Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Xây dựng website bán hàng qua mạng siêu thị tràng tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.58 MB, 84 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1..............................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................................4
1.1.
Thương mại điện tử ..................................................................................................4

1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
1.1.4.
1.2.
1.3.

Thực trạng bán hàng qua mạng tại Việt Nam ............................................................7
Các hình thức thanh toán ..........................................................................................8

1.3.1.
1.3.2.
1.4.

Định nghĩa thương mại điện tử...............................................................4
Các đặc trưng của thương mại điện tử....................................................4
Cơ sở để phát triển thương mại điện tử ..................................................5
Các loại hình giao dịch thương mại điện tử ...........................................6
Thanh toán trong thương mại truyền thống............................................9
Thanh toán trong thương mại điện tử .....................................................9

Cơ sở lập trình .......................................................................................................15


1.4.1.
1.4.2.

Ngôn ngữ lập trình PHP.......................................................................15
Hệ quản trị CSDL MySQL....................................................................16

CHƯƠNG 2............................................................................................................................18
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH BÀI TOÁN BÁN HÀNG ........................................................18
QUA MẠNG CHO SIÊU THỊ TRÀNG TIỀN.........................................................................18
2.1. Khảo sát bài toán..........................................................................................................18
2.2. Các bước phân tích thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng. .........................................20
2.3. Xác định các tác nhân và các ca sử dụng của hệ thống. .................................................21

2.3.1 Xác định tác nhân của hệ thống ..................................................................21
2.3.2 Xác định UC của hệ thống thông qua các câu hỏi : .....................................23
2.3.3 Biểu đồ ca sử dụng của hệ thống mức tổng thể............................................24
2.4. Khách vãng lai .............................................................................................................25

2.4.1 Biểu đồ trường hợp sử dụng mức chi tiết:....................................................25
2.4.2. Ca sử dụng đăng ký thành viên...................................................................25
2.4.3. Ca sử dụng tìm kiếm...................................................................................27
2.5. Khách hàng là thành viên .............................................................................................29

2.5.1 Biểu đồ trường hợp sử dụng mức chi tiết:....................................................29
2.5.2 Ca sử dụng đăng nhập ................................................................................29
2.5.3. Ca sử dụng sửa thông tin cá nhân ..............................................................32
2.5.4 Ca sử dụng xem bài diễn đàn ......................................................................34
2.5.5 Ca sử dụng gửi bài viết, ý kiến ....................................................................36
2.5.6. Ca sử dụng xem hàng.................................................................................37
2.5.7. Ca sử dụng mua hàng ................................................................................38

2.5.8. Ca sử dụng yêu cầu mật khẩu.....................................................................40
2.5.9. Ca sử dụng nạp tiền ...................................................................................42
2.6. Quản trị hàng hoá.........................................................................................................44

2.6.1. Biểu đồ ca sử dụng mức chi tiết..................................................................44
2.6.2. Ca sử dụng thêm mặt hàng mới ..................................................................44
2.6.3. Ca sử dụng thêm số lượng hàng .................................................................45
2.6.4. Ca sử dụng xoá mặt hàng...........................................................................47
2.6.5. Ca sử dụng sửa thông tin mặt hàng ............................................................48
2.7. Quản trị giao dịch.........................................................................................................51

2.7.1. Biểu đồ trường hợp sử dụng mức chi tiết....................................................51
2.7.2. Ca sử dụng thống kê hàng hoá ...................................................................51
2.7.3. Ca sử dụng xuất kho...................................................................................52

1


2.8. Quản trị diễn đàn..........................................................................................................55

2.8.1. Mô hình trường hợp sử dụng mức chi tiết...................................................55
2.8.2. Ca sử dụng đăng tin ...................................................................................55
2.8.3. Ca sử dụng xoá tin .....................................................................................57
2.8.4. Ca sử dụng trả lời ý kiến khách hàng. ........................................................58
2.9. Quản trị tài khoản.........................................................................................................60

2.9.1. Biểu đồ ca sử dụng mức chi tiết: ................................................................60
2.9.2. Ca sử dụng quản lý khách hàng..................................................................60
2.9.3. Ca sử dụng cấp thẻ nạp..............................................................................61
2.10. Biểu đồ lớp thực thể ...................................................................................................63

2.11. Cơ sở dữ liệu..............................................................................................................64
ĐỀ MÔ CHƯƠNG TRÌNH.....................................................................................................68
3.1. Đặt vấn đề....................................................................................................................68
3.2. Đề mô chương trình .....................................................................................................69

3.2.1. Giao diện người dùng ................................................................................69
3.2.2. Giao diện của quản trị hệ thống .................................................................73
PHỤ LỤC...............................................................................................................................79

2


MỞ ĐẦU
Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực, góp phần giúp cho xã hội ngày càng phát triển. Trong đó, các ứng
dụng dần được triển khai trên môi trường mạng.
Đặc biệt, đối với các nhà sản xuất hay phân phối sản phẩm, họ cần quảng bá
những thông tin về sản phẩm của mình tới người tiêu dùng mà không yêu cầu người tiêu
dùng phải đến tận nơi để tham quan quan sát, thì một ứng dụng triển khai trên môi
trường mạng là rất cần thiết.
Bên cạnh đó, ngày nay, với yêu cầu về công việc, người dân không có nhiều thời
gian dành cho những việc như đi siêu thị, mua sắm, thời gian tìm kiếm những sản phẩm
phục vụ cho đời sống. Nhu cầu của họ là cần có một hệ thống có thể đáp ứng được
những nhu cầu cần thiết của họ mà không mất nhiều thời gian.
Siêu thị Tràng Tiền là một siêu thị lớn tại Hà Nội, được đặt tại 24 Hai Bà Trưng,
quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Tại siêu thị có bán tất cả các loại mặt hàng phục vụ cho
đời sống người dân. Tuy nhiên để phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng
không có nhiều thời gian và không thể đến tận siêu thị mua hàng được, siêu thị cần xây
dựng một hệ thống bán hàng qua mạng. Có khả năng quảng bá những sản phẩm có bán
tại siêu thị, đồng thời cho phép khách hàng đặt hàng và thanh toán tiền thông qua hệ

thống đó.
Với nhu cầu đó, trong đợt thực tập này của mình, em đã chọn đề tài: “Xây dựng
website bán hàng qua mạng siêu thị Tràng Tiền” bằng ngôn ngữ lập trình PHP và hệ
quản trị CSDL MySQL làm đồ án tốt nghiệp của mình.
Trong báo cáo này, em trình bày những nội dung chính như sau:
-

Chương I: Cơ sở lý thuyết

-

Chương II: Xây dựng website bán hàng qua mạng cho siêu thị Tràng Tiền

-

Chương III: Đề mô chương trình

-

Phụ lục: Các bước thanh toán qua paypal.

