Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

kỹ thuật trồng Cây mồng tơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.26 KB, 3 trang )

CÂY MỒNG TƠI
( Basella spp)
I. Phương thức sản xuất:
- Tự nhiên (ngoài đồng)
II. Chọn đất trồng rau
1. Loại đất: Chọn đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha
2. pH đất từ 5,5-6,7
3. Kỹ thuật làm đất: Đất được cày , bừa, san phẳng, làm sạch cỏ và tàn dư sản
phẩm vụ trước, trước khi gieo trồng. Luân canh với cây trồng khác họ.
4. Kỹ thuật lên luống: Mặt luống rộng 1,0-1,2 m, luống cao 25-30 cm (để thoát
nước).
III. Hạt giống và kỹ thuật gieo ươm
Có 3 loại giống phổ biến trong sản xuất là:
+ Mồng tơi trắng: phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt
+ Mồng tơi tía: phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ
+ Mồng tơi lá to: nhập từ Trung Quốc, nhưng đã được thuần hoá, lá dày,
màu xanh đậm, phiến lá to, dây thân mập, thường được trồng dày đẻ dễ cắt
tỉa lá, cành non, ít nhớt và cho năng suất cao (chịu rét tốt hơn chịu nóng).
1. Tính chất hạt giống:
− Tỷ lệ nảy mầm 85%
− Lượng hạt gieo: 18,9 - 21,6 kg/sào
2. Hạt giống và cây con giống:
− Thời vụ gieo: Mồng tơi chủ yếu được gieo hạt trong vụ xuân và thu hoạch
từ vụ xuân hè đến hết vụ hè. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng T 4 - T9, thu
hoạch từ tháng 5-9
3. Xử lý hạt giống trước gieo:
- Xử lý bằng nước hoặc nước nóng 50 0C từ 2 - 4 h, trước khi gieo vớt hạt để
ráo vỏ rồi đem gieo ngay. Độ ẩm đất đạt 80%.
4. Phân bón lót trước gieo:
- Phân hữu cơ: 0,5 - 0,8 kg/m2 (trộn đều với đất san phẳng trước khi gieo)
- Phân lân P2O5: 200 - 250 g/m2.


- Kali (K2O): 30g/m2 (có thể thay bằng tro bếp).
5. Chất lượng cây con giống
- Sau gieo 5 -7 ngày cây mọc.
- Nhổ trồng từ khi cây có từ 2 - 5 lá thật
6. Phòng trừ sâu bệnh trong vườn ươm
Chủ yếu là bệnh nấm hại rễ, cần phun phòng trước khi đưa ra ruộng sản xuất
bằng các loại thuốc như: Benlat 50 WP 0,1%; Validacin 0,1 - 0,15%.
IV. Kỹ thuật trồng
1. Phương pháp trồng: Trồng rễ trần hoặc gieo bầu. Mật độ 16,5 vạn cây/ha,
khoảng cách 20-25cmx20cm/1 cây.
2. Phân bón


Lượng phân bón:
Tổng lượng phân bón
Bón
lót
Loại phân
(%)
Kg (nguyên chất/ha) Kg/sào qui đổi
Phân chuồng
10 000-15000
360-540
100
Phân đạm
100-120
9,0-10 (urê)
20
Phân lân
40

9,0 (supe lân)
100
Phân kali
30
2,0 (sulphat kali)
50
Phương pháp bón:
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân lân, 20% phân đạm và 50% phân kali
+ Bón thúc: - Lần 1: Sau trồng 10 ngày
- Lần 2: sau trồng 25-30 ngày (đã thu hái vỡ)
- Lượng phân đạm còn lại hoà tưới sau mỗi đợt hái (nồng độ 1% - 2%).
Sau khi tưới bằng nước phân phải tưới rửa bằng nước lã.
3. Chăm sóc sau trồng

Dặm cây (sau trồng 5 ngày)

Xới, vun, vun gốc, làm cỏ, kết hợp với 2 đợt bón thúc:
+ Thúc lần 1: Sau trồng 10 - 15 ngày
+ Thúc lần 2: Sau thu đợt 1

Chỉ được thu hoạch sau khi bón phân từ 10 - 15 ngày
4. Tưới nước
Phương pháp
− Cách tưới: Tưới phun hoặc tưới rãnh và thường xuyên giữ ẩm đất 80%
− Số lần tưới/vụ 7 - 10 ngày/lần (nếu không có mưa)
Nguồn nước tưới: Sử dụng nguồn nước sạch từ nước sông, hồ, ao hoặc giếng.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Rau mồng tơi ít bị các loại sâu, bệnh hai nhưng có thể gặp:
+ Sâu cắn lá: dùng Sherpa 25EC, nồng độ 0,1-0,15%, cách ly 5-7 ngày
+ Bệnh đốm lá, đốm mắt cua do thay đổi thời tiết, đặc biệt khi nhiệt độ cao

và đất quá ẩm.
Cách khắc phục: Tăng cường xới xáo, bón thúc, chăm sóc kịp thời, rút ngắn thời
gian giữa các đợt thu hái. Không để đất quá ẩm
6. Thu hoạch và bảo quản thương phẩm
Thu hoạch
− Thời điểm thu hoạch: Sau trồng 25 - 30 ngày thu đợt 1 (hái vỡ), dùng
dao sắc để cắt và nên thu vào buổi sáng.
− Loại thương phẩm thu: Lá, ngọn non.
− Số lần thu thương phẩm: thu làm nhiều lần, mỗi lần thu cách nhau 12 15 ngày)
− Thời gian bắt đầu và kết thúc thu hoạch: thu hoạch từ T4 - T9.
Bảo quản
− khi thu hái phải nhúng qua nước sạch, để nơi thoáng mát và cần tiêu thụ
sớm.
− Khi vận chuyển phải được bảo quản trong các xọt hoặc bao nilon đục lỗ.
7. Giống


− Phương pháp để giống: hạt- cuối tháng 9 - 10 mồng tơi xuất hiện nụ và
nở hoa, khi đó cần làm giàn để thu hạt giống. Sau 28 - 35 ngày hạt
chín có màu tím đỏ đậm, thu hái hạt, đãi sạch cỏ, phơi khô hoặc sấy
hạt.
− Phương pháp cất trữ:
+ Trong lọ thuỷ tinh nút kín
+ Lọ sành, xứ có nắp
+ Bao bì dán kín
Các dụng cụ đựng hạt đều được bảo quản ở nơi khô, thoáng. Hạt mồng tơi giữ được từ 2 3 năm.




×