia là tầng lớp thượng lưu pasisir. Thuật ngữ này theo nghĩa đen
là bãi biển hoặc bờ biển phía Bắc duyên hải Java, được giới thiệu trong bài
giảng xã hội học bởi nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Pigeaud vào những năm
1930 và được hiệu chỉnh công phu trong bài viết của Hildred Geertz (1963) và
Clifford Geertz (1963), những người đã chỉ ra ba loại hình văn hóa xã hội
riêng biệt ở Indonesia – 1 )Những thương nhân duyên hải pasisir hành nghề
đánh cá và không chuyên thâm canh; 2) Những người nông dân chuyên trồng
lúa nước ở miền trung Java, miền nam Bali và một số miền của khu vực
Sumatra ủng hộ các vương quốc có phân chia quyền lực mạnh mẽ, và 3)
Những người ngoại đạo, những bộ lạc sâu trong rừng trước đây luôn sống tự
cung tự cấp là chính, trừ những người cung cấp những mặt hàng lâm sản như
gỗ thơm, cây mây, các bộ phận thú rừng, chim lông, thảo mộc và gia vị do
buôn bán với các thương gia pasisir.
Indonesia thời tiền hiện đại, những đẳng cấp tầng lớp pasisir; người
Acechenese, người Mã Lai ở Sumatra và Borneo, người Bugis và
Makassarese ở Sulawesi nằm trong số những người phần lớn đã thay đổi tôn
giáo sang đạo Hồi giữa thế kỷ 13 và 16, có chung định hướng buôn bán và
nhiều kho hàng giao dịch lớn được thành lập như ở Palebang/Srivijiaya,
Makasar phía nam Sulawesi, Brunei ở Borneo và Demak ở Java đã liên kết
các vương quốc nội địa, các xã hội bộ lạc với thế giới bên ngoài. Các tầng lớp
thượng lưu pasisir khác nhau về mặt dân tộc và ngôn ngữ, rất nhiều trong số
họ đã định cư và lập gia đình ở những nơi cách xa quê nhà, chẳng hạn như
những cộng đồng buôn bán Bugis ở Singapore, Molukku và Irian Jaya, lập
7


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh


nên những lãnh thổ nhỏ và thường bắt làm nô lệ những người sống trong các
bộ lạc nợ nần từ vùng nội địa để đảm bảo nguồn cung cấp thường xuyên các
mặt hàng lâm sản có gí trị. Những tầng lớp pasisir trông bề ngoài năng động,
nhanh nhẹn thường có ảnh hưởng mạnh tới những vương quốc nội địa ổn
định.
Mặc dù những miêu tả và đặc điểm của tầng lớp thượng lưu pasisir như
một dạng xã hội riêng biệt xuất phát từ lịch sử và xã hội học gần đây của
Indonesia, tôi tin rằng những cộng đồng như vậy đã có nguồn gốc rất lâu đời
và có thể nhận ra họ ở những khu vực khác nhau thuộc Đông Nam Á và từ
những ghi chép khảo cổ. Văn hóa Sa Huỳnh với sự phân bố ven biển chủ yếu
trên phạm vi rộng cùng phạm vi giao thiệp với bên ngoài đã hình thành nên
những dạng văn hóa xã hội như vậy và sau này qua những giao lưu thương
mại lớn với Trung Quốc về phí Bắc và Ấn Độ về phía Tây đã được hình vị
hóa thành một vài xã hội Champa cổ và sau chuyển sang đạo Hồi.
Tham luận sẽ khảo sát tỉ mỉ những vấn đề này và mang đến những dữ
liệu khảo cổ mang tính so sánh từ những khu vực tương đương của Indonesia
ngày nay.

8


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Lai Nghi qua xem xét thủy tinh: Phân tích về những hạt thủy tinh từ thời
kỳ đồ sắt ở miền Trung Việt Nam
Karsten Brabader1
Năm 2003 và 2004, những cuộc khai quật lớn đã tiến hành bởi một
nhóm khảo cổ học Việt Nam – Đức. Nhiều phát hiện trong số 63 mộ đã tiết lộ
một bộ sưu tập lớn đồ gốm, đồng thiếc và những kim loại khác cuối thời Sa
Huỳnh. Thật đáng ngạc nhiên là có khoảng 10000 hạt được thu thập, trong số