3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Thương mại điện tử


1.1.1. Định nghĩa thương mại điện tử
Thương mại điện tử (Ecommerce) là hình thức hoạt động thương mại bằng
phương pháp điện tử. Là việc trao đổi thông tin thông qua các phương tiện điện
tử nói chung, không phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao
dịch. Còn gọi là thương mại “không giấy tờ”.
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong luật mẫu về
thương mại điện tử của Uỷ ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL) như sau: Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa
rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại
dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các
giao dịch sau: Bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi
hàng hoá hoặc dịch vụ, thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ
thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, kĩ thuật công
trình, đầu tư cấp vốn, ngân hàng, bảo hiểm, thoả thuận khai thác hoặc chuyển
nhượng, liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh
chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, hàng không, đường sắt
hoặc đường bộ…
1.1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử
Thương mại điện tử có các đặc trưng cơ bản sau:
- Các bên tiến hành tham gia giao dịch trong thương mại điện tử không
tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
- Các giao dịch trong thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn
tại của khái niệm biên giới Quốc gia. Còn trong thương mại điện tử được thực
hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu).
Thương mại điện tử trực tiếp tác động đến môi trường cạnh tranh toàn cầu.

4


- Trong hoạt động giao dịch của thương mại điện tử đều có sự tham gia

của ít nhất ba chủ thể. Trong đó có một bên không thể thiếu được là nhà cung cấp
dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.
- Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương
tiện để trao đổi dữ liệu. Còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin
chính là thị trường hoạt động.
1.1.3. Cơ sở để phát triển thương mại điện tử
Để phát triển thương mại điện tử cần phải có đủ một số điều kiện sau:
- Hạ tang kỹ thuật internet cần phải đủ mạnh, nhanh. Đảm bảo tryền tải các
nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ
tầng internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem tivi, nghe
nhạc.v.v… tham gia các diễn đàn, mua sắm trực tuyến. Chi phí kết nối internet
phải phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân để đảm bảo số lượng người
dung internet là lớn và rộng khắp.
- Hạ tầng pháp lý: Phải có luật về Thương Mại Điện Tử công nhận tính pháp
lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng, phải có luật bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dung… để điều
chỉnh các giao dịch qua mạng.
- Phải có cơ sở thanh toán điện tư an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua
thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống
thanh toán điện tử rộng khắp.
- Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và kịp thời.
- Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái
phép , chống virus, chống thoái thác.
- Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, Thương Mại
Điện Tử triển khai tiếp thị, quảng cáo , xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua
mạng.

5



1.1.4. Các loại hình giao dịch thương mại điện tử
Trong Thương Mại Điện Tử có ba chủ thể tham gia : Doanh nghiệp (B)
giữ vai trò động lực phát triển Thương Mại Điện Tử , người tiêu dùng giữ vai trò
quyết định đến sự thành công Thương Mại Điện Tử và chính phủ (G) giữ vai trò
định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có
các loại giao dịch thương mại điện tử: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C.. trong đó
B2B và B2C là loại hình giao dịch quan trọng nhất.
1.1.4.1. Business-to-business (B2B):
Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. TMĐT là việc
thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau trên mạng. Ta thường
gọi là giao dịch B2B. Các bên tham gia giao dịch B2B gồm : người truy gian trực
tuyến, người mua, người bán. Các loại giao dịch B2B gồm: mua ngay theo yêu
cầu khi giá cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá
nhân giữa người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B cơ bản:
- Bên bán: là mô hình dựa trên công nghệ web, trong đó một công ty bán
cho nhiều công ty mua. Có 3 phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này: bán
từ catalog điện tử, bán qua quá trình đấu giá, Bán theo hợp đồng cung ứng dài
hạn đã thởa thuận từ trước. Công ty bán có thể là sản xuất loại click- and-mortar
hoặc nhà trung gian thông thường là nhà phân phối hay đại lý.
- Bên mua: Một bên mua- nhiều bên bán
- Sàn giao dịch- nhiều bên bán nhiều bên mua
- TMDT phối hợp- các đối tác phối hợp với nhau ngay trong quá trình
thiết kế chế tạo sản phẩm.
1.1.4.2. Busine tss- to-consumer (B2C):
Mô hình Thương Mại Điện Tử giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong thương mại điện tử
bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản suất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân
phối. Hàng hoá bán lẻ trên mạng thường là hàng hoá, máy tính, đồ điện tử, dụng
cụ thể thao, đồ dùng văn phòng, sách và âm nhạc…
6



- Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng
hoá bán, theo phạm vi địa lý. Một số hình thức các cửa hàng bán lẻ trên mạng.
Brick-and-mortar là loại cửa hàng bán lẻ kiểu truyền thống nhưng có kênh bán
hàng qua mạng và cửa hang ảo là cửa hàng bán lẻ hoàn toàn trên mạng mà
không sử dụng kênh bán truyền thống.
Hai loại giao dịch trên là phổ biến nhất trong thời đại hiện nay, tuy nhiên,
nó cũng có một số các hình thức khác nhưng chưa được áp dụng nhiều.
1.2.

Thực trạng bán hàng qua mạng tại Việt Nam

Thong những năm gần đây, thương mại điện tử ở Việt Nam đã và đang dần từng
bước phát triển. Tuy hình thức của thương mại điện tử còn nhỏ hẹp và chưa thực
sự rõ rang, nhưng cũng đã khẳng định được phần nào vai trò và hiệu quả của
thương mại điện tử đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Nhiều siêu thị, cửa hàng, nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm… đã quảng bá
sản phẩm của mình trên hệ thống mạng máy tính internet nhằm phục vụ tận nơi
những khách hàng của mình theo nhu cầu của khách hang. Họ có khả năng giao
hang đến tận tay người dùng và đáp ứng được nhiều nhu cầu về thanh toán của
khách hàng một cách thuận lợi và nhanh chóng như nhận tiền mặt, thanh toán
qua tài khoản, thanh toán qua thẻ ATM…
Các doanh nghiệp Việt Nam đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên
thương mại điện tử sẽ là cầu nối, giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập
kinh tế thế giới một cách tích cực. Với một chi phí thấp, dự án khả thi, bất cứ một
doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhanh chóng tham gia thương mại điện
tử để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thương mại điện tử ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển.
Số người tham gia truy cập internet còn thấp và trình độ sử dụng dịch vụ này còn

chưa cao nên chưa tạo được một thị trường nội địa. Mặt khác, các cơ sở để phát
triển thương mại điện tử ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện. Hạ tầng viễn thông
chưa đủ mạnh và cước phí còn đắt. Cơ sở pháp lý còn đang xây dựng. Hệ thống
thanh toán điện tử cùn chưa phát triển. Tất cả đều là những rào cản lớn cho

