Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.98 KB, 102 trang )

MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1 : Lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
1.1. Tổng quan về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm , đặc điểm nguyên vật liệu

1.1.1.1. Khái niệm
1.1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu
1.1.2. Phân loại , đánh giá nguyên vật liệu
1.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu
1.1.2.2. Tính giá nguyên vật liệu
1.1.3. Ví trí , vai trò của nguyên vật liệu
1.1.4. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
1.2. Lý luận tổ chức kế toán nguyên vật liệu
1.2.1. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu cho doanh nghiệp
1.2.2. Chứng từ sử dụng
1.2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.2.3.1. Lập danh điểm nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
1.2.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
1.2.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
1.2.4.1. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên hàng
tồn kho


1.2.4.2. Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn
kho
1.2.5. Kiểm kê , đánh giá tại nguyên vật liệu


1.2.5.1. Kiểm kê , đánh giá lại nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường
xuyên hàng tồn kho
1.2.5.2. Kiểm kê , đánh giá lại nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định
kỳ hàng tồn kho
1.2.6. Kế toán phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho
1.2.7. Tổ chức sổ kế toán
1.2.7.1. Hình thức Nhật ký chung
1.2.7.2. Hình thức Nhật ký- Sổ cái
1.2.7.3. Hình thức Chứng từ ghi sổ
1.2.7.4. Hình thức Nhật ký chứng từ
1.2.7.5. Phần mềm kế toán trên máy tính
Chương 2. Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ
phần Sông Hồng
2.1. Khái quát chung về công ty cổ phần Sông Hồng
2.1.1. Qúa trình hình thành , phát triển
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý
2.2. Khái quát tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần Sông Hồng
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
2.2.2. Chính sách và phương pháp kế toán áp dụng
2.3. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty Sông Hồng
2.3.1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại công ty
2.3.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu
2.3.1.2. Phân loại nguyên vật liệu
2.3.1.3. Nguyên tắc quản lý , hạch toán nguyên vật liệu tại công ty
2.3.1.4. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu tại công ty
2.3.2. Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty
2.3.2.1. Chứng từ sử dụng
2.3.2.2. Tài khoản sử dụng
2.3.2.3. Sổ sách sử dụng

2.3.2.4. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
2.3.2.5. Thủ tục xuất , nhập kho nguyên vật liệu
2.3.2.6. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
2.3.2.7. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
2.3.2.8. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu
2.4. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu nguyên vật
liệu tại công ty cổ phần Sông Hồng
2.4.1. Kết quả
2.4.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán của công ty


2.4.1.2. Về tổ chức bộ máy sổ kế toán và chế độ kế toán hiện hành tại công ty
2.4.1.3. Về hệ thống chứng từ và phương pháp hạch toán hàng tồn kho
2.4.1.4. Về thu mua sử dụng và dự trữ bảo quản nguyên vật liệu
2.4.2. Hạn chế , tồn tại
2.4.2.1. Về hệ thống tài khoản kế toán
2.4.2.2. Công toán tổ chức hệ thống kho tàng bến bãi
2.4.2.3. Công tác tổ chức quản lý nguyên vật liệu
2.4.2.4. Công tác phế liệu thu hồi
2.4.2.5. Về công tác tổ chức hạch toán
2.4.2.6. Về công tác thu mua nguyên vật liệu
Chương 3. Một số biện pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ
phần Sông Hồng
3.1. Định hướng phát triển tại công ty cổ phần Sông Hồng
3.2. Một số biện pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu
quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty Công ty CP Sông Hồng
3.2.1. Những biện pháp mà Công ty đã sử dụng để hoàn thiện kế toán nguyên
vật liệu và nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
3.2.1.1. Về việc kiểm nghiệm NVL trước khi nhập kho
3.2.1.2. Công tác kiểm kê NVL

3.2.1.3. Tận dụng NVL thừa
3.2.2. Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty CP Sông Hồng
3.2.2.1. Hệ thống tài khoản kế toán NVL
3.2.2.2. Hệ thống kho tàng , bến bãi
3.2.2.3. Công tác quản lý
3.2.2.4. Công tác theo dõi phế liệu thu hồi
3.2.2.5. Công tác tổ chức hạch toán
3.2.3. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty CP
Sông Hồng
3.2.3.1. Công tác thu mua nguyên vật liệu
3.2.3.2. Công tác kiểm kê - bảo quản NVL
3.2.3.4. Công tác quản lý
KẾT LUẬN



LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đối với mỗi doanh nghiệp quá trình sản xuất kinh doanh là sự kết hợp đồng
thời của cả 3 yếu tố cơ bản đó là lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Cả
3 yếu tố trên đều có vai trò vô cùng quan trọng, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải kết hợp đồng thời cả 3 yếu tố nói trên.
Nói đến đối tượng lao động là nói đến nguyên vật liệu, nói đến tư liệu lao động
là nói đến Tài sản cố định và Công cụ dụng cụ. Mà chi phí nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ thường chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy mà sự biến
động của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp
trên con đường đạt tới mục tiêu tăng lợi nhuận và giảm chi phí sản xuất. Muốn giảm
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để tăng mức lợi nhuận và khả năng cạnh tranh
trên thị trường thì doanh nghiệp cần phải quản lý thật tốt nguyên vật liệu. Sao cho việc
sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả nhất tránh tình trạng cung cấp thiếu ảnh hưởng

đến sản xuất hoặc thừa gây nên tình trạng ứ đọng vốn
Việc quản lý tốt nguyên vật liệu chỉ được đảm bảo khi có một chế độ quản lý thoả
đáng và toàn diện từ khâu cung cấp đến khâu sử dụng về mặt số lượng, chất lượng,
chủng loại và thời hạn cung cấp. Vì vậy nhất thiết phải xây dựng một chu trình quản lý
nguyên vật liệu sao cho khoa học nhất. Điều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán là
giúp doanh nghiệp hạch toán nguyên vật liệu một cách chính xác mà còn có ý nghĩa
thực tiễn ở tầm vĩ mô là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.
Xuất phát từ tầm quan trọng của kế toán nguyên vật liệu trong các doanh
nghiệp sản xuất và đặc biệt là sau một thời gian thực tập tại công ty CP Sông Hồng em
nhận thấy việc công tác nguyên vật liệu của công ty chưa xây dựng được một chu trình
quản lý nguyên vật liệu khoa học, được tiếp xúc với thực tế nghề nghiệp và được sự
chỉ dẫn của các cô chú phòng kế toán nên em đã đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu tình hình
kế toán nguyên vật liệu và chọn đề tài:
“ Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Sông Hồng ” làm báo cáo
thực tập tốt nghiệp của mình .


2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện mục đích sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu.
Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán nguyên
vật liệu tại công ty , từ đó chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại, những thuận lợi và khó
khăn trong công tác kế toán. Qua đó , đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp hoàn thiện
công tác kế toán nguyên vật liệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty
cũng như thực hiện đúng chế độ , chính sách và chuẩn mực kế toán hiện hành .

3 .Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu.
Với đề tài “Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng sông Hồng ”
đối tượng nghiên cứu của em là cách tổ chức kế toán nguyên vật liệu như việc nhập

kho và xuất kho nguyên vật liệu tại Công ty CP Sông Hồng, từ đó thấy được ưu điểm
và nhược điểm của phần hành kế toán này từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.
- Phạm vi nghiên cứu.
Tập trung vào nghiên cứu tình hình thực tế tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại
Công ty CP Sông Hồng và đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế
toán nguyên vật liệu.
Phạm vi về thời gian: Các nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu phát sinh trong
tháng 11 năm 2015 của Công ty CP Sông Hồng.

4.

Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện được đề tài này và thu thập các thông tin về đề tài một cách sâu
sắc em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: qua kiến thức em đã được học khi ngồi
trên ghế nhà trường , qua sách báo, thu thập các tài liệu về kế toán ngyên vật liệu tại
Công ty.
- Phương pháp quan sát thực tế: quá trình đi thực tế tại Công ty ,tiến hành quan
sát và tìm hiểu thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty.


- Phương pháp phân tích đánh giá: là phương pháp được sử dụng trên số liệu đã
thống kê được sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, so sánh sử dụng nguyên vật liệu tại
Công ty .
- Phương pháp điều tra phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp những người cung cấp
thông tin, những dữ liệu đã cho trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này sử dụng
trong giai đoạn thu thập thông tin và số liệu liên quan đến đề tài.

5.


Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm có 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Công ty CP Sông
Hồng .
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công
ty CP Sông Hồng .

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

1
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI
VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT
LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.