này có khoảng 8500 hạt thủy tinh. Những hạt này chủ yếu là những hạt đơn
sắc màu đỏ, xanh lá cây, xanh dương hoặc vàng thường được gọi “kiểu Ấn Độ
- Thái Bình Dương”. Một vài hạt là đa sắc (nhiều màu, đen/trắng).
Trong luận văn thạc sĩ của tôi, tôi may mắn nhận được một vài hạt thủy
tinh từ Lai Nghi. Việc phân tích được tiến hành bởi SEM/EDS của phòng thí
nghiệm ở Bảo tàng mỏ của Đức. Để chuẩn bị cho luận án tiến sĩ này, tôi đang
thu thập những hạt có hàm lượng chì cao dường như thường xuất hiện ở toàn
bộ khu vực Đông Nam Á từ thời đồ sắt này. Điều này đưa ra giả thiết rằng
một kỹ thuật làm thủy tinh độc đáo đã từng được áp dụng để tạo ra những hạt
thủy tinh màu vàng và xanh lá cây. Thủy tinh với lượng chì cao được biết đến
từ đời Hán ở Trung Quốc, nhưng chủ yếu trong sự tương quan với Bari, điều
không thể được khám phá ra ở đây. Nó cũng không phổ biến trong kỹ thuật
làm thủy tinh ở Ấn Độ. Do đó có thể cho là những hạt thủy tinh này được làm
từ Đông Nam Á.

1

ThS. Viện Khảo cổ học Đức

9


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Tìm hiểu quá trình Ấn Độ hóa từ mạng lưới kinh tế của các di tích
văn hóa Sa Huỳnh
Suchandra Ghosh1
Quan sát cho thấy quá trình tiếp biến văn hóa ở Đông Nam Á, với
những thuật ngữ khác nhau như Ấn Độ hóa, địa phương hóa và sự hội tụ rõ
ràng được kết nối với những mạng lưới trải dài qua vị Bengal và thậm chí xa

hơn nữa. Glover (1994,1996) và những người khác (Bellina 2003; Glover và
Bellina 2001) đã tranh luận về sự buôn bán thường xuyên giữa Ấn Độ và
Đông Nam Á ít nhất là từ giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên ở
bên kia vinh Bengal. Thương mại và giao lưu đóng vai trò trung gian của sự
thay đổ ở Đông Nam Á mang lại những biến đổ trên quy mô rộng trong những
xã hội đang tồn tại.
Trong bài này, tôi muốn biện luận rằng trong khi điều này đúng cho lịch
sử cổ xưa của một vài quốc gia ở Đông Nam Á, nó có thể không đúng cho
toàn bộ các vùng. Quá trình thích nghi hoặc tiếp nhận có lẽ và có thể không
giống nhau qua không gian địa lý. Trong khi đối với Thái Lan, buôn bán với
Ấn Độ dường như là tác nhân chính của nền văn hóa chung, thì điều tương tự
không thể áp dụng được cho hậu Sa Huỳnh hoặc tiền Champa. Sự thật là trong
thời kỳ từ thế kỷ thứ 2 BCE đến thế kỷ thứ 4, 5 CE, những bằng chứng khảo
cổ về sự giao thương giữa Ấn Độ và miền Trung Việt Nam. Tuy nhiên không
thể cho rằng không có bất cứ một tương tác nào giữa hai vùng, chỉ là chưa
hình thành tính tương tác thường xuyên. Những vật được tìm thấy trong
những cuộc khai quật ở các khu di tích văn hóa Sa Huỳnh lại cho thấy những
khuôn mẫu giao lưu trong vùng và liên vùng. Những vật chứng về mạng lưới
vùng là đồ gốm, đồ trang trí làm từ Nefrit, thủy tinh và những hạt đá quý. Hệ
thống ven sông Thu Bồn hình thành huyết mạch giao thông chính. Thông qua
mạng lưới giao thông này, đồ chế tác được vận chuyển đến những nơi xa.

1

Trưởng khoa Văn hóa và Lịch sử Ấn Độ Cổ đại trường Đại học Calcutta

10


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh


Nghiên cứu những mạng lưới giao thông sẽ giúp hiểu được vấn đề về sự Ấn
Độ hóa trong trường hợp của những di tích văn hóa Sa Huỳnh muộn.