7


thương mại điện tử phát triển. Việt Nam đang trong quá trình tích cực phát triển,
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy các doanh nghiệp cũng phải đối mặt
với sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế. Vấn
đề khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử là
nguồn lực về nhiều lĩnh vực. Đó là cán bộ CNTT, kinh doanh trực tuyến, cơ sở
hạ tầng phát triển.
Khi tìm hiểu nhu cầu bán hang của các doanh nghiệp, tổ chức, công ty…
phần lớn trong đó các doanh nghiệp đều mong muốn có một cầu nối dễ dàng hơn,
thuận tiện hơn, nhanh chóng hơn giữa khách hang và doanh nghiệp. Yêu cầu đặt
ra là quảng bá sản phẩm, tiếp thị và bán hàng thông qua cầu nối này. Đối với
khách hang, họ cần một nơi, một môi trường thuận tiện, dễ dàng mua được
những sản phẩm như ý muốn.
Việc áp dụng thương mại điện tử ở Việt Nam là cần thiết. Thị trường sử
dụng dịch vụ internet khá rộng lớn và ngày càng phát triển mở rộng và phổ cập.
Chỉ cần có một phương pháp an toàn đảm bảo cho quyền lợi khách hàng và
doanh nghiệp thì tin rằng thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh
trong một tương lai không xa.
1.3.

Các hình thức thanh toán
Có hai hình thức thanh toán trong thương mại. Đó là thanh toán trực tiếp


và thanh toán gián tiếp.
- Thanh toán trực tiếp là cách thức thanh toán chính của thương mại
thông thường. Khách hàng và người bán gặp nhau trực tiếp, làm việc với nhau,
thực hiện trao đổi, mua bán hàng hóa. Khi đã thỏa thuận được thì khách hàng
trao tiền trực tiếp cho người bán, có thể có hoặc không có hóa đơn thanh toán.
- Thanh toán gián tiếp là việc thanh toán thông qua các cách khác mà
không trao đổi tiền trực tiếp giữa người mua và người bán. Có thể qua tài khoản
của ngân hàng, tài khoản riêng của doanh nghiệp, thanh toán qua các thẻ tín
dụng, thẻ mua hàng, thanh toán qua điện thoại… Đây là cách thanh toán chính
của thương mại điện tử.

8


1.3.1. Thanh toán trong thương mại truyền thống
Thương mại truyền thống là hình thức kinh doanh mà các bên tham gia
phải gặp nhau trực tiếp, thỏa thuận với nhau về các vấn đề như chất lượng, giá
cả của các dịch vụ, mặt hàng của nhà cung cấp. Khi hai bên đã thỏa thuận được
với nhau, đáp ứng được yêu cầu của các bên thì sẽ thực hiện thanh toán thương
mại. Quá trình thanh toán diễn ra tực tiếp. Người sử dụng đưa tiền trực tiếp cho
người cung cấp dịch vụ.
Đây là phương pháp thanh toán chính của thương mại truyền thống. Và
hiện nay vẫn là phương pháp thanh toán phổ biến trên thị trường thương mại.
Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức thanh toán này là khách hàng phải mang
tiền theo người. Nếu với số lượng lớn thì sẽ là rất bất tiện.
1.3.2. Thanh toán trong thương mại điện tử
Không giống với thương mại truyền thống, trong thương mại điện tử các bên
tham gia không nhất thiết phải gặp mặt nhau. Tất cả các giao dịch đều được diễn
ra trên môi trường mạng. Do đó, việc thanh toán cũng được thực hiện mà không
nhất thiết các bên phải trực tiếp trao đổi cho nhau. Quá trình thanh toán đó được

gọi là thanh toán điện tử.
Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua bức thư điện tử. Ví
dụ: trả lương bằng chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ
mua hàng, thẻ tín dụng..v..v…Tthực chất đều là dạng thanh toán điện tử.
Có nhiều cách để thực hiện thanh toán trong thương mại điện tử. Khách
hàng có thể thanh toán qua các thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ ATM, thanh toán
qua các tài khoản của ngân hàng, thanh toán qua tài khoản riêng của khách hàng
tại chính nơi mua hàng hay sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, khách hàng có thể
thanh toán qua điện thoại di động.
Ngoài các cách thanh toán trên, trong thương mại điện tử, khách hàng
cũng có thể thực hiện thanh toán trực tiếp giống như trong thương mại truyền
thống. Nghĩa là khi khách hàng đã được nhận hàng hoặc được sử dụng dịch vụ,
có thể giao tiền trực tiếp cho nhà cung cấp. Tuy nhiên, cách thanh toán này

9


không được sử dụng nhiều trong thương mại điện tử. Vì có thể có những khách
hàng không có ý định sử dụng dịch vụ, nhưng họ vẫn đăng ký.
1.3.2.1. Thanh toán qua tài khoản ngân hàng
Khi khách hàng có một tài khoản tại ngân hàng, khách hàng có thể được
cấp một thẻ visa, atm hoặc thẻ tín dụng… có khả năng thanh toán tại các điểm
công cộng. Các doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ, siêu thị… nếu có liên kết
với các ngân hàng đó, nhà cung cấp có thể xây dựng một hệ thống thanh toán tiền
tự động thông qua các thẻ tín dụng đó. Khi đó, số tiền mà khách hàng phải trả sẽ
được chuyển trực tiếp từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản của nhà cung
cấp tại ngân hàng đó.
Cách thanh toán này hiện nay đang được triển khai rộng rãi. Trong đó,
lĩnh vực ứng dụng rộng nhất đó là các siêu thị bán hàng với quy mô lớn như siêu
thị METRO… Đây là một phương thức thanh toán hiện đại. Mặc dù có nhiều ưu

điểm như khách hàng không cần mang tiền theo, thanh toán nhanh chóng…
Nhưng cũng có những hạn chế như nếu khách hàng không có các thẻ tín dụng đó
thì sẽ không có khả năng sử dụng dịch vụ tại đó.
1.3.2.2. Thanh toán qua tài khoản trả trước
Theo cách thanh toán này, khách hàng được cấp một tài khaỏn tại nhà
cung cấp. Khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp thì phải nạp
tiền vào tài khoản đó. Số tiền trong tài khoản đó phải đủ lớn để trả cho các dịch
vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể cấp các thẻ tín dụng. Những thẻ này
không thể dùng để giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ khác. Khách hàng phải
có được các thẻ đó mới có thể sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp như mua
sắm, ăn uống, giải trí…
Tài khoản trả trước có thể coi như một khoản tiền ảo của khách hàng,
tương ứng với khoản tiền thật mà khách hàng đã trả cho nhà cung cấp để có được
khoản tiền ảo này. Khi đó, khách hàng có thể được cấp thẻ hoặc một mật khẩu để
thực hiện giao dịch, đại diện cho tài khoản đó.