Tổng quan về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm nguyên vật liệu
1.1.1.1. Khái niệm
Nguyên vật liệu ( NVL ) của doanh nghiệp là đối tượng lao động mua ngoài
hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu
Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao
động. NVL là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa như : sắt,
thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi của doanh nghiệp dệt, da trong doanh
nghiệp đống giày, vải trong doanh nghiệp may mặc…
Đối tượng lao động được coi là NVL khi có sự tác động của bàn tay con người
vào đối tượng lao động và làm thay đổi tính chất hóa lý hoặc tình trạng bên ngoài.
Nói cách khác, lao động có ích của con người tác động vào đối tượng lao động
tạo ra NVL. Và NVL mang những đặc điểm cơ bản sau:
- Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định
và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao
toàn ộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản
phẩm.
- NVL là một loại hàng tồn kho được doanh nghiệp dự trữ với mục đích phục vụ
cho quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Mỗi một loại NVL nhất
định lại gắn liền với một thời hạn bảo quản nhất định. Vì vậy doanh nghiệp phải dựa
vào đặc điểm này của NVL để có kế hoạch trong việc thu mua, dự trữ và bảo quản
NVL cũng như việc xuất NVL vào sản xuất.
- NVL là một bộ phận quan trọng trong tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Những đặc điểm trên là xuất phát điểm quan trọng cho công tác tổ chức hạch
toán NVL từ khâu tính giá, hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Đối với từng
doanh nghiệp tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà NVL có vai trò dụ thể. Song nhìn
chung, với vị trí là một trong ba yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản
xuất việc sử dụng các loại NVL khác nhau vào quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

2
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền



đến chất lượng sản phẩm và do đó ảnh hưởng đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu
1.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu
NVL sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò công
dụng khác nhau trong quá trình sản xuất – kinh doanh. Trong điều kiện đó, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải phân loại NVL thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán NVL.
- Trong thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, đặc trưng
dùng để phân loại NVL thông dụng nhất là vai trò và tác dụng của NVL trong quá
trình sản xuất – kinh doanh. Theo đặc trưng này, NVL ở các doanh nghiệp được phân
ra các loại sau đây :
+ Nguyên liệu và vật liệu chính ( NVLC ) : là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá
trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm. Danh từ nguyên
liệu ở đâ\y dùng để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp.
+ Vật liệu phụ (VLP ) : là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản
xuất – kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVLC để hoàn thiện và nâng cao tính
năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng bảo đảm cho công cụ lao động hoạt
động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
+ Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như than đá, than bùn, củi,
xăng, dầu… Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại VLP, tuy nhiên
nó được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm
một tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nề kinh tết quốc dân, nhiên liệu có
yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại VLP thông thường.
+ Phụ tùng thay thế là lạo vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo
dưỡng tài sản cố định.
+ Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản là loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt
động xây lắp và xây dựng cơ bản.
+ Vật liệu khác là các loại vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp hoặc phế

liệu thu hồi.
- Căn cứ vào nguồn gốc, NVL được chia thành :
+ NVL mua ngoài.
+ NVL tự chế biến, gia công.
- Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, NVL chia thành :
+ NVL trực tiếp dùng cho sản xuất.
+ NVL dùng cho công tác quản lý.
+ NVL dùng cho các mục đích khác.

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

3
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


1.1.2.2. Tính giá nguyên vật liệu
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch
toán NVL. Tính giá NVL là dùng tiền để biểu hiện giá trị của NVL. Việc tính giá
thành NVL phải tuân thủ Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho, theo chuẩn mực
này NVL luân chuyển trong các doanh nghiệp phải được tính theo giá thực tế.
Giá thực tế của NVL là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ
chứng minh các khoản chi hợp pháp của doanh nghiệp để tạp ra nguyên vật liệu.
a. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho.
Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập.
- Đối với NVL mua ngoài thì các yếu tố để hình thành nên giá thực tế là :
+ Giá hóa đơn kể cả thuế nhập khẩu ( nếu có ) :
Đối với những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thì thuế GTGT không được tính vào giá thực tế của NVL.
Đối với những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

thì thuế GTGT được tính vào giá thực tế của NVL.
+ Chi phí thu mua : chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức…
( cũng được xác định trên cơ sở tính thuế GTGT mà doanh nghiệp lựa chọn ).
Ta có công thức :
Giá
Giá mua
Chi phí
Thuế nhập
Các khoản
thực tế
=
ghi trên + thu
+
khẩu
- giảm giá
nhập kho
hóa đơn
mua
( nếu có )
( nếu có )
- Đối với NVL gia công chế biến xong nhập kho thì giá thực tế bao gồm giá xuất
và các chi phí gia công chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ…
+ Trường hợp NVL tự chế biến :
Giá thực tế
=
Giá thực tế NVL
+
Các chi phí chế
nhập kho
xuất chế biến

biến phát sinh
+ Trường hợp NVL thuê ngoài gia công chế biến :
Giá thực tế = Giá thực tế + Chi phí
+
nhập kho
xuất kho
vận chuyển

