Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

kỹ thuật trồng CÂY lá lốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.63 KB, 2 trang )

CÂY LÁ LỐT
(Piper lolot. CDC)
I.
PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT
- Điều kiện tự nhiên (ngoài trời)
- Điều kiện bảo vệ (nhà lưới)
II.
CHỌN ĐẤT TRỒNG RAU
1. Loại đất: Đất thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt pha cát, pH = 5,7 - 6,8. Đất
giữ ẩm và thoát nước.
2. Kỹ thuật làm đất, lên luống:
Đất được cày bừa kỹ, sản phẳng, làm sạch cỏ, lên luống. mặt luống
rộng 90 - 100 cm, cao 25 - 30 cm, rộng 30 cm.
III. GIỐNG VÀ KỸ THUẬT GIEO TRỒNG
1. Giống: Cây lá lốt được trồng bằng đoạn thân bánh tẻ, không qua giai
đoạn phát triển (ra hoa, quả, hạt). Cây cao 30 - 65 cm. Những đoạn
thân tiếp xúc với đất ra rễ, rồi từ nách lá sẽ tiếp tục mọc chồi và phát
triển thành thân mới.
2. Cây giống và thời vụ trồng: Cuối tháng 2 - tháng 3 chọn các đoạn
thân bánh tẻ trong vườn giống, cắt đoạn dài 15 - 20 cm để giâm.
3. Phương pháp trồng:
- Rạch hàng trên luống, với khoảng cách hàng x hàng là 20 x 20 cm;
bón phân lót, trộn đều với đất, đặt nghiêng các đoạn cắt vào hàng với
khoảng cách cây 10 x 10 cm. Lấp đất, ấn nhẹ tay và phủ một lớp rơm
rạ mục hoặc trấu lên trên mặt luống rồi tưới ẩm.
- Cây lá lốt ưa nhiệt độ ấm, nhiệt độ giới hạn 15 - 35 0C, nhưng nhiệt độ
thích hợp nhất là 25 - 300C.
- Cây lá lốt ưa sáng, cường độ ánh sáng trung bình. Vì vậy, nơi trồng
mà được che bớt ánh nắng sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho cây lá lốt sinh
trưởng.
- Độ ẩm đất cần đạt từ 75 - 85%. Đất giàu mùn, giữ ẩm tốt, lá lốt sinh


trưởng khỏe, cho năng suất cao.
4. Chăm sóc và thu hoạch:
Bộ phân thu hoạch là lá bánh tẻ. Khi ngọn được 5 - 7 lá, thu hoạch
dần từ gốc lên 2 - 3 lá. Sau đó tưới nước phân loãng để cung cấp dinh
dưỡng và giữ ẩm cho cây sau thu hái, phải luôn giữ được 2 - 3 lá ở
phần ngọn.


5. Phân bón: Loại và lượng phân bón được thể hiện ở bảng sau:
Loại phân
Phân
chuồng
Phân đạm
Phân lân
Phân Kali

Lượng phân tươi
Bón lót
Bón thúc
Quy đổi
(%)
Kg/ha
Kg/sào
15 - 20
550 - 700
100% (T/ha)
Chia thành nhiều đợt bón sau
80 - 100
6,5 - 8,0
25%

mỗi lần thu hái
60
14
80
Bón thúc vào tháng 6 (20%)
Số còn lại chia thành nhiều
75 - 90
2-3
25%
lần bón sau mỗi đợt thu hái
kết hợp với đạm

• Chú ý:
- Có thể bón tro bếp để giảm lượng Kali hoá học.
- Sử dụng phân hữu cơ sinh học bón thay phân chuồng hoai mục hoặc
kết hợp với bón phân chuồng. Số lượng sử dụng bằng 1/2 - 1/3 phân
chuồng hoai mục.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
Lá lốt ít bị sâu hại nhưng cần chú ý bệnh vi rus làm xoăn lá hoặc hoa
lá. Sử dụng Validacin nồng độ 0,1 - 0,2% để phun thời kỳ mới mọc,
Benlat 50WP nồng độ 0,1 - 0,2%. Thời gian cách ly là 10 ngày.
7. Để giống:
Cuối tháng 10 - tháng 12 lá lốt sinh trưởng chậm, cho lá nhỏ dần. Cần
giữ giống ngay trên ruộng. Thời gian này lấp 1 lớp đất mỏng kết hợp với
phân hữu cơ hoai mục để giữ thân ngầm dưới mặt đất. Tại ruộng để giống
khi gặp nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, lá lốt tiếp tục sinh trưởng, phân cành




×