11


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Sụ giao lưu văn hóa biển phía Nam Trung Quốc cuối thời tiền sử:
Bán đảo Thái Lan và các cộng đồng người Sa Huỳnh
Bérénice Bellina1
Mục đich của dự án khảo cổ học giữa Thái Lan – Pháp là để làm sáng
tỏ vai trò của dân cư bán đảo trong việc tiếp thu và phân phối lại những nét
đặc trưng văn hóa từ Ấn Độ Dương vào vùng phía Nam biển Trung Quốc cuối
thời tiền sử. Kể từ năm 2005, dự án khảo cổ học Thái Lan – Pháp đã tiến hành
điều tra và khai quật ở khu vực Khao Sam Kaeo. Những cuộc khai quật này đã
phát hiện một sự định cư thành thị rất sớm và khu công nghiệp có cả sự giao
lưu xuyên châu Á từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Nghiên
cứu trước đây về những bằng chứng giao lưu sớm cho phép tôi đưa ra giả
thuyết rằng một số cộng đồng ven biển trải dài từ Thái Lan đến Việt Nam và
Philippin là một phần của văn hóa phía Nam biển Trung Quốc cuối thời tiền
sử được hệ thống hóa bởi một tập hợp những tư liệu có uy tín (Bellina 2001,
2003, 2007, Bellina & Silapath 2006). Nhiều ví dụ lịch sử cho thấy có nhiều
định hướng văn hóa giữa các cộng đồng ven biển, đặc biệt là trong lĩnh vực
tính ngưỡng và tôn giáo; cũng như trong các hội buôn bán của các phường hội
(McPherson 2007: 40). Fernand Braudel và phong trào nghiên cứu “lịch sử thế
giới” đã chứng minh biển có vai trò kết nối, tách rời, và tham gia vào sự hình
thành lịch sử toàn cầu, điều này vượt qua phạm vi của “lãnh thổ” và “quốc
gia”. Có sự tranh luận cho rằng những khu vực tương tác ven biển, kết quả là

sự giao lưu, di cư hoặc xâm chiếm, có thể dẫn tới những hình thể văn hóa xã
hội vùng duyên hải riêng biệt (Pearson) 2007: 29-30). Cách nhìn theo kiểu của
Braude có thể áp dụng cho những cộng đồng vùng Nam biển Trung Quốc thời
tiền sử, bao gồm cả nhóm xã hội Sa Huỳnh, những người có thể đã định cư ở
khu vực Khao Sam Kaeo. Sự định cư mang tính chất toàn cầu rất sớm này và
trung tâm công nghiệp có thể đã từng là ngôn nhà cho những cộng đồng quốc
tế khác nhau từ Tây sang Đông, ở đó việc thực hiện các kỹ thuật thủ công
1

TS. Trung tâm nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp

12


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

ngoại sinh của các cộng đồng ven biển trải dài hơn 5000 km có thể đã tham
gia vào việc cụ thể hóa (vật chất hóa) bản sắc văn hóa. Tham gia sẽ đưa ra
những bằng chứng về thuật làm đồ gốm, luyện kim và chế tác đồ đá.

13


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Định dạng bản đồ di tích thời tiền sử kim loại: Nghiên cứu trong trường
hợp về Dự án nghiên cứu Con đường Hoàng gia
Heng Than và Im Sokrithy1
Từ khóa Campuchia, những di tích thời tiền sử kim loại, định dạng bản đồ,
con đường Hoàng gia.

Di tích thời tiền sử đầu tiên được biết đến bởi những người châu Âu từ
năm 1876 là Samrong Sen. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một vài di tích nữa
được tìm thấy như La-ang Spean, Mlou Prei, Kbal Romeas, Trappeang Phon,
Memot, Krek. Và gần đây, rất nhiều các di tích đã được phát hiện ở các tỉnh
Siem Reap, Battamang, Prei Veng, Banteay Meanchey và Udo Meanchey.
Nghiên cứu về thời tiền sử thực sự còn quá non trẻ đối với Campuchia.
Mặc dù rất nhiều di tích đã được tìm thấy, nhưng chỉ có vài nghiên cứu cho
vấn đề này. Phần lớn những di tích đã biết đã và đang bị cướp phá nặng nề,
như Phun Shay và nhiều di tích ở các tỉnh Banteay Meanchey, Bet Meas và
Prahear ở tỉnh Udo Meanchey.
Kể từ 4 năm trước, dự án nghiên cứu hợp tác Khmer – Thái Lan với tên
gọi Dự án Con đường Livning Angkor (LARP) đã tiến hành cuộc khảo sát ở
các tỉnh Tây Bắc Campuchia. Trong số những vật được tìm thấy, những di
tích tiền sử được xác định dọc theo con đường cổ xưa này. Chúng bộc lộ tầm
quan trọng về con đường lịch sử cổ đại và dĩ nhiên là sự tiếp tục cư trú của
con người.
Nghiên cứu sử dụng những tài liệu sẵn có của khả năng phán đoán từ xa
và công nghệ GIS bao gồm các bản đồ cổ ( những năm 1960; 1970), bản đồ
hiện nay (từ những năm 1980 đến 2003), những bức ảnh trên không cũ, mới
và những hình ảnh vệ tinh gồm Lansat TM, Lansat ETM & SAR. Những dữ
liệu này được sử dụng cùng với những thông tin khảo cổ được thu thập qua
những nghiên cứu từ trước đến nay.
1

Nghiên cứu viên, chuyên viên APSARA, Campuchia

14


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh


Tham luận sẽ chứng minh qua 2 phần. Đầu tiên chúng ta sẽ nói về định
dạng bản đồ những di tích thời tiền sử kim loại nằm dọc theo những con
đường cổ xưa và một số khu vực ở phía Tây Bắc. Phần hai sẽ miêu tả những
di tích và đồ chế tác thủ công và niên đại của chúng.