Chi phí
gia công

- Đối với NVL nhận vốn góp liên doanh, liên kết hoặc cổ phần thì giá trị thực tế
của NVL là giá trị NVL được các bên tham gia góp vốn thừa nhận.
- Đối với NVL vay, mượn tạm thời của đơn vị khác, thì giá trị thực tế nhập kho
được tính theo giá thị trường hiện tại của số NVL đó.
- Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
thì giá thực tế đươc tính theo đánh giá thực tế hoặc theo giá bán trên thị trường.
b. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

4
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


Việc lựa chọn tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm của từng
doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập – xuất NVL, trình độ của nhân viên
kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn
phương pháp tính giá NVL xuất kho phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán, tức là phải ổn

định phương pháp tính giá NVL xuất kho ít nhất trong vòng một niên độ kế toán.
-

Giá thực tế đích danh ( tính trực tiếp ) :
Phương pháp này thich hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản
riêng từng lô NVL nhập kho, vì vậy khi xuất kho lô nào thì tính giá thực tế nhập kho
đích danh của lô đó. Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá NVL được thực
hiện kịp thời và thông qua việc tính giá NVL xuất kho, kế toán có thể theo dõi được
thời hạn bảo quản từng lô NVl. Tuy nhiên, để áp dụng được phương pháp này, thì điều
kiện cốt yếu là hệ thống kho tàng của doanh nghiệp cho phép bảo quản riêng từng lô
NVL nhập kho.
- Phương pháp nhập trước – xuất trước :
Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định
là lô NVL nhập vào kho trước sẽ được xuất dùng trước, vì vậy lượng NVL xuất kho
thuộc lần nhập nào thì tính giá thực tế của lần nhập đó.
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho
kịp thời.
Nhược điểm của phương pháp này là phải tính giá theo từng danh điểm NVL và
phải hạch toán chi tiết NVL tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. Ngoài
ra, phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng
kịp thời với giá cả thị trường của NVL.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL, số
lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.
-

Phương pháp nhập sau – xuất trước.
Theo phương pháp này, NVL được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định
là lô NVL nào nhập vào kho sau sẽ được xuất dùng trước, vì vậy việc tính giá xuất của
NVL được làm ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước.
Về cơ bản ưu, nhược điểm và điều kiện vận dụng của phương pháp này cũng

giống như phương pháp nhập trước – xuất trước, nhưng sử dụng phương pháp nhập
sau – xuất trước giúp cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ứng kịp thời với
giá cả thị trường của NVL.
- Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền :
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm NVL
nhưng số lần nhập, xuất của mỗi danh điểm nhiều. Theo phương pháp này, căn cứ vào

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

5
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ kế toán xác định được giá bình quân
của một đơn vị NVL. Căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để
xác định giá thực tế xuất trong kỳ.
Giá thực tế của

=

NVL xuất kho

Giá bình quân của

x

Lượng vật liệu

1 đơn vị NVL


xuất kho

Giá đơn vị bình quân của 1 đơn vị NVL được xác định bằng nhiều cách :
+ Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ :
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít danh điểm nhưng số
lần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xác
định giá bình quân của một đơn vị NVL.
Đơn giá bình

Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế nhập trong kỳ

quân cả kỳ =
dự trữ

Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Tổng số lượng vật tư nhập trong kỳ

Giá thực tế của

=

NVL xuất kho

Đơn giá bình quân

x

Lượng vật liệu

cả kỳ dự trữ


xuất kho

+ Phương pháp gí thực tế bình quân sau mỗi lần nhập :
Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định giá bình quân
của từng danh điểm NVL. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng NVL xuất kho
giữa 2 lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho.
Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những doanh nghiệp có ít danh điểm
NVL và số lần nhập mỗi loại là không nhiều.
Đơn giá
bình quân sau

Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
=

mỗi lần nhập
Giá thực tế của
NVL xuất kho

Lượng thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập
=

Đơn giá bình quân
sau mỗi lần nhập

x

Lượng vật liệu
xuất kho


+ Phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước :
Theo phương pháp này, kế toán xác định giá đơn vị bình quân dựa trên giá thực
tế và lượng NVL tồn kho cuối kỳ trước. Dựa vào giá đơn vị bình quân nói trên và

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

6
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


lượng NVL xuất kho trong kỳ để kế toán xác định giá thực tế NVL xuất kho theo từng
danh điểm.
Đơn giá

Giá thực tế tồn đầu kỳ

bình quân

=

cuối kỳ trước

Lượng thực tế tồn kho đầu kỳ

Giá thực tế của

=

NVL xuất kho

-

Đơn giá bình quân

x

Lượng vật liệu

cuối kỳ trước

xuất kho

Phương pháp trị giá hàng tồn cuối kỳ :

Với phương pháp trên, để tính giá thực tế NVL xuất kho đòi hỏi kế toán phải
xác định được lượng NVL xuất kho căn cứ vào các chứng từ xuất. Tuy nhiên, trong
thực tế có những doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL với mẫu mà khác nhau, giá
trị thấp, lại được xuất dùng thường xuyên thì sẽ không có điều kiện để kiểm kê từng
nghiệp vụ xuất kho. Trong điều liện đó, doanh nghiệp phải tính giá cho số lượng NVL
tồn kho cuối kỳ trước, sau đó mới xác định được giá thực tế của NVL xuất kho trong
kỳ.
Giá thực tế tồn
kho cuối kỳ
Giá thực tế

=

=

Số lượng tồn

kho cuối kỳ

x

Đơn giá NVL
nhập kho lần cuối

giá thực tế NVL + giá thực tế NVL - giá thực tế tồn

NVL xuất kho

nhập kho

tồn kho đầu kỳ

kho cuối kỳ

- Phương pháp giá hạch toán :
Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại vật liệu, giá cả thường xuyên biến động,
nghiệp vụ nhập – xuất vật liệu diến ra thường xuyên thì việc hạch toán theo giá thực tế
trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi khồn thực hiện được. Do đó, việc
hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán.
Giá hạch toán là loại giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian
dài để hạch toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu trong khi chưa tính được giá thực tế của
nó.
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều chủng loại NVL
và đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn cao.
Hệ số
giá thực tế tồn kho đầu kỳ + giá thực tế NVL nhập kho trong kỳ
giá

=
vật liệu
giá hạch toán tồn kho đầu kỳ + giá hạch toán NVL nhập kho trong kỳ

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

7
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


Giá thực tế
NVL xuất kho

=

Hệ số giá
NVL

x

Giá hạch toán
NVL xuất kho

1.1.3 . Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu
- Nguyên liệu, vật liệu trong các loại hình doanh nghiệp đều thuộc đối tượng lao
động, đều có đặc điểm chỉ tham gia vào một chu kỳ kinh doanh và đều bị biến dạng
hoặc tiêu hao hoàn toàn và chuyển hết giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh một lần.
- Trong từng loại hình doanh nghiệp thì nguyên vật liệu đều có những vai trò
riêng và góp phần cấu thành nên quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ hàng hóa một

cách tốt hơn. Chẳng hạn :
+ Trong doanh nghiệp thương mại thì chức năng chủ yếu của doanh nghiệp là
tổ chức lưu thông hàng hóa, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Do đó,
nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp thương mại chỉ là những vật liệu, bao bì
phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hóa, các loại vật liệu nhiên liệu dùng cho bảo
quản, bốc vác, vận chuyển hàng hóa trong quá trình tiêu thụ : vật liệu sử dụng cho
công tác quản lý doanh nghiệp như giấy, bút… và vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa
tài sản cố định, công cụ, dụng cụ…
+ Còn nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất thì nó đóng vai trò
hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên
vật liệu là những tư liệu sản xuất để cấu thành nên một sản phẩm khác có giá trị sử
dụng đối với người tiêu dùng. Nguyên vật liệu không những là tư liệu sản xuất nà nó
còn có một vai trò đó là giúp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên
tục và nó giúp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa trên thị trường ngày càng tốt hơn.
1.1.4. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
NVL là một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất – kinh doanh
ở các doanh nghiệp. Giá trị NVL thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản
xuất – kinh doanh, vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và sử dụng vật liệu là điều
kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và hạch toán NVL trước hết các
doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm và đánh số danh điểm của NVL
phải rõ ràng, chính xác tương ứng với quy cách, chủng loại của NVL.
Để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm thì doanh
nghiệp phải dự trữ NVL ở một mức độ hợp lý. Do vậy, các doanh nghiệp phải xây
dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm NVL, tránh việc dự trữ

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54


8
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


quá nhiều hoặc quá ít một loại NVL nào đó. Định mức tồn kho của NVL còn là cơ sở
để xây dựng kế hoạch thu mua NVL và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Để bảo quản tốt NVL dự trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát, các doanh nghiệp
phải xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ
kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý NVL tồn kho và thực
hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với
tiếp liệu và kế toán vật tư.