10


Đây là cách thanh toán với yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ có một mạng
lưới phân phối các tài khoản rộng rãi. Khách hàng có thể mua các thẻ nạp có
mệnh giá nhất định để nạp vào tài khoản của mình. Khi đó tài khoản của khách
hàng sẽ được cộng thêm một lượng tiền đúng bằng mệnh giá của thẻ nạp. Khi
khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán, số tiền trong tài khoản này phải lớn
hơn số tiền khách hàng phải trả. Tài khoản của khách hàng sẽ được giảm đi đúng
bằng số tiền khách hàng phải trả.
Hình thức thanh toán này hiện nay là cách thanh toán chính của dịch vụ
điện thoại di động. Các nhà cung cấp dịch vụ như vinaphone, viettel, sphone…
cung cấp cho khách hàng các tài khoản và số điện thoại liên lạc. Khách hàng có
thể gọi điện, và số tiền trong tài khoản đó dần dần được trừ đi. Khi đã hết tiền thì

khách hàng phải nạp tiền vào tài khoản bằng cách mua các thẻ nạp tại các điểm
giao dịch là các đại lý của các nhà cung cấp dịch vụ di động này để nạp thêm vào
tài khoản thì mới sử dụng tiếp được. Đây là một hình thức giao dịch rất đơn giản,
dễ triển khai và dần dần được ứng dụng trong các lĩnh vực khác.
Khi xây dựng một hệ thống thanh toán tự động mà khách hàng không gặp
trực tiếp nhà cung cấp dịch vụ để thanh toán thì đây là một cách thanh toán hợp
lý nhất. Khách hàng không nhất thiết phải có tài khoản tại các ngân hàng mà vẫn
có thể sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp mà vẫn thanh toán được thông qua
thương mại điện tử.
Bên cạnh việc nạp tiền vào tài khoản thông qua các thẻ nạp trả trước,
khách hàng có thể nạp tiền qua tài khoản điện thoại di động. Tuy nhiên, với cách
nạp tiền này, số tiền được nạp vào tài khoản của khách hàng là cố định, tùy theo
nhà cung cấp dịch vụ quy định. Quy trình nạp tiền được mô tả như sau: Các bên
tham gia vào hình thức giao dịch này gồm
 Nhà cung cấp dịch vụ như mua sắm, giải trí…
 Nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động

11


 Một công ty trung gian, là công ty cung cấp các đầu số để khách hàng gửi
tin nhắn nạp tiền, mà ứng với mỗi đầu số thì số tiền mà khách hàng phải
trả là khác nhau, tạm gọi là công ty đầu số.
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ, khi có nhu cầu muốn sử dụng phương thức nạp
tiền này, sẽ đăng ký với công ty đầu số. Công ty đầu số sẽ cung cấp cho nhà cung
cấp dịch vụ một đầu số và một cấu trúc tin nhắn cố định. Khi đó khách hàng của
nhà cung cấp dịch vụ muốn nạp tiền vào tài khoản của họ tại nhà cung cấp dịch
vụ sẽ nhắn tin theo cấu trúc có sẵn đến đầu số đó. Tin nhắn này sẽ được công ty
đầu số dựa vào cấu trúc tin và số nhận để chuyển đến cho nhà cung cấp dịch vụ.
Nhà cung cấp dịch vụ sẽ xử lý để lấy các thông tin của khách hàng gửi đến.

Tài khoản điện thoại của khách hàng được các nhà cung cấp dịch vụ điện
thoại như vinaphone, mobiphone, viettel… quản lý. Khi khách hàng gửi tin nhắn,
tin nhắn đó sẽ được gửi đến trung tâm tin nhắn sau đó được tổng đài xử lý,
chuyển đến số nhận là các đầu số. Công ty đầu số yêu cầu tổng đài của nhà cung
cấp dịch vụ điện thoại kiểm tra số tiền còn lại trong tài khoản của khách hàng.
Néu đủ thì thực hiện trừ số tiền tương ứng và thông báo cho nhà cung cấp dịch
vụ. Khi nhà cung cấp dịch vụ dã xử lý xong thì thông báo thành công lại cho
khách hàng theo chiều ngược lại.
Số tiền mà nhà cung cấp dịch vụ điện thoại trừ của khách hàng sẽ được
trả cho công ty đầu số. Và sau một chu kỳ thời gian nhất định, công ty đầu số sẽ
thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ.
Cách nạp tiền này hiện nay được ứng dụng nhiều trong việc học trực
tuyến, chơi game online, khi mà khách hàng phải trả tiền trước mới có thể sử
dụng được các dịch vụ đó. Mặc dù có ưu điểm nổi bật là đơn giản, dễ triển khai
và người sử dụng không cần có kĩ năng chuyên nghiệp, nhưng nó có nhược điểm
lớn đó là số tiền mà khách hàng thực hiện giao dịch để trả cho nhà cung cấp dịch
vụ là nhất định. Khi muốn trả nhiều hơn thì khách hàng phải thực hiện nhiều lần.