15


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Sự truyền bá truyền thống làm gốm vùng ven biển ở Nhật Bản thời tiền
sử: Một phương tiện tham khảo cho nghiên cứu về nguồn gốc của văn
hóa Sa Huỳnh
Keiji Imamura1
W. G. Solheim đệ nhị đã đưa ra khái niệm về một khái niệm về một
truyền thống làm gốm Sa Huỳn – Kalanay để tìm hiểu những yếu tố chung
cho những khu liên hợp gốm đa dạng thời tiền sử ở Đông Nam Á. Đồ gốm
được phát hiện ở Hoa Diêm, Việt Nam có kiểu dáng tương tự như cái được
tìm thấy ở Kalanay, Philippin và đồ gốm được tìm thấy ở Ko Din Co, bán đảo
Thái Lan đã nêu ra những câu hỏi mới liên quan đến nguồn gốc và sự truyền
bá phong cách làm gốm này. Tôi muốn giới thiệu ở đây một vài nghiên cứu về
sự truyền bá nghề gốm vùng ven biển Nhật Bản nhằm đưa ra sự tham khảo
cho những hiện tượng tương tự ở Đông Nam Á.
Thật đáng ngạc nhiên là hàng năm có 9000 cuộc khai quật khảo cổ học
được tiến hành ở Nhật Bản, dẫn đến sự xuất bản 200 cuốn sách báo cáo mỗi
năm. Lượng thông tin khổng lồ này giúp người đọc tìm thấy chi tiết về sự
truyền bá truyền thông làm gốm thời tiền sử. Khu vực ven biển Nhật Bản từ
3500 năm trước Công nguyên là đối tượng cho nghiên cứu trường hợp của tôi.
Ở giai đoạn đầu, một truyền thống làm gốm được hình thành ơ vùng

Hokuriku đã được lan truyền 400km về phương Bắc vùng Akita, vượt qua
truyền thống trung gian Daigi. Ở Daigi, đồ gốm truyền thống vùng Akita chỉ
được tìm thấy ở vùng ven biển hoặc các đảo xa bờ, điều này ngụ ý rằng những
người nhập cư là những cư dân đi lại bằng thuyền.
Ở giai đoạn thứ hai, sự tiếp xúc diễn ra giữa những người nhập cư và
truyền thống làm gốm vùng Ento Lower, tiếp xúc này được phân bố tới miền
Bắc vùng Akita. Phong cách làm gốm đã nhanh chóng truyền bá trong vùng
Hokuriku này không chắc chắn mà đơn thuần giống phong cách Ento Lower,
mặc dù sự thật là phong cách làm gốm đích thực của truyền thống Hokuriku
1

Khoa Khảo cổ học, trường Đại học Tokyo

16


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

đã vươn tới vùng Akita. Do đó, ta suy nghĩ rằng những người Hokuriku khi đi
thuyền đến vùng Akita đã mang theo những kiến thức thu lượm được của
phong cách Ento Lower diễn ra chỉ một lần, sự truyền bá phong cách
Hokuriku tiếp tục diễn ra trong một vài chặng đường thời gian làm gốm, do đó
giúp cho nghề gốm ở Akita phản ánh những thay đổi phong cách đang diễn ra
ở Hokuriku theo thời gian thật. Điều này ngụ ý rằng những thủy thủ Hokuriku
tiếp tục có những chuyên đi biển tới Akita sau lần đặt chân của họ ở đây.
Dân dần, những sắc thai địa phương xuất hiện trong phong cách làm
gốm Hokuriku được truyền bá rộng rãi. Hiện tượng này chỉ ra rằng khi sự di
chuyển của người Hokuriku giảm đi, những nét đặc trưng trong phong cách
của từng vùng lại tăng lên.
Để hiểu nguồn gốc của văn hóa Sa Huỳnh, cần phải làm sáng tỏ nơi và

cách thức truyền thống được hình thành trước khi nó lan truyền rộng rãi. Một
khi mạng lưới duyên hải được tạo ra, không chỉ phong cách làm gốm ở giai
đoạn truyền bá đầu tiên mà cả những yếu tố và hạng mục của những văn hóa
khác cũng có thể được truyền bá thông qua mạng lưới này.