1.2.

Lý luận tổ chức kế toán nguyên vật liệu

1.2.1. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu cho doanh nghiệp
Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lý NVL
trong các doanh nghiệp, kế toán NVL phải thực hiện được các nhiệm vụ chủ yếu sau :
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất
lượng và giá thành thực tế của NVL nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL xuất
kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL.
- Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
– kinh doanh.
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho, phát hiện kịp
thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý lịp
thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
1.2.2. Chứng từ sử dụng
Hệ thống chứng từ NVL theo chế độ kế toán đã ban hành bao gồm :

- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hóa
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Biên bản kiểm kê vật tư , sàn phẩm, hàng hóa
- Hóa đơn GTGT
- Hóa đơn thông thường
- Bảng kê mua hàng
- Bảng phân bổ NVL

Mẫu số 01 - VT
Mẫu số 02 - VT
Mẫu số 03 - VT
Mẫu số 04 - VT
Mẫu số 05 - VT
Mẫu số 01GTKT3/001
Mẫu số 02GTTT3/001
Mẫu số 06 - VT
Mẫu số 07 - VT

1.2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.2.3.1. Lập danh điểm nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp có nguyên vật liệu đa dạng, phong phú nên việc kiểm
tra, đối chiếu, hạch toán cũng như việc tính giá NVL gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

9
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền



thuận tiện hơn cho việc theo dõi, quản lý, kiểm tra từng NVL một cách có hệ thống và
kế hoạch thì các doanh nghiệp xây dựng hệ thống danh điểm vật tư thống nhất toàn
đơn vị. Sổ danh điểm vật tư là sổ danh mục tập hợp toàn ộ các loại NVL, được theo
dõi theo từng loại, từng nhóm, quy cách vật liệu một cách chặt chẽ giúp công tác quản
lý và hạch toán NVL ở đơn vị được thống nhất. Để lập sổ danh điểm vật tư điều quan
trọng nhất là phải xây dựng bộ mã NVL chính xác, đầy đủ, không trùng lặp, thuận
tiện, hợp lý.
Ký hiệu
Loại

Nhóm

Mã số
danh điểm

Tên nhãn hiệu

ĐVT

Đơn
giá

Vật liệu chính
152.1
Vật liệu phụ
152.2
Nhiên liệu
152.3

Phụ tùng thay
thế
152.4
1.2.3.2. Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp
a. Phương pháp thẻ song song
Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuaatsNVL để ghi
“thẻ kho” ( mở theo từng danh điểm theo từng kho ). Kế toán NVL cũng dựa trên
chứng từ nhập, xuất NVL để ghi số lượng và tính thành tiền NVL nhập, xuất kho vào
“Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” ( mở tương ứng với thẻ kho ). Cuối kỳ, kế toán tiến hành
đối chiếu số liệu trên “Thẻ kế toán chi tiết vật liệu” với “Thẻ kho” tương ứng do thủ
kho chuyển đến, đồng thời từ “Sổ kế toán chi tiết vật liệu”, kế toán lấy số liệu để ghi
vào “Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn vật liệu” theo từng danh điểm, từng loại NVL
để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập,, xuất vật liệu.
Phương pháp này rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện
sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm NVL
kịp thời, chính xác. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng được khi doanh nghiệp
có ít danh điểm NVL.
Ta có sơ đồ sau :

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

10
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


Phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho

Thẻ kho


Ghi chú :

Sổ kế toán tổng hợp về vật
liệu ( Bảng kê tính giá )