12


1.3.2.3. Mr TopUp
Đây là một công nghệ mới được ứng dụng vào Việt Nam. Theo phương
pháp này, khách hàng thực hiện thanh toán với nhà cung cấp dịch vụ thông qua
chính tài khoản di động của mình dựa trên môi trường mạng GPRS. Cũng gần
giống với cách thanh toán ở trên, khách hàng có thể dùng tin nhắn và thực hiện
thanh toán qua tài khoản điện thoại của mình. Tuy nhiên theo phương pháp này,
số tiền mà khách hàng phải trả không là giới hạn một lượng tiền nhất định.
Mr TopUp là một môi trường thanh toán, giao dịch ảo. Mỗi thành viên của
mạng MrTopup sẽ có một tài khoản MrTopUp, được gắn liền với một số điện

thoại. Khách hàng sẽ thực hiện nạp tiền vào tài khoản Mr TopUp thông qua tài
khoản điện thoại của mình. Nhưng khi thực hiện giao dịch thì lại trên tài khoản
Mr TopUp thông qua kết nối GPRS.
Quá trình thanh toán qua công nghệ Mr TopUp là việc chuyển khoản từ tài
khoản này sang tài khoản kia. Có thể coi đây là một cách trao đổi tiền cho nhau
nhưng không phải đưa tiền trực tiếp. Số tiền được chuyển sang, người nhận có
thể dùng để thực hiện giao dịch thanh toán với người khác mà không nhất thiết
phải rút tiền ra. Tuy nhiên, vẫn có những điểm để người dùng là thành viên của
mạng Mr TopUp có thể quy đổi tiền trong tài khoản Mr TopUp ra thành tiền sec.
Khi khách hàng muốn thanh toán hoặc chuyển tiền tới một tài khoản nào
đó, khách hàng chỉ cần soạn tin nhắn có nội dung chứa số tiền cần chuyển và số
tài khoản của người nhận và gửi đến một đầu số. Số tiền đó sẽ được chuyển
khoản nhanh chóng, chỉ mất khoảng 10 giây. Với cách thức giao dịch này, khách
hàng có thể sử dụng nhiều dịch vụ như mua sắm, xem phim trực tuyến, học, chơi
game trực tuyến… chỉ cần nhắn tin thanh toán dịch vụ, khách hàng sẽ được sử
dụng dịch vụ ngay lập tức.
Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, mạng GPRS vẫn chưa được phát triển
rộng rãi, một số mạng như vinaphone, moviphone mới chỉ cung cấp dịch vụ
GPRS tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh… chứ
chưa phổ biến toàn quốc. Do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nên công nghệ
này chưa được ứng dụng mà cũng mới chỉ bước đầu đang được xây dựng. Nhưng
13


sẽ được đưa vào ứng dụng trong nhiều ngành. Khi đó, thanh toán thương mại
điện tử sẽ là phổ biến tại Việt Nam.
1.3.2.4. Thanh toán qua PâyPal
Quá trình thanh toán qua PayPal chính là việc thanh toán qua các tài
khoản ngân hàng. Giao dịch qua PayPal cũng gần giống như qua thẻ visa. Có
nghĩa là khách hàng có thể thực hiện tại các điểm giao dịch trên thế giới. Tuy

nhiên, khác với thẻ visa, người dùng có thể thực hiện chuyển khoản từ tài khoản
này sang tài khoản khác mà ở thẻ visa không thực hiện được.
PayPal là một hệ thống giúp liên kết giữa các ngân hàng trên thế giới với
các trang web. Nhằm mục đích giúp người sử dụng có thể thực hiện chuyển
khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác thông qua các thao tác trên các trang
web mà không cần trực tiếp đến các điểm giao dịch của ngân hàng. Đây là một
hệ thống trong suốt đối với cả người quản lý của PayPal. Do đó, mặc dù các
thông tin của người dùng được chuyển đên PayPal xử lý như các thông tin về tài
khoản nhưng người quản trị cũng không thể truy nhập vào các tài khoản ngân
hàng đó được. Đây là một hệ thống thanh toán rất hiện đại và hiện đang được
ứng dụng rất nhiều trên thế giới. Nhưng đối với Việt Nam thì chưa thể thực hiện
ứng dụng này được vì PayPal mới chỉ cho những người sử dụng tại Việt Nam
nạp tiền vào chứ chưa cho chuyển khoản quan hệ thống này.
Hệ thống PayPal cũng giống với Mr TopUp, người sử dụng muốn thực
hiện các thao tác trên hệ thống PayPal thì đều phải đăng ký với PayPal kể cả
những người nhận tiền chuyển khoản từ tài khoản của người khác vào tài khoản
của mình. Thực chất của việc đăng ký này là quá trình kích hoạt tài khoản tại các
ngân hàng trên hệ thống PayPal. Việc kích hoạt này được thực hiện bằng cách
khai báo các thông tin tại trang sanbox.paypal.com. Hệ thống sẽ gửi lại cho
người dùng một đường dẫn theo địa chỉ email mà người dùng đã cho để hoàn
thành việc kích hoạt này. Sau khi đã kích hoạt thành công, người dùng đã trở
thành thành viên của hệ thống PayPal và cóthể thực hiện các chức năng như
chuyển khoản, mua sắm…

14


Vì đây là hệ thống liên kết giữa các website và các ngân hàng nên nó được
ứng dụng chủ yếu cho việc thanh toán mua sắm qua các trang web. Khi khách
hàng vào các trang web bán hàng của các doanh nghiệp, siêu thị… chọn mua các

sản phẩm mong muốn, khi chọn cách thanh toán qua hệ thống PayPal, các thông
tin về sản phẩm sẽ được gửi lên cho PayPal, khách hàng thực hiện nhập các
thông tin cá nhân của tài khoản của mình và thực hiện chuyển tiền từ tài khoản
của mình vào tài khoản của doanh nghiệp bán. Các tài khoản này là các tài khoản
tại các ngân hàng. Quá trình chuyển khoản được mô tả chi tiết, em sẽ trình bày
trong phần phụ lục.
Hiện nay, tại Việt Nam, các cách thanh toán chủ yếu vẫn là thanh toán
theo kiểu trực tiếp, người mua thanh toán tiền trực tiếp cho nhà cung cấp dịch vụ
khi đã nhận được các yêu cầu của mình. Các cách thanh toán qua thẻ tín dụng
hiện đang được ứng dụng dần trong các siêu thị, dịch vụ bán hàng. Tuy nhiên các
cách thanh toán hiện đại như thanh toán qua PayPal, Mr TopUp thì vẫn chưa
được đưa vào thực tế vì lý do cơ sở hạ tầng và luật công nghệ thông tin của Việt
Nam chưa được chặt chẽ.
1.4.