17


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Trống đồng trong vùng văn hóa Sa Huỳnh và bối cảnh văn hóa của nó
NISHIMURA Masanari1
Những trống đồng Heger loại 1 được phát hiện nhiều nhất ở khu vực
Đông Nam Á. Những nghiên cứu mới đây của tôi về trống đồng (Nishimura
2008a,b) cho thấy phần lớn các trông đồng Heger loại 1 là giống với những
cái tìm thấy ở miền Bắc Việt Nam đặc biệt là ở Thanh Hóa, khu vực trung tâm
của văn hóa Đông Sơn và một số lượng nhỏ còn lại là trống đồng được làm tại
địa phương. Một thực tế quan trọng khác là gần như không có một đồ tạo tác
bằng đồng nào của nền văn hóa Đông Sơn tại đất liền và đảo Đông Nam trừ ở
miền Trung Việt Nam được tường thuật. Và cũng thật thú vị là giai đoạn đúc
trống đồng Heger loại 1 (từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 2
sau Công nguyên là tương đối trùng với giai đoạn của văn hóa Sa Huỳnh đã
chuyển các trống đồng từ miền Bắc Việt Nam tới các vùng khác. Tuy nhiên,
bản thân nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và miền Nam Việt Nam cũng
đã tiếp nhận việc sử dụng trống và trong giai đoạn sau này, chúng đã sử dụng
trống đồng như một chiếc bình và nắp của nó thay cho bình gốm. Sự mất dần
sự sử dụng trống đồng trong khu vực này cũng cần được bàn luận. Nhiều bộ
sưu tập trống ở khu vực duyên hải Thái Lan và bán đảo Malay có thể có niên
đại thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên hoặc muộn hơn một chút. Những giai
đoạn kết thúc việc sử dụng trống đồng có thể cho thấy sự cách tân văn hóa ở

phạm vi rộng mà không cần trống đồng nữa. Tôi cho rằng giai đoạn kết thúc
này là giai đoạn bắt đầu của quá trình Ấn Độ hóa thực sự.

1

TS. Trường Đại học Kansai Nhật Bản

18


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Việc chuẩn bị nguyên liệu sợi thô thời lỳ lịch sử nguyên thủy ở miền
Trung Việt Nam: Sự liên tục về mặt công nghệ tại các di tích Sa Huỳnh
Judith Cameron1
Những khai quật khảo cổ gần đây tại các di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh ở
miền Trung Việt Nam đã giúp nâng cao đáng kể tri thức của chúng ta về nền
văn hóa Sa Huỳnh. Số lượng dồi dào các đồ tạo tác đẹp lạ kỳ trong các bình lọ
địa táng tại các địa điểm này chứng thực rõ ràng cho sự giàu có của các nhóm
người thời kỳ lịch sử nguyên thủy, tuy nhiên những con lăn cọc sợi con suốt
lại xuất hiện với số lượng không đáng kể tại các di tích Sa Huỳnh, vì vậy, vai
trò của ngành dệt trong việc giao thương sớm bằng đường biển là không rõ
ràng. Tham luận này tập chung chủ yếu vào các di tích Sa Huỳnh ở miền
Trung Việt Nam và khám phá các vấn đề liên quan đến nguồn gốc, sự liên tục
về mặt công nghệ, nhấn mạnh tới vải sợ thôi ở thời đại đồ sắt.