Thẻ kế toán chi tiết vật
liệu

Bảng tổng hợp Nhập –
xuất tồn kho vật liệu

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Sơ đồ 1.1 : Hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song

b. Phương pháp đối chiếu luân chuyển
Đối với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm NVL và số lượng chứng từ
nhập, xuất NVL không nhiều thì phương pháp thích hợp để hạch toán chi tiết NVL là
phương pháp đối chiếu luân chuyển.
Theo phương pháp này, kế toán chỉ mở sổ “Sổ đối chiếu luân chuyển NVL”
theo từng kho, cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theo từng danh điểm
Bảng
kê nhập
NVL Phiếu
và theo từng kho, kế toán lập
“Bảng
kê nhập vật liệu”, “Bảng kê xuất vật liệu” và
nhập

kho
dựa vào
các
bảng kê này để ghi vật
vàoliệu
“Sổ luân chuyển NVL”. Khi nhận được thẻ kho,
kế toán tiến hành đối chiếu tổng lượng nhập, xuất của từng thẻ kho với “Sổ luân
Bảng
kế
chuyển NVL”, đồng thời từ “Sổ đối chiếu luân chuyển NVL” lập
“Bảng tổng hợpSổnhập
toán
tổng
– xuất – tồn kho vật liệu” để đối chiếu với số liệu kế toán tổnghợp
hợp vật liệu. Như
vậy,
tổng
phương pháp này giảm nhẹ khối
lượng
công
kế toán, nhưng vì
hợpdồn
Sổ đối
chiếu
luânviệc ghi chép củanhập,
Thẻ kho
xuấthợp số lượng về
chuyển
công việc ghi sổ, kiểm tra đối chiếu
vào cuối kỳ, nên trong trường

chứng
vật
tồn kho
từ nhập xuất của từng danh điểm NVL khá nhiều thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ
vật liệu
liệu
gặp nhiều khó khăn và hơn nữa ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán
khác.
Ta cóxuất
sơ đồ sau :
Phiếu
kho

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

Bảng kê xuất
vật liệu

11
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


Ghi chú :

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu

Sơ đồ 1.2 : Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp đối chiếu luân chuyển


SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

12
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


c. Phương pháp số dư
Với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm NVL và đồng thời số lượng chứng
từ nhập xuất của mỗi loại khá nhiều thì phương pháp hạch toán chi tiết NVL thích hợp
nhất là phương pháp số dư.
Theo phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi “Thẻ kho” như các phương pháp
trên thì cuối kỳ còn phải ghi lượng NVL tồn kho từ “Thẻ kho” vào “Sổ số dư”.
Kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất của từng danh điểm NVL được tổng hợp từ
các chứng từ nhập, xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo định kỳ 3, 5
hoặc 10 ngày một lần ( kèm theo “Phiếu giao nhận chứng từ” ) và giá hạch toán để trị
giá thành tiền NVL nhập xuất theo từng danh điểm, từ đó ghi vào “Bảng lũy kế nhập,
xuất tồn”
( bảng này được mở theo từng kho ). Cuối kỳ tiến hành tính tiền trên “Sổ số dư” do thủ
kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho từng danh điểm NVL trên “Sổ số dư” với tồn kho
trên “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn”. Từ “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn” kế toán lập bảng
tổng hợp nhập, xuất, tồn vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu.
Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lắp và dàn đều công việc ghi
sổ trong kỳ, nên không bị dồn việc vào cuối kỳ, nhưng việc kiểm tra, đối chiếu và phát
hiện sai sót gặp nhiều khó khăn, vì vậy, phương pháp này đòi hỏi nhân viên kế toán và
thủ kho phải có trình độ chuyên môn cao.

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54


13
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


Ta có sơ đồ sau :
Phiếu
nhập kho

Thẻ kho

Phiếu giao nhận
chứng từ nhập

Sổ số


Bảng lũy kế nhập,
xuất, tồn kho vật liệu

Phiếu
xuất kho
Ghi chú :

Bảng
tổng
hợp
nhập
xuất
tồn

vật
liệu

Sổ
kế
toán
tổng
hợp
về
vật
liệu

Phiếu giao nhận
chứng từ xuất
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu

Sơ đồ 1.3 : Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp số dư.

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

14
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


1.2.4. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
1.2.4.1.


Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn
kho
a. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu” : tài khoản này dùng để ghi chép số hiện
có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế.
+ Kết cấu của tài khoản 152 :
TK 152

- Giá thực tế NVL nhập kho do

- Giá thực tế NVL xuất kho để sản

mua ngoài, tự chế, thuê ngoài

xuất, để bán, thuê ngoài gia công

gia công, nhận vốn góp liên

chế biến, hoặc góp vốn đầu tư.

doanh, được cấp hoặc nhập từ

- Trị giá NVL được giảm giá hoặc

các nguồn khác.

trả lại người bán.