Cơ sở lập trình

1.4.1. Ngôn ngữ lập trình PHP
PHP là một ngôn ngữ lập trình kiểu script, chạy trên Server và trả về mã
HTML cho trình duyệt. PHP cũng như CGI Perl, ASP là ngôn ngữ lập trình cho
trang web, làm cho trang web trở nên tương tác với người sử dụng. Nếu bạn chỉ
cần hiển thị thông tin một cách quảng bá thì ngôn ngữ HTML có thể đáp ứng
được, tuy nhiên yêu cầu thực tế thì khác. Một hệ thống website muốn có vị trí
phải có tính động, phải đáp ứng mọi xử lý phát sinh khi người sử dụng yêu cầu.
Chính vì thế mà HTML không thể đáp ứng được. Yêu cầu một ngôn ngữ có thể
đáp ứng được điều đó và PHP là một ngôn ngữ tiêu biểu.

15





Ưu điểm của lập trình PHP
- PHP là ngôn ngữ lập trình Website động, nhẹ, miễn phí, chạy trên nhiều

hệ điều hành, mã nguồn mở, chạy nhanh hơn so với các ngôn ngữ lập trình mạng
khác.
- PHP dễ học, không ràng buộc về cơ sở dữ liệu, đơn giản, thích hợp với
nhiều cơ sở dữ liệu như SQL Server2000. Oracle, access…
- PHP và MySQL đều là mã nguồn mở, vì vậy thường chuộng MySQL khi
sử dụng PHP.
- Việc cài Apache để chạy PHP rất đơn giản, đơn giản hơn IIS, dung
lượng nhỏ, thích nghi với nhiều hệ điều hành, dễ tìm được hostfree có dung
lượng lớn cho MySQL.
- PHP có hàm mã hoá password md5(), hàm này mã hoá một chiều 64 bit
dữ liệu. Hiện tại chưa giải mã được.
1.4.2. Hệ quản trị CSDL MySQL
MySQL, cơ sở dữ liệu SQL mã nguồn mở thông dụng nhất, được cung
cấp bởi MySQL AB. MySQL AB là một công ty thương mại thực hiện việc tạo
ra các dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp đó xung quanh cơ sở dữ liệu MySQL.
1.4.2.1. MySQL là một hệ quản trị CSDL
Một CSDL là một tập hợp cấu trúc của dữ liệu. Nó có thể là bất kỳ một cái
gì từ một danh sách bán hàng đơn giản cho tới gallery ảnh hoặc số lượng lớn các
thông tin trong một mạng doanh nghiệp. Để thêm, truy nhập và xử lý dữ liệu
được lưu trữ trong một CSDL máy tính, ta cần một hệ quản trị CSDL như
MySQL. Từ khi các máy tính thực hiện tốt việc xử lý lượng lớn dữ liệu, quản trị
CSDL đóng một vai trò chính yếu trong việc tính toán, như là các công cụ đơn lẻ,
hoặc một phần của các ứng dụng khác.
1.4.2.2. MySQL là một hệ quản trị CSDL quan hệ
Một CSDL quan hệ lưu trữ dữ liệu trong trong một số bảng chuyên biệt tốt

hơn là việc đặt toàn bộ dữ liệu trong một nơi lưu trữlớn. Điều này làm tăng thêm

16


tốc độ và sự linh hoạt. Các bảng được liên kết với nhau bằng cách định nghĩa các
quan hệ tạo cho nó khả năng kết nối dữ liệu từ một vài bảng khác nhau theo yêu
cầu. SQL là một phần của MySQL trong “Structured Query Language” - ngôn
ngữ chuẩn thông dụng nhất được dùng để truy nhập các CSDL.
1.4.2.3. MySQL là một phần mềm mã nguồn mở
Mã nguồn mở có nghĩa là nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai cho mục
đích sử dụng hoặc thay đổi nào. Bất kỳ ai cũng có thể download MySQL từ
internet và sử dụng nó mà không phải trả bất kỳ một thứ gì. Bất kỳ ai có ý thích
cũng có thể nghiên cứu mã nguồn và thay đổi chúng theo yêu cầu của riêng
mình. MySQL dùng GPL (GNU General Public License) ‘. Org’,
để định ra ta có thể được làm gì và không được làm gì với phần mềm trong các
hoàn cảnh khác nhau. Nếu ta cảm thấy khó chịu với GPL hoặc muốn nhúng
MySQL trong một ứng dụng thương mại thì ta có thể mua một bản quyền thương
mại từ các nhà cung cấp.
1.4.2.4. Lý do dùng MySQL
MySQL rất nhanh, đáng tin cậy và dễ dàng để sử dụng. MySQL cũng có
một tập các đặc điểm rất thiết thực được phát triển trong một sự hợp tác rất chặt
chẽ với người sử dụng. Là một cơ sở dữ liệu cho ứng dụng vừa và nhỏ. Là biên
dịch của SQL

17


CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH BÀI TOÁN BÁN HÀNG

QUA MẠNG CHO SIÊU THỊ TRÀNG TIỀN
2.1. Khảo sát bài toán.
Trong thời đại CNTT ngày nay, việc ứng dụng thương mại điện tử vào các
doanh nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển. Các doanh nghiệp có nhu
cầu cần quảng bá sản phẩm hoặc bán hàng với quy mô lớn thì nhu cầu cần
thương mại điện tử hoá doanh nghiệp là rất cần thiết.
Qua khảo sát thực tế trên các trang web, và trên nhu cầu thực tế cho thấy,
các hình thức giao dịch mua bán khác nhau ở các nước tiên tiến đã du nhập vào
nước ta. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng nước ta còn nhiều hạn chế. Nhu cầu cần được
sử dụng các sản phẩm chính hãng và cánh phục vụ tận nơi ngày càng cao. Theo
phỏng vấn, thăm dò một số gia đình công chức ở địa bàn Thái Nguyên, Hà Nội,
Nam Định thì thời gian họ dành cho mua sắm là rất ít. Họ mong muốn có một hệ
thống bán hàng và phục vụ tận nơi tin tưởng và đảm bảo. Khi đó họ sẽ có thời
gian chăm lo đến gia đình và công việc của mình nhiều hơn. Tuy nhiên, để người
tiêu dùng tin tưởng và mua hàng thì đây còn là vấn đề vô cùng nan giải đối nước
ta. Trên thực tế, ở nước ta chưa có một hệ thống thanh toán trực tuyến nào cả.
Hầu như chỉ đặt hàng qua mạng và gửi tiền bưu điện, công việc thủ công của con
người trong hệ thống là còn rất lớn, xuyên suốt cả hệ thống.
Siêu thị Tràng Tiền là một siêu thị lớn tại Hà Nội, được đặt tại 24 Hai Bà
Trưng, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Siêu thị gồm hơn 1000 nhân viên phục vụ
bao gồm cả nhà quản lý, nhân viên thu tiền, nhân viên giới thiệu sản phẩm…
Nhân viên của siêu thị được đào tạo rất kỹ cả về kỹ năng phục vụ và kỹ năng
chuyên môn. Siệu thị gồm 60 quầy hàng, mỗi quầy hàng bán một loại sản phẩm
gồm nhiều sản phẩm cùng chủng loại nhưng khác nhau về kích cỡ, mẫu mã, giá
thành… đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Các mặt hàng được bán
tại siêu thị được lấy tại nhiều nơi, cả trong nước và ngoài nước như bánh kẹo
Kinh Đô, Hữu Nghị…, may Việt Tiến, may 10… Mỗi sản phẩm có một mã vạch
điện tử để quản lý và tính tiền.
18