1

TS. Đại học Quốc gia Úc


19


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Đồ kim hoàn ngọc bích trong phạm vi tương tác giữa hai nền
văn hóa Sa Huỳnh – Kalanay
Hsiao-Chun Hung
Phạm vi tương tác giữa Sa Huỳnh – Kalanay ở khu vực phía Nam biển
Trung Quốc là một trong những chìa khóa cho sự hiểu biết của chúng ta về
bản chất của nền văn hóa thời tiền sử ở Đông Nam Á. Tham luận này sẽ
nghiên cứu sự phân bố, niên đại học, các mối quan hệ văn hóa và nguồn
nguyên liệu vật chất của những đồ trang trí bằng ngọc bích được tìm thấy ở
các khu di tích văn hóa Sa Huỳnh, năm 500 trước Công nguyên đến năm 100
sau Công nguyên (Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Kim Dung sẽ tập trung vào
loại hình học của ngọc bích và kim hoàn khác từ các khu di tích Sa Huỳnh):
Từ những năm 1950, Wilhelm Solheim đệ nhị đã đề xuất khái niệm về
một mạng lưới hàng hải ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á chủ yếu dựa vào
sự phân bố rộng rãi hai dạng kết hợp của hoa tai hoặc mặt dây truyền bằng
ngọc bích và dựa vào sự phân bố truyền thống làm gốm Sa Huỳnh – Kalanay
(Solheim 2006:3). Trong 40 năm qua, nhiều tác giả đã nhận thấy rằng những
bộ sưu tập văn hóa tương đồng tại các di tích Sa Huỳnh ở Việt Nam, ở
Philippin, Borneo, Thái Lan và phía Nam Đài Loan có nhiều nét chung (ví dụ
Fox 1970; Loofs – Wissowa 1982; Bellwood 1997; Glover 1996).
Mạng lưới phía Nam biển Trung Quốc gắn liền với sự dịch chuyển của
các đồ chế tác làm từ chất khoáng nefrit vùng Fengtian (Đài Loan) đã được
xác định trong các nghiên cứu trước đây của chúng tôi. Ở Việt Nam, khoáng
chất nefrit này chỉ được tìm thấy ở các di tích Sa Huỳnh. Tôi dự định bàn về
vai trò của đồ kim hoàn ngọc bích trong phạm vi tương tác giữa hai nền văn
hóa Sa Huỳnh – Kalanay và vai trò của những người Sa Huỳnh cổ đại trong

mạng lưới giao lưu thời tiền sử chủ yếu dựa vào biển trải dài 3000km từ bán
đảo Thái Lan, qua miền Nam Việt Nam, sang vùng phía Nam biển Trung
Quốc đến tận Philippin và Đài Loan.

20


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Hiểu về thủy tinh Sa Huỳnh: Đóng góp của phương pháp
phân tích hóa học định lượng
James W. Lankton1
Việc nghiên cứu thủy tinh cổ ở Đông Nam Á có thể là một trong những
cách thuận tiện nhất đểu hiểu về tổ chức văn hóa và chính trị đang phát triển
cả trong khu vực lẫn vấn đề tương tác ngoài khu vực đó. Số lượng lớn những
đồ chế tác bằng thủy tinh ở những di tích Sa Huỳnh như Giong Ca Vo và Lai
Nghị là bằng chứng về tầm quan trọng của những đồ trang sức bằng thủy tinh
đối với người dân Sa Huỳnh, và tạo cho những nhà khảo cổ học ngày nay cơ
hội để hiểu nhiều hơn không chỉ về năng lực sản xuất của địa phương mà còn
về những mối quan hệ giao lưu ở xa, đó là chìa khóa cho sự phát triển của
Đông Nam Á xa xưa. Trong khi việc phân loại hình học những đồ thủy tinh
trong các hạt, vòng tay, hoa tai có thể có ích trong việc chỉ ta những sự liên
kết văn hóa khả thi thì sự mô tả hóa học định lượng của những đồ vật này lại
rất cần thiết để hiểu một cách đầy đủ hơn. Cho đến nay chúng tôi có thể đưa ra
hơn 100 bài phân tích hóa học định lượng về thủy tinh cổ được tìm thấy ở
Việt Nam, 40 trong số đó là từ những di tích liên quan đến Sa Huỳnh ở miền
Nam và Trung Việt Nam. Trong số đó chỉ có 17 bản phân tích bao gồm những
phép đo về các nguyên tố vi lượng cần thiết để làm sáng tỏ một cách đầy đủ.
Trong bài trình bày này, chúng tôi sẽ đưa ra những vấn đề về phương pháp
luận để nghiên cứu về thủy tinh một cách dễ dàng nhất, và xem xét lại bằng

chứng sẵn có để đặt thủy tinh được tìm thấy ở Sa Huỳnh vào trong bối cảnh
rộng hơn của thủy tinh cổ ở Đông Nam Á và xa hơn nữa. Trong khi những sự
liên quan chặt chẽ với các khu vực như Khao Sam Kaeo ở bán đảo Thái Lan là
rõ ràng, những phân tích sâu hơn là cần thiết nếu chúng ta mong muốn hiểu
được sự phức tạp của việc sản xuất, trao đổi và tiêu dùng thủy tinh ở Việt
Nam.

1

TS. Viện Khảo cổ học, Đại học London Anh Quốc.