-Trị giá NVL thừa phát hiện


- Trị giá NVL thiếu hụt phát hiện

khi kiểm kê.

khi kiểm kê.

Tài khoản 152 có số dư bên nợ : Giá thực tế NVL tồn kho.
Sơ đồ 1.4 : Kết cấu tài khoản 152.
+ Tài khoản 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2 để kế toán chi tiết theo
từng loại, nhóm thứ vật liệu tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, thông
thường các doanh nghiệp chi tiết tài khoản này theo vai trò và công dụng của NVL như
sau:
 TK 152.1 : nguyên vật liệu chính.
 TK 152.2 : vật liệu phụ.
 TK 152.3 : nhiên liệu.
 TK 152.4 : phụ tùng thay thế.
 TK 152.5 : vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản.
- Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường” : tài khoản này dùng để phản ánh giá
trị các loại vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với
người bán nhưng chưa về nhập kho doanh nghiệp và tình hình hàng về.

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

15
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


-


Kết cấu tài khoản 151 :
TK 151
Giá trị hàng hóa, vật tư đang đi
đường.

Giá trị hàng hóa, vật tư đang đi
đường đã về nhập kho hoặc chuyển
giao cho các đối tượng sử dụng hay
khách hàng

Tài khoản 151 có số dư bên nợ : Giá trị hàng đi đường chưa về nhập kho.
Sơ đồ 1.5 : Kết cấu tài khoản 151.
b. Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau :

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

16
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


TK 111, 112, 311, 331…

TK 621, 627, 641,642…

TK 152

Giá mua và chi phí mua NVL


TK 133

Giá trị NVL xuất kho sử dụng
trong doanh nghiệp

Hàng mua
Hàng đi đường
TK 151
đang đi đường
nhập kho

TK 154
Giá thực tế NVL xuất để gia
công chế biếnTK 221, 222, 223, 228

TK 154
Nhập kho NVL tự chế
hoặc gia công
TK 411

Xuất NVL để góp vốn đầu tư

TK 811

TK 3387, 711

Nhận vốn góp đầu tư
bằng NVL

CL tăng


CL giảm
TK 411

TK 221, 222, 223, 228
Xuất NVL trả vốn góp đầu tư
Nhận lại vốn góp đầu tư
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường
bằng NVL xuyên hàng tồn kho.

TK 138, 632

TK 338,
711 nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho
1.2.4.2.
Kế toán
a. Tài khoản sử dụng
Trị giá NVL thừa khi kiểm kê
Trị giá NVL thiếu khi kiểm kê
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ để hạch toán
tổng hợp NVL, kế toán sử dụng TK 611 “Mua hàng”. TK này dùng để phản ánh giá
thực tế của số vật tư, hàng hóa mua vào, xuất trong kỳ.

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

17
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền



-

Kết cấu tài khoản như sau :
TK 611
- Trị giá thực tế hàng hóa,

- Trị giá thực tế hàng hóa, NVL,

NVL, CCDC tồn kho đầu kỳ. CCDC xuất trong kỳ.
- Trị giá thực tế hàng hóa, NVL, - Trị giá thực tế hàng hóa đã gửi
CCDC mua vào trong kỳ,

bán nhưng chưa xác định là tiêu

hàng hóa đã bán bị trả lại.

thụ trong kỳ.
- Trị giá vật tư, hàng hóa trả lại
cho người bán hoặc được giảm giá
- Trị giá thực tế hàng hóa, NVL,
CCDC tồn cuối kỳ.

Tài khoản 611 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ 1.7 : Kết cấu tài khoản 611.
-

Tài khoản 611 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau :
 TK 611.1 : mua nguyên liệu, vật liệu.
 TK 611.2 : mua hàng hóa.


SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

18
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


b. Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau :
TK 151, 152

TK 611

Kết chuyển NVL đi đường
và tồn kho đầu kỳ

TK 151, 152

Kết chuyển NVL đi đường và
tồn kho cuối kỳ
TK 111, 112, 331…

TK 111, 112, 331…

Trả lại NVL cho người bán

Giá thành thực tế NVL
mua vào trong kỳ

TK 133


hoặc CKTM

TK 621, 627…

TK 133
Giá trị NVL đã sử dụng trong kỳ
Sơ đồ 1.8 : Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
hàng tồn kho.

SV: Đặng Bích Ngọc
Lớp: CĐKT K54

19
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền


×