Khi đến mua hàng tại siêu thị Tràng Tiền, khách hàng sẽ thấy được sự tiện
lợi, và cảm giác thân thiệt của siêu thị. Sau khi khách hàng mua hàng, siêu thị có
một đội ngũ nhân viên phục vụ phương tiện chuyên chở nếu khách hàng có nhu
cầu, gọi điện thăm hỏi khách hàng. Cách phục vụ của nhân viên siêu thị có những
bước điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Đây là một nét mới trên thị trường hiện
nay làm cho khoảng cách giữa siêu thị và khách hàng gần nhau hơn. Siêu thị hiện
có các dịch vụ chăm sóc khách hàng rất chu đáo, như có cầu thang máy, dịch vụ
uống nước, giải khát miễn phí…Khách hàng có thể đến với siêu thị để mua hàng
theo kiểu truyến thống, họ có thể đến chọn sản phẩm, thanh toán bằng tiền mặt,
bằng các loại thẻ có trên thị trường Việt Nam như là ATM, Visa…Ngoài ra siêu
thị cũng có một cách mua hàng. Tuy nhiên đó chỉ là đặt hàng chứ không phải là
mua hàng. Đối với khách hàng thường xuyên mua hàng thì họ chỉ cần gọi điện
đặt hàng thì nhân viên của siêu thị sẽ đem hàng đến tận nơi giao hàng. Siêu thị
mở cửa vào tất cả các ngày, đối với ngày thông thường từ 8h30’ đến 22h, riêng
với các ngày thứ bảy, chủ nhật thì từ 8h30-22h30.
Hàng ngày, siêu thị phục vụ một lượng khách mua hàng đông đảo. Tuy
nhiên, siêu thị mới chỉ có khả đáp ứng được nhu cầu cho các khách hàng tại các
quận, huyện gần siêu thị như quận Tây Hồ, quận Long Biên, huyện Gia Lâm…
Những khách hàng ở cách xa siêu thị thì không có nhiều điều kiện để đến mua
hàng tại siêu thị thường xuyên, nhất là các khách hàng tại các tỉnh khác.
Khách hàng khi đến siêu thị để mua hàng sẽ mang theo một giỏ hàng.
Khách hàng được tự do tìm kiếm, chọn lựa các mặt hàng có bán tại siêu thị.
Khách hàng cho hàng vào giỏ và khi đã chọn xong sẽ đến thanh toán tại quầy thu
ngân. Nhân viên kế toán sẽ thực hiện tính tổng số tiền mà khách hàng phải trả.
Việc tính tiền này được thực hiện bằng máy tính tiền. Tuy nhiên vẫn không thể
tránh khỏi việc nhầm lẫn. Sau khi đã tính tiền, khách hàng trả tiền trực tiếp cho
nhân viên thu ngân. Việc thu tiền này có thể nhầm lẫn, có thể do quá nhiều người
thanh toán một lúc hoặc do nhân viên thu ngân không tập trung.
Người tiêu dùng muốn mua hàng tại siêu thị cần phải đến tận nơi, tham

quan toàn bộ siêu thị mới có thể chọn được mặt hàng họ muốn mua. Khi thanh

19


toán, khách hàng thanh toán trực tiếp với kế toán của siêu thị. Mặc dù đã có
những phương pháp thanh toán điện tử nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót
như tính nhầm giá trị sản phẩm, bỏ sót sản phẩm không thanh toán…
Khi đến siêu thị mua hàng, khách hàng mất rất nhiều thời gian để đi lại,
chọn mặt hàng cần mua… Nhưng đối với những khách hàng không có nhiều thời
gian rảnh rỗi như những người làm tại các cơ quan, doanh nghiệp thì thời gian
rảnh rỗi để dành cho việc đi siêu thị là rất ít. Tuy nhiên đây lại là lượng khách
hàng có nhu cầu mua hàng tại siêu thị rất lớn.
Khách hàng muốn biết được những thông tin về sản phẩm được bán tại
siêu thị như xuất xứ sản phẩm, giá cả… thì nhất thiết phải đến tận nơi, kiểm tra
sản phẩm mới có thể biết đượcc. Công việc này làm mất rất nhiều thời gian.
Trong thời đại kinh tế thị trường ngày nay, các siêu thị luôn tìm cách để
thu hút khách hàng. Một biện pháp hàng đầu đó là các chương trình khuyến mại.
Tuy nhiên, để thông tin khuyến mại đó đến được với khách hàng thì cần phải
thông qua các phương tiện truyền thống như tivi, đài, báo… sẽ rất tốn kém chi
phí quảng cáo. Nhưng nếu siêu thị có một kênh thông tin riêng thì những thông
tin đó sẽ được chuyển đến khách hàng một cách nhanh chóng mà lại giảm được
chi phí quảng cáo rất nhiều.
Yêu cầu đặt ra là siêu thị cần được xây dựng một hệ thống với mục đích
nhằm quảng cáo, giới thiệu thông tin về các mặt hàng có bán tại siêu thị, các
chương trình quảng cáo… Đồng thời hệ thống cần được triển khai trên môi
trường mạng để khách hàng có thể đăng ký mua hàng mà không nhất thiết phải
đến tận siêu thị. Có khả năng đáp ứng nhu cầu cho các khách hàng ở xa không có
điều kiện đến tận siêu thị. Tuy nhiên để đáp ứng được điều này, siêu thị cần có
những kho hàng, đại lý tại các địa điểm khác nhau để phân phối sản phẩm đến

tay khách hàng một cách nhanh nhất và đỡ tốn chi phí vận chuyển.
2.2. Các bước phân tích thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng.
- Xác định tác nhân của hệ thống
- Xác định các ca sử dụng của hệ thống.