21


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

Madeleine Colani
Khu vực của những chiếc bình (ở Lào) và Sa Huỳnh
Lia Genovese1
Sau tiểu sử ngắn gọn về Madeleine Colani, tham luận của tôi sẽ tập trung vào
những chiếc bình bằng đá ở cao nguyên Tran Ninh và rất nhiều lý thuyết khác
nhau cho những vật tròn dẹp hình đĩa bằng đá rải rác trên mặt đất cùng với
những chiếc bình đựng di cốt. Rất ít hình ảnh về con người được tìm thấy tại
các khu vực này. Nhưng tượng nhỏ hơn, bằng bất kỳ chất liệu nào cũng đều
cực kỳ hiếm hoi nhưng Colani đã xác định được một chiếc tượng nhỏ bằng
đồng cao đúng 8,8cm tại Thao Kham. Công trình của bà tại Đông Bắc Lào đã
được làm tư liệu trong một chuyên khảo dài 3 tậm có tên là Mégalithes du
Haut – Láo (Hua Pan, Tran Ninh), được xuất bản bởi Escole Frangcaise
d’Extrême – Orient (EFEO) năm 1935. Chuyên khảo này đã có sẵn bằng tiếng
Pháp và hiện nay tôi đang dịch sang tiếng Anh. Lý thuyết của Colani được mở

rộng và triển khai nghiên cứu vào những năm 1920 chủ yếu bởi Henri
Parmentier, một học giả EFEO khác, có một lý thuyết đặt thượng Lào tại ngã
tư giữa các đồi Cachar ở Đông Bắc Ấn Độ (Assam) và miền Trung Việt Nam
(Sa Huỳnh). Để kiểm chứng lý thuyết của mình, Colani cùng những người
khác đã phân tích những đồ tạo tác bằng đồng, gốm có hình mộ chum, những
hạt và đồ trang sức khác...

1

7 Moscow Mansions 224 Cromwell Road London SW5 0SP – UK

22


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

DI CỐT NGƯỜI THUỘC VĂN HÓA SA HUỲNH Ở VIỆT NAM
Nguyễn Lân Cường1
Tính đến nay, hơn 90 năm nghiên cứu và phát hiện văn hóa Sa Huỳnh,
với khoảng 60 địa điểm (theo chúng tôi cũng có những địa điểm không phải là
Sa Huỳnh chính thống, nhưng chịu sự lan tỏa nhất định, ví dụ như Hòa Diêm),
chúng ta mới chỉ tìm thấy có 10 địa điểm còn giữ được di cốt người cổ. Trong
số đó, đặc biệt là các di cốt ở Xóm Ốc (Quảng Ngãi), Hòa Diêm (Khánh Hòa),
Bình Yên (Quảng Nam)...Chúng tôi đã nghiên cứu được tổng cộng 47 di cốt
người cổ (đã công bố kể cả những di cốt đang nghiên cứu), trong số đó có 19
trẻ em (mà độ tuổi chiếm ưu thế là 4-6 tuổi), 11 nam (độ tuổi chiếm ưu thế là
40-60 tuổi), 10 nữ (độ tuổi chiếm ưu thế là 20-30 tuổi) và 7 các thể là người
trưởng thành không phân biệt được nam hay nữ vì tư liệu không đầy đủ.
Phương thức chôn cất của cư dân Sa Huỳnh là trong các chum (Mỹ
Tường, Bình Yên, Gò Quê, Gò Dừa, Gò Mả Vôi, Hòa Diêm) hay nồi, vò

(Bình Hưng, Suối Chình, Bầu Hòe và mộ 97XOHIL6M5 của Xóm Ốc). Riêng
có một song táng ở Xóm Ốc (97XOHIM7a và 7b là chôn trực tiếp ngay trong
cát. Thông thường, các chum hay nồi, vò chỉ mai táng một cá thể. Riêng ở
Hòa Diêm còn có một mộ chung chôn 1 người lớn và 1 trẻ em (07HDM6 và
mộ 7), 1 người lớn và 2 trẻ em (07HDM8), thậm chí có tới 4 di cốt của trẻ em
và 1 người lớn được trôn cất cùng 1 mộ chum (07HDM11). Có nhiều khả
năng, những người lớn, trước khi mai táng đều bị trói lại theo tư thế ngồi bó
gối rồi mới được đặt vào chum.
Cư dân hòa Diêm cũng có tục nhổ răng cửa bên hàm trên như những cư
dân của văn hóa Phùng Nguyên. Nhưng chỉ gặp một trường hợp duy nhất ở
Xóm Ốc. Hiện tượng nhuộn răng đen tuy có nhưng tỷ lệ thấp.
Việc xác định loại hình chủng tộc mới chỉ là những ý kiến sơ bộ ban
đầu, vì tư liệu di cốt không đầy đủ. Chúng tôi đã thử dùng 11 đặc điểm metric
đã được lựa chọn của sọ cổ Hòa Diêm để so sánh thống kê với 9 nhóm cư dân
1

