Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

kỹ thuật trồng CÂY mướp ĐẮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.14 KB, 2 trang )

CÂY MƯỚP ĐẮNG
(Momordica charantia L.)
I. Phương thức sản xuất:
- Tự nhiên (ngoài đồng)
II. Chọn đất trồng rau
1. Loại đất: nên chọn đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, bằng phẳng, dễ tưới và
thoát nước
2. pH đất từ 5,0-6,5
3. Kỹ thuật làm đất : đất cày, bừa, san phẳng, làm sạch cỏ và tàn dư sản phẩm
vụ trước trước khi gieo trồng
4. Kỹ thuật lên luống: Đáy luống 1,4-1,5m, mặt luống rộng 1,1-1,2 m, luống
cao 30cm. Bổ hốc hoặc rạch hàng sâu, trộn đều phân bón lót trước khi gieo
III. Hạt giống và kỹ thuật gieo ươm
1. Tính chất hạt giống:
− Tỷ lệ nảy mầm: >85%
2. Hạt giống và cây con giống:
− Thời vụ gieo: mướp đắng gieo từ đầu tháng 3 đến tháng 9, thu hoạch từ
tháng 5-12. Tuy nhiên nếu gieo càng muộn năng suất giảm và sâu bệnh hại
tăng lên
3. Xử lý hạt giống trước gieo:
− Ngâm hạt nước hoặc nước nóng 500C từ 3 - 5 h, vớt để ráo vỏ rồi đem gieo
ngay. Độ ẩm đất 70 - 80%.
4. Chất lượng cây con giống

Hai lá mầm mọc đều, phiến lá mở rộng

Không có mầm mống sâu bệnh.
5. Phòng trừ sâu bệnh trong vườn ươm
Bệnh lở cổ rễ (nấm)
IV. Kỹ thuật trồng
1. Phương pháp trồng


Gieo bầu(bầu nilon: chiều dài x chiều rộng = 8 x 5 cm) hoặc gieo hốc trên
ruộng sản xuất gieo hốc (2 hạt/ hốc). Khoảng cách: 70-80 cmx 25 cm/1cây,
mật độ 5-5,7 vạn cây/ha. Nếu khoảng cách: 70-80 cm x 45 cm/2cây, mật độ
6-6,3 vạn cây/ha.
2. Phân bón
Lượng phân bón:
Tổng lượng phân bón
Bón
lót
Loại phân
Kg
(nguyên Kg/sào qui đổi
Lần Lần Lần Lần
(%)
chất/ha)
1
2
3
4
Phân chuồng 15 000-20000
540-720
100
Phân đạm
60-90
5-7 (urê)
25
25
25
25
Phân lân

40
9,0 (supe lân)
100
Phân kali
30
2,0 (sulphat kali) 50
25
25
Phương pháp bón:
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân lân, và 50% phân kali
+ Bón thúc: - Lần 1: Cây có 4-5 lá thật


- Lần 2: bắt đầu nở hoa
- Lần 3: Thu quả đợt 1
- Các đợt bón sau: cách một lứa hái bón một lần.
Có thể sử dụng nước phân hoai đã xử lý tưới xen kẽ với các đợt bón phân hoá học để
duy trì sinh trưởng, phát triển của cây
3. Chăm sóc sau trồng

Dặm cây (sau trồng 5 ngày): Dùng cây gieo từ bầu

Làm cỏ, xới, vun kết hợp với 2 lần bón thúc (lần 1: cây có 2 -3 lá thật;
lần 2 khi cây có 5 -6 lá thật), chủ yếu xới đất và vun cao trước khi cắm giàn.

Làm giàn: Khi cây có 5 - 6 lá thật
4. Phòng trừ sâu bệnh
Sâu hại: Mướp đắng thường xuất hiện ong châm, ròi đục quả, sâu xanh ăn lá.
Nên sử dụng các loại thuốc diệt sâu khi chưa thu hoạch quả: Sherpa 25EC,
nồng độ 0,1-0,15 % cách ly 5-7 ngày, Trebon 10EC 0,15-0,2%, cách ly 7-10

ngày, Decis 0,1%, cách ly 7-10 ngày
5. Tưới nước
Phương pháp:
− Cách tưới: Tưới phun hoặc tưới rãnh. Độ ẩm đất >80 %
− Số lần tưới: 7-10 ngày/1 lần nếu không có mưa
Nguồn nước tưới: nước sông, hồ, ao hoặc giếng
6. Thu hoạch và bảo quản thương phẩm
a> Thu hoạch
− Loại thương phẩm thu: quả.
− Số lần thu thương phẩm: thu làm nhiều lần
− Thời gian bắt đầu: Tuỳ thuộc giống, thời vụ
b> Bảo quản
− Khi thu hoạch sản phẩm trên đồng ruộng cho sản phẩm vào các thùng, xọt
hoặc bao bì.
− Kho tự nhiên
− Bảo quản trong kho lạnh
8. Giống
− Phương pháp để giống: hạt.
− Phương pháp cất trữ: Hạt được phơi khô đóng gói hoặc trong lọ, cất
trữ nơi khô, thoáng mát.
− Hạt giống bảo quản 2 -3 năm.
• Chú ý: Nếu lấy hạt giống, cần chọn quả to, không sâu bệnh, lứa quả ra tập
trung để quả chín đều. Khi vỏ quả chín màu da cam, nên cắt từ ruộng về để 2
-3 ngày sau bổ lấy hạt.
- Trước khi bổ lấy hạt, cần cắt bỏ một phần đầu và một phần cuối quả, chỉ
lấy hạt ở phần giữa quả để hạt giống có độ chín sinh lý đồng đều và sức sống cao.




×