20


- Xây dựng biểu đồ UC (trường hợp sử dụng)
- Xây dựng biểu đồ trình tự và biểu đồ cộng tác đối với từng trường hợp
sử dụng.
- Xây dựng biểu đồ lớp các thực thể.
2.3. Xác định các tác nhân và các ca sử dụng của hệ thống.
Thông thường việc xác định và hiểu rõ các yêu cầu của hệ thống là rất khó
khăn vì khối lượng thông tin liên quan là khổng lồ. Khi đó các yêu cầu sẽ được
mô tả lộn xộn, không có cấu trúc, không chính xác… kết quả thu được là tập yêu
cầu mờ. Khái niệm UC đưa ra tập trung biểu thị các yêu cầu từ phía người ứng
dụng. Tìm kiếm UC bằng cách phỏng vấn người sử dụng và khảo sát tài liệu của
họ. Tuy nhiên quá trình này tiến hành sau khi đã tìm kiếm tác nhân
2.3.1 Xác định tác nhân của hệ thống
Tác nhân là những gì bên ngoài tương tác với hệ thống, nó có thể là con
người hay hệ thống khác. Tác nhân con người là tác nhân điển hình của mỗi hệ
thống. (Tác nhân biểu diễn nhiệm vụ nó là lớp chứ không phải người dùng cụ
thể. Ví dụ: khách hàng là tác nhân nhưng ông A nào đó thì không là tác nhân).
Các câu hỏi tìm kiếm tác nhân :
-

Ai là người sử dụng chức năng chính của hệ thống?

-


Ai giúp hệ thống làm việc?

-

Ai quản trị để hệ thống làm việc hàng ngày?

-

Hệ thống quản lý thiết bị nào?

-

Hệ thống có tương tác với hệ thống nào?

-

Ai quan tâm tới kết quả của hệ thống?

Sau khi trả lời các câu hỏi trên thì xác định được các tác nhân có tương tác
với hệ thống như sau:
- Khách hàng: Được chia làm hai loại chính là khách vãng lai và khách là
thành viên của siêu thị. Khách hàng vãng lai là khách không có chức năng mua

21


hàng. Họ chỉ thao tác với hệ thống nhằm xem các mặt hàng bán tại siêu thị.
Khách hàng thành viên là khách hàng có các chức năng như mua hàng, tham gia
gửi và trả lời các câu hỏi trong diễn đàn của website.

- Nhà quản trị hệ thống. Bao gồm quản trị diễn đàn, quản trị hàng hoá,
quản trị giao dịch, quản trị tài khoản.Tác nhân này tham gia vào hệ thống với
nhiệm vụ làm cho hệ thống luôn được hoạt động bình thường. Quản trị diễn đàn
có nhiệm vụ thống kê các bài viết, các câu hỏi của khách hàng, từ đó đưa ra câu
trả lời, cho phép hoặc không cho phép đăng các tin đó. Cập nhật các thông tin
khuyến mại của siêu thị một cách liên tục. Quản trị hàng hoá có chức năng chính
là thống kê các mặt hàng đang có bán và tại các kho hàng của siêu thị. Có nhiệm
vụ thêm, bớt, sửa, xoá các mặt hàng. Thống kê các mặt hàng bán chạy tại siêu
thị. Quản tri giao dịch là người thống kê các đơn mua hàng của khách hàng. Từ
đó quyết định chọn kho hàng để xuất sản phẩm đến tay của khách hàng. Quản trị
tài khoản có nhiệm vụ quản lý về thông tin của khách hàng thành viên của siêu
thị và quản lý các thẻ nạp tiền của siêu thị.
- Dịch vụ ngân hàng. Đây là tác nhân có nhiệm vụ xác thực tài khoản của
khách hàng tại các ngân hàng, Thực hiện chuyển khoản giữa tài khoản của khách
hàng với doanh nghiệp siêu thị.
Mô hình các tác nhân của hệ thống:

Hình 2.1: Mô hình các tác nhân của hệ thống

22


Các chức năng chính của các tác nhân được thể hiện qua bảng sau:
Tác nhân

Chức năng
Đăng ký thành viên

Khách hàng vãng lai


Xem hàng hoá
Xem diễn đàn
Đăng nhập, xuất hệ thống

Khách hàng thành viên

sửa thông tin cá nhân
mua hàng
tham gia diễn đàn
Đăng nhập

Quản trị diễn đàn

Thống kê tin bài cần đăng
Cập nhật tin khuyến mại
Đăng nhập

Quản trị hàng hoá

Cập nhật hàng trong siêu thị
thống kê hàng bán chạy

Quản trị giao dịch

Đăng nhập
Thống kê đơn mua hàng

Quản trị khách hàng

Đăng nhập

Quản lý thông tin khách hàng

2.3.2 Xác định UC của hệ thống thông qua các câu hỏi :
-

Tác nhân yêu cầu hệ thống thực hiện chức năng nào?

-

Tác nhân cần đọc, tạo lập, lưu trữ sửa đổi thông tin nào từ hệ thống?

-

Có cần thông báo cho người dùng về sự kiện xảy ra trong hệ thống?

-

Hệ thống cần vào ra nào?

23


2.3.3 Biểu đồ ca sử dụng của hệ thống mức tổng thể

Hình 2.2: Biểu đồ ca sử dụng múc tổng thể

Trong đó các ca sử dụng mua hàng, gửi bài lên diễn đàn, sửa thông tin cá
nhân, của khách hàng và các ca sử dụng của quản trị hệ thống chỉ được thực hiện
khi ca sử dụng đăng nhập được thực hiện. Nói cách khác, các ca sử dụng này sử
dụng kết quả của ca sử dụng đăng nhập. ca sử dụng đăng nhập như tiền điều kiện

của các ca sử dụng này.

24


2.4. Khách vãng lai
2.4.1 Biểu đồ trường hợp sử dụng mức chi tiết:

Hình 2.3: Biểu đồ trường hợp sử dụng khách vãng lai

2.4.2. Ca sử dụng đăng ký thành viên
- Mục đích: Khách hàng chưa phải là thành viên của siêu thị đăng ký là
thành viên của hệ thống.
- Tác nhân: Khách hàng vãng lai
- Mô tả chung: Hệ thống cung cấp cho khách hàng form đăng ký. Khách
hàng nhập các thông tin cần thiết và gửi lên hệ thống để thực hiện đăng ký. Hệ
thống sẽ gửi cho khách hàng một thư để xác định mật khẩu truy cập theo địa chỉ
email mà khách hàng đã cung cấp.

25


×