PGS. TS. Phó tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam

23


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

cổ và hiện đại. Sự gần gũi về tỷ lệ đặc điểm metric đã được đánh giá bằng hệ
số tương quan Q-mode dựa trên 10 đặc điểm đo đạc. Kết quả chi thấy trong
phân tích cụm của hình cây được ứng dụng bằng các ma trận, ta thấy kết quả
của người cổ Hòa Diêm gần với Thượng, Đông Sơn (Nhóm lại hình
Indonesien), cư dân Indonesia và rất cách biệt với Lào và Thái Lan...
Qua kết quả phân tích này, chúng ta thử đưa ra nhận xét cùng thảo luận:
có khả năng người Cổ Hòa Diêm là một bộ phận của những người Indonesien

bản địa sinh sống dọc Trường Sơn ngay từ hậu kỳ đá mới rải rác ở các tỉnh
Kon Tun, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng mà các dấu vết còn để lại trong các
địa điểm khảo cổ học của vùng này, đặc biệt là vùng Biển Hồ, đã tràn xuống
vùng đồng bằng ven biển suốt từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Cũng lại có
khả năng người cổ Hòa Diêm là nhóm cư dân cổ từ phía Nam theo đường
biển đi lên ngay từ cuối văn hóa Bắc Sơn, để trụ lại vùng đồng bằng ven biển
nước ta và hòa cùng dòng máu của cư dân bản địa..
Mặc dù tư liệu còn khiếm khuyết, nhưng những tư liệu khảo cổ học
phát hiện được ở Bình Yên, Xóm Ốc, Bầu Hòe và Bình Ba theo ý kiến của
chúng tôi hầu hết đều là cư dân Mongoloid có thể xen đôi nét của đại chủng
Australoid. Chúng ta hy vọng trong những năm tới sẽ có thêm những tài liệu
cổ nhân học mới để vấn đề chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh được chứng minh đầy
đủ hơn.

24


100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh

VĂN HÓA SA HUỲNH Ở LƯU VỰC SÔNG THU BỒN VÀ VỊ TRÍ
CỦA NÓ TRONG THỜI ĐẠI KIM KHÍ Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Nguyễn Chiều1
Lưu vực sông Thu Bồn là một khu vực rộng lớn, mở ra cả tỉnh Quảng
Nam và Đà Nẵng. Chỉ từ năm 1975 đến nay, ở khu vực này đã phát hiện được
gần 100 di tích văn hóa Sa Huỳnh phân bố trên nhiều địa hình khác nhau – từ
đồng bằng ven biển đến núi cao. Trong đó có cả di tích mộ táng và di chỉ cư
trú với nhiều niên đại từ sớm đến muộn.
Những di tích mộ táng có cả mộ quan tài và mộ đất, Có nghĩa địa chôn
tập trung hàng trăm ngôi mộ. Đồ tùy táng trong quan tài góm và mộ đất đều
rất phong phú về số lượng, chất liệu và loại hình. Chúng gồm có đồ sắt, đồ

đồng, đồ gốm và đồ trang sức...Đặc biệt, trong số các đồ tùy táng có khá nhiều
hiện vật có nguồn gốc ngoại nhập và có niên đại rõ ràng như gương đồng, dao
sắt có chuôi hình vành khăn, tiền ngũ thù...
Những di tích cư trú được phát hiện chưa nhiều. Chúng mới xuất hiện
chủ yếu trên các cồn cát ven sông, ven biển và thường có tầng văn hóa không
rõ ràng hoặc bị xáo trộn nặng nề. Hiện vật trong các di chỉ cư trú chủ yếu là
những mảnh gốm vỡ có những đặc trưng tương tự những đồ gốm chôn theo
trong các mộ táng.
So sánh với các khu vực khác thì văn hóa Sa Huỳnh ở lưu vực sông Thu
Bồn có số lượng di tích đã được phát hiện nhiều nhất. Chúng có nhiều đặc
trưng văn hóa chung nhưng cũng có nhiều đặc trưng riêng mang tính chất địa
phương. Chúng cùng với nhưng di tích ở Quảng Ngãi và Bình Định giữ vị trí
trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung và đóng vai trò quan trọng
nhất trong quá trình hình thành quốc gia Lâm Ấp – Champa sau này.
Bài tham luận này còn có 01 bản thống kê, nhiều ảnh và bản vẻ về các
di tích và di vật của văn hóa Sa Huỳnh đã được xác định rõ ràng ở lưu vực
sông Thu Bồn.
1

Cử nhân, Giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

25


×